Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Khu dân cư Cồn Tân Lập: Động thái của Chủ tịch NRC ngay đầu năm, liệu HPX thực sự rút lui?
Danh Khôi vừa báo thêm một mùa kinh doanh không thuận lợi, đánh dấu năm thứ hai lỗ kể từ khi niêm yết. Thế nhưng, ngay khi năm 2024 vừa khép lại thì một doanh nghiệp “riêng” của Chủ tịch Lê Thống Nhất bất ngờ có động thái mới.
CTCP Đầu tư VHR - chủ đầu tư dự án Weltone Luxury Residence (tên cũ là The Aston - Luxury Residence) - vào ngày 08/01/2025 vừa tăng vốn điều lệ từ 850 tỷ đồng lên 1,310 tỷ đồng.
VHR có trụ sở tại quận 1, TPHCM, là doanh nghiệp do ông Lê Thống Nhất - Chủ tịch CTCP Tập Đoàn Danh Khôi (HNX: NRC) thành lập vào tháng 04/2018 để đầu tư dự án thành phần tại khu dân cư Cồn Tân Lập nổi tiếng ở thành phố biển Nha Trang.
VHR có vốn điều lệ ban đầu 850 tỷ đồng, ông Nhất đóng góp 76.37% - tương đương hơn 649 tỷ đồng, còn lại ông Trần Minh Ngọc Việt góp 23.53% và Nguyễn Ngọc Thủy 0.1%. Ông Nhất đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc và đại diện pháp luật. Doanh nghiệp giữ nguyên vốn điều lệ nhiều năm cho đến ngày 8/1/2025 bất ngờ tăng lên 1,310 tỷ đồng.
Khu dân cư Cồn Tân Lập có diện tích gần 79.2 ngàn m2, dân số dự kiến hơn 5.2 ngàn người. Quy mô gồm 136 nhà liên kế, 49 biệt thự, 1,795 căn hộ chung cư; bên cạnh đó là trung tâm thương mại, giáo dục...
Trong đó, VHR là chủ đầu tư của khu xây nhà có chức năng hỗn hợp (ký hiệu HH1, HH2, HH3) với tổng diện tích gần 11,116m2. Khu đất được phép xây 3 tòa nhà, cao tối đa 33 tầng và VHR đặt tên dự án là The Aston - Luxury Residence, sau đó đổi thành Weltone Luxury Residence. Theo NRC, tổng mức đầu tư là 6.4 ngàn tỷ đồng, cung cấp 1,341 căn hộ.
Để tiếp thị, bán hàng, môi giới và làm công tác tư vấn dự án, NRC đứng ra đảm nhiệm những vai trò này và nhận đặt cọc từ VHR 160 tỷ đồng theo hợp đồng ký giữa hai bên vào cuối năm 2021. Số dư cọc tính tới cuối năm 2024 vẫn không đổi. Dự án hiện vẫn chưa đủ điều kiện làm thủ tục xin cấp phép bán hàng nên các sản phẩm bất động sản chưa được ký hợp đồng mua bán.
Ngoài ra, NRC còn đứng ra nhận đặt cọc theo các hợp đồng tư vấn bất động sản thuộc dự án Weltone Luxury Residence. Khách hàng sẽ đặt cọc cho NRC số tiền bằng phí dịch vụ tư vấn. Tiền đặt cọc sau đó được chuyển cho VHR sau khi khách hàng ký hợp đồng giao dịch sản phẩm với chủ đầu tư (VHR). Trường hợp khách hàng không đồng ý ký hợp đồng giao dịch sản phẩm khi dự án đủ điều kiện mở bán thì toàn bộ tiền cọc sẽ thuộc về NRC và NRC sẽ trả lại tiền cọc cho khách hàng. Được biết, những hợp đồng tư vấn dự án NRC ký với khách hàng có từ năm 2020. Tuy nhiên, tới cuối năm 2022, NRC mới bắt đầu ghi nhận số tiền đặt cọc này vào báo cáo tài chính trong khoản mục phải trả khác dài hạn với gần 47 tỷ đồng. Cuối năm 2024, con số này giảm còn hơn 44 tỷ đồng, không thay đổi nhiều sau 2 năm.
Bản thỏa thuận đăng ký tư vấn dự án khi còn tên gọi cũ là The Aston - Luxury Residence vào năm 2020 - Ảnh: danhkhoigroup.vn
Hồi năm 2018, lãnh đạo NRC từng chia sẻ kế hoạch mua tối đa 20 triệu cp VHR, để nắm giữ tối đa 23.5% vốn. Theo NRC, sau khi tham gia vào dự án ở khu dân cư Cồn Tân Lập, Công ty sẽ hợp tác với đối tác Nhật - STV Limited Liability Company để triển khai, lợi nhuận dự kiến 800 tỷ đồng, thời gian mở bán trong tháng 12/2018 và hoàn thành năm 2020.
Phối cảnh 3 tòa tháp Weltone Luxury Residence
Dự án “tai tiếng” của Nha Trang
Với vị trí đắc địa, nằm ven sông Cái và gần cầu Trần Phú, trung tâm TP. Nha Trang, khu dân cư Cồn Tân Lập hình thành từ năm 2007 khi UBND tỉnh Khánh Hòa có thông báo thỏa thuận địa điểm lập dự án này. Tuy nhiên đến năm 2008, UBND tỉnh ra văn bản thu hồi chủ trương cho phép CTCP Sông Đà - Thăng Long lập dự án. Năm 2011, theo đề nghị của Sở Xây dựng, UBND tỉnh lại có văn bản chấp thuận cho CTCP Sông Đà - Thăng Long làm chủ đầu tư với tổng diện tích hơn 7.9ha. Năm 2012, UBND tỉnh Khánh Hòa lần lượt có các quyết định giao đất tại phường Xương Huân cho CTCP Sông Đà - Nha Trang (là đại diện pháp lý của Liên danh CTCP Sông Đà - Thăng Long và CTCP Sông Đà - Nha Trang) để thực hiện dự án. Tổng mức đầu tư lúc này là hơn 2.7 ngàn tỷ đồng và dự kiến hoàn thành vào năm 2013.
Nhưng đến tháng 4/2015, UBND tỉnh cho phép giãn tiến độ và tách dự án thành nhiều dự án thành phần, phân chia giai đoạn thực hiện, dự kiến hoàn tất vào năm 2020.
CTCP Sông Đà 1 (cổ đông sáng lập của Sông Đà - Nha Trang) sau đó đã chuyển nhượng 3 lô đất HH1, HH2, HH3 cho bên khác, sau này được biết đến là VHR.
Trước đó, năm 2014, Sông Đà - Nha Trang đã chuyển nhượng khu đất tòa nhà thương mại lô TM2 cho Doanh nghiệp Tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên để xây dựng tổ hợp khách sạn - căn hộ cao cấp Mường Thanh Khánh Hòa.
Năm 2017, Công ty tiếp tục chuyển nhượng khu đất thương mại dịch vụ TM1 cho Công ty TNHH HP Hospitality Nha Trang.
Một số khu chức năng được “chia” thành các dự án thành phần, nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư
Màu đỏ là của VHR, màu cam của HP Hospitality Nha Trang, màu vàng của Mường Thanh
Được khởi động trước dự án khách sạn Mường Thanh Luxury Khánh Hòa, nhưng 3 tòa tháp Weltone Luxury Residence đến nay vẫn còn ì ạch phần móng. Trong khi đó, phần dự án tại khu TM1 của HP Hospitality Nha Trang vẫn phủ cỏ.
Hình ảnh khu dân cư Cồn Tân Lập vào năm 2024 - Ảnh: Người Lao động
Ảnh: Google Maps
HPX có thực sự rút lui tại khu đất thương mại ở Cồn Tân Lập?
Ngoài NRC thì CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) cũng tham gia đầu tư vào Cồn Tân Lập.
Đặt trụ sở ngay tại dự án Cồn Tân Lập nhằm thực hiện đầu tư khu đất thương mại TM1 với diện tích gần 8,111m2, gồm 2 tầng hầm và 19 tầng nổi, Công ty TNHH HP Hospotality Nha Trang ra đời vào đầu năm 2017, trên cơ sở là liên danh giữa CTCP Sông Đà - Nha Trang và CTCP Sông Đà - Thăng Long với tỷ lệ góp vốn 60:40 cho số vốn điều lệ 226 tỷ đồng. Tháng 9/2017, Sông Đà - Nha Trang giảm sở hữu còn 25%, còn Sông Đà - Thăng Long tăng lên 75%, tương ứng 169.5 tỷ đồng. Chỉ vài ngày sau, phần vốn của Sông Đà - Thăng Long chuyển hết sang cho HPX. Ông Nguyễn Văn Phương - Phó Chủ tịch HĐQT HPX ngồi vào vị trí Chủ tịch HĐTV HP Hospotality Nha Trang.
HPX cho biết, sau khi mua toàn bộ vốn góp 169.5 tỷ đồng tại HP Hospotality Nha Trang theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (vốn thực góp tại thời điểm mua hơn 79 tỷ đồng) với giá trị 483.2 tỷ đồng, phân bổ trong 10 năm, Công ty liền ghi nhận lợi thế thương mại 394 tỷ đồng ở thương vụ này.
Tháng 8/2022, HPX nâng sở hữu lên 78%, Sông Đà - Nha Trang chỉ còn nắm 14%, còn lại 8% thuộc về CTCP Đầu tư Solaris Việt Nam. Tuy nhiên, cuối năm 2023, HPX giảm sở hữu chỉ còn 4.5%, Sông Đà - Nha Trang vẫn nắm 14%; xuất hiện 2 cổ đông mới là CTCP Đầu tư An Thịnh nắm 42.5% và CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thành Nhân nắm 39%.
Cập nhật mới nhất vào tháng 3/2024 cho thấy: toàn bộ phần vốn của An Thịnh chuyển cho CTCP Eclipse Việt Nam nắm giữ, các cổ đông khác không thay đổi. Hiện ông Phương vẫn giữ chức Chủ tịch HĐTV. Ông Phương từng là Thành viên HĐQT CTCP SAM Holdings (HOSE: SAM), Chủ tịch HĐQT CTCP Địa ốc Sacom (Samland, SLD) trước khi gia nhập HPX.
Năm 2023, khi thoái vốn khỏi Cồn Tân Lập, dòng tiền thu hồi đầu tư góp vốn đơn vị khác của HPX hơn 830 tỷ đồng, gấp đến hơn 2.4 lần năm trước đó. Cũng nhờ thoái vốn HP Hospotality Nha Trang mà HPX lãi từ chuyển nhượng cổ phần gần 250 tỷ đồng. Bên cạnh đó, giá trị chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại dự án ghi nhận vào giữa năm là hơn 386 tỷ đồng.
Những cổ đông mới hiện nay của HP Hospotality Nha Trang đều có trụ sở tại Hà Nội. Trong đó, Công ty Thành Nhân ra đời năm 2006 với cổ đông sáng lập gồm ông Đỗ Quý Thành, Nguyễn Hữu Nhân, Trần Hoài Anh. Ông Đỗ Quý Thành chính là em trai Chủ tịch HPX Đỗ Quý Hải; còn bà Hoài Anh từng là Phó Tổng giám đốc HPX, Chủ tịch HĐQT CTCP Dịch vụ Đô thị Hải Phát PSP - một thành viên của HPX.
Công ty Eclipse Việt Nam thành lập năm 2021, vốn 2 tỷ đồng; trong đó, bà Phan Thị Trang Nhung góp 60%, ông Chu Thanh Tuấn 20%. Giữa năm 2022, Công ty tăng vốn lên 180 tỷ đồng, ông Lê Thanh Hải thay bà Nhung đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT. Tháng 2/2023, chức vụ này đổi sang ông Ngô Bá Hoàng Duy và giữ nguyên đến hiện tại.
Eclipse Việt Nam có mối quan hệ nhất định với HPX. Theo tìm hiểu, ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch HĐQT HPX chính là cố vấn lâu năm của CTCP Eclipse Việt Nam. Ông tham gia vào HĐQT HPX từ năm 2023.
Ngày 22/01/2025, Cục thuế TP Hà Nội có văn bản xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với CTCP Đầu tư Hải Phát với tổng số tiền truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp gần 5.1 tỷ đồng.
Cụ thể, HPX đã có các hành vi vi phạm gồm khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp; khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế nhưng không dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp; không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kế; lập hóa đơn không đúng thời điểm.
Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, Cục thuế Hà Nội phạt HPX số tiền gần 549 triệu đồng, tương đương 20% số thuế thiếu do khai sai.
Về hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm đối với 169 hóa đơn (có tình tiết tăng nặng), HPX bị phạt hơn 1.1 tỷ đồng.
Đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế nhưng không dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp (có tình tiết tăng nặng), Công ty bị phạt gần 17 triệu đồng.
Đối với hành vi không nộp phụ lục theo quy định, HPX bị xử phạt hơn 24 triệu đồng. Còn hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm, Cục thuế Hà Nội kiến nghị không xử phạt hành chính đối với các hóa đơn xuất sai từ tháng 1/2023 trở về trước, do theo quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 2 năm. Như vậy, HPX bị Cục thuế Hà Nội xử phạt hành chính gần 1.7 tỷ đồng về các vi phạm trên.
Mặt khác, tổng tiền thuế sẽ truy thu qua thanh tra là hơn 2.7 tỷ đồng. Trong đó, truy thu gần 404 triệu đồng thuế GTGT trong giai đoạn 2020-2023; truy thu hơn 2.2 tỷ đồng thuế TNDN cũng trong giai đoạn 2020-2023; truy thu hơn 129 triệu đồng thuế TNCN trong 2 năm 2021-2022.
Ngoài ra, HPX phải nộp thêm khoản tiền chậm nộp gần 605 triệu đồng đối với số thuế chậm nộp. Số tiền chậm nộp này được tính đến hết ngày 26/01/2025, Công ty phải tự tính thêm tiền chậm nộp kể từ ngày 27/01/2024 đến ngày nộp đủ số thuế cần truy thu và ngân sách Nhà nước.
Tổng số tiền truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp của HPX gần 5.1 tỷ đồng. Đáng chú ý, tại thời điểm 31/12/2024, lượng tiền mặt nắm giữ ngắn hạn của Công ty chỉ gần 9 tỷ đồng, giảm 72% so với đầu năm.
Quỹ tiền mặt ngắn hạn của HPX khiêm tốn trong bối cảnh kết quả kinh doanh năm 2024 sụt giảm đáng kể do không còn các khoản lãi bán khoản đầu tư như năm 2023. Theo đó, lãi sau thuế và lãi ròng năm 2024 đều giảm 52%, còn gần 65 tỷ đồng và 61 tỷ đồng. Với gần 65 tỷ đồng lãi sau thuế, HPX chỉ thực hiện gần 62% mục tiêu lợi nhuận năm 2024.
Hà Lễ
FILI - 14:18:00 17/02/2025
Thiếu vắng lãi từ việc bán các khoản đầu tư, kết quả kinh doanh quý 4 lẫn cả năm 2024 của CTCP Đầu tư Hải Phát đều sụt giảm mạnh so với cùng kỳ.
Doanh thu thuần quý 4 của HPX đạt hơn 532 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ kinh doanh bất động sản hơn 495 tỷ đồng, tăng hơn 12%.
Tuy nhiên, mức tăng doanh thu thuần lại không đủ bù cho việc doanh thu tài chính giảm đến 86%, còn gần 35 tỷ đồng, do không có khoản lãi bán các khoản đầu tư hơn 214 tỷ đồng như cùng kỳ.
Trong bối cảnh doanh thu thiếu hụt, chi phí tài chính và chi phí quản lý của doanh nghiệp lại lần lượt tăng 70% và gấp 5.3 lần, với hơn 107 tỷ đồng và 63 tỷ đồng.
Với những yếu tố trên, HPX chỉ lãi ròng hơn 4 tỷ đồng trong quý 4/2024, giảm 94% so với cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh năm 2024 của HPX. Đvt: Tỷ đồng
Kết quả kinh doanh lũy kế năm 2024 của HPX cũng có diễn biến tương tự quý 4 khi lãi ròng giảm 52%, còn gần 61 tỷ đồng, do ảnh hưởng của việc doanh thu tài chính suy giảm.
Mặt khác, với gần 65 tỷ đồng lãi sau thuế thu về, HPX chỉ hoàn thành gần 62% mục tiêu lợi nhuận năm 2024.
Tại thời điểm 31/12/2024, tổng tài sản của HPX hơn 7.7 ngàn tỷ đồng, giảm 7% so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho và lượng tiền mặt nắm giữ ngắn hạn lần lượt giảm 9% và 72%, về gần 2.7 ngàn tỷ dồng và gần 9 tỷ đồng.
Dự phòng thu ngắn hạn khó đòi gấp 2.2 lần đầu năm với gần 89 tỷ đồng, do phải lập dự phòng 50 tỷ đồng đối với CTCP Đầu tư Solaris Việt Nam.
Đáng chú ý, danh mục đầu tư vào đơn vị khác của HPX vào cuối năm 2024 chỉ còn Công ty TNHH HP Hospitality Nha Trang với giá trị 30 tỷ đồng, tương đương 4.5% vốn của đơn vị này. Theo đó, trong năm qua, Công ty đã thoái vốn khỏi 3 đơn vị gồm: CTCP Đầu tư và kinh doanh Bất động sản Hải Phát, CTCP Đầu tư Hải Phát Thủ Đô và Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5.
Danh mục đầu tư góp vốn của HPX tại thời điểm 31/12/2024
Ở bên còn lại của bảng cân đối, nợ phải trả của HPX giảm 14%, còn gần 4.1 ngàn tỷ đồng. Trong đó, dư nợ vay giảm 17%, còn hơn 2 ngàn tỷ đồng. Của để dành (Người mua trả tiền trước + Doanh thu chưa thực hiện) tăng 23%, lên hơn 719 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Công ty còn nhận tiền cọc gần 177 tỷ đồng từ hợp đồng cho thuê nhà ở xã hội thuộc dự án khu đô thị Phú Lãm, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
Hà Lễ
FILI - 15:02:15 04/02/2025
Trượt dài quý 4, HPX chỉ hoàn thành gần 62% mục tiêu lợi nhuận năm 2024
Thiếu vắng lãi từ việc bán các khoản đầu tư, kết quả kinh doanh quý 4 lẫn cả năm 2024 của CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) đều sụt giảm mạnh so với cùng kỳ.
Doanh thu thuần quý 4 của HPX đạt hơn 532 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ kinh doanh bất động sản hơn 495 tỷ đồng, tăng hơn 12%.
Tuy nhiên, mức tăng doanh thu thuần lại không đủ bù cho việc doanh thu tài chính giảm đến 86%, còn gần 35 tỷ đồng, do không có khoản lãi bán các khoản đầu tư hơn 214 tỷ đồng như cùng kỳ.
Trong bối cảnh doanh thu thiếu hụt, chi phí tài chính và chi phí quản lý của doanh nghiệp lại lần lượt tăng 70% và gấp 5.3 lần, với hơn 107 tỷ đồng và 63 tỷ đồng.
Với những yếu tố trên, HPX chỉ lãi ròng hơn 4 tỷ đồng trong quý 4/2024, giảm 94% so với cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh năm 2024 của HPX. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Kết quả kinh doanh lũy kế năm 2024 của HPX cũng có diễn biến tương tự quý 4 khi lãi ròng giảm 52%, còn gần 61 tỷ đồng, do ảnh hưởng của việc doanh thu tài chính suy giảm.
Mặt khác, với gần 65 tỷ đồng lãi sau thuế thu về, HPX chỉ hoàn thành gần 62% mục tiêu lợi nhuận năm 2024.
Tại thời điểm 31/12/2024, tổng tài sản của HPX hơn 7.7 ngàn tỷ đồng, giảm 7% so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho và lượng tiền mặt nắm giữ ngắn hạn lần lượt giảm 9% và 72%, về gần 2.7 ngàn tỷ dồng và gần 9 tỷ đồng.
Dự phòng thu ngắn hạn khó đòi gấp 2.2 lần đầu năm với gần 89 tỷ đồng, do phải lập dự phòng 50 tỷ đồng đối với CTCP Đầu tư Solaris Việt Nam.
Đáng chú ý, danh mục đầu tư vào đơn vị khác của HPX vào cuối năm 2024 chỉ còn Công ty TNHH HP Hospitality Nha Trang với giá trị 30 tỷ đồng, tương đương 4.5% vốn của đơn vị này. Theo đó, trong năm qua, Công ty đã thoái vốn khỏi 3 đơn vị gồm: CTCP Đầu tư và kinh doanh Bất động sản Hải Phát, CTCP Đầu tư Hải Phát Thủ Đô và Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5.
Danh mục đầu tư góp vốn của HPX tại thời điểm 31/12/2024
Nguồn: HPX
Ở bên còn lại của bảng cân đối, nợ phải trả của HPX giảm 14%, còn gần 4.1 ngàn tỷ đồng. Trong đó, dư nợ vay giảm 17%, còn hơn 2 ngàn tỷ đồng. Của để dành (Người mua trả tiền trước + Doanh thu chưa thực hiện) tăng 23%, lên hơn 719 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Công ty còn nhận tiền cọc gần 177 tỷ đồng từ hợp đồng cho thuê nhà ở xã hội thuộc dự án khu đô thị Phú Lãm, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
Nhờ doanh thu thuần tăng đột biến và không còn lỗ từ công ty liên doanh, liên kết, kết quả kinh doanh của CTCP SAM Holdings trong năm 2024 đạt lãi ròng gấp 5 lần năm trước, cao nhất kể từ 2022.
Trong năm 2024, doanh thu thuần hợp nhất của SAM tăng đến 84% so với năm trước, vượt hơn 4 ngàn tỷ đồng, vượt 80% kế hoạch năm. Mặt khác, Công ty lãi gần 24 tỷ đồng từ công ty liên doanh, liên kết, trong khi năm 2023 lỗ hơn 53 tỷ đồng.
Việc hai khoản mục trên biến động đáng kể phần lớn do trong năm qua, SAM đã lần lượt thoái sạch vốn ở công ty liên kết CTCP Đầu tư và Phát triển Hạ tầng An Việt trong quý 1 và công ty con CTCP SAM Nông nghiệp Công nghệ cao trong quý 2. Tính đến 31/12/2023, giá trị góp vốn của SAM tại hai đơn vị này lần lượt hơn 93 tỷ đồng và 72 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, Công ty phát sinh khoản lỗ khác gần 24 tỷ đồng, trong khi năm trước lãi gần 400 triệu đồng.
Về chi phí, SAM tiết giảm chi phí lãi vay 22% nhưng chi phí tài chính vẫn gấp 2.7 lần năm trước, với gần 78 tỷ đồng. Nguyên nhân do trong năm 2023, Công ty được hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và tổn thất đầu tư hơn 51 tỷ đồng.
Bất chấp chi phí tăng, SAM vẫn lãi trước thuế hơn 110 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ, đồng thời vượt kế hoạch đề ra cho năm 2024 hơn 37%.
Sau khi trừ thuế TNDN và lãi sau thuế cổ đông không kiểm soát, SAM lãi ròng 84 tỷ đồng trong năm 2024, gấp 4.6 lần năm trước đó và cũng là mức lãi cao nhất kể từ năm 2022.
Kết quả kinh doanh của SAM trong năm 2024. Đvt: Tỷ đồng
Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của SAM tại thời điểm 31/12/2024 gần 6.4 ngàn tỷ đồng, giảm 3% so với đầu năm. Lượng tiền mặt ngắn hạn nắm giữ tăng 12%, lên hơn 550 tỷ đồng. Ngược lại, phải thu ngắn hạn cũng giảm 12%, về mức gần 1.1 ngàn tỷ đồng.
Đáng chú ý, Công ty phát sinh khoản phải thu cho vay dài hạn 100 tỷ đồng trong quý 3 nhưng không thuyết minh về khoản cho vay này.
Mặt khác, nợ phải trả giảm 15%, còn gần 1.7 ngàn tỷ đồng. Trong đó nợ vay tăng 5%, lên hơn 1.2 ngàn tỷ đồng. Điểm tích cực là của để dành (Người mua trả tiền trước + Doanh thu chưa thực hiện) tăng 16%, lên gần 152 tỷ đồng, chủ yếu do phần doanh thu chưa thực hiện tăng 56%, lên gần 127 tỷ đồng.
Hà Lễ
FILI - 10:05:14 03/02/2025
SAM Holdings muốn đầu tư khu nghỉ dưỡng hơn 102.000 tỷ tại Quảng Trị
Quảng Trị dự kiến có thêm khu nghỉ dưỡng hơn 100.000 tỷ đồng.
SAM Holdings đề xuất dự án quần thể khu dân cư, du lịch nghĩ dưỡng, thể thao và vui chơi giải trí cao cấp tại huyện Gio Linh với quy mô 1.800 ha.
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị vừa có buổi làm việc với CTCP SAM Holdings (HoSE: SAM) liên quan đến đề xuất đầu tư dự án quần thể khu dân cư, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao và vui chơi giải trí.
Cụ thể, SAM Holdings muốn thực hiện dự án quần thể khu dân cư, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao và vui chơi giải trí cao cấp rộng khoảng 1.800 ha tại các xã Gio Mỹ, Gio Hải, Trung Giang, huyện Gio Linh.
Dự án gồm các phân khu chức năng như khu trung tâm, khu nghỉ dưỡng hỗn hợp, khu dân cư cao cấp và tổ hợp sân golf với tổng mức đầu tư toàn dự án 102.865 tỷ đồng, dự kiến tạo việc làm mới cho 44.800 lao động.
Tại buổi làm việc, nhà đầu tư đề xuất UBND tỉnh sớm chấp thuận chủ trương khảo sát và nghiên cứu dự án.
Nếu được chấp thuận, phía SAM Holdings dự kiến trong giai đoạn 2025-2030 sẽ xây dựng sân golf 18 lỗ (diện tích khoảng 90-150 ha) và một khu đô thị hỗn hợp (diện tích khoảng 100 ha) trong khu vực nghiên cứu tổng thể, góp phần phát triển ngành dịch vụ thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh.
Phản hồi đề xuất của doanh nghiệp, ông Hoàng Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh, cho rằng những ý tưởng của nhà đầu tư phù hợp với các danh mục, các dự án kêu gọi đầu tư cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
UBND tỉnh đồng ý chủ trương để SAM Holdings nghiên cứu dự án. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi của dự án, giai đoạn 2025-2030, lãnh đạo địa phương yêu cầu công ty tập trung nghiên cứu 2 hạng mục là sân golf và đô thị hỗn hợp.
Phó chủ tịch UBND tỉnh gợi ý nhà đầu tư mở công ty nghiên cứu kỹ phương án đề xuất khu vực sân golf và khu đô thị gộp thành một dự án hay tách ra 2 dự án, xem xét, đề xuất phương án thuận lợi nhất về mặt quy trình, thủ tục.
Đồng thời, ông Nam đề nghị các ngành chức năng và địa phương hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư trong quá trình nghiên cứu dự án.
Về phía công ty, lãnh đạo tỉnh đề nghị cần hoàn thiện phương án về phạm vi nghiên cứu, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 7/2 để triển khai các nội dung tiếp theo.
SAM Holidings là chủ đầu tư của loạt dự án khu vực phía Nam như SAMLand River View (quận Bình Thạnh, TP.HCM), SAMLand Riverside (quận Bình Thạnh, TP.HCM), SAMLand Giai Việt (quận 8, TP.HCM), dự án Tân Vạn (Dĩ An, Bình Dương), Khu dân cư Nhơn Trạch (Đồng Nai)... Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng sở hữu khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm diện tích 195 ha tại TP Đà Lạt.
Về kết quả kinh doanh, lũy kế 9 tháng năm 2024, doanh nghiệp này ghi nhận hơn 3.177 tỷ đồng doanh thu, gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế đạt 83 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần cùng kỳ.
Về quy mô tài sản, tính tới ngày 30/9/2024, tổng tài sản của SAM Holdings tăng 2,6% so với đầu năm lên hơn 6.762 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là đầu tư tài chính dài hạn hơn 2.102 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn gần 1.785 tỷ đồng, tài sản dở dang dài hạn 1.101 tỷ đồng.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.