Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
CTCP Giày da và May mặc Xuất khẩu (Legamex, UPCoM: LGM) thông báo triển khai chào bán 4.44 triệu cp riêng lẻ với giá 15,000 đồng/cp, trong đó công ty mẹ là Công ty TNHH Dệt may và Thương mại Hà Nam đăng ký mua 4 triệu cp để nâng sở hữu lên hơn 79% vốn.
Phương án phát hành riêng lẻ của Legamex được ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 2 thông qua vào ngày 23/08. Theo đó, Công ty dự kiến chào bán 4.4 triệu cp riêng lẻ với giá 15,000 đồng/cp, cao hơn 25% giá cổ phiếu LGM đóng cửa phiên 20/09 (12,000 đồng/cp).
Nếu thành công, vốn điều lệ của Legamex sẽ tăng từ 74 tỷ đồng lên 118.4 tỷ đồng. Tổng số tiền huy động tính theo giá chào bán là 66.6 tỷ đồng, Công ty sẽ dùng hơn 40.5 tỷ đồng thanh toán tiền thuế đất (bao gồm tiền lãi quá hạn); 18.5 tỷ đồng thanh toán nợ vay và gần 7.6 tỷ đồng thanh toán nợ Bảo hiểm xã hội. Thời gian giải ngân trong năm 2024-2025.
Cổ phiếu phát hành riêng lẻ bị hạn chế 1 năm và có 2 nhà đầu tư tham gia là Công ty TNHH Dệt may và Thương mại Hà Nam (gọi tắt Công ty Hà Nam) đăng ký mua gần 4 triệu cp và ông Nguyễn Hoàng Lâm mua 444 ngàn cp.
Nếu hoàn tất giao dịch, Công ty Hà Nam sẽ nâng sở hữu lên 79.17% vốn (tương đương gần 9.4 triệu cp) và ông Hoàng Lâm tăng sở hữu từ 0% lên 3.75% vốn.
Về mối liên hệ, Công ty Hà Nam đang là công ty mẹ sở hữu 72.67% vốn LGM; còn ông Hoàng Lâm không có người liên quan và không giữ chức vụ nào tại Legamex.
Từ đầu năm 2024, Legamex liên tục có xáo trộn “thượng tầng”, biến động cổ đông lớn. Giữa tháng 5, xuất hiện màn trao tay 72.67% cổ phần LGM giữa 5 cổ đông lớn và Công ty Hà Nam.
Đáng chú ý, Công ty Hà Nam mới được thành lập vào ngày 25/03/2024, tức chưa đầy 2 tháng khi làm cổ đông lớn của Legamex. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực hoạt động tư vấn quản lý, có địa chỉ tại 265 Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TPHCM.
Vốn điều lệ của Công ty Hà Nam là 90 tỷ đồng do hai cổ đông sáng lập là ông Đỗ Văn Huy (sinh năm 1992) sở hữu 80% vốn và bà Bùi Thị Thủy Chung sở hữu 20% vốn. Ông Huy hiện giữ chức Tổng Giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Về tình hình kinh doanh, từ khi trở thành công ty đại chúng năm 2007, Legamex đều đặn thu về trăm tỷ đồng, nhưng lợi nhuận “tý hon”, thậm chí là lỗ. Năm 2023, Công ty đánh dấu lỗ năm thứ 5 liên tiếp khi lỗ ròng kỷ lục gần 63 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2023 lên trên 133 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm gần 46 tỷ đồng.
Năm 2024, Legamex đặt mục tiêu tổng doanh thu gần 57 tỷ đồng và dự kiến lỗ gần 41 tỷ đồng trên cơ sở duy trì các đơn hàng may mặc hiện có, giữ chân người lao động và chờ thị trường dệt may hồi phục.
Thế Mạnh
FILI
Legamex chào bán 4 triệu cp riêng lẻ cho công ty mẹ, cao hơn 25% thị giá
CTCP Giày da và May mặc Xuất khẩu (Legamex, UPCoM: LGM) thông báo triển khai chào bán 4.44 triệu cp riêng lẻ với giá 15,000 đồng/cp, trong đó công ty mẹ là Công ty TNHH Dệt may và Thương mại Hà Nam đăng ký mua 4 triệu cp để nâng sở hữu lên hơn 79% vốn.
Phương án phát hành riêng lẻ của Legamex được ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 2 thông qua vào ngày 23/08. Theo đó, Công ty dự kiến chào bán 4.4 triệu cp riêng lẻ với giá 15,000 đồng/cp, cao hơn 25% giá cổ phiếu LGM đóng cửa phiên 20/09 (12,000 đồng/cp).
Nếu thành công, vốn điều lệ của Legamex sẽ tăng từ 74 tỷ đồng lên 118.4 tỷ đồng. Tổng số tiền huy động tính theo giá chào bán là 66.6 tỷ đồng,Công ty sẽ dùng hơn 40.5 tỷ đồng thanh toán tiền thuế đất (bao gồm tiền lãi quá hạn); 18.5 tỷ đồng thanh toán nợ vay và gần 7.6 tỷ đồng thanh toán nợ Bảo hiểm xã hội. Thời gian giải ngân trong năm 2024-2025.
Cổ phiếu phát hành riêng lẻ bị hạn chế 1 năm và có 2 nhà đầu tư tham gia là Công ty TNHH Dệt may và Thương mại Hà Nam (gọi tắt Công ty Hà Nam) đăng ký mua gần 4 triệu cp và ông Nguyễn Hoàng Lâm mua 444 ngàn cp.
Nếu hoàn tất giao dịch, Công ty Hà Nam sẽ nâng sở hữu lên 79.17% vốn (tương đương gần 9.4 triệu cp) và ông Hoàng Lâm tăng sở hữu từ 0% lên 3.75% vốn.
Về mối liên hệ, Công ty Hà Nam đang là công ty mẹ sở hữu 72.67% vốn LGM; còn ông Hoàng Lâm không có người liên quan và không giữ chức vụ nào tại Legamex.
Từ đầu năm 2024, Legamex liên tục có xáo trộn “thượng tầng”, biến động cổ đông lớn. Giữa tháng 5, xuất hiện màn trao tay 72.67% cổ phần LGM giữa 5 cổ đông lớn và Công ty Hà Nam.
Đáng chú ý, Công ty Hà Nam mới được thành lập vào ngày 25/03/2024, tức chưa đầy 2 tháng khi làm cổ đông lớn của Legamex. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực hoạt động tư vấn quản lý, có địa chỉ tại 265 Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TPHCM.
Vốn điều lệ của Công ty Hà Nam là 90 tỷ đồng do hai cổ đông sáng lập là ông Đỗ Văn Huy (sinh năm 1992) sở hữu 80% vốn và bà Bùi Thị Thủy Chung sở hữu 20% vốn. Ông Huy hiện giữ chức Tổng Giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Về tình hình kinh doanh, từ khi trở thành công ty đại chúng năm 2007, Legamex đều đặn thu về trăm tỷ đồng, nhưng lợi nhuận “tý hon”, thậm chí là lỗ. Năm 2023, Công ty đánh dấu lỗ năm thứ 5 liên tiếp khi lỗ ròng kỷ lục gần 63 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2023 lên trên 133 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm gần 46 tỷ đồng.
Năm 2024, Legamex đặt mục tiêu tổng doanh thu gần 57 tỷ đồng và dự kiến lỗ gần 41 tỷ đồng trên cơ sở duy trì các đơn hàng may mặc hiện có, giữ chân người lao động và chờ thị trường dệt may hồi phục.
Để thanh lý tài sản không sử dụng, CTCP Garmex Sài Gòn G đã tìm tất cả nguồn lực thân quen, thân hữu, sẵn sàng chi trả "hoa hồng" cho môi giới... nhưng nhiều lần đem bán tỷ lệ thành công thấp.
Nỗi niềm trên được ông Nguyễn Việt Cường - Chủ tịch HĐQT Garmex Sài Gòn giãi bày tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 diễn ra ngày 27/06.
ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Garmex tổ chức sáng 27/06 tại Vũng Tàu - Ảnh: Thế Mạnh
Không tái cấu trúc có thể lỗ gấp đôi
Phân trần khoản lỗ ròng 52 tỷ đồng năm 2023, ông Nguyễn Việt Cường - Chủ tịch HĐQT Garmex nhấn mạnh nếu không tái cấu trúc Công ty có thể lỗ gấp đôi. Đến gần cuối quý 1/2023 Công ty mới tiến hành tái cấu trúc, lỗ chủ yếu do chi phí liên quan tái cấu trúc như hỗ trợ người lao động, chi phí khấu hao thiết bị máy móc... nhưng năm 2024 phần chi phí này sẽ đỡ hơn nhiều.
Theo ông Cường, Garmex sẽ quyết liệt thực hiện 2 nhiệm vụ chính gồm thanh lý tài sản không sử dụng và thu hồi công nợ với đối tác. Nếu thị trường thuận lợi Công ty thanh lý tài sản thành công, chuyển thành tiền và tạo ra nguồn lực rất lớn. Bên cạnh đó, dự án bất động sản cũng bắt đầu bán hàng kỳ vọng năm 2024 "hái trái", mang lại dòng tiền hiệu quả.
Trước đó, khoản đầu tư duy nhất của Garmex năm 2023 là thực hiện tăng vốn góp tại CTCP Phú Mỹ từ hơn 4 tỷ đồng lên gần 24 tỷ đồng, tương ứng 32.47% vốn. Hiện, Phú Mỹ đang thực hiện 2 dự án gồm khu nhà ở thương mại Phú Mỹ và khu nhà ở thương mại Tân Mỹ.
Lãnh đạo Garmex cho biết, dự án nhà ở thương mại Phú Mỹ đã hoàn thành xong cơ sở hạ tầng, sổ đỏ đã được cấp, có thể thực hiện bán hàng thu tiền. Điều này cũng thể hiện việc đầu tư ngoài lĩnh vực may mặc bắt đầu có hiệu quả.
Riêng với dự án Tân Mỹ, Garmex đề xuất thanh lý biên bản thỏa thuận với giá trị cả tiền mua đất và công trình trên đất là 35 tỷ đồng. Tuy nhiên, Phú Mỹ xác nhận giá trị thanh lý chỉ còn 11 tỷ đồng. Do chênh lệch lớn, cổ đông GMC đã không thông qua tờ trình thanh lý biên bản thỏa thuận trên.
Nói về tình hình thu hồi công nợ với đối tác, ông Cường cho biết: "Chúng tôi đòi nợ ròng rã một năm rưỡi, qua cuộc họp gần nhất vào tháng 6 đã thấy hướng đi, hy vọng ba tháng tới sẽ thu được một nửa số nợ, thậm chí có thể đòi hơn”, ông Cường nói và cho biết tiếp tục theo tiến độ sẽ giải quyết trong quý 3-4/2024.
Năm 2024, Garmex đề ra mục tiêu doanh thu 50.5 tỷ đồng và lãi ròng 40 tỷ đồng. Quý đầu năm, Công ty lãi trên 1 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ gần 21 tỷ đồng, qua đó giảm lỗ lũy kế tại ngày 31/03/2024 còn hơn 72 tỷ đồng.
Lãnh đạo Garmex khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện những kế hoạch được ĐHĐCĐ 2022-2023 giao để đưa Công ty sang một trang mới, khi có đầy đủ vốn để đầu tư mới, thực hiện ngành nghề mới đã đề ra như logistics, kinh doanh bán lẻ, bất động sản...
"Đang làm tất cả mọi cách" để bán được tài sản
Liên quan đến hoạt động thanh lý tài sản chưa đạt hiệu quả, Chủ tịch Nguyễn Việt Cường giãi bày đã tìm tất cả nguồn lực thân quen, thân hữu, bạn bè, mở đấu giá công khai, sẵn sàng chi trả "hoa hồng" cho môi giới... nhưng để thanh lý tài sản lớn như đất đai, nhà xưởng vô cùng khó khăn, nhiều lần đem bán tỷ lệ thành công thấp.
Theo ông Cường thị trường giai đoạn này không ủng hộ dù Garmex có năng lực định giá, tìm kiếm khách hàng... tất cả đều đã làm hết, thậm chí chào cả bên ngoài ngành như logistics, kho bãi nhưng không ai muốn làm, ngay cả các doanh nghiệp dệt may cũng từ chối. Dù vậy, Công ty sẽ tiếp tục thực hiện quá trình thanh lý tài sản và không có gì thay đổi kế hoạch so với năm trước.
Hồi đầu năm, Garmex lên kế hoạch chuyển nhượng thửa đất hơn 5ha tại xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thửa đất 2.6ha tại cụm công nghiệp Hà Lam - Chợ Được, xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Công ty TNHH May Tân Mỹ (Vũng Tàu), công ty con do Garmex sở hữu 100% vốn - Ảnh: Thế Mạnh
Tuy nhiên, việc chuyển nhượng không được thuận lợi như kế hoạch. Đối với khu đất 2.6ha, Công ty dự kiến bán với giá khởi điểm 156 tỷ đồng nhưng bất thành. Tài sản này được đem ra đấu giá lần 2 giá khởi điểm giữ nguyên so với lần đầu. Thời gian tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá chậm nhất đến 17h ngày 18/06/2024 nhưng cũng chưa có kết quả.
Cố chấp giữ công nhân có thể tiêu tốn 100 tỷ/năm
Theo chia sẻ của Chủ tịch Nguyễn Việt Cường, nếu tiếp tục khôi phục ngành nghề may mặc truyền thống, hầu như cơ hội hiện nay chưa rõ ràng, các doanh nghiệp dệt may đang gặp nhiều khó khăn kể cả những doanh nghiệp lớn.
Trước đó tại ĐHĐCĐ 2022-2023, cổ đông Garmex đã từ chối phương án giữ công nhân vì việc này có thể tiêu tốn một năm khoảng 100 tỷ đồng. “Nếu bất chấp giữ công nhân để chờ cơ hội thì chúng tôi không có nguồn lực bởi trước đó Công ty liên tục chia cổ tức, thậm chí đợt chia gần nhất 50% bằng tiền cho năm 2021”, ông Cường thông tin và cho biết nguồn tiền để lại của Garmex không đủ để nuôi công nhân một năm trong khi đơn hàng không đáp ứng.
Việc cắt giảm lao động đã được Garmex tính toán từ trước khi trích lập dự phòng trợ cấp mất việc hơn 20 tỷ đồng trong năm 2022. Nhờ trích lập từ trước, khoản lỗ của Công ty trong năm 2023 cải thiện 39%. Tại thời điểm cuối năm 2023, Garmex chỉ còn 35 nhân sự, giảm hơn 1,800 người so với cuối năm 2022 và hơn 3,700 người so với cuối 2021.
Làn sóng dịch chuyển ngành may mặc ra Bắc
Bày tỏ hoài nghi việc Garmex đang dần buông ngành may mặc, đại diện CTCP Dệt may Gia Định (Giditex) - cổ đông lớn sở hữu trên 10% vốn GMC - chất vấn đoàn chủ tọa làm sao để khôi phục lại khi đã thanh lý hết máy móc, cho công nhân nghỉ hết.
Đại diện Giditex phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: Thế Mạnh
Chủ tịch Nguyễn Việt Cường nhắc lại cuộc họp ĐHĐCĐ 2020-2021 khi tình hình gia công may gặp khó khăn khách hàng rời đi, thời điểm đó Garmex đã báo cáo cổ đông đang gặp trục trặc, khách hàng đi ra ngoài Bắc hết.
“Hầu như chúng tôi thấy làn sóng dịch chuyển của ngành may mặc ra Bắc rõ ràng, đặc biệt trong và sau COVID-19. Để vượt tình trạng phải đa dạng hóa ngành nghề thêm, cổ đông lớn, chiến lược cùng chung tay đưa Công ty vượt khó”, ông Cường chia sẻ.
Vị Chủ tịch cũng nhấn mạnh việc Công ty thanh lý tài sản, nhà máy không có nhu cầu sử dụng, còn những nhà máy có nhu cầu sử dụng vẫn được giữ lại. Bất kỳ tình huống dệt may phía Nam thuận lợi, chúng ta vẫn có hai nhà máy chủ lực ở TPHCM là An Nhơn và An Phú sẽ hoạt động lại bình thường.
“Trước đến nay chỉ có hai nhà máy An Nhơn và An Phú mới tạo ra lợi nhuận, năng lực sản xuất mạnh nhất vẫn ở TPHCM”, ông Cường thông tin và cho biết hai nhà máy ở Quảng Nam và Tân Mỹ (Vũng Tàu) Garmex chỉ tận dụng tăng thêm công suất, từ đó giờ không mang lại lợi nhuận cho Công ty dù hoạt động bình thường, thậm chí cả thời đỉnh cao..
Lãnh đạo Garmex lần nữa khẳng định ngành may mặc truyền thống vẫn làm nhưng sẽ làm với đối tác mạnh, để đảm bảo thời gian cam kết với nhau đi được lâu, khi đó có thể xây dựng lại lực lượng lao động, có lợi nhuận, tiến hành cải cách... Khó khăn còn nhiều nhưng cơ hội vẫn lớn, Công ty sẽ chừa nguồn lực tốt nhất để chờ thị trường quay lại.
Đầu tư xanh tốn tiền nhưng chưa chắc có khách?
Ông Nguyễn Việt Cường - Chủ tịch HĐQT Garmex
Trao đổi bên lề ĐHĐCĐ với người viết, Chủ tịch Nguyễn Việt Cường cho biết cơ hội quay lại ngành may mặc vẫn có với điều kiện kết nối hạ tầng, chính sách lương các miền gần như nhau, không tạo sự chênh lệch... Vị Chủ tịch cũng nhận thấy ngành may mặc đang đi dần vào vòng xoáy đào thảo, cùng với yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ như Bangladesh, Ấn Độ.
Liên quan đến các điều kiện xanh hóa ngành may vẫn chưa chuyển đổi kịp, lãnh đạo Garmex cho rằng để đạt xanh mất 12 tháng, sau đó chờ 6 tháng để đánh giá. Đầu tư nhà máy xanh mất thời gian như vậy trong khi cần tốn 1.5 triệu USD, làm xong cũng chưa chắc khách đã vào.
“Chúng ta đi quá chậm, để bắt đầu làm quá muộn và cần trả lời câu hỏi đầu tư xanh tốn nhiều tiền nếu không có khách thì sao?”, ông Cường cho hay.
Những gương mặt mới trong ban lãnh đạo Garmex
ĐHĐCĐ Garmex đã bầu ra 5 thành viên HĐQT và 3 thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2024-2029. Cơ cấu HĐQT có 4 thành viên kế thừa từ nhiệm kỳ cũ gồm ông Nguyễn Việt Cường, ông Bùi Minh Tuấn, ông Lê Văn Hùng và ông Nguyễn Trần Anh Minh, 1 thành viên mới trúng cử là bà Nguyễn Thị Diễm My (do Giditex giới thiệu và đề cử). Ngược lại, ông Trần Vũ không tái đắc cử vào HĐQT nhiệm kỳ mới.
Bà Nguyễn Thị Diễm My sinh năm 1989, nguyên quán Cà Mau, trình độ chuyên môn Tài chính Kế toán. Bà gia nhập Giditex từ năm 2022 và hiện đang giữ chức Kế toán trưởng. Bà My từng giữ chức Thành viên HĐQT CTCP Giày da và May mặc Xuất Khẩu (Legamex, UPCoM: LGM), trước khi từ nhiệm tháng 1/2024 ngay thời điểm Giditex rút toàn bộ vốn khỏi Legamex.
Trước đó, tháng 6/2023, Giditex cũng đã giới thiệu bà Nguyễn Thị Diễm My tham gia vào HĐQT CTCP Bông Bạch Tuyết B nhưng kết quả không trúng cử. Đến tháng 7, Giditex báo cáo đã bán toàn bộ 35% vốn BBT, sau lần 1 bất thành vào giữa tháng 5/2023 do giá không đạt kỳ vọng.
Thông tin giới thiệu bà Nguyễn Thị Diễm My theo Bông Bạch Tuyết.
Về các thành viên trong Ban Kiểm soát, ĐHĐCĐ Garmex đã bầu ba thành viên gồm ông Mai Thanh Tol, ông Từ Vũ Trí và bà Trần Thị Thu Yến. Riêng ông Trí là thành viên kế thừa duy nhất từ nhiệm kỳ cũ, còn lại hai nhân sự do nhóm cổ đông lớn giới thiệu.
Về kế hoạch trả thù lao năm 2024, Chủ tịch HĐQT Garmex dự kiến nhận 6 triệu đồng/tháng, thành viên HĐQT nhận 5 triệu đồng/người/tháng. Ban Kiểm soát gồm Trưởng ban sẽ nhận 4 triệu đồng/tháng trong khi thành viên nhận 2.4 triệu đồng/người/tháng.
Thế Mạnh
FILI
CTCP Giày da và May mặc Xuất khẩu (Legamex, UPCom: LGM) vừa chứng kiến sự thay đổi lớn trong cơ cấu cổ đông. Điểm nhấn là màn trao tay gần 73% cổ phần LGM giữa nhóm cổ đông lớn và doanh nghiệp “2 tháng tuổi” của nam CEO 9x.
Dịch chuyển cơ cấu cổ đông lớn
Ngày 10/05, nhóm cổ đông lớn gồm 5 cá nhân nắm giữ tổng cộng 72.67% vốn LGM đã chuyển nhượng toàn bộ, qua đó thoái sạch vốn khỏi Legamex. Bên nhận chuyển nhượng là Công ty TNHH Dệt may và Thương mại Hà Nam (gọi tắt là Công ty Hà Nam).
Cụ thể, bà Dư Nguyễn Khánh Linh đã chuyển nhượng gần 1.69 triệu cp LGM, tương đương 22.77% vốn; ông Đỗ Văn Huy chuyển nhượng gần 1.66 triệu cp (tỷ lệ 22.41%); bà Bùi Thị Thủy Chung chuyển gần 1.34 triệu cp (tỷ lệ 18.08%) và ông Nguyễn Hoàng Vi chuyển 696,000 cp (tỷ lệ 9.41%). Chiều ngược lại, Công ty Hà Nam nhận chuyển nhượng gần 5.4 triệu cp (72.67% vốn LGM). Trước đó, Công ty không sở hữu cổ phiếu nào.
Phiên 10/05, thị trường ghi nhận gần 5.4 triệu cp LGM giao dịch thỏa thuận, bằng đúng lượng nêu trên. Giá trị thương vụ 81.2 tỷ đồng, tương đương hơn 15,000 đồng/cp, cao hơn 14% so với giá đóng cửa cùng ngày là 13,300 đồng/cp.
Trước đó, Công ty Hà Nam đã được ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Legamex (diễn ra ngày 25/04) chấp thuận việc nhận sở hữu cổ phần mà không phải chào mua công khai, căn cứ thư kiến nghị ngày 02/04 của nhóm cổ đông lớn sở hữu 72.67% vốn và đây cũng là bên chuyển cổ phần.
Công ty Hà Nam chỉ mới được thành lập vào ngày 25/03/2024, trước thời gian tổ chức đại hội 1 tháng; địa chỉ tại 265 Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TPHCM; hoạt động chính trong lĩnh vực hoạt động tư vấn quản lý; vốn điều lệ 90 tỷ đồng.
Đứng sau doanh nghiệp non trẻ này là ông Đỗ Văn Huy, sở hữu 80% vốn (tương ứng góp 72 tỷ đồng) và bà Bùi Thị Thủy Chung 20%. Ông Đỗ Văn Huy, sinh năm 1992, đang làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật Công ty.
Đáng nói, ông Huy và bà Chung cũng chính là 2 cá nhân trong nhóm cổ đông lớn chuyển quyền sở hữu cổ phần của Legamex cho Công ty Hà Nam. Như vậy, đây được xem là giao dịch chuyển từ sở hữu cá nhân sang tổ chức liên quan.
Bà Chung chỉ mới làm cổ đông lớn của Legamex vào ngày 02/01/2024, sau khi mua gần 1.1 triệu cp và nâng sở hữu từ 3.3% lên 18.08%. Cùng thời gian bà Chung thành cổ đông lớn, từ ngày 25/12/2023 - 02/01/2024, CTCP Dệt may Gia Định (Giditex) đã thoái toàn bộ gần 1.9 triệu cp LGM, tương ứng 25.5% vốn và không còn là cổ đông của Legamex vào ngày 03/01.
Trước đó, Giditex quyết bán sạch 50% cổ phần Legamex từ ngày 28/04 - 19/05/2023 nhưng bất thành, do không đạt mức giá như phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Phải tới lần giao dịch thứ hai, từ 15 - 20/06/2023, tổ chức này mới bán thành công một nửa cổ phần đăng ký.
Đây cũng là thời điểm, Legamex đón thêm 2 cổ đông lớn cá nhân gồm ông Đỗ Văn Huy và ông Nguyễn Hoàng Vi. Ngày 20/06/2023, ông Huy báo cáo mua vào 1.65 triệu cp LGM và nâng sở hữu từ 0.11% lên 22.41%; còn ông Vi mua 552,500 cp, nâng sở hữu từ 1.78% lên 9.25%.
Nhiều biến động ở thượng tầng lãnh đạo
Từ sự kiện Giditex rời đi, ngày 05/01/2024, loạt lãnh đạo cấp cao của Legamex đã nộp đơn xin từ nhiệm, gồm ông Lê Xuân Khanh - Chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Thị Diễm My - Thành viên HĐQT, ông Phạm Ngọc Hiếu - Trưởng Ban kiểm soát, ông Lâm Thanh Xuân - Thành viên Ban kiểm soát và bà Tạ Thị Hồng Thắm - Thành viên Ban kiểm soát.
Trước đó, bà Dư Nguyễn Khánh Linh - Thành viên HĐQT Legamex cũng xin từ nhiệm vào ngày 13/07/2023. Như vậy, toàn bộ thành viên HĐQT và Ban kiểm soát Legamex nhiệm kỳ 2021-2026 đã từ nhiệm.
5 cá nhân từ nhiệm ngày 05/01 đều là người có liên quan Giditex. Trong đó, ông Lê Xuân Khanh là Chánh Văn phòng HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Giditex; bà Nguyễn Thị Diễm My là Kế toán trưởng; ông Phạm Ngọc Hiếu là Trưởng Ban kiểm soát; ông Lâm Thanh Xuân là Chuyên viên kế toán tổng hợp và bà Tạ Thị Hồng Thắm là Kiểm soát viên.
Với tình hình trên, ngày 27/02, HĐQT Legamex đã triệu tập ĐHĐCĐ bất thường 2024 và nhất trí thông qua miễn nhiệm Thành viên HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2021-2026. Đồng thời, ĐHĐCĐ đã bầu bổ sung 3 Thành viên HĐQT cho thời gian còn lại của nhiệm kỳ, gồm ông Nguyễn Hoàng Vũ, bà Nguyễn Lê Hồng Ngọc và ông Lê Hồng Chiến.
Trong đó, ông Vũ làm Chủ tịch HĐQT kiêm Thành viên Ủy ban Kiểm toán trực thuộc HĐQT, bà Ngọc làm Thành viên độc lập HĐQT kiêm Chủ tịch Ủy ban Kiểm toán.
Đến ngày 05/03, HĐQT Legamex quyết định tái bổ nhiệm chức Tổng Giám đốc Công ty đối với ông Lê Hồng Chiến, thời hạn 12 tháng, kể từ ngày 11/03/2024. Ông Chiến cũng là Tổng Giám đốc Giditex và người liên quan hiếm hoi của tổ chức này tại Legamex sau khi Giditex rút chân.
Cùng ngày, HĐQT Legamex miễn nhiệm chức Người phụ trách quản trị Công ty đối với bà Trần Thị Xuân Mẫn và Đỗ Thị Hồng.
Chủ mới có giúp xoay chuyển tình thế thua lỗ kéo dài?
Giữa loạt biến động, Legamex trải qua chuỗi ngày kinh doanh đầy khó khăn. Từ khi trở thành công ty đại chúng, doanh thu hàng năm duy trì trăm tỷ đồng, nhưng lợi nhuận vô cùng khiêm tốn, thậm chí là lỗ.
Năm 2023, Legamex đánh dấu lỗ năm thứ 5 liên tiếp với mức lỗ kỷ lục gần 63 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2023 lên trên 133 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm gần 46 tỷ đồng.
Nguồn cơn bắt đầu từ cuối tháng 9/2022, Legamex đứt gãy đơn hàng gia công tủ vải cho Gilimex (hệ quả liên đới từ lùm xùm Gilimex khởi kiện Amazon).
Thời điểm đó, Công ty tập trung chuyển đổi toàn bộ nguồn lực sang sản xuất gia công may mặc thời trang, dẫn đến năng suất sản xuất thấp, doanh thu không đủ bù lương và các khoản phúc lợi của sản xuất, lợi nhuận gộp âm. Năm 2023, doanh thu của Legamex chỉ đạt hơn 31 tỷ đồng, lao dốc 76% so với năm trước.
Năm 2024, Legamex đặt mục tiêu tổng doanh thu và thu nhập hơn 56.6 tỷ đồng, dự kiến lỗ gần 41 tỷ đồng, trên cơ sở duy trì các đơn hàng may mặc hiện có, giữ chân người lao động và chờ thị trường dệt may hồi phục.
Vào cuối tháng 5, HĐQT Legamex thông qua ký kết 3 hợp đồng gia công với Giditex để giao hàng gia công hàng may mặc thời trang, gồm quần dài nữ (jean), áo, quần học sinh. Tổng giá trị hợp đồng dự kiến 3 tỷ đồng.
Theo chia sẻ của ông Lê Hồng Chiến - Tổng Giám đốc Legamex tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, điều kiện tiên quyết để Công ty duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, không bị cưỡng chế hóa đơn và thực hiện được kế hoạch đề ra là phải thu hồi công nợ từ Giditex.
Tính tới 31/12/2023, Giditex nợ Legamex 16.26 tỷ đồng. Đây là số tiền cần phải thu hồi sớm để Công ty có tiền trả nợ thuế cho Nhà nước, để không bị cưỡng chế hóa đơn, bổ sung dòng tiền nhằm tiếp tục thực hiện kế hoạch chuyển đổi đa dạng mặt hàng.
Hiện nay, Legamex đang nợ thuế hơn 50 tỷ đồng; trong đó, số tiền thuê đất tính đến ngày 31/12/2023 là gần 43 tỷ đồng, tiền chậm nộp tiền thuê đất hơn 7 tỷ đồng.
Công ty đã bị Cơ quan thuế áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản tại các ngân hàng để cưỡng chế thuế. Trong năm 2023, Legamex đã nộp khoảng 18 tỷ đồng tiền thuê đất và hơn 1 tỷ đồng tiền khác, nhưng số nợ đến cuối năm 2023 vẫn còn rất lớn.
Ông Chiến cũng nhấn mạnh về khả năng Cơ quan thuế sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế mạnh hơn đối với Legamex, đặc biệt là cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn. Khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ bị ngưng toàn bộ, khách hàng chấm dứt hợp đồng, không tiếp tục giao đơn hàng, vì Legamex vi phạm pháp luật về thuế và không thể xuất hóa đơn.
Cổ phiếu LGM bị HNX “tuýt còi”
Sau nhiều lần bị nhắc nhở vì chậm lên sàn, 7.4 triệu cp LGM lần đầu giao dịch trên UPCoM vào ngày 18/12/2019, với giá tham chiếu 7,400 đồng/cp. LGM từng đạt đỉnh hồi giữa tháng 3/2022, quanh vùng 28,000 đồng/cp (giá điều chỉnh), gần gấp 2 lần thị giá hiện tại (15,000 đồng/cp).
Diễn biến giá cổ phiếu LGM từ đầu năm 2024 đến nay
Trong bối cảnh trên, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hoàng Vũ đã đăng ký mua 300,000 cp LGM từ ngày 16/05 - 14/06, nhằm mục đích đầu tư cá nhân để nâng sở hữu từ 0% lên 4.054%. Tạm tính theo giá hiện tại, lượng cổ phiếu trên có giá khoảng 4 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cổ phiếu LGM hiện chỉ được phép giao dịch vào phiên chiều các ngày trong tuần, do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa mã này vào diện cảnh báo và hạn chế giao dịch kể từ ngày 09/04/2024.
Nguyên nhân do BCTC năm của Legamex bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ 3 năm liên tiếp trở lên và vốn chủ sở hữu âm trong BCTC kiểm toán 2023. Cụ thể, kiểm toán có ý kiến ngoại trừ về việc Công ty vốn hóa chi phí tiền thuê đất trong năm, liên quan đến dự án Lega Fashion House tại địa chỉ số 106 đường 3/2, phường 14, quận 10, TPHCM trong thời gian dự án tại khu đất đã tạm ngừng triển khai.
Một số hình ảnh bên ngoài dự án hiện nay và phối cảnh dự án - Ảnh: Thế Mạnh
Tổng Giám đốc Lê Hồng Chiến cho biết, hiện tại, tiền thuế đất phải trả hàng năm cho Nhà nước hơn 8.9 tỷ đồng. Đây là số tiền quá lớn, vượt khả năng tài chính hiện nay của Công ty, trong khi dự án chậm triển khai do vướng mắc về quy hoạch từ năm 2013 đến nay. Định hướng trong thời gian tới, Công ty sẽ tìm kiếm đối tác mới có năng lực để hợp tác đầu tư, giải quyết các vướng mắc tồn đọng và triển khai dự án.
Thế Mạnh
FILI
Chuyển động tại Legamex: Chủ mới lộ diện có giúp xoay chuyển tình thế?
CTCP Giày da và May mặc Xuất khẩu (Legamex, UPCom: LGM) vừa chứng kiến sự thay đổi lớn trong cơ cấu cổ đông. Điểm nhấn là màn trao tay gần 73% cổ phần LGM giữa nhóm cổ đông lớn và doanh nghiệp “2 tháng tuổi” của nam CEO 9x.
Dịch chuyển cơ cấu cổ đông lớn
Ngày 10/05, nhóm cổ đông lớn gồm 5 cá nhân nắm giữ tổng cộng 72.67% vốn LGM đã chuyển nhượng toàn bộ, qua đó thoái sạch vốn khỏi Legamex. Bên nhận chuyển nhượng là Công ty TNHH Dệt may và Thương mại Hà Nam (gọi tắt là Công ty Hà Nam).
Cụ thể, bà Dư Nguyễn Khánh Linh đã chuyển nhượng gần 1.69 triệu cp LGM, tương đương 22.77% vốn; ông Đỗ Văn Huy chuyển nhượng gần 1.66 triệu cp (tỷ lệ 22.41%); bà Bùi Thị Thủy Chung chuyển gần 1.34 triệu cp (tỷ lệ 18.08%) và ông Nguyễn Hoàng Vi chuyển 696,000 cp (tỷ lệ 9.41%). Chiều ngược lại, Công ty Hà Nam nhận chuyển nhượng gần 5.4 triệu cp (72.67% vốn LGM). Trước đó, Công ty không sở hữu cổ phiếu nào.
Phiên 10/05, thị trường ghi nhận gần 5.4 triệu cp LGM giao dịch thỏa thuận, bằng đúng lượng nêu trên. Giá trị thương vụ 81.2 tỷ đồng, tương đương hơn 15,000 đồng/cp, cao hơn 14% so với giá đóng cửa cùng ngày là 13,300 đồng/cp.
Trước đó, Công ty Hà Nam đã được ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Legamex (diễn ra ngày 25/04) chấp thuận việc nhận sở hữu cổ phần mà không phải chào mua công khai, căn cứ thư kiến nghị ngày 02/04 của nhóm cổ đông lớn sở hữu 72.67% vốn và đây cũng là bên chuyển cổ phần.
Công ty Hà Nam chỉ mới được thành lập vào ngày 25/03/2024, trước thời gian tổ chức đại hội 1 tháng; địa chỉ tại 265 Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TPHCM; hoạt động chính trong lĩnh vực hoạt động tư vấn quản lý; vốn điều lệ 90 tỷ đồng.
Đứng sau doanh nghiệp non trẻ này là ông Đỗ Văn Huy, sở hữu 80% vốn (tương ứng góp 72 tỷ đồng) và bà Bùi Thị Thủy Chung 20%. Ông Đỗ Văn Huy, sinh năm 1992, đang làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật Công ty.
Đáng nói, ông Huy và bà Chung cũng chính là 2 cá nhân trong nhóm cổ đông lớn chuyển quyền sở hữu cổ phần của Legamex cho Công ty Hà Nam. Như vậy, đây được xem là giao dịch chuyển từ sở hữu cá nhân sang tổ chức liên quan.
Bà Chung chỉ mới làm cổ đông lớn của Legamex vào ngày 02/01/2024, sau khi mua gần 1.1 triệu cp và nâng sở hữu từ 3.3% lên 18.08%. Cùng thời gian bà Chung thành cổ đông lớn, từ ngày 25/12/2023 - 02/01/2024, CTCP Dệt may Gia Định (Giditex) đã thoái toàn bộ gần 1.9 triệu cp LGM, tương ứng 25.5% vốn và không còn là cổ đông của Legamex vào ngày 03/01.
Trước đó, Giditex quyết bán sạch 50% cổ phần Legamex từ ngày 28/04 - 19/05/2023 nhưng bất thành, do không đạt mức giá như phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Phải tới lần giao dịch thứ hai, từ 15 - 20/06/2023, tổ chức này mới bán thành công một nửa cổ phần đăng ký.
Đây cũng là thời điểm, Legamex đón thêm 2 cổ đông lớn cá nhân gồm ông Đỗ Văn Huy và ông Nguyễn Hoàng Vi. Ngày 20/06/2023, ông Huy báo cáo mua vào 1.65 triệu cp LGM và nâng sở hữu từ 0.11% lên 22.41%; còn ông Vi mua 552,500 cp, nâng sở hữu từ 1.78% lên 9.25%.
Nhiều biến động ở thượng tầng lãnh đạo
Từ sự kiện Giditex rời đi, ngày 05/01/2024, loạt lãnh đạo cấp cao của Legamex đã nộp đơn xin từ nhiệm, gồm ông Lê Xuân Khanh - Chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Thị Diễm My - Thành viên HĐQT, ông Phạm Ngọc Hiếu - Trưởng Ban kiểm soát, ông Lâm Thanh Xuân - Thành viên Ban kiểm soát và bà Tạ Thị Hồng Thắm - Thành viên Ban kiểm soát.
Trước đó, bà Dư Nguyễn Khánh Linh - Thành viên HĐQT Legamex cũng xin từ nhiệm vào ngày 13/07/2023. Như vậy, toàn bộ thành viên HĐQT và Ban kiểm soát Legamex nhiệm kỳ 2021-2026 đã từ nhiệm.
5 cá nhân từ nhiệm ngày 05/01 đều là người có liên quan Giditex. Trong đó, ông Lê Xuân Khanh là Chánh Văn phòng HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Giditex; bà Nguyễn Thị Diễm My là Kế toán trưởng; ông Phạm Ngọc Hiếu là Trưởng Ban kiểm soát; ông Lâm Thanh Xuân là Chuyên viên kế toán tổng hợp và bà Tạ Thị Hồng Thắm là Kiểm soát viên.
Với tình hình trên, ngày 27/02, HĐQT Legamex đã triệu tập ĐHĐCĐ bất thường 2024 và nhất trí thông qua miễn nhiệm Thành viên HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2021-2026. Đồng thời, ĐHĐCĐ đã bầu bổ sung 3 Thành viên HĐQT cho thời gian còn lại của nhiệm kỳ, gồm ông Nguyễn Hoàng Vũ, bà Nguyễn Lê Hồng Ngọc và ông Lê Hồng Chiến.
Trong đó, ông Vũ làm Chủ tịch HĐQT kiêm Thành viên Ủy ban Kiểm toán trực thuộc HĐQT, bà Ngọc làm Thành viên độc lập HĐQT kiêm Chủ tịch Ủy ban Kiểm toán.
Đến ngày 05/03, HĐQT Legamex quyết định tái bổ nhiệm chức Tổng Giám đốc Công ty đối với ông Lê Hồng Chiến, thời hạn 12 tháng, kể từ ngày 11/03/2024. Ông Chiến cũng là Tổng Giám đốc Giditex và người liên quan hiếm hoi của tổ chức này tại Legamex sau khi Giditex rút chân.
Cùng ngày, HĐQT Legamex miễn nhiệm chức Người phụ trách quản trị Công ty đối với bà Trần Thị Xuân Mẫn và Đỗ Thị Hồng.
Chủ mới có giúp xoay chuyển tình thế thua lỗ kéo dài?
Giữa loạt biến động, Legamex trải qua chuỗi ngày kinh doanh đầy khó khăn. Từ khi trở thành công ty đại chúng, doanh thu hàng năm duy trì trăm tỷ đồng, nhưng lợi nhuận vô cùng khiêm tốn, thậm chí là lỗ.
Năm 2023, Legamex đánh dấu lỗ năm thứ 5 liên tiếp với mức lỗ kỷ lục gần 63 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2023 lên trên 133 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm gần 46 tỷ đồng.
Nguồn cơn bắt đầu từ cuối tháng 9/2022, Legamex đứt gãy đơn hàng gia công tủ vải cho Gilimex (hệ quả liên đới từ lùm xùm Gilimex khởi kiện Amazon).
Thời điểm đó, Công ty tập trung chuyển đổi toàn bộ nguồn lực sang sản xuất gia công may mặc thời trang, dẫn đến năng suất sản xuất thấp, doanh thu không đủ bù lương và các khoản phúc lợi của sản xuất, lợi nhuận gộp âm. Năm 2023, doanh thu của Legamex chỉ đạt hơn 31 tỷ đồng, lao dốc 76% so với năm trước.
Năm 2024, Legamex đặt mục tiêu tổng doanh thu và thu nhập hơn 56.6 tỷ đồng, dự kiến lỗ gần 41 tỷ đồng, trên cơ sở duy trì các đơn hàng may mặc hiện có, giữ chân người lao động và chờ thị trường dệt may hồi phục.
Vào cuối tháng 5, HĐQT Legamex thông qua ký kết 3 hợp đồng gia công với Giditex để giao hàng gia công hàng may mặc thời trang, gồm quần dài nữ (jean), áo, quần học sinh. Tổng giá trị hợp đồng dự kiến 3 tỷ đồng.
Theo chia sẻ của ông Lê Hồng Chiến - Tổng Giám đốc Legamex tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, điều kiện tiên quyết để Công ty duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, không bị cưỡng chế hóa đơn và thực hiện được kế hoạch đề ra là phải thu hồi công nợ từ Giditex.
Tính tới 31/12/2023, Giditex nợ Legamex 16.26 tỷ đồng. Đây là số tiền cần phải thu hồi sớm để Công ty có tiền trả nợ thuế cho Nhà nước, để không bị cưỡng chế hóa đơn, bổ sung dòng tiền nhằm tiếp tục thực hiện kế hoạch chuyển đổi đa dạng mặt hàng.
Hiện nay, Legamex đang nợ thuế hơn 50 tỷ đồng; trong đó, số tiền thuê đất tính đến ngày 31/12/2023 là gần 43 tỷ đồng, tiền chậm nộp tiền thuê đất hơn 7 tỷ đồng.
Công ty đã bị Cơ quan thuế áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản tại các ngân hàng để cưỡng chế thuế. Trong năm 2023, Legamex đã nộp khoảng 18 tỷ đồng tiền thuê đất và hơn 1 tỷ đồng tiền khác, nhưng số nợ đến cuối năm 2023 vẫn còn rất lớn.
Ông Chiến cũng nhấn mạnh về khả năng Cơ quan thuế sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế mạnh hơn đối với Legamex, đặc biệt là cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn. Khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ bị ngưng toàn bộ, khách hàng chấm dứt hợp đồng, không tiếp tục giao đơn hàng, vì Legamex vi phạm pháp luật về thuế và không thể xuất hóa đơn.
Cổ phiếu LGM bị HNX “tuýt còi”
Sau nhiều lần bị nhắc nhở vì chậm lên sàn, 7.4 triệu cp LGM lần đầu giao dịch trên UPCoM vào ngày 18/12/2019, với giá tham chiếu 7,400 đồng/cp. LGM từng đạt đỉnh hồi giữa tháng 3/2022, quanh vùng 28,000 đồng/cp (giá điều chỉnh), gần gấp 2 lần thị giá hiện tại (15,000 đồng/cp).
Trong bối cảnh trên, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hoàng Vũ đã đăng ký mua 300,000 cp LGM từ ngày 16/05 - 14/06, nhằm mục đích đầu tư cá nhân để nâng sở hữu từ 0% lên 4.054%. Tạm tính theo giá hiện tại, lượng cổ phiếu trên có giá khoảng 4 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cổ phiếu LGM hiện chỉ được phép giao dịch vào phiên chiều các ngày trong tuần, do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa mã này vào diện cảnh báo và hạn chế giao dịch kể từ ngày 09/04/2024.
Nguyên nhân do BCTC năm của Legamex bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ 3 năm liên tiếp trở lên và vốn chủ sở hữu âm trong BCTC kiểm toán 2023. Cụ thể, kiểm toán có ý kiến ngoại trừ về việc Công ty vốn hóa chi phí tiền thuê đất trong năm, liên quan đến dự án Lega Fashion House tại địa chỉ số 106 đường 3/2, phường 14, quận 10, TPHCM trong thời gian dự án tại khu đất đã tạm ngừng triển khai.
Một số hình ảnh bên ngoài dự án hiện nay và phối cảnh dự án - Ảnh: Thế Mạnh
Tổng Giám đốc Lê Hồng Chiến cho biết, hiện tại, tiền thuế đất phải trả hàng năm cho Nhà nước hơn 8.9 tỷ đồng. Đây là số tiền quá lớn, vượt khả năng tài chính hiện nay của Công ty, trong khi dự án chậm triển khai do vướng mắc về quy hoạch từ năm 2013 đến nay. Định hướng trong thời gian tới, Công ty sẽ tìm kiếm đối tác mới có năng lực để hợp tác đầu tư, giải quyết các vướng mắc tồn đọng và triển khai dự án.
CTCP Giày da và May mặc Xuất khẩu (Legamex, UPCoM: LGM) ngày 12/04 công bố văn bản giải trình việc cổ phiếu LGM bị đưa vào diện cảnh báo và hạn chế giao dịch.
Trước đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu LGM vào diện cảnh báo từ ngày 09/04/2024 do BCTC năm của Legamex bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ 3 năm liên tiếp trở lên. Đồng thời, HNX quyết định cổ phiếu LGM vào diện hạn chế giao dịch, cũng từ ngày 09/04/2024, do vốn chủ sở hữu âm (gần 46 tỷ đồng) trong BCTC kiểm toán năm 2023.
Legamex đã giải trình một số nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Cụ thể, kiểm toán có ý kiến ngoại trừ về việc Công ty vốn hóa chi phí tiền thuê đất trong năm liên quan đến khu đất tại địa chỉ số 106 đường 3/2, phường 14, Quận 10, TPHCM trong thời gian dự án tại khu đất đã tạm ngừng triển khai. Về việc này, căn cứ Điều 10 Nghị quyết số 04/NQ-ĐHĐCĐ/NK3 ngày 28/12/2018 của ĐHĐCĐ, Legamex đã và đang triển khai các công việc để tiếp tục dự án, dự án bị chậm triển khai do một số vướng mắc pháp lý về quy hoạch vẫn chưa được tháo gỡ.
Việc vốn chủ sở hữu âm trong BCTC kiểm toán 2023 có nguồn gốc từ các khoản lỗ lũy kế kéo dài nhiều năm, cụ thể là từ năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tiếp sau đó là lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành dệt may của Việt Nam, trong đó Legamex bị tác động mạnh. Sự tác động kép đã nhấn chìm ngành dệt may Việt Nam những năm qua, hàng loạt doanh nghiệp trong ngành phải cắt giảm hoặc ngừng sản xuất, thậm chí giải thể trong điều kiện thiếu hụt đơn hàng, doanh thu sụt giảm, chi phí ngày càng tăng ké theo kết quả lỗ liên tục là điều không tránh khỏi.
Từ cuối 2022, Công ty bị gãy đơn hàng chủ lực gia công tủ vải, Công ty đã tích cực chuyển đổi sản xuất sang gia công các đơn hàng may mặc để thích ứng với tình hình mới. Tuy nhiên, việc chuyển đổi bị động này kéo theo hệ quả đơn hàng hạn chế, năng suất lao động thấp, giá cả cạnh tranh, số lượng đơn hàng nhỏ lẻ nên doanh thu chỉ đủ bù đắp chi phí lương nhân công sản xuất và các chế độ phúc lợi đi kèm. Mặc dù năm 2023, Công ty đã tiết giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng so với 2022 nhưng việc tiết giảm không đủ bù đắp các chi phí, trong đó chi phí tiền thuê đất Nhà nước phát sinh lớn. Bên cạnh đó, Công ty trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi theo các chuẩn mực kế toán, làm cho khoản lỗ năm 2023 hơn 62 tỷ đồng, kéo theo lỗ lũy kế cuối 2023 hơn 133 tỷ đồng.
Về biện pháp khắc phục, trong năm 2024, Legamex sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giải quyết các khó khăn về sản xuất kinh doanh, tài chính.
Cụ thể, Công ty sẽ kiến nghị cơ quan chức năng tháo gỡ các vướng mắc để dự án đủ điều kiện tiếp tục triển khai, giải quyết các tồn đọng liên quan đến dự án. Từ đó giải quyết được ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán, Legamex đảm bảo việc ghi nhận chi phí, vốn hóa đúng với các Chuẩn mực Kế toán Việt nam.
Tiếp tục duy trì các đơn hàng khách hàng hiện tại, đồng thời tìm kiếm các khách hàng có số lượng lớn và ổn định, đơn giá cạnh tranh để duy trì hoạt động sản xuất. Cải thiện năng suất các chuyền, mở rộng số lượng chuyền, nâng cao tay nghề người lao động, giảm thời gian dừng máy và ngưng chuyền để đáp ứng tối đa yêu cầu sản xuất và giao hàng của khách hàng.
Tiết giảm tối đa chi phí, đặc biệt là chi phí gián tiếp để tiếp tục giảm giá thành, gia tăng lợi nhuận.
Kiến nghị cơ quan chức năng xem xét giảm tiền thuê đất hỗ trợ Doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn theo các chính sách hỗ trợ của Nhà nước (nếu có).
Rà soát, thanh lý tài sản, công cụ dụng cụ, hàng tồn kho hư hỏng không còn kế hoạch sử dụng để thu hồi một phần vốn tái đầu tư cũng như góp phần giảm lỗ cho Công ty.
Báo cáo và xin ý kiến HĐQT, ĐHĐCĐ xem xét tăng vốn góp chủ sở hữu trong năm 2024 để giải quyết các khoản nợ, trong đó có nợ thuế Nhà nước, bổ sung nguồn vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh cũng như khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu như hiện nay.
Gia Nghi
FILI
Legamex sẽ khắc phục việc cổ phiếu vào diện cảnh báo và hạn chế giao dịch thế nào?
CTCP Giày da và May mặc Xuất khẩu (Legamex, UPCoM: LGM) ngày 12/04 công bố văn bản giải trình việc cổ phiếu LGM bị đưa vào diện cảnh báo và hạn chế giao dịch.
Trước đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu LGM vào diện cảnh báo từ ngày 09/04/2024 do BCTC năm của Legamex bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ 3 năm liên tiếp trở lên. Đồng thời, HNX quyết định cổ phiếu LGM vào diện hạn chế giao dịch, cũng từ ngày 09/04/2024, do vốn chủ sở hữu âm (gần 46 tỷ đồng) trong BCTC kiểm toán năm 2023.
Legamex đã giải trình một số nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Cụ thể, kiểm toán có ý kiến ngoại trừ về việc Công ty vốn hóa chi phí tiền thuê đất trong năm liên quan đến khu đất tại địa chỉ số 106 đường 3/2, phường 14, Quận 10, TPHCM trong thời gian dự án tại khu đất đã tạm ngừng triển khai. Về việc này, căn cứ Điều 10 Nghị quyết số 04/NQ-ĐHĐCĐ/NK3 ngày 28/12/2018 của ĐHĐCĐ, Legamex đã và đang triển khai các công việc để tiếp tục dự án, dự án bị chậm triển khai do một số vướng mắc pháp lý về quy hoạch vẫn chưa được tháo gỡ.
Việc vốn chủ sở hữu âm trong BCTC kiểm toán 2023 có nguồn gốc từ các khoản lỗ lũy kế kéo dài nhiều năm, cụ thể là từ năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tiếp sau đó là lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành dệt may của Việt Nam, trong đó Legamex bị tác động mạnh. Sự tác động kép đã nhấn chìm ngành dệt may Việt Nam những năm qua, hàng loạt doanh nghiệp trong ngành phải cắt giảm hoặc ngừng sản xuất, thậm chí giải thể trong điều kiện thiếu hụt đơn hàng, doanh thu sụt giảm, chi phí ngày càng tăng ké theo kết quả lỗ liên tục là điều không tránh khỏi.
Từ cuối 2022, Công ty bị gãy đơn hàng chủ lực gia công tủ vải, Công ty đã tích cực chuyển đổi sản xuất sang gia công các đơn hàng may mặc để thích ứng với tình hình mới. Tuy nhiên, việc chuyển đổi bị động này kéo theo hệ quả đơn hàng hạn chế, năng suất lao động thấp, giá cả cạnh tranh, số lượng đơn hàng nhỏ lẻ nên doanh thu chỉ đủ bù đắp chi phí lương nhân công sản xuất và các chế độ phúc lợi đi kèm. Mặc dù năm 2023, Công ty đã tiết giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng so với 2022 nhưng việc tiết giảm không đủ bù đắp các chi phí, trong đó chi phí tiền thuê đất Nhà nước phát sinh lớn. Bên cạnh đó, Công ty trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi theo các chuẩn mực kế toán, làm cho khoản lỗ năm 2023 hơn 62 tỷ đồng, kéo theo lỗ lũy kế cuối 2023 hơn 133 tỷ đồng.
Về biện pháp khắc phục, trong năm 2024, Legamex sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giải quyết các khó khăn về sản xuất kinh doanh, tài chính.
Cụ thể, Công ty sẽ kiến nghị cơ quan chức năng tháo gỡ các vướng mắc để dự án đủ điều kiện tiếp tục triển khai, giải quyết các tồn đọng liên quan đến dự án. Từ đó giải quyết được ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán, Legamex đảm bảo việc ghi nhận chi phí, vốn hóa đúng với các Chuẩn mực Kế toán Việt nam.
Tiếp tục duy trì các đơn hàng khách hàng hiện tại, đồng thời tìm kiếm các khách hàng có số lượng lớn và ổn định, đơn giá cạnh tranh để duy trì hoạt động sản xuất. Cải thiện năng suất các chuyền, mở rộng số lượng chuyền, nâng cao tay nghề người lao động, giảm thời gian dừng máy và ngưng chuyền để đáp ứng tối đa yêu cầu sản xuất và giao hàng của khách hàng.
Tiết giảm tối đa chi phí, đặc biệt là chi phí gián tiếp để tiếp tục giảm giá thành, gia tăng lợi nhuận.
Kiến nghị cơ quan chức năng xem xét giảm tiền thuê đất hỗ trợ Doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn theo các chính sách hỗ trợ của Nhà nước (nếu có).
Rà soát, thanh lý tài sản, công cụ dụng cụ, hàng tồn kho hư hỏng không còn kế hoạch sử dụng để thu hồi một phần vốn tái đầu tư cũng như góp phần giảm lỗ cho Công ty.
Báo cáo và xin ý kiến HĐQT, ĐHĐCĐ xem xét tăng vốn góp chủ sở hữu trong năm 2024 để giải quyết các khoản nợ, trong đó có nợ thuế Nhà nước, bổ sung nguồn vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh cũng như khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu như hiện nay.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.