Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Nếu nhìn vào các kết quả kinh doanh quý 4 đã công bố, gần 40% số công ty thu lãi ròng với mức tăng tổng cộng đến 66% so với cùng kỳ năm trước, có thể nhận thấy tín hiệu tích cực từ nền kinh tế chung đang diễn ra một cách chậm rãi.
Tính đến ngày 22/01, thống kê từ VietstockFinance cho thấy, doanh thu và lãi ròng của 368 doanh nghiệp (đã công bố BCTC ngoại trừ nhóm chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm) trên HOSE, HNX và UPCoM trong quý 4/2023 gần như đi ngang, đạt lần lượt khoảng 97 ngàn tỷ đồng và 6.3 ngàn tỷ đồng.
So với cùng kỳ năm 2022, có 140 doanh nghiệp tăng lãi, 30 doanh nghiệp từ lỗ thành lãi, 25 doanh nghiệp giảm lỗ, trong khi đó 117 doanh nghiệp giảm lãi, 34 doanh nghiệp lãi chuyển lỗ và còn lại 22 doanh nghiệp tiếp tục lỗ.
Diễn biến kết quả kinh doanh quý 4/2023 của 368 doanh nghiệp so với cùng kỳNguồn: VietstockFinance
Cung cấp điện, bất động sản khu công nghiệp “ăn nên làm ra”
Trong nhóm báo lãi tăng, phần nhiều là doanh nghiệp ngành cung cấp điện, có thể kể đến NT2, QTP, KHP, SHP, BHA, GSM, DRL, PIC, SVH, HJS. Lãi ròng nhóm này tăng hơn gấp đôi dù doanh thu chỉ tăng 5%.
Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP) có mức tăng ấn tượng nhất. Lãi thu về trong quý 4/2023 gấp 10 lần, đạt 210 tỷ đồng. Sự đột biến này chủ yếu đến từ sản lượng điện thương phẩm trong kỳ tăng 38%, đồng thời chi phí lãi vay cũng giảm mạnh.
Với Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HOSE: NT2), dù doanh thu sản xuất điện bị thu hẹp tới 37% nhưng nhờ mức giảm của giá vốn lớn hơn góp phần làm tăng 50% lãi ròng so với cùng kỳ, mang về 240 tỷ đồng.
Tương tự, Thủy điện Miền Nam tăng 80% lãi ròng nhờ sản lượng điện phát ra cao hơn cùng giảm chi phí lãi vay. Điện lực Khánh Hòa trong kỳ cũng tăng mạnh doanh thu đến từ bán điện nhờ quyết định tăng giá bán lẻ điện từ EVN trước đó, chưa kể các chi phí đều giảm giúp lãi ròng tăng đến 75%, đạt xấp xỉ 90 tỷ đồng. Do lưu lượng nước trung bình về hồ tăng trong quý 4 nên sản lượng điện sản xuất ra làm tăng doanh thu, nguyên nhân chính giúp lãi ròng Thủy điện Bắc Hà (UPCoM: BHA) tăng gần 8 lần, lên hơn 29 tỷ đồng.
15 doanh nghiệp đứng đầu báo lãi ròng tiếp tục tăng (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Bên cạnh đó, bất động sản khu công nghiệp cũng không thua kém khi có khá nhiều đại diện lớn tăng lãi như VRG, NTC, LHG, SZC, SZG, SZL, SZB, D2D, SZE, HTI, MH3. Tổng lãi ròng nhóm này gấp đôi so với cùng thời điểm năm 2022 dù doanh thu tăng không đáng kể.
Quý 4/2023, lãi ròng Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam (UPCoM: VRG) tăng hơn 4 lần, lên 198 tỷ đồng, cũng là mức cao nhất 10 năm qua. Kết quả này nhờ ghi nhận 90% giá trị của hai hợp đồng về cho thuê lại đất gắn liền với cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp Cộng Hòa, Chí Linh theo phương pháp hạch toán doanh thu một lần. Theo đó, doanh thu của VRG cũng tăng hơn 5 lần, đạt con số 524 tỷ đồng, mức tăng lớn nhất trong nhóm này.
Ngoài ra, ở ngành nhựa, giá nguyên vật liệu quý 4 giảm mạnh so với cùng kỳ, cùng việc giảm chi phí lãi vay đã tạo đà không thể thuận lợi hơn cho Nhựa Thiếu niên Tiền Phong lãi tăng 138%, cũng là năm mà NTP lãi lớn nhất trong giai đoạn 2013 – 2023.
Đà thuận lợi cũng cho thấy ở nhóm doanh nghiệp ngành cao su gồm SBR, HRC, TRC, BRC, RTB, DRC và DRI với lãi thu về tổng cộng tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước. Hoặc ở nhóm cấp thoát nước gồm 9 doanh nghiệp BNW, STW, LDW, GLW, KHW, DWS, VLW, BDW, NBW đồng loạt tăng lãi, thêm tổng cộng 25%.
Sản xuất gang, thép tích cực thấy rõ
Các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến gang thép, khoáng sản báo lãi quý 4/2023 trong khi cùng kỳ lỗ, chẳng hạn CBI, TIS, TTS, TNS, SSM, BKC, MEL.
Trường hợp Gang thép Cao Bằng (UPCoM: CBI), trong quý 4/2023, sản lượng tiêu thụ tăng đồng thời giá quặng, than cốc, than cám đồng loạt giảm, góp phần giúp CBI lãi 16 tỷ đồng. Kết quả này là rất tích cực so với khoản lỗ ròng 36 tỷ đồng một năm trước đó.
Hay như Gang thép Thái Nguyên (UPCoM: TIS) cho biết quý 4/2023 thu lãi ròng 15 tỷ đồng nhờ thị trường thép có những diễn biến tích cực, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thép. TIS cũng thoát cảnh lỗ ròng liên tiếp từ quý 3/2022.
Tương tự, theo giải trình từ Cán Thép Thái Trung (UPCoM: TTS), lãi 7.8 tỷ đồng nhờ thị trường tiêu thụ thép rất tốt nên Công ty đã đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ, cùng với đó là giá phôi thép giảm dù giá dầu FO, giá điện vẫn tăng cao hơn so với cùng kỳ. Việc giá bán thép giảm 6% nhưng sản lượng tiêu thụ tăng 48% nên doanh thu bán hàng vẫn tăng đến 40%.
Các doanh nghiệp như Thép tấm lá Thống Nhất (UPCoM: TNS), Chế tạo Kết cấu Thép Vneco.SSM cũng báo lãi nhờ các nguyên nhân tương tự.
Kết quả “đảo ngược” của 15 doanh nghiệp đứng đầu (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceĐột biến nhất trong nhóm là doanh thu dịch vụ bọc ống tăng gần 19 lần từ 7.2 tỷ đồng lên 135 tỷ đồng đã giúp CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam lãi ròng 11 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 12.4 tỷ đồng. Kết quả này nhờ PVB ký kết, triển khai các hợp đồng dịch vụ mang lại doanh thu và lợi nhuận cao hơn so với cùng kỳ.
Kết quả cải thiện nhờ tiết giảm chi phí
Doanh thu chỉ tăng nhẹ nhưng nhờ cải thiện đáng kể chi phí, nhóm 25 doanh nghiệp ghi nhận kết quả cải thiện hơn dù vẫn lỗ ròng, từ con số 574 tỷ đồng trước đó đến nay chỉ còn lỗ khoảng 100 tỷ đồng.
Kết quả trong kỳ của Chế tạo Giàn khoan Dầu khí đạt tích cực nhờ ký kết nhiều dự án với khách hàng trong và ngoài nước cũng như mang về tỷ suất lớn hơn giúp doanh thu tăng hơn 4 lần, qua đó thu hẹp mức lỗ ròng, chỉ còn gần 7 tỷ đồng so với 31 tỷ đồng cùng kỳ do việc trích lập dự phòng hàng tồn kho và phải thu khó đòi lớn.
FDC và PIV có mức lỗ lên đến gần 200 tỷ đồng và 142 tỷ đồng hồi quý 4/2022 nhưng đến quý 4/2023 đã cải thiện đáng kể, chỉ còn lỗ lần lượt 222 triệu đồng và 619 triệu đồng.
Trường hợp của VE2, L43 theo hướng ngược lại khi các công ty này doanh thu quý 4 giảm đến 97 - 99% nhưng lãi ròng vẫn tích cực hơn rất nhiều.
Với Xây dựng Điện VNECO 2 (UPCoM: VE2), nguyên nhân đến từ các công trình có giá trị lớn đang dở dang chưa đưa vào nghiệm thu quyết toán bên cạnh Công ty đang thu hồi nợ phải thu khó đòi. Đồng thời, chi phí quản lý đã giảm đáng kể.
Còn Lilama 45.3 (HNX: L43), doanh thu trong kỳ thấp chủ yếu do các hợp đồng thuộc dự án giải quyết triều ngập khu vực TPHCM vẫn đang tạm dừng thi công trong khi các hợp đồng ký mới chưa đến giai đoạn nghiệm thu thanh toán.
15 doanh nghiệp đứng đầu giảm lỗ so với cùng kỳ (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceCùng là thủy điện nhưng kết quả trái chiều
Do lưu lượng nước cũng như thời tiết khiến SBH, PPC, HNA, SBA, AVC, S4A, ISH, NTH, ND2, NED và SP2 giảm lãi so với cùng kỳ trước đó, tổng mức giảm 33%. Chẳng hạn, Thủy điện Hủa Na lãi giảm một nửa chủ yếu do lưu lượng nước về hồ thấp cùng các chi phí tăng lên.
Với Thủy điện A Vương (UPCoM: AVC) do thời tiết nên lưu lượng nước về không tốt khiến sản lượng điện thấp dẫn đến giảm 44% lãi. Tình hình thủy văn bất lợi, lượng mưa ít nên lãi ròng của Thủy điện Sử Pán 2 (UPCoM: SP2) giảm 41%.
Lưu lượng nước về hồ thủy điện giảm tiếp tục là vấn đề khiến Sông Ba giảm 30% lãi. Lượng mưa thấp nên sản lượng quý 4/2023 giảm cùng giá thị trường điện cũng giảm so với các năm là nguyên nhân chính làm giảm lãi của Đầu tư và Phát triển Điện Miền Bắc 2 (UPCoM: ND2) 28%.
Mức giảm lãi ròng so với cùng kỳ của 15 doanh nghiệp theo lãi giảm dần (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceLợi nhuận “đổi màu”
Có 34 doanh nghiệp trong tình trạng chuyển biến “xấu” với tổng lỗ 145 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2022 lãi 278 tỷ đồng.
Trong đó, 5 doanh nghiệp cấp thoát nước GDW, LAW, CLW, BTW, VCW đồng loạt báo lỗ quý 4/2023, giảm tổng lãi từ 70 tỷ đồng thành lỗ ròng tổng 18 tỷ đồng.
Cấp thoát Nước Long An (UPCoM: LAW) lỗ 6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 3 tỷ đồng do tăng chi phí sửa chữa tài sản cố định, tăng chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho nên lợi nhuận giảm.
Cấp nước Bến Thành dù doanh thu tăng nhưng vẫn lỗ gần 1 tỷ đồng do các chi phí đội lên, trong đó có sửa chữa ống mục. Tương tự đối với trường hợp Cấp nước Chợ Lớn .
Lỗ “nặng” nhất phải kể đến con số 29 tỷ đồng của Xi măng VICEM Hải Vân dù cùng kỳ lãi khiêm tốn 248 triệu đồng. Doanh thu của HVX cũng giảm gần nửa trong quý 4, còn 88 tỷ đồng. Điều này là do nhu cầu thị trường xây dựng địa bàn miền Trung và Tây Nguyên rất thấp, khiến sản lượng tiêu thụ chỉ bằng 54% so với quý 4/2022.
Nhóm 15 doanh nghiệp lỗ nhiều nhất dù cùng kỳ có lãi (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceTiếp tục bế tắc
Ảm đạm nhất trong đợt này gồm 22 doanh nghiệp tiếp tục lỗ với con số tổng cộng 434 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2022 lỗ 192 tỷ đồng.
Khoản lỗ lớn nhất 121 tỷ đồng thuộc về Vận tải biển và Thương mại Phương Đông do doanh thu bị thu hẹp 50% còn hơn 47 tỷ đồng. Lý do NOS đưa ra là do đội tàu Công ty đầu tư vào lúc thị trường vận tải biển đang phát triển nên giá đầu tư tàu cao dẫn đến các loại chi phí như khấu hao, tài chính bị đội lên.
Không được may mắn như các doanh nghiệp cung cấp điện khác, Nhiệt điện Hải Phòng tiếp tục có quý 4 bết bát với khoản lỗ lớn 115 tỷ đồng dù doanh thu được cải thiện. HND cho biết nguyên nhân chủ yếu của việc lỗ ròng là do công trình sửa chữa lớn tổ máy số 1 hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng trong tháng 12/2023.
15 doanh nghiệp tiếp tục lỗ ròng theo thứ tự giảm dần (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceTử Kính
FILI
Chi phí nhiên liệu tăng khiến CTCP Nhiệt điện Hải Phòng lỗ nặng trong quý 4/2023. Kết quả này cũng kéo thành quả lũy kế cả năm đi xuống, khiến Doanh nghiệp không thể hoàn thành kế hoạch.
Tình hình kinh doanh của HND trong quý 4 và cả năm 2023
Nguồn: VietstockFinanceTrong quý 4, HND đạt hơn 2.6 ngàn tỷ đồng doanh thu, tăng 17% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn tăng mạnh 21%, lên gần 2.7 ngàn tỷ đồng. Sau khấu trừ, HND lỗ gộp 66 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 20 tỷ đồng).
Chi phí quản lý doanh nghiệp dù chỉ tăng 8% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí của HND. Sau cùng, Doanh nghiệp lỗ sau thuế hơn 115 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ lỗ 32 tỷ đồng).
HND cho biết nguyên nhân chủ yếu gây thua lỗ nằm ở giá vốn tăng và công trình sửa chữa lớn (SCL) tổ máy số 1 hoàn thành nghiệm thu, đưa vào sử dụng trong tháng 12/2023 nên phải ghi nhận chi phí hoàn thành vào quý 4/2023.
Khoản lỗ nặng trong quý 4 đã khiến thành quả lũy kế của Doanh nghiệp giảm mạnh. Doanh nghiệp đạt doanh thu 11.4 ngàn tỷ đồng trong năm 2023, tăng 9% so với năm trước. Nhưng từ chỗ lãi 533 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm, HND kết thúc năm 2023 với khoản lợi nhuận sau thuế 418 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ 24%.
Chiếu theo mục tiêu được thông qua tại ĐHĐCĐ 2023, Doanh nghiệp thực hiện được 86% mục tiêu doanh thu và 78% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
Nguồn: VietstockFinance
Thời điểm cuối quý 4, HND có 7.8 ngàn tỷ đồng giá trị tổng tài sản, giảm 5% so với đầu năm, với 3.8 ngàn tỷ đồng là tài sản ngắn hạn (tăng 15%). Lượng tiền mặt và tiền gửi nắm giữ giảm mạnh còn 38 tỷ đồng (đầu năm gần 616 tỷ đồng). Doanh nghiệp có 2.9 ngàn tỷ đồng khoản phải thu ngắn hạn từ khách hàng, hơn đầu năm 26%. Đáng chú ý, giá trị hàng tồn kho ghi nhận 828 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần đầu năm.
Tuy vậy, khả năng hoạt động liên tục của HND không gặp trở ngại, vì nợ ngắn hạn chỉ gần 2.1 ngàn tỷ đồng (tăng 40%). Nợ vay ngắn hạn cuối kỳ cũng giảm gần nửa, còn 404 tỷ đồng.
Triển vọng 2024 tăng
Là doanh nghiệp nhiệt điện, HND có khả năng hưởng lợi trong giai đoạn nửa đầu năm 2024. Theo MBS nhận định thời điểm đầu năm 2024, việc huy động đối với nhiệt điện sẽ gia tăng.
Nguyên nhân do miền Bắc có tỉ trọng thủy điện cao, bị ảnh hưởng bởi thủy văn kém tích cực đến ít nhất quý 2/2024, phải bù đắp bằng điện than trong cao điểm những tháng mùa nóng. Hơn nữa, giá than nhập khẩu đang có xu hướng giảm mạnh, hỗ trợ giá than trộn giảm theo, cải thiện khả năng cạnh tranh của điện than so với điện khí.
Châu An
FILI
Nhờ giá nguyên vật liệu và chi phí lãi vay giảm mạnh trong quý 4/2023, CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong báo lãi ròng hơn gấp đôi cùng kỳ, gần 165 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh quý 4/2023 và năm 2023 của NTPĐvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinanceQuý 4/2023, doanh thu thuần hợp nhất của NTP giảm 14% so với cùng kỳ, còn 1,351 tỷ đồng; nhưng nhờ giá nguyên vật liệu giảm mạnh, kéo giảm giá vốn hàng bán, lãi gộp Công ty đạt 449 tỷ đồng, tăng 31%. Tương ứng, biên lãi gộp ở mức 33%, cao hơn 22% cùng kỳ.
Chi phí bán hàng ghi nhận 172 tỷ đồng (lùi 8% so với cùng kỳ) và chi phí quản lý doanh nghiệp 54 tỷ đồng (tăng 48%).
Chi phí lãi vay được tiết giảm cũng là nguyên nhân góp phần cho mức tăng lợi nhuận sau thuế, theo giải trình của NTP. Song, con số cụ thể không được tiết lộ trên BCTC. Trong khi đó, chi phí tài chính (gồm chi phí lãi vay) ghi nhận 55 tỷ đồng, tăng 22%.
Sau khấu trừ chi phí, quý 4/2023, NTP lãi sau thuế (lãi ròng) 165 tỷ đồng, hơn gấp đôi cùng kỳ.
Có thể thấy, chặn đường kinh doanh của Nhựa Tiền Phong trong năm 2023 chia thành hai nửa rất khác. Nửa đầu năm 2023, Công ty ghi nhận 2 quý liên tiếp có lợi nhuận đi lùi (quý 1 giảm 21% và quý 2 giảm 28% so với cùng kỳ); nửa sau 2023, NTP bắt đầu tăng tốc, nhất là ở quý 4, được thúc đẩy từ việc giá nguyên vật liệu giảm mạnh.
Tính chung cả năm, NTP lãi trước thuế 659 tỷ đồng và lãi ròng 559 tỷ đồng, cùng tăng 17% so với năm trước. Doanh thu đạt 5,176 tỷ đồng, giảm 9%.
So với kế hoạch cả năm 2023, NTP thực hiện được 88% mục tiêu doanh thu (5,875 tỷ đồng) và vượt 23% mục tiêu lãi trước thuế (535 tỷ đồng).
Tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn gần gấp 4 lần đầu năm
Tính tới ngày 31/12/2023, quy mô tài sản của NTP ở mức 5,454 tỷ đồng, mở rộng gần 390 tỷ đồng so với đầu năm, tương đương tăng 8%. Đáng chú ý, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn của NTP tại cuối năm 2023 gấp 3.6 lần đầu năm, ghi nhận 451 tỷ đồng.
Hàng tồn kho giảm 25% so với đầu năm, ở mức 1,159 tỷ đồng, chủ yếu do nguyên vật liệu (674 tỷ đồng) giảm 35%.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng mạnh so với đầu năm, từ gần 9 tỷ đồng lên hơn 47 tỷ đồng, chủ yếu phản ánh chi phí xây dựng cơ bản (21 tỷ đồng) và máy móc thiết bị (hơn 26 tỷ đồng) cho nhà máy Quận Dương Kinh (Hải Phòng).
Nợ phải trả (hoàn toàn là nợ ngắn hạn) ghi nhận 2,338 tỷ đồng, tăng 5%. Trong đó, NTP vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn gần 1,703 tỷ đồng, nhích nhẹ so với đầu năm.
Kha Nguyễn
FILI
Những ngày đầu năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam sôi động với sự đổ bộ của nhiều tân binh, gồm cả doanh nghiệp niêm yết mới và chuyển sàn.
Thống kê sơ bộ của VietstockFinance, theo thông tin công bố tính đến ngày 11/01/2024 có hai doanh nghiêp sắp niêm yết trên HOSE, 7 doanh nghiệp sắp được giao dịch trên UPCoM, ba doanh nghiệp chờ ngày chuyển từ UPCoM lên HOSE, ngoài ra còn 11 doanh nghiệp đã nộp hồ sơ niêm yết mới trên HOSE.
Xét riêng nhóm doanh nghiệp lần đầu lên sàn chứng khoán (gồm lên HOSE và lên UPCoM), ghi nhận tổng cộng 726.7 triệu cp sắp đổ bộ; còn nhóm chuyển từ UPCoM lên HOSE sẽ có tổng cộng 1,280.8 triệu cp. Trong số này có 9 doanh nghiệp đã ấn định ngày lên sàn và 3 doanh nghiệp vẫn chờ chốt ngày.
Các doanh nghiệp sắp lên sàn này phân bổ ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, bao gồm các doanh nghiệp ngành nước, phát điện, khai thác đá, vận tải, bưu chính hay thậm chí là ngân hàng.
Thủy Điện Hủa Na chào sàn HOSE, hai ngân hàng nắm hơn 9% vốn
Hơn 235.2 triệu cp HNA của CTCP Thủy điện Hủa Na sẽ niêm yết trên HOSE vào ngày 12/01/2024, giá tham chiếu 18,350 đồng/cp và biên độ 20%. Ước tính chủ đầu tư dự án nhà máy thủy điện Hủa Na được định giá hơn 4.3 ngàn tỷ đồng.
Trước đó, ngày 01/12/2023, HOSE có văn bản chấp thuận đăng ký niêm yết hơn 235.2 triệu cp HNA.
Tại hội nghị nhà đầu tư cuối năm 2023, lãnh đạo HNA chia sẻ về kế hoạch tìm kiếm, nghiên cứu các dự án thủy điện quy mô vừa và nhỏ tại Nghệ An, Thanh Hóa, Tây Nguyên trong năm 2024. Hiện Công ty đang đánh giá tiềm năng kinh doanh của nhà máy thủy điện Nậm Nơn 20MW tại Nghệ An và nhà máy thủy điện Sơn Trà 1D 12MW ở Quảng Ngãi. Ngoài ra, Công ty cũng nghiên cứu làm dự án điện mặt trời ở lòng hồ thủy điện Hủa Na.
Theo BCTC quý 3/2023, cơ cấu cổ đông HNA khá cô đặc khi công ty mẹ là Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV POWER, HOSE: POW) sở hữu đến 80.72% vốn điều lệ, tiếp đến là Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK, HNX: BAB) sở hữu 4.91%, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB, HOSE: MBB) sở hữu 4.46%, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP (LILAMA, UPCoM: LLM) 3.71% và các cổ đông khác 6.2%.
Thủy điện Hủa Na hoạt động từ năm 2013, công suất thiết kế 180 MW, gồm hai tổ máy với tổng mức đầu tư gần 7.1 ngàn tỷ đồng, sản lượng điện trung bình năm là 712.7 triệu kWh.
Tổng tài sản ở thời điểm cuối tháng 9/2023 đạt 3,574 tỷ đồng, chủ yếu là tài sản cố định. Nợ vay hơn 230 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng không cao (khoảng 6.4% tổng tài sản).
Năm 2023, HNA đặt kế hoạch tổng doanh thu 733.5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 153.3 tỷ đồng. Sau 9 tháng đầu năm, Công ty thực hiện 99.4% kế hoạch lợi nhuận.
Cảng Quy Nhơn chào sàn HOSE sau hành trình đầy gian nan
Hơn 40.4 triệu cp QNP của CTCP Cảng Quy Nhơn sẽ niêm yết trên HOSE vào ngày 18/01/2024, giá tham chiếu 19,100 đồng/cp, tương ứng mức định giá gần 772 tỷ đồng. Trước đó vào ngày 29/12/2023, QNP đã nhận được quyết định chấp thuận niêm yết của HOSE.
QNP đã trải qua quá trình đăng ký niêm yết vô cùng gian nan, kéo dài 7 năm với nhiều lần nộp, chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ từ tháng 12/2016 đến tháng 12/2023 mới được chấp thuận niêm yết.
Cảng Quy Nhơn ra đời năm 1976, do Cục Đường biển trực tiếp quản lý. Năm 1993, Bộ Giao thông vận tải thành lập Doanh nghiệp Nhà nước Cảng Quy Nhơn; năm 2009 chuyển về làm thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và sau đó trở thành đơn vị hạch toán độc lập.
Cảng Quy Nhơn là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại 1) của nhóm Cảng biển Nam Trung Bộ, nằm trong Vịnh Quy Nhơn. Luồng tàu và cầu Cảng có thể tiếp nhận được các loại tàu đến 30,000 DWT ra vào bình thường và tàu 50,000 DWT giảm tải.
9 tháng đầu năm 2023, Công ty đạt doanh thu 697 tỷ đồng, giảm 18.5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lãi ròng lại tăng 19% lên 89.2 tỷ đồng. Tổng tài sản đến cuối tháng 09/2023 gần 1,324 tỷ đồng, tăng 22% so với đầu năm. Nợ phải trả hơn 471 tỷ đồng, tăng 53%.
Taseco Land lên UPCoM với định giá 6.2 ngàn tỷ đồng
Ngày 09/01/2024 sẽ là ngày giao dịch đầu tiên đối với 297 triệu cp TAL của CTCP Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) trên UPCoM, giá tham chiếu 21,000 đồng/cp. Như vậy, tại ngày đầu tiên ra mắt, TAL được định giá hơn 6.2 ngàn tỷ đồng.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2022, lãnh đạo Công ty từng định hướng sẽ niêm yết cổ phiếu TAL trên HOSE trong năm 2023, nhưng kế hoạch đã không thể thực hiện như mong muốn.
Teseco Land thành lập ngày 27/09/ 2009 với vốn điều lệ 6 tỷ đồng với tên gọi CTCP Đầu tư Bất động sản An Bình. Năm 2017, doanh nghiệp đổi tên như hiện tại. Vốn điều lệ tăng lên 2.97 ngàn tỷ đồng sau nhiều lần thay đổi. Taseco Land hiện là một trong 21 thành viên thuộc CTCP Tập đoàn Taseco nắm 72.49% vốn.
Đến nay, tính cả Taseco Land, cổ phiếu "họ" Taseco có hai thành viên trên thị trường chứng khoán, trước đó là CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco (Taseco Airs, HOSE: AST).
Tình hình kinh doanh của TAL trong năm 2023 có nhiều biến động. Ngoài việc lãi ròng 9 tháng giảm với phần lớn lợi nhuận thuộc về cổ đông thiểu số, cổ đông công ty mẹ chỉ thu về 7 tỷ đồng (cùng kỳ hơn 42 tỷ đồng), TAL còn thoái lui khỏi một số dự án thành phần tại khu đô thị Tây Hồ Tây.
Dòng tiền kinh doanh âm 1,256 tỷ đồng, dòng tiền đầu tư âm 453 tỷ đồng, duy nhất dòng tiền tài chính dương 1,554 tỷ đồng nhưng chủ yếu do tăng vay nợ để bù đắp dòng tiền kinh doanh.
Năm 2023, TAL đặt mục tiêu kinh doanh hợp nhất với doanh thu 3,418 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 641 tỷ đồng, tương ứng tăng 21% và 26% so với kết quả thực hiện năm 2022; cổ tức dự kiến chia tỷ lệ 15%.
TAL là chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản như An Bình Complex, Phú Mỹ Complex và Trung Đô Complex tại Hà Nội; Alacarte Hạ Long và Green Park Móng Cái tại Quảng Ninh. Mới đây, TAL được nhận hơn 35 ngàn m2 đất để xây dựng khu đô thị tại Thanh Hóa, ngoài ra Công ty cũng thuộc liên danh duy nhất tham gia đăng ký làm dự án khu đô thị hơn 1,000 tỷ đồng tại Quảng Bình.
Bên cạnh những doanh nghiệp kể trên, nhiều cái tên khác cũng đã chốt ngày lên sàn, có thể kể đến như 8.85 triệu cp NEM của CTCP Thiết bị Điện Miền Bắc đã giao dịch trên UPCoM từ 05/01/2024, giá tham chiếu 10,200 đồng/cp.
Cũng trên UPCoM, cùng ngày 08/01/2024, hơn 8.3 triệu cp KTW của CTCP Cấp nước KonTum đã giao dịch với giá tham chiếu 10,900 đồng/cp và gần 5.3 triệu cp D17 của CTCP Đồng Tân giao dịch với mức tham chiếu 22,000 đồng/cp.
Sau đó, lần lượt vào các ngày 9, 11 và 12/01, sàn UPCoM lần lượt tiếp đón 9.85 triệu cp TBW của CTCP Nước sạch Thái Bình với giá tham chiếu 15,200 đồng/cp, 117.9 triệu cp AAH của CTCP Hợp Nhất với giá tham chiếu 9,900 đồng/cp và gần 3.9 triệu cp VMK của CTCP Vimarko với giá tham chiếu 10,500 đồng/cp.
Nhiều doanh nghiệp chờ chốt ngày
Ngoài ra, một số doanh nghiệp đã được chấp thuận niêm yết và chỉ còn chờ “lệnh” để chính thức lên sàn. Điển hình là “ông lớn” ngành bưu chính Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post, UPCoM: VTP) đã được HOSE chấp thuận niêm yết, quyết định đưa ra ngày 21/12/2023. Theo đó, gần 121.8 triệu cp VTP của Viettel Post, mệnh giá 10,000 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị gần 1,218 tỷ đồng đang đếm ngược đến ngày được chính thức chuyển sàn.
9 tháng đầu năm 2023, doanh thu VTP đạt 14,483 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ. Nhờ tiết giảm các chi phí trên mỗi đơn hàng, biên lãi gộp cải thiện từ 3% lên 4%. Kết quả lãi ròng gần 276 tỷ đồng, tăng 7% và thực hiện được 73% kế hoạch lợi nhuận năm.
Viettel Post đặt mục tiêu cán mốc 1 triệu đơn hàng/ngày vào cuối năm 2023, nâng thị phần chuyển phát lên 21% từ mức 18% của đầu năm 2023. Ngoài ra, Viettel Post đặt mục tiêu trong 5 năm tới doanh số sẽ tăng gấp 10 lần so với năm 2023, tương đương với mức tăng trưởng 60 - 65%/năm cho cả hoạt động cốt lõi và lĩnh vực mới.
Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank, UPCoM: NAB) cũng đang trong diện chờ chuyển sàn từ UPCoM sang HOSE. Trước đó, ngày 21/12/2023, HOSE đã có quyết định chấp thuận niêm yết hơn 1 tỷ cổ phiếu NAB với tổng giá trị hơn 10,580 tỷ đồng tính theo mệnh giá.
So với các ngân hàng khác, NAB niêm yết lên HOSE khá muộn. Tuy nhiên, sự kiện này vẫn được đánh giá là bước tiến lớn đối với NAB, giúp tiếp tục hoạt động kinh doanh minh bạch, ổn định, mở ra cơ hội lớn trong việc thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là từ các nhà đầu tư nước ngoài.
9 tháng đầu năm 2023, NAB ghi nhận tổng thu nhập lãi thuần hơn 4 ngàn tỷ đồng và lãi trước thuế hơn 2 ngàn tỷ đồng, lần lượt tăng 52.7% và 10.3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng huy động vốn và dư nợ tín dụng lần lượt hơn 164 ngàn tỷ đồng và hơn 132 ngàn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát theo quy định của NHNN.
Năm 2023, thời điểm kỷ niệm 31 năm thành lập, NAB công bố hoàn thành triển khai cấu phần rủi ro tín dụng theo phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ Basel II – FIRB và tiếp tục hoàn thành xây dựng các phương pháp luận, công cụ theo chuẩn mực Basel III – Reforms. NAB cũng là một trong 4 ngân hàng Việt Nam đầu tiên công bố hoàn thành chuẩn mực quản trị rủi ro Basel III.
Một cái tên khác cũng đáng chú là CTCP Chứng khoán Thành Công (UPCoM: TCI) với gần 101 triệu cp chờ ngày đổ bộ HOSE.
Lượng cổ phiếu này sẽ hủy niêm yết trên HNX vào ngày 15/01/2024. Mặc dù HOSE chưa công bố chính thức ngày giao dịch đầu tiên, nhưng theo thông tin từ TCI cho biết ngày dự kiến sẽ là 26/01/2024. Trước đó, ngày 28/12/2023, HOSE đã chấp thuận đăng ký niêm yết gần 101 triệu cp TCI.
9 tháng đầu năm 2023, TCI ghi nhận doanh thu hoạt động 107 tỷ đồng và lãi ròng 44 tỷ đồng, cùng giảm 35% so với cùng kỳ. Năm 2023, Công ty đặt kế hoạch doanh thu gần 256 tỷ đồng và lãi ròng 113 tỷ đồng. Sau 9 tháng, TCI thực hiện gần 42% chỉ tiêu doanh thu và 39% mục tiêu lợi nhuận năm.
Tuy chưa được chấp thuận niêm yết như những cái tên nêu trên, nhưng trường hợp của “ông lớn” ngành gạch là CTCP Sản xuất và Đầu tư Hoàng Gia (RYG) cũng hứa hẹn sẽ lên sàn HOSE trong tương lai.
Theo phương pháp tính giá tham chiếu được HĐQT Công ty thông qua ngày 29/12/2023, 45 triệu cp RYG sẽ có giá tham chiếu 15,000 đồng/cp trong ngày giao dịch đầu tiên, tương ứng mức định giá 675 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 20/11/2023, Công ty đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán cho 45 triệu cp với mã RYG, bởi Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC).
Huy Khải
FILI
Tổng kết năm 2023, xuất hiện nhiều doanh nghiệp có mức chi cổ tức với tỷ lệ trên 100% (10,000 đồng cho mỗi cổ phiếu sở hữu). Nhưng cái tên nào trả cao nhất trên toàn thị trường?
Thống kê từ VietstockFinance, trong năm 2023, có 749 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền trên cả 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM. Trong đó, 441 cái tên chi trả với tỷ lệ từ 10% trở lên.
Đáng chú ý, có 8 doanh nghiệp trên cả 3 sàn chốt quyền trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ trên 100%. HNX và UPCoM, mỗi sàn có 3 cái tên góp mặt và 2 đơn vị trên sàn HOSE.
* Chốt ngày tính cổ tức theo ngày giao dịch không hưởng quyền trong năm.
20 doanh nghiệp trả cổ tức cao nhất năm 2023
“Vua cổ tức” từ HNX
Ngôi vương cổ tức năm qua thuộc về PRC (Logistics Portserco) từ HNX, với tỷ lệ tới 350% để trả cổ tức 2022 - tương đương cổ đông sở hữu 1 cp sẽ nhận được 35,000 đồng.
Kết phiên 27/12/2023, giá đóng cửa của PRC là 20,500 đồng/cp, tương đương tỷ suất cổ tức 171%. Tuy nhiên trên thực tế, tỷ suất cổ tức tương lai của PRC sẽ không cao đến vậy, vì đây là mức cổ tức kỷ lục của doanh nghiệp. Trước đó, PRC chỉ trả cao nhất là 20%, trong giai đoạn 2016 - 2017.
Căn nguyên của mức chi cao bất thường này là khoản lãi ròng kỷ lục 50 tỷ đồng mà PRC có được năm 2022, nhờ vào việc hoàn tất bán tài sản là dự án kho bãi tổng hợp ở Đà Nẵng. Những năm trước đó, PRC hoạt động tương đối nhạt nhòa. Ngoại trừ năm 2009 có lợi nhuận 16 tỷ đồng, những năm còn lại chỉ thu lãi từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng.
Ngoài ra, để mua được cổ phiếu PRC không phải đơn giản vì thanh khoản không cao, số lượng khớp lệnh chỉ dao động từ vài trăm đến vài ngàn cổ phiếu mỗi phiên, ít có trường hợp đột biến.
PMC (Pharmedic) xếp thứ 2 tại HNX, đứng thứ 3 toàn thị trường về mức trả cổ tức năm qua với tỷ lệ 156% (mỗi cổ phiếu nhận được 15,600 đồng). Đây là kết quả của 5 đợt trả cổ tức, với 3 đợt cho năm 2023 và 2 đợt là cổ tức năm 2022, trong đó đợt 1/2023 được trả với tỷ lệ tới 80%. Tỷ suất cổ tức là 18%.
Thực tế, PMC chỉ đặt kế hoạch trả 24% cổ tức bằng tiền tại ĐHĐCĐ 2023. Tuy nhiên vào cuối tháng 9, HĐQT đã trình và được thông qua mức trả tới 126%, với nguồn tiền từ việc hoàn nhập quỹ đầu tư phát triển về lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Thời điểm này, PMC còn hơn 35 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và gần 313 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển.
SLS (Mía đường Sơn La) có năm thứ 2 liên tiếp vào danh sách trả cổ tức cao nhất thị trường với tỷ lệ 150%, tương ứng tỷ suất cổ tức là 11%.
Theo thống kê, kể từ khi niêm yết trên HNX vào năm 2012, SLS luôn chi trả cổ tức hàng năm bằng tiền mặt cho cổ đông. Những năm gần đây, tỷ lệ chi trả thường trên 50%, thậm chí là cao nhất HNX năm 2022 với tỷ lệ 100%. Tuy nhiên trên thị trường, cổ phiếu SLS cũng có thanh khoản thấp, khối lượng giao dịch chỉ vài trăm đến vài ngàn cổ phiếu mỗi phiên.
Ngoài ra, HNX có 3 cái tên lọt vào top 20 doanh nghiệp trả cổ tức cao nhất thị trường năm qua là DP3 (80%), BAX (70%) và HVT (70%), tương ứng tỷ suất cổ tức 12%, 14%, và 16%.
Hưởng lợi suất gấp hàng chục lần trên UPCoM
Ở phân khúc cổ tức tỷ lệ trên 100%, sàn UPCoM đóng góp 3 cái tên. Đầu tiên là PAT (Phốt Pho Apatit Việt Nam), doanh nghiệp “cháu” của ông lớn Hóa chất Đức Giang với tỷ lệ 196.55% - tương đương mỗi cổ phiếu nhận được 19,655 đồng. Mức chi này gồm lần trả cổ tức đợt 3/2022, và đợt 1/2023. Tỷ suất cổ tức là 21%.
HLB (CTCP Bia và Nước giải khát Hạ Long) là cái tên trả cổ tức cao thứ 2 trên UPCoM năm qua, ở mức 150%. Tuy nhiên, với thị giá gần hơn 265,000 đồng/cp tại thời điểm kết phiên 27/12, tỷ suất cổ tức năm chỉ rơi vào khoảng 6% trong trường hợp HLB giữ nguyên mức chi nêu trên.
FBC (Cơ khí Phổ Yên) là cái tên cuối trong nhóm cổ tức trên 100% ở UPCoM, với tỷ lệ 120%. Đây là tỷ lệ trả cổ tức cao nhất của FBC kể từ khi lên sàn vào năm 2017. Đáng chú ý, với thị giá chỉ 3,700 đồng/cp, cổ đông có thể thu về gấp hơn 3 lần số tiền bỏ ra (tỷ suất cổ tức đạt 324%).
Tuy nhiên, không dễ để mua được FBC. Từ năm 2017, không có bất kỳ giao dịch mua bán cổ phiếu FBC nào được thực hiện. Một phần nguyên nhân do cơ cấu cổ đông cô đặc (78% nằm trong tay công ty mẹ và các cổ đông lớn), phần khác có thể là vì mức chi cổ tức cao đều đặn mỗi năm trên thị giá thấp khiến không cổ đông nào muốn buông tay khỏi “mỏ vàng” này.
Trong top 20 còn 3 cái tên khác thuộc UPCoM, là AVC (95.65%, tỷ suất 17%), ICN (95%, tỷ suất 21%) và HDM (70%, tỷ suất 26%).
Đáng chú ý, nhiều mã cổ phiếu thuộc UPCoM, dù tỷ lệ chi trả không quá lớn, nhưng cho tỷ suất cổ tức cao đến giật mình. Như DNN, với thị giá chỉ 200 đồng, tỷ suất cổ tức sẽ lên tới 1100%, tức cổ đông có thể nhận về số tiền gấp 11 lần. Tương tự, BCB cho tỷ suất tới 751%; CPH có tỷ suất trên 650%...
Tuy nhiên, điểm chung của các doanh nghiệp này là đều có cơ cấu cổ đông cô đặc, thanh khoản trên thị trường gần như không có.
Các mã cổ phiếu mang lại tỷ suất cổ tức trên 100%
HOSE chiếm ưu thế
Chiếm đa số trong top 20 là nhóm cổ phiếu trên HOSE, trong đó có 2 mã trả cổ tức với tỷ lệ trên 100%.
Đầu tiên là CAV (Cadivi), doanh nghiệp được xem là “con gà đẻ trứng vàng” cho nhóm Gelex. Trong năm 2023, CAV đã chi trả tổng cộng 5 đợt cổ tức bằng tiền, gồm 3 đợt năm 2022 và 2 đợt năm 2023, tổng tỷ lệ 140%. Tỷ suất cổ tức của CAV là 21%.
Thứ 2 là doanh nghiệp ngành nhựa BMP (Nhựa Bình Minh), với 2 đợt chi cổ tức (đợt 2/2022 và tạm ứng đợt 1/2023) tổng cộng 118% trong năm qua. Tỷ suất cổ tức của BMP là 11%.
Kết quả kinh doanh của BMP cũng đang tỏ ra khả quan. 9 tháng đầu năm 2023, lãi ròng lũy kế của BMP đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 784 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận năm (651 tỷ đồng).
Châu An
FILI
Phân tích nhóm dầu khí- Nhiều thông tin hỗ trợ hơn cho Lô B
Chính phủ liên tục đưa ra các biện pháp hỗ trợ tiến độ dự án
• Ở thời điểm hiện tại, dự án Lô B vẫn chưa có được FID nhưng những gói thầu xây lắp vẫn được trao nhờ thỏa thuận khung được ký giữa chủ đầu tư và PVN thực hiện ứng trước ngân sách thực hiện dự án trong vòng 6 tháng. Sau 6 tháng, nếu FID vẫn chưa được phê duyệt, PVN sẽ tiếp tục đàm phán với các đối tác nước ngoài ký một thỏa thuận đồng ý cho PVN tiếp tục triển khai dự án cho đến khi có FID.
• Điểm mấu chốt của FID chính là việc đàm phát giá điện trong bối cảnh tình hình tài chính của EVN không thuận lợi. Với việc tăng giá điện bán lẻ trong thời gian gần đây và có thể tiếp tục trong năm 2024, chúng tôi cho rằng FID của dự án sẽ sớm “khả thi”trong năm 2024 và là tiền đề để tiến độ các gói thầu EPCI #1, EPCI #2 cũng như gói thầu đường ống sẽ sớm được đẩy nhanh để đón first gas trong năm 2026-2027. Việc thực thi các gói thầu này sẽ là cơ hội lớn cho nhóm cổ phiếu thượng nguồn cải thiện mạnh mẽ doanh thu, lợi nhuận.
• Cổ phiếu tiêu điểm: Nhóm cổ phiếu dầu khí thượng nguồn (PVS, PVD, PVC, PVB, PXS), Trung nguồn (GAS)
Cổ phiếu quan tâm PVB
- Giá trị dự kiến từ gói bọc ống dự án Lô B vào khoảng 2.000 tỷ đồng. Kỳ vọng LNST công ty ghi nhận từ dự án vào khoảng 200 tỷ đồng và được phẩn bổ trong vòng 2 năm 2025-2026 với kịch bản dự án Lô B có dòng khí đầu tiên vào 2026-2027.
- Trong ngắn hạn, PVB sẽ ghi nhận lãi trong Q4/2023 nhờ hạch toán dự án Kình Ngư Trắng. Ngoài ra, PVB cũng có thể trúng thêm một số dự án nhỏ cho năm 2024 như Lạc Đà Vàng trước khi tiến hành thi công dự án Lô B.
Target: 26.000đ/cp
Là một trong những địa phương có nền kinh tế năng động nhất miền Trung, nhưng số doanh nghiệp Đà Nẵng trên sàn chứng khoán vẫn còn khiêm tốn. Họ là những doanh nghiệp nào và làm ăn ra sao trong quý 3/2023?
Đầu tháng 11/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch TP. Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; mục tiêu tổng quát là xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á; với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ.
Với tiềm năng lớn và là trọng tâm kinh tế của cả nước, thế nhưng chỉ một số nhỏ doanh nghiệp có trụ sở tại Đà Nẵng niêm yết trên sàn chứng khoán.
Thống kê từ VietstockFinance cho thấy, có 38 doanh nghiệp có trụ sở tại Đà Nẵng trong hơn 1,600 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán (HOSE, HNX và UPCoM) công bố BCTC quý 3/2023, phần lớn là công ty có vốn hóa vừa và nhỏ.
Trong đó, 11 doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận tăng, 14 doanh nghiệp lợi nhuận giảm, 1 doanh nghiệp không biến động, 3 doanh nghiệp lỗ chuyển lãi, 5 doanh nghiệp lãi chuyển lỗ và 4 doanh nghiệp tiếp tục lỗ.
Kinh doanh trái chiều
Ở nhóm tăng trưởng, Kim khí Miền Trung có lợi nhuận tăng 179%, đạt gần 3 tỷ đồng trong quý 3. Kết quả này nhờ Công ty tăng tỷ lệ bán thu tiền ngay, có chính sách mua bán hợp lý nên tăng sản lượng, doanh thu, khiến lợi nhuận sau thuế tăng mạnh.
Dù doanh thu chỉ đạt 232 triệu đồng, giảm 32%, nhưng CTCP EVN Quốc tế lãi gần 41 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ; do trong kỳ EIC nhận cổ tức từ Công ty TNHH Hạ Sê San 2 với giá trị gần 2 triệu USD, cùng kỳ là 1 triệu USD.
Ông lớn trong ngành đầu tư hạ tầng giao thông, Đèo Cả (HHV) có kết quả kinh doanh ấn tượng khi lãi 101 tỷ đồng, tăng 38%. Đây cũng là quý có lãi cao nhất của HHV kể từ khi niêm yết trên HOSE vào đầu năm 2022. Sau 9 tháng, HHV lãi hơn 268 tỷ đồng, tăng 26% và hoàn thành 91% chỉ tiêu lãi sau thuế cả năm.
Doanh thu thuần và lãi ròng của HHV từ quý 1/2022 đến quý 3/2023
Cuối quý 3, quy mô tài sản và nợ phải trả của HHV xấp xỉ 36,520 tỷ đồng và 27,842 tỷ đồng, đều tăng 2% so với đầu năm. Nợ vay dài hạn tại cuối quý 3 của Công ty gần 19,716 tỷ đồng. Chia sẻ về khoản nợ dài hạn, ông Nguyễn Quang Huy - Tổng Giám đốc HHV cho biết: “Các khoản vay dài hạn nhằm tài trợ cho dự án BOT, nguồn trả nợ được lấy từ doanh thu thu phí. Đặc thù công trình dịch vụ công có vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn dự án. Trước đây các dự án này chưa có sự tham gia từ vốn ngân sách Nhà nước”.
Điểm sáng là Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng , nhờ chuyển nhượng căn hộ tại dự án Monarchy B nên ghi nhận doanh thu 56 tỷ đồng, gấp hơn 50 lần cùng kỳ; lãi ròng gần 28 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 29 tỷ đồng.
Nguồn: VietstockFinance
Ở chiều ngược lại, Địa ốc First Real giảm lãi tới 95%, còn gần 2 tỷ đồng trong quý 4/2023 (FIR sử dụng niên độ từ 01/10/2022 - 30/09/2023); khiến lũy kế cả năm 2023, lãi giảm 87%, đạt hơn 15 tỷ đồng. Đây cũng là năm FIR kinh doanh tệ nhất kể từ khi niêm yết trên HOSE vào cuối năm 2018.
Dệt may Hòa Thọ giảm 18% lãi ròng, về mức 59 tỷ đồng. Tuy vậy, đây là kết quả khả quan nhất của Công ty trong 4 quý gần đây.
Lãi ròng của Cao su Đà Nẵng giảm 2%, đạt gần 76 tỷ đồng.
Tiếp tục khó khăn
Một doanh nghiệp xi măng chuyển từ lãi sang lỗ là Xi măng VICEM Hải Vân với khoản lỗ gần 16 tỷ đồng trong quý 3, cùng kỳ lãi gần 150 triệu đồng. Đây là quý lỗ thứ 2 liên tiếp trong năm 2023 của HVX. Công ty cho biết, do sản lượng tiêu thụ xi măng, clinker giảm, giá nguyên liệu đầu vào tăng ở mức cao; trong khi giá bán xi măng giảm khiến lợi nhuận giảm.
Ngoài ra, còn một số doanh nghiệp tại Đà Nẵng vẫn tiếp tục lỗ trong quý 3 như Nhựa Đà Nẵng , Xây lắp Dầu khí Miền Trung , Xây dựng Điện VNECO 1 .
Theo Cục thống kê Đà Nẵng, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý 3/2023 tăng 2.19% so với cùng kỳ năm 2022. Sau 9 tháng đầu năm, GRDP Đà Nẵng ước tăng 2.83%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng của cùng kỳ năm 2022 (GRDP 9T/2022 tăng 12.8% so với năm 2021).
Quy mô nền kinh tế 9 tháng, theo giá hiện hành, ước đạt 97,581 tỷ đồng, mở rộng gần 7,088 tỷ đồng so với năm 2022. Trong đó, lĩnh vực dịch vụ mở rộng nhiều nhất, chiếm 6,412 tỷ đồng; khu vực công nghiệp - xây dựng thu hẹp hơn 24 tỷ đồng (do lĩnh vực công nghiệp tăng 413 tỷ đồng mà xây dựng lại giảm 437 tỷ đồng).
Cơ cấu trong quy mô nền kinh tế 9 tháng tiếp tục có sự dịch chuyển nhẹ giữa 3 khu vực so với cùng kỳ năm trước, theo xu hướng dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn - từ 68.4% cùng kỳ lên gần 70%; ngược lại khu vực công nghiệp - xây dựng từ 20.5% thu hẹp còn 18.9%.
Cục thống kê Đà Nẵng cho biết, có 371 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện mới được thành lập từ ngày 16/09 - 15/10/2023, với tổng vốn đạt gần 2,231 tỷ đồng; tăng 5.4% về số doanh nghiệp và tăng 2.3% về vốn so với cùng kỳ.
Từ đầu năm đến 15/10, có 3,490 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện mới được thành lập tại Đà Nẵng, với tổng vốn đăng ký hơn 15,366 tỷ đồng; giảm 8.7% về số doanh nghiệp và giảm 28% về vốn. Cùng với đó, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động giảm 26.6%. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động lên tới 3.636 đơn vị, tăng 15%.
Cũng trong 10 tháng qua, có 530 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện hoàn tất thủ tục giải thể, rút lui khỏi thị trường, giảm 6.5% so với cùng kỳ năm 2022.
Thanh Tú
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.