Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp dệt may lập đỉnh trong năm 2024 nhờ nhu cầu hồi phục, nhưng bức tranh toàn ngành vẫn chưa thể trọn vẹn. Khi những tên tuổi lớn hưởng "mùa vàng" lợi nhuận, một số doanh nghiệp nhỏ vẫn loay hoay vòng xoáy thua lỗ với tương lai đầy bất định.
"Vượt sóng" ngoạn mục
Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 44.44 tỷ USD, tăng 10.3% so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc tăng 11.2%, giày dép tăng 13%; trong khi xuất khẩu xơ sợi gần như không tăng trưởng.
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đạt 16.2 tỷ USD, tăng 11.7% so với 2023. Xuất khẩu sang EU và Nhật Bản cũng khởi sắc, cùng đạt 4.3 tỷ USD, tương ứng tăng 13% và 14.6%. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc cũng có sự cải thiện đáng kể, từ 2.4 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm lên 3.1 tỷ USD vào cuối năm.
Sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng toàn cầu đã tạo động lực lớn cho các doanh nghiệp dệt may trong nước. Tính chung cả năm 2024, tổng doanh thu thuần của 33 doanh nghiệp dệt may trên các sàn HOSE, HNX, UPCoM đạt hơn 83.3 ngàn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Lãi ròng cũng tăng trưởng ấn tượng 66%, đạt gần 3 ngàn tỷ đồng.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), hầu hết doanh nghiệp đã có đơn hàng cho quý 1/2025 và đang đàm phán cho quý 2/2025. Biên lợi nhuận gộp cũng cải thiện đáng kể, đạt 13.2%, tăng hơn 2 điểm % so với cùng kỳ, nhờ các đơn hàng FOB - phân khúc có lợi nhuận cao - quay trở lại.
Gấm hoa cho kẻ mạnh
Năm 2024 chứng kiến 15/33 doanh nghiệp dệt may có tăng trưởng lợi nhuận. May Nhà Bè (MNB) dẫn đầu ngành với lãi ròng tăng 168%, đạt hơn 85 tỷ đồng. Riêng quý 4, lãi ròng của MNB đạt 31 tỷ đồng, gấp hơn 9 lần so với cùng kỳ, nhờ doanh thu tăng 47% và đóng góp tích cực từ các công ty con.
Nhiều doanh nghiệp lớn khác cũng phục hồi vượt bậc, như "ông lớn" Vinatex (VGT) đạt lãi ròng 372 tỷ đồng, tăng 125%. Dệt may Thành Công (TCM) lãi 276 tỷ đồng, tăng 109%. May Việt Tiến (VGG) lãi gần 350 tỷ đồng, tăng 83%, mức cao nhất trong 5 năm qua. Dệt may TNG đạt lợi nhuận kỷ lục 316 tỷ đồng, tăng 42%. Dệt may Hòa Thọ (HTG) cũng lập kỷ lục với 281 tỷ đồng, tăng 63%.
Quán quân lợi nhuận năm 2024 của ngành thuộc về May Sông Hồng (MSH) với 410 tỷ đồng, tăng 68% so với năm trước. Đặc biệt, quý 4 của MSH ghi nhận mức lãi cao nhất trong lịch sử, đạt 170 tỷ đồng, tăng 109% nhờ doanh thu tăng và tiết giảm chi phí hiệu quả.
May Sông Hồng có quý lãi ròng cao nhất lịch sử hoạt động
Chông gai cho kẻ yếu
Vẫn còn đó "nốt trầm" trong bức tranh tươi sáng của ngành, một số doanh nghiệp tiếp tục thua lỗ kéo dài; điểm chung là phải đối mặt với những thách thức từ thị trường, như biến động tỷ giá, chi phí nguyên vật liệu tăng cao, và yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng và bền vững.
Mặc dù đạt doanh thu trên ngàn tỷ đồng trong năm 2024, hai công ty Dệt May Nam Định (NDT) và Hanosimex (HSM) vẫn báo lỗ ròng lần lượt là 89 tỷ đồng và 71 tỷ đồng. Tuy mức lỗ đã giảm đáng kể so với năm trước, song gánh nặng lỗ lũy kế của hai công ty đã vượt 193 tỷ đồng và 169 tỷ đồng.
Fortex (FTM) lỗ nặng nhất ngành với 127 tỷ đồng, đánh dấu năm thứ 6 liên tiếp chìm trong thua lỗ. Tính đến cuối 2024, lỗ lũy kế của FTM đã vượt 1,216 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 710 tỷ đồng.
Fortex nối dài mạch thua lỗ 6 năm liên tiếp
Everpia (EVE) cũng gây bất ngờ khi lần đầu tiên báo lỗ trong lịch sử, khoản lỗ 31.5 tỷ đồng do chi phí marketing, vận hành showroom và khấu hao nhà máy mới tăng cao, cùng với việc thu hẹp ngành hàng khăn.
Một trường hợp đáng chú ý khác là Garmex (GMC) - từng là doanh nghiệp may mặc hàng đầu TPHCM nhưng nay đối mặt với suy thoái nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân, trong đó có hệ lụy từ đối tác Gilimex khởi kiện Amazon.
Garmex đã trải qua 3 năm liên tiếp thua lỗ. Chỉ tính riêng năm 2024, Công ty lỗ ròng 18 tỷ đồng, doanh thu thuần đạt vỏn vẹn 857 triệu đồng, giảm 90% so với năm trước, tương đương bình quân chỉ 2.3 triệu đồng/ngày. Tính đến cuối năm 2024, khoản lỗ lũy kế của GMC đã vượt quá 92 tỷ đồng, trong khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm hơn 23.5 tỷ đồng.
Do ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 1 năm trở lên, cổ phiếu GMC còn bị HOSE hủy niêm yết bắt buộc và chuyển sang giao dịch trên UPCoM từ tháng 2/2025, nhưng ngay lập tức bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.
Kết quả kinh doanh của Garmex đi xuống theo năm
Ngành xơ sợi phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn
Các doanh nghiệp sản xuất xơ sợi - phân khúc thượng nguồn trong chuỗi giá trị dệt may - cũng cho thấy sự cải thiện, một số đơn vị tăng trưởng trở lại hoặc giảm lỗ đáng kể. X20 lãi ròng 45 tỷ đồng, tăng 123% so với năm trước. TCT Việt Thắng (TVT) lãi 24 tỷ đồng, tăng 100%. Phong Phú (PPH) lãi 366 tỷ đồng, tăng 17%.
Ở chiều ngược lại, một số doanh nghiệp xơ sợi vẫn đối mặt với lợi nhuận đi xuống, như Sợi Thế Kỷ (STK) báo lãi ròng năm 2024 giảm 48% còn gần 46 tỷ đồng, mức thấp nhất trong 8 năm. Mặc dù thoát lỗ trong nửa đầu năm nhờ hoàn nhập tỷ giá, thực tế STK chỉ có lãi từ quý 3. Nguyên nhân thua lỗ trong nửa đầu năm là do doanh số thấp và chi phí ngưng máy tăng. Sang quý 4, lãi ròng của STK giảm 47% so với cùng kỳ và 78% so với quý trước, chỉ còn 18 tỷ đồng.
Damsan (ADS) lãi kỷ lục 33 tỷ đồng trong quý 4 nhờ chuyển nhượng quyền thuê hạ tầng nhưng tính chung cả năm vẫn giảm 18%, chỉ còn 51 tỷ đồng.
Lãi ròng Damsan đạt đỉnh trong quý 4/2024
Triển vọng 2025: Kỳ vọng tăng trưởng bền vững
Bước sang năm 2025, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD. Theo Chủ tịch VITAS Vũ Đức Giang, ngành sẽ chuyển hướng từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, với mục tiêu nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 51-55% trong giai đoạn 2021-2025 và 56-60% vào giai đoạn 2026-2030.
Dưới góc nhìn của một số công ty chứng khoán, thị trường xuất khẩu dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội tăng trưởng. Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự báo đơn hàng sẽ tiếp tục cải thiện khi nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường trọng điểm sẽ phục hồi, hàng tồn kho của các nhà bán lẻ lớn đang ở mức hợp lý. Chứng khoán FPT (FTS) kỳ vọng Việt Nam sẽ giành thêm thị phần tại Mỹ và Nhật Bản khi xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc diễn ra mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, ngành cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức như chính sách thuế mới của Mỹ, cạnh tranh từ các nước khác, và yêu cầu ngày càng cao về bền vững.
Chứng khoán Rồng Việt (VDS) nhận định xuất khẩu dệt may có thể duy trì tăng trưởng dương nhưng với tốc độ chậm lại trong nửa đầu năm 2025, do nhu cầu tiêu dùng toàn cầu chưa hoàn toàn phục hồi.
Bên cạnh đó, chính sách thuế mới của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump tạo ra cả cơ hội và rủi ro, khi Việt Nam có thể giành thêm đơn hàng từ Trung Quốc nhưng giá bán xuất khẩu có nguy cơ giảm do mức thuế mới.
Nhìn chung, năm 2025 được kỳ vọng sẽ là một năm tăng trưởng ổn định cho ngành dệt may, với điều kiện doanh nghiệp có chiến lược linh hoạt để thích ứng với biến động thị trường.
Thế Mạnh
FILI - 08:14:21 14/02/2025
Dệt may 2024: Bùng nổ lợi nhuận nhưng vẫn có những "nốt trầm"
Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp dệt may lập đỉnh trong năm 2024 nhờ nhu cầu hồi phục, nhưng bức tranh toàn ngành vẫn chưa thể trọn vẹn. Khi những tên tuổi lớn hưởng "mùa vàng" lợi nhuận, một số doanh nghiệp nhỏ vẫn loay hoay vòng xoáy thua lỗ với tương lai đầy bất định.
Sản xuất hàng may mặc tại CTCP Quốc tế Dony, huyện Bình Chánh, TPHCM. Ảnh minh họa
"Vượt sóng" ngoạn mục
Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 44.44 tỷ USD, tăng 10.3% so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc tăng 11.2%, giày dép tăng 13%; trong khi xuất khẩu xơ sợi gần như không tăng trưởng.
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đạt 16.2 tỷ USD, tăng 11.7% so với 2023. Xuất khẩu sang EU và Nhật Bản cũng khởi sắc, cùng đạt 4.3 tỷ USD, tương ứng tăng 13% và 14.6%. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc cũng có sự cải thiện đáng kể, từ 2.4 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm lên 3.1 tỷ USD vào cuối năm.
Sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng toàn cầu đã tạo động lực lớn cho các doanh nghiệp dệt may trong nước. Tính chung cả năm 2024, tổng doanh thu thuần của 33 doanh nghiệp dệt may trên các sàn HOSE, HNX, UPCoM đạt hơn 83.3 ngàn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Lãi ròng cũng tăng trưởng ấn tượng 66%, đạt gần 3 ngàn tỷ đồng.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), hầu hết doanh nghiệp đã có đơn hàng cho quý 1/2025 và đang đàm phán cho quý 2/2025. Biên lợi nhuận gộp cũng cải thiện đáng kể, đạt 13.2%, tăng hơn 2 điểm % so với cùng kỳ, nhờ các đơn hàng FOB - phân khúc có lợi nhuận cao - quay trở lại.
Gấm hoa cho kẻ mạnh
Năm 2024 chứng kiến 15/33 doanh nghiệp dệt may có tăng trưởng lợi nhuận. May Nhà Bè (MNB) dẫn đầu ngành với lãi ròng tăng 168%, đạt hơn 85 tỷ đồng. Riêng quý 4, lãi ròng của MNB đạt 31 tỷ đồng, gấp hơn 9 lần so với cùng kỳ, nhờ doanh thu tăng 47% và đóng góp tích cực từ các công ty con.
Nhiều doanh nghiệp lớn khác cũng phục hồi vượt bực , như "ông lớn" Vinatex (VGT) đạt lãi ròng 372 tỷ đồng, tăng 125%. Dệt may Thành Công (TCM) lãi 276 tỷ đồng, tăng 109%. May Việt Tiến (VGG) lãi gần 350 tỷ đồng, tăng 83%, mức cao nhất trong 5 năm qua. Dệt may TNG đạt lợi nhuận kỷ lục 316 tỷ đồng, tăng 42%. Dệt may Hòa Thọ (HTG) cũng lập kỷ lục với 281 tỷ đồng, tăng 63%.
Quán quân lợi nhuận năm 2024 của ngành thuộc về May Sông Hồng (MSH) với 410 tỷ đồng, tăng 68% so với năm trước. Đặc biệt, quý 4 của MSH ghi nhận mức lãi cao nhất trong lịch sử, đạt 170 tỷ đồng, tăng 109% nhờ doanh thu tăng và tiết giảm chi phí hiệu quả.
Chông gai cho kẻ yếu
Vẫn còn đó "nốt trầm" trong bức tranh tươi sáng của ngành, một số doanh nghiệp tiếp tục thua lỗ kéo dài; điểm chung là phải đối mặt với những thách thức từ thị trường, như biến động tỷ giá, chi phí nguyên vật liệu tăng cao, và yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng và bền vững.
Mặc dù đạt doanh thu trên ngàn tỷ đồng trong năm 2024, hai công ty Dệt May Nam Định (NDT) và Hanosimex (HSM) vẫn báo lỗ ròng lần lượt là 89 tỷ đồng và 71 tỷ đồng. Tuy mức lỗ đã giảm đáng kể so với năm trước, song gánh nặng lỗ lũy kế của hai công ty đã vượt 193 tỷ đồng và 169 tỷ đồng.
Fortex (FTM) lỗ nặng nhất ngành với 127 tỷ đồng, đánh dấu năm thứ 6 liên tiếp chìm trong thua lỗ. Tính đến cuối 2024, lỗ lũy kế của FTM đã vượt 1,216 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 710 tỷ đồng.
Everpia (EVE) cũng gây bất ngờ khi lần đầu tiên báo lỗ trong lịch sử, khoản lỗ 31.5 tỷ đồng do chi phí marketing, vận hành showroom và khấu hao nhà máy mới tăng cao, cùng với việc thu hẹp ngành hàng khăn.
Một trường hợp đáng chú ý khác là Garmex (GMC) - từng là doanh nghiệp may mặc hàng đầu TPHCM nhưng nay đối mặt với suy thoái nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân, trong đó có hệ lụy từ đối tác Gilimex khởi kiện Amazon.
Garmex đã trải qua 3 năm liên tiếp thua lỗ. Chỉ tính riêng năm 2024, Công ty lỗ ròng 18 tỷ đồng, doanh thu thuần đạt vỏn vẹn 857 triệu đồng, giảm 90% so với năm trước, tương đương bình quân chỉ 2.3 triệu đồng/ngày. Tính đến cuối năm 2024, khoản lỗ lũy kế của GMC đã vượt quá 92 tỷ đồng, trong khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm hơn 23.5 tỷ đồng.
Do ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 1 năm trở lên, cổ phiếu GMC còn bị HOSE hủy niêm yết bắt buộc và chuyển sang giao dịch trên UPCoM từ tháng 2/2025, nhưng ngay lập tức bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.
Ngành xơ sợi phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn
Các doanh nghiệp sản xuất xơ sợi - phân khúc thượng nguồn trong chuỗi giá trị dệt may - cũng cho thấy sự cải thiện, một số đơn vị tăng trưởng trở lại hoặc giảm lỗ đáng kể. X20 lãi ròng 45 tỷ đồng, tăng 123% so với năm trước. TCT Việt Thắng (TVT) lãi 24 tỷ đồng, tăng 100%. Phong Phú (PPH) lãi 366 tỷ đồng, tăng 17%.
Ở chiều ngược lại, một số doanh nghiệp xơ sợi vẫn đối mặt với lợi nhuận đi xuống, như Sợi Thế Kỷ (STK) báo lãi ròng năm 2024 giảm 48% còn gần 46 tỷ đồng, mức thấp nhất trong 8 năm. Mặc dù thoát lỗ trong nửa đầu năm nhờ hoàn nhập tỷ giá, thực tế STK chỉ có lãi từ quý 3. Nguyên nhân thua lỗ trong nửa đầu năm là do doanh số thấp và chi phí ngưng máy tăng. Sang quý 4, lãi ròng của STK giảm 47% so với cùng kỳ và 78% so với quý trước, chỉ còn 18 tỷ đồng.
Damsan (ADS) lãi kỷ lục 33 tỷ đồng trong quý 4 nhờ chuyển nhượng quyền thuê hạ tầng nhưng tính chung cả năm vẫn giảm 18%, chỉ còn 51 tỷ đồng.
Triển vọng 2025: Kỳ vọng tăng trưởng bền vững
Bước sang năm 2025, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD. Theo Chủ tịch VITAS Vũ Đức Giang, ngành sẽ chuyển hướng từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, với mục tiêu nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 51-55% trong giai đoạn 2021-2025 và 56-60% vào giai đoạn 2026-2030.
Dưới góc nhìn của một số công ty chứng khoán, thị trường xuất khẩu dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội tăng trưởng. Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự báo đơn hàng sẽ tiếp tục cải thiện khi nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường trọng điểm sẽ phục hồi, hàng tồn kho của các nhà bán lẻ lớn đang ở mức hợp lý. Chứng khoán FPT (FTS) kỳ vọng Việt Nam sẽ giành thêm thị phần tại Mỹ và Nhật Bản khi xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc diễn ra mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, ngành cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức như chính sách thuế mới của Mỹ, cạnh tranh từ các nước khác, và yêu cầu ngày càng cao về bền vững.
Chứng khoán Rồng Việt (VDS) nhận định xuất khẩu dệt may có thể duy trì tăng trưởng dương nhưng với tốc độ chậm lại trong nửa đầu năm 2025, do nhu cầu tiêu dùng toàn cầu chưa hoàn toàn phục hồi.
Bên cạnh đó, chính sách thuế mới của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump tạo ra cả cơ hội và rủi ro, khi Việt Nam có thể giành thêm đơn hàng từ Trung Quốc nhưng giá bán xuất khẩu có nguy cơ giảm do mức thuế mới.
Nhìn chung, năm 2025 được kỳ vọng sẽ là một năm tăng trưởng ổn định cho ngành dệt may, với điều kiện doanh nghiệp có chiến lược linh hoạt để thích ứng với biến động thị trường.
Khối ngoại mạnh tay bán ròng hơn 200 tỷ đồng, cổ phiếu nào bị "xả" mạnh nhất?
Giao dịch khối ngoại tiếp tục là điểm trừ khi bán ròng 251 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Trên HSX, khối ngoại 233 tỷ đồng
Những mã bị bán nhiều gồm có VNM (63 tỷ đồng), VPB (57 tỷ đồng), MWG (53 tỷ đồng), NLG (40 tỷ đồng), FPT (39 tỷ đồng)...
Ngược lại, họ mua nhiều các mã như DPM (43 tỷ đồng), CSV (28 tỷ đồng), MSN (27 tỷ đồng), GEX (23 tỷ đồng)...
Trên HNX, khối ngoại bán ròng 13 tỷ đồng
Những mã bị bán nhiều gồm có PVS, IDC, MBS, PVI...
Ngược lại, họ mua nhiều các mã như SHS, LAS, VC7...
Trên UPCoM, khối ngoại bán ròng 5 tỷ đồng
Những mã bị bán nhiều gồm MCH, MSR, ACV...
Ngược lại, họ mua nhiều các mã như VEA, KLB, ABI, WSB...
FPT 'không sợ' DeepSeek, nhà máy AI tại Việt Nam và Nhật Bản chuẩn bị đi vào hoạt động
Ngày 12/2, VietCap (VCI) đã dự cuộc họp gặp gỡ nhà đầu tư theo hình thức trực tuyến của CTCP FPT (FPT). Nội dung cuộc họp thảo luận về KQKD năm 2024 và triển vọng năm 2025 của công ty. Nhìn chung, ban lãnh đạo tự tin vào triển vọng KQKD khả quan của các mảng kinh doanh vào năm 2025, phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi.
FPT “hở room” khối ngoại hơn 63 triệu cổ phiếu
Chỉ trong chưa đầy 2 tháng đầu năm, khối ngoại đã bán ròng khoảng 2.200 tỷ đồng tại FPT.
Động thái này đẩy room ngoại tại FPT "hở" hơn 63 triệu đơn vị, tương ứng khoảng 4,3%.
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại cổ phiếu công nghệ này theo đó giảm xuống dưới 44,7%, thấp nhất trong nhiều năm qua.
Đây cũng là quãng “hở” room dài nhất trong nhiều năm trở lại đây của cổ phiếu ông lớn ngành công nghệ này.
FPT - Đã hết sóng tăng?
- Phân tích cơ bản: BCTC Quý 4/2024
- Tiềm năng của cổ phiếu FPT và hành động hiện tại
Kỳ vọng về sự trở lại của dòng vốn ngoại vẫn còn xa?
Việc đảo chiều dòng vốn ngoại quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam là việc không đơn giản và sẽ khó có thể diễn ra trong ngắn hạn, bởi thị trường cần thêm thời gian để các điều kiện thuận lợi hơn được định hình.
Tính từ đầu năm 2025 đến trước phiên 10/2, khối ngoại đã bán ròng gần 11.000 tỷ đồng, trong đó "xả" ròng hơn 10.700 tỷ đồng trên HoSE. Cùng giai đoạn này năm ngoái, con số mới chỉ khoảng 300 tỷ đồng.
Bán ròng vượt 10.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng
Đà bán của khối ngoại dàn trải diện rộng, chủ yếu tập trung vào nhóm bluechip. Trong đó, cổ phiếu FPT (FPT) dẫn đầu quy mô bán ròng khi bị xả ròng gần 2.200 tỷ chỉ sau hơn 1 tháng giao dịch.
Kém chút, cổ phiếu VIC (Vingroup) ghi nhận bị bán ròng hơn 2.000 tỷ từ đầu năm. Tuy nhiên, phần lớn giá trị bán ròng thực hiện qua kênh thoả thuận trong phiên 16/1, nhiều khả năng đến từ SK Investment khi tổ chức này đã đăng ký bán gần 50,8 triệu cổ phiếu VIC theo phương thức thoả thuận.
Cổ phiếu VNM (Vinamilk) cũng lọt top bị bán ròng mạnh trong giai đoạn đầu năm 2025 với giá trị xấp xỉ 970 tỷ.
Hay như MSN của Masan Group bị bán ròng gần 860 tỷ, với tâm điểm tại phiên 7/2 khi khối ngoại "xả" hơn 900 tỷ trên kênh thoả thuận.
Bên cạnh đó, các mã như STB (Sacombank), SSI (Chứng khoán SSI), FRT (FPT Retail), MWG (Thế giới Di động) ghi nhận giá trị bán ròng trên 400 tỷ trong vòng hơn 1 tháng qua.
Trước đó, năm 2024, khối ngoại bán ròng kỷ lục hơn 94.000 tỷ đồng, giai đoạn đầu năm 2025 vẫn chưa có tín hiệu chậm lại và ghi nhận đã bước qua tháng thứ 13 liên tiếp "xả hàng" trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
Nhìn rộng hơn, kể từ đầu năm 2023 tới hiện tại, giá trị bán ròng của khối ngoại đạt 5 tỷ USD (~128.400 tỷ đồng). Áp lực xả hàng kéo dài chưa từng có trong lịch sử. Trong 26 tháng trở lại đây, khối ngoại chỉ tạm dừng xả hàng trong tháng 1, 3/2023 và tháng 1/2024. Xu hướng này cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư nước ngoài chưa được cải thiện.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này nhìn sâu xa vẫn là chênh lệch lãi suất trong và ngoài nước và những bất ổn tiềm tàng cho những thị trường mới nổi, cận biên trước nguy cơ về chiến tranh thương mại toàn cầu.
Bên cạnh đó, việc thiếu cơ hội đầu tư dài hạn đủ hấp dẫn do thiếu hàng hoá chất lượng là nguyên nhân khiến nhà đầu tư nước ngoài không mặn mà với TTCK Việt Nam. Số lượng doanh nghiệp mới lên sàn rất ít, những cái tên thực sự đáng chú ý lại càng khan hiếm. Hoạt động đấu giá cũng diễn ra ảm đạm. Điều này làm thu hẹp lựa chọn của dòng vốn ngoại.
Giới phân tích nhìn nhận, việc dòng vốn ngoại có quay lại hay không sẽ quyết định lớn đến xu hướng của VN-Index.
Thực tế, TTCK “mở bát” đầu năm Ất Tỵ tích cực, hứng khởi, mang lại kỳ vọng về một năm tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, khi VN-Index tiến vào vùng đỉnh tháng 12 năm ngoái, áp lực chốt lời gia tăng đáng kể cùng những rủi ro tiềm ẩn và đà bán ròng mạnh mẽ của khối ngoại đã khiến VN-Index gặp khó trước ngưỡng cản 1.280-1.300 điểm - vùng kháng cự rất mạnh mà VN-Index chưa thể vượt qua trong năm 2024.
“Trong bối cảnh khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng và dòng tiền nội chưa thể đủ lực một mình kéo thị trường, thị trường chưa thể tăng ngay mà cần tích lũy tại vùng này trong một thời gian nữa trước khi xuất hiện những thông tin hỗ trợ đủ mạnh và hội tụ đủ sức bật để vượt qua vùng kháng cự mạnh kể trên”, ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, Chứng khoán VNDIRECT nhận định.
Cần "câu chuyện mới"
Nhìn chung, đảo chiều dòng vốn ngoại quay trở lại TTCK Việt Nam là việc không đơn giản và sẽ khó có thể diễn ra trong ngắn hạn. Kỳ vọng về sự trở lại của dòng vốn ngoại trên TTCK Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều rào cản và thách thức.
Những yếu tố như diễn biến kinh tế toàn cầu, chính sách tiền tệ của các nền kinh tế lớn và mức độ hấp dẫn của thị trường nội địa so với các khu vực khác đều có thể tác động đến quyết định của nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, quá trình này sẽ khó có thể diễn ra trong ngắn hạn và cần thêm thời gian để các điều kiện thuận lợi hơn được định hình.
Trong báo cáo mới cập nhật, Chứng khoán SSI cho rằng dòng vốn từ các quỹ đầu tư vào thị trường Việt Nam sẽ vẫn chịu nhiều yếu tố tác động trái chiều trong năm 2025. Theo đó, dòng vốn sẽ bị hạn chế bởi kỳ vọng tốc độ hạ lãi suất chậm của Fed và áp lực tỷ giá, chính sách khó đoán định dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump hoặc tiềm ẩn suy thoái kinh tế, hay số lượng các cổ phiếu ở các nhóm ngành thu hút dòng tiền như công nghệ khá hạn chế.
Mặt khác, câu chuyện nâng hạng TTCK hấp dẫn dòng vốn ngoại dường như vẫn chỉ dừng lại ở kỳ vọng. Thị trường sau nhiều năm vẫn dậm chân tại vùng cũ, VN-Index "tàu lượn" quanh 1.200 -1.300 điểm, vốn hoá cũng chưa thể bứt phá hoàn toàn trong bối cảnh các quỹ ngoại ETF, quỹ chủ động lâu năm trên thị trường ghi nhận tình trạng rút ròng chưa từng có, giá trị hàng nghìn tỷ đồng.
Do đó, giới phân tích cho rằng thị trường đang cần "câu chuyện mới" để thu hút vốn ngoại quay lại.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa cập nhật triển vọng nâng hạng TTCK Việt Nam, trong đó kỳ vọng FTSE có thể ghi nhận Việt Nam đủ điều kiện nâng hạng trong kỳ xem xét tháng 3/2025. Việc đánh giá đủ điều kiện nâng hạng thị trường theo FTSE sẽ là chất xúc tác cho tâm lý nhà đầu tư.
Cụ thể, theo VDSC, TTCK Việt Nam đã giải quyết 2 tiêu chí còn lại mà FTSE yêu cầu để được nâng hạng. Do đó, FTSE có thể ghi nhận Việt Nam đủ điều kiện nâng hạng trong kỳ xem xét tháng 3/2025. Mặc dù chưa được chính thức vào rổ FTSE Emerging Index, nhưng kỳ vọng từ nhà đầu tư nội, cũng như dòng vốn ngoại sẽ mang lại tâm lý giao dịch tích cực cho thị trường.
Trong một báo cáo gần đây, Chứng khoán Agriseco ước tính, với quy mô vốn hoá thị trường khoảng 5 triệu tỷ đồng, lượng tiền mở ra sau khi tháo gỡ “Pre-funding” lên tới khoảng 25.000-30.000 tỷ đồng. Chuyên gia Agriseco cũng kỳ vọng dòng tiền của khối ngoại có thể tích cực hơn trong nửa cuối năm 2025 khi các đợt hạ lãi suất của FED sẽ làm giảm bớt áp lực lên tỷ giá.
Cùng với đó, việc nâng hạng TTCK Việt Nam có thể giúp dòng vốn đầu tư nước ngoài quay trở lại thị trường. Khi được đưa vào danh sách nâng hạng, dự kiến TTCK sẽ đón dòng vốn đầu tư từ 5 – 6 tỷ USD từ các quỹ ETF tham chiếu theo bộ chỉ số của FTSE và các quỹ chủ động.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.