Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Lỗ luỹ kế của Chủ thương hiệu Kem Tràng Tiền giảm nhờ lãi quý III cải thiện
Trên sàn chứng khoán, phiên ngày 30/10, cổ phiếu OCH có giá 5.900 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch hơn 324 triệu đồng. Cổ phiếu OCH vẫn nằm trong diện cảnh báo từ ngày 10/4/2024 và chưa được giao dịch ký quỹ theo thông báo của HNX.
Theo báo cáo tài chính quý III/2024 của Công ty cổ phần One Capital Hospitality (mã ck: OCH) – Công ty mẹ thương hiệu Kem Tràng Tiền ghi nhận lợi nhuận đạt 135,6 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu đề ra năm 2024 gấp 3 lần. Cũng nhờ kết quả kinh doanh khởi sắc, lỗ luỹ kế 9 tháng của OCH giảm còn 548 tỷ đồng.
Cụ thể, kết thúc quý III/2024, OCH - Chủ thương hiệu Kem Tràng Tiền ghi nhận doanh thu thuần đạt 577 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Nhờ tiết giảm giá vốn, lợi nhuận gộp đạt 344 tỷ đồng, tăng 4%.
Chi phí lãi vay trong kỳ tăng mạnh lên 26 tỷ đồng, đẩy tổng chi phí tài chính lên 36,8 tỷ đồng, gấp 7,4 lần cùng kỳ. Tuy nhiên, OCH ghi nhận khoản thu nhập khác 58 tỷ đồng, tăng đáng kể so với mức 41 triệu đồng năm ngoái, nhờ thành công trong đàm phán nợ.
Sau khi trừ chi phí, OCH báo lãi 205,7 tỷ đồng, tăng 56% so với năm trước và là quý đầu tiên trong năm ghi nhận lãi.
Kết quả kinh doanh quý III của OCH.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần đạt 846 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ. Tuy nhiên, khoản lỗ gần 70 tỷ đồng từ nửa đầu năm kéo lợi nhuận còn 135,6 tỷ đồng, giảm 17% so với đầu năm.
Năm 2024, OCH đặt mục tiêu doanh thu 1.078 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 43 tỷ đồng. Tính đến nay, OCH đã hoàn thành 78% kế hoạch doanh thu và lãi gấp 3 lần chỉ tiêu lợi nhuận.
Lỗ lũy kế của OCH cũng giảm từ 627 tỷ đồng đầu kỳ xuống 548 tỷ đồng vào cuối tháng 9/2024, nhờ cải thiện kinh doanh trong quý III.
Về tài chính, tiền và các khoản tương đương tiền đạt 252 tỷ đồng, tăng 50% so với đầu năm. Dự phòng nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm 36% còn 28 tỷ đồng. Các khoản thu ngắn hạn từ khách hàng tăng gấp 7 lần, đạt 108 tỷ đồng, với khoản thu từ Công ty CP Thương mại Mika giữ nguyên.
Trên sàn chứng khoán, phiên ngày 30/10, cổ phiếu OCH có giá 5.900 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch hơn 324 triệu đồng. Cổ phiếu OCH vẫn nằm trong diện cảnh báo từ ngày 10/4/2024 và chưa được giao dịch ký quỹ theo thông báo của HNX.
Lỗ lũy kế gần 655 tỷ đống, OCH bị cắt margin trên HNX
HNX thông báo về việc bổ sung lý do đưa cổ phiếu OCH của Công ty Cổ phần One Capital Hospitality vào danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ...
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo về việc bổ sung lý do đưa cổ phiếu OCH của Công ty Cổ phần One Capital Hospitality vào danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ.
Theo đó, mã này bị cắt margin từ ngày mai (12/9) do lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ 06 tháng đầu năm 2024 trên Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2024 của CTCP One Capital Hospitality được soát xét bởi Công ty TNHH Kiểm toán CPA VietNam là số âm;
Ngoài ra, mã này cũng đang thuộc diện bị cảnh báo.
Theo báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024, OCH ghi nhận doanh thu thuần đạt 269,1 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,6% so với cùng kỳ năm trước (276,22 tỷ đồng); doanh thu tài chính giảm 69,4% về còn 12,9 tỷ đồng.
Ngược lại, chi phí tài chính tăng đột biến gấp 5,5 lần, lên 53,1 tỷ đồng do tăng chi phí lãi vay. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp biến động nhẹ, lần lượt ghi nhận ở mức 46 tỷ đồng và 52,4 tỷ đồng.
Kết quả, OCH báo lỗ sau thuế 70,1 tỷ đồng, tăng lỗ thêm 2,2 tỷ đồng so với báo cáo tự lập trước đó (cùng kỳ lãi hơn 31 tỷ đồng). Qua đó, nâng lỗ lũy kế lên gần 655 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, bên kiểm toán còn nhấn mạnh, trong phần mô tả chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lũy kế đến ngày 30/6/2024 của Dự án Starcity Airport là 218.295.997.573 đồng. Dự án này được hợp tác với Công ty TNHH MTV Đầu tư và Dịch vụ Đại Dưong Xanh (nay là Công ty TNHH Pegasus Thăng Long “Pegasus Thăng Long”), số tiền nhận góp vốn đầu tư đến ngày 30/6/2024 là 116.042.770.800 đồng.
Toàn bộ chi phí phát sinh là giá trị quyền sử dụng đất và chi phí xây dựng dự án dở dang của Dự án dã được thế chấp tại Ngân hàng để đảm bảo cho khoản vay của Pegasus Thăng Long. Tài sản đảm bảo này đã có quyết định thi hành án để thu hồi nợ của Pegasus Thăng Long. Công ty xác định mức tổn thất là toàn bộ chi phí của dự án đã phát sinh số tiền là 218.295.997.573 đồng.
Do vậy, công ty trích lập dự phòng số tiền là 102.253.226.773 đồng (bằng khoản tổn thất sau khi được bù trừ từ nguồn tiền nhận hợp tác kinh doanh từ Pegasus Thăng Long là 116.042.770.800 đồng). Ban Lãnh đạo Công ty đánh giá không còn các nghĩa vụ phải trả phát sinh thêm liên quan đến Pegasus Thăng Long và liên quan đến Dự án Starcity Airport.
Theo giải trình từ phía công ty, OCH và Công ty TNHH Pegasus Thăng Long có thỏa thuận hợp tác kinh doanh để cùng nhau thực hiện Dự án Sài Gòn Airport Plaza tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2014, Hội đồng quản trị OCH có nghị quyết đồng ý và chấp thuận dùng tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất và Tài sản hĩnh thành trong tương lai tại dự án án Sài Gòn Airport để đảm bảo cho khoản vay của Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Đại Dương Xanh (nay là Công ty TNHH Pegasus Thăng Long) tại Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương - Chi nhánh Sài Gòn.
Trong năm 2021, Trung tâm Dịch vụ Đấu giá Tài sản Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Pegasus Thăng Long tại Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương - Chi nhánh Sài Gòn. Theo đó, chủ nợ mới đã trúng đấu giá và có toàn quyền trở thành người thế quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ của Công ty TNHH Pegasus Thăng Long đối với OceanBank.
Tháng 5/2022, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã đưa ra quyết định của bản án phúc thẩm về việc tranh chấp họp đồng tín dụng giữa ngân hàng OceanBank, chủ nợ mới và Công ty Pegasus Thăng Long và OCH là bên liên quan. Theo đó, Công ty Pegasus có trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi tạm tính đến ngày 17/3/2021 đối với họp đồng tín dụng số 0042/2014/HDTD1-OCEANBANK.CNSAIGON ngày 11/7/2014 cho chủ nợ mới (là người kế thừa quyền, nghĩa vụ của chủ nợ cũ).
Tháng 4/2023, Chi cục THA dân sự quận Tân Bình, Tp.HCM có quyết định số 39/QĐ-CCTHADS về việc cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 58, tờ bản đồ số 10, địa chỉ Phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất cấp cho Dự án.
Trong thời gian tới, Công ty tiếp tục thực hiện các công việc để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của OCH.
Được biết, OCH là công ty con của CTCP Tập đoàn Đại Dương - Ocean Group (mã OGC-HOSE). Công ty này đang sở hữu sở hữu hai thương hiệu nổi tiếng Kem Tràng Tiền và bánh Givral và cũng là chủ sở hữu chuỗi resort Sunrise Nha Trang, Sunrise Hội An, Starcity Nha Trang,…
Hiện HOSE đã có quyết định giữ nguyên diện cảnh báo theo Quyết định sô 427/QĐ-SGDHCM ngày 24/06/2022 của Tổng Giám đốc HOSE do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 30/06/2024 của tổ chức niêm yết là -2.574,48 tỷ đồng căn cứ Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên năm 2024, cổ phiếu chưa đáp ứng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/3/2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Trên thị trường chứng khoán, phiên giao dịch sáng 11/9, giá cổ phiếu OCH giảm 1,72% còn 5.700 đồng/cổ phiếu. Còn giá cổ phiếu OGC tăng 1,53% lên 4.650 đồng/cổ phiếu.
OCH đổi loại hình hoạt động công ty con để nhận thêm vốn
Lãnh đạo CTCP One Capital Hospitality (HNX: OCH) vừa quyết định chuyển đổi loại hình hoạt động của công ty con Công ty TNHH MTV Sao Hôm Nha Trang thành công ty cổ phần, đồng thời phát hành thêm cổ phần để tăng vốn.
Theo đó, CTCP Sao Hôm Nha Trang được thành lập mới trên cơ sở chuyển đổi loại hình tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH MTV Sao Hôm Nha Trang với vốn điều lệ 727 tỷ đồng, đồng thời kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và tài sản của Công ty TNHH MTV Sao Hôm Nha Trang.
Lãnh đạo OCH cũng thông qua việc công ty con sẽ phát hành cổ phần riêng lẻ để tăng vốn thêm khoảng 166 tỷ đồng theo hình thức góp bằng tiền. Sau khi hoàn tất, OCH sẽ nắm 56 triệu cp Sao Hôm Nha Trang, tương đương 77.13% vốn điều lệ, giảm từ mức 100% trước đó.
HĐQT OCH chỉ định bà Trần Thanh Hà tiếp tục giữ chức Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của công ty con Sao Hôm Nha Trang.
Bên cạnh đó, nghị quyết còn chấp thuận để OCH, Công ty TNHH MTV Sao Hôm Nha Trang và bên cho vay của Sao Hôm Nha Trang ký đối trừ công nợ. Giá trị công nợ đối trừ không vượt quá 35% tổng tài sản trong báo cáo tài chính kiểm toán/soát xét gần nhất của OCH.
Năm 2023, Sao Hôm Nha Trang ghi nhận tổng doanh thu khoảng 40 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2022, nhưng lỗ sau thuế gần 73 tỷ đồng do thị trường khách quốc tế quay trở lại Nha Trang chưa đạt như kỳ vọng.
Theo OCH, khách sạn StarCity Nha Trang - khai trương từ năm 2016 - do Sao Hôm Nha Trang quản lý tiếp tục thua lỗ trong năm 2023, dẫn đến nguồn vốn chủ sở hữu suy giảm nghiêm trọng. Dù vậy, hoạt động kinh doanh khách sạn vẫn đủ để đảm bảo các khoản chi phục vụ hoạt động thường xuyên, vận hành khách sạn, tiền thuê đất, mua sắm công cụ dụng cụ nâng cao chất lượng dịch vụ và hình ảnh cho khách sạn.
“Với tình trạng cơ sở vật chất xuống cấp sau nhiều năm mà chưa trùng tu lớn nên khách sạn đề xuất xin hỗ trợ vốn từ công ty mẹ để đầu tư sửa chữa, cải tạo và nâng cấp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ”, OCH nêu tình trạng công ty con trong báo cáo thường niên năm 2023. Trước đó, OCH từng có ý định thoái toàn bộ vốn tại Sao Hôm Nha Trang cho công ty mẹ là CTCP Tập đoàn Đại Dương (sở hữu 55.6% vốn OCH).
Khách sạn StarCity Nha Trang
Về phần OCH, kết quả kinh doanh quý 2/2024 tiếp tục không khả quan dù doanh thu vẫn tăng 3% so với cùng kỳ, đạt 151 tỷ đồng. Chi phí lãi vay hơn 26 tỷ đồng, gấp 6 lần, làm Công ty lỗ ròng gần 5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 47 tỷ đồng; qua đó nâng lỗ lũy kế lên 651 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt 269 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% nhưng lỗ ròng gần 27 tỷ đồng. OCH mới đi được 26% chặng đường doanh thu và còn cách rất xa mục tiêu lãi sau thuế 42.6 tỷ đồng.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo Công ty thừa nhận đặt mục tiêu thấp hơn nhiều so với năm trước do vấn đề lãi vay và cho rằng “đang không có động lực phát triển” nên khó tăng trưởng đột biến. Theo lý giải, lợi nhuận OCH phụ thuộc lớn vào lĩnh vực thực phẩm, trong khi mảng khách sạn hoạt động chưa hiệu quả sau đại dịch COVID-19 và thị trường du lịch chưa hồi phục hoàn toàn.
“Chúng tôi xác định động lực phát triển trong thời gian tới sẽ thông qua mua bán và sáp nhập (M&A)”, một lãnh đạo cho biết và đánh giá tăng vốn trong bối cảnh hiện nay thì cổ đông sẽ không có lợi nên quyết định vay ngân hàng. Đối với mảng khách sạn, OCH sẽ hỗ trợ tài chính trong phạm vi nhất định, chủ yếu là hỗ trợ việc nâng cấp, cải tạo theo chu kỳ.
Tính đến cuối tháng 6/2024, tỷ lệ sở hữu của OCH tại các công ty con không có sự thay đổi so với đầu năm; nổi bật gồm Tân Việt (51.42%, kinh doanh khách sạn), Bánh Givral (50.77%, kinh doanh các loại bánh, kem), Kem Tràng Tiền (99.81%, kinh doanh các loại kem, chè), Viptour Togi (86.13%, kinh doanh khách sạn), Kem Tín Phát (99.68%, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa)…
Chiến lược giao dịch ngày 01/08/2024: Nhen nhóm tạo đáy, thanh khoản thấp là cơ hội
Kết phiên giao dịch ngày 31/07, VNINDEX đóng cửa tăng 6.45 điểm tương đương 0.52%, VN30 tăng 11.27 điểm, tương đương 0.88%. Thanh khoản có cải thiện tiếp tục giao dịch ở mức thấp với chỉ chưa tới 748 triệu CP giao dịch.
206 mã tăng và 224 mã giảm điểm. Điểm nhấn chính trong phiên vẫn chỉ diễn ra phần lớn sau 14h chiều khi thị trường phân hóa mạnh. VCB GAS BID hay đặc biệt là VNM GAS là nhân tố đóng góp vào điểm số tăng trong phiên, chiều ngược lại HVN tiếp tục gãy cánh và những thông tin tiêu cực của nhóm Thép (HPG NKG và HSG,..). Câu chuyện đảo chiều tăng nhen nhóm hôm qua, đã có thêm tỷ lệ hôm nay khi số lượng BCTC đã ra gần như hết, các mã CP giảm đã giảm, CP tăng cũng đã tăng theo kỳ vọng.
Phân tích kỹ thuật và dự kiến:
Nhìn chung, VNINDEX đang trong quá trình nỗ lực tạo đáy, nhưng để tạo được và xác nhận thì còn cần mất thêm nhiều thời gian tích lũy. Tiếp tục giao dịch trong mây Komu của hệ thống Ichimoku, việc dự đoán tăng giảm trong 1-3 phiên khó đoán. Kháng cự tiếp theo ở quanh mốc 1260-1265 là đường MA20 và Kijun-sen đang đi xuống. Đây sẽ là mốc kháng cự quan trọng và tương đối khó vượt qua ngay trong ngắn hạn khi độ dốc của đường này còn cao. Các chỉ báo trung bình trung tính hơn như MACD có khả năng tạo 1 đáy đầu tiên.
Hành động NĐT:
Cập nhật và thêm vào danh mục những mã cổ phiếu: Có kết quả kinh doanh tốt, tăng trưởng do lợi nhuận bán từ thuần hoạt động kinh doanh cốt lõi để nếu thị trường có nhịp điều chỉnh, sẽ là cơ hội tham gia tốt. Bên canh đó cũng nên bắt đầu theo dõi nhóm cổ phiếu đã giảm sâu hơn/giảm trước TT chung như VND ORS,..hay 1 số cổ phiếu BĐS vào form phân kỳ dương DIG PDR,...Tỷ trọng tối đa vẫn chỉ nên giữ ở mức trung bình/dưới trung bình. Chỉ nên gia tăng nếu dòng tiền có tín hiệu quay trở lại.
*Một số cổ phiếu tiềm năng T+ trong phiên: VND ORS TTA PNJ GEX,..
Chi tiết nhận định:
Trong 2 ngày 03/06 và 05/06, CTCP Đầu tư Bất động sản thương mại Hùng Lĩnh đã mua vào lần lượt hơn 38.8 triệu cp và hơn 9.4 triệu cp của CTCP Tập đoàn Đại Dương , qua đó trở thành cổ đông lớn với tỷ lệ sở hữu 16.09% vốn, từ vị thế không nắm giữ cổ phiếu nào trước đó.
Ngày 03/06, Công ty Hùng Lĩnh thông báo mua vào hơn 38.8 triệu cp OGC (tỷ lệ 12.94%), chính thức trở thành cổ đông lớn từ vị thế không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu nào. Đáng nói, Công ty Hùng Lĩnh có Chủ tịch HĐQT là ông Lương Việt Long - cá nhân đang sở hữu hơn 9.4 triệu cp OGC (tỷ lệ 3.15%). Như vậy, nhóm cổ đông có liên quan này sở hữu tổng cộng 16.09% vốn tại OGC.
Đến ngày 05/06, Công ty Hùng Lĩnh tiếp tục mua vào hơn 9.4 triệu cp OGC, đúng bằng lượng cổ phiếu ông Long đang nắm giữ, đồng thời ông Long giảm sở hữu về 0 cp. Lý do thay đổi được Công ty Hùng Lĩnh chia sẻ là nhận vốn góp từ cổ đông.
Sau giao dịch, tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông liên quan này vẫn duy trì ở mức 16.09%. Như vậy, khả năng cao đây là giao dịch sang tay giữa Công ty Hùng Lĩnh và chính Chủ tịch công ty này.
Nếu xét theo thị giá OGC kết phiên 03/06 và 05/06 là 6,470 đồng/cp và 6,380 đồng/cp, ước tính cổ đông này đã chi lần lượt khoảng 251 tỷ đồng và 60 tỷ đồng, tổng cộng hơn 310 tỷ đồng.
CTCP Đầu tư Bất động sản thương mại Hùng Lĩnh mới được thành lập không quá lâu, cụ thể vào ngày 22/01/2024. Công ty có hoạt động chính là tư vấn đầu tư (không bao gồm dịch vụ tư vấn pháp luật), trụ sở tại tầng 8, số 8 Phạm Hùng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Tại thời điểm thành lập, Công ty Hùng Lĩnh có vốn điều lệ gần 343 tỷ đồng, với 4 cổ đông sáng lập gồm Nguyễn Thu Phương nắm 28.425%, Trần Quốc Phương nắm 27.97%, Đặng Thị Thùy nắm 24.05% và Lương Việt Long nắm 19.56%. Công ty do ông Trần Quốc Phương làm Tổng Giám đốc kiêm đại diện pháp luật.
Trường hợp gần tương tự Công ty Hùng Lĩnh từng diễn ra trước đó. Cụ thể, vào ngày 29/12/2023, CTCP Thương mại Phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam thông báo sở hữu hơn 51.7 triệu cp OGC, tương ứng tỷ lệ 17.24%, trở thành cổ đông lớn tại OGC từ vị thế không sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào trước đó. Công ty này được thành lập ngày 25/12/2023, tức chỉ trước thời điểm giao dịch nói trên 4 ngày.
Động thái trên diễn ra không lâu sau khi một công ty cũng mới thành lập khác có tên CTCP Xây dựng Sông Hồng Bắc Việt thông báo sở hữu hơn 27 triệu cp OGC, tương ứng tỷ lệ 9.02%, cũng từ vị thế không sở hữu cổ phiếu trước đó. Công ty này thành lập ngày 01/12/2023, trước thời điểm thực hiện giao dịch 7 ngày.
Trong diễn biến liên quan đến OGC, vào tháng 5/2024, Công ty thông báo đã nhận lại được tài sản là 68 triệu cp của CTCP One Capital Hospitality . Lượng cổ phiếu này được dùng làm tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ của OGC với đối tác từ năm 2014.
Cũng trong tháng 5, tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo OGC chia sẻ về nhiều định hướng chiến lược cho trung và dài hạn, với trọng tâm chính là phát triển các dự án bất động sản tại các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM.
Quý 1 vừa qua, OGC lỗ sau thuế gần 30 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ hơn 11 tỷ đồng. Công ty lý giải doanh thu đi xuống dẫn đến lãi gộp suy giảm, do tình hình kinh tế khó khăn chung, sức tiêu thụ của thị trường vẫn còn hạn chế so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, doanh thu tài chính cũng giảm do lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm, trong khi chi phí tài chính tăng do các khoản lãi vay tăng, tương ứng với các khoản vay ngân hàng tăng nhằm thực hiện các khoản đầu tư tại các đơn vị thành viên tại thời điểm cuối năm 2023. Ngoài ra, chi phí bán hàng cũng tăng do phải tăng cường công tác truyền thông, quảng cáo, khuyến mại trong bối cảnh thị trường ảm đạm.
Trước đó, do lãi sau thuế chưa phân phối cuối 2023 là số âm, cổ phiếu OGC đã rơi vào diện cảnh báo.
Huy Khải
FILI
“Thâu tóm” hơn 48 triệu cp trong 2 ngày, một tổ chức trở thành cổ đông lớn OGC
Trong 2 ngày 03/06 và 05/06, CTCP Đầu tư Bất động sản thương mại Hùng Lĩnh đã mua vào lần lượt hơn 38.8 triệu cp và hơn 9.4 triệu cp của CTCP Tập đoàn Đại Dương (HOSE: OGC), qua đó trở thành cổ đông lớn với tỷ lệ sở hữu 16.09% vốn, từ vị thế không nắm giữ cổ phiếu nào trước đó.
Ngày 03/06, Công ty Hùng Lĩnh thông báo mua vào hơn 38.8 triệu cp OGC (tỷ lệ 12.94%), chính thức trở thành cổ đông lớn từ vị thế không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu nào. Đáng nói, Công ty Hùng Lĩnh có Chủ tịch HĐQT là ông Lương Việt Long - cá nhân đang sở hữu hơn 9.4 triệu cp OGC (tỷ lệ 3.15%). Như vậy, nhóm cổ đông có liên quan này sở hữu tổng cộng 16.09% vốn tại OGC.
Đến ngày 05/06, Công ty Hùng Lĩnh tiếp tục mua vào hơn 9.4 triệu cp OGC, đúng bằng lượng cổ phiếu ông Long đang nắm giữ, đồng thời ông Long giảm sở hữu về 0 cp. Lý do thay đổi được Công ty Hùng Lĩnh chia sẻ là nhận vốn góp từ cổ đông.
Sau giao dịch, tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông liên quan này vẫn duy trì ở mức 16.09%. Như vậy, khả năng cao đây là giao dịch sang tay giữa Công ty Hùng Lĩnh và chính Chủ tịch công ty này.
Nếu xét theo thị giá OGC kết phiên 03/06 và 05/06 là 6,470 đồng/cp và 6,380 đồng/cp, ước tính cổ đông này đã chi lần lượt khoảng 251 tỷ đồng và 60 tỷ đồng, tổng cộng hơn 310 tỷ đồng.
CTCP Đầu tư Bất động sản thương mại Hùng Lĩnh mới được thành lập không quá lâu, cụ thể vào ngày 22/01/2024. Công ty hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu, có trụ sở tại tầng 8, số 8 Phạm Hùng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Trường hợp gần tương tự Công ty Hùng Lĩnh từng diễn ra trước đó. Cụ thể, vào ngày 29/12/2023, CTCP Thương mại Phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam thông báo sở hữu hơn 51.7 triệu cp OGC, tương ứng tỷ lệ 17.24%, trở thành cổ đông lớn tại OGC từ vị thế không sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào trước đó. Công ty này được thành lập ngày 25/12/2023, tức chỉ trước thời điểm giao dịch nói trên 4 ngày.
Động thái trên diễn ra không lâu sau khi một công ty cũng mới thành lập khác có tên CTCP Xây dựng Sông Hồng Bắc Việt thông báo sở hữu hơn 27 triệu cp OGC, tương ứng tỷ lệ 9.02%, cũng từ vị thế không sở hữu cổ phiếu trước đó. Công ty này thành lập ngày 01/12/2023, trước thời điểm thực hiện giao dịch 7 ngày.
Trong diễn biến liên quan đến OGC, vào tháng 5/2024, Công ty thông báo đã nhận lại được tài sản là 68 triệu cp của CTCP One Capital Hospitality (HNX: OCH). Lượng cổ phiếu này được dùng làm tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ của OGC với đối tác từ năm 2014.
Cũng trong tháng 5, tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo OGC chia sẻ về nhiều định hướng chiến lược cho trung và dài hạn, với trọng tâm chính là phát triển các dự án bất động sản tại các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM.
Quý 1 vừa qua, OGC lỗ sau thuế gần 30 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ hơn 11 tỷ đồng. Công ty lý giải doanh thu đi xuống dẫn đến lãi gộp suy giảm, do tình hình kinh tế khó khăn chung, sức tiêu thụ của thị trường vẫn còn hạn chế so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, doanh thu tài chính cũng giảm do lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm, trong khi chi phí tài chính tăng do các khoản lãi vay tăng, tương ứng với các khoản vay ngân hàng tăng nhằm thực hiện các khoản đầu tư tại các đơn vị thành viên tại thời điểm cuối năm 2023. Ngoài ra, chi phí bán hàng cũng tăng do phải tăng cường công tác truyền thông, quảng cáo, khuyến mại trong bối cảnh thị trường ảm đạm.
Trước đó, do lãi sau thuế chưa phân phối cuối 2023 là số âm, cổ phiếu OGC đã rơi vào diện cảnh báo.
Du lịch phục hồi, vì sao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp lưu trú, nghỉ dưỡng chưa sáng?
Lượng khách du lịch đã hồi phục mạnh kể từ COVID-19, doanh thu các doanh nghiệp lưu trú, nghỉ dưỡng đã cải thiện khá tốt, nhưng kết quả cuối cùng vẫn chưa thực sự khả quan.
Quý 1/2024, thống kê của VietstockFinance cho thấy, 13 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trú, nghỉ dưỡng đạt tổng cộng 680 tỷ đồng doanh thu, tăng 15% so với thời điểm 1 năm trước, nhưng lỗ đến 47 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 17 tỷ đồng.
Lãi ròng của HGT, BTV, PDC, HOT, NVT, EIN và CTC đã cải thiện, riêng NVT và CTC có lãi trở lại, còn EIN bớt lỗ. Trong khi đó, những tên tuổi lớn như VNG hay OCH thì lỗ nặng hơn. VTG, DAH, ATS và SGH cũng cho kết quả đi lùi.
KQKD quý 1/2024 của các doanh nghiệp có lợi nhuận cải thiện so với cùng kỳ (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
Tất cả hoạt động của Dịch vụ Du lịch Bến Thành (UPCoM: BTV) nhìn chung đều tích cực hơn. Doanh thu quý đầu năm đạt 176 tỷ đồng, tăng 27%; chủ yếu nhờ mảng lữ hành đóng góp 36% nguồn thu và tăng 57%, lên 64 tỷ đồng. Biên lãi gộp mảng này tăng vọt từ 9.6% lên 53%, giúp Công ty lãi 6.7 tỷ đồng, tăng 15%.
Bất lợi đáng kể có lẽ là hoạt động bán vé máy bay vừa qua kinh doanh dưới giá vốn, có doanh thu 43 tỷ đồng nhưng chi đến 66 tỷ đồng.
Biên lãi gộp các mảng kinh doanh của BTV (Đvt: %)
Nguồn: Người viết tổng hợp
Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (HOSE: NVT) có lãi trở lại sau 2 quý lỗ liên tiếp, nhờ đẩy mạnh tiếp thị và kinh doanh với khách hàng nước ngoài. Doanh thu tăng 23%, đạt 113 tỷ đồng - mức cao nhất trong hơn chục năm nay.
Biên lãi gộp cải thiện từ 54% lên 59% giúp chủ dự án Six Senses Ninh Vân Bay lãi 3.6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 5.6 tỷ đồng. Lãi vay xuống thấp hơn cũng là động lực để Công ty thu kết quả khả quan, chiếm khoảng 9% phần lợi nhuận sau khi khấu trừ giá vốn, giảm so với con số 17% của quý 1/2023.
Lượng khách du lịch quý đầu năm 2024 tăng vượt bậc giúp doanh thu Du lịch Dịch vụ Hội An (UPCoM: HOT) lên cao nhất kể từ khi đại dịch ập đến vào năm 2020, đạt hơn 35 tỷ đồng, tăng mạnh 67%; qua đó lãi 3.5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ được 128 triệu đồng. Khách sạn Hội An đợt này mang về gần 20 tỷ đồng, gấp đôi quý 1 năm ngoái.
HOT cho hay đã tranh thủ thị trường du lịch thuận lợi để chỉnh trang cảnh quang, trau chuốt sản phẩm dịch vụ và chạy quảng cáo, khuyến mãi bằng các phương tiện truyền thông, qua đó có quý lãi thứ 4 liên tiếp sau giai đoạn trầy trật lỗ liên tục 12 quý.
“Tội đồ” chi phí lãi vay
KQKD quý 1/2024 của các doanh nghiệp có lợi nhuận đi lùi (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
Du lịch Thành Thành Công (HOSE: VNG) lỗ lịch sử 45 tỷ đồng, dù doanh thu tăng mạnh 15%, đạt 160 tỷ đồng. Doanh nghiệp cho biết, tình kinh doanh quý 1 năm nay tốt hơn. Trong kỳ, VNG đã đưa khu resort nghỉ dưỡng Vân Phong Bay tại Dốc Lết, quy mô 200 phòng và 10 biệt thự nghỉ dưỡng, đi vào hoạt động và M&A thành công khách sạn 5 sao TTC Imperial Hotel.
Tuy nhiên, do 2 dự án đầu tư mới làm tăng chi phí khấu hao và lãi vay dẫn đến biên lãi gộp giảm, chi phí tài chính tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vừa rồi lãi vay chiếm 55 tỷ đồng, mức gần cao nhất từ trước đến nay, chỉ sau 63 tỷ đồng của quý 4/2023.
Nhìn lại quá khứ, tỷ lệ chi phí lãi vay trên lãi gộp từ năm 2018 đến trước năm 2020 hầu hết chỉ khoảng 3.5 - 18%. Nhưng từ sau COVID-19, tỷ lệ này duy trì từ 50 - 100%.
Gánh nặng lãi vay cũng ám ảnh One Capital Hospitality (HNX: OCH). Trong bối cảnh hụt nguồn thu chính từ bánh Givral và Kem Tràng Tiền, doanh thu OCH giảm 9%, còn gần 118 tỷ đồng, chủ yếu dựa vào khách sạn Sunrise Nha Trang và StarCity Nha Trang, nhưng kết quả vẫn lỗ ròng gần 20 tỷ đồng. Lý do, chi phí lãi vay lên tới 26 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần cùng kỳ và lên cao nhất 6 năm.
Doanh thu gấp 3 lần, gần 20 tỷ đồng, nhưng lãi ròng của Tập đoàn Khách sạn Đông Á (HOSE: DAH) vẫn “mất hút”. So với 796 triệu đồng cách đây một năm thì nay chỉ đạt 44 triệu đồng, do trích lợi thế thương mại lên tới 3.6 tỷ đồng.
Trước đó, DAH đã thoái toàn bộ vốn CTCP Green Island (giá gốc 80 tỷ đồng, chuyển nhượng 65 tỷ đồng) và CTCP Đầu tư Tài chính Sao Kim (giá gốc 36 tỷ đồng); sau đó mua vào CTCP Đầu tư và Phát triển Vân Phong (giá gốc 177 tỷ đồng, sở hữu 75%) và CTCP Chợ Mơ (giá gốc 155 tỷ đồng, sở hữu 19.9%).
Du lịch Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (UPCoM: VTG) kéo dài mạch lỗ lên con số 4. Đợt này, Công ty lỗ 3.2 tỷ đồng, nặng hơn con số 1.6 tỷ đồng của quý 1/2023. Theo VTG, do công ty con là CTCP Du lịch Nghinh Phong và chi nhánh khu du lịch Biển Đông tạm dừng kinh doanh để chuẩn bị bàn giao liên quan khu đất bãi tắm Thùy Vân nhằm chỉnh trang trục đường Thùy Vân. Điều này cũng làm rơi mất một nửa doanh thu so với cùng kỳ, còn hơn 6.3 tỷ đồng.
Đường đến ngày thoát lỗ lũy kế còn chông gai
Khó khăn kép từ đại dịch và sau đó là việc người dân thắt chặt chi tiêu khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành du lịch xuống thấp, thậm chí lỗ kéo dài.
Thống kê cho thấy, 10/13 doanh nghiệp nêu trên vẫn lỗ lũy kế, tổng số tiền lên đến 1.7 ngàn tỷ đồng; trong đó, hơn một nửa thuộc về NVT và OCH, lần lượt 709 tỷ đồng và 646 tỷ đồng.
Trên thực tế, NVT “ngụp lặn” trong lỗ lũy kế hơn 10 năm nay. Năm 2017, chủ dự án Six Senses Ninh Vân Bay lỗ gần 700 tỷ đồng và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu sớm thoát khỏi tình trạng này, đặc biệt khi mỗi quý chỉ lãi vài tỷ đồng. Ở góc độ tích cực, có thể thấy tình hình của NVT đã dần tốt hơn so với quý 4/2022.
OCH cũng không khá hơn. Chủ Kem Tràng Tiền bắt đầu ghi nhận lỗ lũy kế lớn từ năm 2014, sau khi buộc phải trích lập dự phòng khó đòi đột biến hơn 844 tỷ đồng. Dù số này từng cải thiện hơn một nửa, nhưng hoạt động kinh doanh biến động khiến khoản lỗ tích lũy đến nay còn 646 tỷ đồng.
COVID-19 ập đến cũng là lúc HGT và HOT lỗ nặng. HGT dù sở hữu nhiều khách sạn cao cấp trên “đất vàng” ở Huế, nhưng lỗ lũy kế ngày càng sâu hơn, đến hiện tại đã là 104 tỷ đồng, còn HOT là 54 tỷ đồng. Có thể nói, với mức lãi chỉ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng như hiện tại, ngày thoát cảnh lỗ lũy kế của 2 doanh nghiệp vẫn còn rất chông gai.
Động lực lớn từ chính sách miễn thị thực
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, quý 1/2024, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 4.6 triệu lượt, tăng 76% so với cùng kỳ năm 2023 và gấp 50 lần cách đây 2 năm - giai đoạn ảnh hưởng bởi đại dịch.
Các thị trường lớn ở khu vực Đông Bắc Á tiếp tục là động lực chính. Đặc biệt, Trung Quốc tăng 534%, kế đến là Hàn Quốc (52%), Nhật Bản (52%), Đài Loan (127%).
Các thị trường ở châu Âu cũng tăng sôi động như Anh (37%), Pháp (40%), Đức (40%), Ý (80%), Tây Ban Nha (50%), Nga (69%). Đây đều là những thị trường được hưởng chính sách miễn thị thực đơn phương nhập cảnh vào Việt Nam với thời hạn tạm trú lên đến 45 ngày.
Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa từ đầu năm 2022 đến nay (Đvt: triệu lượt người)
Nguồn: Người viết tổng hợp
So với quý 1/2019, thời điểm trước COVID-19, thị trường tiềm năng là Ấn Độ tăng 304%, Campuchia đạt 335%, Indonesia 188%.
Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới dự báo hoạt động du lịch quốc tế có thể phục hồi hoàn toàn vào cuối năm 2024. Một số nền tảng du lịch châu Á cũng dự báo lạc quan khi cho rằng châu Á còn nhiều dư địa để phục hồi trong năm 2024, đặc biệt đối với thị trường du lịch hàng đầu thế giới như Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của công ty du lịch Arival (Thái Lan), phải đến năm 2025 thì ngành công nghiệp không khói mới vượt qua mức đỉnh từng đạt được trước khi xảy ra đại dịch COVID-19. Ngành du lịch châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt doanh thu 67 tỷ USD vào năm 2024 và 75 tỷ USD vào năm 2025.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.