Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Góc nhìn CTCK: Chưa có dấu hiệu tạo đáy, VN-Index có khả năng "thủng" 1.200 điểm
Trong kịch bản tiêu cực khi thị trường không giữ được mốc hỗ trơ, NĐT cần xét tới các khả năng thị trường tiếp tục điều chỉnh pha tuần.
Nhà đầu tư được khuyến nghị cần theo dõi kỹ hơn, không nên hành động vội vàng và chủ động chờ đợi những động thái rõ ràng hơn của VN-Index để hành động.
Thị trường chứng khoán mở cửa phiên 19/11 trong sắc xanh tăng điểm nhẹ nhưng dần hụt hơi suy yếu do áp lực điều chỉnh chiếm ưu thế. Bên cạnh đó, áp lực bán ròng từ khối ngoại cũng là nguyên nhân đóng góp cho sự suy yếu của chỉ số chung. Kết phiên, VN-Index đóng cửa tại 1.205,15, giảm 11,97 điểm, tương đương 0,98%
Với việc thị trường giảm sâu cùng tâm lý bị đè nén ở trạng thái ảm đạm, hầu hết các CTCK đều thể hiện quan điểm thận trọng và cho rằng chỉ số chính sẽ tiếp tục điều chỉnh. Nhà đầu tư được khuyến nghị giao dịch hết sức thận trọng, kiên nhẫn quan sát và không bắt đáy sớm.
Chứng khoán Yuanta cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đà giảm và chỉ số VN-Index sẽ kiểm tra lại mức 1.200 điểm trong phiên kế tiếp. Đồng thời, thị trường có thể sẽ sớm xuất hiện nhịp hồi và các nhà đầu tư cần hạn chế bán tháo trong phiên kế tiếp. Điểm tích cực là chỉ số nhóm Bất động sản và Bán lẻ cũng hình thành mô hình đảo chiều tăng giá cho thấy thị trường có thể sớm hình thành vùng đáy.
Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp từ 35-40% danh mục và nếu các nhà đầu tư không áp lực margin thì không cần thiết bán ở giai đoạn này. Đồng thời, các nhà đầu tư cần quan sát thêm diễn biến thị trường ở những phiên tới để tìm điểm mua mới.
Theo Chứng khoán KB Việt Nam, Việc VN-Index đóng cửa thấp nhất phiên đã cho thấy phe bán hoàn toàn làm chủ trạng thái giao dịch. Theo đó, chỉ số chính đang có nguy cơ đánh mất ngưỡng hỗ trợ gần và lùi về các vùng đỡ khác xa hơn. Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi trong những phiên hồi phục sớm, tranh thủ hạ tỷ trọng các vị thế ngắn hạn hoặc cơ cấu lại danh mục trong các phiên hồi phục.
Tương tự, Chứng khoán Asean nhận định trạng thái thị trường tương đối tiêu cực và cần quá trình hồi phục kéo dài hơn. Thị trường có xu hướng tìm kiếm động lực hỗ trợ trong quá trình giảm áp lực bán tại các vùng hỗ trợ ngắn hạn quanh 1.196 – 1.200 điểm.
Nhà đầu tư nên nâng cao quản trị rủi ro, tập trung vào các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt và triển vọng kinh doanh tích cực, theo sát diễn biến thị trường để xác định thời điểm giải ngân phù hợp khi các dấu hiệu cân bằng hình thành rõ ràng hơn và định giá cổ phiếu về mức hấp dẫn.
Chứng khoán TPS thì đánh giá tâm lý của NĐT ở giai đoạn hiện tại là yếu. Khả năng, thị trường có thể tìm đến vùng hỗ trợ tại 1.180 điểm trước khi tìm được đà hồi phục và trở lại xu thế trước đó. Nhà đầu tư được khuyến nghị cần theo dõi kỹ hơn, không nên hành động vội vàng và chủ động chờ đợi những động thái rõ ràng hơn của VN-Index để hành động.
Theo quan điểm của Chứng khoán ABS, áp lực điều chỉnh giảm của thi trường giao dịch trên thế giới cũng tác động không nhỏ tới TTCK Việt Nam trong giai đoạn này. Hiện vùng giá hiện tại đã gần vùng hỗ trợ quan trọng của thị trường tại 1.205 điểm và vùng cũ quanh 1.180+/- điểm. Diễn biến trong các phiên giao dịch tới sẽ xác nhận khả năng thị trường có thể tạo đáy ngắn hạn hay sẽ tiếp diễn các bước sóng giảm lớn hơn. Nhà đầu tư cần kiễn nhẫn quan sát thị trường tạo đáy thành công.
Với kịch bản hồi phục tốt, thị trường sẽ có thể giữ được mốc 1.180 điểm khi áp lưc bán từ khối ngoại giảm dần, lực cầu tăng lên đều đặn từ khối tự doanh, tổ chức trong nước và đà giảm của nhóm của phiếu ngân hàng chững lại và tạo đáy. Tuy nhiên, trong kịch bản tiêu cực khi thị trường không giữ được mốc hỗ trơ, NĐT cần xét tới các khả năng thị trường tiếp tục điều chỉnh pha tuần.
Dù đi lùi so với cùng kỳ, quý 3/2024 vẫn là kỳ kinh doanh khá ổn của ông lớn Tập đoàn Hóa chất Đức Giang khi thu lãi ròng tới 706 tỷ đồng.
Các chỉ tiêu kinh doanh của DGC trong quý 3/2024Nguồn: VietstockFinance
Trong quý 3, ông lớn ngành hóa chất đạt doanh thu thuần gần 2.56 ngàn tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ. Trừ đi giá vốn, lãi gộp đạt 881 tỷ đồng, tăng trưởng 5%.
Doanh thu tài chính trong kỳ giảm khá mạnh còn 151 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ 26%. Chi phí bán hàng tăng thêm 43%, lên 168 tỷ đồng. Đây cũng là 2 chỉ tiêu gây ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp.
Sau cùng, DGC lãi ròng 706 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ 7%. Dù đi lùi, đây vẫn là thành quả không tệ khi vượt xa những con số trước quý 4/2021 - thời điểm lãi bùng nổ nhờ hưởng lợi từ cơn sốt hàng hóa toàn cầu, và xấp xỉ kết quả những quý gần đây. Ngoài ra, Doanh nghiệp cũng vượt kế hoạch đặt ra cho quý 3 (2.4 ngàn tỷ đồng doanh thu và 720 tỷ đồng lãi sau thuế).
Nguồn: VietstockFinance
Lũy kế 9 tháng, DGC đạt hơn 7.4 ngàn tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 1%; lãi ròng hơn 2.2 ngàn tỷ đồng, giảm 6%. So với kế hoạch được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua, Doanh nghiệp thực hiện được 73% mục tiêu doanh thu và gần 75% chỉ tiêu lãi sau thuế sau 9 tháng.
Thời điểm cuối quý 3, tổng tài sản của DGC lên tới gần 16.2 ngàn tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng nhẹ, chiếm hơn 13 ngàn tỷ đồng. Núi tiền mặt và tiền gửi của DGC tiếp tục dày thêm, đạt gần 11.4 ngàn tỷ đồng, hơn đầu năm 9%. Giá trị hàng tồn kho giảm 14%, còn hơn 738 tỷ đồng.
Bên nguồn vốn, hầu hết nợ phải trả là nợ ngắn hạn, giảm mạnh 43%, còn gần 2 ngàn tỷ đồng. Với núi tiền đang nắm giữ, không có nghi ngờ gì về khả năng trả nợ của ông lớn hóa chất.
Doanh nghiệp có 792 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn, giảm 40% so với đầu năm, đều là nợ vay ngân hàng.
Sắp triển khai dự án Nghi Sơn
Theo nghị quyết công bố vào cuối tháng 7, DGC đã lùi tiến độ khởi công xây dựng, lắp đặt, chạy thử nghiệm và bàn giao sẽ diễn ra từ quý 4/2024 đến quý 1/2026. Cũng trong quý 1/2026, dự án sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.
Chủ tịch Đào Hữu Huyền từng nhận định đây là “dự án chiến lược” tại ĐHĐCĐ 2023, trong bối cảnh các dự án tại Lào Cai không thể phát triển nhiều hơn do trữ lượng quặng sắp hết (dự báo chỉ khoảng 20-30 năm nữa).
Khi hoàn thành, dự án có quy mô 150,000 tấn xút (NaOH)/năm. Ngoài ra, còn 150 ngàn tấn nhựa PVC, 34 ngàn tấn bột tẩy trắng, 1 ngàn tấn chất diệt khuẩn Chloramin B, 30 ngàn tấn chất xử lý nước, 15 ngàn tấn acid HCl, 10 ngàn tấn nước tẩy Javen 10%.
Dự án được các CTCK đánh giá là động lực đóng góp mạnh vào doanh thu của DGC. Theo TPS, dự án sẽ đóng góp khoảng 1,800 tỷ đồng doanh thu mỗi năm cho DGC, hoặc lên tới hơn 2.5 ngàn tỷ đồng nếu đạt công suất tối đa.
Châu An
FILI
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần
Trong tuần nhiều biến động, diễn biến giá cổ phiếu trên các sàn cũng tương đối phân hoá, nhiều cổ phiếu nổi sóng tăng bốc, song cũng có những mã chịu áp lực bán mạnh dẫn tới điều chỉnh.
Trên HOSE, cổ phiếu AGM của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang tiếp tục dẫn đầu danh sách cổ phiếu tăng mạnh nhất. Tính chung cả tuần thị giá cổ phiếu bứt phá 21% lên 4.500 đồng/cp. Đây cũng là tuần thứ 2 liên tiếp mã này tăng mạnh nhất toàn sàn HoSE.
Theo sau, cổ phiếu ABR Công ty Cổ phần Đầu tư Nhãn hiệu bứt phá gần 13% lên 14.000 đồng/cp, 4/5 phiên tuần qua thị giá đều tăng mạnh. Ngày 30/9 tới, ABR sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện lấy ý kiến thông qua kế hoạch chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền tỷ lệ 20% (2.000 đồng/cp).
Ngược chiều, ITA là cổ phiếu chịu áp lực bán mạnh dẫn tới mức giảm hơn 15% sau 5 phiên tuần qua, rơi xuống vùng 2.770 đồng/cp. Mới nhất, HoSE quyết định chuyển cổ phiếu ITA của Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã chứng khoán: ITA) từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch, bắt đầu từ ngày 26/9.
SMC, TDW, CVT, TPC... cũng là những mã chịu áp lực chốt lời khi đồng loạt giảm trên 7% trong tuần này.
Trên HNX, biên độ tăng có phần mạnh hơn. Trong đó MCO của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng BDC Việt Nam tăng kịch trần cả 5 phiên, thị giá vọt lên 9.400 đồng/cp, tương ứng tăng gần 57% so với đầu tuần. Tương tự, mã HMR của Công ty Cổ phần Đá Hoàng Mai tăng trần 4/5 phiên, phiên còn lại cũng tăng trên 6%, qua đó ghi nhận mức tăng ấn tượng 53% lên 13.200 đồng/cp.
Chiều giảm, cổ phiếu GKM và VCM chịu áp lực chốt lời mạnh, thị giá giảm trên 21% trong tuần qua.
Trên UPCOM, dẫn đầu danh sách tăng giá tốt nhất là cổ phiếu TPS khi ghi nhận 2 phiên tăng kịch trần cuối tuần, sau quãng dài không phát sinh giao dịch. Nhờ đó, thị giá vọt mạnh lên 29.900 đồng/cp, tăng gần 61% so với đầu tuần
Ngược lại, trong tuần qua nhiều mã trên UPCOM cũng ghi nhận mức giảm từ 16%-27% như tại NAS, STW, L35...
Chứng khoán sẽ tiếp tục duy trì nhịp phục hồi
Thị trường chứng khoán sẽ lấy lại đà tăng điểm giai đoạn cuối năm.
Thị trường chứng khoán được kỳ vọng sớm tìm được động lực để kết thúc xu thế giảm điểm chuyển sang chu kỳ tăng điểm.
Sau 4 phiên liên tiếp giao dịch thận trọng và rung lắc, thị trường đã chuyển qua trạng thái hưng phấn và bùng nổ. Xu hướng ngắn hạn của thị trường đã trở nên tích cực hơn khi VN-Index chinh phục lại vùng 1.250 điểm với phiên giao dịch cuối tuần ngày 16.8 đầy ấn tượng.
Thống kê giao dịch trên sàn HOSE tuần qua, chỉ số VN-Index có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 28,58 điểm (+2,34%) lên mức 1.252,22 điểm. Thanh khoản trên sàn HOSE tuần này giảm 12,5% so với tuần trước, với tổng giá trị giao dịch đạt mức gần 75 nghìn tỉ đồng.
Bên cạnh diễn biến thị trường đang có những tín hiệu lạc quan hơn, nhà đầu tư nước ngoài cũng ấn tượng khi xác nhận tuần mua ròng mạnh nhất từ đầu năm với giá trị gần 1.100 tỉ đồng.
Phiên bán tháo đầu tuần trước, với việc VN-Index mất hơn 50 điểm khiến không ít nhà đầu tư hoảng loạn. Hai phiên hồi phục của chỉ số chính sau đó chưa đủ trấn an tâm lý nhà đầu tư. Tuy nhiên, từ góc nhìn của giới chuyên gia, những đợt giảm mạnh luôn là cơ hội để nhà đầu tư mua vào cổ phiếu tiềm năng với mức giá hợp lý hơn.
Đà tăng mạnh trong phiên cuối tuần qua có dấu ấn mạnh mẽ từ việc nhóm cổ phiếu bất động sản trở thành là tâm điểm trong phiên này, và cũng chỉ cần như vậy đã đủ giúp các mã này ghi nhận mức tăng tích cực trong cả tuần.
Với nhóm ngành ngân hàng, hoạt động kinh tế được kỳ vọng hồi phục tích cực hơn trong nửa cuối năm 2024 (đặc biệt là nhóm ngành phi tài chính) giúp tăng trưởng tín dụng khởi sắc và giảm căng thẳng về nợ xấu.
Bên cạnh đó, hệ số NIM của nhóm ngân hàng kỳ vọng cải thiện nhờ chi phí huy động giảm nhanh hơn lãi suất cho vay. Trong năm 2025, các công ty chứng khoán có dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng có thể đạt mức tăng trưởng 20% tạo ra những cơ hội hấp dẫn cho nhà đầu tư.
Dự báo về kịch bản VN-Index trong tháng 8.2024, theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán TPS, nhìn về trung hạn, VN-Index vẫn duy trì một xu thế tăng bắt đầu từ tháng 11.2023 cho đến nay.
Ở kịch bản tích cực, VN-Index vượt lên 1.280 điểm, kiểm nghiệm lại và bắt đầu xu thế tăng mới. Trong kịch bản này, thị trường tiếp tục hồi phục, việc kiểm nghiệm lại ngưỡng 1.220 điểm (+/- 20 điểm) hoàn toàn có thể xảy ra. Nhà đầu tư có thể tận dụng kiểm nghiệm này để tham gia mua mới, sau đó giá có thể tăng kèm thanh khoản dần dần được cải thiện lên ngưỡng trung bình của 20 phiên gần nhất.
Nếu VN-Index vượt ngưỡng 1.280 điểm với thanh khoản lớn thì đây sẽ là phiên xác nhận rõ ràng kịch bản tăng của thị trường sẽ trở lại trong các tháng tiếp theo.
Với kịch bản trung tính, VN-Index hướng tới vùng 1.180 điểm. Ở kịch bản này, thị trường sẽ gặp khó khăn trước ngưỡng kháng cự 1.240 điểm khiến xu hướng sẽ thay đổi sang giảm điểm và VN-Index có thể tìm đến vùng giá 1.180 điểm. Sau khi chạm đến 1.180 điểm, thị trường sẽ xác nhận mô hình 2. Tại vùng giá đó, TPS kỳ vọng thị trường có thể tìm được động lực để kết thúc xu thế giảm điểm để chuyển sang xu thế tích lũy.
Cổ phiếu bán lẻ và ngân hàng “cầm cờ” trong tháng 8, VN-Index có thể vượt qua mốc 1.280 điểm
Theo TPS, chu kỳ tăng điểm của thị trường trong tháng 8 thường diễn ra sau các đợt giảm của tháng 7 trước đó. Về câu chuyện đầu tư trong tháng 8/2024, nhóm phân tích cho rằng, các nhóm ngành có kỳ vọng tốt là bán lẻ và ngân hàng...
Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS) vừa công bố báo cáo chiến lược kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán trong tháng 8/2024. Theo đó, các chuyên gia đã đưa ra 2 kịch bản cho VN-Index và gợi ý những nhóm cổ phiếu tiềm năng trong tháng này.
ĐẶT “NGÔI SAO HY VỌNG” CHO NHÓM BÁN LẺ VÀ NGÂN HÀNG
Theo thống kê của TPS, tháng 8 theo các chu kỳ giao dịch hàng năm đã ghi nhận mức biến động mạnh nhất trong năm 2015 và 2020 với mức tăng trưởng lần lượt là -9,1% và 10,4%.
Một điểm chung đáng lưu ý là chu kỳ tăng điểm của thị trường trong tháng 8 thường diễn ra sau các đợt giảm của tháng 7 trước đó. Đặc biệt, các năm 2020 và 2022 có mức tăng khá lớn.
Về câu chuyện đầu tư trong tháng 8/2024, theo các chuyên gia từ TPS, các nhóm ngành có kỳ vọng tốt là bán lẻ và ngân hàng.
Tại nhóm cổ phiếu ngành bán lẻ, với doanh thu đạt 2.801 nghìn tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023, thị trường hàng hóa tiêu dùng cho thấy sức mua của người tiêu dùng vẫn rất ổn định và thậm chí còn có xu hướng tăng, bất chấp các yếu tố kinh tế vĩ mô và thay đổi trong hành vi mua sắm.
Qua đó, cho thấy niềm tin của người tiêu dùng vào nền kinh tế đang dần được phục hồi, đồng thời nhu cầu về các sản phẩm thiết yếu và tiện ích vẫn rất lớn.
Thêm vào đó, để duy trì tiêu dùng nội địa, Chính phủ đã triển khai một số giải pháp, bao gồm tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7/2024 và duy trì thuế giá trị gia tăng ở mức 8% cho đến hết năm 2024. Những biện pháp này nhằm hỗ trợ người dân và duy trì sự ổn định trong thị trường nội địa, tạo ra kỳ vọng có tăng trưởng nhóm ngành bán lẻ trong nửa cuối năm 2024.
Trên thị trường, phản ứng với kết quả kinh doanh tích cực, cổ phiếu nhóm bán lẻ bật tăng mạnh trong vòng một tuần trở lại đây. Trong một báo cáo mới đây của Chứng khoán KBSV, định giá của nhiều công ty đã vượt hoặc đang tiệm cận P/S trung bình 5 năm phản ánh những kỳ vọng hồi phục của ngành bán lẻ.
Tuy nhiên, câu chuyện kỳ vọng hồi phục của ngành bán lẻ sẽ còn kéo dài đến năm 2025 nên vẫn sẽ có thể mở mua cổ phiếu ngành bán lẻ trong những nhịp điều chỉnh chung của toàn thị trường.
Ngành bán lẻ nửa cuối năm 2024 được kỳ vọng sẽ tiếp tục hồi phục nhờ những tín hiệu tích cực từ vĩ mô và mức nền thấp từ năm trước. Ngành bán lẻ Việt Nam cũng cho thấy nhiều triển vọng trong tương lai thu hút dòng tiền lớn, nửa đầu năm 2024 liên tục có những thương vụ nhà đầu tư nước ngoài rót tiền vào thị trường trong nước có thể kể đến như thương vụ Bain Capital đầu tư vào MSN, CDH Investments đầu tư vào MWG, nhiều thương hiệu bán lẻ lớn trên thế giới cũng mở rộng cửa hàng tại Việt Nam như UNIQLO, MUJI, Starbucks.
Thị trường cũng đang đón chờ những thương vụ IPO lớn của các công ty bán lẻ lớn trong nước như MSN IPO The CrownX, FRT IPO Long Châu.
Với nhóm ngành ngân hàng, hoạt động kinh tế được kỳ vọng hồi phục tích cực hơn trong nửa cuối năm 2024 (đặc biệt là nhóm ngành phi tài chính) giúp tăng trưởng tín dụng khởi sắc và giảm căng thẳng về nợ xấu.
Bên cạnh đó, hệ số NIM kỳ vọng cải thiện nhờ chi phí huy động giảm nhanh hơn lãi suất cho vay. Trong năm 2025, TPS dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng có thể đạt mức tăng trưởng 20% tạo ra những cơ hội hấp dẫn cho nhà đầu tư.
Theo ông Đinh Quang Hinh, Trưởng phòng Phân tích cổ phiếu, Công ty Chứng khoán VNDirect, định giá của nhóm cổ phiếu “vua” đang khá hấp dẫn trong bối cảnh triển vọng phục hồi kinh tế trở nên rõ ràng hơn ở nửa cuối năm 2024. Sau thời gian tăng giá trước đó, cổ phiếu ngân hàng sẽ tiếp tục phân hóa và điều chỉnh dựa trên hiệu suất kinh doanh.
Đây là thời điểm tốt để tiếp tục tích lũy các cổ phiếu ngân hàng một cách có chọn lọc dựa trên triển vọng tăng trưởng của từng ngân hàng. Tỷ lệ P/B của ngành thấp hơn so với mức trung bình 5 năm và áp lực bán từ các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang giảm dần.
2 KỊCH BẢN CHO VN-INDEX TRONG THÁNG 8/2024
Dự báo về kịch bản VN-Index trong tháng 8/2024, nhìn về trung hạn, nhóm phân tích TPS cho rằng VN-Index vẫn duy trì một xu thế tăng bắt đầu từ tháng 11/2023 cho đến nay. Vùng đáy 1.160 điểm là nơi xu thế này bị phá vỡ.
Hiện tại, VN-Index đang ở gần ngưỡng 1.220 điểm, một vùng khá cân bằng khi tạo thành một cây nến có râu dài ở cả 2 phía tăng và giảm trên đồ thị tháng. Khi vùng giá 1.160 điểm được giữ vững thì VN-Index vẫn duy trì được xu thế tăng và nhà đầu tư vẫn có thể chờ đợi cơ hội đầu tư ở các vùng hỗ trợ.
Theo đó, ở kịch bản tích cực, VN-Index sẽ vượt lên 1.280 điểm, kiểm nghiệm lại và bắt đầu xu thế tăng mới. Trong kịch bản này, thị trường tiếp tục hồi phục, việc kiểm nghiệm lại ngưỡng 1.220 điểm (+/- 20 điểm) hoàn toàn có thể xảy ra.
“Nhà đầu tư có thể tận dụng kiểm nghiệm này để tham gia mua mới, sau đó giá có thể tăng kèm thanh khoản dần dần được cải thiện lên ngưỡng trung bình của 20 phiên gần nhất. Nếu VN-Index vượt ngưỡng 1.280 điểm với thanh khoản lớn thì đây sẽ là phiên xác nhận rõ ràng kịch bản tăng của thị trường sẽ trở lại trong các tháng tiếp theo”, báo cáo nêu.
Với kịch bản trung tính, VN-Index hướng tới vùng 1.180. Ở kịch bản này, thị trường sẽ gặp khó khăn trước ngưỡng kháng cự 1.240 điểm khiến xu hướng sẽ thay đổi sang giảm giảm điểm và VN-Index có thể tìm đến vùng giá 1.180 điểm. Sau khi chạm đến 1.180 điểm, thị trường sẽ xác nhận mô hình 2. Tại vùng giá đó, TPS kỳ vọng thị trường có thể tìm được động lực để kết thúc xu thế giảm điểm để chuyển sang xu thế tích luỹ.
Hai nhóm cổ phiếu được đặt 'ngôi sao hy vọng' trong tháng 8
Ở nhóm cổ phiếu ngành bán lẻ, với doanh thu đạt 2.801 nghìn tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023, thị trường hàng hóa tiêu dùng cho thấy sức mua của người tiêu dùng vẫn rất ổn định và thậm chí còn có xu hướng tăng, bất chấp các yếu tố kinh tế vĩ mô và thay đổi trong hành vi mua sắm.
Về cơ hội đầu tư trong tháng 8, các chuyên gia TPS kỳ vọng các nhóm ngành có triển vọng tốt là bán lẻ và ngân hàng
Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán tháng 8 của Chứng khoán Tiên Phong (TPS) cho biết, theo dữ liệu thống kê trên tất cả 3 sàn (HSX, HNX, và UPCOM), đến 4/8/2024, đã có 1.012 doanh nghiệp, chiếm 97% tổng giá trị vốn hóa trên HOSE, HNX và UPCoM, công bố báo cáo tài chính quý 2/2024.
Theo đó, lợi nhuận sau thuế toàn thị trường đạt khoảng 111.248 tỷ đồng quý 2/2024. Lũy kế 6 tháng đạt 244.989 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 50% so với quý 1/2024 và 24% so với cùng kỳ. Trong đó, nhóm tài chính (chiếm 52,4% LNST toàn thị trường) tăng 21% so với cùng kỳ và nhóm phi tài chính tăng 63%.
Theo chuyên gia TPS, kết thúc quý 2/2024, tỷ lệ P/E và P/B của các nhóm ngành đa phần đều nằm ở mức trung bình so với 5 năm gần nhất. Tuy nhiên, trong nhóm ngành tài chính, P/E và P/B của nhóm ngành bảo hiểm đang có xu hướng thấp mức trung bình 5 năm.
Trong khi đó, với mảng phi tài chính, nhóm tài nguyên cơ bản và công nghệ thông tin đang tỏ ra hấp dẫn khi đang thấp hơn đáng kể so với mức trung bình trong 5 năm gần nhất. Nhóm ngành bất động sản tuy có tỷ lệ P/E và P/B thấp đáng kể, song ngành này đang gặp nhiều thách thức trong thời gian gần đây và nhà đầu tư có thể vẫn đang theo dõi các chuyển biến tiếp theo của ngành này.
Hai kịch bản thị trường chứng khoán
Nhìn lại quá khứ, các chuyên gia TPS chỉ ra rằng, tháng 8 theo các chu kỳ giao dịch hàng năm từng ghi nhận hai tháng biến động mạnh trong năm 2015 ghi nhận giảm 9,1% và năm 2020 tăng 10,4 % so vưới cùng kỳ.
Nhận định về triển vọng thị trường chứng khoán tháng 8 này, TPS chỉ ra rằng xu hướng trung hạn của VN-Index vẫn là duy trì xu thế tăng bắt đầu từ tháng 11/2023 cho đến nay. Vùng đáy 1.160 điểm là nơi xu thế này bị phá vỡ.
"Hiện tại, VN-Index đang ở gần ngưỡng 1.220 điểm, một vùng khá cân bằng khi tạo thành một cây nến có râu dài ở cả 2 phía tăng và giảm trên đồ thị tháng. Khi vùng giá 1.160 điểm vẫn được giữ vững thì VN-Index vẫn duy trì được xu thế tăng và nhà đầu tư vẫn có thể chờ đợi cơ hội đầu tư ở các vùng hỗ trợ," báo cáo cho hay.
Theo đó, trong kịch bản tích cực với khả năng xảy ra 40%, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt lên 1.280 điểm, kiểm nghiệm lại và bắt đầu xu thế tăng mới. Thị trường tiếp tục hồi phục, việc kiểm nghiệm lại ngưỡng 1.220 điểm hoàn toàn có thể xảy ra. Nhà đầu tư có thể tận dụng kiểm nghiệm này để tham gia mua mới, sau đó giá có thể tăng kèm thanh khoản dần dần được cải thiện lên ngưỡng trung bình của 20 phiên gần nhất.
"Nếu VN-Index vượt ngưỡng 1.280 điểm với thanh khoản lớn thì đây sẽ là phiên xác nhận rõ ràng kịch bản tăng của thị trường sẽ trở lại trong các tháng tiếp theo," theo TPS.
Còn với kịch bản trung tính xác suất xảy ra 60%, VN-Index có thể hướng tới vùng 1.180 điểm trong tháng 8/2024. Ở kịch bản này, thị trường sẽ gặp khó khăn trước ngưỡng kháng cự 1.240 điểm khiến xu hướng sẽ thay đổi sang giảm giảm điểm và chỉ số có thể tìm đến vùng giá 1.180 điểm.
Sau khi chạm đến 1.180 điểm, thị trường sẽ xác nhận mô hình 2 đỉnh đã phân tích trong báo cáo chiến lược tháng 6 trước đó. Tại vùng giá đó, TPS kỳ vọng thị trường có thể tìm được động lực để kết thúc xu thế giảm điểm để chuyển sang xu thế tích luỹ.
Ngân hàng, bán lẻ là hai nhóm cổ phiếu kỳ vọng tốt trong tháng 8
Về cơ hội đầu tư trong tháng 8, các chuyên gia TPS kỳ vọng các nhóm ngành có triển vọng tốt là bán lẻ và ngân hàng.
Ở nhóm cổ phiếu ngành bán lẻ, với doanh thu đạt 2.801 nghìn tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023, thị trường hàng hóa tiêu dùng cho thấy sức mua của người tiêu dùng vẫn rất ổn định và thậm chí còn có xu hướng tăng, bất chấp các yếu tố kinh tế vĩ mô và thay đổi trong hành vi mua sắm. Qua đó, cho thấy niềm tin của người tiêu dùng vào nền kinh tế đang dần được phục hồi, đồng thời nhu cầu về các sản phẩm thiết yếu và tiện ích vẫn rất lớn.
Thêm vào đó, để duy trì tiêu dùng nội địa, Chính phủ đã triển khai một số giải pháp, bao gồm tăng lương tối thiểu từ ngày 01/07/2024 và duy trì thuế giá trị gia tăng ở mức 8% cho đến hết năm 2024. Những biện pháp này nhằm hỗ trợ người dân và duy trì sự ổn định trong thị trường nội địa và tạo ra kỳ vọng có tăng trưởng nhóm ngành bán lẻ trong nửa cuối năm 2024.
Với nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng, hoạt động kinh tế được kỳ vọng hồi phục tích cực hơn trong nửa cuối năm 2024, đặc biệt là nhóm ngành phi tài chính giúp tăng trưởng tín dụng khởi sắc và giảm căng thẳng về nợ xấu. Cùng đó, hệ số NIM kỳ vọng cải thiện nhờ chi phí huy động giảm nhanh hơn lãi suất cho vay. Nhìn xa hơn, trong năm 2025, TPS dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng có thể đạt mức tăng trưởng 20 % tạo ra những cơ hội hấp dẫn cho nhà đầu tư.
Nợ xấu trong xu hướng tăng: Công khai để có trách nhiệm xử lý
NHNN cũng đang ban hành Thông tư 06 ngày 18/6/2024 kéo dài thời gian thực hiện chính sách tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn đến hết ngày 31/12/2024.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định nợ xấu là vấn đề đáng quan tâm, là hệ quả của quá trình và cũng cần được công khai minh bạch.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, tính đến cuối tháng 6/2024, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã lên gần 5%. Nếu bao gồm nợ tiềm ẩn có khả năng thành nợ xấu, nợ xấu bán cho VAMC,... thì con số tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống vào khoảng 6,9%.
Nợ xấu bao gồm nợ nội bảng, nợ tiềm ẩn có rủi ro thành nợ xấu, nợ xấu bán cho VAMC... của hệ thống ngân hàng tại cuối tháng 6/2024 là 6,9%.
Nợ xấu là hệ quả của một quá trình và không phải bây giờ mới thể hiện xu hướng tăng cao, mới đáng quan tâm mà nó đã thể hiện trong khoảng một năm trở lại đây, sau 2 năm dịch Covid-19 và 1 năm nền kinh tế gặp nhiều yếu tố bất lợi khác.
Theo đó, Phó Thống đốc cho biết với những khoản vay ngắn hạn, trong thời gian các ngân hàng có thể ghi nhận ngay kết quả chất lượng nợ, tuy nhiên với những khoản nợ vay trung và dài hạn, trong quá trình triển khai giải ngân theo dõi khoản vay, các NHTM vẫn luôn đánh giá nhưng có khi vẫn phải hết thời hạn mới ghi nhận được đủ. “Do đó, có những khoản vay thành nợ xấu hiện nay là hệ quả của 2 năm đại dịch và năm 2023, đây là câu chuyện của cả nền kinh tế chứ không phải do yếu kém của hệ thống ngân hàng”, Phó Thống đốc khẳng định.
Phó Thống đốc cũng nhấn mạnh, muốn công khai, minh bạch vấn đề này để thấy được trách nhiệm chung của các bên trong việc xử lý nợ xấu; không chỉ ngân hàng mà cả khách hàng, các doanh nghiệp cũng phải tăng cường ý thức trả nợ vì tiền là tiền gửi của nhân dân.
Chia sẻ tại buổi thông tin về hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu 2024, Lãnh đạo NHNN cũng cho biết trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục điều hành lãi suất linh hoạt, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và có các biện pháp kiểm soát tích cực hơn để kiểm soát chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.
Hiện nay, NHNN cũng đang ban hành Thông tư 06 ngày 18/6/2024 kéo dài thời gian thực hiện chính sách tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn đến hết ngày 31/12/2024.
Bên cạnh việc cải thiện các điều kiện tiếp cận tín dụng, tiếp tục đẩy mạnh các chương trình, chính sách tín dụng đặc thù; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân; đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro…, ngành ngân hàng tiếp tục Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025" góp phần phát triển hệ thống các TCTD hoạt động lành mạnh, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật và tiệm cận, đáp ứng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế.
Theo báo cáo về triển vọng ngành ngân hàng nửa cuối năm 2024, Chứng khoán Tiên Phong (TPS) cho biết, dựa trên thống kê 26 ngân hàng Việt Nam (không bao gồm NVB), tình hình nợ xấu cuối quý I/2024 tiếp tục tăng lên gần 2,5% sau khi giảm mạnh vào cuối năm 2023 (2,15%) và quay trở lại mức cuối quý III/2023. Tổng mức nợ xấu đạt 222,5 nghìn tỷ đồng, tăng 10% ytd và tăng 26,5% YoY. Số dư nợ xấu của 26/28 ngân hàng đã tăng so với cuối 2023. Chỉ có VPB và BIDV ghi nhận mức giảm nhưng không đáng kể. Một số ngân hàng cho biết, cả nợ nhóm 2 và nợ tái cơ cấu đều cho thấy dấu hiệu đi lên. Tuy tỷ lệ tổng thể này hiện tại thấp hơn so với giai đoạn quý II-III/2020 - thời kỳ Covid, nhưng khi xem xét riêng từng phần, tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3-5) và nợ nhóm 2 đang có sự tăng trưởng đáng chú ý, dẫn đến suy đoán rằng một lớp nợ xấu mới đang bắt đầu xuất hiện.
Theo TPS, đáng chú ý là tỷ lệ dự phòng cho nợ xấu (LLR) quay đầu giảm trong quý I/ 2024 sau khi tăng nhẹ vào cuối 2023. Điều này cho thấy rằng áp lực để tạo dự phòng cho hệ thống ngân hàng vẫn sẽ rất lớn trong thời gian tới. Trong bối cảnh nợ xấu đang tiếp tục gây khó khăn, bộ đệm dự phòng ngày càng mỏng. Trong đó, nhóm ngân hàng lớn như VCB, BID, CTG, TCB hay BAB có mức tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao hơn 100%, còn lại các ngân hàng khác có dấu hiệu giảm và đạt không quá 88% vào cuối quý I/2024.
Hiện tại, mới chỉ có một vài NHTM đã có báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2024 và 6 tháng đầu 2024. Số liệu sơ bộ ghi nhận ở một vài ngân hàng có tăng trưởng tín dụng tốt hơn hệ thống, cũng đã có tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Chẳng hạn tại ACB, tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2024 tăng 12,8%, đạt 550.000 tỷ đồng, cao hơn mức trung bình toàn hệ thống là 6%. Trong đó, mảng khách hàng cá nhân tăng 12,3%, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tăng 7,2% và doanh nghiệp tăng 37,6%.
Về chất lượng tài sản, tổng nợ xấu của ACB tại thời điểm cuối tháng 6/2024 tăng lên 8.121 tỷ đồng, trong đó khoản nợ có khả năng mất vốn tăng tới 41% so với hồi đầu năm, lên 5.525 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vay tại ACB theo đó tăng từ 1,22% tại đầu năm lên 1,5% tại 30/6. Bóc tách cấu phần nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu mảng bán lẻ là 1,31% (tăng 0,27 điểm %); tỷ lệ nợ xấu của mảng doanh nghiệp là 1,47% (tăng 0,29 điểm % so với năm 2023). Tỷ lệ nợ xấu mảng cho vay bất động sản là 1,79% (tăng 0,4 điểm % so với năm 2023).
Mặc dù nợ xấu tăng nhưng với tỷ lệ 1,5%, ACB thực tế vẫn nằm trong nhóm những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất thị trường. Được biết, một phần nguyên nợ xấu tăng tại ACB là theo tình hình chung của thị trường và một phần bị tác động bởi nhóm nợ kéo theo CIC.
Trường hợp LPBank - “ngôi sao” tăng trưởng tín dụng xét trên toàn hệ thống nửa đầu 2024 - cũng là một ví dụ khác. Theo báo cáo LPBank, 6 tháng đầu năm 2024, ngân hàng ghi lợi nhuận trước thuế đạt 5.919 tỷ đồng, tăng 142% so với cùng kỳ.
Tại ngày 30/6/2024, tổng tài sản LPBank là 442.583 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cuối năm 2023. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 15,2% trong 6 tháng đầu năm, đạt 317.395 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 21,4%, đạt 288.098 tỷ đồng. Nợ xấu cuối tháng 6 của LPBank ở mức 5.482 tỷ đồng, tăng 48,6% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay từ 1,34% tăng lên 1,73%.
Hay Techcombank với lợi nhuận trước thuế quý II ngân hàng mẹ đạt kỷ lục (8.122 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm 2023; lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Techcombank là 15.628 tỷ đồng, tăng 38,6% so với cùng kỳ, cũng ghi nhận nợ xấu tăng 21,5% so với hồi đầu năm, ở mức 7.287 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay khách hàng từ 1,16% (đầu năm) nhích lên 1,23% (cuối tháng 6). Tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu ngân hàng đạt 101%. Tuy Techcombank có nợ xấu tăng nhưng tiếp tục nằm trong nhóm có tỷ lệ nợ xấu thấp của hệ thống...
TPS nhận định, với xu hướng hiện nay, áp lực nợ xấu sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2024 khi nền kinh tế phục hồi chậm. Tuy nhiên, việc Thông tư 02 được gia hạn thêm 6 tháng sẽ giúp các ngân hàng có thêm thời gian để trích lập và cơ cấu lại nợ trong khi vẫn có thể giữ nguyên nhóm nợ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
Điều đó cũng có nghĩa nhờ Thông tư 02, nợ xấu một phần sẽ được đẩy về tương lai sang năm 2025, tạo thời gian co giãn, dễ thở hơn cho cả ngân hàng, doanh nghiệp, khách hàng trong giai đoạn cần được tiếp sức phục hồi hiện tại.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.