Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Lãnh đạo giao dịch gì trước khi nghỉ Tết Nguyên đán?
Thống kê thị trường trong tuần từ ngày 13-17/1/2025 cho thấy nhiều lãnh đạo và người thân đã “chốt lời” để đón Tết; trái ngược, một số lãnh đạo lại muốn gom thêm cổ phiếu trước dịp nghỉ Tết Nguyên đán.
Phó Chủ tịch PNJ mua thành công 4 triệu cp
Bà Trần Phương Ngọc Thảo - Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) báo cáo đã mua hết 4 triệu cp đăng ký. Thời gian thực hiện giao dịch từ ngày 19/12/2024-14/1/2025.
Sau giao dịch, Phó Chủ tịch tăng tỷ lệ sở hữu tại PNJ từ 2.33% (7.9 triệu cp) lên 3.51% (11.9 triệu cp).
Chiếu theo mức giá bình quân trong thời gian giao dịch (19/12-14/1) là 94,800 đồng/cp, ước tính bà Thảo phải chi hơn 379 tỷ đồng để mua 4 triệu cp.
Về mối liên hệ, bà Thảo là con gái Chủ tịch HĐQT PNJ - bà Cao Thị Ngọc Dung. Cá nhân Chủ tịch đang sở hữu hơn 9.6 triệu cp PNJ, chiếm 2.85% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, bà Trần Phương Ngọc Giao - Thành viên HĐTV kiêm Giám đốc công ty con PNJ, em gái bà Thảo, đang nắm 2.86% vốn PNJ, tương đương 9.7 triệu cp.
Lộ diện "cá mập" trả giá cao ngất ngưởng mua toàn bộ 25% vốn TTL từ SCIC
Ông Phạm Tuấn Vũ - cựu Kế toán trưởng Tổng Công ty Thăng Long - CTCP (HNX: TTL) vừa báo cáo đã mua thành công 10.5 triệu cp TTL trong ngày 8/1, nâng tỷ lệ sở hữu lên 25.09% và trở thành cổ đông lớn của Tổng Công ty Thăng Long. Trước giao dịch, ông Vũ không sở hữu cổ phần tại doanh nghiệp này.
Bên chuyển nhượng cổ phần là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Trước đó, vào ngày 26/12, SCIC đã tổ chức đấu giá toàn bộ 10.5 triệu cp TTL, tương đương 25.09% vốn điều lệ. Kết quả đấu giá ghi nhận sự tham gia của 2 nhà đầu tư cá nhân, nhưng chỉ duy nhất 1 cá nhân đấu giá thành công với tổng giá trị hơn 222.6 tỷ đồng, tương ứng 21,201 đồng/cp - cao hơn 70% so với giá đóng cửa 12,400 đồng/cp của TTL vào ngày 26/12/2024.
Sau thương vụ trên, SCIC trở thành cái tên tiếp theo rút khỏi danh sách cổ đông của TTL, sau CTCP Tasco (HNX: HUT). Hiện tại, cơ cấu cổ đông lớn của TTL gồm: CTCP Đầu tư và Xây dựng TNG nắm 50.5% vốn, ông Phạm Tuấn Vũ sở hữu 25.09%, Ngân hàng SHB và Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) mỗi đơn vị nắm giữ 7.16% vốn.
2 lãnh đạo AAV muốn sang tay 6 triệu cp?
Chủ tịch HĐQT CTCP AAV Group (HNX: AAV) Phạm Thanh Tùng và Thành viên HĐQT Phạm Quang Khánh đồng loạt đăng ký giao dịch 6 triệu cp AAV trong giai đoạn 14/1-14/2/2025, nhưng theo chiều ngược nhau.
Cụ thể, Chủ tịch Phạm Thanh Tùng đăng ký mua 6 triệu cp AAV (tỷ lệ 8.7%), từ ngày 14/1-14/2, thông qua phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Nếu mua thành công, Chủ tịch AAV sẽ tăng sở hữu từ gần 3.9 triệu cp (tỷ lệ 5.6%) lên gần 9.9 triệu cp (tỷ lệ 14.3%).
Cũng trong giai đoạn trên, Thành viên HĐQT Phạm Quang Khánh muốn bán ra đúng 6 triệu cp AAV để giảm sở hữu từ gần 16.3 triệu cp (tỷ lệ 23.6%) còn gần 10.3 triệu cp (tỷ lệ 14.9%). Như vậy, không loại trừ khả năng đây là giao dịch sang tay cổ phiếu giữa Chủ tịch và Thành viên HĐQT AAV.
Khép phiên ngày 17/1, giá cổ phiếu AAV đang tạm dừng mức 7,200 đồng/cp, ước tính giá trị thương vụ khoảng 43 tỷ đồng.
Quỹ thuộc VinaCapital miệt mài thoái vốn PVS
Vietnam Investment Property Holding Limited, quỹ thuộc VinaCapital, đăng ký bán 8 triệu cp của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC, HNX: PVS) trong giai đoạn từ 13/1-11/2/2025, vì lý do cơ cấu danh mục đầu tư.
Trước giao dịch, Quỹ nắm khoảng 11.7 triệu cp PVS, tương đương 2.45% vốn điều lệ. Trường hợp giao dịch thành công, Quỹ thuộc VinaCapital sẽ hạ tỷ lệ sở hữu về 0.8%, còn khoảng 3.7 triệu cp. Với thị giá tạm tính phiên 13/1 là 32,100 đồng/cp, ước tính Quỹ sẽ thu về 257 tỷ đồng.
Về mối liên hệ, ông Hoàng Xuân Quốc - Thành viên HĐQT độc lập PVS - đang là Giám đốc Dự án Năng lượng, Tập đoàn VinaCapital. Ông Quốc hiện không nắm giữ cổ phần PVS.
Trước đó, Vietnam Investment Property Holding Limited đã đăng ký bán 8 triệu cp PVS từ 2-31/12/2024, nhưng chỉ bán thành công gần 4 triệu cp, do diễn biến thị trường chưa phù hợp. Ước tính, Quỹ thu về khoảng 136 tỷ đồng sau giao dịch.
Danh sách lãnh đạo công ty và người thân giao dịch từ ngày 13-17/1/2025
Nguồn: VietstockFinance
Danh sách lãnh đạo công ty và người thân đăng ký giao dịch từ ngày 13-17/1/2025
Nguồn: VietstockFinance
AAV liên tục thua lỗ và cổ phiếu bị cảnh báo, 2 lãnh đạo muốn sang tay 6 triệu cp?
Chủ tịch HĐQT CTCP AAV Group (HNX: AAV) Phạm Thanh Tùng và Thành viên HĐQT Phạm Quang Khánh đồng loạt đăng ký giao dịch 6 triệu cp AAV trong giai đoạn 14/01-14/02/2025, nhưng theo chiều ngược nhau.
Cụ thể, Chủ tịch Phạm Thanh Tùng đăng ký mua 6 triệu cp AAV (tỷ lệ 8.7%), từ ngày 14/01-14/02, thông qua phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Nếu mua thành công, Chủ tịch AAV sẽ tăng sở hữu từ gần 3.9 triệu cp (tỷ lệ 5.6%) lên gần 9.9 triệu cp (tỷ lệ 14.3%).
Đáng chú ý, cũng trong giai đoạn trên và cùng phương thức giao dịch, Thành viên HĐQT Phạm Quang Khánh muốn bán ra đúng 6 triệu cp AAV để giảm sở hữu từ gần 16.3 triệu cp (tỷ lệ 23.6%) còn gần 10.3 triệu cp (tỷ lệ 14.9%). Như vậy, không loại trừ khả năng đây là giao dịch sang tay cổ phiếu giữa Chủ tịch và Thành viên HĐQT AAV.
Nếu xét theo giá đóng cửa phiên gần nhất (10/01/2025) là 7,200 đồng/cp, ước tính giá trị thương vụ khoảng 43 tỷ đồng.
Trong diễn biến khác diễn ra vào tháng 12/2024, AAV đã miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc đối với bà Trần Thu Hương từ ngày 09/12. Trước đó, bà Hương nộp đơn từ nhiệm vì lý do cá nhân.
Cổ phiếu vào diện cảnh báo và cắt margin, vẫn chưa hết lỗ
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu AAV vào diện cảnh báo từ ngày 10/04/2024, do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 trên BCTC hợp nhất năm 2023 là số âm. Công ty lý giải do tác động bởi việc ngừng hoạt động kinh doanh thương mại, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ hậu COVID-19, thị trường bất động sản đóng băng, các sản phẩm dự án khu dân cư, resort của Công ty và các công ty con chưa đủ điều kiện bán hàng.
Ngoài lỗ tại Công ty mẹ, hoạt động kinh doanh tại các công ty con năm 2023 cũng bị lỗ, trong đó AAV Land lỗ hơn 360 triệu đồng và Việt Tiên Sơn lỗ hơn 3.5 tỷ đồng.
Thực tế, Công ty liên tục gửi văn bản đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) để báo cáo biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng cảnh báo, lần lượt vào ngày 17/04, 30/07 và 19/10.
Trong văn bản gửi HNX ngày 17/04, Công ty cho biết quý 2/2024 sẽ đạt doanh thu 100 tỷ đồng và lãi sau thuế 5 tỷ đồng, dự kiến hết quý 3/2024 sẽ bù đắp hết lỗ. Tuy nhiên, đến văn bản ngày 30/07, Công ty lại dời ngày hết lỗ sang quý 4/2024. Mới nhất trong phần giải trình ngày 19/10, Công ty không còn nêu ra thời điểm dự kiến hết lỗ.
Đáng nói, việc bị cảnh báo cũng trở thành lý do bổ sung cho việc AAV không được phép giao dịch ký quỹ, hiệu lực cũng từ ngày 10/04/2024.
Trong một diễn biến khác gần đây, ngày 10/10/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ra quyết định xử phạt AAV số tiền 305 triệu đồng do loạt vi phạm về công bố thông tin. Công ty sau đó đã bổ sung thông tin công bố chưa đầy đủ tại BCQT năm 2022, BCTN năm 2022 và 2023…
Diễn biến giằng co tiếp tục kéo dài trong phiên chiều. VN-Index chạy quanh tham chiếu rồi kết phiên ở dưới mốc này. Phe bán tiếp tục chiếm ưu thế khi độ rộng thị trường chủ yếu nghiêng về phía các mã giảm. Cụ thể, gần 400 mã giảm so với hơn 350 mã tăng.
Phiên hôm nay, VN-Index đã rớt nhẹ 1.4 điểm về còn 1,249.83 điểm, HNX-Index chỉ sụt nhẹ 0.04 điểm về còn 225.29 điểm.
Sắc xanh đỏ xen kẽ ở hầu hết các nhóm ngành. Trong bối cảnh đó, vẫn có một số nhóm ngành thể hiện sự tích cực. Ở nhóm công nghệ thông tin FPT tăng gần 2%, CMG tăng hơn 3.6%. Còn ở nhóm viễn thông, CTR tăng hơn 5%, ELC tăng 1.3%.
Nhóm bảo hiểm tiếp tục duy trì sự tích cực các phiên gần đây. BVH tăng trên 6%, PRE tăng 5%, MIG, BMI tăng hơn 3%. Ngoài ra, hàng loạt cổ phiếu khác như BIC, VNR, ABI, PTI đều khép phiên trong sắc xanh.
Một điểm nhấn của phiên hôm nay là nhiều mã bật tăng về cuối phiên và kết phiên với sắc tím. Có thể kể tới các đại diện như API, AAV, YEG, IMP.
Trong các ngành diễn biến tiêu cực, nhóm du lịch – giải trí là nhóm ngành dẫn đầu. DSP, VNG, NVT, DAH, BTV… đồng loạt mang sắc đỏ.
Thanh khoản phiên hôm nay không quá tệ với giá trị ở cả 3 sàn đạt hơn 17 ngàn tỷ đồng, có phần nhỉnh hơn hôm qua. Tuy nhiên, điểm kém tích cực là khối ngoại lại bán ròng gần 460 tỷ đồng. VCB là mã được bán ròng mạnh nhất hơn 117 tỷ đồng. Với áp lực bán này, VCB cũng là mã đè VN-Index mạnh nhất phiên hôm nay.
Top 10 cổ phiếu tác động mạnh tới VN-Index phiên 03/12/2024 (tính theo điểm)
Phiên sáng: Bị khối ngoại bán ròng, VCB tạo sức ép lên VN-Index
Nhóm ngân hàng bớt tiêu cực hơn, cộng với sắc xanh lan rộng ở nhóm bất động sản, công nghệ thông tin, viễn thông đã giúp VN-Index về gần mốc tham chiếu.
Kết phiên sáng, VN-Index giảm nhẹ 0.3 điểm, ở mức 1,250.92 điểm. HNX-Index tăng nhẹ 0.6 điểm lên 225.94 điểm.
FPT, LPB, HDB đang là trụ cốt chính giữ điểm cho chỉ số lớn nhất thị trường. Ở chiều ngược lại, VCB lại đang đè gần 2 điểm.
Phe bán vẫn chiếm ưu thế chính, tuy vậy, bên mua cũng đã mạnh hơn so với thời điểm giữa phiên. Tới cuối phiên sáng, độ rộng thị trường nghiêng về phe bán với gần 330 mã giảm so với 290 mã tăng.
Thanh khoản thị trường đang được cải thiện về cuối phiên sáng. Giá trị giao dịch toàn thị trường đạt hơn 8 ngàn tỷ đồng. Tới thời điểm kết phiên sáng, mức giao dịch này đã bắt đầu vượt qua thanh khoản phiên hôm trước.
Khối ngoại bán ròng trở lại, phiên sáng nay, khối này tập trung vào VCB với giá trị bán ròng là gần 74 tỷ đồng.
Top 10 cổ phiếu khối ngoại mua/bán ròng mạnh nhất phiên sáng 03/12/2024
10h40: Áp lực bán lại đè chỉ số
Lực bán áp đảo ở nhóm tài chính – ngân hàng, hàng tiêu dùng và một phần nhóm bất động sản đang kéo chỉ số VN-Index giảm điểm. Tính đến 10h40, VN-Index giảm gần 5 điểm về mức 1,246 điểm.
Ở nhóm ngân hàng, VCB đang là mã có tác động tiêu cực nhất. Riêng mã này kéo VN-Index giảm tới hơn 2 điểm khi giảm 1.6% trong phiên sáng. VCB giao dịch ở mức 92,600 đồng/cp. Ngoài mã vốn hóa lớn này, sắc đỏ vẫn đang làm chủ ở nhóm ngân hàng. EIB, STB, TCB, SHB, MSB, MBB là các mã giảm điểm với thanh khoản nổi bật nhất nhóm.
Tuy vậy, không phải cổ phiếu ngân hàng cũng mang tông màu đỏ trong phiên sáng nay. HDB, LPB, NAB vẫn đang giữ được sắc xanh.
Nhóm tiêu dùng thiết yếu nhất là phân ngành thực phẩm đang mang sắc đỏ. BAF, DBC, ANV, SAB… đều đang giảm nhẹ.
Cổ phiếu dầu khí đang có diễn biến không tích cực lắm. PVS, PVD, BSR giảm nhẹ.
Trong bối cảnh này, nhóm viễn thông lại thể hiện bộ mặt tích cực. CTR, VGI, ELC, TTN, FOX đồng loạt tăng điểm
Mở cửa: Lại giằng co
Diễn biến phân hóa diễn ra ngay đầu phiên 03/12. Thị trường đang chịu áp lực giảm nhẹ từ nhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng. Ngược lại, một số cổ phiếu vốn hóa lớn đang hỗ trợ ở phía tăng.
EIB nổi bật đầu phiên về khối lượng giao dịch. Mã này đang tạm giảm nhẹ 0.3%. Các cổ phiếu tài chính - ngân hàng hầu hết đang giảm điểm nhẹ. STB, VCB, CTG, MBB, VIB… của nhóm ngân hàng giảm dưới 0.5%. SSI, HCM, VND, VCI… của nhóm chứng khoán cũng đang giảm nhẹ. Ở nhóm này, VFS giảm tới hơn 2%.
Các mã đầu ngành gồm BCM, MWG, PGV, DGC… đang nằm trong top kéo VN-Index đi xuống.
Ngược lại, thị trường vẫn nhận sự hỗ trợ từ các mã vốn hóa lớn như VIC, VHM, MSN, GAS…
Nhóm vận tải đang có diễn biến tích cực đầu phiên hôm nay. VTP, VOS, SGP, VSC, PVT… tăng điểm. Đáng chú ý, VTO tăng trần từ đầu phiên.
Yến Chi
FILI
Một liên minh đầu tư mới thành lập, có tên gọi Vietnam Private Capital Agency (VPCA) đặt mục tiêu thúc đẩy 35 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư chảy vào Việt Nam trong thập niên tới.
Năm đối tác sáng lập VPCA. Trong đó, bà Lê Hoàng Uyên Vy (đứng giữa), người đồng sáng lập Do Ventures, nắm vai trò Chủ tịch VPCA. Ảnh: doventures.vc
Liên minh VPCA được thành lập vào hôm qua (12-9) bởi 5 đối tác từ các quỹ đầu tư ở châu Á, gồm Golden Gate Ventures (GGV), Monk’s Hill Ventures (MHV), Mekong Capital, Do Ventures và Ascend Vietnam Ventures (AVV). GGV và MHV đến từ Singapore, ba quỹ còn lại có trụ sở tại TPHCM. Bà Lê Hoàng Uyên Vy, người đồng sáng lập Do Ventures nắm vai trò Chủ tịch VPCA.
VPCA hiện có 40 quỹ đầu tư thành viên trong nước và quốc tế như Ascend Vietnam Ventures, Mekong Capital, Vertex Ventures (Ấn Độ), Eurazeo (Pháp), Open Space Ventures (Singapore), Ethos Fund (Mỹ)… Liên minh này kỳ vọng mở rộng số lượng thành viên lên 100 vào cuối năm ay.
Thúc đẩy dòng vốn đầu tư mạo hiểm và cổ phần tư nhân
VPCA cho biết, mục tiêu của liên minh là điều hướng 35 tỉ đô la đầu tư tư nhân chảy vào Việt Nam trong 10 năm tới nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển doanh nghiệp và nâng cao vị thế của Việt Nam trong bức tranh đầu tư toàn cầu.
Theo đó, khoản đầu tư này sẽ tạo bước chuyển đổi lớn trong việc nâng cao năng lực cho lĩnh vực đầu tư vốn mạo hiểm (VC) và vốn cổ phần tư nhân (PE) của Việt Nam bằng cách thúc đẩy các thực hành tốt nhất hay nhất trong lĩnh vực này.
Liên minh này đánh giá, tăng trưởng kinh tế năng động và môi trường khởi nghiệp sôi động đã đưa Việt Nam trở thành điểm đến quan trọng đối các khoản đầu tư vốn VC và PE. Tuy nhiên, nhu cầu triển khai vốn có cấu trúc ( vốn kết hợp giữa bán cổ phiếu và đi vay), nâng cao chuyên môn trong ngành và cơ chế hỗ trợ hiệu quả vẫn là điều rất cấp thiết đối với Việt Nam.
Ông Bình Trần, người đồng sáng lập AAV và là Phó Chủ tịch VPCA chia sẻ, dù cơ hội đầu tư tại Việt Nam rất dồi dào nhưng vẫn còn kém xa các khu vực tiên tiến như Bắc Mỹ, nơi chiếm gần một nửa tổng số vốn tư nhân huy động trên toàn cầu vào năm 2023. Liên minh sẽ giải quyết những thách thức này bằng cách cung cấp một nền tảng liên kết nhà đầu tư, đối tác trong ngành và doanh nhân có tầm nhìn chung về tăng trưởng và đổi mới.
Bốn trụ cột hoạt động của VPCA bao gồm xây dựng một cộng đồng thịnh vượng, dẫn đầu bằng hiểu biết sâu sắc, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thiết yếu và bồi dưỡng chuyên môn đầu tư vốn VC và PE và VC. Các thành viên của liên minh sẽ được tư vấn pháp lý, tư vấn thuế, hướng dẫn về tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán và kết nối đầu tư.
Liên minh sẽ cung cấp tư duy lãnh đạo có giá trị thông qua các ấn phẩm, phân tích dữ liệu, văn bản pháp lý và báo cáo ngành. Ngoài ra, VPCA sẽ cung cấp các buổi đào tạo, hội thảo chuyên đề, diễn đàn chia sẻ kiến thức và các sự kiện kết nối nhà đầu tư với startup đồng thời vận động và làm việc với chính phủ Việt Nam về chính sách
VPCA cho biết, sẽ nỗ lực tạo ra một hệ sinh thái toàn diện, thúc đẩy tiến bộ và mang lại lợi ích hữu hình cho đầu tư vốn và đổi mới kinh doanh. Để đạt được điều này, VPCA sẽ khởi động các sáng kiến như các sự kiện kín và độc quyền, hội nghị thượng đỉnh chiến lược và diễn đàn ngành.
Mục đích là để tạo điều kiện đầu tư thuận lợi trong các lĩnh vực từ nông nghiệp đến giáo dục và chăm sóc y tế ở Việt Nam, theo Vinnie Lauria, đối tác sáng lập của GGV và là thành viên hội đồng quản trị của VPCA.
“Việt Nam đang đứng trước thời điểm then chốt khi các quỹ đầu tư VC và PE nước ngoài tăng cường tìm kiếm cơ hội đầu tư ở đây. Trong khi đó, chính phủ Việt Nam đang thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy môi trường kinh doanh thịnh vượng”, bà Lê Hoàng Uyên Vy, Chủ tịch VPCA, người đồng sáng lập Do Ventures nói.
Bà nhấn mạnh, VPCA cam kết thúc đẩy và duy trì động lực này, đảm bảo nguồn vốn chiến lược được phân bổ hiệu quả để hỗ trợ đổi mới, tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam.
Tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam thu hút nhà đầu tư
Hiện vẫn chưa rõ dựa vào đâu mà VPCA đưa ra con số 35 tỉ đô la đầu tư dự kiến rót vào Việt Nam trong 10 năm tới. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư đánh giá cao tiềm năng của Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung đang thúc đẩy các doanh nghiệp di dời nhà máy khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và nhắm tới các thị trường mới để tìm kiếm tăng trưởng.
Theo một báo cáo chung của Google, Temasek Holdings và Bain & Co., quy mô nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến vượt 90 tỉ đô la vào năm 2030, cao gấp ba lần so với quy mô 30 tỉ đô la vào năm ngoái.
Kobe Ge, Giám đốc phụ trách khu vực thị trường vốn Trung Quốc của Sở giao dịch chứng khoán New York cho biết, Việt Nam ngày càng thu hút nhà đầu tư trên toàn cầu nhờ nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, nhân khẩu học thuận lợi và cam kết của chính phủ trong việc hỗ trợ đổi mới thông qua các chính sách có tư duy tiến bộ.
“Việt Nam là một thị trường nóng bỏng. Động lực thành lập VPCA xuất phát từ những phát triển quan trọng ở Việt Nam, bao gồm tiền lương, GDP, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), xuất khẩu đều đang tăng cùng với các chương trình đổi mới của chính phủ và tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng nhanh chóng”, Vinnie Lauria của GGV nhận xét.
Doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam cũng “bùng nổ” trong những năm gần đây nhưng cũng giống như phần lớn Đông Nam Á, lĩnh vực công nghệ của Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn kể từ sau đại dịch Covid-19.
Theo báo cáo của Google, trong năm 2021, các công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ của Việt Nam huy động số vốn kỷ lục 2,6 tỉ đô la thông qua 233 giao dịch, tăng từ mức 700 triệu đô la vào một năm trước đó.
Tuy nhiên, năm ngoái, tổng vốn đầu tư vào các startup công nghệ Việt Nam giảm 17%, xuống còn 529 triệu đô la, xếp thứ ba trong số các nước Đông Nam Á, theo báo cáo của Do Ventures và Trung tâm Đổi mới quốc gia Việt Nam.
Lê Linh (Theo Bloomberg, TechNode)
TBKTSG
Dòng tiền có diễn biến sáng hơn trong tuần 10 - 14/06. Tâm điểm của dòng tiền là nhóm cổ phiếu sản xuất như dệt may, kim loại, thủy sản.
Tổng kết tuần 10 - 14/06, thị trường chứng khoán ghi nhận mức giảm nhẹ ở cả 2 sàn HOSE và HNX. Trong đó, VN-Index giảm nhẹ 0.6% về còn 1,279.91 điểm, HNX-Index giảm 0.4% về còn 243.97 điểm. Điểm nhấn của tuần qua là việc VN-Index vượt 1,300 vào giữa tuần. Nhờ tâm lý tích cực ở thời điểm này, thanh khoản thị trường trong tuần có xu hướng cải thiện. Giao dịch ở cả 2 sàn niêm yết đều tăng so với tuần trước đó.
Ở sàn HOSE, khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch tăng nhẹ 5 - 7% lên gần 1 tỷ đơn vị/phiên và 24.5 ngàn tỷ đồng/phiên. Còn tại HNX, khối lượng giao dịch tăng gần 7% lên 91.4 triệu đơn vị/phiên. Giá trị giao dịch tăng tới 15% đạt gần 1.9 ngàn tỷ đồng/phiên.
Tỏng quan thanh khoản thị trường tuần 10 - 14/06
Dòng tiền tuần qua lan tỏa vào cổ phiếu ở nhiều nhóm ngành, đặc biệt là các ngành sản xuất như dệt may, thủy sản, kim loại.
Nhóm dệt may là nhóm ngành hút tiền khá nổi trội tuần qua. STK ghi nhận khối lượng giao dịch gấp hơn 3 lần tuần trước, đạt hơn 360 ngàn đơn vị/phiên. Mã này cũng có 1 tuần tích cực với mức tăng 6%. Các mã khác cùng nhóm dệt may như TDT, TNG cũng lọt top tăng mạnh thanh khoản tuần qua.
Ở nhóm thủy sản, VHC, IDI là hai đại diện hút tiền với mức tăng thanh khoản lần lượt là 100% và 88% so với tuần trước.
Cổ phiếu kim loại, vật liệu xây dựng cũng được dòng tiền để tâm tới với đà tăng thanh khoản của TLH, ITQ, NSH ở nhóm kim loại, HT1, BCC của nhóm vật liệu xây dựng.
Nhóm chứng khoán lại có sự phân hóa về diễn biến dòng tiền. Các mã VCI, SSI, VIG, PSI, SHS lọt nhóm tăng thanh khoản. Ngược lại, TVB, TCI, IVS, VFS, TVC, APS lại giảm thanh khoản.
Tuần vừa qua, học cổ phiếu APEC bị rút tiền khá mạnh, API, IDJ, APS giảm thanh khoản từ 35 - 50% so với tuần trước.
Nhóm bất động sản cùng cảnh ngộ bị rút tiền với sự góp mặt của nhiều cổ phiếu như BCM, TDH, BCG, EVG, FIR, AAV, NDN.
Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE
Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HNX
* Danh sách các mã tăng, giảm thanh khoản nhiều nhất xét đến khối lượng giao dịch bình quân trên 100,000 đơn vị/phiên.
Chí Kiên
FILI
Dòng tiền chưa cải thiện nhiều trong tuần giao dịch đầu tiên của tháng 6. Trong đó, nhóm cổ phiếu bất động sản bị rút tiền.
Thị trường chứng khoán mở đầu tháng 6 với tuần giao dịch mang màu sắc tích cực về điểm số. Tuần 03 - 07/06, VN-Index tăng 2% lên 1,287.58 điểm, HNX-Index tăng gần 1 điểm lên 244.9 điểm.
Điểm số ghi nhận diễn biến tích cực song thanh khoản lại không cải thiện nhiều. Giao dịch ở sàn HOSE tăng nhẹ so với tuần trước, đạt 900 triệu đôn vị/phiên và hơn 22.8 ngàn tỷ đồng/phiên.
Dòng tiền sàn HNX kém sắc hơn với khối lượng giao dịch bình quân giảm 10% về còn 86 triệu đơn vị/phiên và hơn 11% về còn 1.6 ngàn tỷ đồng/phiên.
Tổng quan thanh khoản tuần 03 - 07/06
Cổ phiếu chứng khoán là nhóm có thể hiện tốt với dòng tiền tuần qua. TVS bứt phá mạnh với thanh khoản gấp 9 lần tuần trước. Bình quân mỗi phiên tuần qua có hơn 1.1 triệu cp/phiên. Với dòng tiền mạnh, cổ phiếu này bứt mạnh gần 24%.
Một số cổ phiếu khác như TCI, IVS, TVC, EVS cũng lọt nhóm tăng thanh khoản mạnh tuần qua. Tuy nhiên, dòng tiền vào nhóm chứng khoán vẫn phân hóa khi có không ít mã bị giảm thanh khoản như ORS, VDS, MBS, BVS.
Nhóm cổ phiếu nhựa cũng có nhiều đại diện có thanh khoản tích cực. RDP, BMP, PCH lọt nhóm tăng mạnh thanh khoản. Trong đó, RDP có khối lượng giao dịch gấp hơn 4 lần tuần trước đó.
Ở sàn HOSE, cổ phiếu ngân hàng là nhóm hút tiền nổi bật. OCB, STB, MSB, TCB đều có thanh khoản tăng mạnh so với tuần trước.
Ngược chiều tăng, nhóm bất động sản lọt vào nhóm bị rút tiền nổi bật. DRH, DXS, CCL, QCG, NRC, AAV, CSC, IDJ là những mã giảm mạnh thanh khoản tuần qua.
Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE
Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HNX
* Danh sách các mã tăng, giảm thanh khoản nhiều nhất xét đến khối lượng giao dịch bình quân trên 100,000 đơn vị/phiên.
Chí Kiên
FILI
Chứng khoán khép lại tháng 5 với một tuần không biến động nhiều về điểm số. Tuy vạy, thanh khoản sụt giảm đáng kể. Nhiều nhóm như vận tải, dầu khí, kim loại, chăm sóc sức khỏe bị rút tiền.
Tuần giao dịch cuối tháng 5 (27 - 31/05) khép lại với mức biến động không đáng kể của các chỉ số chứng khoán chính. VN-Index giảm nhẹ 0.2 điểm về mức 1,261.73 điểm, HNX-Index tăng 1.4 điểm lên 243.09.
Nhà đầu tư thể hiện tâm lý thận trọng khi thanh khoản sụt giảm đều ở cả 2 sàn với mức giảm trên dưới 20%. Ở sàn HOSE, khối lượng giao dịch giảm còn gần 900 triệu đơn vị/phiên, giá trị giao dịch giảm còn 22 ngàn tỷ đồng/phiên. Sàn HNX ghi nhận khối lượng giao dịch 96 triệu đơn vị/phiên, giá trị giao dịch chỉ đạt 1.8 ngàn tỷ đồng/phiên.
Tổng quan thanh khoản thị trường tuần 27 - 31/05
Dù thanh khoản sụt giảm, thị trường chứng kiến một số trường hợp có thanh khoản bứt phá mạnh. BKG nổi trội với khối lượng tuần qua gấp hơn 9 lần tuần trước, đạt hơn 1.5 triệu đơn vị/phiên. Tuy nhiên, giá cổ phiếu này chỉ tăng nhẹ chưa tới 1%.
Ở sàn HOSE có 7 cổ phiếu ghi nhận khối lượng giao dịch tăng bằng lần so với tuần trước, Trong đó, có sự góp mặt của bộ đôi cùng nhà Nhựa An Phát (APH) là NHH và HII. Hai mã này lần lượt có khối lượng giao dịch tăng 164% và 156% so với tuần trước.
Tuy nhiên, xét trong ngành nhựa, số cổ phiếu bị rút tiền lại nổi bật hơn. BMP, PLP, DAG có khối lượng giao dịch giảm trên 50% so với tuần trước.
Hai cổ phiếu ngành điện POW, GEG cũng có tên trong danh sách tăng thanh khoản nổi bật với mức tăng trên 100%.
Dòng tiền ở nhóm bất động sản thể hiện sự phân hóa. Nhiều mã tăng thanh khoản như CCL, EVG, SZC, AAV, NRC, IDJ. Ngược lại, nhiều mã bị rút tiền, đại diện là BCM, FIR, TIP, IJC, L14, PV2.
Với tình trạng giảm thanh khoản diện rộng, nhiều nhóm ngành chịu cảnh bị rút tiền như vận tải (VTP, HAH, DXP), dầu khí (PVC, PVB), kim loại (NSH, SHI, KSQ, ITQ), nhóm chăm sóc sức khỏe (TNH, CVN, VHE, DHT, DVM).
Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE
Top các mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HNX
* Danh sách các mã tăng, giảm thanh khoản nhiều nhất xét đến khối lượng giao dịch bình quân trên 100,000 đơn vị/phiên.
Chí Kiên
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.