Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp dệt may lập đỉnh trong năm 2024 nhờ nhu cầu hồi phục, nhưng bức tranh toàn ngành vẫn chưa thể trọn vẹn. Khi những tên tuổi lớn hưởng "mùa vàng" lợi nhuận, một số doanh nghiệp nhỏ vẫn loay hoay vòng xoáy thua lỗ với tương lai đầy bất định.
"Vượt sóng" ngoạn mục
Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 44.44 tỷ USD, tăng 10.3% so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc tăng 11.2%, giày dép tăng 13%; trong khi xuất khẩu xơ sợi gần như không tăng trưởng.
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đạt 16.2 tỷ USD, tăng 11.7% so với 2023. Xuất khẩu sang EU và Nhật Bản cũng khởi sắc, cùng đạt 4.3 tỷ USD, tương ứng tăng 13% và 14.6%. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc cũng có sự cải thiện đáng kể, từ 2.4 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm lên 3.1 tỷ USD vào cuối năm.
Sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng toàn cầu đã tạo động lực lớn cho các doanh nghiệp dệt may trong nước. Tính chung cả năm 2024, tổng doanh thu thuần của 33 doanh nghiệp dệt may trên các sàn HOSE, HNX, UPCoM đạt hơn 83.3 ngàn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Lãi ròng cũng tăng trưởng ấn tượng 66%, đạt gần 3 ngàn tỷ đồng.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), hầu hết doanh nghiệp đã có đơn hàng cho quý 1/2025 và đang đàm phán cho quý 2/2025. Biên lợi nhuận gộp cũng cải thiện đáng kể, đạt 13.2%, tăng hơn 2 điểm % so với cùng kỳ, nhờ các đơn hàng FOB - phân khúc có lợi nhuận cao - quay trở lại.
Gấm hoa cho kẻ mạnh
Năm 2024 chứng kiến 15/33 doanh nghiệp dệt may có tăng trưởng lợi nhuận. May Nhà Bè (MNB) dẫn đầu ngành với lãi ròng tăng 168%, đạt hơn 85 tỷ đồng. Riêng quý 4, lãi ròng của MNB đạt 31 tỷ đồng, gấp hơn 9 lần so với cùng kỳ, nhờ doanh thu tăng 47% và đóng góp tích cực từ các công ty con.
Nhiều doanh nghiệp lớn khác cũng phục hồi vượt bậc, như "ông lớn" Vinatex (VGT) đạt lãi ròng 372 tỷ đồng, tăng 125%. Dệt may Thành Công (TCM) lãi 276 tỷ đồng, tăng 109%. May Việt Tiến (VGG) lãi gần 350 tỷ đồng, tăng 83%, mức cao nhất trong 5 năm qua. Dệt may TNG đạt lợi nhuận kỷ lục 316 tỷ đồng, tăng 42%. Dệt may Hòa Thọ (HTG) cũng lập kỷ lục với 281 tỷ đồng, tăng 63%.
Quán quân lợi nhuận năm 2024 của ngành thuộc về May Sông Hồng (MSH) với 410 tỷ đồng, tăng 68% so với năm trước. Đặc biệt, quý 4 của MSH ghi nhận mức lãi cao nhất trong lịch sử, đạt 170 tỷ đồng, tăng 109% nhờ doanh thu tăng và tiết giảm chi phí hiệu quả.
May Sông Hồng có quý lãi ròng cao nhất lịch sử hoạt động
Chông gai cho kẻ yếu
Vẫn còn đó "nốt trầm" trong bức tranh tươi sáng của ngành, một số doanh nghiệp tiếp tục thua lỗ kéo dài; điểm chung là phải đối mặt với những thách thức từ thị trường, như biến động tỷ giá, chi phí nguyên vật liệu tăng cao, và yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng và bền vững.
Mặc dù đạt doanh thu trên ngàn tỷ đồng trong năm 2024, hai công ty Dệt May Nam Định (NDT) và Hanosimex (HSM) vẫn báo lỗ ròng lần lượt là 89 tỷ đồng và 71 tỷ đồng. Tuy mức lỗ đã giảm đáng kể so với năm trước, song gánh nặng lỗ lũy kế của hai công ty đã vượt 193 tỷ đồng và 169 tỷ đồng.
Fortex (FTM) lỗ nặng nhất ngành với 127 tỷ đồng, đánh dấu năm thứ 6 liên tiếp chìm trong thua lỗ. Tính đến cuối 2024, lỗ lũy kế của FTM đã vượt 1,216 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 710 tỷ đồng.
Fortex nối dài mạch thua lỗ 6 năm liên tiếp
Everpia (EVE) cũng gây bất ngờ khi lần đầu tiên báo lỗ trong lịch sử, khoản lỗ 31.5 tỷ đồng do chi phí marketing, vận hành showroom và khấu hao nhà máy mới tăng cao, cùng với việc thu hẹp ngành hàng khăn.
Một trường hợp đáng chú ý khác là Garmex (GMC) - từng là doanh nghiệp may mặc hàng đầu TPHCM nhưng nay đối mặt với suy thoái nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân, trong đó có hệ lụy từ đối tác Gilimex khởi kiện Amazon.
Garmex đã trải qua 3 năm liên tiếp thua lỗ. Chỉ tính riêng năm 2024, Công ty lỗ ròng 18 tỷ đồng, doanh thu thuần đạt vỏn vẹn 857 triệu đồng, giảm 90% so với năm trước, tương đương bình quân chỉ 2.3 triệu đồng/ngày. Tính đến cuối năm 2024, khoản lỗ lũy kế của GMC đã vượt quá 92 tỷ đồng, trong khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm hơn 23.5 tỷ đồng.
Do ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 1 năm trở lên, cổ phiếu GMC còn bị HOSE hủy niêm yết bắt buộc và chuyển sang giao dịch trên UPCoM từ tháng 2/2025, nhưng ngay lập tức bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.
Kết quả kinh doanh của Garmex đi xuống theo năm
Ngành xơ sợi phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn
Các doanh nghiệp sản xuất xơ sợi - phân khúc thượng nguồn trong chuỗi giá trị dệt may - cũng cho thấy sự cải thiện, một số đơn vị tăng trưởng trở lại hoặc giảm lỗ đáng kể. X20 lãi ròng 45 tỷ đồng, tăng 123% so với năm trước. TCT Việt Thắng (TVT) lãi 24 tỷ đồng, tăng 100%. Phong Phú (PPH) lãi 366 tỷ đồng, tăng 17%.
Ở chiều ngược lại, một số doanh nghiệp xơ sợi vẫn đối mặt với lợi nhuận đi xuống, như Sợi Thế Kỷ (STK) báo lãi ròng năm 2024 giảm 48% còn gần 46 tỷ đồng, mức thấp nhất trong 8 năm. Mặc dù thoát lỗ trong nửa đầu năm nhờ hoàn nhập tỷ giá, thực tế STK chỉ có lãi từ quý 3. Nguyên nhân thua lỗ trong nửa đầu năm là do doanh số thấp và chi phí ngưng máy tăng. Sang quý 4, lãi ròng của STK giảm 47% so với cùng kỳ và 78% so với quý trước, chỉ còn 18 tỷ đồng.
Damsan (ADS) lãi kỷ lục 33 tỷ đồng trong quý 4 nhờ chuyển nhượng quyền thuê hạ tầng nhưng tính chung cả năm vẫn giảm 18%, chỉ còn 51 tỷ đồng.
Lãi ròng Damsan đạt đỉnh trong quý 4/2024
Triển vọng 2025: Kỳ vọng tăng trưởng bền vững
Bước sang năm 2025, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD. Theo Chủ tịch VITAS Vũ Đức Giang, ngành sẽ chuyển hướng từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, với mục tiêu nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 51-55% trong giai đoạn 2021-2025 và 56-60% vào giai đoạn 2026-2030.
Dưới góc nhìn của một số công ty chứng khoán, thị trường xuất khẩu dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội tăng trưởng. Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự báo đơn hàng sẽ tiếp tục cải thiện khi nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường trọng điểm sẽ phục hồi, hàng tồn kho của các nhà bán lẻ lớn đang ở mức hợp lý. Chứng khoán FPT (FTS) kỳ vọng Việt Nam sẽ giành thêm thị phần tại Mỹ và Nhật Bản khi xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc diễn ra mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, ngành cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức như chính sách thuế mới của Mỹ, cạnh tranh từ các nước khác, và yêu cầu ngày càng cao về bền vững.
Chứng khoán Rồng Việt (VDS) nhận định xuất khẩu dệt may có thể duy trì tăng trưởng dương nhưng với tốc độ chậm lại trong nửa đầu năm 2025, do nhu cầu tiêu dùng toàn cầu chưa hoàn toàn phục hồi.
Bên cạnh đó, chính sách thuế mới của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump tạo ra cả cơ hội và rủi ro, khi Việt Nam có thể giành thêm đơn hàng từ Trung Quốc nhưng giá bán xuất khẩu có nguy cơ giảm do mức thuế mới.
Nhìn chung, năm 2025 được kỳ vọng sẽ là một năm tăng trưởng ổn định cho ngành dệt may, với điều kiện doanh nghiệp có chiến lược linh hoạt để thích ứng với biến động thị trường.
Thế Mạnh
FILI - 08:14:21 14/02/2025
Xuyên suốt năm Giáp Thìn, VN-Index diễn biến sideway, mức tăng chỉ rơi vào khoảng 5%. Tuy nhiên, các mã cổ phiếu lớn vẫn có sự biến động. Và với những tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán, những biến động ấy cũng khiến tài sản của họ thay đổi đáng kể.
Vậy sau năm Giáp Thìn, tài sản của các lãnh đạo biến động ra sao?
*Chỉ tính số lượng cổ phiếu sở hữu cá nhân
1. Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long: Gần 44 ngàn tỷ đồng
Giữ vững ngôi đầu vẫn là Chủ tịch HPG Trần Đình Long. Với 1.65 tỷ cp HPG sở hữu cá nhân, ông Trần Đình Long sở hữu khối tài sản khoảng 43.7 ngàn tỷ đồng, tăng 3.6% so với phiên cuối năm Giáp Thìn (07/02/2024).
2. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Gần 28 ngàn tỷ đồng
Nếu chỉ tính lượng cổ phiếu sở hữu cá nhân, Chủ tịch Tập đoàn VinGroup đứng thứ 2 trong danh sách các tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán. Với hơn 691 triệu cp VIC đang nắm giữ (18%), khối tài sản của ông Vượng rơi vào khoảng 28 ngàn tỷ đồng, giảm 4.6% so với phiên cuối năm Giáp Thìn.
Dù vậy, thực tế tài sản chứng khoán của ông Vượng có thể lớn hơn số này rất nhiều, bởi ông cùng gia đình còn nắm phần lớn vốn của VIC thông qua CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (gần 33%) hay CTCP Quản lý và Đầu tư BĐS VMI (khoảng 6.28%). Cả 2 công ty này, ông Vượng đều đang nắm trên 90% vốn điều lệ. Ngoài ra, ông cũng sở hữu gián tiếp một lượng cổ phần không nhỏ tại VHM, khi VIC chiếm tới 69.3% vốn điều lệ.
Nếu tính cả lượng cổ phần này, tài sản chứng khoán của Chủ tịch VinGroup có thể lên tới hơn 100 ngàn tỷ đồng, vượt qua ông Trần Đình Long và là người giàu nhất sàn chứng Việt hiện tại.
3. Chủ tịch Sunshine Đỗ Anh Tuấn: Hơn 24.5 ngàn tỷ đồng
Người giữ vị trí Chủ tịch HĐQT của 2 công ty là Sunshine Homes và Tập đoàn Real Tech vẫn vững vàng ở vị trí thứ 3.
Ông Tuấn hiện đang nắm 246 triệu cp SSH (65% vốn điều lệ), gần 163 triệu KSF (54%). Ngoài ra, ông nắm gần 19 triệu cp SCG, và hơn 17 triệu cp KLB. Lượng cổ phần mà ông Tuấn đang sở hữu có giá trị hơn 24.2 ngàn tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm trước, chủ yếu nhờ cổ phiếu SSH tăng giá khoảng 1.5%.
4. Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: Hơn 15.2 ngàn tỷ đồng (+1 bậc)
Năm Giáp Thìn chứng kiến bước nhảy vọt của FPT khi giá cổ phiếu tăng tới gần 66%, lên hơn 149,000 đồng/cp tại thời điểm kết phiên 17/01. Với hơn 1 tỷ cp đang nắm giữ, tài sản chứng khoán của Chủ tịch Trương Gia Bình cũng phình to, lên tới hơn 15.2 ngàn tỷ đồng, giúp ông tăng 1 bậc trong bảng xếp hạng tỷ phú giàu nhất sàn chứng Việt năm qua.
5. Chủ tịch DGC Đào Hữu Huyền: Gần 7.7 ngàn tỷ đồng (+3 bậc)
Cổ phiếu DGC của Hóa chất Đức Giang cũng nằm trong số những mã cổ phiếu tăng giá ấn tượng trong năm Giáp Thìn. Kết phiên 17/01, giá mã này đạt 109,800 đồng/cp, tăng trưởng hơn 17%.
Mức tăng này cũng giúp Chủ tịch HĐQT Đào Hữu Huyền nâng hạng (từ 6 lên 5). Với 70 triệu cp đang nắm giữ tại DGC (tương đương hơn 18% vốn điều lệ), tài sản chứng khoán của ông Đào Hữu Huyền rơi vào khoảng 7.7 ngàn tỷ đồng.
6. “Nữ tướng” Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo: Gần 7 ngàn tỷ đồng (+1 bậc)
Nữ tỷ phú Phương Thảo là Chủ tịch HĐQT CTCP Hàng không Vietjet , đồng thời là Phó Chủ tịch của HDBank. Hiện tại bà Thảo nắm giữ gần 47.5 triệu cp VJC (8.76%) và hơn 93.6 triệu cp HDB (3.24%).
Giá cổ phiếu VJC trong năm Giáp Thìn giảm khoảng 6%, nhưng HDB lại tăng tới 19.3%. Nhờ vậy, tổng giá trị chứng khoán bà Thảo nắm giữ chỉ giảm nhẹ còn gần 7 ngàn tỷ đồng, tăng 1 bậc trên bảng xếp hạng.
7. Phó Chủ tịch VinGroup Phạm Thu Hương: 6.9 ngàn tỷ đồng (-1 bậc)
Với gần 171 triệu cp VIC đang nắm giữ, bà Phạm Thu Hương – vợ tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang giữ riêng cho mình khối tài sản trị giá khoảng 6.9 ngàn tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm trước theo thị giá VIC.
8. Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng: Gần 6.1 ngàn tỷ đồng (+1 bậc)
Trong năm Giáp Thìn, cổ phiếu VPB chỉ giảm nhẹ 0.9%, đạt 18,450 đồng/cp. Do vậy, tài sản của Chủ tịch Ngô Chí Dũng không có nhiều biến động, giảm nhẹ còn gần 6.1 ngàn tỷ đồng. Tuy vậy, vị trí của ông Dũng vẫn tăng 1 bậc do tài sản của 2 tỷ phú khác giảm sâu hơn.
9. Chủ tịch Phát Đạt Nguyễn Văn Đạt: Gần 5.34 ngàn tỷ đồng (-5 bậc)
Năm Giáp Thìn diễn ra tương đối ảm đạm với PDR khi giá mã này giảm tới gần 31%, còn khoảng 18,850 đồng/cp. Khối tài sản của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt cũng giảm đi tương ứng, chỉ còn khoảng 5.34 ngàn tỷ đồng, khiến ông rơi 5 bậc trên bảng xếp hạng tỷ phú sàn chứng Việt.
10. “Nữ hoàng cá tra” Trương Thị Lệ Khanh: Hơn 5.3 ngàn tỷ đồng
Bà Trương Thị Lê Khanh – Chủ tịch CTCP Vĩnh Hoàn sở hữu 79 triệu cp VHC (tương đương 35.26%) cùng mức tăng giá 8% trong 1 năm qua, tài sản bà nắm giữ có giá trị khoảng 5.3 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, trị giá tài sản chứng khoán của bà Khanh thực tế giảm đi so với năm trước do khoảng 5.5 triệu cp nắm giữ tại CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang đã chuyển qua cho VHC sở hữu.
Châu An
FILI - 19:00:00 27/01/2025
Theo báo cáo tài chính mới công bố, năm 2024, CTCP Chứng khoán Vietcap đạt mức lãi trước thuế trên 1 ngàn tỷ đồng, tăng tới 90% năm trước. Lãi sau thuế đạt hơn 910 tỷ đồng, tăng 85%.
Kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2024 của VCI
Tổng doanh thu hoạt động năm nay đạt gần 3.7 ngàn tỷ đồng, gần gấp rưỡi năm trước. Trong đó, Công ty có nguồn thu lớn từ các tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL), các khoản cho vay và phải thu, doanh thu môi giới, lãi các tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS).
Cụ thể, lãi từ tài sản FVTPL đạt gần 1.8 ngàn tỷ đồng, tăng 90%. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu đạt 873 tỷ đồng, tăng 27%. Doanh thu môi giới ghi nhận gần 730 tỷ đồng, tăng 36%.
Chi phí hoạt động của Công ty cũng tăng đáng kể theo đà tăng của doanh thu. Hai khoảng chi phí hoạt động chủ đạo là: Lỗ từ tài sản tài chính FVTPL chiếm gần 1 ngàn tỷ đồng, gấp đôi năm trước. Chi phí môi giới tăng hơn 36% lên gần 596 tỷ đồng.
Chi phí tài chính trong năm của Công ty tăng 8% so với năm trước, ở mức gần 800 tỷ đồng. Chi phí quản lý cũng tăng 18% lên mức 145 tỷ đồng.
Tổng kết lại, năm 2024, VCI đạt mức lãi trước thuế trên 1 ngàn tỷ đồng, tăng tới 90% năm trước. Lãi sau thuế đạt hơn 910 tỷ đồng, tăng 85%. Với kết quả này, Công ty đã vượt hơn 40% kế hoạch lợi nhuận (trước thuế) đặt ra.
Tính riêng quý 4, Công ty lãi sau thuế hơn 218 tỷ đồng, tăng gần 80% so với cùng kỳ. Trong quý, VCI đã thực hiện hóa lợi nhuận của một số khoản đầu tư dẫn tới doanh thu từ bán tài sản FVTPL tăng. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động cho vay ký quỹ tăng mạnh 35%, đạt 252 tỷ đồng.
VCI đã tăng quy mô tài sản lên gấp rưỡi so với đầu năm lên mức 26.5 ngàn tỷ đồng vào cuối năm 2024. Cơ cấu nợ vay và vốn chủ sở hữu khá cân bằng, Công ty ghi nhận nợ phải trả 13.6 ngàn tỷ đồng, tăng gần 40% so với đầu năm. Tỷ trọng lớn trong nợ phải trả là nợ vay ngắn hạn (12.5 ngàn tỷ đồng).
Cơ cấu vay nợ ngắn hạn/nguồn vốn của VCI
Trong cơ cấu tài sản, Công ty ghi nhận hơn 11.2 ngàn tỷ đồng dư nơj cho vay (tăng 40% so với đầu năm), 8.4 ngàn tỷ đồng tài sản AFS (tăng 27%). Quy mô tài sản FVTPL gấp 7 lần đầu năm lên 846 tỷ đồng.
Đáng chú ý, Công ty đang nắm hơn 4.7 ngàn tỷ đồng tiền mặt ở thời điểm cuối năm 2024.
Soi danh mục tài sản FVTPL của VCI, trái phiếu chưa niêm yết chiếm tỷ trọng 75% với giá trị 628 tỷ đồng. Phần còn lại là hơn 200 tỷ đồng cổ phiếu chờ hoán đổi ETF và 18.5 tỷ đồng chứng chỉ quỹ niêm yết.
Còn ở danh mục AFS, Công ty đang nắm tỷ trọng lớn với các mã KDH, IDP, FPT, TDM, STB. Trong năm, Công ty đã tăng tỷ trọng với các mã FPT, TDM, STB. Ngược lại, giảm tỷ trọng với MBB hoặc bán ra hết với MSN, PNJ, KDH.
Danh mục tài sản tài chính FVTPL, AFS của VCI
Yến Chi
FILI - 11:36:09 22/01/2025
CTCP Chứng khoán SSI vừa công bố báo cáo tài chính công ty mẹ quý 4/2024. Lợi nhuận trước thuế công ty mẹ cả năm đạt 3.3 ngàn tỷ đồng. Công ty ước kết quả hợp nhất đạt 3.5 ngàn tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2024 của SSI
Năm 2024, doanh thu hoạt động của SSI đạt 8,201.2 tỷ đồng, tăng gần 20%. Doanh thu từ hoạt động cho vay, môi giới và lãi từ các tài sản tài chính chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu của Công ty.
Cụ thể, lãi từ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) lên tới gần 4 ngàn tỷ đồng, tăng 27%. Lãi từ tài sản nắm giữ tới ngày đáo hạn (HTM) ở mức 323.75 tỷ đồng (giảm 30%).
Mảng cho vay thu về khoản lãi cho vay và phải thu hơn 2 ngàn tỷ đồng, tăng 33%. Hoạt động môi giới năm 2024 cũng tăng trưởng về doanh thu, đạt hơn 1.6 ngàn tỷ đồng, tăng 11%.
Mảng tự doanh năm 2024 thu lãi hơn 2.3 ngàn tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với năm trước.
Tổng kết năm 2024, SSI báo lãi trước thuế 3.3 ngàn tỷ đồng, tăng 24%. Lãi ròng đạt 2.68 tỷ đồng, tăng 23%.
Lũy kế năm, SSI ước hợp nhất đạt 8.7 ngàn tỷ đồng tổng doanh thu và 3.5 ngàn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt đạt 107% và 104% kế hoạch ĐHĐCĐ 2024 thông qua.
Tính riêng trong quý 4, doanh thu hoạt động quý 4 của SSI ở mức 2 ngàn tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với đầu năm. Trong đó, doanh thu môi giới giảm 15% về gần 320 tỷ đồng. Lãi từ khoản đầu tư HTM giảm gần 40% còn 69 tỷ đồng.
Nguồn thu từ hoạt động cho vay tăng tốt so với cùng kỳ, đạt hơn 570 tỷ đồng, tương ứng tăng 30%.
Ở mảng tự doạnh, lãi từ tài sản tài chính FVTPL của Công ty tăng 4% lên hơn 1 ngàn tỷ đồng. Lỗ tài sản FVTPL tăng mạnh 71% lên 653.7 tỷ đồng. Với biên động như vậy, lãi tự doanh của Công ty ở mức 344 tỷ đồng, giảm hơn 40%.
Lợi nhuận ròng quý 4 của SSI ở mức 368 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ.
Dư nợ cho vay gần 22 ngàn tỷ đồng
Tại thời điểm 31/12/2024, SSI có tổng tài sản đạt 72.5 ngàn tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đạt 25.9 ngàn tỷ đồng, lần lượt tăng 6% và 15% so với đầu năm. Lũy kế 4 quý gần nhất, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) tại thời điểm cuối quý 4/2024 lần lượt đạt 9.6% và 3.4%.
Tài sản của Công ty được phân bổ chủ yếu vào danh mục tài sản FVTPL (42 ngàn tỷ đồng), dư nợ cho vay (21.9 ngàn tỷ đồng), các khoản đầu tư HTM (3.79 ngàn tỷ đồng).
Danh mục tài FVTPL của SSI tập trung phần lớn vào trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi. Quy mô cổ phiếu công ty nắm giữ ở mức gần 1.4 ngàn tỷ đồng, tăng 35% so với đầu năm. Trong đó một số mã nổi bật như FPT, HPG, MWG, VPB.
Danh mục tài sản FVTPL của SSI
Bên cạnh các mục kể trên, Công ty nắm 969 tỷ đồng cổ phiếu niếm yết phòng ngừa rủi ro cho chứng quyền.
Trong năm 2024, SSI đã tăng vốn điều lệ từ mức 15 ngàn tỷ đồng lên hơn 19.6 ngàn tỷ đồng. Công ty vẫn duy trì dư nợ vay ngắn hạn ở mức quanh 45 - 46 ngàn tỷ đồng.
Nguồn: BCTC công ty mẹ quý 4/2024 của SSI
Chí Kiên
FILI - 10:38:42 21/01/2025
Lẽ thường, khi một doanh nghiệp đủ lớn mạnh cũng là lúc giấc mơ của họ bay xa. Năm 2024 chứng kiến một loạt doanh nghiệp muốn vươn mình ra biển lớn, đặc biệt trong những tháng cuối năm, với các kế hoạch rót hàng triệu USD ra thị trường nước ngoài.
Mới đây, vào đầu tháng 12, Tập đoàn PC1 (HOSE: PC1) đã thông qua việc góp 99.98% vốn thành lập công ty con tại Philippines để làm nhà máy điện gió. Trước đó, vào ngày 9/10, tại thủ đô Manila, Philippines, Tập đoàn đã ký hợp đồng tổng thầu EPC nhà máy điện gió Camarines Sur, công suất 58.5MW, cùng đối tác là Công ty SPV Cornerstone Energy Development, Inc. (CEDI) - liên danh giữa Aboitiz Power Corporation (doanh nghiệp Philippines về đầu tư năng lượng) và Mainstream Renewable Power (doanh nghiệp đầu tư các nhà máy điện gió trên thế giới).
PC1 cho biết, việc ký hợp đồng tổng thầu thành công tại Philippines với các chủ đầu tư là các tập đoàn hàng đầu về đầu tư năng lượng trong khu vực và trên thế giới qua nhiều vòng thẩm định và đánh giá khắt khe, cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hoàn toàn có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm và sự tự tin tham gia vào chuỗi giá trị cạnh tranh toàn cầu.
Thực tế, khi một doanh nghiệp đủ lớn mạnh cũng là lúc giấc mơ của họ bay xa. Năm 2024 chứng kiến một loạt doanh nghiệp muốn vươn mình ra biển lớn, đặc biệt trong những tháng cuối năm, với các kế hoạch rót hàng triệu USD sang thị trường nước ngoài.
Tôn Đông Á tiến vào Indonesia
Theo nghị quyết ngày 19/11, Tôn Đông Á G có ý định góp 25 tỷ đồng (khoảng 1 triệu USD) để mở một công ty tại Indonesia, lấy tên PT Indo Vina Steel để kinh doanh thép cuộn, tương đương nắm 51% vốn điều lệ. Đối tác góp vốn chưa được tiết lộ.
Việc mở rộng ra khu vực Đông Nam Á đã được cổ đông GDA thông qua tại đại hội thường niên 2024 trước đó với lộ trình đầu tư kéo dài 4-6 năm.
Tiền góp vốn vào công ty Indonesia không phải là vấn đề lớn đối với doanh nghiệp tôn 26 năm tuổi, nếu so với hơn 3.5 ngàn tỷ đồng tài sản thanh khoản cao đang nắm giữ, bao gồm tiền gửi ngân hàng, đầu tư trái phiếu… (tính đến cuối quý 3/2024). Doanh nghiệp cho biết, đã có kế hoạch đầu tư xây nhà máy sản xuất các sản phẩm sau thép trong nước, ước tính cần 10 ngàn tỷ đồng cho 4 giai đoạn kéo dài 6-8 năm. GDA dự kiến thành lập thêm công ty TNHH và góp vào không thấp hơn 70% vốn.
Liên doanh 700 ngàn USD của PVD tại Indonesia
Ngày 18/11, HĐQT PV Drilling thông qua nghị quyết góp vốn thành lập công ty liên doanh tại Indonesia với tên gọi PetroVietnam Drilling Indonesia (PT PVD Indo), vốn điều lệ 700,000 USD, có vai trò cung cấp dịch vụ khoan và dịch vụ kỹ thuật giếng khoan cho các công ty dầu khí tại Indonesia.
Trong số vốn 700 ngàn USD, PVD và PT Quest Semesta Raya mỗi bên góp 40%, còn lại ông Yosep Arianto góp 20%. Công ty đăng ký kinh doanh tại Indonesia, hoạt động 10 năm kể từ khi thành lập và có thể kéo dài thêm khi các bên đồng ý.
Thực tế, đây không phải lần đầu công ty khoan dầu của PVN có mặt tại Indonesia. Doanh nghiệp đã hoạt động tại đất nước vạn đảo từ tháng 12/2022 đến nay, với văn phòng điều hành tại Jakarta thành lập vào tháng 7/2023. Khách hàng lớn nhất tại nước này là Pertamina Hulu Energi Offshore Northwest Java (PHE ONWJ).
Dự án mở rộng thị phần sữa tại Philippines của IDP
Cũng trong ngày 18/11, CTCP Sữa Quốc tế Lof (UPCoM: IDP) - chủ thương hiệu sữa Kun - có động thái “ra khơi” khi thông qua việc thành lập một tổ chức kinh tế tại Philippines.
Theo đó, IDP sẽ thành lập tổ chức kinh tế tại Philippines, nằm trong Dự án Kinh doanh Sữa và Đồ uống Philippines Lof International Dairy Products Inc. Mục tiêu chính là bán buôn đồ uống, sữa và các sản phẩm từ sữa. Khoản đầu tư trị giá gần 1.5 triệu USD (khoảng 38 tỷ đồng), toàn bộ bằng tiền vốn chủ sở hữu.
Đáng chú ý, IDP trước đó không lâu đã có nghị quyết liên quan việc vay 2.1 ngàn tỷ đồng từ ngân hàng BIDV, Vietcombank và Vietinbank. Mục đích vay để bổ sung vốn lưu động, phát hành LC, bảo lãnh phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm sữa và từ sữa giai đoạn 2024-2025.
Đây là lần thứ 2 xuất ngoại của IDP trong năm 2024. Trước đó, Doanh nghiệp sở hữu công ty con tại Tây Jakarta, Indonesia là Công ty PT Produk SuSu Internasional, thành lập ngày 22/4/2024.
Kế hoạch vươn mình tới Trung Đông của Gỗ Trường Thành
Đầu tháng 11, CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành thông báo: CTCP Đồ gỗ Casadora (công ty con TTF sở hữu 60%) vừa nhận được giấy chứng nhận đầu tư sang Dubai, thông qua tổ chức kinh tế được thành lập là Belmonte Design Services L.L.C.
TTF dự kiến đầu tư 500,000 USD (hơn 12 tỷ đồng) vào Belmonte bằng cách mua cổ phần để tham gia quản lý, toàn bộ từ vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp cho biết, mục đích đầu tư nhằm kinh doanh dịch vụ thiết kế sản phẩm nội thất mang thương hiệu lớn thế giới, mở rộng hiện diện sản phẩm nội thất tại Việt Nam mang tên các thương hiệu lớn của thế giới ở khu vực Trung Đông.
Đây cũng không phải lần đầu xuất ngoại của TTF. Theo BCTC quý 3/2024, Doanh nghiệp đang có 20% cổ phần tại Natuzzi Singapore PTE., Ltd. - đơn vị sản xuất nội thất ở Singapore.
FPT ra mắt nhà máy AI tại Nhật Bản
Ngày 13/11, Tập đoàn FPT ra mắt nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI Factory) tại Nhật Bản, được xây dựng trên nền tảng điện toán tăng tốc và phần mềm của đại gia công nghệ NVIDIA.
Trước đó nửa năm, vào tháng 4/2024, FPT công bố hợp tác chiến lược cũng với NVIDIA để thúc đẩy nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, cung cấp dịch vụ, giải pháp cho khách hàng Việt Nam và trên toàn cầu.
Trường hợp của FPT thực chất khó gọi là “ra biển lớn”, vì bản thân doanh nghiệp cũng có nhiều thương vụ đầu tư ra nước ngoài. Thực tế, FPT đã có pháp nhân tại Nhật Bản từ năm 2005, và cũng có mặt tại nhiều thị trường khác như Slovakia, Myanmar, Mỹ, châu Âu... Doanh thu của FPT tại nước ngoài trong 10 tháng đầu năm 2024 thậm chí cán mốc 1 tỷ USD.
Viettel Post và công ty con giá 5 triệu USD tại Lào
Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post, HOSE: VTP) đã từng “ra khơi” với 2 công ty thành viên tại Myanmar và Campuchia. Tuy nhiên, đây là câu chuyện từ trước năm 2017 trở về trước. Trong năm 2024, VTP đã lên kế hoạch mở rộng phạm vi hoạt động ở thị trường quốc tế và động thái gần nhất là thành lập Công ty TNHH Viettel Post Lào tại Lào vào tháng 9.
Công ty con này hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát; dịch vụ kho vận; vận tải hàng hóa nội địa và quốc tế, thương mại hàng hóa và dịch vụ; thương mại điện tử; xuất nhập khẩu; dịch vụ giao nhận vận tải tại Lào. Giá trị đầu tư khoảng 136 tỷ đồng, tương đương 5.34 triệu USD.
Việc mở rộng đầu tư đã được lãnh đạo VTP chia sẻ vào đầu năm 2024, với kế hoạch mở rộng thị trường sang Lào và mở thêm văn phòng đại diện tại Thái Lan. Đến tháng 3/2024, Viettel Post đã ký thỏa thuận hợp tác với chính quyền TP. Bằng Tường và Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) để thành lập văn phòng đại diện và xây dựng Trung tâm giao dịch nông sản Trung Quốc - ASEAN.
VTP kỳ vọng kết nối được hàng hóa nông sản, thủy hải sản… của Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN (Lào, Myanmar, Campuchia) thông qua mạng lưới đường sắt, đường bộ và đường thủy nhằm phân phối sang Trung Quốc.
Châu An
FILI
Nhiều doanh nghiệp dệt may báo lãi tăng bằng lần, lập những kỷ lục mới sau báo cáo tài chính quý 3, nhưng cũng có nơi tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ năm trước với không ít khó khăn.
Theo Tổng Cục Thống kê, 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt 30.57 tỷ USD, tăng 10.5% so với cùng kỳ 2023, trong đó các thị trường chủ lực đều tăng trưởng, đặc biệt ở Mỹ và EU.
Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp cũng khởi sắc, nhiều nơi cho biết đã có đủ đơn hàng cho cả năm và đầu 2025. Kết quả tích cực này phần nào được thể hiện trong bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trên sàn chứng khoán.
Dữ liệu của VietstockFinance cho thấy, trong 33 doanh nghiệp dệt may công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024, có 16 doanh nghiệp tăng lãi, 7 doanh nghiệp giảm lãi, 6 doanh nghiệp có lãi trở lại, 4 doanh nghiệp lỗ.
Tổng doanh thu và lãi ròng của các doanh nghiệp đạt gần 23.1 ngàn tỷ đồng và 969 tỷ đồng, lần lượt tăng 17% và 133% so với cùng kỳ 2023. Biên lãi gộp cải thiện lên mức 13%, tăng 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ.
Đa số "nở hoa"
Có 11/33 doanh nghiệp dệt may đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng quý 3 trên 50% so cùng kỳ, thậm chí là tăng bằng lần như Tổng Công ty May Nhà Bè (MNB) hơn 8 lần cùng kỳ, đạt 32 tỷ đồng, cao nhất 2 năm qua.
MNB cho biết, do thị trường xuất khẩu chủ lực chuyển biến tích cực giúp doanh thu quý 3 tăng 36% lên hơn 1,300 tỷ đồng. Bên cạnh đó, một số công ty con, công ty liên kết tăng lợi nhuận do tiết giảm chi phí, làm tăng lợi nhuận hợp nhất.
Sợi Thế Kỷ (STK) lập kỷ lục lợi nhuận 82 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần cùng kỳ, dù doanh thu đi lùi 19%, chủ yếu nhờ hoàn nhập chênh lệch tỷ giá. Kết quả này đã bù đắp khoản lỗ đậm 55.5 tỷ đồng của quý 2 trước đó.
Sợi Thế Kỷ có quý lãi ròng cao nhất lịch sử hoạt động
"Anh cả" ngành dệt may Vinatex (VGT) tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận, đạt 12% và 385% cùng kỳ, lần lượt gần 4,600 tỷ đồng và 129 tỷ đồng, đều là các con số cao nhất 2 năm qua.
Lãnh đạo Vinatex đánh giá, quý 3 ngành may có sự cải thiện cả về giá và số lượng đơn hàng, do tận dụng được sự dịch chuyển từ các thị trường Trung Quốc, Bangladesh và Myanmar. Với ngành sợi, thị trường dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng các đơn vị sợi có nhiều thời điểm chốt được giá bông, sợi tốt.
Quán quân lợi nhuận quý 3 gọi tên May Sông Hồng (MSH), đạt 130 tỷ đồng, hơn 2.5 lần cùng kỳ. Đây cũng là mức cao nhất 20 quý kể từ quý 4/2019. Công ty cho biết, đã ký được nhiều đơn hàng và một số đơn sản xuất trong quý 2 được xuất hàng vào đầu tháng 7.
May Sông Hồng có quý lãi cao nhất 5 năm qua
Lợi nhuận trăm tỷ còn có May Việt Tiến (VGG) và Dệt may TNG, đạt 117 tỷ đồng và 111 tỷ đồng, tăng lần lượt 126% và 60% cùng kỳ, do cải thiện biên lãi gộp nhờ kiểm soát tốt chi phí đầu vào.
Thông tin từ TNG cho biết, với lượng đơn hàng đủ sản xuất đến cuối năm, cùng với việc vừa đưa vào hoạt động thêm 45 chuyền may, doanh nghiệp này đang tuyển thêm khoảng 3,000 lao động, sẵn sàng nhận thêm đơn hàng thời gian tới.
Gam màu khởi sắc cũng xuất hiện ở nhóm doanh nghiệp xơ sợi, thuộc phân khúc thượng nguồn trong chuỗi giá trị ngành dệt may, như Sợi Vũ Đăng (SVD) và Sợi Phú Bài (SPB) đều có lãi trở lại; hay Tổng Công ty Việt Thắng (TVT) tăng trưởng lợi nhuận tới 145%, đạt gần 7 tỷ đồng, mức cao nhất 2 năm.
Số ít vẫn "bế tắc"
Ngược lại, cơn khủng hoảng vẫn đeo bám Fortex (FTM) khi lỗ thêm 30 tỷ đồng, nối dài mạch thua lỗ 23 quý liên tiếp kể từ quý 1/2019, qua đó nâng lỗ lũy kế lên 1,216 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 707 tỷ đồng.
Fortex "ngụp lặn" trong thua lỗ từ 2019 đến nay
Thê thảm không kém, Everpia (EVE) lỗ kỷ lục 29.5 tỷ đồng do phải ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành hàng khăn vì doanh số giảm liên tục trong 3 năm qua khi khách hàng tìm đến các đối thủ có giá thành thấp hơn. Everpia cho biết, đang xây kế hoạch phục hồi và phát triển 2024-2025 nhằm bảo toàn nguồn lực, tập trung vào những ngành hàng có lợi nhuận cao hơn, tiềm năng phát triển tốt hơn như chăn ga gối đệm và bông tấm.
Tình hình kinh doanh của Garmex (GMC) lệch pha hẳn so với mặt bằng chung của ngành. Đến cuối tháng 10, doanh nghiệp từng có hơn 4,000 lao động vẫn "trắng" đơn hàng, việc này kéo dài từ tháng 5/2023, tức gần một năm rưỡi qua. Hiện GMC chỉ còn 31 lao động, đang nghiên cứu đầu tư các ngành mới, tiết giảm chi phí và thanh lý các tài sản không sử dụng. Lỗ lũy kế tăng lên gần 82 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh hàng quý của Garmex giai đoạn 2021-2024
Khả năng về đích thành công?
Trước diễn biến tích cực của hoạt động xuất khẩu, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đánh giá mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD của ngành dệt may năm 2024 rất khả thi bởi cuối năm là cao điểm cho đơn hàng sản xuất mùa lễ hội Giáng sinh, năm mới.
Dù bức tranh xuất khẩu khá sáng, theo quan điểm của ông Cao Hữu Hiếu - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), các doanh nghiệp vẫn phải chịu nhiều áp lực khi thị trường chưa có cải thiện đáng kể. Với ngành may áp lực về thời gian giao hàng, đơn giá chưa cải thiện, chất lượng sản phẩm yêu cầu khắt khe hơn.
"Dự kiến đơn hàng may mặc trong quý 4/2024 và quý 1/2025 sẽ tiếp tục dồi dào, tuy nhiên, đơn giá chưa cải thiện đáng kể. Trong dài hạn, khi chính sách cắt giảm lãi suất tại các thị trường lớn thực sự có tác động tích cực đối với nền kinh tế, tạo ra việc làm ổn định và sức mua, đơn giá sẽ cải thiện", ông Hiếu cho hay.
Với ngành sợi, mặc dù đã giảm lỗ 80-85% so với năm 2023, nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, bất lợi do phải đối mặt với sự trồi sụt của giá bông và chưa có sự cải thiện về giá bán sợi…
Tổng Giám đốc Vinatex kỳ vọng đến cuối năm 2024, giá bông sẽ đi lên trong ổn định và khả năng cao sẽ không tăng đột biến. Dự kiến quý 4, nhu cầu sợi nhìn chung chưa có khả năng phục hồi mạnh, bên cạnh đó giá cước vận chuyển tăng, cạnh tranh gay gắt với sợi nội địa Trung Quốc… sẽ khiến hiệu quả ngành sợi không có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.
Không trông chờ may rủi thị trường
Nhận định về triển vọng ngành, ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Vinatex dự báo, các đơn hàng sẽ được hưởng lợi khi nhu cầu tiêu dùng Mỹ cải thiện vào dịp mua sắm mùa lễ hội (nhưng đơn giá chưa cải thiện). Nhu cầu và đơn giá chỉ thực sự cải thiện từ năm 2025 trong kịch bản tốt.
Chủ tịch Vinatex cũng lưu ý các doanh nghiệp cần cẩn trọng, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu đang phải đối mặt với tình hình khó khăn trong suốt 30 tháng trở lại đây.
"Các doanh nghiệp cần quản trị chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh bám sát kế hoạch đã đề ra, nhận diện và phòng ngừa tốt rủi ro, không để xảy ra bất kỳ tình huống bất ngờ nào nhằm hoàn thành kế hoạch năm và đón bắt xu hướng năm 2025", ông Trường nhận định .
Liên quan đến sự kiện ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, giới đầu tư kỳ vọng một số ngành có cơ hội lớn để phát triển, đặc biệt là các ngành như dệt may, thủy sản và gỗ, do việc thay thế hàng hóa Trung Quốc tại thị trường Mỹ.
Theo đó, chính sách bảo hộ của Mỹ sẽ tạo ra một khoảng trống lớn cho các sản phẩm Việt Nam xâm nhập vào thị trường này, giúp gia tăng xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng. Trong dài hạn, Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) nhận định dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ việc dịch chuyển các đơn đặt hàng từ Trung Quốc nhờ chi phí lao động thấp hơn, lợi thế lao động có tay nghề cao hơn Ấn Độ và Bangladesh.
Thế Mạnh
FILI
Dù không tăng nhiều, mảng tự doanh vẫn mang về cho nhóm công ty chứng khoán (CTCK) khoản lợi nhuận hơn 3.53 ngàn tỷ đồng. Đâu là những con át chủ bài trong danh mục của các CTCK?
Theo dữ liệu từ VietstockFinance, quý 3/2024, hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán thu lãi hơn 3.53 ngàn tỷ đồng. Kết quả tự doanh giảm nhẹ 0.6% so với quý trước. Tuy vậy, so với cùng kỳ, kết quả này cải thiện hơn 11%.
Top 10 CTCK lãi tự doanh quý 3/2024
Top 10 CTCK lỗ tự doanh quý 3/2024Nguồn: VietstockFinance
Lợi nhuận tự doanh phản ánh diễn biến của thị trường chứng khoán trong quý 3 với một nhịp giảm mạnh từ 1,285 về 1,190 điểm và sau đó bật lại về vùng 1,285 điểm của VN-Index. Thị trường chưa thoát khỏi vùng kháng cự đã khiến CTCK khó tăng trưởng lợi nhuận tự doanh.
So với cùng kỳ, lãi tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm 10%, ở mức 7.58 ngàn tỷ đồng; lỗ tài sản FVTPL giảm 18%, về 3.8 ngàn tỷ đồng. Nhờ kiểm soát được phần lỗ tài sản FVTPL, tự doanh ghi nhận con số lãi tăng so với cùng kỳ.
Trong quý này, quy mô lợi nhuận tự doanh giữa các CTCK có sự cách biệt lớn. Chứng khoán SSI dẫn đầu về lãi tự doanh, đạt trên 702 tỷ đồng; bỏ xa vị trí thứ hai là Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) với mức lãi đạt 465.8 tỷ đồng.
Tự doanh của SSI lãi tăng 15% so với quý trước và 19% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lãi tự doanh của TCBS giảm khoảng 30% so với cả quý trước và cùng kỳ.
Nhóm CTCK chứng kiến một số trường hợp tăng mạnh lãi tự doanh là Chứng khoán VIX, lãi gần 220 tỷ đồng, gấp 4 lần quý trước và gần gấp đôi cùng kỳ.
Quy mô lãi của ACBS cũng bật tăng lên trên 165 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần cùng kỳ và chuyển lỗ quý 2 thành lãi trong quý này.
Dù vậy, một số công ty phải báo lỗ đậm ở mảng này. Chứng khoán APG lỗ tới 160 tỷ đồng. Chứng khoán HD lỗ tới gần 60 tỷ đồng. SHS lỗ hơn 50 tỷ đồng.
Với APG, mảng tự doanh là nguyên nhân chính khiến Công ty chịu lỗ quý 3 gần 150 tỷ đồng. Về phần Chứng khoán HD, kết quả lỗ lại có phần tích cực khi quy mô lỗ đã giảm so với các quý trước, từ 200-300 tỷ đồng về chỉ còn 60 tỷ đồng.
Danh mục tự doanh của CTCK có gì?
Dẫn đầu lợi nhuận tự doanh, Chứng khoán SSI đang nắm giữ gần 1.9 ngàn tỷ đồng cổ phiếu niêm yết. Danh mục này tạm lãi 3.5%. Trong đó, VPB và HPG là 2 khoản đầu tư nổi bật.
Xét danh mục tài sản FVTPL, SSI đang nắm tới 13 ngàn tỷ đồng trái phiếu chưa niêm yết và gần 21 ngàn tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi.
Với TCBS, các khoản đầu tư trái phiếu chưa niêm yết vẫn đóng vai trò quan trọng. Tài sản tài chính của Công ty chủ yếu nằm ở tài sản sẵn sàng để bán (AFS), 83% là trái phiếu chưa niêm yết, giá trị hơn 11.1 ngàn tỷ đồng.
VNDIRECT cũng nắm hơn 11 ngàn tỷ đồng trái phiếu chưa niêm yết và gần 8 ngàn tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi.
Ở danh mục cổ phiếu, Công ty nắm chủ yếu là VPB và HSG.
Khoản lãi khủng của Vietcap đang nằm ở danh mục tài sản AFS, với các khoản đầu tư vào KDH, IDP, TDM, FPT. Trong đó, khoản đầu tư vào IDP đã gấp 5 lần giá trị.
Chứng khoán VPS tập trung nắm giữ trái phiếu niêm yết và công cụ thị trường tiền tệ.
Đối với VIX, cổ phiếu niêm yết và trái phiếu chưa niêm yết là 2 mũi nhọn chủ lực. Mặt khác, Công ty vẫn đang nắm khoản ủy thác đầu tư 1.9 ngàn tỷ đồng.
Bứt tốc trên đường đua tự doanh, Chứng khoán VPBank (VPBankS) có danh mục khá giống các công ty dẫn đầu, tập trung vào chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu.
ACBS thì tập trung vào cổ phiếu với tỷ trọng cổ phiếu chiếm đến 3/4 giá trị tài sản FVTPL.
Chứng khoán TPHCM (HSC) nắm hơn 5.2 ngàn tỷ đồng trái phiếu niêm yết và giao dịch trên sàn riêng lẻ.
Tự doanh của Chứng khoán Kafi đang theo chiến lược chung - phân bổ vào tài sản an toàn là giấy tờ có giá và tiền gửi có kỳ hạn; đồng thời, phân bổ một phần vào cổ phiếu và trái phiếu.
Ở nhóm lỗ tự doanh, danh mục phần lớn là nắm giữ cổ phiếu.
Chứng khoán APG nắm danh mục tập trung vào cổ phiếu. Tới cuối quý 3, danh mục này tạm lỗ hơn 143 tỷ đồng.
Danh mục của HDS tập trung vào trái phiếu chưa niêm yết với giá trị 931 tỷ đồng, chiếm đến 95% cơ cấu danh mục.
Chứng khoán Asean nắm phần lớn là cổ phiếu niêm yết. Giá mua vào 285.9 tỷ đồng, tạm lãi hơn 60%. Tuy vậy, công ty vẫn phải báo lỗ tự doanh do danh mục cổ phiếu nắm giữ giảm đáng kể so với cuối quý 2. Ở thời điểm cuối quý 2, Công ty nắm cùng danh mục hiện tại với mức lãi tới 76%.
Các cổ phiếu nổi bật trong danh mục của Aseansc gồm HTM, SGP, TSJ. Trong đó, SGP là khoản lãi có hiệu suất cao nhất.
Chứng khoán EVS nắm 374 tỷ đồng cổ phiếu niêm yết (tạm lỗ 13.5%). Danh mục Chứng khoán khác chiếm tỷ trọng cao nhất với giá trị gần 590 tỷ đồng (tạm lãi 4%).
Chứng khoán SHS tập trung vào 2 khoản mục chính là cổ phiếu niêm yết và trái phiếu niêm yết, giá trị lần lượt 3.5 ngàn tỷ đồng và gần 1.7 ngàn tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty cũng nắm giữ 475 tỷ đồng cổ phiếu niêm yết trong danh mục tài sản AFS. Các khoản đầu tư này tạm lãi gần 40%.
Chí Kiên
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.