Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Năm 2025, ngành dệt May Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 47-48 tỷ USD, đây là con số có sự tính toán và nghiên cứu kỹ lưỡng về xu thế đơn hàng, theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas).
Nhân công trong xưởng may. Ảnh minh họa
Cầm chắc mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2024
Tại cuộc họp báo ngày 19/11, Chủ tịch Vitas Vũ Đức Giang cho biết kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2024 ước đạt 44 tỷ USD như dự kiến, tăng hơn 11% so với năm 2023. Kim ngạch nhập khẩu 25 tỷ USD, tăng gần 15%. Như vậy, dệt may Việt Nam dự kiến xuất siêu 19 tỷ USD, tăng gần 7%.
Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam, ước đạt hơn 16.7 tỷ USD, tăng hơn 12% so với năm 2023, chiếm gần 38% tổng kim ngạch xuất khẩu. Kế đến, Nhật Bản với 4.6 tỷ USD (+6%), EU 4.3 tỷ USD (+8%), Hàn Quốc 3.9 tỷ USD (+10%), Trung Quốc 3.7 tỷ USD (+2%) và Đông Nam Á 2.9 tỷ USD (+7%).
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam phát biểu tại cuộc họp báo 19/11
Chủ tịch Vitas nhận định năm 2024, tăng trưởng quy mô toàn cầu đối với ngành dệt may không có sự chuyển biến, tăng trưởng rõ nét, nhưng Việt Nam tăng trưởng nhờ đón được sóng dịch chuyển đơn hàng từ một số quốc gia, điển hình như Trung Quốc.
Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp cũng khởi sắc, nhiều đơn vị báo lãi tăng bằng lần, lập những kỷ lục mới sau mùa BCTC quý 3, như May Nhà Bè (MNB), Sợi Thế Kỷ (STK), Vinatex (VGT), May Sông Hồng (MSH), Dệt may TNG...
Đơn hàng không phải vấn đề quan ngại?
Theo Chủ tịch Vitas, năm 2025, ngành Dệt May Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 47-48 tỷ USD, đây là con số có sự tính toán và nghiên cứu kỹ lưỡng về xu thế đơn hàng. Ngành Sợi chưa có sự tăng trưởng hay đột phá về đơn hàng, nhưng với ngành May lượng đơn hàng sẽ dồi dào hơn năm 2024.
"Hầu hết doanh nghiệp trong ngành dệt may đã có đơn hàng quý 1/2025, đang đàm phán đơn hàng cho quý 2/2025. Đơn hàng không phải là vấn đề đáng quan ngại lắm trong năm tới, song đơn giá không tăng so với năm 2024", ông Giang cho hay.
Bên cạnh yếu tố đơn giá vẫn không tăng, doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn ít đơn hàng lớn mà chủ yếu là nhỏ, thời gian giao nhanh và yêu cầu khắt khe. Ngoài ra, các hiệp định tự do thương mại (FTA) thế hệ mới đòi hỏi khắt khe hơn về xuất xứ sợi, vải dẫn đến việc thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu. Bởi lẽ, Việt Nam còn đang phụ thuộc vào nhập khẩu nhiều loại xơ sợi và vải, đặc biệt từ Trung Quốc.
"Các khách hàng ngày càng có nhiều yêu cầu gắt gao hơn về các tiêu chuẩn kỹ thuật, trách nhiệm xã hội cũng như thời gian giao hàng, đặc biệt có những khách hàng yêu cầu chịu trách nhiệm đến cùng khi hàng dệt may tới người tiêu dùng. Đây cũng là những yêu cầu mới, đòi hỏi các doanh nghiệp thích ứng và không thể đứng ngoài cuộc chơi", ông Giang lưu ý.
Thế Mạnh
FILI
Nhiều doanh nghiệp dệt may báo lãi tăng bằng lần, lập những kỷ lục mới sau báo cáo tài chính quý 3, nhưng cũng có nơi tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ năm trước với không ít khó khăn.
Bên trong một xưởng may. Ảnh minh họa
Theo Tổng Cục Thống kê, 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt 30.57 tỷ USD, tăng 10.5% so với cùng kỳ 2023, trong đó các thị trường chủ lực đều tăng trưởng, đặc biệt ở Mỹ và EU.
Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp cũng khởi sắc, nhiều nơi cho biết đã có đủ đơn hàng cho cả năm và đầu 2025. Kết quả tích cực này phần nào được thể hiện trong bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trên sàn chứng khoán.
Dữ liệu của VietstockFinance cho thấy, trong 33 doanh nghiệp dệt may công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024, có 16 doanh nghiệp tăng lãi, 7 doanh nghiệp giảm lãi, 6 doanh nghiệp có lãi trở lại, 4 doanh nghiệp lỗ.
Tổng doanh thu và lãi ròng của các doanh nghiệp đạt gần 23.1 ngàn tỷ đồng và 969 tỷ đồng, lần lượt tăng 17% và 133% so với cùng kỳ 2023. Biên lãi gộp cải thiện lên mức 13%, tăng 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ.
Đa số "nở hoa"
Có 11/33 doanh nghiệp dệt may đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng quý 3 trên 50% so cùng kỳ, thậm chí là tăng bằng lần như Tổng Công ty May Nhà Bè (MNB) hơn 8 lần cùng kỳ, đạt 32 tỷ đồng, cao nhất 2 năm qua.
MNB cho biết, do thị trường xuất khẩu chủ lực chuyển biến tích cực giúp doanh thu quý 3 tăng 36% lên hơn 1,300 tỷ đồng. Bên cạnh đó, một số công ty con, công ty liên kết tăng lợi nhuận do tiết giảm chi phí, làm tăng lợi nhuận hợp nhất.
Sợi Thế Kỷ (STK) lập kỷ lục lợi nhuận 82 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần cùng kỳ, dù doanh thu đi lùi 19%, chủ yếu nhờ hoàn nhập chênh lệch tỷ giá. Kết quả này đã bù đắp khoản lỗ đậm 55.5 tỷ đồng của quý 2 trước đó.
Sợi Thế Kỷ có quý lãi ròng cao nhất lịch sử hoạt động
"Anh cả" ngành dệt may Vinatex (VGT) tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận, đạt 12% và 385% cùng kỳ, lần lượt gần 4,600 tỷ đồng và 129 tỷ đồng, đều là các con số cao nhất 2 năm qua.
Lãnh đạo Vinatex đánh giá, quý 3 ngành may có sự cải thiện cả về giá và số lượng đơn hàng, do tận dụng được sự dịch chuyển từ các thị trường Trung Quốc, Bangladesh và Myanmar. Với ngành sợi, thị trường dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng các đơn vị sợi có nhiều thời điểm chốt được giá bông, sợi tốt.
Quán quân lợi nhuận quý 3 gọi tên May Sông Hồng (MSH), đạt 130 tỷ đồng, hơn 2.5 lần cùng kỳ. Đây cũng là mức cao nhất 20 quý kể từ quý 4/2019. Công ty cho biết, đã ký được nhiều đơn hàng và một số đơn sản xuất trong quý 2 được xuất hàng vào đầu tháng 7.
May Sông Hồng có quý lãi cao nhất 5 năm qua
Lợi nhuận trăm tỷ còn có May Việt Tiến (VGG) và Dệt may TNG, đạt 117 tỷ đồng và 111 tỷ đồng, tăng lần lượt 126% và 60% cùng kỳ, do cải thiện biên lãi gộp nhờ kiểm soát tốt chi phí đầu vào.
Thông tin từ TNG cho biết, với lượng đơn hàng đủ sản xuất đến cuối năm, cùng với việc vừa đưa vào hoạt động thêm 45 chuyền may, doanh nghiệp này đang tuyển thêm khoảng 3,000 lao động, sẵn sàng nhận thêm đơn hàng thời gian tới.
Gam màu khởi sắc cũng xuất hiện ở nhóm doanh nghiệp xơ sợi, thuộc phân khúc thượng nguồn trong chuỗi giá trị ngành dệt may, như Sợi Vũ Đăng (SVD) và Sợi Phú Bài (SPB) đều có lãi trở lại; hay Tổng Công ty Việt Thắng (TVT) tăng trưởng lợi nhuận tới 145%, đạt gần 7 tỷ đồng, mức cao nhất 2 năm.
Số ít vẫn "bế tắc"
Ngược lại, cơn khủng hoảng vẫn đeo bám Fortex (FTM) khi lỗ thêm 30 tỷ đồng, nối dài mạch thua lỗ 23 quý liên tiếp kể từ quý 1/2019, qua đó nâng lỗ lũy kế lên 1,216 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 707 tỷ đồng.
Fortex "ngụp lặn" trong thua lỗ từ 2019 đến nay
Thê thảm không kém, Everpia (EVE) lỗ kỷ lục 29.5 tỷ đồng do phải ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành hàng khăn vì doanh số giảm liên tục trong 3 năm qua khi khách hàng tìm đến các đối thủ có giá thành thấp hơn. Everpia cho biết, đang xây kế hoạch phục hồi và phát triển 2024-2025 nhằm bảo toàn nguồn lực, tập trung vào những ngành hàng có lợi nhuận cao hơn, tiềm năng phát triển tốt hơn như chăn ga gối đệm và bông tấm.
Tình hình kinh doanh của Garmex (GMC) lệch pha hẳn so với mặt bằng chung của ngành. Đến cuối tháng 10, doanh nghiệp từng có hơn 4,000 lao động vẫn "trắng" đơn hàng, việc này kéo dài từ tháng 5/2023, tức gần một năm rưỡi qua. Hiện GMC chỉ còn 31 lao động, đang nghiên cứu đầu tư các ngành mới, tiết giảm chi phí và thanh lý các tài sản không sử dụng. Lỗ lũy kế tăng lên gần 82 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh hàng quý của Garmex giai đoạn 2021-2024
Khả năng về đích thành công?
Trước diễn biến tích cực của hoạt động xuất khẩu, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đánh giá mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD của ngành dệt may năm 2024 rất khả thi bởi cuối năm là cao điểm cho đơn hàng sản xuất mùa lễ hội Giáng sinh, năm mới.
Dù bức tranh xuất khẩu khá sáng, theo quan điểm của ông Cao Hữu Hiếu - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), các doanh nghiệp vẫn phải chịu nhiều áp lực khi thị trường chưa có cải thiện đáng kể. Với ngành may áp lực về thời gian giao hàng, đơn giá chưa cải thiện, chất lượng sản phẩm yêu cầu khắt khe hơn.
"Dự kiến đơn hàng may mặc trong quý 4/2024 và quý 1/2025 sẽ tiếp tục dồi dào, tuy nhiên, đơn giá chưa cải thiện đáng kể. Trong dài hạn, khi chính sách cắt giảm lãi suất tại các thị trường lớn thực sự có tác động tích cực đối với nền kinh tế, tạo ra việc làm ổn định và sức mua, đơn giá sẽ cải thiện", ông Hiếu cho hay.
Tổng Giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu chia sẻ tại hội thảo chuyên đề tháng 10. Ảnh: Vinatex
Với ngành sợi, mặc dù đã giảm lỗ 80-85% so với năm 2023, nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, bất lợi do phải đối mặt với sự trồi sụt của giá bông và chưa có sự cải thiện về giá bán sợi…
Tổng Giám đốc Vinatex kỳ vọng đến cuối năm 2024, giá bông sẽ đi lên trong ổn định và khả năng cao sẽ không tăng đột biến. Dự kiến quý 4, nhu cầu sợi nhìn chung chưa có khả năng phục hồi mạnh, bên cạnh đó giá cước vận chuyển tăng, cạnh tranh gay gắt với sợi nội địa Trung Quốc… sẽ khiến hiệu quả ngành sợi không có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.
Không trông chờ may rủi thị trường
Nhận định về triển vọng ngành, ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Vinatex dự báo, các đơn hàng sẽ được hưởng lợi khi nhu cầu tiêu dùng Mỹ cải thiện vào dịp mua sắm mùa lễ hội (nhưng đơn giá chưa cải thiện). Nhu cầu và đơn giá chỉ thực sự cải thiện từ năm 2025 trong kịch bản tốt.
Chủ tịch HĐQT Vinatex Lê Tiến Trường chia sẻ tại một sự kiện hồi tháng 5/2024
Chủ tịch Vinatex cũng lưu ý các doanh nghiệp cần cẩn trọng, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu đang phải đối mặt với tình hình khó khăn trong suốt 30 tháng trở lại đây.
"Các doanh nghiệp cần quản trị chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh bám sát kế hoạch đã đề ra, nhận diện và phòng ngừa tốt rủi ro, không để xảy ra bất kỳ tình huống bất ngờ nào nhằm hoàn thành kế hoạch năm và đón bắt xu hướng năm 2025", ông Trường nhận định .
Liên quan đến sự kiện ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, giới đầu tư kỳ vọng một số ngành có cơ hội lớn để phát triển, đặc biệt là các ngành như dệt may, thủy sản và gỗ, do việc thay thế hàng hóa Trung Quốc tại thị trường Mỹ.
Theo đó, chính sách bảo hộ của Mỹ sẽ tạo ra một khoảng trống lớn cho các sản phẩm Việt Nam xâm nhập vào thị trường này, giúp gia tăng xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng. Trong dài hạn, Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) nhận định dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ việc dịch chuyển các đơn đặt hàng từ Trung Quốc nhờ chi phí lao động thấp hơn, lợi thế lao động có tay nghề cao hơn Ấn Độ và Bangladesh.
Thế Mạnh
FILI
Ngành dệt may quý 3: Ai bế tắc, ai nở hoa?
Nhiều doanh nghiệp dệt may báo lãi tăng bằng lần, lập những kỷ lục mới sau báo cáo tài chính quý 3, nhưng cũng có nơi tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ năm trước với không ít khó khăn.
Bên trong một xưởng may. Ảnh minh họa
Theo Tổng Cục Thống kê, 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt 30.57 tỷ USD, tăng 10.5% so với cùng kỳ 2023, trong đó các thị trường chủ lực đều tăng trưởng, đặc biệt ở Mỹ và EU.
Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp cũng khởi sắc, nhiều nơi cho biết đã có đủ đơn hàng cho cả năm và đầu 2025. Kết quả tích cực này phần nào được thể hiện trong bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trên sàn chứng khoán.
Dữ liệu của VietstockFinance cho thấy, trong 33 doanh nghiệp dệt may công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024, có 16 doanh nghiệp tăng lãi, 7 doanh nghiệp giảm lãi, 6 doanh nghiệp có lãi trở lại, 4 doanh nghiệp lỗ.
Tổng doanh thu và lãi ròng của các doanh nghiệp đạt gần 23.1 ngàn tỷ đồng và 969 tỷ đồng, lần lượt tăng 17% và 133% so với cùng kỳ 2023. Biên lãi gộp cải thiện lên mức 13%, tăng 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ.
Đa số "nở hoa"
Có 11/33 doanh nghiệp dệt may đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng quý 3 trên 50% so cùng kỳ, thậm chí là tăng bằng lần như Tổng Công ty May Nhà Bè (MNB) hơn 8 lần cùng kỳ, đạt 32 tỷ đồng, cao nhất 2 năm qua.
MNB cho biết, do thị trường xuất khẩu chủ lực chuyển biến tích cực giúp doanh thu quý 3 tăng 36% lên hơn 1,300 tỷ đồng. Bên cạnh đó, một số công ty con, công ty liên kết tăng lợi nhuận do tiết giảm chi phí, làm tăng lợi nhuận hợp nhất.
Sợi Thế Kỷ (STK) lập kỷ lục lợi nhuận 82 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần cùng kỳ, dù doanh thu đi lùi 19%, chủ yếu nhờ hoàn nhập chênh lệch tỷ giá. Kết quả này đã bù đắp khoản lỗ đậm 55.5 tỷ đồng của quý 2 trước đó.
"Anh cả" ngành dệt may Vinatex (VGT) tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận, đạt 12% và 385% cùng kỳ, lần lượt gần 4,600 tỷ đồng và 129 tỷ đồng, đều là các con số cao nhất 2 năm qua.
Lãnh đạo Vinatex đánh giá, quý 3 ngành may có sự cải thiện cả về giá và số lượng đơn hàng, do tận dụng được sự dịch chuyển từ các thị trường Trung Quốc, Bangladesh và Myanmar. Với ngành sợi, thị trường dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng các đơn vị sợi có nhiều thời điểm chốt được giá bông, sợi tốt.
Quán quân lợi nhuận quý 3 gọi tên May Sông Hồng (MSH), đạt 130 tỷ đồng, hơn 2.5 lần cùng kỳ. Đây cũng là mức cao nhất 20 quý kể từ quý 4/2019. Công ty cho biết, đã ký được nhiều đơn hàng và một số đơn sản xuất trong quý 2 được xuất hàng vào đầu tháng 7.
Lợi nhuận trăm tỷ còn có May Việt Tiến (VGG) và Dệt may TNG, đạt 117 tỷ đồng và 111 tỷ đồng, tăng lần lượt 126% và 60% cùng kỳ, do cải thiện biên lãi gộp nhờ kiểm soát tốt chi phí đầu vào.
Thông tin từ TNG cho biết, với lượng đơn hàng đủ sản xuất đến cuối năm, cùng với việc vừa đưa vào hoạt động thêm 45 chuyền may, doanh nghiệp này đang tuyển thêm khoảng 3,000 lao động, sẵn sàng nhận thêm đơn hàng thời gian tới.
Gam màu khởi sắc cũng xuất hiện ở nhóm doanh nghiệp xơ sợi, thuộc phân khúc thượng nguồn trong chuỗi giá trị ngành dệt may, như Sợi Vũ Đăng (SVD) và Sợi Phú Bài (SPB) đều có lãi trở lại; hay Tổng Công ty Việt Thắng (TVT) tăng trưởng lợi nhuận tới 145%, đạt gần 7 tỷ đồng, mức cao nhất 2 năm.
Số ít vẫn "bế tắc"
Ngược lại, cơn khủng hoảng vẫn đeo bám Fortex (FTM) khi lỗ thêm 30 tỷ đồng, nối dài mạch thua lỗ 23 quý liên tiếp kể từ quý 1/2019, qua đó nâng lỗ lũy kế lên 1,216 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 707 tỷ đồng.
Thê thảm không kém, Everpia (EVE) lỗ kỷ lục 29.5 tỷ đồng do phải ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành hàng khăn vì doanh số giảm liên tục trong 3 năm qua khi khách hàng tìm đến các đối thủ có giá thành thấp hơn. Everpia cho biết, đang xây kế hoạch phục hồi và phát triển 2024-2025 nhằm bảo toàn nguồn lực, tập trung vào những ngành hàng có lợi nhuận cao hơn, tiềm năng phát triển tốt hơn như chăn ga gối đệm và bông tấm.
Tình hình kinh doanh của Garmex (GMC) lệch pha hẳn so với mặt bằng chung của ngành. Đến cuối tháng 10, doanh nghiệp từng có hơn 4,000 lao động vẫn "trắng" đơn hàng, việc này kéo dài từ tháng 5/2023, tức gần một năm rưỡi qua. Hiện GMC chỉ còn 31 lao động, đang nghiên cứu đầu tư các ngành mới, tiết giảm chi phí và thanh lý các tài sản không sử dụng. Lỗ lũy kế tăng lên gần 82 tỷ đồng.
Khả năng về đích thành công?
Trước diễn biến tích cực của hoạt động xuất khẩu, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đánh giá mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD của ngành dệt may năm 2024 rất khả thi bởi cuối năm là cao điểm cho đơn hàng sản xuất mùa lễ hội Giáng sinh, năm mới.
Dù bức tranh xuất khẩu khá sáng, theo quan điểm của ông Cao Hữu Hiếu - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), các doanh nghiệp vẫn phải chịu nhiều áp lực khi thị trường chưa có cải thiện đáng kể. Với ngành may áp lực về thời gian giao hàng, đơn giá chưa cải thiện, chất lượng sản phẩm yêu cầu khắt khe hơn.
"Dự kiến đơn hàng may mặc trong quý 4/2024 và quý 1/2025 sẽ tiếp tục dồi dào, tuy nhiên, đơn giá chưa cải thiện đáng kể. Trong dài hạn, khi chính sách cắt giảm lãi suất tại các thị trường lớn thực sự có tác động tích cực đối với nền kinh tế, tạo ra việc làm ổn định và sức mua, đơn giá sẽ cải thiện", ông Hiếu cho hay.
Tổng Giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu chia sẻ tại hội thảo chuyên đề tháng 10. Ảnh: Vinatex
Với ngành sợi, mặc dù đã giảm lỗ 80-85% so với năm 2023, nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, bất lợi do phải đối mặt với sự trồi sụt của giá bông và chưa có sự cải thiện về giá bán sợi…
Tổng Giám đốc Vinatex kỳ vọng đến cuối năm 2024, giá bông sẽ đi lên trong ổn định và khả năng cao sẽ không tăng đột biến. Dự kiến quý 4, nhu cầu sợi nhìn chung chưa có khả năng phục hồi mạnh, bên cạnh đó giá cước vận chuyển tăng, cạnh tranh gay gắt với sợi nội địa Trung Quốc… sẽ khiến hiệu quả ngành sợi không có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.
Không trông chờ may rủi thị trường
Nhận định về triển vọng ngành, ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Vinatex dự báo, các đơn hàng sẽ được hưởng lợi khi nhu cầu tiêu dùng Mỹ cải thiện vào dịp mua sắm mùa lễ hội (nhưng đơn giá chưa cải thiện). Nhu cầu và đơn giá chỉ thực sự cải thiện từ năm 2025 trong kịch bản tốt.
Chủ tịch HĐQT Vinatex Lê Tiến Trường chia sẻ tại một sự kiện hồi tháng 5/2024
Chủ tịch Vinatex cũng lưu ý các doanh nghiệp cần cẩn trọng, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu đang phải đối mặt với tình hình khó khăn trong suốt 30 tháng trở lại đây.
"Các doanh nghiệp cần quản trị chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh bám sát kế hoạch đã đề ra, nhận diện và phòng ngừa tốt rủi ro, không để xảy ra bất kỳ tình huống bất ngờ nào nhằm hoàn thành kế hoạch năm và đón bắt xu hướng năm 2025", ông Trường nhận định
Liên quan đến sự kiện ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, giới đầu tư kỳ vọng một số ngành có cơ hội lớn để phát triển, đặc biệt là các ngành như dệt may, thủy sản và gỗ, do việc thay thế hàng hóa Trung Quốc tại thị trường Mỹ.
Theo đó, chính sách bảo hộ của Mỹ sẽ tạo ra một khoảng trống lớn cho các sản phẩm Việt Nam xâm nhập vào thị trường này, giúp gia tăng xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng. Trong dài hạn, Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) nhận định dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ việc dịch chuyển các đơn đặt hàng từ Trung Quốc nhờ chi phí lao động thấp hơn, lợi thế lao động có tay nghề cao hơn Ấn Độ và Bangladesh.
Dệt may Sông Hông MSH - sức mạnh, niềm tin và hy vọng trong tương lai
(MSH), quý 3/2024 công ty này ghi nhận doanh thu 1.748 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Trừ đi các chi phí, May Sông Hồng lãi ròng hơn 130 tỷ đồng, hơn 2,5 lần cùng kỳ. Đây là mức lãi hàng quý cao nhất mà MSH đạt được kể từ quý 4/2019.
Ban lãnh đạo May Sông Hồng cho biết, kết quả kinh doanh quý 3/2024 tăng trưởng tích cực là nhờ công ty ký được nhiều đơn hàng trong quý và một số đơn hàng trong quý 2/2024 được xuất hàng vào đầu tháng 7/2024.
Bộ Công Thương cũng dự báo xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam tiếp tục cải thiện trong những tháng cuối năm và đầu năm 2025, nhờ yếu tố chu kỳ, đơn hàng dồi dào. Trong đó, xuất khẩu sang các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đang hồi phục tốt, riêng EU vẫn còn yếu.
Ngay sau khi quan sát và thấy MSH đi ngược thị trường và nhóm dệt may vào phiên hôm qua => Chúng tôi nhận thấy tín hiệu sức mạnh dòng tiền của cổ phiếu này => Đó là lý do chúng tôi mở mua mới MSH => QUÁ MẠNH MẼ.
Hiện MSH đang vượt ở đỉnh cũ, và xu hướng cầu vào 4 phiên liên tiếp đều vượt khối lượng TB 20 phiên. Khối ngoại gom 7 phiên liên tiếp. Và hiện tại MSH chỉ mới chạy từ lên được 12% => Kỳ vọng lần này sẽ vượt dứt kháng cự này.
✅ Bác nào muốn nhận điểm mua/bán sớm nhất vể Top cổ mạnh trong thời gian tới thì nhấn tham gia nhóm đầu tư bên dưới phần bình luận nhé!
“Săn cổ phiếu” hưởng lợi từ bầu cử Mỹ
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có thể tác động đến một số nhóm ngành trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ có thể sẽ tác động mạnh đến một số nhóm ngành của Việt Nam. Do đó, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội từ cuộc bầu cử này.
Theo nhiều chuyên gia, dù ai đắc cử Tổng thống Mỹ, thì thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vẫn cần thời gian thẩm thấu các chính sách mới của Mỹ. Vì vậy, thị trường sẽ phản ánh rõ nét hơn các chính sách vào năm thứ 2 và 3 sau khi kết thúc bầu cử.
Những tác động trái chiều
Nếu cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử, sẽ tạo ra nhiều tác động và thay đổi mạnh mẽ chính sách. Việt Nam có thể hưởng lợi dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, do Mỹ đánh thuế cao các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ đối mặt rủi ro từ các chính sách bảo hộ hàng hóa trong nước và thỏa thuận thương mại từ Mỹ.
Ngoài ra, trong 9 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, ghi nhận đạt 104,81 tỷ USD, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng bất lợi nếu Mỹ đánh thuế lên sản phẩm nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc được sản xuất tại nước thứ 3.
Trường hợp bà Kamala Harris thắng cử và tái gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam sẽ có lợi thế vì Việt Nam là thành viên trong khối này, từ đó thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu.
Dù ông Trump hay bà Harris đắc cử Tổng thống Mỹ, cũng có khả năng làm tăng nợ công của Mỹ. Điều này hưởng đến tăng trưởng kinh tế Mỹ. Ngoài ra, rủi ro lạm phát hiện hữu tác động đến chính sách cắt giảm lãi suất của FED, kéo theo đồng USD mạnh lên và sự mất giá các đồng tiền khác trên toàn cầu…
Những hưởng lợi từ bầu cử
Nhóm ngành bất động sản công nghiệp sẽ hưởng lợi rõ rệt từ bầu cử Tổng thống Mỹ, bởi nhóm ngành này sẽ hưởng lợi từ sự dịch chuyển dòng vốn FDI rời khỏi Trung Quốc dù ai đắc cử Tổng thống Mỹ.
Với ngành dệt may, mặt hàng này của Việt Nam sẽ thay thế sản phẩm Trung Quốc, nhưng có thể chịu mức thuế cao khi nhập khẩu vào Mỹ nếu ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ.
Đối với ngành thuỷ sản, mặt hàng này có thể thay thế sản phẩm Trung Quốc nhưng có thể phải chịu mức thuế cao khi nhập khẩu vào Mỹ. Với ngành dầu khí, dù một trong 02 ứng cử Tổng thống đắc cử đều có xu hướng đầu tư mạnh vào năng lượng và khai thác dầu khí và mở cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu khí tự nhiên hoá lỏng LNG và các sản phẩm dầu khí khác sang Mỹ…
Với ngành điện thoại, linh kiện, gỗ nội thất, các mặt hàng này có thể thay thế sản phẩm Trung Quốc nhưng có thể chịu mức thuế cao khi nhập khẩu vào Mỹ…
Triển vọng các nhóm cổ phiếu
Trước bối cảnh trên, các nhà đầu tư có thể xem xét cơ hội đầu tư vào một số cổ phiếu đại diện cho từng nhóm ngành nói trên.
Các nhà đầu tư (NĐT) nên cẩn trọng và chờ đợi những cơ hội có thể xuất hiện trong tháng này
Thứ nhất là cổ phiếu PVD của Tổng công ty CP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí. PVD ghi nhận doanh thu trong quý 3/2024 đạt 2.438 tỷ đồng, tăng 76,5% và lợi nhuận sau thuế đạt 179,7 tỷ đồng, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 09 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu của PVD đạt 6.447 tỷ đồng, tăng 60,5%, và lợi nhuận sau thuế đạt 458 tỷ đồng, tăng 33,7%. Theo đó, PVD lần lượt hoàn thành 104% và 121% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ĐHĐCĐ đã đề ra trước đó. Kết quả kinh doanh tích cực của PVD nhờ đơn giá cho thuê giàn khoan của doanh nghiệp này tăng 14% so với cùng kỳ và hiệu suất các giàn khoan đạt mức cao.
Bên cạnh các giàn khoan đã ký hợp đồng năm 2025 với các đối tác trong khu vực, PVD có tiềm năng cho thuê 2 giàn khoan và có các hợp đồng dịch vụ giếng khoan cho Dự án Lô B - Ô Môn (tổng giá trị hợp đồng ước tính đạt 2 tỷ USD). Với triển vọng đó, các nhà đầu tư có thể xem xét cơ hội đầu tư cổ phiếu PVD khi cổ phiếu này ở quanh vùng 23.000 đồng/cp.
Thứ hai là cổ phiếu VGT của Tổng Công ty Dệt may Việt Nam. VGT vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2024 với doanh thu thuần đạt 4.588 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Sau khi khấu trừ các khoản chi phí, công ty báo lãi sau thuế 230 tỷ đồng, tăng 186% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất của doanh nghiệp này từ quý 3/2022 tới nay.
Theo giải trình từ phía công ty, lợi nhuận tăng trưởng mạnh là do sự phục hồi tốt của thị trường. Ngành may có sự cải thiện cả về giá và số lượng đơn hàng do tận dụng được sự dịch chuyển từ các thị trường Trung Quốc, Bangladesh và Myanmar. Ngành sợi Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, song các đơn vị sợi luôn bám sát thị trường, nhiều thời điểm chốt được giá bông, sợi tốt. Nhà đầu tư có thể xem xét cơ hội đầu tư khi cổ phiếu VGT ở vùng 12.000 đồng/cp.
Thứ ba là cổ phiếu VHC của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn. VHC vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 với doanh thu thuần đạt 3.278 tỷ đồng, tăng gần 22% so với cùng kỳ năm 2023. Sau khi trừ đi giá vốn hàng bán, VHC đã lãi gộp gần 579 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng đầu năm, VHC ghi nhận doanh thu thuần đạt 9.329 tỷ đồng, tăng 22% và lợi nhuận sau thuế đạt 870 tỷ đồng, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm nay, VHC đã hoàn thành 80,8% kế hoạch. Nhà đầu tư xem xét cơ hội đầu tư khi cổ phiếu VHC quanh vùng giá 65.000 đồng/cp.
Chưa hẳn lạc quan với cổ phiếu dệt may?
Trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hạ lãi suất, lạm phát trên thế giới hạ nhiệt, các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada đang tăng trưởng trở lại, nhiều doanh nghiệp dệt may cũng báo lãi lớn. Cùng chiều, nhóm cổ phiếu dệt may ghi nhận diễn biến khả quan.
Mới nhất, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, mã: VGT) báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2024 với doanh thu thuần hợp nhất đạt 4.588 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023. Sau khi trừ đi chi phí, doanh nghiệp báo lãi ròng 230 tỷ đồng, tăng 186%. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt hơn 129 tỷ đồng, là mức lợi nhuận cao nhất từ quý III/2022.
Kết quả kinh doanh vượt trội
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, Vinatex ghi nhận doanh thu thuần đạt 12.542 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận sau thuế tăng 100% lên 407 tỷ đồng, qua đó hoàn thành 92% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Không kém cạnh, 9 tháng đầu năm, Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ (HTG) đã hoàn thành 106% mục tiêu lãi cả năm.
Cụ thể, quý III/2024, Dệt may Hòa Thọ (HTG) ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.498 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp trong kỳ đạt 164 tỷ đồng, tăng 16%.
Sau khi trừ các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh, Dệt may Hòa Thọ ghi nhận lãi ròng đạt 93 tỷ đồng, tăng 25%. Đây cũng là mức lãi theo quý cao nhất của doanh nghiệp này trong vòng 10 quý.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của Dệt may Hòa Thọ đạt 3.771 tỷ đồng và lãi ròng đạt 235 tỷ đồng, lần lượt tăng 4,5% và 51% so với cùng kỳ năm 2023.
Hay như Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) báo cáo doanh thu quý III gần 2.358 tỷ đồng, tăng 12%. Đây cũng là mức doanh thu theo quý cao nhất lịch sử 45 năm hoạt động của công ty.
Khấu trừ chi phí, doanh nghiệp dệt may này báo lãi ròng hơn 111 tỷ đồng, tăng 63% so với quý III/2023.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, công ty đạt 5.884 tỷ đồng doanh thu và gần 241 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 8,2% và 47% so với cùng kỳ năm ngoái; hoàn thành 74% kế hoạch doanh thu và 78% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tại Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM), lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ trong quý III/2024 ước đạt 89 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp đã nhận khoảng 90% kế hoạch doanh thu đơn hàng năm 2024, kỳ vọng trong những tháng cuối năm, tình hình đơn hàng xuất khẩu sẽ khả quan hơn và hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm.
Đối với CTCP May Sông Hồng (MSH), theo báo cáo tài chính quý III, doanh thu thuần công ty mẹ đạt 1.728 tỷ đồng, tăng gần 45% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 56 tỷ đồng, tăng gần 95%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, May Sông Hồng ghi nhận doanh thu thuần 3.852 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 260 tỷ đồng. So với cùng kỳ, doanh thu tăng 14% và lãi ròng tăng 57%.
Còn theo Tổng giám đốc Thân Đức Việt của Tổng công ty May 10 (M10), 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023.
Còn những băn khoăn
Trên thị trường chứng khoán, cùng chiều với kết quả kinh doanh tích cực của doanh nghiệp, nhóm cổ phiếu dệt may cũng ghi nhận diễn biến khả quan.
Từ đầu năm 2024 đến nay, cổ phiếu TNG tăng 21,6%, cổ phiếu MSH tăng 20,5%, cổ phiếu M10 tăng 23,8%, cổ phiếu TCM tăng 10,8%, cổ phiếu VGT tăng 12,6%..., đều cao hơn mức tăng của chỉ số VN-Index là hơn 9%.
Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 32,5 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ.
Trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hạ lãi suất, lạm phát trên thế giới hạ nhiệt, các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada đang tăng trưởng trở lại, Vitas đánh giá, ngành dệt may có khả năng đạt được mục tiêu năm 2024 xuất khẩu 44 tỷ USD, bởi cuối năm là cao điểm mùa vụ của ngành để trả đơn hàng và sản xuất phục vụ nhu cầu dịp Noel, Tết 2025. Ngoài ra, bất ổn tại Bangladesh khiến nhiều thị trường nhập khẩu dệt may chuyển một phần đơn hàng sang Việt Nam để bù đắp số lượng thiếu hụt và giảm thiểu rủi ro.
Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đánh giá, doanh nghiệp xuất khẩu ngành dệt may sẽ có kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2024.
“Với tình hình đơn hàng hiện tại và nhìn vào tốc độ tăng tốc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, thì trong cả năm 2024, khả năng cao Việt Nam sẽ chạm mốc kim ngạch xuất nhập khẩu 800 tỷ USD, vượt mức kỷ lục 732 tỷ USD vào năm 2022”, ông Thịnh nhận định.
Ông Thịnh cho biết, cơ sở của nhận định là các số liệu tích cực về xuất nhập khẩu tính đến thời điểm hiện tại, trong đó xuất khẩu đến các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc đều tăng trưởng cao. Ngoài ra, thời điểm cuối năm là mùa vụ của ngành may mặc, giày dép, điện tử và nông lâm thủy sản, các doanh nghiệp sẽ tận dụng tối đa lợi thế thị trường, nhất là các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới để đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh.
Theo ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinatex, nhiều doanh nghiệp dệt may đang có các đơn hàng đến hết quý II/2025, thậm chí quý III/2025.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị TNG Nguyễn Văn Thời cho biết, lượng đơn hàng hiện tại đã lấp đầy công suất đến hết năm 2024 nhờ các khách hàng quen thuộc như Decathlon, Asmara, Haddad, Sportmaster.
Tuy nhiên, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas đánh giá, mặc dù đang đứng trước cơ hội lớn, song ngành dệt may Việt Nam cũng đồng thời chịu không ít thách thức trong chiến lược phát triển toàn cầu, nổi bật là các tiêu chuẩn cao hơn từ nhà mua hàng EU, Mỹ…, cũng như xu thế tất yếu phải phát triển xanh, bền vững, số hoá trong ngành đòi hỏi doanh nghiệp cần tập trung đầu tư công nghệ để thích ứng.
Trong báo cáo về ngành dệt may mới đây, Chứng khoán Rồng Việt nhận định các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang đứng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, không chỉ với các quốc gia khác mà còn giữa những doanh nghiệp nội địa. Khả năng sinh lời không có nhiều dư địa để mở rộng đối với các doanh nghiệp trong ngành ở thời điểm hiện tại. Trong dài hạn, cơ hội tăng trưởng sẽ đến với các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện năng suất, hoặc định hướng sản phẩm có giá trị gia tăng cao như hàng thiết kế, tạo ra sự khác biệt nhằm cạnh tranh về chất lượng thay vì giá.
Ông Vũ Duy Khánh, Giám đốc Trung tâm Phân tích, Chứng khoán Smart Invest lưu ý triển vọng ngành đã được phản ánh phần lớn vào giá của nhiều cổ phiếu nên định giá hiện không còn rẻ. Nhà đầu tư cần lựa chọn kỹ lưỡng từng doanh nghiệp để tìm kiếm cơ hội giải ngân.
Tận dụng được sự dịch chuyển đơn hàng, VGT lãi lớn
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của VGT ghi nhận đạt hơn 12.542 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ.
Do tận dụng được sự dịch chuyển đơn hàng dệt may từ các thị trường Trung Quốc, Bangladesh và Myanmar, lợi nhuận quý III của VGT tăng trưởng đột biến.
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024 mới công bố, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (UpCOM: VGT) ghi nhận doanh thu thuần tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, lên hơn 4.588 tỷ đồng. Khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp của “anh cả” ngành dệt may của Việt Nam đạt hơn 510 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.
Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính của VGT tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ, lên 65,5 tỷ đồng, trong khi đó, chi phí cho hoạt động này giảm mạnh 69% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn hơn 63 tỷ đồng, trong đó, chi phí lãi vay giảm 42% so với cùng kỳ, xuống còn 48,5 tỷ đồng.
Các chi phí khác như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt 19% và 30% so với cùng kỳ, lên hơn 135 tỷ đồng và hơn 271 tỷ đồng; phần lãi trong công ty liên kết cũng sụt giảm 12% so với cùng kỳ, xuống còn 117 tỷ đồng.
Kết quả, sau khi trừ chi phí, VGT mang về hơn 230 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng mạnh 186% so với cùng kỳ; Lãi ròng đạt hơn 129 tỷ đồng, tăng mạnh 385% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 2 năm qua của doanh nghiệp này.
Theo giải trình từ doanh nghiệp, do ngành dệt may có sự cải thiện cả về giá và số lượng đơn hàng, do tận dụng được sự dịch chuyển từ các thị trường Trung Quốc, Bangladesh và Myanmar. Với ngành sợi, thị trường dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng các đơn vị sợi có nhiều thời điểm chốt được giá bông, sợi tốt.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của VGT ghi nhận đạt hơn 12.542 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 406 tỷ đồng, tăng 105% so với cùng kỳ; lãi ròng đạt gần 172 tỷ đồng, tăng mạnh 368% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này “anh cả” ngành dệt may Việt Nam hoàn thành 70% chỉ tiêu doanh thu và 52% mục tiêu lợi nhuận năm 2024.
Trên thị trường, cổ phiếu VGT chốt phiên giao dịch ngày 01/11 đạt 13.600 đồng/cp, giảm hơn 23,5% so với hồi giữa tháng 7.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may trong 9 tháng năm 2024 đã vượt mốc 32,5 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ. Với tình hình khả quan thời gian gần đây, VITAS nhận định, mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD của dệt may Việt Nam năm 2024 là rất khả thi bởi cuối năm là cao điểm cho đơn hàng và sản xuất dịp Noel, Tết Nguyên đán.
Theo nhận định của Bộ Công thương, Việt Nam là nước duy nhất trong bốn quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới có thị phần tăng trưởng ở các thị trường. Đây là cơ sở để ngành dệt may phấn đấu mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm nay.
Theo đó, thị trường Mỹ tăng từ 17,6% lên 18,3%; châu Âu tuy nhập khẩu dệt may giảm khoảng 5,5%, nhưng hàng dệt may của Việt Nam vẫn giữ được thị phần ở thị trường này ở mức khoảng 4,4%. Tình hình sẽ tiếp tục cải thiện trong những tháng cuối năm và đầu năm sau, nhờ yếu tố chu kỳ, đơn hàng dồi dào.
Dự báo, xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam sẽ tiếp tục khả quan trong những tháng tới, bởi theo yếu tố chu kỳ, nhu cầu hàng hóa thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm. Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang ẩm dần và đã tăng trưởng trở lại như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada thị trường EU mức tăng trưởng còn thấp. riêng ...
Phát biểu tại Triển lãm Quốc tế ngành Công nghiệp dệt may – thiết bị, nguyên phụ liệu & vải năm 2024 mới đây, Chủ tịch VGT Lê Tấn Trường cho biết, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt kỷ lục 4,66 tỷ USD trong tháng 8/2024, trong đó đi Mỹ đạt 1,9 tỷ USD cũng là mức kỷ lục theo tháng từ trước tới nay.
Chủ tịch VGT Lê Tấn Trường cho rằng, các đơn hàng sẽ được hưởng lợi khi nhu cầu tiêu dùng Mỹ cải thiện vào dịp mua sắm mùa lễ hội. Nhu cầu và đơn giá chỉ thực sự cải thiện từ năm 2025 trong kịch bản tốt. Với các yếu tố thuận lợi như vậy, ngành Dệt may Việt Nam đứng trước các cơ hội lớn về thị trường và khẳng định tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới.
Về phía EU, lạm phát đang có xu hướng giảm. Sắp tới, châu Âu là “vùng mờ” về khả năng phục hồi kinh tế và nhu cầu tiêu thụ trong trung hạn. Còn với Nhật Bản, nước này cũng đang thay đổi tiếp cận chính sách, chấp nhận lạm phát, mất giá đồng Yên để đạt được tăng trưởng kinh tế. Những yếu tố này khiến nhu cầu tiêu dùng tại 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam được cải thiện trong thời gian sắp tới.
Cùng với đó, trên góc độ cạnh tranh quốc gia, do các yếu tố bất ổn về chính trị, bất cập về chính sách ở các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam như Myanmar và Bangladesh đã giúp các doanh nghiệp dệt may của chúng ta đón nhận các đơn hàng dịch chuyển từ các quốc gia này. Nhiều doanh nghiệp may đang có các đơn hàng hết quý II, thậm chí quý III/2025.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.