Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Hủy niêm yết hơn 60 triệu cp DAG từ 22/10
Hơn 60.3 triệu cp CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á (HOSE: DAG) sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 22/10. Ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu DAG trên HOSE là 14/08, do mã này bị đình chỉ giao dịch từ ngày 15/08/2024.
Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) vừa ra quyết định hủy niêm yết đối với cổ phiếu DAG, hiệu lực từ ngày 22/10. Lý do hủy niêm yết là Nhựa Đông Á vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, thuộc trường hợp bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định.
Ngày 09/10, HOSE đã có văn bản cho biết sẽ xem xét hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu DAG. HOSE cho rằng kể từ thời điểm bị đình chỉ giao dịch đến nay, các vi phạm công bố thông tin của Công ty chưa được khắc phục, có khả năng tiếp tục xảy ra và kéo dài, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.
Trước đó, vào giữa năm 2023, cổ phiếu DAG bị đưa vào diện cảnh báo do nộp chậm BCTC soát xét bán niên 2023 quá 15 ngày so với thời hạn quy định. Đến ngày 02/11/2023, cổ phiếu DAG vào diện kiểm soát do tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (TTCK).
Ngày 08/08/2024, cổ phiếu DAG tiếp tục vào diện cảnh báo theo 2 quyết định của HOSE do có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với BCTC năm 2023 đã được kiểm toán và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 trên BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023 là số âm.
Cũng trong ngày 08/08, cổ phiếu DAG bị đình chỉ giao dịch do Công ty tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên TTCK sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.
Theo BCTC kiểm toán 2023 (mới công bố hồi tháng 7/2024), DAG lỗ ròng tới 600 tỷ đồng, chủ yếu do dự phòng giảm giá hàng tồn kho 404 tỷ đồng, khiến giá vốn hàng bán đội lên cao. Khoản lỗ này đã thổi bay toàn bộ thành quả của Công ty suốt 16 năm qua, khiến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 âm 588 tỷ đồng, trong khi đầu năm lãi 19 tỷ đồng.
BCTC còn nhận loạt ý kiến từ kiểm toán, nhấn mạnh về các khoản nợ xấu, gồm nợ vay và nợ thuế, đơn vị kiểm toán cũng thể hiện nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Doanh nghiệp.
Sáu tháng đầu năm 2024, DAG lỗ thêm 67 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu chỉ còn hơn 27 tỷ đồng.
Tại phiên giao dịch cuối cùng trên HOSE ngày 15/08, cổ phiếu DAG đóng cửa ở mức 1,430 đồng/cp, giảm một nửa so với mức cao nhất 1 năm qua 3,560 đồng/cp.
Vì sao cổ phiếu DAG bị hủy niêm yết?
Cổ phiếu DAG sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 22/10, do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin
Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) vừa có quyết định về việc hủy niêm yết cổ phiếu DAG của Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á từ ngày 22/10.
Theo đó, hơn 60,3 triệu cổ phiếu DAG, tương ứng tổng giá trị hơn 603 tỷ đồng sẽ hủy niêm yết từ ngày 22/10, do doanh nghiệp này vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết bắt buộc theo Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu DAG tại HoSE là ngày 14/8/2024, do cổ phiếu này đang bị đình chỉ giao dịch kể từ ngày 15/8/2024.
Nguyên nhân hủy niêm yết bắt buộc, theo HoSE, là do kể từ thời điểm bị đình chỉ giao dịch đến nay, các vi phạm công bố thông tin của DAG chưa được khắc phục, có khả năng tiếp tục xảy ra và kéo dài, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông.
Trước đó, ngày 8/8, HoSE cũng đã quyết định chuyển cổ phiếu DAG từ hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch kể từ ngày 15/8 do tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.
Đồng thời, cổ phiếu DAG cũng được đưa vào diện cảnh báo từ ngày 15/8 do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với Báo cáo tài chính năm 2023 đã được kiểm toán, cũng như lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2023 là âm hơn 588 tỷ đồng...
Giải trình về việc cổ phiếu DAG bị đưa vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 trên Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023 của tổ chức niêm yết là số âm, lãnh đạo DAG cho biết, năm 2023 là một năm đặc biệt khó khăn với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nhựa nói chung và DAG cùng các công ty con trong tập đoàn nói riêng. Hoạt động bị đình trệ, sản phẩm sản xuất ra không bán được, hàng Trung Quốc cạnh tranh nhiều, quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty phải thu hẹp. Hàng chậm luân chuyển nên tỷ lệ trích lập dự phòng hàng tồn kho và gửi bán tăng cao. Bên cạnh đó công ty bị cưỡng chế hóa đơn dẫn đến tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn hơn.
Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên, người lao động Công ty đang nỗ lực hết mình để triển khai các công việc nhằm ổn định hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu, thu hồi công nợ, bán hàng tồn kho, tăng sản xuất và chất lượng công ty.
Trên thị trường, cổ phiếu DAG chỉ có giá 1.430 đồng/cổ phiếu và đang bị đình chỉ giao dịch từ ngày 15/8.
Về việc cổ phiếu DAG bị chuyển từ diện hạn chế giao dịch sang diện đình chỉ giao dịch do chậm công bố thông tin, lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết, trong thời gian qua, bộ phận kế toán của công ty mẹ và các công ty con có một số biến động về nhân sự, đặc biệt là vị trí kế toán tổng hợp. Trong khi đó, nhân sự thay thế chưa đủ thời gian nắm bắt toàn bộ công việc, đồng thời việc chuyển đổi phần mềm kế toán mới và gặp một số trục trặc kỹ thuật trong quá trình chuyển đổi dữ liệu vận hành, điều đó ảnh hưởng đến công tác nhân sự, thu thập, tổng hợp dữ liệu và hoàn thiện báo cáo tài chính đúng hạn theo quy định.
"Các lần chậm công bố thông tin, Nhựa Đông Á đều có văn bản xin chậm công bố thông tin, giải trình theo yêu cầu của HoSE và thực hiện công bố thông tin ngay sau khi hoàn thành", lãnh đạo DAG khẳng định.
Về kết quả kinh doanh, theo Báo cáo tài chính tự lập quý II/2024, doanh thu của DAG chỉ đạt hơn 55,3 tỷ đồng, giảm 94% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ hơn 66,6 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ hơn 165 tỷ đồng. Với việc tiếp tục kinh doanh thua lỗ trong 6 tháng đầu năm nay, lỗ lũy kế của doanh nghiệp này đã lên đến hơn 640 tỷ đồng, vượt qua vốn điều lệ là hơn 603 tỷ đồng.
Giải trình kết quả kinh doanh thua lỗ trên, lãnh đạo DAG cho rằng do ảnh hưởng của thị trường chung và thị trường ngành nhựa nói riêng, nên công ty cắt giảm tối thiểu các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp để giảm lỗ và hướng tới khôi phục sản xuất. Công ty đang trong giai đoạn tái cấu trúc doanh nghiệp để tìm hướng đi mới, phát triển hơn trong tương lai, do đó đã cắt giảm tối đa các chi phí khác, đảm bảo tinh giản và hiệu quả phù hợp với mục tiêu và mô hình công ty hướng tới.
Cổ phiếu Nhựa Đông Á chính thức bị huỷ niêm yết từ ngày 22/10
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM quyết định hủy niêm yết cổ phiếu DAG của Nhựa Đông Á từ ngày 22/10/2024 do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin...
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa công bố quyết định hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu với DAG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á.
Cụ thể, hơn 60,3 triệu cổ phiếu DAG sẽ bị huỷ niêm yết bắt buộc từ ngày 22/10/2024 với lý do Nhựa Đông Á vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2020.
Trước đó không lâu, HOSE đã ra thông báo xem xét hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu DAG. Nguyên nhân chính là do kể từ thời điểm bị đình chỉ giao dịch (15/8/2024) đến nay, các vi phạm công bố thông tin của Nhựa Đông Á chưa được khắc phục, có khả năng tiếp tục xảy ra và kéo dài, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông.
Cổ phiếu DAG đã nằm trong diện cảnh báo từ ngày 14/9/2023 do Nhựa Đông Á chậm nộp Báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2023 quá 15 ngày so với quy định.
Tình trạng vi phạm tiếp tục khi cổ phiếu DAG bị đưa vào diện kiểm soát vào ngày 2/11/2023 do không tuân thủ các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Đến ngày 8/8/2024, cổ phiếu này lại bị cảnh báo thêm lần nữa vì Báo cáo tài chính năm 2023 có ý kiến kiểm toán ngoại trừ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối năm 2023 âm 558 tỷ đồng.
HOSE quyết định đình chỉ giao dịch cổ phiếu DAG vì công ty tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin, mặc dù đã từng bị hạn chế giao dịch trước đó. Trong công văn giải trình, Nhựa Đông Á cho biết, năm 2023 là giai đoạn khó khăn đối với ngành nhựa, với việc kinh doanh bị đình trệ, sản phẩm không bán được, và áp lực cạnh tranh từ Trung Quốc. Tỷ lệ trích lập dự phòng hàng tồn kho tăng cao, cùng với biến động về nhân sự trong bộ phận kế toán khiến việc công bố báo cáo tài chính bị chậm trễ.
“Các lần chậm công bố thông tin, công ty đều có văn bản xin chậm công bố thông tin, giải trình theo yêu cầu của HOSE và thực hiện công bố thông tin ngay sau khi hoàn thành”, Nhựa Đông Á cho biết.
Tới ngày 4/10/2024, cổ phiếu DAG bị đưa vào diện kiểm soát vì chậm nộp Báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024 quá 30 ngày so với quy định.
Tính đến thời điểm hiện tại, Nhựa Đông Á vẫn chưa thực hiện công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024, tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin.
Điều đáng nói, Nhựa Đông Á cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động kinh doanh khiến doanh thu và lợi nhuận suy giảm nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2020 - 2022, dù doanh thu của công ty đạt mức ổn định từ 1.700 tỷ đồng đến hơn 2.200 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế lại chỉ ở mức khiêm tốn vài tỷ đồng, cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp còn yếu kém.
Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn vào năm 2023, khi Nhựa Đông Á báo lỗ sau thuế lên tới hơn 600 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do hoạt động kinh doanh dưới giá vốn và gánh nặng chi phí ngày càng lớn. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh ghi nhận âm 15 tỷ đồng, đẩy doanh nghiệp vào thế tài chính bất ổn.
Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 còn cho thấy một số khoản vay ngân hàng đã quá hạn thanh toán, với tổng số tiền lên tới hơn 347 tỷ đồng mà chưa được gia hạn, bên cạnh khoảng 96 tỷ đồng trong các khoản vay đã gia hạn trước đó.
Tại thời điểm đó, Nhựa Đông Á còn đang đối mặt với hàng loạt vụ kiện từ các ngân hàng liên quan đến việc thanh toán gốc và lãi của các khoản vay cùng nợ thuê tài chính, làm gia tăng áp lực tài chính và phức tạp về mặt pháp lý.
Bước sang năm 2024, tình hình kinh doanh của Nhựa Đông Á không khả quan hơn mà còn tiếp tục xấu đi, khi ghi nhận khoản lỗ hơn 66 tỷ đồng chỉ trong 6 tháng đầu năm. Cùng với đó, doanh thu cũng giảm mạnh, chỉ đạt 55 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước đạt hơn 959 tỷ đồng.
Đến giữa năm 2024, công ty vẫn phải gánh chịu khoản nợ vay lên tới hơn 1.000 tỷ đồng, bao gồm 733 tỷ đồng nợ ngắn hạn và 412 tỷ đồng nợ dài hạn. Quỹ tiền mặt của doanh nghiệp gần như cạn kiệt, chỉ còn hơn 843 triệu đồng, trong khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tiếp tục âm, ghi nhận mức lỗ 361 triệu đồng.
Ban lãnh đạo Nhựa Đông Á giải thích sự sụt giảm này chủ yếu do bối cảnh kinh tế khó khăn trong năm 2024, thị trường sản phẩm nhựa thu hẹp đáng kể và cạnh tranh gay gắt từ sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là từ Trung Quốc. Việc bị cưỡng chế hóa đơn do nợ thuế quá hạn càng làm trầm trọng thêm tình trạng bế tắc trong hoạt động kinh doanh.
Trước tình hình này, Nhựa Đông Á đang tiến hành tái cấu trúc toàn diện, tập trung cắt giảm tối đa chi phí để nâng cao hiệu quả và điều chỉnh phù hợp với mô hình kinh doanh mới mà công ty hướng tới trong tương lai.
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 16/10, cổ phiếu DAG tiếp tục “lao dốc không phanh” xuống mức 1.430 đồng/cổ phiếu. Sự trượt dốc của cổ phiếu bắt đầu từ tháng 4/2022 khi DAG mất mốc 10.000 đồng/cổ phiếu và liên tục thiết lập những mức đáy mới.
Đối mặt án hủy niêm yết bắt buộc, “sức khỏe” tài chính Nhựa Đông Á ra sao?
Cổ phiếu DAG của Nhựa Đông Á đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết do kể từ thời điểm bị đình chỉ giao dịch đến nay, các vi phạm công bố thông tin của Nhựa Đông Á chưa được khắc phục, có khả năng tiếp tục xảy ra và kéo dài...
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã ra thông báo xem xét hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu DAG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á.
Nguyên nhân chính là do kể từ thời điểm bị đình chỉ giao dịch đến nay, các vi phạm công bố thông tin của Nhựa Đông Á chưa được khắc phục, có khả năng tiếp tục xảy ra và kéo dài, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông.
Cổ phiếu DAG đã nằm trong diện cảnh báo từ ngày 14/9/2023 do Nhựa Đông Á chậm nộp Báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2023 quá 15 ngày so với quy định.
Tình trạng vi phạm tiếp tục khi DAG bị đưa vào diện kiểm soát vào ngày 2/11/2023 do không tuân thủ các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Đến ngày 8/8/2024, cổ phiếu này lại bị cảnh báo thêm lần nữa vì Báo cáo tài chính năm 2023 có ý kiến kiểm toán ngoại trừ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối năm 2023 âm 558 tỷ đồng.
HOSE quyết định đình chỉ giao dịch cổ phiếu DAG vì công ty tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin, mặc dù đã từng bị hạn chế giao dịch trước đó. Nhựa Đông Á giải thích rằng năm 2023 là giai đoạn khó khăn đối với ngành nhựa, với việc kinh doanh bị đình trệ, sản phẩm không bán được, và áp lực cạnh tranh từ Trung Quốc. Tỷ lệ trích lập dự phòng hàng tồn kho tăng cao, cùng với biến động về nhân sự trong bộ phận kế toán khiến việc công bố báo cáo tài chính bị chậm trễ.
“Các lần chậm công bố thông tin, công ty đều có văn bản xin chậm công bố thông tin, giải trình theo yêu cầu của HOSE và thực hiện công bố thông tin ngay sau khi hoàn thành”, Nhựa Đông Á cho biết.
Tới ngày 4/10/2024, cổ phiếu DAG bị đưa vào diện kiểm soát vì chậm nộp Báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024 quá 30 ngày so với quy định.
Tính đến ngày 9/10/2024, Nhựa Đông Á vẫn chưa thực hiện công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024, tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin, làm gia tăng áp lực lên quyết định hủy niêm yết cổ phiếu DAG.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DAG chốt phiên ngày 11/10 ở mức 4.180 đồng/cổ phiếu, chỉ tương đương với giá trị của một mớ rau. Sự trượt dốc của cổ phiếu bắt đầu từ tháng 4/2022 khi DAG mất mốc 10.000 đồng/cổ phiếu và liên tục thiết lập những mức đáy mới.
Cùng với sự suy giảm mạnh mẽ của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, tình hình kinh doanh của Nhựa Đông Á cũng gặp khó khăn nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2020-2022, dù doanh nghiệp đạt doanh thu khá ổn định, dao động từ 1.700 tỷ đồng đến hơn 2.200 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế lại chỉ đạt vài tỷ đồng, cho thấy khả năng sinh lời yếu kém.
Tình hình trở nên tồi tệ hơn vào năm 2023 khi Nhựa Đông Á báo lỗ sau thuế lên tới hơn 600 tỷ đồng. Nguyên nhân chính được xác định là do hoạt động kinh doanh dưới giá vốn, cộng với gánh nặng chi phí ngày càng lớn. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh ghi nhận âm 15 tỷ đồng, đặt doanh nghiệp vào tình thế tài chính đáng lo ngại.
Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 còn chỉ ra rằng một số khoản vay ngân hàng của công ty đã quá hạn thanh toán, với tổng số tiền lên tới hơn 347 tỷ đồng, và chưa được gia hạn. Ngoài ra, có khoảng 96 tỷ đồng trong các khoản vay đã được gia hạn trước đó. Tại thời điểm công bố báo cáo, Nhựa Đông Á đang phải đối mặt với nhiều vụ kiện từ các ngân hàng, liên quan đến việc thanh toán gốc và lãi các khoản vay cũng như nợ thuê tài chính, đẩy công ty vào tình trạng pháp lý phức tạp và áp lực tài chính ngày càng lớn.
Bước sang năm 2024, tình hình kinh doanh của Nhựa Đông Á vẫn tiếp tục lao dốc khi ghi nhận khoản lỗ hơn 66 tỷ đồng chỉ trong 6 tháng đầu năm. Điều đáng lo ngại là doanh thu của doanh nghiệp cũng giảm mạnh, chỉ đạt 55 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước con số này lên tới hơn 959 tỷ đồng.
Tính đến giữa năm 2024, Nhựa Đông Á vẫn đang phải đối mặt với gánh nặng nợ vay lên tới hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó bao gồm 733 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 412 tỷ đồng nợ vay dài hạn. Trong khi đó, quỹ tiền mặt của doanh nghiệp gần như cạn kiệt, chỉ còn lại hơn 843 triệu đồng. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tiếp tục âm, ghi nhận mức lỗ 361 triệu đồng.
Ban lãnh đạo công ty lý giải sự sụt giảm nghiêm trọng này chủ yếu do bối cảnh kinh tế năm 2024 gặp nhiều khó khăn, thị trường sản phẩm nhựa thu hẹp đáng kể, đồng thời phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm từ Trung Quốc. Ngoài ra, việc bị cưỡng chế hóa đơn do nợ thuế quá hạn càng khiến hoạt động kinh doanh trở nên bế tắc.
Nhựa Đông Á cho biết họ đang tiến hành tái cấu trúc toàn diện, cắt giảm tối đa các chi phí để nâng cao hiệu quả và phù hợp hơn với mô hình kinh doanh mới mà công ty đang hướng đến trong tương lai.
Thêm lý do khiến cổ phiếu Nhựa Đông Á bị cảnh báo
Ngày 25/09/2024, CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á (HOSE: DAG) nhận quyết định từ Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) về việc đưa cổ phiếu vào diện cảnh báo. Doanh nghiệp đã công bố văn bản giải trình.
Cụ thể, HOSE đưa DAG vào diện cảnh báo do chậm nộp BCTC soát xét bán niên 2024 quá 15 ngày so với thời hạn quy định.
Doanh nghiệp cho biết thời gian qua, bộ phận kế toán của Tập đoàn có nhiều biến động về nhân sự, đặc biệt vị trí kế toán tổng hợp. Nhân sự thay thế chưa đủ thời gian nắm bắt toàn bộ công việc. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi phần mềm kế toán mới dẫn đến một số trục trặc kỹ thuật trong quá trình chuyển giao dữ liệu và vận hành, ảnh hưởng đến công tác nhân sự, thu thập, tổng hợp dữ liệu và hoàn thiện báo cáo đúng hạn. DAG dự kiến báo cáo sẽ được hoàn thành và thực hiện công bố thông tin trong tháng 10/2024.
DAG mới rời diện cảnh báo cách đây không lâu (từ 12/08/2024) do đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào ngày 31/07 - việc chưa tổ chức ĐHĐCĐ là nguyên nhân đưa chứng khoán vào diện cảnh báo trước đó. Tuy nhiên, cổ phiếu DAG lập tức trở lại diện cảnh báo từ ngày 15/08 vì tổ chức kiểm toán tiếp tục có ý kiến ngoại trừ đối với BCTC 2023 và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 là số âm.
Cùng với đó là quyết định chuyển từ diện hạn chế sang đình chỉ giao dịch từ 15/08/2024. Nguyên nhân do DAG tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã vào diện hạn chế. Ngoài ra, cổ phiếu DAG vẫn đang thuộc diện kiểm soát theo quyết định ngày 02/11/2023, cũng vì lý do tương tự.
Nhựa Đông Á hiện đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất 20 năm qua. Theo BCTC kiểm toán 2023 công bố hồi tháng 7/2024, DAG lỗ ròng tới 600 tỷ đồng, chủ yếu do dự phòng giảm giá hàng tồn kho lên tới 404 tỷ đồng, khiến giá vốn bán hàng đội lên cao. Khoản lỗ này lớn đến nỗi thổi bay thành quả “luôn có lời” của Doanh nghiệp suốt 16 năm trước đó, khiến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối vào cuối năm 2023 âm 588 tỷ đồng (đầu năm lãi 19 tỷ đồng).
Báo cáo nhận về tới 3 trang giấy A4 ý kiến từ kiểm toán, nhấn mạnh về các khoản nợ xấu - gồm nợ vay và nợ thuế, cũng như thể hiện nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Doanh nghiệp.
Nửa đầu năm 2024, DAG lỗ ròng 67 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu còn hơn 27 tỷ đồng. Công ty chỉ kiếm được 55 tỷ đồng doanh thu, tương đương 6% cùng kỳ năm trước. DAG đặt kế hoạch lãi sau thuế 9.5 tỷ đồng và doanh thu 642 tỷ đồng, nhưng đến nay thực hiện chưa đến 10% kế hoạch doanh thu.
Giá cổ phiếu cũng lao dốc thê thảm, đến ngày 01/10 chỉ còn khoảng 1,430 đồng/cp, có thể xem là "đội sổ" sàn HOSE. Thời điểm đỉnh cao 2021-2022, cổ phiếu DAG từng có giá hơn 18,000 đồng/cp, nhưng nhanh chóng về dưới mệnh trong chưa đầy 1 năm, đến nay chỉ còn hơn 1,400 đồng/cp, mất đến 90%.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa thông báo sẽ đình chỉ kiểm toán viên thuộc Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY (UHY) do hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính năm 2023 của một số doanh nghiệp không đạt yêu cầu hoặc ý kiến kiểm toán không phù hợp chuẩn mực kiểm toán.
Cụ thể, theo kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán năm 2024 của UBCKNN tại UHY cho thấy hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính năm 2023 của CTCP Đầu tư và Xây dựng Vina2 (HNX: VC2) không đạt yêu cầu do kiểm toán viên chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán và chưa thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra ý kiến kiểm toán theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán. Do đó, UBCKNN sẽ đình chỉ các kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính 2023 của VC2.
Cùng ngày, UBCKNN cũng ra quyết định đình chỉ kiểm toán viên kiểm toán báo cáo năm 2023 của hai doanh nghiệp khác là CTCP Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa A và CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á D. Lý do của AAT tương tự với VC2.
Đối với báo cáo của DAG, lý do UBCKNN đưa ra là các ý kiến kiểm toán chưa phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VAS) 700, VAS 705, VAS 706.
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY là thành viên của UHY International. Được thành lập từ năm 1986, kiểm toán UHY có mạng lưới toàn cầu với hơn 340 văn phòng tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, có hơn 882 đối tác và hơn 9,500 nhân viên.
Ngoài các doanh nghiệp trên, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY cũng vừa ký kết hợp đồng soát xét BCTC bán niên và kiểm toán BCTC năm 2024 với các công ty như CTCP Thương mại đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro, HOSE: PSH), CTCP Đầu tư và phát triển doanh nghiệp Việt Nam F, CTCP DNP Holding D, CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A … Đây cũng chính là đơn vị nhận kiểm toán báo cáo của CTCP Tập đoàn FLC.
Về kết quả hoạt động, từ 01/10/2022 - 30/09/2023, Kiểm toán UHY có tổng doanh thu gần 122 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ.
Doanh thu kiểm toán báo cáo tài chính chiếm tỷ trọng 62.6%, đạt hơn 76 tỷ đồng, gấp 2.3 lần cùng kỳ. Trong kỳ này, Công ty ghi nhận hơn 1.3 ngàn khách hàng. Một nửa trong số đó là công ty cổ phần.
Doanh thu của Kiểm toán UHYNguồn: UHY
Yến Chi
FILI
Thêm kiểm toán viên UHY bị đình chỉ
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa thông báo sẽ đình chỉ kiểm toán viên thuộc Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY (UHY) do hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính năm 2023 của một số doanh nghiệp không đạt yêu cầu hoặc ý kiến kiểm toán không phù hợp chuẩn mực kiểm toán.
Cụ thể, theo kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán năm 2024 của UBCKNN tại UHY cho thấy hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính năm 2023 của CTCP Đầu tư và Xây dựng Vina2 (HNX: VC2) không đạt yêu cầu do kiểm toán viên chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán và chưa thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra ý kiến kiểm toán theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán. Do đó, UBCKNN sẽ đình chỉ các kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính 2023 của VC2.
Cùng ngày, UBCKNN cũng ra quyết định đình chỉ kiểm toán viên kiểm toán báo cáo năm 2023 của hai doanh nghiệp khác là CTCP Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa (HOSE: AAT) và CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á (HOSE: DAG). Lý do của AAT tương tự với VC2.
Đối với báo cáo của DAG, lý do UBCKNN đưa ra là các ý kiến kiểm toán chưa phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VAS) 700, VAS 705, VAS 706.
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY là thành viên của UHY International. Được thành lập từ năm 1986, kiểm toán UHY có mạng lưới toàn cầu với hơn 340 văn phòng tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, có hơn 882 đối tác và hơn 9,500 nhân viên.
Ngoài các doanh nghiệp trên, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY cũng vừa ký kết hợp đồng soát xét BCTC bán niên và kiểm toán BCTC năm 2024 với các công ty như CTCP Thương mại đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro, HOSE: PSH), CTCP Đầu tư và phát triển doanh nghiệp Việt Nam (HNX: FID), CTCP DNP Holding (HNX: DNP), CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (HNX: IPA)… Đây cũng chính là đơn vị nhận kiểm toán báo cáo của CTCP Tập đoàn FLC.
Về kết quả hoạt động, từ 01/10/2022 - 30/09/2023, Kiểm toán UHY có tổng doanh thu gần 122 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ.
Doanh thu kiểm toán báo cáo tài chính chiếm tỷ trọng 62.6%, đạt hơn 76 tỷ đồng, gấp 2.3 lần cùng kỳ. Trong kỳ này, Công ty ghi nhận hơn 1.3 ngàn khách hàng. Một nửa trong số đó là công ty cổ phần.
Doanh thu của Kiểm toán UHY
Nguồn: UHY
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.