Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Hai cổ đông lớn sang tay 2.45 triệu cp VGG
Hai cổ đông lớn nước ngoài của Tổng CTCP May Việt Tiến (UPCoM: VGG) đã “sang tay” lượng lớn cổ phiếu.
Cụ thể, quỹ AFC VF Limited báo cáo đã bán 2.45 triệu cp VGG trong ngày 08/07, hạ tỷ lệ sở hữu từ 5.62% xuống 0.06% (tương đương 27,010 cp) và không còn là cổ đông lớn.
Cùng ngày, South Island Garment SDN BHD (Malaysia) mua vào đúng bằng số cổ phiếu AFC VF Limited bán ra. Sau giao dịch, tổ chức ngoại tăng sở hữu từ 8.99% lên 14.55% vốn VGG.
Phiên 08/07, thị trường ghi nhận 2.45 triệu cp VGG được giao dịch thỏa thuận, đúng bằng 2 giao dịch kể trên. Tổng giá trị giao dịch 98 tỷ đồng. Khả năng cao 2 cổ đông trên đã “sang tay” với giá bình quân 40,000 đồng/cp, cao hơn 4% giá đóng cửa phiên hôm đó (38,600 đồng/cp).
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu VGG đóng cửa phiên 11/07 tại mức 37,900 đồng/cp, tăng 8% trong một quý vừa qua, với thanh khoản bình quân 22,200 cp/ngày.
Trong diễn biến khác, VGG đã hoàn tất chi hơn 110 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 25% bằng tiền trong ngày 28/06, theo danh sách chốt ngày 23/05/2024. Hưởng lợi lớn là Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) đang sở hữu 30.39% vốn VGG.
VGG là doanh nghiệp có truyền thống trả cổ tức tiền mặt từ khi giao dịch trên UPCoM năm 2016, mức cao nhất là 40% năm 2019, sau đó giữ nguyên 25% cho hai năm 2022, 2023 và dự kiến hạ xuống mức 20% cho năm 2024.
Về tình hình kinh doanh, giai đoạn 2016-2019, VGG đạt lãi ròng bình quân gần 403 tỷ đồng/năm, sau đó lao dốc về 147 tỷ đồng/năm giai đoạn 2020-2023, do ảnh hưởng từ COVID-19 và nhu cầu tiêu dùng suy giảm.
Công ty có kết quả kinh doanh quý đầu năm 2024 khá khả quan với lãi ròng 35.5 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ năm trước và là quý 1 có lãi cao nhất trong 5 năm trở lại đây.
Tổng CTCP May Việt Tiến có quý kinh doanh đầu năm 2024 đầy khởi sắc với lãi ròng gần gấp đôi cùng kỳ, đạt 35.5 tỷ đồng và là lãi quý 1 cao nhất 5 năm qua. Đón tin vui, cổ đông VGG sẽ nhận ngay cổ tức năm 2023 bằng tiền tỷ lệ 25%, tương ứng hơn 110 tỷ đồng.
Ảnh: VGG
May Việt Tiến thông báo ngày 23/05 sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 25% (1 cp được nhận 2,500 đồng). Với 44.1 triệu cp đang lưu hành, VGG dự chi trên 110 tỷ đồng trả cổ tức.
Ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/05 và ngày thanh toán dự kiến 28/06/2024.
Từ khi giao dịch trên UPCoM đầu năm 2016 đến nay, hàng năm, May Việt Tiến luôn chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông, tỷ lệ khá cao. Năm 2019, VGG trả cổ tức lên đến 4,000 đồng/cp và duy trì mức 2,500 đồng/cp cho năm 2022-2023. Năm 2024, Công ty dự kiến hạ cổ tức xuống 2,000 đồng/cp.
Tuy nhiên, thanh khoản VGG khá khiêm tốn với khối lượng giao dịch khớp lệnh bình quân từ đầu năm chưa đầy 9,000 cp/phiên. Nguyên nhân do cơ cấu cổ đông khá cô đặc của VGG.
Tại thời điểm 30/01/2024, cổ đông lớn VGG gồm Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) nắm giữ hơn 13.4 triệu cp (tỷ lệ 30.39%). Theo sau là các tổ chức liên quan người nội bộ như Công ty TNHH MTV Đầu tư Xuân Hồng và CTCP Tân Thuận Tiến lần lượt nắm 19.95% và 7.54% vốn.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu VGG vẫn đi ngang vùng 37,000 đồng/cp, tăng nhẹ 3% so với đầu năm.
Diễn biến giá cổ phiếu VGG từ đầu năm đến nay
Kinh doanh quý 1 khởi sắc
May Việt Tiến là thành viên của Vinatex, có lịch sử lâu đời và là lựa chọn ưu tiên của đa số người tiêu dùng tầm trung, dân công sở, văn phòng. Doanh thu hàng năm của VGG vẫn duy trì mức hàng ngàn tỷ đồng.
Trong quý 1/2024, May Việt Tiến ghi nhận doanh thu thuần gần 1,832 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn giảm mạnh hơn doanh thu giúp lãi gộp tăng 12% lên gần 192 tỷ đồng; biên lãi gộp cải thiện lên 10.5%, so với mức 9.3% cùng kỳ.
Điểm sáng là doanh thu hoạt động tài chính tăng 91% lên hơn 27 tỷ đồng, cùng với phần lãi trong công ty liên doanh liên kết gần 10 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 4 tỷ đồng). Dù các chi phí đồng loạt tăng nhưng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả cuối cùng.
Sau cùng, VGG lãi ròng gần gấp đôi cùng kỳ, đạt 35.5 tỷ đồng và là quý 1 có lãi cao nhất trong 5 năm qua kể từ 2020.
Lãi quý 1 của VGG giai đoạn 2019-2023
Năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu 8,360 tỷ đồng và lãi trước thuế 200 tỷ đồng, lần lượt giảm 3% và 5% so với thực hiện 2023 trên cơ sở dự báo thách thức chưa dừng lại. Kết thúc quý 1, May Việt Tiến lãi trước thuế 45.5 tỷ đồng và thực hiện được 23% kế hoạch năm.
Trên bảng cân đối kế toán, tại ngày 31/03/2024, tổng tài sản VGG khoảng 5,495 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Nguyên nhân do tiền gửi kỳ hạn tăng vọt từ 27 tỷ đồng đầu năm lên 233 tỷ đồng; tiền mặt khoảng 3 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng mạnh 69% lên gần 1,937 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang gần ngàn tỷ đồng.
Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả gần 3,460 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm. Công ty ghi mới khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại gần 125 tỷ đồng.
Thế Mạnh
FILI
Lợi nhuận tăng bằng lần, cổ đông May Việt Tiến nhận tin vui về cổ tức
Tổng CTCP May Việt Tiến (UPCoM: VGG) có quý kinh doanh đầu năm 2024 đầy khởi sắc với lãi ròng gần gấp đôi cùng kỳ, đạt 35.5 tỷ đồng và là lãi quý 1 cao nhất 5 năm qua. Đón tin vui, cổ đông VGG sẽ nhận ngay cổ tức năm 2023 bằng tiền tỷ lệ 25%, tương ứng hơn 110 tỷ đồng.
Ảnh: VGG
May Việt Tiến thông báo ngày 23/05 sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 25% (1 cp được nhận 2,500 đồng). Với 44.1 triệu cp đang lưu hành, VGG dự chi trên 110 tỷ đồng trả cổ tức.
Ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/05 và ngày thanh toán dự kiến 28/06/2024.
Từ khi giao dịch trên UPCoM đầu năm 2016 đến nay, hàng năm, May Việt Tiến luôn chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông, tỷ lệ khá cao. Năm 2019, VGG trả cổ tức lên đến 4,000 đồng/cp và duy trì mức 2,500 đồng/cp cho năm 2022-2023. Năm 2024, Công ty dự kiến hạ cổ tức xuống 2,000 đồng/cp.
Tuy nhiên, thanh khoản VGG khá khiêm tốn với khối lượng giao dịch khớp lệnh bình quân từ đầu năm chưa đầy 9,000 cp/phiên. Nguyên nhân do cơ cấu cổ đông khá cô đặc của VGG.
Tại thời điểm 30/01/2024, cổ đông lớn VGG gồm Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) nắm giữ hơn 13.4 triệu cp (tỷ lệ 30.39%). Theo sau là các tổ chức liên quan người nội bộ như Công ty TNHH MTV Đầu tư Xuân Hồng và CTCP Tân Thuận Tiến lần lượt nắm 19.95% và 7.54% vốn.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu VGG vẫn đi ngang vùng 37,000 đồng/cp, tăng nhẹ 3% so với đầu năm.
Kinh doanh quý 1 khởi sắc
May Việt Tiến là thành viên của Vinatex, có lịch sử lâu đời và là lựa chọn ưu tiên của đa số người tiêu dùng tầm trung, dân công sở, văn phòng. Doanh thu hàng năm của VGG vẫn duy trì mức hàng ngàn tỷ đồng.
Trong quý 1/2024, May Việt Tiến ghi nhận doanh thu thuần gần 1,832 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn giảm mạnh hơn doanh thu giúp lãi gộp tăng 12% lên gần 192 tỷ đồng; biên lãi gộp cải thiện lên 10.5%, so với mức 9.3% cùng kỳ.
Điểm sáng là doanh thu hoạt động tài chính tăng 91% lên hơn 27 tỷ đồng, cùng với phần lãi trong công ty liên doanh liên kết gần 10 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 4 tỷ đồng). Dù các chi phí đồng loạt tăng nhưng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả cuối cùng.
Sau cùng, VGG lãi ròng gần gấp đôi cùng kỳ, đạt 35.5 tỷ đồng và là quý 1 có lãi cao nhất trong 5 năm qua kể từ 2020.
Năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu 8,360 tỷ đồng và lãi trước thuế 200 tỷ đồng, lần lượt giảm 3% và 5% so với thực hiện 2023 trên cơ sở dự báo thách thức chưa dừng lại. Kết thúc quý 1, May Việt Tiến lãi trước thuế 45.5 tỷ đồng và thực hiện được 23% kế hoạch năm.
Trên bảng cân đối kế toán, tại ngày 31/03/2024, tổng tài sản VGG khoảng 5,495 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Nguyên nhân do tiền gửi kỳ hạn tăng vọt từ 27 tỷ đồng đầu năm lên 233 tỷ đồng; tiền mặt khoảng 3 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng mạnh 69% lên gần 1,937 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang gần ngàn tỷ đồng.
Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả gần 3,460 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm. Công ty ghi mới khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại gần 125 tỷ đồng.
Dự báo thách thức chưa dừng lại, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Tổng CTCP May Việt Tiến thông qua mục tiêu 2024 với lãi trước thuế giảm 5% so với thực hiện năm 2023, chia cổ tức tỷ lệ 20%. Bên cạnh đó, định hướng xoay chuyển mô hình kinh doanh cũng được trao đổi sôi nổi.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của May Việt Tiến tổ chức ngày 27/04/2024 - Ảnh: Huy Khải
Kế hoạch kinh doanh giảm nhẹ trước nhiều thách thức
Năm 2023, nhu cầu hàng dệt may sụt giảm trên các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…và cả thị trường nội địa. May Việt Tiến tương tự các công ty trong ngành, phải ứng phó với nguồn hàng khan hiếm, đơn hàng nhỏ lẻ, kỹ thuật khó, đơn giá giảm, chi phí đầu vào và giá nhân công tăng, biến động lao động….Tuy nhiên, Công ty vẫn kết thúc năm với tổng doanh thu và lãi trước thuế tăng trưởng lần lượt 7% và 6% so với năm 2022, đồng thời hoàn thành kế hoạch năm.
Theo Công ty, ngành dệt may Việt Nam nhìn thấy tín hiệu tốt hơn từ quý 1/2024, dù vậy năm 2024 dự báo thách thức chưa dừng lại khi ngày càng nhiều thị trường nhập khẩu dệt may lớn đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc, liên quan tới thẩm định quyền con người và môi trường trong chuỗi cung ứng, quy định thiết kế sinh thái, sản phẩm tái chế, xử lý chất thải dệt may…Bên cạnh các yếu tố chiến tranh, lạm phát trên thế giới dẫn đến chi phí ngày càng tăng cao, làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người lao động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm 2024, May Việt Tiến lên kế hoạch công ty mẹ với tổng doanh thu 8,360 tỷ đồng và lãi trước thuế 200 tỷ đồng, lần lượt giảm 3% và 5% so với thực hiện 2023. Một chỉ tiêu kế hoạch khác là thu nhập bình quân người lao động tăng 4%, lên 12 triệu đồng/người/tháng.
Cần xoay chuyển mô hình kinh doanh
Đối với thị trường xuất khẩu, Công ty sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá lại toàn diện thị trường, khách hàng, mặt hàng năm 2023 để đưa ra giải pháp cho kế hoạch năm 2024; tiếp tục tập trung vào 2 khách hàng lớn là Nike và Uniqlo; tìm kiếm thêm khách hàng xuất khẩu.
Với thị trường nội địa, Công ty sẽ xây dựng phương án hoạt động để có hình thức kinh doanh mới trong năm 2024, mục tiêu giữ ổn định thị trường nội địa, giải phóng nhanh hàng tồn kho; rà soát đánh giá lại hệ thống cửa hàng, tạm dừng những của hàng hoạt động không hiệu quả để di chuyển qua địa điểm khác; tiếp tục áp dụng công nghệ RFID vào quản lý bán hàng và hàng tồn kho; phát triển sản phẩm mới mang thương hiệu TT_up; tái cấu trúc bán hàng online.
Theo chia sẻ của Tổng Giám đốc Bùi Văn Tiến tại đại hội, việc xử lý hàng tồn kho rất quan trọng và May Việt Tiến từng phải tốn rất nhiều thời gian để tập trung xử lý tồn kho trong năm 2023.
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tich HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam - đơn vị sở hữu 30.4% vốn tại May Việt Tiến, cũng tham dự đại hội và đã có chia sẻ về định hướng sắp tới của Việt Tiến: "Mô hình sản xuất hàng loạt, quy mô lớn, giá nguyên liệu rẻ, năng xuất cao đã đi đến tận cùng và không còn phù hợp. Các đầu chuỗi, chủ nhãn hàng đang định vị loại hàng hóa này ở thị trường gia công là Bangladesh chứ không còn ở Việt Nam, do đó kéo giảm hiệu quả của May Việt Tiến. Hướng đi phải là nhanh chóng xoay chuyển mô hình sản xuất kinh doanh, linh hoạt trong từng giai đoạn".
"Quá trình dịch chuyển sẽ là từ sản xuất trực tiếp thành nhà quản trị chuỗi cung ứng", ông Trường nhấn mạnh.
Kế hoạch đầu tư 50 tỷ đồng và trả cổ tức tỷ lệ 20% cho năm 2024
May Việt Tiến có kế hoạch đầu tư tổng cộng 50 tỷ đồng trong năm 2024, trong đó 28.6 tỷ đồng đầu tư xây dựng văn phòng, cửa hàng, kho tàng tại 458 Minh Khai, TP Hà Nội; còn lại 21.4 tỷ đồng dành cho đầu tư công nghệ tự động, móc thiết bị chuyên dùng, công tác chuyển đổi và quản lý kỹ thuật số, sửa chữa, nâng cấp môi trường làm việc, duy tu, bảo dưỡng, bảo trì cơ sở hạ tầng. Nhìn chung chi đầu tư tăng so với thực tế gần 42 tỷ đồng của năm 2023, phần lớn để mua máy móc thiết bị luân chuyển trong nội bộ.
Nói về tiến độ dự án tại TP Hà Nội, Tổng Giám đốc Bùi Văn Tiến cho biết dự án bị chậm trễ, đã 8 tháng trôi qua nhưng đấu thầu không qua được. Cũng nêu quan điểm về dự án, Chủ tịch HĐQT Vũ Đức Giang đặt mục tiêu trong năm 2024 phải hoàn thành.
Về phương án phân phối lợi nhuận, May Việt Tiến dự kiến chia cổ tức năm 2023 bằng tiền tỷ lệ 25% (2,500 đồng/cp), cao hơn so với tỷ lệ 20% đã thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2023. Cho năm 2024, Công ty dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%.
Huy Khải
FILI
ĐHĐCĐ May Việt Tiến: Thách thức chưa dừng lại, cần xoay chuyển mô hình kinh doanh
Bên cạnh đó, định hướng xoay chuyển mô hình kinh doanh cũng được trao đổi sôi nổi.
Dự báo thách thức chưa dừng lại, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Tổng CTCP May Việt Tiến (UPCoM: VGG) thông qua mục tiêu 2024 với lãi trước thuế giảm 5% so với thực hiện năm 2023, chia cổ tức tỷ lệ 20%.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của May Việt Tiến tổ chức ngày 27/04/2024 - Ảnh: Huy Khải
Kế hoạch kinh doanh giảm nhẹ trước nhiều thách thức
Năm 2023, nhu cầu hàng dệt may sụt giảm trên các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…và cả thị trường nội địa. May Việt Tiến tương tự các công ty trong ngành, phải ứng phó với nguồn hàng khan hiếm, đơn hàng nhỏ lẻ, kỹ thuật khó, đơn giá giảm, chi phí đầu vào và giá nhân công tăng, biến động lao động….Tuy nhiên, Công ty vẫn kết thúc năm với tổng doanh thu và lãi trước thuế tăng trưởng lần lượt 7% và 6% so với năm 2022, đồng thời hoàn thành kế hoạch năm.
Theo Công ty, ngành dệt may Việt Nam nhìn thấy tín hiệu tốt hơn từ quý 1/2024, dù vậy năm 2024 dự báo thách thức chưa dừng lại khi ngày càng nhiều thị trường nhập khẩu dệt may lớn đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc, liên quan tới thẩm định quyền con người và môi trường trong chuỗi cung ứng, quy định thiết kế sinh thái, sản phẩm tái chế, xử lý chất thải dệt may…Bên cạnh các yếu tố chiến tranh, lạm phát trên thế giới dẫn đến chi phí ngày càng tăng cao, làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người lao động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm 2024, May Việt Tiến lên kế hoạch công ty mẹ với tổng doanh thu 8,360 tỷ đồng và lãi trước thuế 200 tỷ đồng, lần lượt giảm 3% và 5% so với thực hiện 2023. Một chỉ tiêu kế hoạch khác là thu nhập bình quân người lao động tăng 4%, lên 12 triệu đồng/người/tháng.
Cần xoay chuyển mô hình kinh doanh
Đối với thị trường xuất khẩu, Công ty sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá lại toàn diện thị trường, khách hàng, mặt hàng năm 2023 để đưa ra giải pháp cho kế hoạch năm 2024; tiếp tục tập trung vào 2 khách hàng lớn là Nike và Uniqlo; tìm kiếm thêm khách hàng xuất khẩu.
Với thị trường nội địa, Công ty sẽ xây dựng phương án hoạt động để có hình thức kinh doanh mới trong năm 2024, mục tiêu giữ ổn định thị trường nội địa, giải phóng nhanh hàng tồn kho; rà soát đánh giá lại hệ thống cửa hàng, tạm dừng những của hàng hoạt động không hiệu quả để di chuyển qua địa điểm khác; tiếp tục áp dụng công nghệ RFID vào quản lý bán hàng và hàng tồn kho; phát triển sản phẩm mới mang thương hiệu TT_up; tái cấu trúc bán hàng online.
Theo chia sẻ của Tổng Giám đốc Bùi Văn Tiến tại đại hội, việc xử lý hàng tồn kho rất quan trọng và May Việt Tiến từng phải tốn rất nhiều thời gian để tập trung xử lý tồn kho trong năm 2023.
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tich HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam (UPCoM: VGT) - đơn vị sở hữu 30.4% vốn tại May Việt Tiến, cũng tham dự đại hội và đã có chia sẻ về định hướng sắp tới của Việt Tiến: "Mô hình sản xuất hàng loạt, quy mô lớn, giá nguyên liệu rẻ, năng xuất cao đã đi đến tận cùng và không còn phù hợp. Các đầu chuỗi, chủ nhãn hàng đang định vị loại hàng hóa này ở thị trường gia công là Bangladesh chứ không còn ở Việt Nam, do đó kéo giảm hiệu quả của May Việt Tiến. Hướng đi phải là nhanh chóng xoay chuyển mô hình sản xuất kinh doanh, linh hoạt trong từng giai đoạn".
"Quá trình dịch chuyển sẽ là từ sản xuất trực tiếp thành nhà quản trị chuỗi cung ứng", ông Trường nhấn mạnh.
Kế hoạch đầu tư 50 tỷ đồng và trả cổ tức tỷ lệ 20% cho năm 2024
May Việt Tiến có kế hoạch đầu tư tổng cộng 50 tỷ đồng trong năm 2024, trong đó 28.6 tỷ đồng đầu tư xây dựng văn phòng, cửa hàng, kho tàng tại 458 Minh Khai, TP Hà Nội; còn lại 21.4 tỷ đồng dành cho đầu tư công nghệ tự động, móc thiết bị chuyên dùng, công tác chuyển đổi và quản lý kỹ thuật số, sửa chữa, nâng cấp môi trường làm việc, duy tu, bảo dưỡng, bảo trì cơ sở hạ tầng. Nhìn chung chi đầu tư tăng so với thực tế gần 42 tỷ đồng của năm 2023, phần lớn để mua máy móc thiết bị luân chuyển trong nội bộ.
Nói về tiến độ dự án tại TP Hà Nội, Tổng Giám đốc Bùi Văn Tiến cho biết dự án bị chậm trễ, đã 8 tháng trôi qua nhưng đấu thầu không qua được. Cũng nêu quan điểm về dự án, Chủ tịch HĐQT Vũ Đức Giang đặt mục tiêu trong năm 2024 phải hoàn thành.
Về phương án phân phối lợi nhuận, May Việt Tiến dự kiến chia cổ tức năm 2023 bằng tiền tỷ lệ 25% (2,500 đồng/cp), cao hơn so với tỷ lệ 20% đã thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2023. Cho năm 2024, Công ty dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%.
Huy Khải
FILI
Khó khăn đến từ nhu cầu suy yếu đã ảnh hưởng tiêu cực lên kết quả kinh doanh năm 2023 của các doanh nghiệp dệt may. Năm 2024, ngành dệt may có cái nhìn thận trọng với kỳ vọng thoát được “đáy” khó khăn.
Ảnh minh họa
“2023 là năm khó khăn nhất trong suốt hơn 30 năm xuất khẩu của ngành dệt may, nếu không tính năm 2020 thế giới đóng cửa vì dịch bệnh” - lời của ông Lê Tiến Trường - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).
Đây cũng là năm đầu tiên xuất khẩu dệt may Việt Nam giảm tới 11%, chỉ đạt 40 tỷ USD và cách xa mục tiêu ban đầu đặt ra 47-48 tỷ USD. Diễn biến thực tế thị trường theo kịch bản xấu nhất, ảnh hưởng lớn tới sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may.
Theo dữ liệu của VietstockFinance, trong 29 doanh nghiệp dệt may trên sàn (HOSE, HNX, UPCoM) công bố kết quả kinh doanh năm 2023, có 22 doanh nghiệp giảm lãi, 5 doanh nghiệp báo lỗ và chỉ 2 doanh nghiệp tăng lãi. Tổng doanh thu và lãi ròng đạt lần lượt gần 72,500 tỷ đồng (giảm 13% so với cùng kỳ) và hơn 1,800 tỷ đồng (giảm 54%).
Riêng quý 4/2023, tổng doanh thu của các doanh nghiệp này khoảng 18,700 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước; trong khi đó lãi ròng lại tăng 2%, lên 590 tỷ đồng, chủ yếu do đơn hàng dần tăng trở lại nhờ nhu cầu may mặc dịp lễ, Tết.
“Oằn mình” vượt khó
Xét về con số tuyệt đối, có 17 doanh nghiệp dệt may đạt doanh thu trên ngàn tỷ đồng trong năm 2023. Cụ thể, Vinatex đạt mức doanh thu cao nhất nhóm với gần 16.5 ngàn tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ; nhưng lãi ròng giảm mạnh 89%, xuống 62 tỷ đồng. Đây là con số lợi nhuận thấp nhất trong 15 năm qua của Vinatex, kể từ 2009.
May Việt Tiến là doanh nghiệp hiếm hoi trong ngành ghi nhận sự tăng trưởng về cả doanh thu và lợi nhuận. Theo đó, doanh thu của VGG tăng 2%, lên hơn 8.6 ngàn tỷ đồng, nhờ giảm khoản hàng bán trả lại và lãi ròng tăng 5%, đạt 182 tỷ đồng - mức cao nhất trong 4 năm qua của VGG, kể từ năm 2020.
Nhờ duy trì đơn hàng với tệp khách hàng ổn định trong năm 2023, CTCP Đầu tư và Thương mại TNG lập doanh thu cao kỷ lục gần 7.1 ngàn tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ; nhưng lãi ròng giảm 23%, về 226 tỷ đồng, do chi phí tài chính tăng cao.
Đối với doanh nghiệp xơ sợi - thuộc phân khúc thượng nguồn trong chuỗi giá trị ngành dệt may - có Damsan ghi nhận tăng trưởng tích cực trong quý 4/2023. Tính chung cả năm, lãi ròng của ADS đạt 62 tỷ đồng, giảm 8%, do phải gia tăng chi phí cho việc nâng cấp máy móc.
Tổng CTCP Phong Phú cũng lấy lại đà tăng trưởng trong quý 4/2023, ghi nhận doanh thu cả năm 1,750 tỷ đồng (đi ngang so với cùng kỳ) và lãi ròng 331 tỷ đồng (giảm 30%).
Chuỗi ngày thê thảm
Cùng khó khăn chung của ngành, hoạt động kinh doanh của CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, HOSE: GIL) càng thêm khó khi xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán với “gã khổng lồ” Amazon.
Nhờ lãi quý 4 đột biến, Công ty thoát được một năm thua lỗ một cách ngoạn mục, với lãi ròng cả năm đạt 28 tỷ đồng, song giảm mạnh 92% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất của GIL trong 17 năm qua, kể từ năm 2007.
Lợi nhuận ròng của GIL từ năm 2007-2023
Đối tác chính của GIL là Garmex Sài Gòn cũng chịu tác động dây chuyền, thua lỗ suốt 2 năm (2022 - 2023) lần lượt 85 tỷ đồng và 52 tỷ đồng.
Tuy nhiên, gây thất vọng nhất trong nhóm phải là CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân , lỗ 222 tỷ đồng trong năm 2023, nối dài chuỗi thua lỗ 5 năm liên tiếp kể từ năm 2019 và đến nay lỗ lũy kế đã lên gần 900 tỷ đồng, kéo theo việc âm vốn chủ sở hữu đến 385 tỷ đồng.
Lợi nhuận ròng của FTM từ năm 2018-2023
Do trích lập dự phòng phải thu khó đòi gấp hơn 8 lần hồi đầu năm, lên 64 tỷ đồng, Tổng CTCP Dệt may Hà Nội bất ngờ lỗ kỷ lục 117 tỷ đồng trong năm 2023, thổi bay toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tích lũy của Công ty. Tính đến ngày 31/12/2023, HSM lỗ lũy kế gần 98 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch
Dự báo trước được những khó khăn, hầu hết doanh nghiệp dệt may đều lên kế hoạch đầy thận trọng cho năm 2023. Không ít cái tên đặt mức tăng trưởng đi lùi tới 2 con số.
Tuy nhiên khép lại năm 2023, chỉ có 9/29 doanh nghiệp dệt may công bố vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm. Những tên tuổi lớn góp mặt trong danh sách gồm SGI, VGG, M10, HDM, HTG… 4 doanh nghiệp chưa thực hiện được một nửa mục tiêu lợi nhuận 2023 là GIL, AAT, EVE và STK.
Kết quả thực hiện kế hoạch 2023 của các doanh nghiệp dệt mayNguồn: VietstockFinance
Cuối năm, việc làm có khởi sắc?
Năm 2023, lao động dệt may chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi làn sóng cắt giảm. Tại Garmex còn vỏn vẹn 35 người, tức giảm 1,947 lao động so với đầu năm. Tính chung 2 năm gần nhất, Garmex giảm tổng cộng 3,775 người.
Không chỉ riêng trên sàn chứng khoán, Công ty TNHH Hansae Việt Nam - doanh nghiệp chuyên gia công đồ may mặc thể thao xuất khẩu tại khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, TP.HCM cũng cắt giảm lao động từ gần 11,000 xuống còn khoảng 2,500 công nhân.
Đứng ngoài “làn sóng” sa thải, Vinatex buộc phải hy sinh lợi nhuận, cổ tức để giữ chân 62,000 lao động và đảm bảo lương không giảm quá sâu. Còn TNG duy trì việc làm và thu nhập ổn định ở mức 9.4 triệu đồng/người/tháng cho 18,000 lao động.
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng cho năm 2024, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không phải cắt giảm lao động nữa. Vào ngày 14/12/2023, Liên đoàn Lao động TP.HCM cho biết, hiện có hơn 80 doanh nghiệp trên địa bàn muốn tuyển dụng lao động, trong đó lĩnh vực dệt may, da giày có nhu cầu tuyển dụng lớn với hơn 20,000 lao động.
May Việt Tiến có nhu cầu tuyển hơn 1,000 vị trí làm việc tại TP.HCM gồm công nhân may, quản lý chuyền may, nhân viên may mẫu… với thu nhập từ 10-30 triệu đồng/tháng.
Kỳ vọng hồi phục trong nửa cuối năm 2024
Dự báo về xuất khẩu dệt may năm 2024, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đưa ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu toàn ngành khả quan, đạt 44 tỷ USD, tăng 9.2% so với năm 2023.
Trên thực tế, tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam tháng 1/2024 cũng khá tích cực, với kim ngạch xuất khẩu tăng 28.6% so với cùng kỳ. Các chỉ số sản xuất của ngành cũng đều tăng cao, đặc biệt là sản xuất vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 57%.
Phát biểu tại cuộc họp tổng kết năm 2023, Tổng Giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu nói: tín hiệu tại một số thị trường lớn, như Mỹ, đã "ấm" trở lại. Tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu, lợi nhuận tăng 10% so với năm 2023; song đây cũng là mục tiêu khó, vì về dài hạn, "chưa thể dự báo thị trường sẽ ra sao trước những xung đột địa - chính trị".
Theo ông Hiếu, ngành may dự báo từ quý 3/2024 mới có tiến triển tốt. Ngành sợi qua quý 4/2024 mới có thể phục hồi.
Trong khi đó, đánh giá của nhiều tổ chức tài chính cho thấy, triển vọng đơn hàng trong năm 2024 của ngành dệt may Việt Nam sẽ ở mức tích cực hơn, nhưng các khó khăn vẫn còn.
Báo cáo của SSI Research lưu ý, căng thẳng ở Biển Đỏ có thể gây hiệu ứng gợn sóng đến hoạt động kinh doanh quý 1/2024 của các doanh nghiệp xuất khẩu. Năm 2024, kỳ vọng biên lãi gộp của các công ty dệt may sẽ dần cải thiện lên mức 14-15%, do nhu cầu phục hồi chậm xuyên suốt cả năm.
Thế Mạnh
FILI
Ngành dệt may 2023: Đã lường trước khó khăn nhưng không ngờ khó đến vậy
Khó khăn đến từ nhu cầu suy yếu đã ảnh hưởng tiêu cực lên kết quả kinh doanh năm 2023 của các doanh nghiệp dệt may. Năm 2024, ngành dệt may có cái nhìn thận trọng với kỳ vọng thoát được “đáy” khó khăn.
“2023 là năm khó khăn nhất trong suốt hơn 30 năm xuất khẩu của ngành dệt may, nếu không tính năm 2020 thế giới đóng cửa vì dịch bệnh” - lời của ông Lê Tiến Trường - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).
Đây cũng là năm đầu tiên xuất khẩu dệt may Việt Nam giảm tới 11%, chỉ đạt 40 tỷ USD và cách xa mục tiêu ban đầu đặt ra 47-48 tỷ USD. Diễn biến thực tế thị trường theo kịch bản xấu nhất, ảnh hưởng lớn tới sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may.
Theo dữ liệu của VietstockFinance, trong 29 doanh nghiệp dệt may trên sàn (HOSE, HNX, UPCoM) công bố kết quả kinh doanh năm 2023, có 22 doanh nghiệp giảm lãi, 5 doanh nghiệp báo lỗ và chỉ 2 doanh nghiệp tăng lãi. Tổng doanh thu và lãi ròng đạt lần lượt gần 72,500 tỷ đồng (giảm 13% so với cùng kỳ) và hơn 1,800 tỷ đồng (giảm 54%).
Riêng quý 4/2023, tổng doanh thu của các doanh nghiệp này khoảng 18,700 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước; trong khi đó lãi ròng lại tăng 2%, lên 590 tỷ đồng, chủ yếu do đơn hàng dần tăng trở lại nhờ nhu cầu may mặc dịp lễ, tết.
“Oằn mình” vượt khó
Xét về con số tuyệt đối, có 17 doanh nghiệp dệt may đạt doanh thu trên ngàn tỷ đồng trong năm 2023. Cụ thể, Vinatex đạt mức doanh thu cao nhất nhóm với gần 16.5 ngàn tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ; nhưng lãi ròng giảm mạnh 89%, xuống 62 tỷ đồng. Đây là con số lợi nhuận thấp nhất trong 15 năm qua của Vinatex, kể từ 2009.
May Việt Tiến (UPCoM: VGG) là doanh nghiệp hiếm hoi trong ngành ghi nhận sự tăng trưởng về cả doanh thu và lợi nhuận. Theo đó, doanh thu của VGG tăng 2%, lên hơn 8.6 ngàn tỷ đồng, nhờ giảm khoản hàng bán trả lại và lãi ròng tăng 5%, đạt 182 tỷ đồng - mức cao nhất trong 4 năm qua của VGG, kể từ năm 2020.
Nhờ duy trì đơn hàng với tệp khách hàng ổn định trong năm 2023, CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) lập doanh thu cao kỷ lục gần 7.1 ngàn tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ; nhưng lãi ròng giảm 23%, về 226 tỷ đồng, do chi phí tài chính tăng cao.
Đối với doanh nghiệp xơ sợi - thuộc phân khúc thượng nguồn trong chuỗi giá trị ngành dệt may - có Damsan (HOSE: ADS) ghi nhận tăng trưởng tích cực trong quý 4/2023. Tính chung cả năm, lãi ròng của ADS đạt 62 tỷ đồng, giảm 8%, do phải gia tăng chi phí cho việc nâng cấp máy móc.
Tổng CTCP Phong Phú (UPCoM: PPH) cũng lấy lại đà tăng trưởng trong quý 4/2023, ghi nhận doanh thu cả năm 1,750 tỷ đồng (đi ngang so với cùng kỳ) và lãi ròng 331 tỷ đồng (giảm 30%).
Chuỗi ngày thê thảm
Cùng khó khăn chung của ngành, hoạt động kinh doanh của CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, HOSE: GIL) càng thêm khó khi xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán với “gã khổng lồ” Amazon.
Nhờ lãi quý 4 đột biến, Công ty thoát được một năm thua lỗ một cách ngoạn mục, với lãi ròng cả năm đạt 28 tỷ đồng, song giảm mạnh 92% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất của GIL trong 17 năm qua, kể từ năm 2007.
Đối tác chính của GIL là Garmex Sài Gòn (HOSE: GMC) cũng chịu tác động dây chuyền, thua lỗ suốt 2 năm (2022 - 2023) lần lượt 85 tỷ đồng và 52 tỷ đồng.
Tuy nhiên, gây thất vọng nhất trong nhóm phải là CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (UPCoM: FTM), lỗ 222 tỷ đồng trong năm 2023, nối dài chuỗi thua lỗ 5 năm liên tiếp kể từ năm 2019 và đến nay lỗ lũy kế đã lên gần 900 tỷ đồng, kéo theo việc âm vốn chủ sở hữu đến 385 tỷ đồng.
Do trích lập dự phòng phải thu khó đòi gấp hơn 8 lần hồi đầu năm, lên 64 tỷ đồng, Tổng CTCP Dệt may Hà Nội (UPCoM: HSM) bất ngờ lỗ kỷ lục 117 tỷ đồng trong năm 2023, thổi bay toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tích lũy của Công ty. Tính đến ngày 31/12/2023, HSM lỗ lũy kế gần 98 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch
Dự báo trước được những khó khăn, hầu hết doanh nghiệp dệt may đều lên kế hoạch đầy thận trọng cho năm 2023. Không ít cái tên đặt mức tăng trưởng đi lùi tới 2 con số.
Tuy nhiên khép lại năm 2023, chỉ có 9/29 doanh nghiệp dệt may công bố vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm. Những tên tuổi lớn góp mặt trong danh sách gồm SGI, VGG, M10, HDM, HTG… 4 doanh nghiệp chưa thực hiện được một nửa mục tiêu lợi nhuận 2023 là GIL, AAT, EVE và STK.
Kết quả thực hiện kế hoạch 2023 của các doanh nghiệp dệt may
Nguồn: VietstockFinance
Cuối năm, việc làm có khởi sắc?
Năm 2023, lao động dệt may chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi làn sóng cắt giảm. Tại Garmex còn vỏn vẹn 35 người, tức giảm 1,947 lao động so với đầu năm. Tính chung 2 năm gần nhất, Garmex giảm tổng cộng 3,775 người.
Không chỉ riêng trên sàn chứng khoán, Công ty TNHH Hansae Việt Nam - doanh nghiệp chuyên gia công đồ may mặc thể thao xuất khẩu tại khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, TP.HCM cũng cắt giảm lao động từ gần 11,000 xuống còn khoảng 2,500 công nhân.
Đứng ngoài “làn sóng” sa thải, Vinatex buộc phải hy sinh lợi nhuận, cổ tức để giữ chân 62,000 lao động và đảm bảo lương không giảm quá sâu. Còn TNG duy trì việc làm và thu nhập ổn định ở mức 9.4 triệu đồng/người/tháng cho 18,000 lao động.
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng cho năm 2024, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không phải cắt giảm lao động nữa. Vào ngày 14/12/2023, Liên đoàn Lao động TP.HCM cho biết, hiện có hơn 80 doanh nghiệp trên địa bàn muốn tuyển dụng lao động, trong đó lĩnh vực dệt may, da giày có nhu cầu tuyển dụng lớn với hơn 20,000 lao động.
May Việt Tiến có nhu cầu tuyển hơn 1,000 vị trí làm việc tại TP.HCM gồm công nhân may, quản lý chuyền may, nhân viên may mẫu… với thu nhập từ 10-30 triệu đồng/tháng.
Kỳ vọng hồi phục trong nửa cuối năm 2024
Dự báo về xuất khẩu dệt may năm 2024, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đưa ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu toàn ngành khả quan, đạt 44 tỷ USD, tăng 9.2% so với năm 2023.
Trên thực tế, tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam tháng 1/2024 cũng khá tích cực, với kim ngạch xuất khẩu tăng 28.6% so với cùng kỳ. Các chỉ số sản xuất của ngành cũng đều tăng cao, đặc biệt là sản xuất vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 57%.
Phát biểu tại cuộc họp tổng kết năm 2023, Tổng Giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu nói: tín hiệu tại một số thị trường lớn, như Mỹ, đã "ấm" trở lại. Tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu, lợi nhuận tăng 10% so với năm 2023; song đây cũng là mục tiêu khó, vì về dài hạn, "chưa thể dự báo thị trường sẽ ra sao trước những xung đột địa - chính trị".
Theo ông Hiếu, ngành may dự báo từ quý 3/2024 mới có tiến triển tốt. Ngành sợi qua quý 4/2024 mới có thể phục hồi.
Trong khi đó, đánh giá của nhiều tổ chức tài chính cho thấy, triển vọng đơn hàng trong năm 2024 của ngành dệt may Việt Nam sẽ ở mức tích cực hơn, nhưng các khó khăn vẫn còn.
Báo cáo của SSI Research lưu ý, căng thẳng ở Biển Đỏ có thể gây hiệu ứng gợn sóng đến hoạt động kinh doanh quý 1/2024 của các doanh nghiệp xuất khẩu. Năm 2024, kỳ vọng biên lãi gộp của các công ty dệt may sẽ dần cải thiện lên mức 14-15%, do nhu cầu phục hồi chậm xuyên suốt cả năm.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.