Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
GDP Việt Nam có thể tăng thêm 0,5% từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Các nhà kinh tế dự báo rằng việc tái phân bổ thương mại trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng khoảng 0,5% so với kịch bản của chính quyền Harris, khi chuỗi cung ứng được điều chỉnh và việc nhập khẩu từ Mỹ tăng từ Việt Nam.
Như VnEconomy đưa tin, sau cuộc bầu cử với sắc đỏ áp đảo, rạng sáng ngày 6/11 (giờ Mỹ, 14h00 giờ Việt Nam), hãng tin Fox News tuyên bố ứng viên đảng Cộng hòa Donald J. Trump đã thắng cử trước đối thủ Kamala Harris...
Kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần thứ 60 sẽ sớm được công bố, xác định vị tổng thống thứ 47 cho nhiệm kỳ 2025-2029. Kết quả này được kỳ vọng sẽ có tác động đáng kể đến các động lực kinh tế và chính trị toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam, theo chứng khoán ACBS.
GDP VIỆT NAM CÓ THỂ TĂNG 0,5%?
Việt Nam có thể hưởng lợi từ sự thay thế thương mại nếu Mỹ tăng cường chuyển dịch xa khỏi hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, mở ra cơ hội cho việc tăng cường thương mại với các quốc gia khác, bao gồm cả Việt Nam. Các nhà kinh tế dự báo rằng việc tái phân bổ thương mại này có thể thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng khoảng 0,5% so với kịch bản của chính quyền Harris, khi chuỗi cung ứng được điều chỉnh và việc nhập khẩu từ Mỹ tăng từ Việt Nam.
Đi đầu trong danh sách những doanh nghiệp được hưởng lợi từ làn sóng di tản thứ hai này sẽ là các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp. Tiếp theo đó là các doanh nghiệp xuất khẩu có chứng minh xuất xứ nguồn gốc. Và lưu lượng hàng hóa được điều chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp từ Trung Quốc, thông qua Việt Nam sang Mỹ sẽ góp phần hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận cho các doanh nghiệp vận tải & kho bãi.
Mặc dù ông Donald Trump liên tục khẳng định rằng USD đang bị định giá cao so với các đồng tiền khác, đặc biệt là CNY, dẫn đến khả năng cạnh tranh giảm sút cho hàng hóa Mỹ, nhưng các chính sách mà ông đề xuất thực chất đều có thể làm tăng giá trị của đồng đô la. Những biện pháp như thuế quan đối với hàng nhập khẩu và cắt giảm thuế doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ củng cố USD. Trong ngắn hạn, một đồng đô la mạnh hơn sẽ làm tăng rủi ro giảm giá cho VND.
Thêm vào đó, nếu các chỉ số kinh tế của Mỹ vẫn mạnh mẽ, việc cắt giảm thuế có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ. Tuy nhiên, chi phí nhập khẩu cao hơn có thể gây ra rủi ro lạm phát tại Mỹ, có khả năng làm chậm quá trình cắt giảm lãi suất của Fed. Những thời gian kéo dài mà lãi suất USD cao sẽ gia tăng áp lực lên VND thêm nữa.
Một môi trường trong đó DXY mạnh, lãi suất USD neo cao là bất lợi lớn cho Việt Nam vốn đang không còn nhiều dư địa đối với chính sách tiền tệ. Lãi suất VND nếu tăng lên sẽ tác động tới khả năng phục hồi của các doanh nghiệp nội địa. Bên cạnh đó, lợi nhuận của ngành ngân hàng cũng có thể bị tác động tiêu cực. Cuối cùng, các doanh nghiệp có chi phí nợ vay cao, đặc biệt nợ vay USD cũng sẽ chịu tác động tiêu cực.
LO NGẠI VIỆC TĂNG THUẾ TRIỆT TIÊU CƠ HỘI TỪ TRADE WAR
Về rủi ro, dưới chính quyền của Trump, Việt Nam có thể đối mặt với nhiều thách thức kinh tế. Việc áp đặt các mức thuế quan mạnh mẽ - bao gồm thuế 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và thuế 10%-20% đối với tất cả hàng nhập khẩu - sẽ làm cho hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, có khả năng làm giảm nhu cầu tiêu dùng của Mỹ, từ đó làm giảm sản lượng và giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ.
Một số nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện này, GDP của Việt Nam có thể giảm gần 1% so với kịch bản dưới chính quyền của Harris.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có khả năng bị áp thuế nhập khẩu và thuế chống bán phá giá, do Việt Nam vẫn đang bị xếp là nền kinh tế phi thị trường và có thặng dư thương mại lớn với Mỹ. Những mặt hàng Việt Nam đang có mức thuế nhập khẩu vào Mỹ rất thấp là gỗ (0%), thủy sản (0%), săm lốp (4%). Trong khi dệt may và thép, tôn mạ đều đang có mức thuế nhập khẩu khá cao, 8-25%.
Tuy nhiên, hầu hết các mặt hàng này hiện tại đều chưa bị áp thuế chống bán phá giá. Do đó, nếu sự tăng lên đồng loạt của cả thuế nhập khẩu và thuế chống bán phá giá có thể triệt tiêu những lợi ích dự kiến tăng thêm từ việc tái phân bổ thương mại.
Bên cạnh đó, việc điều tra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa có thể trở nên gắt gao hơn để đảm bảo Mỹ không bỏ sót các mặt hàng nhập khẩu từ quốc gia khác, nhưng thực chất lại có xuất xứ từ Trung Quốc. Vì vậy, các chiến dịch điều tra và giải trình có thể trở nên phức tạp hơn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Nhu cầu giảm từ Mỹ có thể khiến hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc tràn vào các thị trường khác, làm tổn hại đến các ngành công nghiệp trong những khu vực đó. Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Đối với thị trường chứng khoán, không có đủ bằng chứng liên kết giữa sự chuyển động của VN-Index với danh tính hoặc mối quan hệ đảng phái của tổng thống Mỹ. Tuy vậy, quan sát diễn biến của Vn-Index trong bốn cuộc bầu cử gần đây, có hai xu hướng tăng ngắn và trung hạn sau cuộc bầu cử năm 2016 và 2020, nhưng cũng ghi nhận xu hướng giảm giảm nhẹ trong ngắn hạn trước khi tăng mạnh trong trung hạn sau cả hai lần thắng cử của Obama năm 2008, 2012.
Do đó, những lo ngại về việc thắng cử của Trump sẽ khiến Vn-Index diễn biến theo một xu hướng báo trước nào đó, đặc biệt là trong ngắn hạn, dường như là không có cơ sở.
Tuy nhiên, rủi ro ngắn hạn đối với VN-Index, và thị trường chứng khoán nói chung, có thể cao hơn dưới thời tổng thống Trump. Điều này chủ yếu là do sự không chắc chắn mà Trump có thể đem lại cho môi trường kinh tế và tài chính toàn cầu. Theo lẽ thường, các thị trường chứng khoán coi sự không chắc chắn là "tiêu cực" ở giai đoạn đầu và chỉ sau đó mới đánh giá tác động thực sự của nó.
Ngân sách trợ lực trên 44.000 tỷ đồng giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu năm 2025
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường trong năm 2025 đối với xăng (trừ etanol), dầu, mỡ nhờn; giảm gần 70% đối nhiên liệu bay và 40% với dầu hỏa. Dự kiến tổng thu ngân sách nhà nước giảm khoảng 44.224 tỷ đồng khi thực hiện chính sách này...
Bộ Tài chính vừa có Công văn số 11859/BTC-CST xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2025 theo trình tự rút gọn.
Dự kiến mức thuế sau khi giảm đối với xăng, trừ etanol còn 2.000 đồng/lít; nhiên liệu bay giảm còn 1.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn giảm còn 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn giảm 1.000 đồng/kg; dầu hỏa giảm còn 600 đồng/lít.
ƯỚC GIẢM THU NGÂN SÁCH 44.224 TỶ ĐỒNG
Theo dự báo của các tổ chức uy tín thế giới, năm 2025, bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục chuyển biến nhanh, khó lường. Trong nước, mặc dù nền kinh tế đang dần phục hồi nhưng chưa thực sự ổn định và vững chắc do vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Điều này là yếu tố bất lợi để hoàn thành các mục tiêu về tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt năm 2025 là năm có ý nghĩa quan trọng, năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng ổn định, Bộ Tài chính đề xuất cần tiếp tục thực hiện giải pháp giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 nhằm góp phần bình ổn giá bán xăng dầu trong nước, kiềm chế CPI.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất mức thuế bảo vệ môi trường trong năm 2025 với xăng, trừ etanol giảm từ 4.000 đồng xuống còn 2.000 đồng/lít; nhiên liệu bay giảm từ 3.000 đồng xuống còn 1.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn giảm còn 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn giảm 1.000 đồng/kg; dầu hỏa giảm còn 600 đồng/lít.
Để đảm bảo tính liên tục và kịp thời, Bộ Tài chính đề nghị Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 đến hết ngày 31/12/2025. Từ ngày 1/1/2026, mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng này được thực hiện theo Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14.
"Với dự kiến sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2025 tương đương năm 2024 và với mức thuế bảo vệ môi trường giảm như đề xuất, số thu thuế bảo vệ môi trường trong năm 2025 giảm khoảng 40.204 tỷ đồng và tổng thu ngân sách nhà nước (bao gồm cả phần giảm thuế giá trị gia tăng) giảm khoảng 44.224 tỷ đồng", Bộ Tài chính đánh giá.
Đánh giá tác động của đề xuất, cơ quan soạn thảo cho biết giả định các yếu tố khác cấu thành giá cơ sở xăng dầu không thay đổi so với kỳ điều hành gần nhất, giá bán lẻ xăng (trừ etanol) giảm tương ứng 2.200 đồng/lít; nhiên liệu bay tương ứng giảm 2.200 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn giảm giá bán lẻ tương ứng 1.100 đồng/lít; giá bán lẻ mỡ nhờn tương ứng giảm 1.100 đồng/kg; giảm giá bán lẻ dầu hỏa tương ứng 440 đồng/lít. Mức giá giảm này đã bao gồm cả giảm thuế giá trị gia tăng.
Mặc dù đề xuất này sẽ góp phần ổn định giá bán lẻ xăng dầu trong nước góp phần hỗ trợ người dân và doanh nghiệp nhưng sẽ tác động đến số thu ngân sách nhà nước.
Để giảm thiểu tác động đến cân đối ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước, tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế.
Trong điều hành yêu cầu cả ngân sách trung ương và ngân sách các địa phương phải tiếp tục rà soát, cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết (kể cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) để đảm bảo cân đối chi ngân sách, không làm phát sinh tăng bội chi so với mức Quốc hội đã quyết định.
NHÌN LẠI 03 NĂM LIÊN TIẾP GIẢM THUẾ
Đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn kể từ năm 2022 đến nay, Bộ Tài chính cho biết quá trình thực hiện chính sách giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong thời gian qua có những tác động tích cực đến nền kinh tế trong việc góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, vì thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn là một yếu tố cấu thành giá cơ sở xăng dầu trong nước.
Việc điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng này sẽ tác động trực tiếp đến giá bán lẻ xăng dầu trong nước nên cũng tác động đến chỉ số CPI và do đó được xem là một công cụ để thực hiện kiểm soát lạm phát.
Thực tế, kể từ năm 2022 đến nay, mặc dù lạm phát thế giới có những lúc tăng cao song kinh tế trong nước vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó, chỉ số CPI và lạm phát được kiểm soát.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, CPI và lạm phát cơ bản năm 2022, 2023 và 10 tháng đầu năm 2024 thấp hơn nhiều so với mục tiêu chính sách, từ đó góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Việc duy trì thực hiện chính sách giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2024 giống năm 2023 giúp cho giá xăng dầu luôn ổn định dù giá thế giới có lúc tăng mạnh.
Tính đến ngày 31/10/2024, giá các mặt hàng xăng dầu đã qua 44 kỳ điều hành giá, trong đó có 23 phiên giảm, 18 phiên tăng và 3 phiên tăng giảm đan xen, hiện nay giá xăng dầu đã được kéo về mức giá thấp hơn so với cuối năm 2023...
Cụ thể, giá Xăng E5RON92 hiện đứng ở mức 19.408 đồng/lít; Xăng RON95-III hiện ở mức 20.503 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S hiện ở mức 18.148 đồng/lít; Dầu hỏa hiện ở mức 18.833 đồng/lít; Dầu madzut 180CST 3.5S hiện ở mức 16.461 đồng/kg.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, việc thực hiện chính sách điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn gây tác động trực tiếp đến tổng số thu thuế bảo vệ môi trường.
Cụ thể, số thu thuế bảo vệ môi trường năm 2023 là 38.336 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2024 ước thu thuế bảo vệ môi trường 30.748 tỷ đồng.
"Số giảm thu ngân sách do thực hiện giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2023 ước khoảng hơn 34.473 tỷ đồng, trong 9 tháng đầu năm 2024 ước khoảng 28.900 tỷ đồng (chưa bao gồm giảm thu thuế giá trị gia tăng)", Bộ Tài chính thông tin.
Mặc dù đây là khoản giảm thu đối với ngân sách nhà nước nhưng cũng chính là khoản hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với người dân, doanh nghiệp để góp phần hỗ trợ phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.
Thách thức của Việt Nam hướng tới quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045
Để đạt được trạng thái thu nhập cao vào năm 2045, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của Việt Nam phải tăng lên 5,4%, yêu cầu phải nâng cao năng suất và cải tiến công nghiệp. Kinh tế Việt Nam cần chuyển đổi từ tăng trưởng dựa trên “đầu vào” sang tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo, nhấn mạnh vào vốn nhân lực, hiệu quả thị trường lao động và vốn, cạnh tranh và ứng dụng công nghệ...
Trong 02 ngày 24 và 25/10, tại Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) cùng trường Đại học Đông Á đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Thách thức của Việt Nam: Hướng tới quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045”
Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Anh Thi, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, nhận định những đóng góp học thuật và tư vấn chính sách từ các cơ quan nghiên cứu, đặc biệt là báo cáo “Việt Nam 2045 - Các vấn đề và thách thức đối với phát triển” của Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng chiến lược phát triển của Việt Nam.
Thông tin tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thi cho biết trong định hướng phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thành phố sẽ tập trung phát triển ba trụ cột kinh tế chính gồm: du lịch, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển. Đà Nẵng cũng đang triển khai các giải pháp phát triển đô thị thông minh, sáng tạo và bền vững nhằm trở thành một trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng của miền Trung và cả nước.
Đà Nẵng cũng ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp quan trọng của trường Đại học Đông Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng. Những nỗ lực của nhà trường trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực then chốt cho sự phát triển bền vững của thành phố và vai trò là đối tác chiến lược trong các hoạt động hợp tác quốc tế, tư vấn chính sách, góp phần giúp Đà Nẵng nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Trong 2 ngày diễn ra hội thảo, có 04 phiên thảo luận và 01 diễn đàn, với 14 báo cáo chuyên đề là những góc nhìn sâu sắc về kinh tế của Việt Nam.
Phiên khai mạc tập trung đề cập về đường hướng phát triển với các tham luận: Việt Nam- Mô hình để theo đuổi trong phát triển cân bằng; Các vấn đề thay đổi mô hình tăng trưởng: Chính sách để tránh bẫy thu nhập trung bình; Làn sóng mới của Chuyển đổi số (DX), Cách mạng công nghiệp 4.0 (4IR), Internet vạn vật (IOT) và Trí tuệ nhân tạo (AI) như là động lực cho Việt Nam.
Các phiên tiếp theo gồm những tham luận bàn về tác động của môi trường bên ngoài, động lực để phát triển công nghiệp và các vấn đề mới liên quan mục tiêu phát triển của Việt Nam đến 2045 như: Chính sách tự chủ và thích ứng chiến lược để phát triển của Việt Nam trong thời kỳ mới; Làm thế nào để đối phó với căng thẳng địa chính trị? Từ quan điểm của Việt Nam và ASEAN; Sự gia tăng bất định và điều chỉnh FDI - tác động đối với Việt Nam; FDI và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam; Biến đổi khí hậu và tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam; Chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; Cung cấp năng lượng và nền kinh tế xanh ở Việt Nam;…
HƯỚNG TỚI QUỐC GIA CÓ THU NHẬP CAO
Những tham luận chuyên sâu được các chuyên gia, nhà khoa học quan tâm như: “Mô hình Việt Nam: hướng đi cho sự phát triển cân bằng” của TS. Võ Trí Thành, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương của Việt Nam, nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, phản ánh quá trình chuyển đổi của Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tham luận nêu bật những cải cách quan trọng kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới; phân tích những hoàn cảnh đang thay đổi mà Việt Nam hiện phải đối mặt và những thách thức mà đất nước cần vượt qua để tiến xa hơn. Đồng thời, nghiên cứu cũng khám phá khái niệm mô hình Việt Nam của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nhận vai trò của cạnh tranh lành mạnh và vai trò trung tâm của kinh tế nhà nước…
Dẫn số liệu Việt Nam đã bước vào nhóm thu nhập trung bình thấp vào năm 2008, với thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người đạt 3.560 USD vào năm 2021, tham luận “Về vấn đề thay đổi mô hình tăng trưởng: Chính sách tránh bẫy thu nhập trung bình” của GS. Trần Văn Thọ, Giáo sư danh dự Đại học Waseda, Nhật Bản, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển đổi từ tăng trưởng dựa trên “đầu vào” sang tăng trưởng dựa trên năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) và vai trò của cải cách thể chế trong việc duy trì tăng trưởng.
Theo GS. Trần Văn Thọ, để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và đạt được tăng trưởng dài hạn, Việt Nam cần tập trung vào các chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), cải thiện thị trường yếu tố sản xuất, nâng cao giáo dục và đào tạo, cũng như đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D).
PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, phát biểu đề dẫn tại Phiên thứ 4 sáng ngày 25/10.
Phát biểu đề dẫn tại phiên thứ 4 vào sáng ngày 25/10, PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, chia sẻ trong bối cảnh quốc tế và khu vực đang có nhiều thay đổi nhanh, mạnh và khó lường dưới tác động của cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư; các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu và rộng…, chuyển đổi số gắn với chuyển đổi xanh là cuộc cách mạng về phát triển lực lượng sản xuất mới. Cuộc chuyển đổi này được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; góp phần giúp Việt Nam đạt được mức thu nhập trung bình cao.
PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn đặt ra một số vấn đề để các chuyên gia, nhà khoa học cùng thảo luận tại Hội thảo hoặc tiếp tục nghiên cứu sau Hội thảo để làm rõ về các giải pháp giúp Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn và bền vững hơn trung bình 5,98% giai đoạn 2011-2023 và tăng cao trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức.
Theo PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn để đạt được mục tiêu thu nhập trung bình cao (7,5-8,0%/năm trong giai đoạn 2026-2030), các nhà khoa học tập trung thảo luận và làm rõ việc làm thế nào để có thể đạt được mức tăng trưởng cao nhưng vẫn đảm bảo được các mục tiêu về xã hội và môi trường?...
Còn GS. Yasuhiro Yamada (Nhật Bản), thành viên cao cấp về chính sách ERIA nhìn nhận: Việt Nam đã duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao kể từ đầu những năm 1990 nhờ vào các cải cách kinh tế và sự mở cửa với thế giới. Tăng trưởng thu nhập quốc dân thực (GNI) bình quân đầu người hàng năm ở mức khoảng 5,0% (giai đoạn 1995 - 2019), vượt trội hơn nhiều so với các nền kinh tế phát triển.
Để đạt được trạng thái thu nhập cao vào năm 2045, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của Việt Nam phải tăng lên 5,4%, yêu cầu phải nâng cao năng suất và cải tiến công nghiệp. Kinh tế Việt Nam cần chuyển đổi từ tăng trưởng dựa trên “đầu vào” sang tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo, nhấn mạnh vào vốn nhân lực, hiệu quả thị trường lao động và vốn, cạnh tranh và ứng dụng công nghệ.
GS. Yasuhiro Yamada nhấn mạnh: "Công nghệ số đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi này. Các ngành công nghiệp chính như điện tử, nông nghiệp tiên tiến, dệt may, các lĩnh vực liên quan đến chuyển đổi số (DX), ô tô, chăm sóc sức khỏe và năng lượng, dự kiến sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và nền kinh tế tuần hoàn".
Theo GS. Yasuhiro Yamada, hợp tác với Nhật Bản, đặc biệt trong lĩnh vực chuyển đổi số (DX), mang lại tiềm năng đáng kể để tiến gần hơn tới mục tiêu đạt được trạng thái quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Thêm vào đó, nên theo đuổi các sáng kiến hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm ngành công nghiệp ô tô, nông nghiệp tiên tiến, giảm thiểu biến đổi khí hậu, nền kinh tế tuần hoàn, và giải quyết các thách thức do xã hội già hóa…
Nợ nước ngoài của Chính phủ giảm nhanh
Đến cuối năm 2023, dư nợ công của Việt Nam đạt khoảng 3,77 triệu tỷ đồng và tăng khoảng 420 nghìn tỷ đồng trong vòng 5 năm qua. Cơ cấu nợ chuyển hướng tích cực khi Chính phủ giảm phụ thuộc vào nguồn vay nước ngoài, với tỷ trọng giảm còn 28% từ mức 38%...
Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 2417/QĐ-BTC công bố thông tin nợ công của Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023, các chỉ tiêu nợ đều nằm trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn đã được Quốc hội phê duyệt.
CƠ CẤU NỢ CHUYỂN HƯỚNG
Theo đó, dư nợ công của Việt Nam đến cuối năm 2023 là 36,4% GDP, cách xa mức trần Quốc hội đề ra (60%); nợ Chính phủ 33,5% GDP, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra (50%). Nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 32,7% GDP, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra (50%).
Cùng với đó, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ở mức 7,7%; đảm bảo trong mức trần, ngưỡng được Quốc hội cho phép (25%). Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước 17,4%.
Nguồn: Bộ Tài chính
Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy về tình hình vay và trả nợ của Chính phủ, tính đến hết năm 2023, dư nợ của Chính phủ ở mức 3,4 triệu tỷ đồng, tương ứng tăng khoảng 180 nghìn tỷ so với thời điểm cuối năm 2022 và tăng 531 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2019.
Trong đó, nợ nước ngoài tính đến hết năm 2023 đạt khoảng 960 nghìn tỷ đồng, giảm 14 nghìn tỷ so với cuối năm 2022. Tính trong cả giai đoạn, nợ vay nước ngoài có dấu hiệu giảm dần, đến cuối năm 2023 giảm tới 176 nghìn tỷ đồng so với mức đỉnh 1,136 triệu tỷ đồng (năm 2020).
Ở chiều ngược lại, nợ vay trong nước tiếp tục chiếm thế áp đảo, tăng lên hơn 2,47 triệu tỷ đồng (tăng 194 nghìn tỷ đồng) so với cuối năm 2022, chiếm 72% dư nợ Chính phủ. Nợ trong nước chủ yếu là Trái phiếu chính phủ có kỳ hạn phát hành dài, góp phần quản lý nợ công an toàn, bền vững.
Như vậy, trong giai đoạn 2019 - 2023, các khoản vay trong nước của Chính phủ có xu hướng tăng đều đặn hàng năm, tương ứng tăng 674 nghìn tỷ đồng cả giai đoạn và ngày càng đóng vai trò chủ đạo, với tỷ trọng tăng từ 61% lên 72%.
NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ THU HẸP, NỢ DOANH NGHIỆP PHÌNH TO
Trái với xu hướng tăng các khoản vay trong nước, dư nợ vay nước ngoài của Chính phủ đang có xu hướng giảm dần trong cơ cấu nợ vay của Chính phủ, từ tỷ trọng 38% xuống còn 28%, tương ứng giảm 176 nghìn tỷ đồng trong cả giai đoạn 2019-2023, giúp giảm rủi ro về tỷ giá, đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia.
Phân theo từng bên cho vay, chủ nợ song phương lớn nhất của Việt Nam vẫn là Nhật Bản với trên 247 nghìn tỷ đồng nhưng vốn vay từ quốc gia này giảm mạnh nhất 5 năm vừa qua, tương ứng giảm 88 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Hàn Quốc, Pháp và Đức lần lượt cho vay hơn 29,5 nghìn tỷ, 27 nghìn tỷ và 13,5 nghìn tỷ đồng.
Tính theo đối tác đa phương, Ngân hàng Thế giới (WB) đứng đầu danh sách chủ nợ với gần 347 nghìn tỷ, tiếp đến là Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) với gần 183 nghìn tỷ...
Về số tiền trả nợ, thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy năm 2023 Chính phủ trả nợ 340 nghìn tỷ đồng, bao gồm 241 nghìn tỷ để trả nợ gốc và hơn gần 100 nghìn tỷ để trả lãi và phí.
Đại diện Kho bạc Nhà nước từng cho biết tỷ giá đồng USD/VND ở mức cao tác động phần nào đến công tác trả nợ, do Chính phủ vay nợ nước ngoài bằng ngoại tệ, ngân sách cơ bản thu bằng tiền đồng. Ngân sách ưu tiên dành phần thu bằng ngoại tệ sẽ trả nợ bằng ngoại tệ, phần thiếu mua từ ngân hàng thương mại.
Về hiệu quả sử dụng vốn vay, việc giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài luôn đạt thấp, năm 2023 đạt khoảng 20.000 tỷ đông, bằng 68,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong khi đó, ngân sách phải đi vay để bù đắp bội chi và phải chịu lãi suất, trả phí cam kết, điều này cho thấy tình trạng lãng phí nguồn lực.
Tỷ lệ giải ngân các dự án sử dụng nguồn vốn ngoài nước đạt thấp do một số dự án chậm triển khai công tác sẵn sàng cho đầu tư như chậm giải phóng mặt bằng, tái định cư, đấu thầu, ký kết hợp đồng, điều chỉnh kỹ thuật. Hơn nữa, các dự án phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, điều chỉnh hiệp định vay cũng gây chậm trễ giải ngân. Thời gian thực hiện các thủ tục nêu trên còn kéo dài.
Nợ nước ngoài của quốc gia tăng chủ yếu do nợ nước ngoài của doanh nghiệp tăng 672 nghìn tỷ đồng, tương ứng tăng 38,7% suốt cả giai đoạn. Trong khi đó, nợ vay nước ngoài của Chính phủ lại trong xu hướng giảm, với số nợ tuyệt đối giảm khoảng 176 nghìn tỷ so với mức đỉnh giai đoạn 2019 - 2023 (1.136 nghìn tỷ đồng) như phân tích nêu trên và giảm 13% cả giai đoạn.
Bộ Tài chính cho biết sẽ rà soát các vướng mắc, chồng chéo trong các quy định pháp luật liên quan đến tài chính - ngân sách, đầu tư công, vay vốn ODA, ưu đãi nước ngoài để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện cho các hoạt động vay, trả nợ và tuân thủ nguyên tắc phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Về tình hình nợ nước ngoài của quốc gia, theo số liệu Bộ Tài chính, dù năm 2023 nợ nước ngoài của quốc gia giảm nhẹ 61 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2022 nhưng trong suốt giai đoạn 2019 - 2023 vẫn tương ứng tăng 528 nghìn tỷ đồng.
Như vậy, có thể thấy trong cơ cấu nợ nước ngoài của quốc gia, tỷ trọng nợ nước ngoài của doanh nghiệp tăng mạnh lên 71,5% cuối năm 2022 so với mức 61% cuối năm 2019.
Theo quy định tại Luật Quản lý nợ công, vốn vay nước ngoài theo hình thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp được tính vào nợ nước ngoài của quốc gia, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhưng nợ chủ yếu nằm ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI.
Báo cáo từ Bộ Tài chính cũng cho thấy dư nợ được Chính phủ bảo lãnh tính đến cuối năm 2023 đạt khoảng 284 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 14 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2022 và giảm 119 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2019. Trong đó, nợ nước ngoài khoảng 115 nghìn tỷ đồng; nợ trong nước trên 168 nghìn tỷ đồng.
Tính chung nợ được Chính phủ bảo lãnh tiếp tục được quản lý chặt chẽ, tỷ trọng giảm từ mức 3,8% GDP năm 2021 xuống còn ở mức 2,8% GDP năm 2023. Tổng trả nợ trong kỳ đạt 56 nghìn tỷ đồng, gồm 38 nghìn tỷ trả nợ gốc và gần 17 nghìn tỷ trả lãi và phí.
Còn dư nợ của chính quyền địa phương khoảng 60 nghìn tỷ đồng. Về xu hướng, nợ chính quyền địa phương có dấu hiệu tăng trở lại, tăng nhanh vào năm 2022 (tăng 8 nghìn tỷ đồng); 2023 (tăng 6 nghìn tỷ đồng). Tổng trả nợ trong kỳ đạt khoảng 4 nghìn tỷ đồng, gồm hơn 2,5 nghìn tỷ đồng trả nợ gốc và khoảng 1,7 nghìn tỷ đồng trả lãi và phí.
Theo giới phân tích, trong bối cảnh nợ công toàn cầu cao kỷ lục thì quy mô nợ công Việt Nam vẫn nằm trong tầm kiểm soát, dưới ngưỡng Quốc hội quy định. Nhờ đó, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và góp phần củng cố dư địa chính sách tài khóa.
Theo số liệu của Bộ Tài chính, dư nợ công của Việt Nam đến cuối năm 2023 đạt khoảng 3,77 triệu tỷ đồng. Xét trong giai đoạn 2019 - 2023, nợ công Việt Năm tăng khoảng 420 nghìn tỷ đồng so với năm 2019 (3,35 triệu tỷ đồng).
Bức tranh thương mại toàn cầu sẽ thay đổi căn bản nếu ông Trump tái đắc cử (kỳ 1)
Không chỉ là một công cụ để đàm phán, thuế quan cao hơn sẽ là mục đích của chính việc áp thuế quan, và theo một ước tính, hàng rào thuế quan của Mỹ có thể lên tới mức cao nhất kể từ thập niên 1930...
Trong nhiệm kỳ cầm quyền đầu tiên của mình, cựu Tổng thống Donald Trump đã sử dụng thuế quan như một công cụ chính sách ngoại giao. Ông thường xuyên dùng thuế quan để làm đòn bẩy để mặc cả nhằm giành nhượng bộ thương mại từ các quốc gia khác.
Chính sách này của ông Trump đã khiến mâu thuẫn thương mại toàn cầu tăng lên, nhưng hệ thống thương mại về cơ bản vẫn được giữ nguyên. Nếu ông Trump tái đắc cử trong cuộc bầu cử sắp tới và triển khai các chính sách mà ông đã đưa ra trong cuộc chạy đua với ứng cử viên Dân chủ Kamala Harris, tờ Wall Street Journal cho rằng nhiệm kỳ thứ hai của ông ở Nhà Trắng sẽ khiến thương mại toàn cầu sẽ thay đổi một cách căn bản.
NHỮNG TOAN TÍNH THUẾ QUAN CỦA ÔNG TRUMP
Không chỉ là một công cụ để đàm phán, thuế quan cao hơn sẽ là mục đích của chính việc áp thuế quan, và theo một ước tính, hàng rào thuế quan của Mỹ có thể lên tới mức cao nhất kể từ thập niên 1930.
Trước mắt, giá cả nhiều hàng hóa ở Mỹ sẽ tăng lên và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế có thể bị ảnh hưởng trong quá trình người tiêu dùng và doanh nghiệp điều chỉnh để thích nghi với thuế mới áp lên hàng hóa nhập khẩu.
Tác động lâu dài sẽ phụ thuộc chủ yếu vào việc liệu các quốc gia khác có trả đũa Mỹ hay không và ông Trump sẵn sàng đàm phán đến mức nào. Hệ quả có thể là bất cứ điều gì, từ một cuộc chiến thương mại toàn diện, đến một hệ thống thương mại mới giữa các đồng minh của Mỹ.
Ông Oren Cass, người sáng lập American Compass - một tổ chức tư vấn bảo thủ thân cận với các cố vấn của ông Trump và ủng hộ kế hoạch thuế quan của Trump - cho rằng một nhiệm kỳ tiếp theo của của ông Trump có thể xem “hệ thống thương mại toàn cầu vào cuối thế kỷ 20 là không bền vững”. “Kết cục ở đây không phải là một dạng đàm phán mà tất cả chúng ta đều quay trở lại năm 1995” - khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra đời, mà đúng hơn, đó sẽ là một cuộc “tái cân bằng căn bản” của thương mại toàn cầu.
Sự đồng thuận toàn cầu về thương mại tự do vốn chiếm ưu thế từ năm 1995 cho đến khi ông Trump đắc cử vào năm 2016 sẽ không quay trở lại ngay cả khi bà Harris giành chiến thắng.
Bà có thể bổ sung thêm các loại thuế quan áp lên hàng hóa Trung Quốc ngoài những thuế quan mà ông Trump đã áp trong nhiệm kỳ của ông, và tiếp tục chính sách hỗ trợ nền sản xuất trong nước mà Tổng thống Joe Biden đã thúc đẩy. Nhưng tất cả những điều này sẽ chỉ là những thay đổi nhỏ, bởi những việc mà ông Trump sẽ làm khi tái đắc cử có thể khiến hệ thống thương mại thế giới thay đổi một cách căn bản.
Các kế hoạch của ông Trump vẫn còn nhiều bất định. Ông đã kêu gọi mức thuế áp lên tất cả hàng hóa nhập khẩu là 10%, sau đó đề xuất thuế suất 10-20%, và ít nhất có một lần thậm chí còn đề xuất mức thuế 50-200%.
Ông Trump đã đề xuất mức thuế 60% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, thậm chí có thể cao hơn. Ông cũng đề xuất nguyên tắc có đi có lại, tức là thuế quan của Mỹ ngang bằng với thuế quan của các đối tác thương mại.
Như vậy, hàng hóa từ Mexico và Canada vào Mỹ sẽ được miễn thuế, vì đây là những quốc gia thành viên của Thỏa thuận thương mại Hoa Kỳ-Mexico-Canada (USMCA) được đàm phán trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, không áp thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Tuy nhiên, Ông Trump đã tuyên bố riêng rằng ô tô từ Mexico sẽ phải đối mặt với mức thuế 100%, trong khi Mexico không áp thuế đối với ô tô do Mỹ sản xuất.
Nói cách khác, không ai dám chắc ông Trump đang có kế hoạch thực sự như thế nào.
Nếu thuế quan đối với hàng hóa từ Trung Quốc là 60% và từ phần còn lại của thế giới là 10%, thì mức thuế quan trung bình của Mỹ, tính theo giá trị nhập khẩu, sẽ tăng lên 17% từ mức 2,3% vào năm 2023 và 1,5% vào năm 2016 - theo ngân hàng đầu tư Evercore ISI. Đó sẽ là mức cao nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1930, sau khi Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật thuế quan Smoot-Hawley, đạo luật đã dẫn tới một làn sóng gia tăng rào cản thương mại trên toàn cầu.
Thuế quan của Mỹ sẽ tăng từ chỗ là thấp nhất lên mức cao nhất trong hàng ngũ các nền kinh tế lớn. Nếu các quốc gia khác trả đũa, sự gia tăng các rào cản thương mại toàn cầu sẽ lên tới mức không có tiền lệ trong thời hiện đại - theo ông Doug Irwin, một nhà sử học thương mại tại Đại học Dartmouth.
Thuế quan cao hơn có thể sẽ tồn tại trong nhiều năm, ngay cả khi một vị tổng thống Mỹ trong tương lai kết luận rằng đó là một sai lầm. “Hàng rào thương mại dễ áp đặt và khó loại bỏ. Nỗ lực dỡ bỏ các rào cản thương mại tích tụ trong thời kỳ Đại suy thoái đã phải kéo dài trong nhiều thập kỷ”, ông Irwin nói.
Dấu hỏi lớn nhất đặt ra đối với các kế hoạch của ông Trump là ông sẵn sàng hạ thuế quan xuống đến mức nào để đổi lấy những nhượng bộ của đối tác thương mại. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, các cố vấn theo trường phái trung dung đã tiết chế bớt các xung động bảo hộ mạnh hơn của ông, và cuối cùng ông Trump đã sử dụng thuế quan để đàm phán lại các thỏa thuận với các đối tác thương mại. Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã trở thành USMCA; Hàn Quốc đồng ý sửa đổi Hiệp định tự do thương mại Hàn-Mỹ, và Nhật Bản hạ thấp rào cản đối với hàng nông sản Mỹ.
Tuy nhiên, liệu đây có phải là hướng đi nếu ông Trump có được một nhiệm kỳ thứ hai hay không vẫn chưa phải là điều rõ ràng. Ông Trump và các cố vấn của đã đưa ra những tín hiệu trái chiều.
Ông Scott Bessent, cựu Giám đốc đầu tư của quỹ Soros Fund Management và hiện là cố vấn cho ông Trump, nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg hồi tháng 7 rằng kế hoạch thuế quan của Trump sẽ không được thực hiện ngay lập tức: “Kế hoạch sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn. Và tôi cũng nghĩ rằng các nước khác sẽ có cơ hội để mở cửa thị trường của họ”.
Trong khi đó, ông Robert Lighthizer - người từng giữ cương vị đại diện thương mại Mỹ (USTR) trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump và hiện vẫn là một cố vấn có ảnh hưởng của ông Trump - nói rằng mục tiêu của thuế quan là loại bỏ thâm hụt thương mại của Mỹ. Điều đó có thể có nghĩa là thuế quan của Mỹ sẽ cao hơn vô thời hạn, ngay cả khi các nước khác nhượng bộ Mỹ. Ông Trump còn nói thuế quan cao hơn sẽ là nguồn thu ngân sách để bù đắp cho việc cắt giảm các loại thuế khác - một dấu hiệu cho thấy ông có chủ trương dùng thuế quan một cách vĩnh viễn.
Ông Clete Willems - người từng làm việc dưới quyền ông Lighthizer và trong Nhà Trắng của ông Trump, hiện là luật sư tại Akin Gum - cho biết kịch bản có khả năng xảy ra nhất sẽ là một sự kết hợp giữa các cuộc đàm phán và cuối cùng là mức thuế cao hơn.
“Chúng ta sẽ bước vào một môi trường có mức thuế quan cao hơn, nhưng tất cả các quyết định về thuế quan sẽ đều được đưa ra thảo luận. Chúng ta vẫn nói về ông Trump như một người của thuế quan, nhưng cũng đừng quên ông ấy còn là một nhà đàm phán”, ông Williems nói.
Kế hoạch kinh tế của ông Trump và bà Harris đều có thể khiến lạm phát leo thang
Trong một bối cảnh mà lạm phát tại Mỹ đang giảm dần về mức 2%, mục tiêu mà Ngân hàng Trung Ương của đất nước này đã đề ra, nhiều người vẫn chưa thực sự ăn mừng vì tác động tích tụ của lạm phát trong thời kỳ đại dịch COVID-19 đang khiến chi phí sinh hoạt tăng cao đến mức trở thành gánh nặng lớn đối với họ. Trong cuộc đua vào Nhà Trắng, cả Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đều đang cố gây ấn tượng với cử tri thông qua lời hứa giảm lạm phát. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng chính sách kinh tế của cả hai ứng cử viên - bao gồm kế hoạch kinh tế mới đây của bà Harris và các tuyên bố liên quan đến kinh tế mà ông Trump đã đưa ra trong những tháng gần đây - có thể dẫn đến việc giá cả tại Mỹ tăng cao hơn. Cả lạm phát và rủi ro lạm phát kéo dài đều lớn hơn trong kế hoạch của ông Trump, theo nhận định của nhà kinh tế trưởng Joe Brusuelas của công ty RSM US. Đánh giá của Uỷ ban Vi ngân sách Liên bang có trách nhiệm (CRFB) cho thấy chính sách kinh tế mà bà Harris đề xuất có thể làm tăng thâm hụt ngân sách liên bang thêm 1,7 nghìn tỷ USD trong một thập kỷ và con số này có thể lên tới 2 nghìn tỷ USD nếu chính sách nhà ở của bà trở thành vĩnh viễn. Các chuyên gia cho biết rằng nỗ lực mở rộng nguồn cung nhà ở có thể giúp giảm áp lực lạm phát nhưng cũng có thể làm tăng nguy cơ hụt nguồn lực lao động. Theo giáo sư Chính sách công và Kinh tế Justin Wolfers của Đại học Michigan, "Vấn đề hiện nay là có quá nhiều người muốn mua nhà nhưng có quá ít nhà để mua." Đồng thời, chính sách thuế và trợ cấp cho trẻ em cũng có thể gây thêm lạm phát.
Trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đang diễn ra, cả Phó tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đều tìm cách gây ấn tượng với cử tri bằng lời hứa giảm lạm phát...
Lạm phát ở Mỹ hiện đang giảm về gần hơn với mục tiêu 2% mà ngân hàng trung ương nước này đề ra. Tuy nhiên, đối với nhiều người Mỹ, giờ chưa phải là lúc ăn mừng bởi ảnh hưởng tích tụ của lạm phát trong thời kỳ hậu đại dịch Covid-19 đã đẩy chi phí sinh hoạt tăng cao tới mức trở thành gánh nặng lớn đối với họ.
Trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đang diễn ra, cả Phó tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đều tìm cách gây ấn tượng với cử tri bằng lời hứa giảm lạm phát. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng chủ trương kinh tế của cả hai ứng cử viên - bao gồm kế hoạch kinh tế sơ bộ mà bà Harris công bố mới đây, và các tuyên bố liên quan đến kinh tế mà ông Trump đã đưa ra trong những tháng gần đây - đều có thể đẩy giá cả ở Mỹ tăng cao hơn. Thậm chí, trong trường hợp ông Trump tái đắc cử, giá cả còn có thể tăng cao hơn nhiều.
NỢ NẦN VÀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH
Trao đổi với hãng tin CNN, nhà kinh tế trưởng Joe Brusuelas của công ty RSM US nhận định kế hoạch kinh tế của cả ông Trump và bà Harris đều có khả năng làm tăng thâm hụt ngân sách liên bang và tăng nhu cầu trong nền kinh tế, bao gồm thông qua tăng chi tiêu chính phủ và khiến thị trường lao động thắt chặt hơn. Tuy nhiên, vị chuyên gia cho rằng những dự định của ông Trump đi kèm nhiều rủi ro hơn.
“Cả lạm phát và rủi ro lạm phát cao kéo dài đều lớn hơn trong kế hoạch của ông Trump”, ông Brusuelas nói.
Một phân tích của Ủy ban vì Ngân sách liên bang có trách nhiệm (CRFB) cho thấy chính sách kinh tế mà bà Harris đề xuất có thể đẩy thâm hụt ngân sách liên bang tăng thêm 1,7 nghìn tỷ USD trong 1 thập kỷ và mức tăng này có thể lên tới 2 nghìn tỷ USD nếu chính sách nhà ở của bà trở thành vĩnh viễn. Phần lớn của những chi phí này, ước tính khoảng 1,2 nghìn tỷ USD, đến từ đề xuất của vị ứng cử viên Dân chủ về mở rộng chính sách Tín dụng thuế trẻ nhỏ (Child Tax Credit).
“Cả hai ứng cử viên đều đưa ra đề xuất chính sách kinh tế có khả năng gây thâm hụt ngân sách. Thâm hụt tăng trong ngắn hạn đồng nghĩa áp lực lạm phát lớn hơn, dẫn tới người dân sẽ chứng kiến giá cả tăng ở cửa hàng thực phẩm, trạm bơm xăng, trong nhà của họ, hoặc đồng nghĩa Cục Dự trữ Liên bang (Fed) phải cắt giảm lãi suất chậm hơn”, Phó chủ tịch cấp cao Marc Goldwein của CRFB nói với CNN.
Một phân tích khác từ tổ chức Tax Foundation ước tính các khoản trợ cấp thuế và việc mở rộng các chương trình liên bang mà bà Harris đề xuất có thể tiêu tốn hơn 2 nghìn tỷ USD chi phí trong vòng 10 năm.
Về phần mình, ông Trump -cho đến nay vẫn chưa công bố kế hoạch kinh tế chi tiết như bà Harris. Tuy nhiên, phân tích trước đây của CRFB về những đề xuất mà ứng cử viên Cộng hòa này đưa ra về xóa thuế phúc lợi An sinh xã hội cho thấy kế hoạch sẽ tiêu tốn từ 1,6-1,8 nghìn tỷ USD trong thời gian đến năm 2035.
“Nợ liên bang lớn hơn, cả trong ngắn hạn và dài hạn, đồng nghĩa với lãi suất cao hơn… và đó thực sự là một vấn đề đối với Chính phủ, vì tiền trả lãi nợ vay hiện đang là khoản chi lớn thứ hai của Chính phủ, lớn hơn cả chi cho chương trình Medicare hay chi cho quốc phòng”, ông Goldwein nói.
Phần trọng tâm trong kế hoạch kinh tế của bà Harris là làm cho nhà ở có giá cả phải chăng hơn. Kế hoạch này được xây dựng dựa trên đề xuất của Tổng thống Joe Biden, bao gồm xây dựng 3 triệu đơn vị nhà ở mới, hỗ trợ trả trước và tín dụng thuế cho người mua nhà lần đầu. Trao đổi với CNN, một số chuyên gia kinh tế cho rằng những nỗ lực tăng nguồn cung nhà ở sẽ giúp giải tỏa nút thắt hiện tại trên thị trường bất động sản Mỹ - một nguyên nhân khiến giá nhà và lạm phát tăng cao. Tuy nhiên, các chuyên gia tỏ ra dè dặt hơn với những nỗ lực kích thích nhu cầu mua nhà mà bà Harris đưa ra.
Giáo sư chính sách công và kinh tế Justin Wolfers của Đại học Michigan phát biểu: “Vấn đề hiện nay là có quá nhiều người muốn mua nhà và có quá ít nhà để mua. Giải pháp cho vấn đề đó là không cấp thêm tiền cho người muốn mua nhà”.
CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ NGƯỜI NHẬP CƯ
Một cú huých lạm phát tiềm tàng khác là việc mở rộng tín dụng thuế trẻ em - một cách bơm thêm tiền vào ví của người dân. Tuy nhiên, trong đại dịch Covid-19, việc gia hạn tín dụng thuế dành cho trẻ em đã giúp các gia đình trang trải chi phí chăm sóc trẻ em và chi phí sinh hoạt, đồng thời giúp giữ chân họ trong lực lượng lao động - theo nhà kinh tế học Michelle Holder của Đại học John Jay ở New. Bà Holder cho rằng có một câu hỏi được đặt ra ở đây là chính phủ liên bang sẽ phải chi bao nhiêu để đưa việc cắt giảm thuế này trở thành một chính sách vĩnh viễn.
Trong số những chủ trương kinh tế mà ông Trump đưa ra, có kế hoạch tăng thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu, gia hạn chương trình cắt giảm thuế mà ông đưa ra vào năm 2017, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống sâu hơn, siết chặt kiểm soát người nhập cư, trục xuất số lượng lớn người nhập cư trái phép, và mở rộng hoạt động khoan tìm, khai thác dầu khí trong nước.
Trong một lá thư ngỏ hồi tháng 6, một nhóm gồm 16 nhà kinh tế đoạt giải Nobel đã phát đi cảnh báo rõ ràng rằng các ý tưởng kinh tế của ông Trump - đặc biệt là việc tăng thuế quan đối với Trung Quốc và các đối tác thương mại quốc tế, gia hạn chương trình cắt giảm thuế năm 2017 và cắt giảm thêm thuế suất thuế doanh nghiệp - sẽ không chỉ khiến lạm phát bùng trở lại, mà còn có “tác động tiêu cực đến vị thế kinh tế của Mỹ trên thế giới và gây bất ổn cho nền kinh tế trong nước của Mỹ”.
Nói về rằng các kế hoạch kinh tế của của ông Trump, đặc biệt là việc áp thuế 20% đối với hàng nhập khẩu, bà Harris cho rằng những biện pháp này sẽ khiến chi phí của một gia đình Mỹ điển hình tăng thêm 3.900 USD mỗi năm.
Con số 3.900 USD mà bà Harris đưa ra đến từ tổ chức Center for American Progress Fund. Một phân tích khác của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ước tính rằng các đề xuất thuế quan của ông Trump sẽ khiến một hộ gia đình có thu nhập trung bình điển hình ở Mỹ tiêu tốn thêm ít nhất 1.700 USD/năm.
Bức thư của các nhà kinh tế đoạt giải Nobel không đề cập đến đề xuất siết kiểm soát người nhập cư của ông Trump. Tuy nhiên, giới chuyên gia đã cảnh báo rằng ý định trục xuất 15-20 triệu người nhập cư trái phép mà ông Trump đưa ra có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho thị trường lao động Mỹ sau khi thị trường này đã trở lại được với trạng thái bình thường sau khi vượt qua cú sốc cung-cầu việc làm do đại dịch gây ra.
Các nhà kinh tế cho rằng với một lượng lớn lao động nhập cư bị trục xuất, các doanh nghiệp sẽ buộc phải tăng lương và giá cả. Ngoài ra, nguồn lao động nhập cư dồi dào đã giúp thị trường lao động Mỹ phục hồi và tăng năng suất lao động, qua đó giúp giải tỏa bớt áp lực lạm phát.
Nghiên cứu kỹ lộ trình, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống
Nhiều ý kiến cho rằng việc bổ sung nước giải khát có đường vào diện chịu thuế trong dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) hay tăng thuế mạnh với rượu, bia đều gây lo ngại về tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp trong ngành...
Trong văn bản góp ý về dự thảo luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết nước giải khát có đường là mặt hàng mới được bổ sung vào diện chịu thuế với thuế suất dự kiến là 10%. Lý do được đưa ra là nhằm chống lại tình trạng thừa cân, béo phì đang gia tăng tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, việc bổ sung đối tượng chịu thuế mới sẽ có tác động rất lớn và rất nghiêm trọng tới sự phát triển của doanh nghiệp ngành hàng này. VCCI cho rằng chính sách này cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Nhóm này nghĩ rằng việc áp đặt thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với nước giải khát có đường sẽ giúp hạn chế hoặc giảm tỷ lệ béo phì như thế nào chưa được đánh giá đầy đủ. Theo nghiên cứu của một số doanh nghiệp, các thực phẩm chứa đường như đồ uống giải khát, bánh kẹo, kem... cung cấp trung bình 3,6% tổng năng lượng cho cơ thể. Vậy việc áp đặt thuế 10% đối với nước giải khát có đường chỉ có thể làm giảm một lượng rất nhỏ, khoảng 0,1% - 0,2% năng lượng được tiêu thụ.
VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cần đánh giá kỹ hơn về tác động, biện pháp thực hiện và lộ trình phù hợp của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. Các doanh nghiệp trong ngành nước giải khát cũng phải tập trung vào sản phẩm tốt cho sức khỏe. Đồng thời, cần tuyến truyền nhận thức cao hơn của người dân về việc kiểm soát lượng calo tiêu hao.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.