Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Doanh nghiệp đồng loạt thanh lý tài sản, giải thể công ty con, “cắt máu” để tồn tại
Trong thời điểm hiện tại, tái cấu trúc và thanh lý tài sản đang trở thành những bước đi cần thiết, thậm chí sống còn, để giúp các doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn và tìm kiếm cơ hội tăng trưởng bền vững trong tương lai…
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều thách thức, ngày càng nhiều doanh nghiệp buộc phải lựa chọn các biện pháp mạnh để cầm cự và tìm đường thoát khó. Từ việc cắt giảm nhân sự, thanh lý tài sản đến giải thể các công ty con hoạt động kém hiệu quả, các công ty đang nỗ lực để vượt qua giai đoạn khó khăn.
BÁN TỪ CỔ PHẦN ĐẾN TÀI SẢN
Mới đây, Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC (Thép SMC – mã chứng khoán: SMC) đã phê duyệt việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Công ty TNHH MTV SMC Đà Nẵng với giá trị dự kiến hơn 96 tỷ đồng. Đây không phải lần đầu Thép SMC tiến hành bán tài sản để duy trì hoạt động. Chỉ từ cuối năm 2023 đến nay, công ty đã thực hiện 4 đợt thanh lý tài sản. Dù vậy, cổ phiếu SMC vẫn bị cảnh báo do lỗ lũy kế hơn 68 tỷ đồng tính đến cuối tháng 6.
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã chứng khoán: HBC) cũng đã quyết định thoái vốn hoàn toàn khỏi hai công ty con là Công ty Cổ phần Cơ khí và Nhôm kính Anh Việt cùng Công ty Cổ phần Kỹ thuật Jesco Hòa Bình vào tháng 6. Để xử lý nợ, công ty còn phát hành thành công hơn 73 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, thu hút 99 doanh nghiệp tham gia, tất cả đều là nhà đầu tư trong nước và không nắm giữ cổ phần nào tại Xây dựng Hoà Bình
Trong tình trạng tương tự, Công ty Cổ phần Garmex Sài Gòn (mã chứng khoán: GMC) đã phải đối mặt với tình trạng không có đơn hàng suốt 2 năm qua. Công ty đã phải tái cơ cấu, cắt giảm lao động, và thậm chí ngừng sản xuất để giảm thiểu thiệt hại. Để duy trì nguồn vốn, Garmex đã liên tục thanh lý thiết bị, máy móc, và thậm chí chuyển hướng sang bất động sản và vận tải. Gần đây nhất, Hội đồng quản trị công ty còn thông qua chuyển nhượng một lô đất ở Quảng Nam, một lô đất ở Bà Rịa – Vũng Tàu.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Vũ Đăng (Sợi Vũ Đăng – mã chứng khoán: SVD) đã thông qua kế hoạch đầu tư và phát triển bất động sản, bên cạnh hoạt động sản xuất sợi. Đây là chiến lược nhằm khai thác quỹ đất tiềm năng và chuẩn bị cho các dự án bất động sản trong tương lai.
Công ty cho biết, tổng mức đầu tư là không giới hạn, tùy thuộc vào khả năng huy động vốn và việc đánh giá hiệu quả đầu tư tại thời điểm triển khai. Ngoài sử dụng nguồn lực tự có, Sợi Vũ Đăng sẽ huy động từ các cá nhân, tổ chức khác như phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, phát hành trái phiếu, vay ngân hàng. Dự kiến thời gian triển khai là trong tháng 10.
Một trường hợp khác là Công ty Cổ phần Licogi 13 (mã chứng khoán: LIG) dự kiến bán 30% vốn của Licogi13 – IMC, tương ứng 996.000 cổ phần cho ông Vũ Đức Lưu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị thu về sau đợt thoái vốn là 9,96 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong quý 3/2024.
Hiện tại, LIG đang sở hữu 62,78% vốn tại Licogi13-IMC, tương ứng hơn 20,8 tỷ đồng. Sau khi thoái bớt vốn, tỷ lệ sở hữu của LIG tại Licogi13-IMC sẽ giảm xuống còn 32,78%. LIG giao Tổng giám đốc triển khai thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần theo đúng quy định pháp luật.
"CẮT MÁU" ĐỂ TỒN TẠI
Để thoát khỏi tình cảnh “nghìn cân treo sợi tóc”, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải thể các công ty con hoặc đơn vị kinh doanh không hiệu quả. Đầu năm nay, Tập đoàn Hà Đô (mã chứng khoán: HGD) đã quyết định đóng cửa chi nhánh miền Nam tại TP.HCM do khó khăn trong kinh doanh.
Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land - mã chứng khoán: SCR) cũng đã giải thể liên tiếp ba công ty con nhằm tối ưu hóa hoạt động. Tháng 7, công ty giải thể hai công ty con là Công ty TNHH MTV TTC Land Retail Management và Công ty TNHH MTV Đầu tư Bất động sản TTC Land Phú Quốc. Đến tháng 9, TTC Land giải thể Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản TTC Land Hưng Điền.
TTC Land Retail Management, TTC Land Phú Quốc, TTC Land Hưng Điền có vốn điều lệ lần lượt là 3 tỷ đồng, 50 tỷ đồng, 300 tỷ đồng. Điểm chung của các công ty là đều hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu An Giang (Angimex – mã chứng khoán: AGM) đã thông qua phương án xử lý tài sản bảo đảm để trả nợ tại ngân hàng BIDV. Nếu không bán được tài sản trước ngày 31/10, Angimex sẽ bàn giao tài sản thế chấp cho BIDV để tổ chức đấu giá thông qua công ty đấu giá độc lập với giá khởi điểm do Angimex quyết định.
Gần đây nhất, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán: MWG) đã giải thể Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh như một phần trong chiến lược tái cấu trúc toàn diện, nhằm "giảm lượng tăng chất." Đây cũng là lý do tương tự mà trước đó tập đoàn đưa ra khi tuyên bố giải thế CTCP 4KFarm và CTCP Logistics Toàn Tín.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Đức Tài khi đó khẳng định việc tái cấu trúc vẫn sẽ được tiếp tục thông qua quá trình thu nhỏ và cắt bỏ các bộ phận chưa hiệu quả, đầu tư thời gian và tiền bạc vào những thứ quan trọng để tạo tăng trưởng cho tập đoàn
Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp – mã chứng khoán: DIG) cũng đã thoái vốn tại hai công ty thua lỗ. Cụ thể, công ty thoái một phần vốn tại Công ty Cổ phần Gạch Men Anh Em DIC (DIC Anh Em) và thoái toàn bộ vốn tại Công ty Cổ phần Cao su Phú Riềng Kratie. Ngoài ra, Hội đồng quản trị cũng quyết định giải thể Công ty TNHH MTV Vũng tàu Centre Point với vốn điều lệ 300 tỷ đồng sau một năm thành lập.
LIG dự kiến thoái 30% vốn công ty con trong quý 3/2024
Ngày 23/09, HĐQT CTCP LICOGI 13 (HNX: LIG) thông qua chuyển nhượng gần 1 triệu cp CTCP Licogi 13 - Cơ giới hạ tầng (LICOGI 13 - IMC) nắm giữ, tương ứng tỷ lệ 30% vốn, qua đó giảm sở hữu từ 62.78% xuống còn 32.78%, dự kiến thực hiện trong quý 3/2024.
Bên nhận chuyển nhượng từ LIG là ông Vũ Đức Lưu, với giá 10,000 đồng/cp, tương ứng giá trị thương vụ khoảng 10 tỷ đồng.
Nguồn: LIG
LICOGI 13 - IMC là công ty thành viên của LIG, thành lập ngày 25/12/2009 trên cơ sở sáp nhập Chi nhánh cơ giới hạ tầng LICOGI 13 và Chi nhánh sản xuất vật liệu LICOGI 13. Công ty có trụ sở chính tại tòa nhà LICOGI 13, số 164 Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội. Tổng Giám đốc kiêm đại diện pháp luật hiện là ông Nguyễn Huy Hưng.
LICOGI 13 - IMC được biết đến trong vai trò nhà thầu thi công xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, hạ tầng các khu công nghiệp, xây dựng các công trình dân dụng, các dự án thủy điện, điện mặt trời và sản xuất vật liệu xây dựng.
LICOGI 13 - IMC đã tham gia thi công nhiều dự án trọng điểm quốc gia, dự án có vốn đầu tư nước ngoài với quy mô lớn như: Trung tâm hội nghị Quốc gia, sân bay Nội Bài, các khu công nghiệp Thăng Long tại Đông Anh, Phố Nối, Tam Đảo, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Thủy điện Lai Châu...
Theo dữ liệu trên BCTN những năm gần đây của LIG, kết quả kinh doanh LICOGI 13-IMC có chiều hướng sa sút, với lãi sau thuế 2 năm gần nhất chỉ lần lượt 268 triệu đồng và 243 triệu đồng, thấp hơn rõ rệt so với mức lãi 646 triệu đồng năm 2021.
Tại cuối năm 2023, LICOGI 13 - IMC ghi nhận tổng tài sản gần 229 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chỉ hơn 38 tỷ đồng, tương ứng phần nợ chiếm đến 83% tài sản.
Licogi 13: Doanh thu nghìn tỷ, lãi thu về vỏn vẹn hơn 100 triệu, nợ phải trả gấp 4,2 lần vốn chủ
CTCP Licogi 13 (LIG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ, cho thấy doanh thu thuần tăng mạnh lên 1.598,6 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 65% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 134 triệu đồng, với ROE giảm mạnh xuống 0,012%. Công ty cũng đối mặt với tình trạng tài chính khó khăn khi tổng nợ phải trả lên tới 4.822,9 tỷ đồng, gấp 4,2 lần vốn chủ sở hữu.
CTCP Licogi 13 (mã LIG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ đã được soát xét. Trong 6 tháng đầu năm Licogi 13 ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.598,6 tỷ đồng (+65% so với cùng kỳ năm trước), lãi sau thuế vỏn vẹn đạt 134 triệu đồng.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) là 0,012%, con số này ở cùng kỳ năm trước là 0,053%.
Tính đến thời điểm 30/6/2024, tổng tài sản của Licogi 13 ở mức 5.983,2 tỷ đồng (- 600 tỷ đồng so với đầu năm). Trữ tiền chưa đến 100 tỷ đồng.
Hàng tồn kho giảm nhẹ xuống 824 tỷ đồng, trong đó phần lớn là sản xuất kinh doanh dở dang với 814,8 tỷ đồng (+31,6 tỷ đồng). Trong đó Licogi1 3 rót thêm vào dự án Nhà ở xã hội CT1-CT5; CT2 TT Nếnh - Bắc Giang 11 tỷ đồng lên hơn 100 tỷ đồng; bơm thêm khoảng 50 tỷ đồng vào Nhà liền kề TT02, TT03, TT06 (30 căn) - Hưng Yên; Rót 16,8 tỷ đồng làm nhà xeo, nhà bột, bể nước ngầm - KCN Tân Quang; Đầu tư 29,7 tỷ đồng vào Dự án đầu tư xây dựng đường bộ đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (GĐ1)...
Khoản phải thu khác của Licogi 13
Licogi 13 có 698,4 tỷ đồng khoản phải thu khác, khoản tạm ứng phục vụ sản xuất kinh doanh 261 tỷ đồng; phải thu khác 105 tỷ đồng tại CTP Phúc An Khang Bình Phước. Đây là khoản phải thu theo thỏa thuận nguyên tác bốn bên giữa CTCP Licogi 13, CTP Trung Chính, CTCP Phúc An Khang Bình Phước và ông Nguyễn Khắc Trung (Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Trung Chính và TGĐ CTCP Phúc An Khang Bình Phước) về việc hợp tác kinh doanh dự án Khu đô thị và Du lịch cao cấp Trà Cổ, tỉnh Quảng Ninh; chuyển nhượng cổ phần CTCP Phúc An Khang Bình Phước; mua bán shophouse, nhà biệt thự thuộc dự án Khu du lịch Hồ Suối Cam tại TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước và đổi trừ công nợ mua bán cổ phần, bất động sản ngay sau khi dự án Khu du lịch Hồ Suối Cam đủ điều kiện mở bán theo quy định.
Công ty cũng có khoản phải thu ngắn hạn khác với CTCP Địa ốc ICI An Thịnh gần 90,2 tỷ đồng. Theo thuyết minh khoản phải thu là hợp tác đầu tư giữa CTCP Licogi 13 và CTCP Địa ốc ICI An Thịnh để thực hiện dự án Khu đo thị Thương mại Bắc Kênh đào tại phường Vĩnh Mỹ, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Doanh nghiệp có 1.720 tỷ đồng vay nợ ngắn hạn, trong đó vay BIDV nhiều nhất với hơn 1.000 tỷ đồng, vay Ngân hàng TMCP Bảo Việt 426,4 tỷ đồng; Licogi 13 nợ trái phiếu 45 tỷ đồng; vay ngắn hạn tổ chức, cá nhân khác 155,8 tỷ đồng... Vay nợ dài hạn của Licogi 13 ở mức 782 tỷ đồng, trong đó BIDV là 658,2 tỷ đồng.
Tổng nợ vay của doanh nghiệp là 4.822,9 tỷ đồng, trong khi vốn vốn chủ sở hữ của Licogi 13 tại ngày 30/6/2024 ở mức 1.160 tỷ đồng. Như vậy nợ phải của Licogi 13 gấp 4,2 lần vốn chứ sở hữu. Điều này cho thấy công ty phụ thuộc nhiều vào vốn vay để tài trợ cho các hoạt động và dự án của mình. Điều này cũng thể hiện rủi ro tài chính cao, đặc biệt là trong bối cảnh lãi suất tăng hoặc khả năng thanh khoản gặp khó khăn.
Về Dự án Khu du lịch Hồ Suối Cam
Khu du du lịch hồ Suối Cam (giai đoạn II) là dự án đầu tư có sử dụng đất với tổng diện tích 159,89 ha. Địa điểm xây dựng tại phường Tân Phú và xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước làm bên mời thầu dự án.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước, mục tiêu của dự án hướng đến hình thành một khu đô thị có hạ tầng đồng bộ, xây dựng bộ mặt kiến trúc hiện đại, góp phần vào tiến trình đô thị hóa tại thành phố Đồng Xoài nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung.
Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu du lịch hồ Suối Cam giai đoạn II đã được UBND phường Tân Phú công bố rộng rãi thời gian qua.
Dự án có tổng kinh phí 105 tỷ đồng từ nguồn ngân sách, được chia thành nhiều giai đoạn thực hiện, giai đoạn 1 gồm các hạng mục: San nền tạo mặt bằng, nạo vét lòng hồ, đắp đảo nhân tạo, xây dựng kè và lan can, với thời gian thực hiện 4 tháng.
Dù Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước có thông báo lựa chọn chọn nhà đầu tư dự án theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế có sơ tuyển. Tuy vậy, đến ngày 19/3/2019, kết quả sơ tuyển nhà đầu tư dự án được công bố cho thấy chỉ có một nhà đầu tư trong nước trúng sơ tuyển. Đó là Liên danh Phúc An Khang Bình Phước - LICOGI 13 - Trung Chính, có địa chỉ tại phường Tân Phú, TP.Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Licogi 13 (LIG) báo lãi chưa đầy 1 triệu đồng/ngày
Công ty CP LICOGI 13 (Licogi 13, LIG) vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính bán niên 2024 gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, công ty này báo lãi 134 triệu đồng, giảm 81,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) là 0,012%, con số này ở cùng kỳ năm trước là 0,053%.
Trước đó, trong năm tài chính 2022 và 2023, Licogi 13 báo lãi sau thuế lần lượt 9 tỷ đồng (ROE là 0,69%) và 2,6 tỷ đồng (ROE là 0,19%).
Về sức khỏe tài chính, tính đến thời điểm 30/6/2024, vốn chủ sở hữu của Licogi 13 là 1.160 tỷ đồng, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 4,16 lần, tương ứng dư nợ phải trả của công ty là 4.827 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu là 45 tỷ đồng.
Như vậy, hiện tổng tài sản của Licogi 13 đạt hơn 5.987 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ phải trả chiếm 81%.
Có thể thấy, lợi nhuận sau thuế đạt được của Licogi 13 trong những năm qua rất khiêm tốn so với nguồn vốn gần 6.000 tỷ đồng.
Đặc biệt, 6 tháng đầu năm này, Licogi 13 ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm, báo lãi sau thuế 134 triệu đồng, tương ứng lãi chưa đầy 1 triệu đồng/ngày.
6 cổ phiếu thủng đáy tháng
Hiện có 6 cổ phiếu có khối lượng giao dịch trung bình từ 500.000 cổ phiếu trở lên đã thủng đáy tháng. Mời bạn đọc theo dõi số liệu 24HMoney tổng hợp dưới đây.
Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Trị nói gì về kết quả thẩm định dự án hơn 1,500 tỷ của LIG trong liên danh?
Ngày 01/07, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị có văn bản báo cáo kết quả thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư khu nhà ở đô thị kết hợp nhà ở xã hội khu công nghiệp Nam Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, diện tích 24.85ha, tổng vốn đầu tư hơn 1,500 tỷ đồng.
Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết nhận được hồ sơ dự án đầu tư có sử dụng đất khu nhà ở đô thị kết hợp nhà ở xã hội khu công nghiệp Nam Đông Hà, tỉnh Quảng Trị do liên danh nhà đầu tư CTCP Đầu tư Nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt và CTCP Licogi 13 (HNX: LIG) đề xuất nộp lần 1 vào ngày 28/04/2021 và lần 6 ngày 18/06/2024.
Theo kết quả thẩm định của Sở KH&ĐT, dự án trên thuộc trường hợp phải báo cáo xin ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trước khi xem xét quyết định chủ trương đầu tư. Do đó, Sở đề nghị UBND tỉnh tham mưu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến trước khi quyết định chấp thuận chủ trương đầu theo quy định.
Bên cạnh đó, Sở đề nghị UBND tỉnh xem xét quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án và phê duyệt yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư đăng ký thực hiện ngay sau khi quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.
Ngoài ra, Sở đề nghị UBND tỉnh bãi bỏ danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất khu nhà ở đô thị kết hợp nhà ở xã hội khu công nghiệp Nam Đông Hà đã được phê duyệt ngày 06/08/2019 của UBND tỉnh khi quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.
Cuối cùng, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo UBND TP. Đông Hà khẩn trương thực hiện hoàn thành thủ tục phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng khu nhà ở đô thị kết hợp nhà ở xã hội khu công nghiệp Nam Đông Hà đã được UBND tỉnh phê duyệt ngày 14/08/2017, đảm bảo phù hợp với quy hoạch cấp trên trước khi tổ chức lập hồ sơ mời thầu đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.
Theo đề xuất của nhà đầu tư (lần 6 ngày 18/06), dự án có quy mô hơn 24.85ha nằm tại phường Đông Lương, TP. Đông Hà, Quảng Trị. Trong đó, đất ở chia lô hơn 4.6ha (chiếm gần 19% tổng quỹ đất) gồm 305 lô liền kề, cao 3 tầng; đất biệt thự gần 2.6ha (hơn 10%) với 81 căn, cao 2 tầng; và đất nhà ở xã hội gần 5ha (20%) xây dựng hoàn thiện 3 block, cao 5 tầng, gồm 1,241 căn nhà.
Tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 1,563 tỷ đồng, trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hơn 85 tỷ đồng. Với vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư gần 313 tỷ đồng, chiếm 20% tổng mức đầu tư, còn lại là vốn vay. Trong đó, Thành Đạt góp gần 219 tỷ đồng (chiếm 70%) và LIG góp gần 94 tỷ đồng (30%). Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm.
Tiến độ dự án tạm tính trong 3 năm 3 tháng, cụ thể, dự kiến từ tháng 10/2024 đến tháng 09/2025 (12 tháng) phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, thủ tục đất đai: đền bù, giải phóng mặt bằng, giao đất, lập và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật thi công, cấp giấy phép xây dựng.
Từ tháng 06/2025 - 12/2027 (31 tháng) thi công xây dựng hoàn thiện hạ tầng như san nền, đường giao thông, công viên cây xanh cảnh quan, cấp thoát nước, cấp điện, điện chiếu sáng, thoát nước thải và xử lý nước thải…; xây thô, hoàn thiện mặt ngoài công trình nhà liền kề, nhà biệt thự và xây dựng hoàn thiện nhà ở xã hội, các công trình công cộng.
Liên danh là ai?
CTCP Đầu tư Nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt thành lập năm 2010, trụ sở tại 106 Hoàng Diệu, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng; do ông Trần Xuân Đính - Tổng Giám đốc làm người đại diện pháp luật. Tính tới tháng 07/2023, Công ty có vốn điều lệ 240 tỷ đồng. Vào ngày 10/05/2024, Công ty vừa mới thực hiện sáp nhập Công ty TNHH MTV Sài Gòn Thành Đạt (vốn điều lệ 50 tỷ đồng).
Ông Trần Xuân Đính - Tổng Giám đốc Nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt, còn là Phó Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng, Chủ tịch Chi hội Vật liệu xây dựng miền Trung – Tây Nguyên.
Nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt là chủ đầu tư dự án khu dân cư và dịch vụ Cầu Hưng - Lai Nghi (Hội An Green Village) diện tích 109ha, tổng mức đầu tư hơn 1,600 tỷ đồng; dự án khu đô thị phức hợp du lịch nghỉ dưỡng thương mại tại huyện Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình tổng vốn đầu tư hơn 3,000 tỷ đồng, diện tích 33.5ha.
Về LIG, thành lập năm 2005, trụ sở tại tòa nhà Licogi 13, đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Hiện, Hiện LIG có vốn điều lệ gần 951 tỷ đồng.
3 tháng đầu năm 2024, LIG đạt doanh thu gần 565 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước; lãi ròng 475 triệu đồng, tăng 7%. Tổng tài sản vào cuối quý 1 ở mức 6,646 tỷ đồng, vốn chủ hơn 1,440 tỷ đồng.
Đáng chú ý, Nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt từng là công ty con của Licogi 13 trước thời điểm 29/06/2023, sau ngày này, LIG giảm tỷ lệ sở hữu tại Thành Đạt từ 52% xuống còn 13%, do không đăng ký mua cổ phiếu phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ của Thành Đạt.
Về mối liên hệ, ông Trần Quang Huy – Chủ tịch HĐQT Nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt, đang là Phó Tổng Giám đốc LIG.
10 cổ phiếu thủng đáy tháng
Hiện có 10 cổ phiếu có khối lượng giao dịch trung bình từ 500.000 cổ phiếu trở lên đã thủng đáy tháng. Mời bạn đọc theo dõi số liệu 24HMoney tổng hợp dưới đây.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.