Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
KPF lỗ lũy kế hơn 140 tỷ, giá cổ phiếu không bằng ly trà đá
Với khoản lỗ kỷ lục trong quý 2, lũy kế 9 tháng, CTCP Đầu tư tài sản Koji (HOSE: KPF) lỗ ròng hơn 283 tỷ đồng, cùng kỳ lãi gần 24 tỷ đồng. Qua đó, KPF lỗ lũy kế gần 142 tỷ đồng.
Quý 3/2024, KPF tiếp tục ‘trắng’ doanh thu, kể cả doanh thu tài chính; trong khi các chi phí vẫn phải thực hiện khiến Công ty lỗ gần 2 tỷ đồng (cùng kỳ lãi hơn 5 tỷ đồng). KPF có doanh thu gần nhất vào quý 1/2023 khi mang về 1 tỷ đồng. Trước đó, trong quý 2, KPF thua lỗ kỷ lục 282 tỷ đồng.
Nguồn: VietstockFinance
Đầu tư tài sản Koji cho biết Công ty có các hợp đồng cho vay đã hết hạn trước ngày 31/12/2023 nên không tính doanh thu hoạt động tài chính khiến lợi nhuận giảm.
Doanh thu tài chính là nguồn thu chủ lực của KPF từ quý 3/2021 vì sau khoảng thời gian này, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thường xuyên “trắng tay”, hoặc nếu có thì chỉ ở mức thấp.
Với khoản lỗ kỷ lục trong quý 2, lũy kế 9 tháng, KPF lỗ ròng hơn 283 tỷ đồng, cùng kỳ lãi gần 24 tỷ đồng, do Công ty trích lập dự phòng phải thu khó đòi gần 324 tỷ đồng.
Nguồn: KPF
KPF lỗ lũy kế gần 142 tỷ đồng tính đến cuối tháng 9/2024, tổng tài sản cũng ‘bốc hơi’ 35% so với đầu năm còn hơn 524 tỷ đồng, với phần lớn tài sản là khoản đầu tư tài chính vào các công ty khác với hơn 495 tỷ đồng, chiếm 95% tổng tài sản.
Ngoài ra, khoản phải thu về cho vay còn hơn 207 tỷ đồng và các khoản phải thu khác còn gần 158 tỷ đồng; trong đó, cựu Chủ tịch KPF - ông Nguyễn Khánh Toàn đang nợ Công ty hơn 71 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu KPF không mua nổi ly trà đá khi chỉ còn 1,780 đồng/cp (khép phiên 21/10), giảm 67% so với đầu năm, thanh khoản bình quân gần 267 ngàn cp/phiên và là giá thấp nhất kể từ khi niêm yết trên HOSE năm 2016.
Cổ phiếu KPF đang bị hạn chế giao dịch từ ngày 11/10, do Công ty chậm nộp BCTC soát xét bán niên 2024 quá 45 ngày so với quy định. Về vấn đề này, Đầu tư tài sản Koji cho biết chậm nhất ngày 31/10, Công ty sẽ có BCTC bán niên 2024.
Chứng khoán Tuần 07-11/10/2024: Tăng trong thận trọng
Tâm lý thận trọng vẫn còn hiện diện trên thị trường dù VN-Index đã phục hồi khá tốt trong tuần vừa qua. Khi khối lượng giao dịch bắt đầu suy yếu kể từ đợt giảm mạnh của chỉ số vào cuối tháng 9/2024 cho thấy dòng tiền đang có dấu hiệu rút khỏi thị trường. Ngoài ra, việc khối ngoại quay lại bán ròng cho thấy triển vọng ngắn hạn của thị trường vẫn còn khá rủi ro.
I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 07-11/10/2024
Giao dịch: Các chỉ số chính tăng điểm nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần. Kết phiên ngày 11/10, VN-Index tăng 0.16%, lên mức 1,288.39 điểm; HNX-Index tăng 0.04%, đạt 231.37 điểm. Xét cho cả tuần, VN-Index tăng tổng cộng 17.79 điểm (+1.40%), trong khi đó, HNX-Index giảm 1.3 điểm (-0.56%).
Thị trường chứng khoán tuần qua hồi phục trở lại khá tích cực với 4 phiên tăng điểm liên tiếp. Lực cầu tập trung chủ yếu ở nhóm cổ phiếu trụ giúp chỉ số nhanh chóng tiếp cận lại ngưỡng kháng cự mạnh 1,290 - 1,300 điểm. Tuy nhiên, đà phục hồi diễn ra trong bối cảnh thanh khoản suy giảm đáng kể, dưới mức trung bình 20 tuần, thể hiện tâm lý thận trọng vẫn đang chi phối nhà đầu tư. Kết phiên 11/10, VN-Index tăng 2.03 điểm, tương đương 0.16% so với phiên trước.
Xét về mức độ đóng góp, bộ 3 nhà Vingroup (VHM, VIC và VRE) là điểm sáng, đóng góp hơn 2 điểm tăng cho chỉ số chung, đặc biệt VHM chiếm đến hơn 1.5 điểm. Ngoài ra, VJC, MSN và VPB cũng giao dịch tích cực, góp thêm hơn 1 điểm tăng cho VN-Index. Trái lại, FPT, VCB và BID gây áp lực lớn nhất, lấy đi gần 2 điểm của chỉ số.
Các nhóm ngành diễn biến khá phân hóa. Ở phía tăng điểm, nhóm vận tải vượt lên dẫn đầu trong phiên chiều, kết thúc ngày giao dịch với mức tăng 2.52%. Đóng góp chủ yếu bởi đà tăng vượt trội của các cổ phiếu lớn trong ngành như ACV (+4.13%), VJC (+2.74%), MVN (+2.56%), VTP (+4.51%) và HAH (+3.22%).
Nhóm bất động sản góp công lớn cho sắc xanh của chỉ số hôm nay. Nhiều cổ phiếu thu hút được lực cầu tích cực ngay từ đầu phiên, nổi bật là VHM (+3.44%), VRE (+2.98%), PDR (+2.16%), DXG (+1.64%), HDG (+1.27%), HDC (+3.37%) và NTL (+1.85%).
Ở chiều ngược lại, nhóm công nghệ thông tin phải “đội sổ” khi FPT (-1.48%) và CMG (-0.93%) bị áp lực bán chi phối. Các nhóm tiện ích, chăm sóc sức khỏe, tài chính và nguyên vật liệu cũng chưa thể khởi sắc trong phiên cuối tuần.
Nhà đầu tư nước ngoài quay lại bán ròng hơn 641 tỷ đồng trên cả hai sàn trong tuần này. Trong đó, khối ngoại bán ròng gần 354 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng gần 288 tỷ đồng trên sàn HNX.
Giá trị giao dịch NĐTNN của HOSE, HNX và UPCOM theo ngày. Đvt: Tỷ đồng
Giá trị giao dịch ròng theo mã cổ phiếu. Đvt: Tỷ đồng
Cổ phiếu tăng tiêu biểu trong tuần qua là VTP
VTP tăng 12.61%: VTP ghi nhận tuần giao dịch khởi sắc với mức tăng 12.61%. Cổ phiếu liên tục tăng mạnh kể từ khi vượt lên trên đường Middle của Bollinger Bands với khối lượng giao dịch vượt trên mức trung bình 20 ngày cho thấy dòng tiền bắt đầu nhập cuộc mạnh mẽ.
Hiện tại, chỉ báo MACD đã cho tín hiệu mua trở lại sau khi cắt lên trên Signal Line. Điều này cho thấy triển vọng lạc quan trong ngắn hạn vẫn còn tiếp diễn.
Cổ phiếu giảm giá trong tuần qua là KPF
KPF giảm 19.11%: KPF trải qua tuần giao dịch đầy biến động khi hình thành chuỗi giảm điểm liên tiếp đồng thời bám sát đường Lower Band của dải Bollinger Bands đang mở rộng cho thấy tình hình khá tiêu cực.
Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD vẫn tiếp tục đi xuống sau khi cho tín hiệu bán. Điều này cho thấy rủi ro điều chỉnh trong ngắn hạn là vẫn còn.
II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA
Chậm nộp báo cáo tài chính, cổ phiếu KPF của Koji bị hạn chế giao dịch
DNVN - Với việc bị hạn chế giao dịch theo quyết định của HoSE, cổ phiếu KPF chỉ được giao dịch phiên chiều theo phương thức khớp lệnh tập trung và giao dịch thỏa thuận kể từ ngày 11/10 tới.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) vừa công bố Quyết định chuyển cổ phiếu KPF của Công ty Cổ phần Đầu tư Tài sản Koji từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 11/10/2024.
Lý do là KPF chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024 quá 45 ngày so với thời hạn quy định, thuộc trường hợp chứng khoán bị hạn chế giao dịch theo quy định tại Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết.
Theo quyết định của HoSE, cổ phiếu KPF chỉ được giao dịch phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận kể từ ngày 11/10/2024.
Trước đó, ngày 19/9/2024, HoSE thông báo đưa cổ phiếu KPF vào diện kiểm soát. Ngày 24/9, Công ty Cổ phần Đầu tư Tài sản Koji có báo cáo giải trình, biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát.
Theo báo cáo của KPF, ngày 13/8, công ty có làm công văn gửi UBCKNN và HoSE về việc giải trình nộp chậm báo cáo soát xét bán niên năm 2024.
Phối cảnh dự án Takara Residence của KPF.
Ngày 10/9, công ty đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở KH&ĐT TP Hồ Chí Minh cấp. Công ty đã ký với đơn vị kiểm toán. HIện nay, đơn vị kiểm toán đang tiến hành soát xét, dự kiến sẽ có báo cáo tài chính bán niên 2024 chậm nhất vào ngày 31/10/2024.
Liên quan đến tình hình tài chính, ngày 29/8, Kojji công bố Nghị quyết HĐQT về việc trích lập dự phòng 1 số khoản nợ khó đòi trong báo cáo tài chính bán niên 2024.
Theo đó, HĐQT đã nhất trí 100% thông qua việc trích lập dự phòng một số khoản nợ khó đòi trong BCTC bán niên 2024. Trong đó, tiền cho vay là 176,2 tỷ đồng, tiền lãi vay tài chính là 18,3 tỷ đồng, còn tiền tạm ứng là 94,9 tỷ đồng.
Như vậy, tổng số nợ quá hạn đã trích lập dự phòng tính đến ngày 30/6/2024 là 292,8 tỷ đồng.
Ngày 18/3, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Tài sản Koji để thi hành thông báo nợ thuế ngày 21/2/2024.
Lý do, KPF có số tiền nợ thuế quá hạn 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế, số tiền bị cưỡng chế gần 12 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, lợi nhuận sau thuế quý II/2024 của KPF âm 281,9 tỷ đồng, giảm 3484,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo giải trình của KPF, sự sụt giảm này do quý II năm nay KPF đã trích lập dự phòng phải thu khó đòi và tạm ứng có khả năng không thu hồi được.
Trong quý I/2024, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 83,1 triệu đồng, trượt dài so với 10,2 tỷ đồng ghi nhận trong cùng kỳ năm 2023.
Hoạt động chính của công ty gồm kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Ông Lê Như Phong hiện giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật. Địa chỉ trụ sở chính của KPF tại 20-22-24 Đông Du, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh; còn văn phòng giao dịch đặt tại 378 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Không còn phù hợp, khác biệt về quan điểm quản trị hay không đáp ứng được tiêu chí Công ty, thậm chí dính líu tới pháp luật… là những nguyên do khiến nhiều CEO doanh nghiệp bất động sản xin từ nhiệm. Trong khi đó, nhiều Chủ tịch HĐQT lại xin lui về phía sau với vai trò mới sau nhiều năm gắn bó.
Bông hoa nở rồi cũng sẽ tàn, doanh nghiệp có lúc thịnh có lúc suy, không có gì là trường tồn mãi mãi được. Với ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng vậy, việc thay thế chỉ là thời gian, chuyện sớm hay muộn. Nhưng khác biệt là họ “rời bỏ” với vị thế nào.
Nhiều lãnh đạo lui lại phía sau, đảm nhận vị trí mới
Gần đây nhất, vào ngày 26/7, HĐQT Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HOSE: VCG) miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT của ông Đào Ngọc Thanh theo nguyện vọng cá nhân vì tuổi cao, sau hơn 5.5 năm nắm quyền (từ đầu năm 2019).
Rút khỏi HĐQT ở tuổi 78, ông Thanh sẽ chuyển sang vị trí mới khi cùng ngày, Vinaconex ban hành nghị quyết thông qua việc thành lập Hội đồng chiến lược, do ông Thanh làm Chủ tịch Hội đồng.
Người kế nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT VCG là ông Nguyễn Hữu Tới (sinh năm 1959). Ông Tới hiện là Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc VCG.
Sau hơn 30 năm gắn bó, ông Nguyễn Trọng Thông - người sáng lập, lãnh đạo Tập đoàn Hà Đô từ thập niên 1990 đến mới đây, có đơn xin từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT vào ngày 24/7 vì lý do tuổi tác, sức khỏe.
Ở tuổi 71, ông Thông vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ và tư vấn cho HĐQT sau khi chuyển giao với vai trò là “Chủ tịch sáng lập” để giúp đỡ Công ty.
“Tôi đã chuẩn bị chu đáo cho việc từ nhiệm, bàn giao chức vụ và rút khỏi HĐQT và tiếp tục cống hiến cho Công ty dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào”, vị lãnh đạo nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Trọng Thông tại lễ kỷ niệm 33 năm Hà Đô ra đời. Ảnh: HDG
Một ông lớn địa ốc khác là Tập đoàn Đất Xanh cũng thay đổi “ghế nóng”. Theo đó, ông Lương Trí Thìn rời khỏi ghế Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh để đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng chiến lược kể từ ngày 3/7/2024.
Thay thế ông Thìn là ông Lương Ngọc Huy - Thành viên HĐQT vừa được bầu tại ĐHĐCĐ thường niên 2024. Ông Huy từng đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của DXG, bao gồm xúc tiến đầu tư và pháp lý đầu tư - xây dựng.
Ông Lương Trí Thìn rời khỏi ghế Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh từ đầu tháng 7
Cũng trong hệ sinh thái Đất Xanh, ông Phạm Anh Khôi có đơn xin từ nhiệm chức Thành viên HĐQT kiêm Thành viên Ủy ban Kiểm toán CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh và Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) kể từ ngày 19/7 với lý do cá nhân.
Ngoài ra, vào nửa cuối tháng 4, lãnh đạo của 2 doanh nghiệp bất động sản khác cũng rời ghế Chủ tịch HĐQT.
Cụ thể, ngày 23/4, CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, HOSE: SCR) miễn nhiệm chức Chủ tịch HĐQT đối với bà Huỳnh Bích Ngọc, do trước đó bà có đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân. 2 thành viên HĐQT khác là ông Hoàng Mạnh Tiến và bà Trần Diệp Phượng Nhi cũng được TTC Land miễn nhiệm.
Thay thế bà Ngọc là ông Nguyễn Thành Chương, còn ông Lê Quang Vũ và phạm Trung Kiên được bổ nhiệm vào Thành viên HĐQT. Chưa hết, ông Võ Thanh Lâm sẽ đảm nhận chức vụ Tổng Giám đốc SCR thay cho ông Võ Quốc Khánh. Tất cả có hiệu lực từ ngày 23/4.
Bà Ngọc được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT TTC Land từ ngày 25/4/2022. Bà cũng mới được thông qua chức Chủ tịch HĐQT CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa và hiện còn giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn TTC.
Bà Huỳnh Bích Ngọc – cựu Chủ tịch HĐQT TTC Land
Ông Nguyễn Tấn Thụ nộp đơn từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT cũng như Thành viên HĐQT CTCP Victory Capital P kể từ ngày 22/4/2024 vì lý do cá nhân. Ông Thụ được bổ nhiệm làm Chủ tịch Victory Capital từ giữa năm 2021. Đến cuối năm 2023, ngoài PTL, ông Thụ đã và đang đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại các công ty khác như Tổng Giám đốc CTCP Dịch vụ và Đầu tư Bất động sản Ngôi sao Phương Nam, Chủ tịch HĐQT Linkgroup, Chủ tịch HĐQT Victoria Capital (quỹ đầu tư Úc) từ tháng 7/2019; Chủ tịch HĐQT Petroland từ tháng 5/2021; Ban Tài chính, Tập đoàn Vingroup giai đoạn 2014-2019…
CEO, Phó Tổng rời “ghế nóng” vì không còn phù hợp
Ngày 27/6, CTCP Sông Đà 11 S công bố đơn xin từ nhiệm chức Phó Tổng giám đốc của ông Phạm Quang Tuyền. Trong đơn, ông Tuyền nêu rõ do trình độ, năng lực, khả năng không phù hợp với công việc đang được giao và định hướng phát triển của Công ty.
Đến đầu tháng 7, HĐQT Sông Đà 11 có quyết định miễn nhiệm vị trí của ông Tuyền theo nguyện vọng cá nhân, đồng thời bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Khuê thay thế, thời hạn 5 năm (2024-2029).
Vào đầu tháng 6, HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia thông qua việc miễn nhiệm chức Tổng Giám đốc đối với ông Nguyễn Thanh Sơn kể từ ngày 3/6. Đáng nói, ông Sơn chỉ vừa được HĐQT AGG bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc nhiệm kỳ 2024-2025 hồi giữa tháng 1 (tức gần 5 tháng) thay cho bà Huỳnh Thị Kim Ánh. Giống ông Sơn, bà Ánh cũng chỉ đảm nhiệm chức vụ này trong vài tháng (từ tháng 5-12/2023).
Đầu tháng 5, CTCP Đầu tư Hải Phát miễn nhiệm chức Tổng Giám đốc đối với ông Đoàn Hòa Thuận, do ông Thuận có đơn xin từ nhiệm. Theo đơn, ông Thuận cho biết, do có sự khác biệt về quan điểm quản trị và điều hành nên không thể tiếp tục tham gia vào các hoạt động của Công ty. Qua đó, HPX bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Phương - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm thêm vị trí của ông Thuận.
Tương tự, ngày 10/4, ông Đàm Mạnh Cường có thông báo gửi HĐQT CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, HOSE: TDH), xin từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc. Trong thông báo từ nhiệm, ông Cường nêu rõ, HĐQT Thuduc House đã bổ nhiệm ông vào vị trí Tổng Giám đốc từ 30/11/2021, là khoảng thời gian rất khó khăn của TDH. Đến tháng 8/2023, TDH đã có sự thay đổi về cổ đông lớn và các thành viên HĐQT mới. Qua một khoảng thời gian hợp tác cùng, ông Cường nhận thấy bản thân không đáp ứng được những tiêu chí mà HĐQT mới yêu cầu cho những định hướng, hoạt động mới của Công ty, nên ông xin từ nhiệm chức Tổng Giám đốc nhiệm kỳ 2020-2025 để Công ty tìm kiếm nhân sự khác phù hợp hơn.
CTCP SJ Group (Sudico, HOSE: SJS) cũng mới bổ nhiệm ông Nguyễn Việt Cường giữ chức quyền Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, thay thế cho ông Đỗ Trọng Quỳnh, hiệu lực từ ngày 15/7.
1 tháng trước (ngày 14/6), ông Cường được Sudico bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng giám đốc SJS. Trước khi vào vị trí này, ông Cường được bầu làm Chủ tịch HĐQT CTCP SJ Dịch vụ (SJS sở hữu 51%) vào ngày 10/5 và Thành viên HĐQT CTCP Sudico Hòa Bình (SJS sở hữu 96.4%).
Rời bỏ ghế nóng vì không còn đường nào khác
Ngày 23/7, CTCP Quốc Cường Gia Lai Q thông báo việc ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đô la) sẽ đảm nhiệm vai trò người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc Công ty, thay cho mẹ ruột là bà Nguyễn Thị Như Loan vừa mới bị khởi tố.
Đến ngày 30/7, tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 2, ông Cường cũng được bầu bổ sung cho vị trí Thành viên HĐQT bị khuyết nhiệm kỳ 2022-2027; đồng thời miễn nhiệm đối với bà Nguyễn Thị Như Loan.
Bà Hà Thị Thu Thủy và ông Nguyễn Quốc Cường (hai người cầm hoa) ngồi vào ghế Thành viên HĐQT QCG nhiệm kỳ 2022 – 2027. Ảnh: Tử Kính
Động thái thay đổi nhân sự cấp cao của QCG diễn ra sau vài ngày Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an thực hiện lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Loan. Đây là diễn biến mới trong quá trình mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các đơn vị liên quan đến việc quản lý, sử dụng khu đất số 39-39B Bến Vân Đồn, quận 4, TPHCM.
Vào cuối tháng 5/2024, ông Nguyễn Khánh Toàn có đơn xin từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư tài sản Koji K nhiệm kỳ 2023-2028, vì lý do bận công việc cá nhân nên không thể tiếp tục tham gia các hoạt động của HĐQT.
Đến ngày 26/6, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của KPF thông qua đơn từ nhiệm của ông Toàn. Thay vào đó, ông Lê Như Phong được bầu vào vị trí trên. Việc đổi lãnh đạo là chuyện “như cơm bữa” của KPF. Chỉ tính từ đầu năm 2023, KPF đã có đến 3 đời Chủ tịch HĐQT và 3 đời Tổng Giám đốc. Bên cạnh đó, còn nhiều biến động tại các vị trí lãnh đạo khác và cơ cấu cổ đông.
Theo thông tin từ báo Công an Nhân dân, ngày 2/5, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an quận Long Biên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Nguyễn Khánh Toàn về hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán". Thông qua hành vi phạm tội, tính đến thời điểm này, ông Toàn cùng đồng bọn đã thu lợi bất chính gần 10 tỷ đồng.
Thanh Tú
FILI
Do trích lập dự phòng phải thu khó đòi và tạm ứng có khả năng không thu hồi, CTCP Đầu tư tài sản Koji K báo lỗ quý 2/2024 kỷ lục 282 tỷ đồng.
Theo BCTC quý 2/2024 mới công bố, Đầu tư tài sản Koji tiếp tục không ghi nhận doanh thu (đây là quý thứ 5 liên tiếp doanh nghiệp trắng doanh thu từ quý 2/2023), trong khi doanh thu hoạt động tài chính giảm 49% so với cùng kỳ, còn gần 9 tỷ đồng.
Do đó, không đủ để bù đắp cho khoản chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến lên hơn 290 tỷ đồng, gấp 342 lần cùng kỳ; dù KPF có cắt giảm 88% chi phí tài chính xuống còn hơn 400 triệu đồng nhưng cũng không đáng kể.
Việc thua lỗ trong quý 2 là điều không thể tránh khỏi với KPF. Công ty lỗ ròng 282 tỷ đồng, cùng kỳ lãi hơn 8 tỷ đồng (quý lỗ kỷ lục của KPF kể từ khi niêm yết HOSE năm 2016).
Nguồn: VietstockFinance
Đáng quan tâm, tổng lợi nhuận ròng của KPF trong thập kỷ qua (từ năm 2014-2023) cũng chỉ đạt gần 266 tỷ đồng, không bằng một quý với khoản lỗ khủng trong quý 2 này.
Lãi ròng KPF từ năm 2014-2023
Giải trình về kết quả này, KPF cho biết trong quý 2 Công ty đã trích lập dự phòng phải thu khó đòi và tạm ứng có khả năng không thu hồi được. Vì vậy, lợi nhuận trong kỳ giảm so với cùng kỳ năm trước.
Theo thuyết minh, tính đến cuối quý 2, KPF đang trính lập dự phòng phải thu khó đòi gần 324 tỷ đồng; trong đó Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm nâng từ gần 31 tỷ đồng lên gần 91 tỷ đồng, Công ty TNHH Đầu tư Phúc Hậu gần 80 tỷ đồng, CTCP Dịch vụ và Công nghiệp Bình Dương gần 57 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong danh mục này, có sự xuất hiện của 2 cá nhân là ông Nguyễn Khánh Toàn hơn 71 tỷ đồng và bà Nguyễn Thị Thủy gần 24 tỷ đồng.
Nguồn: KPF
Trước đó, vào cuối tháng 05/2024, ông Nguyễn Khánh Toàn (sinh năm 1979) có đơn xin từ nhiệm Chủ tịch HĐQT KPF nhiệm kỳ 2023 – 2028, vì lý do bận công việc cá nhân nên không thể tiếp tục tham gia các hoạt động của HĐQT.
Đến ngày 26/06, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của KPF thông qua đơn từ nhiệm của ông Toàn. Thay vào đó, ông Lê Như Phong được bầu làm vị trí trên.
Cũng chẳng lạ lẫm gì khi việc đổi lãnh đạo là chuyện “như cơm bữa” của KPF, chỉ tính từ đầu năm 2023, KPF đã có đến 3 đời Chủ tịch HĐQT và 3 đời Tổng Giám đốc. Bên cạnh đó, còn nhiều biến động tại các vị trí lãnh đạo khác và cơ cấu cổ đông.
Theo thông tin từ báo Công an nhân dân, ngày 02/05, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Nguyễn Khánh Toàn về hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán". Thông qua hành vi phạm tội, tính đến thời điểm này, ông Toàn cùng đồng bọn đã thu lợi bất chính gần 10 tỷ đồng.
Với kết quả tệ nhất lịch sử trong quý 2 vừa qua, KPF lỗ lũy kế gần 140 tỷ đồng tính đến cuối tháng 6/2024, tổng tài sản cũng ‘bay màu’ 35% so với đầu năm, còn hơn 525 tỷ đồng. Trong đó, phần lớn tài sản là khoản đầu tư tài chính vào các công ty khác với hơn 495 tỷ đồng, chiếm 95% tổng tài sản.
Nguồn: KPF
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu KPF gần như đang rơi tự do, đóng phiên 24/07 ở 2,640 đồng/cp, giảm 51% so với đầu năm, thanh khoản bình quân gần 260 ngàn cp/phiên và là giá thấp nhất kể từ khi niêm yết trên HOSE năm 2016. Vốn hóa thị trường (24/07) hơn 158 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu (tính đến 30/06/2024) gần 511 tỷ đồng.
Diễn biến giá cổ phiếu KPF từ đầu năm 2024
Thanh Tú
FILI
Lợi nhuận cả một thập kỷ không bằng một quý thua lỗ, điều gì đang xảy ra tại KPF?
Do trích lập dự phòng phải thu khó đòi và tạm ứng có khả năng không thu hồi, CTCP Đầu tư tài sản Koji (HOSE: KPF) báo lỗ quý 2/2024 kỷ lục 282 tỷ đồng.
Theo BCTC quý 2/2024 mới công bố, Đầu tư tài sản Koji tiếp tục không ghi nhận doanh thu (đây kỳ quý thứ 5 liên tiếp doanh nghiệp trắng doanh thu từ quý 2/2023), trong khi doanh thu hoạt động tài chính giảm 49% so với cùng kỳ, còn gần 9 tỷ đồng.
Do đó, không đủ để bù đắp cho khoản chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến lên hơn 290 tỷ đồng, gấp 342 lần cùng kỳ; dù KPF có cắt giảm 88% chi phí tài chính xuống còn hơn 400 triệu đồng nhưng cũng không đáng kể.
Việc thua lỗ trong quý 2 là điều không thể tránh khỏi với KPF. Công ty lỗ ròng 282 tỷ đồng, cùng kỳ lãi hơn 8 tỷ đồng (quý lỗ kỷ lục của KPF kể từ khi niêm yết HOSE năm 2016).
Nguồn: VietstockFinance
Đáng quan tâm, tổng lợi nhuận ròng của KPF trong thập kỷ qua (từ năm 2014-2023) cũng chỉ đạt gần 266 tỷ đồng, không bằng một quý với khoản lỗ khủng trong quý 2 này.
Giải trình về kết quả này, KPF cho biết trong quý 2 Công ty đã trích lập dự phòng phải thu khó đòi và tạm ứng có khả năng không thu hồi được. Vì vậy, lợi nhuận trong kỳ giảm so với cùng kỳ năm trước.
Theo thuyết minh, tính đến cuối quý 2, KPF đang trính lập dự phòng phải thu khó đòi gần 324 tỷ đồng; trong đó Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm nâng từ gần 31 tỷ đồng lên gần 91 tỷ đồng, Công ty TNHH Đầu tư Phúc Hậu gần 80 tỷ đồng, CTCP Dịch vụ và Công nghiệp Bình Dương gần 57 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong danh mục này, có sự xuất hiện của 2 cá nhân là ông Nguyễn Khánh Toàn hơn 71 tỷ đồng và bà Nguyễn Thị Thủy gần 24 tỷ đồng.
Nguồn: KPF
Trước đó, vào cuối tháng 05/2024, ông Nguyễn Khánh Toàn (sinh năm 1979) có đơn xin từ nhiệm Chủ tịch HĐQT KPF nhiệm kỳ 2023 – 2028, vì lý do bận công việc cá nhân nên không thể tiếp tục tham gia các hoạt động của HĐQT.
Đến ngày 26/06, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của KPF thông qua đơn từ nhiệm của ông Toàn. Thay vào đó, ông Lê Như Phong được bầu làm vị trí trên.
Cũng chẳng lạ lẫm gì khi việc đổi lãnh đạo là chuyện “như cơm bữa” của KPF, chỉ tính từ đầu năm 2023, KPF đã có đến 3 đời Chủ tịch HĐQT và 3 đời Tổng Giám đốc. Bên cạnh đó, còn nhiều biến động tại các vị trí lãnh đạo khác và cơ cấu cổ đông.
Theo thông tin từ báo Công an nhân dân, ngày 02/05, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Nguyễn Khánh Toàn về hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán". Thông qua hành vi phạm tội, tính đến thời điểm này, ông Toàn cùng đồng bọn đã thu lợi bất chính gần 10 tỷ đồng.
Với kết quả tệ nhất lịch sử trong quý 2 vừa qua, KPF lỗ lũy kế gần 140 tỷ đồng tính đến cuối tháng 6/2024, tổng tài sản cũng ‘bay màu’ 35% so với đầu năm, còn hơn 525 tỷ đồng. Trong đó, phần lớn tài sản là khoản đầu tư tài chính vào các công ty khác với hơn 495 tỷ đồng, chiếm 95% tổng tài sản.
Nguồn: KPF
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu KPF gần như đang rơi tự do, đóng phiên 24/07 ở 2,640 đồng/cp, giảm 51% so với đầu năm, thanh khoản bình quân gần 260 ngàn cp/phiên và là giá thấp nhất kể từ khi niêm yết trên HOSE năm 2016. Vốn hóa thị trường (24/07) hơn 158 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu (tính đến 30/06/2024) gần 511 tỷ đồng.
VN-Index giảm khá mạnh và chững lại đà tăng điểm 7 phiên liên tiếp trước đó. Bên cạnh đó, chỉ số đang test lại đỉnh cũ tháng 6/2024 (tương đương vùng 1,285-1,300 điểm) nên việc xảy ra điều chỉnh trong ngắn hạn là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, khối ngoại tiếp tục việc bán ròng trong các phiên gần đây nên chỉ số khó có thể bứt phá mạnh.
I. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ NGÀY 10/07/2024
- Các chỉ số chính quay đầu giảm trong phiên giao dịch ngày 10/07/2024. Cụ thể, VN-Index giảm 0.6%, về mức 1,285.94 điểm; HNX-Index giảm 0.46%, xuống mức 244.54 điểm.
- Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt hơn 678 triệu đơn vị, giảm 10.5% so với phiên giao dịch trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX giảm 13.9% so với phiên trước, đạt hơn 57 triệu đơn vị.
- Khối ngoại tiếp tục đà bán ròng trên sàn HOSE với giá trị gần 1.1 ngàn tỷ đồng và bán ròng trên sàn HNX với giá trị hơn 3 tỷ đồng.
Giá trị giao dịch NĐTNN của HOSE, HNX và UPCOM theo ngày. Đvt: Tỷ đồng
- Phiên giao dịch ngày 10/07, thị trường có dấu hiệu chững lại khi tiệm cận ngưỡng kháng cự mạnh 1,300 điểm, trạng thái giằng co quanh mốc tham chiếu diễn ra đến hết phiên sáng. Qua phiên chiều, phe bán bắt đầu thắng thế kéo chỉ số chìm trong sắc đỏ, đóng cửa ở mức gần thấp nhất phiên, đạt 1,285.94 điểm.
- Về mức độ ảnh hưởng, VCB, REE và MBB là những mã cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index với đóng góp hơn 1 điểm tăng của chỉ số. Ở chiều ngược lại, FPT, GVR và BID là những mã cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến chỉ số với hơn 3 điểm giảm.
- VN30-Index kết thúc phiên với mức giảm 10.87 điểm, tương đương 0.82%, về mức 1,310.91. Bên bán chiếm hẳn ưu thế theo xu hướng chung với 23 mã giảm, 6 mã tăng và 1 mã đứng giá. Trong đó, GVR, FPT, MWG là những mã cổ phiếu tiêu cực nhất khi xếp cuối bảng với mức giảm lần lượt là 2.6%, 2.5%, 2.4%. Ở chiều ngược lại, PLX, MBB và VCB vẫn giữ được sắc xanh với mức tăng lần lượt là 1.2%, 0.6% và 0.6%.
Phiên giao dịch ngày 10/07/2024, chỉ số và thanh khoản đều chịu áp lực điều chỉnh thể hiện sự thận trọng của nhà đầu tư, hầu hết các nhóm ngành cũng không thể tránh khỏi xu hướng chung. Trong đó, ngành dịch vụ tư vấn, hỗ trợ có mức giảm mạnh nhất là 2.44%, chủ yếu từ mã KPF (-3.65%) và TV2 (-3.29%).
Ngoài ra, ngành công nghệ thông tin tiếp tục chịu áp lực chốt lời với mức giảm 1.95%, ngành sản xuất nhựa - hóa chất cũng điều chỉnh sau chuỗi ngày tăng mạnh với mức giảm 1.64%. Ngược lại, điểm sáng hôm nay thuộc về nhóm bán buôn khi giữ được mức tăng cao nhất là 0.44%, đóng góp chủ yếu từ PLX (+1.2%), HHS (+0.43%), VPG (+0.34%).
VN-Index giảm khá mạnh và chững lại đà tăng điểm 7 phiên liên tiếp trước đó. Bên cạnh đó, chỉ số đang test lại đỉnh cũ tháng 6/2024 (tương đương vùng 1,285-1,300 điểm) nên việc xảy ra điều chỉnh trong ngắn hạn là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, khối ngoại tiếp tục việc bán ròng trong các phiên gần đây nên chỉ số khó có thể bứt phá mạnh.
II. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG VÀ DAO ĐỘNG GIÁ
VN-Index - Chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD vẫn cho tín hiệu mua
VN-Index giảm khá mạnh và chững lại đà tăng điểm 7 phiên liên tiếp trước đó. Bên cạnh đó, chỉ số đang test lại đỉnh cũ tháng 6/2024 (tương đương vùng 1,285-1,300 điểm) nên việc xảy ra điều chỉnh trong ngắn hạn là điều không thể tránh khỏi.
Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD chưa cho tín hiệu bán nên tình hình không quá bi quan.
HNX-Index - Xuất hiện mẫu hình nến Inverted Hammer
HNX-Index giảm điểm với sự xuất hiện của mẫu hình nến Inverted Hammer. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch đã rơi xuống dưới mức trung bình 20 ngày thể hiện rõ sự thận trọng của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chỉ báo MACD cho tín hiệu mua trở lại đồng thời vượt lên trên ngưỡng 0. Nếu tín hiệu này tiếp tục được duy trì thì rủi ro điều chỉnh trong ngắn hạn sẽ được giảm bớt.
Phân tích Dòng tiền
Biến động của dòng tiền thông minh: Chỉ báo Negative Volume Index của VN-Index cắt xuống dưới đường EMA 20 ngày. Nếu trạng thái này tiếp tục trong phiên tới thì rủi ro sụt giảm bất ngờ (thrust down) sẽ càng tăng cao.
Biến động của dòng tiền từ khối ngoại: Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên giao dịch ngày 10/07/2024. Nếu nhà đầu tư nước ngoài duy trì hành động này trong những phiên tới thì tình hình sẽ càng bi quan hơn.
III. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG NGÀY 10/07/2024
Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.