Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Doanh nghiệp thuộc nhóm Apec thay người ngồi “ghế nóng”
Ông Nguyễn Mạnh Cường được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc tại Công ty Cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam thay cho ông Nguyễn Đoàn Tùng đã có đơn từ nhiệm trước đó...
Công ty Cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam (mã chứng khoán: IDJ) vừa công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Cường giữ chức Tổng Giám đốc thay ông Nguyễn Đoàn Tùng, từ ngày 14/11/2024.
Theo tìm hiểu, ông Nguyễn Mạnh Cường sinh năm 1995, có trình độ Thạc sỹ Xây dựng, bắt đầu làm Thành viên Hội đồng quản trị IDJ từ ngày 28/5/2024. Ông từng là trợ lý Ban Tổng Giám đốc tại Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (mã chứng khoán: API) từ năm 2022 - 2024. Ông Cường hiện còn là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Kim Bôi.
Trước đó, vào ngày 13/11, ông Nguyễn Đoàn Tùng đã có đơn xin từ nhiệm chức Tổng Giám đốc IDJ và được Hội đồng quản trị công ty thông qua việc miễn nhiệm từ ngày 14/11/2024. Ông Tùng mới được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc IDJ từ ngày 1/4/2024.
Ông Tùng sinh năm 1994, có trình độ Cử nhân Tài chính Ngân hàng. Ông từng là chuyên viên phân tích tại IDJ từ năm 2020-2021; Trưởng phòng Đầu tư chứng khoán Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương (mã chứng khoán: APS) từ năm 2022đến tháng 4/2024. Đến tháng 6/2024, ông Tùng được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị APS.
IDJ, API và APS đều là 3 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán thuộc nhóm APEC do ông Nguyễn Đỗ Lăng sáng lập. Vào cuối tháng 6/2023, ông Lăng đã bị khởi tố, tạm giam trong vụ án hình sự “thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại nhóm Apec.
Sau biến cố trên, nhóm Apec có nhiều động thái “trẻ hoá” nhân sự chủ chốt. Trong đó, đáng chú ý là việc bà Nguyễn Đỗ Hoàng Lan (sinh năm 2001), con gái ông Nguyễn Đỗ Lăng, tham gia vào Hội đồng quản trị APS.
Về tình hình kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, Đầu tư IDJ ghi nhận 489 tỷ đồng doanh thu thuần, 88,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 18% và tăng 30% so với 9 tháng đầu năm 2023, tương ứng vượt 48% kế hoạch doanh thu và 70% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.
Tuy nhiên, bức tranh tài chính không hoàn toàn tích cực khi dòng tiền kinh doanh của IDJ ghi nhận âm 62 tỷ đồng, đây được xem là "điểm nóng" trong hoạt động của IDJ. Báo cáo kiểm toán bán niên năm 2024 đã đưa ra ý kiến ngoại trừ liên quan đến một số tài sản.
Tính đến ngày 30/6/2024, IDJ có khoản cho vay quá hạn thanh toán với tổng gốc và lãi lần lượt là 522 tỷ đồng và 53 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo cho khoản vay này là cổ phần tại Công ty Cổ phần Apec Thái Nguyên và Công ty TNHH Lộc Phát Bình Thuận. Tuy nhiên, công ty chưa có động thái cụ thể để xử lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi nợ. Kiểm toán viên cũng không đủ cơ sở để xác định số tiền cần trích lập dự phòng cho khoản vay này.
Một vấn đề đáng chú ý khác là khoản tạm ứng cho nhân viên trị giá 209 tỷ đồng, nhằm phục vụ việc đầu tư và triển khai các dự án tiềm năng. Đến nay, khoản tiền này vẫn chưa được thu hồi đầy đủ, trong đó 104 tỷ đồng liên quan đến các nhân viên đã nghỉ việc. Kiểm toán cho biết chưa nhận được tài liệu đầy đủ để xác định tính chính xác của các khoản này.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu “họ” Apec trượt dài sau vụ việc liên quan đến nhóm ông Nguyễn Đỗ Lăng. Cả 3 mã API, APS và IDJ đều đang nằm trong diện cảnh báo, thậm chí API còn bị kiểm soát. Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/11, mã API hiện đang ghi nhận ở mức 7.200 đồng/cổ phiếu; mã APS là 6.400 đồng/cổ phiếu; mã IDJ là 6.400 đồng/cổ phiếu.
"Đãi cát tìm vàng" từ kết quả kinh doanh quý 3: Lộ diện loạt "siêu cổ phiếu" tiềm năng với biên lãi gộp tăng trưởng liên tục
Các cổ phiếu thuộc một số nhóm ngành mang tính ổn định như thực phẩm, bảo hiểm là những lựa chọn tương đối an toàn.
Dựa trên kết quả kinh doanh quý 3/2024, Mirae Asset tiến hành lọc cổ phiếu có kết quả kinh doanh ổn định, duy trì sức tăng trưởng tốt và có câu chuyện riêng.
Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Mirae Asset nhận định bức tranh kết quả kinh doanh quý 3/2024 có sự ổn định và phân hóa giữa các nhóm ngành. Số lượng nhóm ngành có lợi nhuận sau thuế (LNST) tăng trưởng dương bằng so với quý 2/2024, cũng như duy trì tốc độ tăng trưởng LNST ổn định.
Theo dữ liệu FiinTrade, lợi nhuận toàn thị trường quý 3/2024 tăng +21,6% YoY, duy trì so với 2 quý trước đó nhưng thấp hơn đáng kể so với mức tăng của Quý 4/2023. LNST của nhóm Phi tài chính tăng mạnh hơn Tài chính trong quý 3/2024 lần lượt tăng 29% và 15,7% YoY.
Trong đó, ghi nhận nhóm ngành tăng gồm: Bán lẻ (+233,4%), Du lịch và giải trí (+192%), Hóa chất (+61%), Hàng cá nhân và gia dụng (+54%), Xây dựng và vật liệu (+36%), Tiện ích (+32%). Ô tô và phụ tùng (+32%), Thực phẩm và đồ uống (+23%), Công nghệ thông tin (+18%), Ngân hàng (+18%), Tài nguyên cơ bản (+17%), Hàng & Dịch vụ công nghệ (+13%), Truyền thông (+12%), Bất động sản (+8,5%), Dịch vụ tài chính (+7,6%). Ngược chiều, nhóm ngành giảm gồm: Dầu khí (-112%), Viễn thông (-33%), Bảo hiểm (-32,5%), Y tế (-3,2%).
Riêng với thị trường chứng khoán, Mirae Asset đánh giá diễn biến không quá lạc quan trong quý 3/2024, khi rơi vào đà giảm vào tháng 7, hồi phục vào tháng 8 và gần như đi ngang trong tháng 9. Kết thúc quý 3, VN-Index chỉ tăng 3,4% so với quý 2.
Dựa trên kết quả kinh doanh quý 3/2024, Mirae Asset tiến hành lọc cổ phiếu có kết quả kinh doanh ổn định, duy trì sức tăng trưởng tốt và có câu chuyện riêng. Các tiêu chí dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp chọn cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt theo phương pháp SEPA của Mark Minervini và phương pháp đầu tư Canslim của William O’neil.
Trong đó, các cổ phiếu thuộc một số nhóm ngành mang tính ổn định như thực phẩm, bảo hiểm là những lựa chọn tương đối an toàn. Ngoài ra, nhóm ngành triển vọng, có câu chuyện hồi phục như may mặc, bán lẻ, công nghệ, vật liệu xây dựng cũng là lựa chọn phù hợp khi rơi về những vùng giá hấp dẫn.
Mirae Asset đã chọn lọc và đánh giá dựa trên việc so sánh biên lợi nhuận gộp giữa 2 quý gần nhất và năm trước đó để đưa danh sách cổ phiếu tiềm năng, có sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận. Đồng thời phải thỏa mãn tiêu chí về giá trị giao dịch, tức mã cổ phiếu có thanh khoản.
Ngoài ra, đội ngũ phân tích cũng đưa ra danh sách 9 cổ phiếu "Good" - tốt với điều kiện cơ bản là biên lợi nhuận gộp quý 3/2024lớn hơn biên LNG quý 2/2024, gồm GEX, GVR, PC1, PNJ, SBT, SSI,…
Ngày 16/10, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã quyết định xử phạt CTCP Chứng khoán châu Á Thái Bình Dương (APEC, HNX: APS) số tiền 62.5 triệu đồng, do báo cáo không đúng thời hạn về kết quả giao dịch bán 8.1 triệu cp API từ năm 2023.
Cụ thể, APS đăng ký bán 8.1 triệu cp của CTCP Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (APEC Investment, HNX: API) từ ngày 06 - 20/06/2023, tuy nhiên đến ngày 18/08/2023 Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới nhận được báo cáo kết quả giao dịch.
Thực tế, APS cũng không bán được bất kỳ cổ phiếu API nào trong giai đoạn kể trên, với lý do thị trường không thuận lợi. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của tổ chức này tại API được giữ nguyên 11.3%, tương ứng hơn 11 triệu cp.
Đáng nói, mục đích thực hiện giao dịch trên là thực hiện theo Quyết định số 1041/QĐ-XPHC ngày 21/12/2022 của UBCKNN sau khi Chứng khoán APEC bị phạt hành chính 250 triệu đồng do "không đăng ký chào mua công khai theo quy định pháp luật".
Cụ thể, từ ngày 22/09 - 15/10/2021, APS đã mua vào 4.5 triệu cp API, dẫn đến số lượng cổ phiếu sở hữu của Công ty và người có liên quan vượt mức quy định (ông Nguyễn Đỗ Lăng - thời điểm đó vừa là thành viên HĐQT API, vừa là thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc APS), tăng từ gần 8 triệu cp lên gần 12.5 triệu cp API, tương ứng tỷ lệ tăng từ 22.59% lên 35.31%, mà không đăng ký chào mua công khai.
Biện pháp khắc phục hậu quả là APS buộc phải bán cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai đối với hành vi vi phạm trong thời hạn tối đa 06 tháng.
Cũng liên quan đến giao dịch cổ phiếu API, gần đây một thành viên khác trong hệ sinh thái APEC là CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam I cũng đã đăng ký mua 6 triệu cp API, thực hiện trong giai đoạn 29/08 - 27/09/2024. Tuy nhiên, kết quả IDJ không mua được cổ phiếu nào do thị trường chưa phù hợp.
Trên thị trường, cổ phiếu API gần đây có nhiều biến động nhưng không có xu hướng rõ ràng, chốt phiên gần nhất (29/10/2024) tại 7,800 đồng/cp.
Trước đó, API từng có giai đoạn “gây bão” khi cùng với APS và IDJ liên tục tăng trần trong tháng 5/2024, trùng hợp với việc ông Nguyễn Đỗ Lăng bất ngờ xuất hiện tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 của API. Trước đó, ông Lăng bị khởi tố, tạm giam về tội Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại nhóm doanh nghiệp, theo quyết định của Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội hồi tháng 6/2023.
Diễn biến giá cổ phiếu của nhóm APEC từ đầu năm 2024 đến nayNguồn: VietstockFinance
Về tình hình kinh doanh, APS chịu lỗ ròng hơn 24 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2024, nhiều hơn mức lỗ gần 10 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Công ty cho biết, do ảnh hưởng của thị trường bất động sản không thuận lợi dẫn đến chưa thể đẩy mạnh các đợt mở bán mới.
Ngoài ra, khoản lỗ ròng trên BCTC còn có sự chênh lệch trước và sau kiểm toán (báo cáo tự lập lỗ ròng gần 19 tỷ đồng). Lý giải cho việc này, APS đưa ra nguyên nhân chủ yếu là tại thời điểm 30/06/2024, Công ty chưa thu thập được BCTC đầy đủ của các đơn vị nên báo cáo tự lập chưa có cơ sở để trích lập các khoản chi phí dự phòng.
Không dừng lại ở đó, BCTC kiểm toán bán niên của APS còn bị đơn vị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ, liên quan đến các khoản cho vay và tạm ứng.
Huy Khải
FILI
IDJ không mua bất kỳ cổ phiếu API nào như đăng ký
Trước đó vào cuối tháng 8, IDJ dự chi khoảng hơn 50 tỷ đồng để mua 6 triệu cổ phiếu API, qua đó sở hữu 7,14% vốn và trở thành cổ đông lớn.
CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (HNX: IDJ) vừa thông báo không mua bất kỳ cổ phiếu nào của CTCP Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (HNX: API) trong 6 triệu cổ phiếu đã đăng ký. Nguyên nhân do thị trường chưa phù hợp.
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 4/10, mã API dừng ở mức 8.000 đồng/cổ phiếu, giảm nhẹ so với vùng giá 8.400 đồng/cổ phiếu trong thời gian IDJ đăng ký mua.
Trước đó, vào ngày 23/8, IDJ đã đăng ký mua 6 triệu cổ phiếu API (tương đương 7,14% vốn) theo hình thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trên sàn.
Không chỉ IDJ đăng ký mua cổ phiếu API, API cũng thông báo kế hoạch mua 1,5 triệu cổ phiếu APS, tương đương 1,8% cổ phần trong quý III - IV/2024. Song, APS cũng đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu IDJ, tương đương 1,7% cổ phần.
Cả API, APS và IDJ đều là nhóm cổ phiếu "họ Apec". Hiện Chứng khoán Apec (HNX: APS) đang sở hữu hơn 11 triệu cổ phiếu IDJ, tương đương 13,1% vốn.
Cổ đông lớn nhất tại IDJ là ông Nguyễn Đỗ Lăng - "linh hồn" của Apec Group với tỉ lệ sở hữu 19,6%, tương đương gần 16,5 triệu cổ phiếu.
Trên thị trường chứng khoán, vào đầu tháng 5, bộ ba cổ phiếu nhóm Apec gây chú ý khi có những phiên giao dịch thăng hoa và liên tục hút tiền sau sự xuất hiện của ông Nguyễn Đỗ Lăng - nguyên Chủ tịch Apec Group, cựu Thành viên HĐQT API xuất hiện trong ĐHĐCĐ của API ngày 10/5 sau khi vướng lùm xùm.
Trong tháng 5, API tăng 168,29% so với tháng trước, từ 6.900 đồng/cổ phiếu lên 11.000 đồng/cổ phiếu.Cổ phiếu IDJ có mức tăng 73,91%, tương ứng từ 3.400 đồng/cổ phiếu lên 8.000 đồng/cổ phiếu. Cuối cùng là cổ phiếu APS tăng 66,04%, tương ứng từ 3.500 đồng/cổ phiếu lên 8.800 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên đến 29/5, cổ phiếu của nhóm này đã chịu áp lực bán tháo lên đến hàng triệu đơn vị sau chuỗi tăng nóng. Sau thời gian đó đến nay, API lình xình quanh vùng 8.000 đồng/cổ phiếu, APS quanh 7.000 đồng/cổ phiếu, IDJ quanh 6.500 đồng/cổ phiếu.
Thời điểm tháng 6/2023, giá cổ phiếu của Tập đoàn Apec đã giảm mạnh do những vấn đề liên quan đến lãnh đạo doanh nghiệp. Mới đây, Tòa án Nhân dân Tp.Hà Nội đã ra quyết định xử phạt liên quan đến vụ việc này. Theo đó, mỗi cá nhân trong vụ việc này bị Tòa án Nhân dân Tp.Hà Nội phạt tiền từ 2-4 tỷ đồng.
Cựu lãnh đạo của Apec chia sẻ: "Vụ việc vừa qua là một cú sốc lớn đối với cá nhân tôi và tập đoàn, nhưng hiện tại chúng tôi đã vượt qua khó khăn. Chúng tôi đã đưa ra các biện pháp khắc phục, bao gồm tái cấu trúc bộ máy quản lý và cam kết tuân thủ các quy định pháp luật nghiêm ngặt hơn. Các công ty trong hệ sinh thái vẫn hoạt động ổn định và không bị ảnh hưởng bởi sự việc này".
Cổ đông API, APS, IDJ "thở phào" sau hơn 1 năm "gồng lỗ"
Hiện tại, ba mã cổ phiếu API, APS và IDJ đang giao dịch trong khoảng 6.500 - 9.000 đồng/cổ phiếu, tương đương khoảng 60% giá trị trước khủng hoảng.
Liên quan đến vụ việc lùm xùm ba mã cổ phiếu API, APS, IDJ xảy ra tháng 6/2023, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đã ra quyết định xử phạt liên quan đến vụ việc thao túng ba mã cổ phiếu API, APS, IDJ. Theo đó, mỗi cá nhân trong vụ việc này bị Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội phạt tiền từ 2 - 4 tỷ đồng.
Cả ba mã cổ phiếu đều có sự liên hệ mật thiết với nhóm cổ đông liên quan đến ông Nguyễn Đỗ Lăng, mỗi khi ông xuất hiện, ba mã cổ phiếu thường có biến động mạnh.
Đơn cử, vào ngày 10/5/2024, sau khi xuất hiện tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông của CTCP Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (mã API - sàn HNX) các mã cổ phiếu đều có sự tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị.
Theo đó, cổ phiếu API tăng mạnh 8 phiên liên tiếp, với 7 phiên tăng kịch biên độ. Sau chưa đầy 1 tháng, API đã bứt phá 2,7 lần lên mốc cao 11.300 đồng/cổ phiếu (phiên ngày 28/5/2024).
Tương tự, cổ phiếu của Công ty cổ phần Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương (mã APS - sàn HNX) và cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam (mã IDJ - sàn HNX) cũng đồng loạt tăng 1,6 lần và 1,7 lần giá trị tương ứng với mức giá 8.800 đồng/cổ phiếu và 8.200 đồng/cổ phiếu (phiên ngày 31/5/2024).
Trước đây, giá cổ phiếu các công ty thuộc Tập đoàn APEC đã giảm mạnh do những vấn đề liên quan đến lãnh đạo doanh nghiệp và khi ông Lăng trở lại, các vấn đề này đã được giải quyết, điều này ít nhiều dẫn đến sự tăng giá trong thời vừa rồi.
Hiện tại, ba mã cổ phiếu API, APS và IDJ đang giao dịch trong khoảng 6.500 - 9.000 đồng/cổ phiếu, tương đương khoảng 60% giá trị trước khủng hoảng.
Một cựu lãnh đạo của APEC chia sẻ: “Vụ việc vừa qua là một cú sốc lớn đối với cá nhân tôi và Tập đoàn, nhưng hiện tại chúng tôi đã vượt qua khó khăn. Chúng tôi đã đưa ra các biện pháp khắc phục, bao gồm tái cấu trúc bộ máy quản lý và cam kết tuân thủ các quy định pháp luật nghiêm ngặt hơn. Các công ty trong hệ sinh thái vẫn hoạt động ổn định và không bị ảnh hưởng bởi sự việc này”.
Song song với sự tăng giá cổ phiếu thì kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cũng có sự phục hồi một cách đáng kể.
Cụ thể, IDJ vẫn dẫn đầu với doanh thu 207 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế cuối quý II/2024 đạt 49,9 tỷ đồng; APS hết 6 tháng đầu năm 2024 đã có doanh thu 155 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 33,8 tỷ đồng.
Riêng API vẫn đang là nốt trầm khi doanh thu chỉ đạt quý II/2024 là 59,1 tỷ, lợi nhuận trước thuế âm 4,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024, dự án của công ty tại Huế sẽ có đủ cơ sở để hoàn thiện pháp lý và dự kiến mang về dòng tiền 750 tỷ đồng từ hoạt động bán hàng. Dự kiến doanh thu ghi nhận sổ sách của công ty đạt hơn 1.000 tỷ đồng vào cuối năm, đây được coi là “của để dành” cho cổ đông sau một quãng thời gian dài "gồng lỗ".
“Trái đắng” của các cá nhân liên quan đến ba cổ phiếu API, APS, IDJ ra sao ?
Liên quan đến vụ việc lùm xùm ba mã cổ phiếu API, APS, IDJ xảy ra tháng 6/2023, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã ra quyết định xử phạt liên quan đến vụ việc thao túng ba mã cổ phiếu API, APS, IDJ. Theo đó, mỗi cá nhân trong vụ việc này bị Tòa án Nhân dân TP Hà Nội phạt tiền từ 2-4 tỷ đồng.
Cả ba mã cổ phiếu đều có sự liên hệ mật thiết với nhóm cổ đông liên quan đến ông Nguyễn Đỗ Lăng, mỗi khi ông xuất hiện, ba mã cổ phiếu thường có biến động mạnh. Đơn cử, vào ngày 10/05, sau khi xuất hiện tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông của API, các mã cổ phiếu đều có sự tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị. Theo đó, cổ phiếu API tăng mạnh 8 phiên liên tiếp, với 7 phiên tăng kịch biên độ. Sau chưa đầy 1 tháng, API đã bứt phá 2.7 lần lên mốc 11.300 đồng/cp (phiên ngày 28/5). Tương tự, APS và IDJ cũng đồng loạt tăng tốc 1.6 lần và 1.7 lần giá trị tương ứng với mức giá 8.800 đồng/cổ phiếu và 8.200 đồng/cổ phiếu (phiên ngày 31/05/2024). Trước đây, giá cổ phiếu của tập đoàn Apec đã giảm mạnh do những vấn đề liên quan đến lãnh đạo doanh nghiệp và khi ông Lăng trở lại, các vấn đề này đã được giải quyết, điều này ít nhiều dẫn đến sự tăng giá trong thời vừa rồi. Hiện tại, ba mã cổ phiếu API, APS, và IDJ đang giao dịch trong khoảng 6.500-9.000 đồng/cổ phiếu, tương đương khoảng 60% giá trị trước khủng hoảng.
Diễn biến cố phiếu APS, API, IDJ từ đầu năm 2024
Một cựu lãnh đạo của APEC chia sẻ: “Vụ việc vừa qua là một cú sốc lớn đối với cá nhân tôi và tập đoàn, nhưng hiện tại chúng tôi đã vượt qua khó khăn. Chúng tôi đã đưa ra các biện pháp khắc phục, bao gồm tái cấu trúc bộ máy quản lý và cam kết tuân thủ các quy định pháp luật nghiêm ngặt hơn. Các công ty trong hệ sinh thái vẫn hoạt động ổn định và không bị ảnh hưởng bởi sự việc này.”
Song song với sự tăng giá cổ phiếu thì KQKD của các Doanh nghiệp này cũng có sự phục hồi một cách đáng kể. Cụ thể, IDJ vẫn dẫn đầu với Doanh thu 207 tỷ, lợi nhuận trước thuế cuối quý 2 đạt 49,9 tỷ; APS hết 6 tháng đầu năm đã có doanh thu 155 tỷ, lợi nhuận trước thuế 33,8 tỷ; Riêng API vẫn đang là nốt trầm khi đạt doanh thu quý 2 là 59,1 tỷ, lợi nhuận trước thuế âm 4,5 tỷ. Tuy nhiên, sau khi luật kinh doanh bất động sản 2024 có hiệu lực, dự án Huế sẽ có đủ cơ sở hoàn thiện pháp lý và tiếp tục thu về dòng tiền 750 tỷ đồng từ hoạt động bán hàng. Dự kiến doanh thu ghi nhận sổ sách hơn 1000 tỷ, đây được coi là “của để dành” cho cổ đông sau một quãng thời gian dài gồng lỗ.
IDJ muốn mua 6 triệu cp API
HĐQT CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (HNX: IDJ) vừa thông qua quyết định đầu tư 6 triệu cp của CTCP Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (HNX: API) theo giá thị trường, hình thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trên sàn.
Thời gian thực hiện dự kiến vào quý 3/2024. Nếu thành công, IDJ sẽ trở thành cổ đông lớn của API với tỷ lệ sở hữu 7.14%.
Cả API và IDJ đều là nhóm cổ phiếu "họ APEC" cùng với CTCP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (APEC, HNX: APS).
Đáng chú ý, từ đầu tháng 5 đến nay, cả 3 mã cổ phiếu này có nhiều phiên trần trùng hợp với việc doanh nhân Nguyễn Đỗ Lăng bất ngờ xuất hiện tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 của API. Trước đó, ông Lăng bị khởi tố, tạm giam về tội Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại nhóm doanh nghiệp, theo quyết định của Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội hồi tháng 6/2023.
Cụ thể, chỉ tính riêng tháng 5, cổ phiếu API đã tăng trần 12 phiên, bắt đầu từ ngày 09/05/2024, trong đó có 8 phiên “tím” liên tiếp đến 28/05. Giá từ khoảng 4,000 đồng/cp lên 11,300 đồng/cp đóng cửa phiên 28/05, tương ứng tăng 176% trong chưa đầy 1 tháng. Còn cổ phiếu IDJ và APS cũng có 7 phiên tăng kịch trần trong tháng 5.
Kết phiên 27/08, thị giá API giảm trở lại mức 8,600 đồng/cp. Tuy nhiên, so với đầu tháng 5, giá cổ phiếu này vẫn tăng 110%. Tạm tính theo mức giá này, ước tính IDJ cần chi gần 52 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ.
3 cổ phiếu "họ APEC" có mức độ tăng giảm khá tương đồng. Nguồn: VietstockFinance
Cũng trong tháng 5, HĐQT IDJ quyết định bầu ông Nguyễn Đức Quân - Thành viên HĐQT đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT, người phụ trách quản trị Công ty và người thực hiện công bố thông tin từ ngày 28/05.
Liên quan đến nhân sự, IDJ vừa bầu bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu đạt giữ chức Kế toán trưởng Công ty từ ngày 20/08.
Về hoạt động kinh doanh, IDJ ghi nhận doanh thu thuần quý 2 hơn 207 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ; trong khi lãi ròng gần 40 tỷ đồng, gấp gần 2.5 lần.
Lý giải, IDJ cho biết trong kỳ, Công ty đẩy mạnh công tác hoàn thiện dự án và bàn giao sản phẩm cho khách hàng, bên cạnh đó cố gắng tối ưu nhất các khoản chi phí phát sinh khiến lợi nhuận Công ty tăng so với cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, lãi ròng IDJ đạt hơn 55 tỷ đồng, tăng 19% so với nửa đầu 2023. So với mục tiêu lãi sau thuế 104 tỷ đồng năm 2024, IDJ đã đi được 53% chặng đường.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.