Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Doanh nghiệp ngành xi măng vẫn chưa hết khó
Ngành xi măng Việt Nam vẫn chưa thể giải quyết được "bài toán" cung - cầu:
Cung vượt quá cầu, cùng với xuất khẩu sụt giảm… khiến nhiều doanh nghiệp ngành xi măng Việt Nam vẫn chưa thể thoát ra khỏi “vòng xoáy” thua lỗ.
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xi măng đang niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với số lượng các doanh nghiệp có lãi tăng cũng như chuyển lỗ sang lãi.
Kết quả kinh doanh: Lỗ nhiều hơn lãi
Trong nhóm các doanh nghiệp có lãi tăng trưởng mạnh nhất, Công ty CP Xi măng Sài Sơn (UpCOM: SCJ) ghi nhận quý IV/2024, doanh thu của SCJ tăng trưởng gần 26% so với cùng kỳ năm 2023; Lợi nhuận sau thuế ghi nhận đạt gần 5 tỷ đồng, tăng gần 78% so với cùng kỳ năm trước.
Có được kết quả trên là do nhà máy hoạt động ổn định, chi phí lãi vay giảm nhờ Công ty đã trả vốn trung hạn. Đồng thời, doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá để bán hết sản phẩm, tăng độ phủ trên thị trường khiến lợi nhuận tăng.
Lũy kế cả năm 2024, doanh thu của SCJ đạt hơn 1.276 tỷ đồng, tăng gần 9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận đạt gần 13 tỷ đồng, tăng gần 61% so với năm 2023. Đây cũng là năm có lãi cao nhất kể từ năm 2015 của doanh nghiệp này.
Tại Công ty CP Xi măng La Hiên VVMI (HNX: CLH), trong quý IV/2024 doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 226 tỷ đồng, tăng hơn 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận đạt hơn 21 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là quý kinh doanh có lãi cao nhất kể từ quý I/2022 của doanh nghiệp này. Lũy kế cả năm 2024, lợi nhuận của doanh nghiệp đạt gần 39 tỷ đồng, giảm 18% so với năm 2023.
Doanh nghiệp cho biết, trong quý IV/2024 nhu cầu tiêu thụ xi măng cuối năm có xu hướng tăng nhẹ. Sản lượng sản xuất, tiêu thụ tăng, nên đã tiết kiệm được một phần chi phí cố định. Bên cạnh đó, việc sử dụng vốn linh hoạt, hiệu quả, doanh thu tài chính cao, giúp lợi nhuận của doanh nghiệp tăng so với cùng kỳ.
Một doanh nghiệp khác là Công ty CP Xi măng Yên Bình (UpCOM: VCX) cũng ghi nhận quý kinh doanh tăng trưởng ấn tượng, khi ghi nhận doanh thu đạt hơn 285 tỷ đồng, tăng hơn 17% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận đạt hơn 14,4 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. Đây cũng là quý kinh doanh có lãi cao nhất của doanh nghiệp này kể từ quý I/2018. Lũy kế cả năm 2024, lợi nhuận của VCX đạt hơn 22,4 tỷ đồng, tăng mạnh gần 149% so với năm trước.
Doanh nghiệp cho biết, trong quý IV/2024 sản lượng bán hàng tăng nên doanh thu bán hàng nên doanh thu tăng. Mặt khác, Công ty đã thúc đẩy sản xuất, giảm tiêu hao nên sản lượng sản xuất tăng. Cùng với đó, giá nguyên vật liệu đầu vào chính như than, thạch cao, cước vận chuyển đều giảm và chi phí sửa chữa lớn cũng giảm hơn so với cùng kỳ nên giá thành sản xuất sản phẩm giảm, góp phần đưa lợi nhuận tăng.
Trong khi đó, tại Công ty CP Xi Măng Vicem Hà Tiên (HOSE: HT1) mặc dù doanh thu trong quý IV/2024 tăng nhẹ so với cùng kỳ, đạt 1.843 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt hơn 21 tỷ đồng, giảm tới 61% so với cùng kỳ năm trước. Lãi ròng cả năm 2024 của HT1 đạt 65 tỷ đồng, tăng mạnh 3,6 lần so với năm trước.
Doanh nghiệp cho biết, nguyên nhân chính được xác định là tình trạng cạnh tranh khốc liệt trên thị trường xi măng khi các doanh nghiệp trong ngành nỗ lực giành thị phần bằng cách hạ giá bán và điều chỉnh chính sách bán hàng.
Thị trường xi măng đang chứng kiến tình trạng nguồn cung dư thừa dẫn đến các doanh nghiệp cùng ngành rơi vào thế cạnh tranh không khoan nhượng. Việc các công ty đồng loạt giảm giá và cải thiện chính sách bán hàng để gia tăng sản lượng tiêu thụ đã tạo áp lực lớn lên biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ở nhóm các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ trong quý IV/2024, điển hình là Công ty CP Xi măng Vicem Hoàng Mai (HNX: HOM) ghi nhận doanh thu thuần gần 506 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Do giá vốn tăng mạnh hơn khiến lợi nhuận gộp thu về cũng không đủ bù đắp các chi phí, khiến công ty báo lỗ sau thuế 16 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 5,3 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2024, Vicem Hoàng Mai đạt gần 1.710 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 2% so với năm 2023, nhưng lỗ ròng tới 67 tỷ đồng (năm trước lỗ 31 tỷ đồng). Với khoản lỗ này, lỗ luỹ kế đến cuối năm 2024 của công ty đã lên đến 92,4 tỷ đồng.
Cùng chung cảnh ngộ, Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn (HNX: BTS) báo cáo doanh thu thuần quý IV đạt xấp xỉ 770 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng do kinh doanh dưới giá vốn, công ty lỗ gộp hơn 23 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lãi gộp gần 17 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí, BTS lỗ sau thuế gần 76 tỷ đồng, gấp đôi khoản lỗ hơn 32 tỷ đồng trong quý IV/2023.
Tính chung cả năm 2024, dù doanh thu thuần tăng nhẹ so với năm 2023, lên 2.609,6 tỷ đồng, nhưng doanh nghiệp lỗ ròng tới 198 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lỗ hơn 96 tỷ đồng của năm 2023. Khoản lỗ năm 2024 cũng nâng lỗ lũy kế của công ty lên xấp xỉ 288 tỷ đồng.
Tương tự, Công ty CP Xi măng Vicem Hải Vân (HoSE: HVX) ghi nhận doanh thu thuần quý IV đạt hơn 86 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp lỗ sau thuế 6,3 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 30 tỷ đồng cùng kỳ. Đây cũng là quý thứ 7 liên tiếp, công ty báo lỗ kể từ quý II/2023.
Lũy kế năm 2024, doanh thu thuần của HVX đạt gần 348 tỷ đồng, giảm 32% so với năm trước. Doanh nghiệp lỗ ròng hơn 44 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức lỗ hơn 64 tỷ đồng năm 2023. Lỗ luỹ kế đến cuối 2024 của HVX là 96,6 tỷ đồng.
Xuất khẩu dự báo tăng trưởng chậm
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xi măng đã phản ánh phần nào bức tranh chung của toàn ngành xi măng Việt Nam trong năm 2024, khi vẫn chưa thể giải quyết được bài toán cung – cầu trong nước. Trong nhiều năm qua, nguồn cung xi măng ở thị trường trong nước luôn vượt cầu, cùng với đó là sự sụt giảm ở mảng xuất khẩu, khiến nhiều doanh nghiệp ngành xi măng vẫn chưa thể thoát ra khỏi "vòng xoáy" thua lỗ.
Theo Bộ Xây dựng, trong năm 2024, nguồn cung xi măng toàn quốc đạt khoảng 122 triệu tấn, trong khi, nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ đạt khoảng 60 triệu tấn, xuất khẩu giảm so với năm trước, dẫn đến dư thừa nguồn cung.
Bên cạnh đó, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao như điện, than..., nguyên liệu sản xuất duy trì ở mức cao khiến chi phí sản xuất ngày càng tăng mạnh. Thị trường bất động sản trầm lắng, các dự án xây dựng từ nguồn đầu tư công chậm giải ngân, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ của xi măng trong nước.
Không những vậy, nhu cầu tiêu thụ xi măng, clinker sụt giảm, tồn kho tăng cao, dẫn đến một số nhà máy trong hệ thống của Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) phải dừng lò, giảm công suất, thời gian huy động thiết bị so với kế hoạch, để hạn chế đỗ clinker ra bãi.
Ngoài ra, do thị trường bất động sản còn trầm lắng, nhiều công trình xây dựng, dự án trọng điểm chậm triển khai, phải hoãn, giãn tiến độ. Xây dựng dân sinh cũng kém đi nhiều, cộng với nguồn cung vốn đã dư thừa gấp đôi so với nhu cầu lại được tiếp thêm bằng dự án mới đưa vào vận hành, nhiều nhà sản xuất cạnh tranh gay gắt, giảm giá bán..., khiến xi măng thiếu đầu ra trầm trọng.
Về xuất khẩu, theo số liệu thống kê từ Báo cáo ngành xi măng, năm 2024, ngành xi măng xuất khẩu hơn 29,94 triệu tấn xi măng và clinker, thu về trên 1,15 tỷ USD, giảm hơn 4% về lượng và giảm gần 14% về kim ngạch so với năm 2023.
Trong năm 2024, xuất khẩu xi măng clinker sang thị trường Philippines giảm khoảng 0,6% về lượng, giảm khoảng 11% về kim ngạch và giảm 10,5% về giá so với năm 2023. Philippines là thị trường lớn nhất tiêu thụ xi măng clinker của Việt Nam, chiếm 27% trong tổng lượng và chiếm 28% trong tổng kim ngạch xuất khẩu xi măng và clinker của cả nước, đạt hơn 8 triệu tấn, tương đương 319,09 triệu USD, giá trung bình 39,9 USD/tấn.
Xi măng clinker xuất khẩu sang Bangladesh, thị trường lớn thứ 2 đạt 5,49 triệu tấn, trị giá hơn 175, 13 triệu USD, giá trung bình 31,9 USD/tấn chiếm 18,5% trong tổng lượng và chiếm 15,4% trong tổng kim ngạch. Tiếp theo đó là thị trường Malaysia chiếm 5,7% trong tổng lượng và chiếm 5% trong tổng kim ngạch, đạt 1,68 triệu tấn, tương đương 57,19 triệu USD, giá 34 USD/tấn.
Xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam được dự báo tăng trưởng chậm có thể duy trì ở mức tương đương so với năm 2024. Thị trường xuất khẩu đang dần dịch chuyển sang các thị trường mới như Mỹ, khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Phi.
Về nhu cầu tiêu thụ xi măng trong năm 2025, theo tính toán của Bộ Xây dựng, nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành năm 2025 khoảng 95 - 100 triệu tấn, tăng 2 - 3% so với năm 2024. Trong đó, tiêu thụ nội địa khoảng 60 - 65 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 30 - 35 triệu tấn.
Doanh nghiệp xi măng đang dần khởi sắc?
Ngành xi măng có tín hiệu khởi sắc và cải thiện hơn khi chỉ còn lỗ nhẹ 1 tỷ đồng trong quý 4/2024, trong khi cùng kỳ lỗ 124 tỷ đồng; tổng doanh thu đạt gần 5.8 ngàn tỷ đồng, tăng 5%.
Theo số liệu từ VietstockFinance với 17 doanh nghiệp xi măng trên sàn chứng khoán đã công bố BCTC từ quý 1/2022-4/2024, ngành xi măng có tín hiệu khởi sắc và cải thiện hơn. Biên lãi gộp cả năm của các doanh nghiệp xi măng dao động từ 6-14%. Quý cuối năm 2024 là 9%.
Nguồn: VietstockFinance
Kinh doanh tích cực
Thống kê cho thấy, trong số 17 doanh nghiệp, có 4 đơn vị lãi tăng, 3 giảm, 2 lỗ chuyển lãi, 1 hòa vốn, còn lại 7 cái tên tiếp tục lỗ.
Doanh nghiệp lãi tăng trưởng mạnh nhất trong quý 4/2024 gọi tên Xi măng Sài Sơn (UPCoM: SCJ) với lợi nhuận ròng gần 5 tỷ đồng, tăng 87% so với cùng kỳ. Quý trước đó, đây là doanh nghiệp duy nhất có lãi tăng trưởng. Xi măng Sài Sơn cho biết, do nhà máy hoạt động ổn định, chi phí lãi vay giảm nhờ Công ty đã trả vốn trung hạn. Đồng thời, SCJ đã tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá để bán hết sản phẩm, tăng độ phủ trên thị trường khiến lợi nhuận tăng. Cả năm 2024, SCJ lãi gần 13 tỷ đồng, tăng 61% và là năm có lãi ròng cao nhất kể từ 2015. So với kế hoạch năm, Công ty vượt 13%.
Nhờ hoàn thành việc thoái vốn FECON Nghi Sơn đã giúp Khoáng sản FECON (HOSE: FCM) lãi gần 7 tỷ đồng, tăng 58%, cao nhất trong 8 quý qua (từ quý 1/2023). Tuy vậy, việc lỗ nặng trong quý 2 đã khiến thành quả cả năm chỉ còn lãi 1.5 tỷ đồng, giảm hơn 90%.
Với chu kỳ kinh doanh quý cuối năm là giai đoạn thu lãi về nhiều nhất, Xi măng La Hiên VVMI (HNX: CLH) lãi ròng hơn 21 tỷ đồng trong 3 tháng cuối năm, tăng 23%, cao nhất trong 12 quý qua (từ quý 1/2022). Cả năm, Công ty lãi gần 39 tỷ đồng, giảm 18%.
Xi măng Yên Bình (UPCoM: VCX) cũng có quý kinh doanh ấn tượng khi lãi hơn 14 tỷ đồng, tăng 19% - cao nhất trong 28 quý qua (từ quý 1/2018). Cũng lưu ý rằng, kể từ năm 2020, quý 4 thường là mùa kinh doanh lãi đậm nhất trong năm của VCX.
Công ty cho biết, sản lượng bán hàng quý cuối năm tăng nên doanh thu tăng. Mặt khác, Công ty đã thúc đẩy sản xuất, giảm tiêu hao nên sản lượng sản xuất tăng. Cùng với đó, giá nguyên vật liệu đầu vào chính như than, thạch cao, cước vận chuyển đều giảm và chi phí sửa chữa lớn cũng giảm so với cùng kỳ nên giá thành sản xuất sản phẩm giảm, góp phần đưa lợi nhuận tăng.
KQKD của doanh nghiệp xi măng trong quý 4/2024 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
Trong khi đó, lợi nhuận ròng của ông lớn Xi Măng Vicem Hà Tiên (HOSE: HT1) giảm hơn 60%, còn khoảng 21 tỷ đồng. HT1 cho biết, tình trạng dư thừa nguồn cung vẫn tiếp tục diễn ra, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty xi măng về giá bán và chính sách bán hàng nhằm gia tăng sản lượng tiêu thụ, mở rộng thị phần. Điều này khiến lợi nhuận sụt giảm.
Dẫu vậy, HT1 vẫn lãi ròng 65 tỷ đồng trong năm 2024, gấp 3.6 lần năm trước. Trên nền kế hoạch thấp, Doanh nghiệp vượt xa mục tiêu lợi nhuận năm (hơn 23 tỷ đồng).
Xi măng Bỉm Sơn (HNX: BCC) lãi hơn 41 tỷ đồng trong quý 4 (cao nhất trong 10 quý qua, kể từ quý 3/2022), cùng kỳ lỗ kỷ lục gần 86 tỷ đồng. Lũy kế cả năm, BCC vẫn lỗ hơn 6 tỷ đồng. Năm 2023 lỗ kỷ lục hơn 227 tỷ đồng.
Vẫn còn khó khăn
Lỗ nặng nhất trong các doanh nghiệp tiếp tục thua lỗ là Xi măng VICEM Bút Sơn (HNX: BTS) khi lỗ gần 76 tỷ đồng trong quý 4/2024. Đây cũng là quý thua lỗ thứ 9 liên tiếp của BTS. Cả năm, BTS tiếp tục lỗ ròng gần 198 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 288 tỷ đồng.
CTCP Xi măng VICEM Hoàng Mai (HNX: HOM) cho biết, dù quý 4/2024 là thời điểm đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng, ngành xi măng vẫn đối mặt khó khăn do nguồn cung xi măng cao, thị trường xi măng trong nước và xuất khẩu tiếp tục cạnh tranh khốc liệt về giá, áp lực tồn kho sản phẩm, dư thừa năng lực sản xuất… Thị trường xuất khẩu xi măng, clinker gặp khó khăn do giá thấp, nhu cầu chất lượng xi măng nâng cao khiến Công ty lỗ ròng 16 tỷ đồng. Lũy kế cả năm, HOM tiếp tục lỗ ròng 67 tỷ đồng, đưa lỗ lũy kế lên hơn 92 tỷ đồng.
KQKD của doanh nghiệp xi măng năm 2024 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
Cả năm 2024, có 5 doanh nghiệp đạt doanh thu trên ngàn tỷ đồng gồm HT1, BCC, BTS, HOM và SCJ. Trong đó, HT1 có lãi tăng mạnh nhất, tiếp đến là SCJ, 3 doanh nghiệp còn lại tiếp tục lỗ.
Tồn kho về đáy 17 năm, vẫn còn khó trong năm 2025
Đến cuối năm 2024, nhóm doanh nghiệp niêm yết ngành xi măng có tổng giá trị tồn kho hơn 2,100 tỷ đồng, giảm 24% so với đầu năm, mức thấp nhất trong 17 năm qua (từ năm 2008). Trong đó, tồn kho của ông lớn HT1 chiếm 30%, với hơn 646 tỷ đồng, giảm 24% so với đầu năm; giá trị thành phẩm của HT1 hơn 280 tỷ đồng, giảm 28% so với đầu năm.
Nguồn: VietstockFinance
Theo Bộ Xây dựng, nguồn cung xi măng toàn quốc năm 2024 đạt khoảng 122 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ khoảng 60 triệu tấn; xuất khẩu giảm so với năm trước, dẫn đến dư thừa nguồn cung và cạnh tranh gay gắt, giá bán giảm...
Chưa kể, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao như điện, than...; nguyên liệu sản xuất duy trì mức cao khiến chi phí sản xuất ngày càng tăng mạnh. Thị trường bất động sản trầm lắng, các dự án xây dựng từ nguồn đầu tư công chậm giải ngân, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ của xi măng trong nước.
Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) cho biết: sản lượng sản xuất clinker năm 2024 gần 16 triệu tấn, đạt hơn 94% kế hoạch năm, giảm gần 4% so với năm 2023. Nguyên nhân do nhu cầu tiêu thụ xi măng, clinker sụt giảm, tồn kho tăng cao, dẫn đến một số công ty phải dừng lò, giảm năng suất, thời gian huy động thiết bị so với kế hoạch, để hạn chế đổ clinker ra bãi.
Nhận định năm 2025 còn nhiều khó khăn và khó đoán định, VICEM dự kiến sản lượng sản xuất clinker gần 17.9 triệu tấn, tăng 12% so với năm 2024, năng lực sản xuất của VICEM khoảng 22 triệu tấn clinker/năm; tổng sản lượng tiêu thụ xi măng, clinker gần 25.6 triệu tấn, tăng 8% so với năm 2024.
Xoay sở trong khó khăn, tiêu thụ chậm, đối mặt chi phí tăng cao, một số doanh nghiệp xi măng đã phải chấp nhận giảm giá bán sản phẩm để bù đắp chi phí duy trì hoạt động.
Theo số liệu thống kê từ VietstockFinance, của 17 doanh nghiệp xi măng trên sàn chứng khoán đã công bố BCTC từ quý 1/2022 - 3/2024, sau khi có lãi nhẹ trong quý 2 thì lại quay đầu báo lỗ hơn 64 tỷ đồng trong quý 3, cùng kỳ lỗ hơn 128 tỷ đồng; trong khi doanh thu tăng 5%, lên 5,084 tỷ đồng.
Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp xi măng từ quý 1/2022 - quý 3/2024
Trong 17 doanh nghiệp xi măng trên sàn, chỉ có 1 doanh nghiệp lãi tăng, 4 giảm, 2 lỗ chuyển lãi, 1 lãi chuyển lỗ, còn lại 9 doanh nghiệp tiếp tục thua lỗ.
Doanh nghiệp duy nhất có lãi tăng trong quý 3 là CTCP Xi măng Sài Sơn S với lợi nhuận ròng hơn 5 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Xi măng Sài Sơn cho biết, do nhà máy hoạt động ổn định, chi phí lãi vay giảm; đồng thời, Công ty đã tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá để bán hết sản phẩm, tăng độ phủ trên thị trường khiến lợi nhuận tăng. Sau 9 tháng, lãi ròng của SCJ tăng 51% so với cùng kỳ. Với kế hoạch lợi nhuận sau thuế hơn 11 tỷ đồng của năm, SCJ đã hoàn thành được 69%.
KQKD của doanh nghiệp xi măng trong quý 3/2024 (Đvt: Tỷ đồng)
Nhờ sản lượng tiêu thụ xi măng tăng trong khi chi phí giảm đã giúp Xi Măng Vicem Hà Tiên (HOSE: HT1) lãi ròng quý 3 gần 23 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ hơn 10 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng 9 tháng đạt gần 44 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ hơn 37 tỷ đồng; doanh thu giảm nhẹ 4%, về 5,041 tỷ đồng. So với kế hoạch năm trên nền thấp, HT1 đã vượt 89% mục tiêu lợi nhuận, còn doanh thu thực hiện được 72% kế hoạch và là doanh nghiệp sáng nhất trong 9 tháng đầu năm nay.
VICEM Thạch cao Xi măng T lãi ròng quý 3 gần 400 triệu đồng, cùng kỳ lỗ 800 triệu đồng. 9 tháng, TXM lãi hơn 1 tỷ đồng, giảm 53%. Tuy nhiên, Doanh nghiệp vẫn còn lỗ lũy kế hơn 6 tỷ đồng, tính đến cuối tháng 9.
TXM cho biết, tình hình sản xuất 9 tháng đầu năm gặp rất nhiều khó khăn, do thị trường bất động sản chưa phục hồi, cạnh tranh khốc liệt về giá bán, đặc biệt tại Thừa Thiên - Huế; các công trình xây dựng dân dụng mới ít được khởi công, các dự án chậm triển khai làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, tiền thuê đất tăng đột biến khiến lợi nhuận thu được không bù đắp nổi chi phí.
Trong bối cảnh hầu hết doanh nghiệp cùng ngành thua lỗ thì việc duy trì được lợi nhuận ròng như CTCP Xi măng La Hiên VVMI C đạt 5 tỷ đồng hay CTCP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh Q hơn 3 tỷ đồng cũng là nỗ lực đáng ghi nhận, dù so với cùng kỳ giảm lần lượt 44% và 92%.
Phần lớn doanh nghiệp vẫn đang vượt khó
KQKD của doanh nghiệp xi măng trong 9 tháng đầu năm 2024 (Đvt: Tỷ đồng)
Xi măng VICEM Bút Sơn B là doanh nghiệp lỗ nhiều nhất trong quý 3 với hơn 26 tỷ đồng, cũng là quý thua lỗ thứ 8 liên tiếp (từ quý 4/2022). Lũy kế 9 tháng, BTS lỗ ròng gần 122 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ hơn 64 tỷ đồng; trong khi doanh thu thuần gần 1,840 tỷ đồng, giảm 3%.
Xi măng VICEM Hoàng Mai H cũng lỗ hơn 11 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gần 27 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, HOM mang về doanh thu thuần gần 1,204 tỷ đồng, giảm 5%; lỗ ròng hơn 51 tỷ đồng.
HOM cho biết, ngành xi măng vẫn đang đối mặt với khó khăn, do nguồn cung cao, trong khi thị trường trong nước và xuất khẩu tiếp tục cạnh tranh khốc liệt về giá, áp lực tồn kho sản phẩm, dư thừa năng lực sản xuất. Đồng thời, xu hướng dịch chuyển nhu cầu xi măng bao sang xi măng rời ngày càng tăng, làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty, do giá trị thương hiệu gắn với xi măng bao.
Trong 9 tháng đầu năm, có 5 doanh nghiệp đạt doanh thu trên ngàn tỷ đồng gồm HT1, BCC, BTS, HOM và QNC. Trong đó, QNC có lãi giảm 63%, còn hơn 35 tỷ đồng; HT1 có lỗ chuyển lãi; còn lại 3 doanh nghiệp tiếp tục thua lỗ.
Top doanh nghiệp có doanh thu trên ngàn tỷ trong 9 tháng (Đvt: Tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Tính đến cuối tháng 9, nhóm doanh nghiệp niêm yết ngành xi măng có tổng giá trị tồn kho hơn 2,500 tỷ đồng, giảm hơn 10% so với đầu năm. Trong đó, tồn kho của ông lớn HT1 chiếm hơn 30%, với gần 790 tỷ đồng - giảm 11% so với đầu năm; giá trị thành phẩm của HT1 gần 432 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm.
Ngành xi măng vẫn đang bất định?
Ngành xi măng vẫn đang đối mặt muôn vàn khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vì nhiều yếu tố như giá nhiên liệu, năng lượng tăng cao, đặc biệt là giá than cũng gây nhiều khó khăn cho hoạt động của ngành. Bên cạnh đó, tiêu thụ nội địa yếu do các dự án đầu tư công triển khai còn chậm, thị trường bất động sản chưa phục hồi rõ nét…
Năm 2024, thị trường nội địa dự kiến tiêu thụ khoảng 60-62 triệu tấn xi măng; trong khi cả nước hiện có 61 nhà máy xi măng đang hoạt động với tổng công suất thiết kế 117 triệu tấn/năm, năng lực sản xuất thực tế có thể đạt trên 130 triệu tấn/năm. Số liệu cho thấy, sản lượng tiêu thụ chỉ bằng 1/2 công suất thiết kế là sự lãng phí, chưa kể đến sự tồn tại của các nhà máy và đời sống của người lao động.
9 tháng đầu năm 2024, lượng tiêu thụ xi măng nội địa cũng chỉ xấp xỉ với năm ngoái và tiếp tục duy trì ở mức thấp; trong khi xuất khẩu giảm hơn 4%, ở mức 22.5 triệu tấn.
Xoay sở trong khó khăn, một số doanh nghiệp đã phải chấp nhận giảm giá bán sản phẩm để bù đắp chi phí duy trì hoạt động.
Thanh Tú
FILI
Sau 3 quý liên tục thua lỗ, ngành xi măng đã trở lại “mặt đất” khi có lãi trong quý 2/2024. Liệu đây có phải khởi đầu chu kỳ tăng trưởng trở lại của ngành xi măng?
Thời gian qua, do ảnh hưởng tình hình thế giới, chiến tranh Trung Đông ngày càng căng thẳng khó lường; trong khi thị trường bất động sản trong nước chưa thực sự khởi sắc, nguồn cung xi măng vượt xa so với nhu cầu; giá nguyên, nhiên liệu đầu vào vẫn ở mức cao. Tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sụt giảm, tồn kho tăng cao, một số nhà máy phải giảm năng suất hoặc dừng lò đã khiến nhiều Doanh nghiệp mảng này lao đao, chìm trong thua lỗ.
Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp xi măng từ quý 1/2022 - quý 2/2024
Số doanh nghiệp báo lãi đã nhiều hơn
Theo thống kê, trong 17 doanh nghiệp xi măng đã công bố BCTC quý 2/2024, có 4 doanh nghiệp tăng lãi, 3 giảm, 2 lỗ chuyển lãi. Còn lại 8 doanh nghiệp đều thua lỗ với 2 doanh nghiệp lãi chuyển lỗ và 6 tiếp tục thua lỗ.
Tuy vẫn còn nhiều doanh nghiệp lỗ, nhưng số lượng doanh nghiệp báo lãi đã nhiều hơn quý đầu năm (chỉ duy nhất một doanh nghiệp báo lãi).
Dẫn đầu mức tăng trưởng là CTCP VICEM Thương mại Xi măng T với lãi ròng gần 2 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lũy kế 6 tháng, lãi ròng TMX lại giảm 43%, còn hơn 1 tỷ đồng.
Xi măng Sài Sơn S cũng lãi hơn 2 tỷ đồng trong quý 2, tăng 24%, nhờ nhà máy hoạt động ổn định, chi phí nguyên vật liệu đầu vào và chi phí lãi vay giảm do SCJ đã trả vốn trung hạn. Tuy nhiên, giống TMX, lãi ròng 6 tháng SCJ chỉ hơn 2 tỷ đồng, giảm 9%.
Bất chấp nhu cầu xi măng giảm, lãi ròng quý 2 của Xi măng La Hiên VVMI C vẫn tăng 10%, đạt hơn 12 tỷ đồng, nhưng lũy kế 6 tháng, giảm 41% còn 12 tỷ đồng.
Trong bối cảnh các doanh nghiệp cùng ngành ít nhiều có vài quý thua lỗ thời gian qua, riêng CLH đã ngược dòng với duy nhất một lần báo lỗ vào quý 3/2017 (hơn 2 tỷ đồng). CLH cho biết, thị trường bất động sản quý 2/2024 trầm lắng, nhu cầu xi măng suy giảm, mặt khác mưa nhiều nên sản lượng tiêu thụ giảm, đặc biệt giá bán sản phẩm cũng giảm. Tuy nhiên, Công ty đã đưa ra các giải pháp như tăng năng suất thiết bị, tiết kiệm chi phí trong sản suất. Bên cạnh đó, việc sửa chữa các thiết bị chính chủ yếu tập trung trong quý 3/2024, Công ty cũng tiết giảm chi phí tài chính nên giúp lợi nhuận tăng.
Ngoài các doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng, còn có thêm 2 cái tên lỗ chuyển lãi là Xi măng Bỉm Sơn B gần 26 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ hơn 5 tỷ đồng) và Xi măng Yên Bình V gần 9 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ gần 3 tỷ đồng).
KQKD của doanh nghiệp xi măng trong quý 2/2024 (Đvt: Tỷ đồng)
Nhưng phần lớn vẫn đang bế tắc
Việc tiếp tục lỗ hơn 36 tỷ đồng trong quý 2/2024, Xi măng VICEM Bút Sơn B nối dài chuỗi thua lỗ lên quý thứ 7 liên tiếp (từ quý 4/2022).
Không khá hơn, Xi măng VICEM Hải Vân H cũng 5 quý liên tiếp (từ quý 2/2023) với khoản lỗ ròng gần 10 tỷ đồng. HVX cho biết, sản lượng tiêu thụ xi măng quý 2 giảm gần 48 ngàn tấn (trong đó, clinker là 27.8 ngàn tấn), tương ứng giảm 31% so với cùng kỳ là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận giảm.
Quý 2/2024 đánh dấu quý thứ 13 Xi măng Phú Thọ P thua lỗ (từ quý 1/2021), gần 9 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng lỗ 18 tỷ đồng. PTE cho biết, 2024 tiếp tục là một năm khó khăn đối với ngành xi măng, nhu cầu xi măng trên thị trường liên tục sụt giảm cùng với đó là sự cạnh tranh gây gắt đã khiến lợi nhuận giảm.
2 doanh nghiệp khác mới gia nhập nhóm là CTCP Khoáng sản FECON F lỗ ròng hơn 11 tỷ đồng và Xi măng Quán Triều VVMI C lỗ hơn 2 tỷ đồng; trong khi cùng kỳ năm trước lãi lần lượt hơn 5 tỷ đồng và hơn 8 tỷ đồng.
Ông trùm xi măng Hà Tiên có kết quả khả quan hơn khi lãi ròng gần 46 tỷ đồng, giảm 22%. Lãi ròng 6 tháng hơn 21 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gần 27 tỷ đồng.
Tương tự, Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh Q cũng có lãi quý 2 hơn 27 tỷ đồng, giảm 23%. Nửa đầu năm, QNC lãi gần 33 tỷ đồng, giảm 41%.
KQKD của doanh nghiệp xi măng trong nửa đầu năm 2024 (Đvt: Tỷ đồng)
Kết quả quý 2 và 6 tháng đầu năm 2024 đã nói lên phần nào các khó khăn, vướng mắc vẫn còn, tiếp tục bám lấy ngành xi măng. Điều này cũng không bất ngờ khi đã được các doanh nghiệp xi măng nhận định và dự báo trước với nhiều kế hoạch 2024 tiếp tục thua lỗ.
Điển hình như Xi măng Bỉm Sơn đưa kế hoạch 2024 lỗ sau thuế gần 159 tỷ đồng, Xi măng VICEM Hoàng Mai H có kế hoạch lỗ gần 104 tỷ đồng, BTS kế hoạch lỗ 111 tỷ đồng.
HT1 và SCJ có vẻ lạc quan hơn khi đặt mục tiêu lãi sau thuế lần lượt hơn 23 tỷ đồng, tăng 31% và hơn 11 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2023. QNC đặt lãi sau thuế đi lùi 57%, đạt 34 tỷ đồng.
Về sản lượng, phần lớn doanh nghiệp đều đặt kế hoạch sản xuất tăng trưởng. Trong đó, HT1 dự kiến sản xuất clinker gần 4.1 triệu tấn và xi măng 5.66 triệu tấn, lần lượt tăng 8% và 5% so với năm trước. Hay BCC đặt kế hoạch sản xuất clinker hơn 2.3 triệu tấn, tăng 35% và xi măng (bao gồm gia công) gần 3 triệu tấn, tăng 6%.
Chưa đủ để bắt đầu chu kỳ tăng trưởng mới
Theo Bộ Xây dựng, sản xuất clinker và xi măng sụt giảm lớn từ năm 2023 đến nay. Theo đó, tổng sản lượng sản xuất năm qua chỉ đạt 92.9 triệu tấn, tương ứng 75% tổng công suất thiết kế. Tổng sản lượng tiêu thụ 2023 đạt 87.8 triệu tấn, giảm 12% so với năm 2022.
Năm 2023, tiêu thụ xi măng trong nước chỉ đạt 56,6 triệu tấn, giảm hơn 16% năm 2022, đây là mức sụt giảm lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực xi măng.
6 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng tiêu thụ clinker và xi măng đạt khoảng 44 triệu tấn, tương đương cùng kỳ. Lượng clinker xuất khẩu cũng chỉ đạt khoảng 5.4 triệu tấn, gần bằng cùng kỳ năm 2023.
Sở dĩ, sản lượng xuất khẩu tiếp tục giảm là do thị trường bất động sản Trung Quốc chưa có dấu hiệu phục hồi, xi măng cũng bị dư thừa và dự báo sẽ cạnh tranh với xi măng Việt Nam vào các thị trường xuất khẩu như Philippines, Trung Mỹ, Nam Phi… Bên cạnh đó, chi phí cước vận tải biển tăng cao, cộng với các quy định về hàng rào kỹ thuật tại phần lớn thị trường xuất khẩu.
Ngoài ra, tình hình tài chính của ngành gặp khó do các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt các doanh nghiệp xi măng đầu tư vốn lớn. Giai đoạn đầu khi mới vận hành nhà máy, các doanh nghiệp phải trả nợ vốn vay, cộng với lãi vay cao, dẫn đến áp lực trả nợ cả gốc và lãi rất lớn. Tiêu thụ chậm, nhiều doanh nghiệp đã phải dừng một số dây chuyền sản xuất, khiến nhóm ngành xi măng sản xuất không hiệu quả, thua lỗ; chưa kể đến tình hình kinh tế thế giới đang khó lường, chiến tranh Trung Đông khắc nghiệt hơn.
Các thông tin trên cho thấy tương lai ngành xi măng vẫn đang bất định, là dấu chấm hỏi đang kiếm lời giải. Dù có nhiều doanh nghiệp có lãi hơn, nhưng như vậy là chưa đủ, chưa thể kết luận được là chu kỳ tăng trưởng mới cho triển vọng ngành xi măng thời gian tới.
Thanh Tú
FILI
Tiết kiệm chi phí sản suất và cắt giảm chi phí tài chính giúp CTCP Xi măng La Hiên VVMI C có lãi ròng quý 2 hơn 12 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ, bất chấp nhu cầu xi măng suy giảm.
Quý 2/2024, Xi măng La Hiên ghi nhận doanh thu thuần gần 163 tỷ đồng và lãi ròng hơn 12 tỷ đồng, lần lượt tăng 3% và 10% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp cho biết trong quý 2, thị trường bất động sản trầm lắng, nhu cầu xi măng suy giảm, mặt khác mưa nhiều nên sản lượng tiêu thụ giảm, đặc biệt giá bán sản phẩm cũng giảm.
Tuy nhiên, Công ty đã đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm tăng năng suất thiết bị, tiết kiệm chi phí trong sản suất. Bên cạnh đó, việc sửa chữa các thiết bị chính chủ yếu tập trung trong quý 3/2024, Công ty cũng tiết giảm chi phí tài chính. Những yếu tố trên đã giúp CLH có lãi tăng trưởng so với cùng kỳ.
Trong bối cảnh các doanh nghiệp cùng ngành ít nhiều có vài quý thua lỗ trong thời gian khó khăn nhất của ngành xi măng, doanh nghiệp xi măng này đã đi ngược dòng. Từ khi niêm yết HNX tháng 6/2016, CLH chỉ có duy nhất một lần báo lỗ vào quý 3/2017 (lỗ hơn 2 tỷ đồng) bất chấp thị trường chung toàn ngành gặp khó khăn trong 2 năm trở lại đây.
Lãi ròng CLH từ quý 1/2016 - quý 1/2024
Dù có lãi tăng trưởng trong quý 2 nhưng lũy kế 6 tháng đầu năm, CLH lãi ròng hơn 12 tỷ đồng, giảm 41% so với cùng kỳ, do lợi nhuận quý 1 của Doanh nghiệp bốc hơi tới 96% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 400 triệu đồng.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CLH đã thông qua kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu và thu nhập khác đạt gần 681 tỷ đồng, tăng 2% so với năm trước; trong khi lãi trước thuế 40 tỷ đồng, giảm 34%. Trong đó, sản lượng tiêu thụ xi măng là 650 ngàn tấn và clinker thương phẩm 20 ngàn tấn.
So với kế hoạch, CLH thực hiện được 39% chỉ tiêu lãi trước thuế sau 6 tháng.
Nói về việc đặt kế hoạch lợi nhuận giảm, ông Trần Quang Khải - Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc Công ty cho biết do từ cuối năm 2023, nguồn cung đá thải của Công ty Than Khánh Hòa có hạn, dẫn đến tiêu hao than/tấn sản phẩm tăng; đồng thời, trong năm 2023, Nhà nước điều chỉnh tăng giá điện khoảng 7.5%, làm chi phí điện năng cho sản xuất tăng, khiến lợi nhuận giảm.
Nhận định về năm 2024, CLH cho biết thị trường tiêu thụ xi măng năm 2024 cạnh tranh rất khốc liệt, các thị trường xuất khẩu không ổn định, tăng giảm thất thường do cung vượt cầu, khó khăn và thách thức đối với Công ty rất lớn.
Tính đến cuối tháng 6, tổng tài sản CLH đạt hơn 288 tỷ đồng, giảm 5% so với đầu năm. Phần lớn tập trung dưới dạng tài sản ngắn hạn hơn 188 tỷ đồng, chiếm 65% tổng tài sản. Trong đó, tiền và tương đương tiền còn gần 75 tỷ đồng, hàng tồn kho ở mức 41 tỷ đồng, lần lượt giảm 23% và 6%.
Bên kia bảng cân đối, CLH còn hơn 114 tỷ đồng nợ phải trả, tăng 7% so với đầu năm. Doanh nghiệp chỉ còn nợ vay tài chính dài hạn 2.5 tỷ đồng, đầu năm là 5 tỷ đồng.
Thanh Tú
FILI
Trong bối cảnh ngành xi măng đang trong thời điểm khó khăn nhất, đặc biệt về khả năng tiêu thụ khi cung vượt cầu, CTCP Xi măng La Hiên VVMI vẫn dự chia cổ tức bằng tiền còn lại năm 2023 cho cổ đông, thời gian thực hiện dự kiến vào ngày 16/05/2024.
Tỷ lệ thực hiện là 16%, tương ứng 1 cp được nhận 1,600 đồng. Hiện, CLH đang lưu hành 12 triệu cp, ước tính doanh nghiệp cần chi hơn 19 tỷ đồng để thực hiện. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 26/04/2024.
Trước đó, vào cuối năm 2023, Xi măng La Hiên đã tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1/2023 với tỷ lệ 10%. Như vậy, tổng tỷ lệ sau 2 đợt là 26%, số tiền dự kiến công ty chi trả là hơn 31 tỷ đồng.
CLH là doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền/ cổ phiếu với tỷ lệ được chia ở mức cao, dao động từ 12-40% kể từ năm 2016 (niêm yết trên HNX) cho đến nay.
Lịch sử chia cổ tức của CLH từ năm 2016
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Công ty đã thông qua tỷ lệ cổ tức năm 2024 là 15%. CLH cũng thông qua kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu và thu nhập khác đạt gần 681 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước; trong khi lãi trước thuế 40 tỷ đồng, giảm 34%. Trong đó, sản lượng tiêu thụ xi măng là 650 ngàn tấn và clinker thương phẩm 20 ngàn tấn.
Nói về vấn đề đặt kế hoạch lợi nhuận giảm, ông Trần Quang Khải - Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc công ty cho biết, do từ cuối năm 2023 nguồn cung đá thải của Công ty Than Khánh Hòa có hạn, dẫn đến tiêu hao than/tấn sản phẩm tăng; đồng thời, trong năm 2023, Nhà nước điều chỉnh tăng giá điện khoảng 7.5%, làm chi phí điện năng cho sản xuất tăng khiến lợi nhuận giảm.
Nhận định năm 2024, CLH cho biết thị trường tiêu thụ xi măng năm 2024 cạnh tranh rất khốc liệt, các thị trường xuất khẩu không ổn định, tăng giảm thất thường do cung vượt cầu, khó khăn và thách thức đối với công ty là rất lớn.
Lợi nhuận "bốc hơi" 96% trong quý 1
Vừa qua, Xi măng La Hiên công bố BCTC quý 1/2024 với doanh thu thuần đạt 117 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ; trong khi lãi sau thuế giảm tới 96%, còn gần 400 triệu đồng.
Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp cho biết lợi nhuận quý 1/2024 giảm là do ảnh hưởng của suy thoái thị trường, bất động sản trầm lắng, nhu cầu xi măng suy giảm, đặc biệt trùng với lịch nghỉ Tết Nguyên đán nên sản lượng tiêu thụ giảm; bên cạnh đó, giá bán sản phẩm bình quân cũng giảm so với với cùng kỳ.
Ngoài ra, công ty đã dừng dây chuyền với thời gian tương đối dài để bảo dưỡng, sửa thiết bị, vì vậy làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong quý vừa qua.
Nguồn: VietstockFinance
Tính đến cuối tháng 3, tổng tài sản CLH đạt gần 267 tỷ đồng, giảm 12% so với đầu năm. Phần lớn nguồn vốn tập trung dạng tài sản ngắn hạn gần 163 tỷ đồng, chiếm 61% tổng tài sản. Trong đó, tiền và tương đương tiền còn 64 tỷ đồng, hàng tồn kho ở mức 40 tỷ đồng, lần lượt giảm 35% và 10%.
Bên kia bảng cân đối, CLH còn gần 70 tỷ đồng nợ phải trả, giảm 35% so đầu kỳ. Đáng chú ý, doanh nghiệp chỉ còn nợ vay tài chính dài hạn 2.5 tỷ đồng.
Thanh Tú
FILI
Dù đã có nhiều chính sách tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản nhưng vẫn chưa tác động nhiều đến các doanh nghiệp ngành xi măng. Kết quả kinh doanh với gam màu tối trong quý 4/2023 cho thấy, nhiều doanh nghiệp xi măng vẫn loay hoay tìm lối thoát.
Đua nhau lập kỷ lục về đáy
Thống kê từ VietstockFinance, trong 17 doanh nghiệp xi măng trên sàn chứng khoán đã công bố BCTC quý 4/2023, chỉ có 3 doanh nghiệp lãi tăng và 1 doanh nghiệp lỗ chuyển lãi. Còn lại 13 doanh nghiệp (chiếm 76%) có kết quả kinh doanh không mấy khả quan, gồm: 3 giảm lãi, 5 lãi chuyển lỗ và 5 tiếp tục thua lỗ.
Tổng doanh thu của ngành trong quý 4 giảm 22% so với cùng kỳ, còn 5,484 tỷ đồng. Toàn bộ 17 doanh nghiệp đều giảm. Kết quả lợi nhuận ròng âm 124 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 100 tỷ đồng.
2023 có lẽ là năm đáng buồn nhất của Xi măng Bỉm Sơn khi lỗ kỷ lục gần 194 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 69 tỷ đồng. Tính riêng quý 4, BCC lỗ gần 86 tỷ đồng (chiếm 44% tổng thua lỗ năm 2023).
Lãi ròng BCC từ năm 2006 - 2023
Khó khăn tiếp tục bủa vây Xi măng VICEM Bút Sơn khi lỗ hơn 32 tỷ đồng trong quý 4/2023. Đây là quý thứ 5 liên tiếp doanh nghiệp này kinh doanh thua lỗ, tính từ quý 4/2022.
BTS cho biết, sản lượng tiêu thụ trong quý 4/2023 giảm gần 69 ngàn tấn so với cùng kỳ, khiến lợi nhuận Công ty giảm.
Với việc cả 4 quý không có lợi nhuận, lũy kế cả năm 2023, BTS lỗ hơn 96 tỷ đồng, cùng kỳ lãi gần 54 tỷ đồng. Đây cũng là kết quả kinh doanh tệ nhất của BTS từ năm 2014.
Lãi ròng BTS từ 2014 - 2023
Sau quý 2 và 3 đều thua lỗ, Xi măng VICEM Hải Vân tiếp tục lỗ trong quý 4/2023 với gần 30 tỷ đồng, cùng kỳ lãi gần 250 triệu đồng. Đây là quý HVX kinh doanh tệ nhất kể từ khi niêm yết trên sàn HOSE vào năm 2010.
Xi măng VICEM Hải Vân cho biết, do nhu cầu thị trường xây dựng về xi măng trên địa bàn miền Trung và Tây Nguyên thấp trong quý 4/2023, khiến tổng doanh thu chỉ đạt 56% so với cùng kỳ.
Lũy kế cả năm 2023, Xi măng VICEM Hải Vân đạt doanh thu 512 tỷ đồng, giảm 32%; lỗ hơn 64 tỷ đồng, cùng kỳ lãi gần 2 tỷ đồng. Với kết quả này, thêm một kỷ lục không đáng có nữa được thiết lập khi 2023 là năm HVX lỗ nặng nhất kể từ năm 2010.
Lãi ròng HVX từ 2010 - 2023
Không khá hơn các doanh nghiệp trong ngành, Xi măng VICEM Hoàng Mai cũng lỗ hơn 5 tỷ đồng, cùng kỳ lãi hơn 6 tỷ đồng. Đây cũng là quý thứ 2 liên tiếp HOM lỗ (quý 3/2023 lỗ hơn 26 tỷ đồng).
HOM cho biết, giá bán xi măng nội địa và xuất khẩu trong kỳ lần lượt giảm 72 ngàn đồng/tấn và 113 ngàn đồng/tấn so với cùng kỳ. Đồng thời, giá thu về clinker cũng giảm 135 ngàn đồng/tấn. Bên cạnh đó, giá điện năm 2023 tăng 2 lần (tăng 3% vào ngày 4/5 và 4.5% vào ngày 9/11) cũng làm thu hẹp lợi nhuận của HOM.
Khép lại năm 2023, HOM đạt doanh thu hơn 1,738 tỷ đồng, giảm 16% và lỗ hơn 31 tỷ đồng (cùng kỳ lãi trên 21 tỷ đồng). Kết quả này cũng tệ nhất và là lần đầu tiên HOM lỗ từ khi niêm yết trên HNX năm 2009.
Lãi ròng HOM từ 2009 - 2023
Rực sáng giữa vườn hoa đỏ
Mặc dù doanh thu thuần quý 4/2023 đạt gần 205 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ, nhưng nhờ giá vốn và cắt giảm hầu hết chi phí nên Xi măng Quán Triều VVMI lãi quý 4 gần 18 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ. Với kết quả này, CQT là doanh nghiệp có lợi nhuận tăng mạnh nhất ngành trong quý 4.
Tuy vậy, khép lại năm 2023, CQT chỉ đạt doanh thu 618 tỷ đồng và lãi ròng gần 28 tỷ đồng, lần lượt giảm 14% và 42%.
Xếp ngay sau là Xi măng Yên Bình với mức lãi hơn 12 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ, nhờ phát sinh gần 16 tỷ đồng từ khoản thu nhập khác (phạt do vi phạm hợp đồng).
Quý 4, dù doanh thu giảm 11%, lợi nhuận ròng của Xi măng La Hiên VVMI vẫn tăng 11%, đạt hơn 17 tỷ đồng, nhờ giá vốn hàng bán giảm. Lũy kế cả năm, doanh thu của CLH hơn 659 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 47 tỷ đồng, lần lượt giảm 19% và 16% so với năm trước.
KQKD quý 4/2023 của các doanh nghiệp xi măngĐvt: Tỷ đồng
Doanh nghiệp đạt doanh thu ngàn tỷ trong năm 2023
Thống kê từ VietstockFinance, tổng doanh thu của 17 doanh nghiệp xi măng trong năm 2023 đạt 21,190 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2022; kết quả cuối cùng đáng thất vọng với khoản lỗ 353 tỷ đồng, trong khi năm trước đó lãi 506 tỷ đồng.
Chỉ có 6/17 doanh nghiệp xi măng đạt doanh thu trên 1 ngàn tỷ đồng trong năm 2023, gồm: Xi Măng Vicem Hà Tiên (HOSE: HT1), BCC, BTS, HOM, Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh (UPCoM: QNC) và Xi măng Sài Sơn với tổng doanh thu đạt 17,040 tỷ đồng, chiếm 80%.
Doanh thu trên ngàn tỷ là vậy, nhưng năm 2023 khó khăn vừa qua khiến 6 doanh nghiệp này lỗ tới 221 tỷ đồng (chiếm 63% tổng thua lỗ ngành). Đáng nói, BCC lỗ nặng nhất với gần 194 tỷ đồng, chiếm hơn phân nửa tổng thua lỗ toàn ngành.
Ông lớn HT1 cũng không tránh khỏi quý ảm đạm khi doanh thu cả năm 2023 đạt 7,049 tỷ đồng, giảm 21%; lãi ròng vỏn vẹn 17 tỷ đồng, giảm mạnh 93%.
So với kế hoạch đề ra, HT1 mới hoàn thành được 78% chỉ tiêu doanh thu và 6% lãi sau thuế. 2023 cũng là năm ông lớn xi măng này có kết quả tệ nhất từ 2014.
KQKD năm 2023 của các doanh nghiệp xi măngĐvt: Tỷ đồng
Lối đi nào cho ngành xi măng năm 2024?
Ông Lê Nam Khánh - Tổng Giám đốc VICEM nhận định, năm 2023 là năm khó khăn chưa từng có, ảnh hưởng bởi tình hình thế giới, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, nguồn cung xi măng vượt xa so với cầu; giá nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất xi măng vẫn ở mức cao.
Cùng với đó, tiêu thụ xi măng trong nước và xuất khẩu sụt giảm, tồn kho tăng cao, một số nhà máy phải giảm năng suất hoặc dừng lò để hạn chế đổ clinker ra bãi, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xu hướng dịch chuyển nhu cầu từ xi măng bao sang xi măng rời tăng, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của VICEM do giá trị thương hiệu gắn với xi măng bao.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2023, ngành xi măng đã xuất khẩu hơn 31.3 triệu tấn clinker và xi măng, tương đương hơn 1.32 tỷ USD, giảm hơn 1% về lượng, giảm hơn 4% về trị giá so với năm 2022.
Trong báo cáo triển vọng ngành xi măng năm 2024, SSI Research dự báo quý 1/2024, mức tiêu thụ xi măng trong nước sẽ ở mức thấp (chạm đáy) kể từ quý 3/2021, do vừa nghỉ tết Nguyên đán và nhu cầu vẫn ở mức yếu. Tuy nhiên, từ quý 2/2024, sản lượng xi măng bán ra được kỳ vọng sẽ cải thiện so với cùng kỳ, nhờ hoạt động xây dựng có dấu hiệu phục hồi.
Ngoài ra, các dự án đầu tư công lớn như sân bay Long Thành và các dự án đường cao tốc ở miền Trung và Nam có thể bù đắp nhu cầu yếu trong năm 2024.
Tăng trưởng ở thị trường xuất khẩu có phần hạn chế do Trung Quốc giảm nhập khẩu xi măng của Việt Nam. Năm 2023, xuất khẩu xi măng và clinker gần như đi ngang (giảm 1% so với cùng kỳ) do Trung Quốc giảm nhập khẩu 90% vì nhu cầu trên thị trường bất động sản yếu.
Ngược lại, Bangladesh là thị trường tăng trưởng khi xuất khẩu xi măng và clinker sang nước này tăng 40%, nhờ tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Theo SSI Research, quý 4/2023, giá than trung bình ở châu Âu giảm hơn một nửa so với cùng kỳ, xuống 120 USD/tấn; giá than ở Úc giảm 65%, xuống 136 USD/tấn; giá than ở Trung Quốc giảm 35%, xuống 123 USD/tấn.
Trong nửa đầu năm 2024, SSI Research cho rằng, giá than sẽ duy trì ổn định như hiện tại khi mùa đông ở Bắc bán cầu đến gần (và các biện pháp trừng phạt đối với Nga vẫn có hiệu lực), giúp cân bằng với áp lực giảm từ giá dầu khí. Do đó, giá than đầu vào trung bình cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng sẽ giảm trong năm 2024, do mức nền giá cao được thiết lập vào nửa đầu năm 2023. Vì vậy, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sản xuất xi măng được kỳ vọng sẽ chạm đáy trong quý 1/2024, sau đó cải thiện ở các quý tiếp theo.
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.