Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Nhìn chung, bức tranh kinh doanh quý 4/2024 và cả năm 2024 của doanh nghiệp dược trên sàn (HOSE, HNX và UPCoM) gần như đi ngang so với cùng kỳ.
Thống kê từ VietstockFinance, trong số 31 doanh nghiệp ngành dược công bố BCTC quý 4, có 18 doanh nghiệp tăng lợi nhuận (3 công ty chuyển lỗ thành lãi). Còn lại, 12 cái tên giảm lãi và 1 đơn vị thua lỗ.
Kết quả kinh doanh quý 4/2024 của các doanh nghiệp ngành dược
Ở nhóm tăng lãi, Imexpharm là cái tên nổi bật khi đạt kỷ lục lợi nhuận trong một quý với 121 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ. Điều đáng nói, quý 4/2023 cũng là một trong những kỳ kinh doanh đạt lợi nhuận cao nhất của IMP. Doanh nghiệp cho biết, doanh thu quý 4 tăng nhờ mở rộng danh mục sản phẩm bán ra; đồng thời, chi phí bán hàng, quản lý được xử lý hiệu quả hơn.
IMP lập kỷ lục kinh doanh trong quý 4/2024
Traphaco lãi ròng 79 tỷ đồng, tăng 49%, là quý đạt mức lãi cao thứ 2 lịch sử. Tương tự IMP, TRA cũng đã tập trung vào các dòng hàng thế mạnh, qua đó làm giảm giá vốn và kéo lợi nhuận đi lên.
Một ông lớn khác là Dược Hà Tây tăng lãi gần 22%, đạt khoảng 22 tỷ đồng, lý do tương tự 2 doanh nghiệp trên. Bidiphar tăng lãi nhẹ 2%, lên 61 tỷ đồng.
Một số doanh nghiệp thậm chí tăng lãi bằng lần. SPM có doanh thu lùi nhẹ, nhưng nhờ chú trọng vào các sản phẩm có biên lợi nhuận cao, cũng như hoàn nhập được chi phí dự phòng nợ khó đòi mà đạt mức lãi ròng 10 tỷ đồng, gấp 26 lần cùng kỳ. PBC và DAN cũng lãi gấp gần 9 lần và 7 lần so với cùng kỳ, đạt lần lượt 6.5 tỷ đồng và 12 tỷ đồng.
Tuy vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng mỉm cười, kể cả các ông lớn. Dược Việt Nam giảm lãi 38%, còn 44 tỷ đồng, do lợi nhuận từ các đơn vị liên kết và công ty con đi lùi. Lợi nhuận của Dược Hậu Giang cũng thu hẹp 20%, còn 208 tỷ đồng, do chi phí khấu hao dự án mới (nhiều khả năng là nhà máy mới Betalactam).
Kết quả kinh doanh của Dược Hậu Giang
VET là đơn vị duy nhất lỗ ròng, tổng cộng 48 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 9.1 tỷ đồng). Tuy nhiên, nguyên nhân gây thua lỗ đến từ khoản bồi thường cho sự cố bò sữa chết sau khi tiêm vaccine tại Lâm Đồng hồi tháng 7/2024.
Lũy kế, bức tranh chung ngành dược 2024 có sự phân hóa khá mạnh. 2 cái tên lớn là IMP và DBD, dù chỉ tăng lãi nhẹ, đều lập kỷ lục lợi nhuận với con số lần lượt là 321 và 275 tỷ đồng. DVN tăng lãi 25%, lên 433 tỷ đồng.
Đối với FPT Retail , mảng dược đóng góp chính vào kết quả kinh doanh nhờ sự bứt phá của chuỗi dược phẩm Long Châu. Doanh nghiệp cho biết, chuỗi Long Châu đã mang về hơn 25 ngàn tỷ đồng doanh thu, chiếm tới 63% tổng doanh thu toàn công ty, tăng trưởng 59%. Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) của mảng dược năm 2024 đạt 955 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ.
Tuy nhiên, chiều giảm lãi cũng có sự xuất hiện của những cái tên lớn. TRA đi lùi 9%, lãi ròng 239 tỷ đồng, ghi nhận năm giảm lãi thứ 2 liên tiếp sau khi đạt đỉnh năm 2022. Ông lớn đầu ngành - DHG giảm lãi còn 779 tỷ đồng, thấp hơn 26% so với kỷ lục năm trước. DHT giảm lãi 16%, còn 72 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, có 2 doanh nghiệp thua lỗ trong năm 2024. VET, với ảnh hưởng từ khoản bồi thường nêu trên, chịu lỗ 38 tỷ đồng (năm trước lời 29 tỷ đồng).
Cái tên còn lại là DP2, lỗ ròng 5.2 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 24 tỷ đồng). Thực tế, kết quả của DP2 có thể đã tệ hơn nếu như không được Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) xóa nợ lãi tính trên lãi vay chậm trả trong quý 4, qua đó ngắt chuỗi thua lỗ kéo dài từ quý 4/2019.
Kết quả kinh doanh năm 2024 của các doanh nghiệp ngành Dược
Triển vọng sáng cho năm 2025
Các công ty chứng khoán có chung kỳ vọng tươi sáng dành cho ngành dược năm 2025. Theo ABS, quy mô thị trường năm nay dự kiến tiếp tục tăng trưởng, với 4 động lực chính: GDP đầu người tăng dự kiến từ 4,300 lên 4,900 USD, làm tăng khả năng chi tiêu cho sức khoẻ của người dân; Nhận thức của người dân về các vấn đề sức khỏe tăng; Xu hướng già hóa dân số và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.
SSI cũng cho rằng, triển vọng năm 2025 cho ngành dược sẽ tươi sáng hơn, với kỳ vọng các kênh chính đều tăng trưởng. Kênh bệnh viện/thuốc kê đơn (ETC) dự kiến sẽ duy trì đà tăng nhờ các chính sách thuận lợi, trong khi kênh bán lẻ (OTC) dự kiến đã chạm đáy, sẽ phục hồi một phần nhờ kinh tế tăng trưởng.
Tăng trưởng doanh thu của các công ty dự kiến đạt 12%, vượt mức trung bình của ngành trong 2 năm qua. Tăng trưởng lợi nhuận dự kiến đạt 22%, phục hồi sau năm 2024 đầy thách thức.
Tuy nhiên, rủi ro về tỷ giá có thể làm tăng giá nhập khẩu nguyên liệu trong năm 2025. Ngoài ra, tác động của các khoản đầu tư theo xu hướng của Chính sách có thể mất từ 1-2 năm để giúp tăng doanh thu và lợi nhuận của các công ty.
Dù vậy, trong ngắn hạn, Thông tư 07 vẫn là động lực chính đối với tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp như IMP hay DBD, do các công ty thuốc nhập khẩu sẽ bị bất lợi so với các công ty sản xuất thuốc trong nước. Vì vậy, SSI cho rằng, mảng bệnh viện tư nhân sẽ tiếp tục phát triển, đặc biệt là các bệnh viện đa khoa tư nhân nhiều hơn 50 giường tại các tỉnh trên cả nước.
Châu An
FILI - 08:00:00 22/02/2025
Lãnh đạo Bidiphar nhận định, các quy định mới có thể tạo điều kiện về thủ tục cấp số đăng ký thuốc, nhập khẩu hay gia hạn thuốc đều nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này vô tình làm tăng trưởng kênh ETC chậm lại.
Tại buổi tiếp xúc với nhà đầu tư vào ngày 18/02, trước câu hỏi về kế hoạch kinh doanh 2025, đại diện CTCP Trang – Thiết bị Y tế Dược Bình Định (Bidiphar) cho biết con số chính xác chưa thể tiết lộ. Tuy nhiên, về tình hình sơ bộ, kế hoạch doanh thu năm nay sẽ tăng trưởng khoảng 12% so với năm trước.
Năm 2024, DBD đạt gần 1.73 ngàn tỷ đồng doanh thu. Như vậy, ước tính kế hoạch doanh thu của DBD trong năm 2025 rơi vào khoảng hơn 1.9 ngàn tỷ đồng.
Tình hình kinh doanh của DBD
Triển vọng các kênh ETC và OTC khá chậm
Năm 2024, ngành dược chứng kiến sự thay đổi về mặt chính sách, khi có nhiều quy định mới được thông qua. Trong đó có Luật Dược (sửa đổi) tạo sự ưu tiên thủ tục hành chính, đẩy nhanh quá trình xin cấp mới, gia hạn đăng ký thuốc và nhập khẩu thuốc; Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) tạo triển vọng cho các kênh bệnh viện. Ngoài ra còn có Luật đấu thầu 2023 (có hiệu lực vào 1/1/2024) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dược nội địa có dây chuyền sản xuất thuốc đạt chuẩn EU-GMP.
Theo lãnh đạo DBD, Luật bảo hiểm và dược sửa đổi đã gây tác động ở mức tương đối đến ngành dược. Nguyên nhân là do dù luật có hiệu lực, nhưng hiện chưa có văn bản, nghị định hướng dẫn.
“Bộ Y tế phải ra thông tư hướng dẫn, mà việc này có tốc độ tương đối chậm, nên ngành cũng có chút ảnh hưởng. Bởi vậy, doanh thu DBD năm 2024 không đạt kỳ vọng, do các cơ sở y tế không thể đấu thầu trước” – trích lời lãnh đạo DBD.
Thực tế, năm 2024, DBD lập kỷ lục về cả doanh thu và lợi nhuận, lần lượt đạt hơn 1.7 ngàn tỷ và 275 tỷ đồng. Tuy nhiên, DBD chỉ vượt mục tiêu lãi trước thuế (2%), còn kế hoạch doanh thu thực hiện được 86%.
“Mặt khác, một số hướng dẫn vẫn chưa hoàn thiện, đầy đủ, chúng tôi cũng đang chờ thông tư cụ thể. Nhìn chung, tác động tích cực của luật chưa nhiều, nhưng ảnh hưởng thì có. Dự báo, ngành dược 2025 có thể tăng trưởng chậm hơn 2024”.
Đối với triển vọng các kênh bán hàng, lãnh đạo DBD nhận định kênh ETC (thuốc bệnh viện) của DBD sẽ tăng trưởng chậm hơn. Nguyên nhân một phần đến từ các quy định mới.
“Với các luật mới công bố, việc đấu thầu, cấp số đăng ký hoặc gia hạn đăng ký sẽ nhanh hơn, tương tự là số đăng ký thuốc nhập khẩu. Nhưng thực tế, việc đăng ký số mới chậm cũng mang lại lợi thế cho Bidiphar, bởi chúng tôi có nhiều số đăng ký. Bởi vậy, khi thủ tục nhanh hơn, sự cạnh tranh cũng gia tăng và làm giá thuốc có xu hướng giảm. Khi đó, mức tăng trưởng doanh thu năm 2025 sẽ chậm hơn dù sản lượng thuốc có tăng”.
Đối với kênh OTC (thuốc không kê đơn), DBD cho rằng sự phát triển chỉ ở mức trung bình. Giai đoạn 2023-2024 đã chứng kiến sự sụt giảm rất mạnh ở kênh nhà thuốc truyền thống, đối lập với mức tăng trưởng mạnh của các chuỗi. Do vậy, năm 2025, dự báo kênh thuốc truyền thống sẽ tiếp tục sụt giảm, nên mảng OTC của DBD cũng không sáng sủa lắm.
“Số liệu 2024 cho thấy thuốc nhập khẩu tăng cao hơn thuốc nội. Lý do vì các thuốc nhập khẩu, có thương hiệu đa phần phân phối ở chuỗi nhà thuốc. Còn các công ty dược nội địa, để phát triển sản phẩm vào chuỗi thì rất khó. DBD có một số định hướng, hợp tác với các chuỗi lớn như Long Châu, Medic, An Khang… để tăng trưởng thị phần trong chuỗi, bù đắp cho sự sụt giảm mạnh tại các nhà thuốc truyền thống” – theo lãnh đạo DBD.
Hải Âu
FILI - 14:52:32 19/02/2025
Góc nhìn đầu tư 2025: Ngành Bán lẻ Dược phẩm - Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong dài hạn (Kỳ 3)
Trong khi mảng bán lẻ ICT đang từng bước phục hồi tích cực, mảng bán lẻ dược phẩm lại ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ nhờ vào nhu cầu ngày càng tăng trong nước. Đây chính là cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp đồng thời mang đến triển vọng kinh doanh khởi sắc trong thời gian tới.
Châu Á được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh
Theo IQVIA Institute, khu vực tăng trưởng ấn tượng nhất thế giới trong giai đoạn 2024-2028 là châu Á. Khu vực này có sự tăng trưởng nhanh ở cả khối lượng và giá trị tiêu dùng.
Tăng trưởng ở các khu vực có thu nhập cao hơn như Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản sẽ thấp hơn vì các hệ thống y tế đã được thiết lập ổn định.
Ngành dược phẩm tại Việt Nam là thị trường đầy hứa hẹn trong khu vực này với nhu cầu ngày càng cao nhờ dân số ngày càng mở rộng, thu nhập được cải thiện, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng và điều kiện môi trường thuận lợi.
Lịch sử và dự báo sử dụng thuốc theo khu vực trong giai đoạn 2018-2028
Nguồn: The IQVIA Institute
Tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu thuốc của từng khu vực giai đoạn 2024 – 2028
(Đvt: Phần trăm)
Nguồn: The IQVIA Institute
Triển vọng thị trường bán lẻ dược phẩm trong nước
Theo số liệu của World Bank và OECD, mức chi tiêu y tế bình quân của Việt Nam vẫn đang thấp hơn khá nhiều so với mặt bằng chung của thế giới (tham khảo bảng bên dưới). Với dân số lớn và nền kinh tế còn nhiều tiềm năng tăng trưởng thì thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam được đánh giá là còn nhiều dư địa để phát triển trong tương lai.
Chi tiêu y tế bình quân đầu người của các nước trên thế giới
(Đvt: USD PPP)
Nguồn: World Bank và OECD
Ngành dược phẩm tại Việt Nam là thị trường đầy hứa hẹn với nhu cầu ngày càng cao nhờ sự già hóa dân số, thu nhập được cải thiện và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng.
Theo dự báo từ Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP), số lượng người trên 65 tuổi ở Việt Nam sẽ đạt mức 21.44 triệu người, chiếm tỷ lệ 20% dân số vào năm 2050. Trong năm 2023, con số này chỉ mới ở mức 9.44 triệu người và chiếm 9.55% dân số Việt Nam.
Xu hướng già hóa dân số của Việt Nam giai đoạn 2020-2050
(Đvt: Triệu người)
Nguồn: Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP)
Những người cao tuổi thường có nhu cầu sử dụng dược phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cao hơn, do ảnh hưởng của quá trình lão hóa và các vấn đề sức khỏe liên quan. Số lượng người cao tuổi dự kiến gia tăng trong tương lai đồng nghĩa với việc chi tiêu cho các sản phẩm y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng sẽ tăng lên.
Bên cạnh đó, thu nhập bình quân của người dân cũng tăng đáng kể kèm theo nhu cầu và chi tiêu cho sức khoẻ cũng được gia tăng, đồng thời nhận thức của người dân trong chăm sóc sức khỏe ngày càng được nâng cao. Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo tầng lớp trung lưu Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng, đến năm 2035, sẽ có một tỷ lệ dân số trung lưu là 50%.
Nguồn: Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cổ phiếu cần chú ý
FPT Retail (HOSE: FRT) là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ kỹ thuật số, bao gồm các kênh bán hàng trực tuyến kết hợp với hệ thống cửa hàng, cung cấp các sản phẩm điện tử, điện thoại, máy tính và phụ kiện. Công ty hướng đến mục tiêu cung cấp sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ hậu mãi tận tâm, nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Tuy doanh thu mảng bán lẻ kỹ thuật số có khuynh hướng sụt giảm đáng kể gần đây, nhưng FRT đã chứng tỏ sự linh hoạt trong chiến lược kinh doanh khi doanh thu của công ty tiếp tục tăng trưởng nhờ vào việc mở rộng chuỗi Long Châu, bao gồm các hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng. Điều này cho thấy FRT đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường bán lẻ kỹ thuật số, từ đó duy trì và phát triển doanh thu.
Người viết sử dụng phương pháp định giá Sum of The Parts (SOTP) để định giá FRT. Mức định giá SOTP cho doanh nghiệp ở mức 226,544 đồng/cp. Như vậy, giá cổ phiếu trên thị trường hiện tại đang ở mức khá hấp dẫn.
Dịch vụ
Triển vọng tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp dược Việt Nam gia tăng khi có được vị thế ở phân khúc sản phẩm công nghệ cao, cạnh tranh cả ở thị trường trong và ngoài nước.
Đằng sau sóng mới của cổ phiếu dược
Ngay trong những phiên giao dịch đầu năm, cổ phiếu ngành dược đã có những phiên giao dịch tích cực. Trong đó, phiên ngày 11/2, cổ phiếu IMP (CTCP Dược phẩm Imexpharm) tăng kịch trần lên vùng 49,650 đồng/cổ phiếu; DMC (CTCP Xuất nhập khẩu Y Tế Domesco) tăng hết biên độ lên vùng 86,600 đồng/cổ phiếu…
Từ nhiều năm qua, cổ phiếu ngành dược được coi là nhóm cổ phiếu phòng thủ được nhà đầu tư ưa thích vì tăng trưởng ổn định, trả cổ tức đều đặn. Đặc biệt, sóng mới của cổ phiếu ngành dược đang được nhà đầu tư kỳ vọng sẽ đến từ IMP trước thông tin SK Group muốn chuyển nhượng cổ phần; DBD bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược; DMC với thông tin thoái vốn Nhà nước…
Ngoài ra, lực đẩy của cổ phiếu dược trong năm 2025 cũng đang đến từ kỳ vọng thay đổi trong chính sách đấu thầu ưu tiên doanh nghiệp đạt chuẩn EU-GMP. Cụ thể, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 03/2024 và Thông tư 07/2024 quy định đối với các loại thuốc Nhóm 1 và Nhóm 2 mà có ít nhất 3 công ty trong nước có thể sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương, và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế, về chất lượng, giá, khả năng cung cấp, thì không chào thầu thuốc nhập khẩu.
Vì vậy, các doanh nghiệp như Dược Hậu Giang, Dược Bình Định, Dược Hà Tây… được kỳ vọng sẽ có lợi thế, đặc biệt là Imexpharm khi sở hữu đến 3 cụm nhà máy EU-GMP và 12 dây chuyền sản xuất đạt EU-GMP. Về dài hạn, Kế hoạch Triển khai Chiến lược Dược Quốc gia, Luật Dược (sửa đổi) và Luật Bảo hiểm Y tế (sửa đổi) đều ưu tiên phát triển công nghiệp dược trong nước với mục tiêu là đảm bảo cung ứng thuốc chất lượng với giá hợp lý, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ để ngành dược trở thành mũi nhọn…
Triển vọng rõ nét của dược công nghệ cao
Theo báo cáo mới của IQVIA vào Quý 3, năm 2024, các sản phẩm công nghệ cao, giá trị cao, đặc biệt là vắc-xin, đang thúc đẩy tăng trưởng thị trường. Cụ thể, về giá trị thị trường (Market Value), tốc độ tăng trưởng hàng năm 2022 – 2024 là 10.4%, trong khi đó tổng giá trị thị trường tính tới Quý 3, 2024 tăng 9% so với cùng kỳ. Trước bối cảnh thị trường đang tăng trưởng mạnh mẽ nhờ các sản phẩm công nghệ cao, Imexpharm cũng chủ động mở rộng năng lực sản xuất để đón đầu xu hướng này với kế hoạch xây dựng Tổ hợp Nhà máy Dược phẩm Cát Khánh trên tổng diện tích 25,000 m², với mức đầu tư dự kiến lên đến 1,495 tỷ đồng vào Q3 năm nay.
Mặc dù độ trễ của các chính sách mới là 1-2 năm, nhưng trong ngắn hạn, vẫn là động lực chính để tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp như Imexpharm, một trong những công ty dược có mức tăng trưởng nhanh nhất nước hiện nay. Năm 2024, Imexpharm đạt với doanh thu thuần 2,205 tỷ đồng, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây được xem là mức tăng trưởng dẫn đầu ngành, được thúc đẩy bởi đà tăng trưởng mạnh mẽ của kênh ETC và sự mở rộng của danh mục thuốc tiêm. Bên cạnh đó, nỗ lực bán hàng bền bỉ trong kênh OTC đã giúp Imexpharm duy trì sự ổn định, ngay cả khi thị trường bán lẻ của các công ty nội địa không tăng trưởng.
Bước sang năm 2025, bên cạnh thế mạnh là kháng sinh, như tim mạch, tiểu đường, huyết áp, Imexpharm sẽ mở rộng thêm các nhóm sản phẩm điều trị giá trị cao, đặc biệt bao gồm thuốc tiêm và thuốc phân tán, vốn được xem là có tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng doanh số dược phẩm trong những năm tới. Xu hướng này được thúc đẩy bởi nhu cầu điều trị gia tăng, bảo hiểm y tế, thu nhập cao hơn và hạ tầng y tế phát triển.
Thị trường dược đã bước vào chu kỳ tăng trưởng ổn định hơn trong 2 năm qua, ở quanh mức 8-10% với xu hướng gia tăng sức cầu đối với các sản phẩm có giá trị cao. Mặc dù cạnh tranh với hàng nhập khẩu vẫn sẽ tiếp tục là áp lực đối với các nhà sản xuất trong nước, đặc biệt là trên thị trường OTC, nhưng đây cũng chính là động lực thúc đẩy cải thiện trình độ R&D và trình độ sản xuất trong nước.
Đổi mới sáng tạo tiếp tục là trọng tâm chiến lược của Imexpharm, với việc ra mắt 24 sản phẩm mới được triển khai sản xuất trên tất cả các nhà máy; đặc biệt có 1 sản phẩm First Generic; triển khai 98 dự án R&D. Imexpharm hiện đã nâng tổng số Giấy phép lưu hành tại Châu Âu lên 28 cho 11 sản phẩm, củng cố nền tảng vững chắc để mở rộng ra thị trường toàn cầu.
Thầy thuốc nhân dân, Dược sĩ Trần Thị Đào, Tổng Giám đốc Imexpharm, cho biết: “Imexpharm quyết tâm thực hiện chiến lược bền vững QE - Quality and Efficiency (Chất lượng và Hiệu quả) nhằm tạo lợi thế trong đấu thầu. Với chiến lược mở rộng cả ở thị trường trong nước và quốc tế, Imexpharm tự tin vào khả năng tạo ra giá trị bền vững cho các bên liên quan và góp phần tích cực vào sự phát triển của ngành công nghiệp dược Việt Nam và khu vực”.
Minh Tài
FILI - 15:00:00 17/02/2025
"Đãi cát tìm vàng" từ KQKD quý 4
Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Mirae Asset nhận định bức tranh kết quả kinh doanh quý 4/2024 có sự tăng trưởng ổn định và phân hóa giữa các nhóm ngành. Số lượng nhóm ngành có lợi nhuận sau thuế tăng trưởng dương giảm so với quý 3/2024, nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tổng LNST toàn thị trường ổn định.
Theo dữ liệu FiinTrade, lợi nhuận toàn thị trường quý 4/2024 tăng +20,9% YoY, duy trì so với 3 quý trước đó. LNST của nhóm Phi tài chính tăng mạnh hơn Tài chính trong quý 4/2024 lần lượt tăng 25,7% và 16,7% YoY.
Trong đó, ghi nhận nhóm ngành tăng gồm: Bán lẻ (+445,6%), Viễn thông (+234,9%), Du lịch và Giải trí (+171,1%), Truyền thông (+132,3%), Bất động sản (+101,3%), Hàng & Dịch vụ công nghiệp (+96,6%), Xây dựng và Vật liệu (+61,9%), Công nghệ Thông tin (+27,2%), Ô tô và phụ tùng (+27,2%), Hàng cá nhân & Gia dụng (+25,8%), Thực phẩm và đồ uống (+21,9%), Ngân hàng (+18,5%), Tài nguyên Cơ bản (+16,5%), Tiện ích (+0,2%).
Nhóm ngành giảm gồm: Dầu khí (-48,5%), Dịch vụ tài chính (-15,8%), Hóa chất (-10,8%), Y tế (-2,5%), Bảo hiểm (-1,9%). Lũy kế cả năm 2024, LNST toàn thị trường tăng +22,3% YoY, với động lực chính đến từ nhóm Phi tài chính (+28,7%) trong khi Tài chính tăng trưởng khiêm tốn hơn (+17,5%).
Riêng với thị trường chứng khoán, Mirae Asset đánh giá xu hướng thị trường không quá lạc quan trong quý 4/2024, khi giảm vào tháng 10 và tháng 11, hồi phục lấy lại mức giảm trong tháng 12. Như vậy, chỉ số gần như đi ngang trong quý 4.
Dựa trên kết quả kinh doanh quý 4/2024, đội ngũ phân tích tiến hành lọc cổ phiếu có kết quả kinh doanh ổn định, duy trì sức tăng trưởng tốt và có câu chuyện riêng. Các tiêu chí dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp chọn cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt theo phương pháp SEPA của Mark Minervini và phương pháp đầu tư Canslim của William O’neil.
Dựa trên kết quả chọn lọc, các nhóm ngành thiết yếu như Thực phẩm và Điện vẫn là những lựa chọn an toàn nhờ tính ổn định. Đặc biệt, Quy hoạch Điện 8 được điều chỉnh và Luật Điện lực (sửa đổi) hướng đến xây dựng một thị trường phát điện cạnh tranh hơn, trong khi nhu cầu tiêu thụ điện dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2025.
Bên cạnh đó, các ngành có câu chuyện và triển vọng phục hồi là lựa chọn phù hợp khi rơi về những vùng giá hấp dẫn. Đơn cử như Bất động sản khi mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp, cùng với việc các dự án dần tháo gỡ các vướng mắc pháp lý. Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Xây dựng (sửa đổi) có hiệu lực từ đầu năm 2025 sẽ tiếp thêm động lực cho sự hồi phục.
Bán lẻ với sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế, cùng với chính sách thúc đẩy tiêu dùng nội địa của chính phủ. Cao su cũng được kỳ vọng khi nguồn cung toàn cầu thiếu hụt cùng với giá bán cao su duy trì ở mức cao.
Nhóm Xây dựng với mục tiêu tăng trưởng GDP 8%, chính phủ sẽ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, tạo triển vọng lớn cho ngành xây dựng. Vận tải và kho bãi cũng có thể hưởng lợi khi giá cước vận tải tăng do căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông vẫn diễn biến phức tạp. Ngoài ra, việc Mỹ áp thuế lên Trung Quốc có thể thúc đẩy xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng, giúp Việt Nam trở thành điểm trung chuyển.
Mirae Asset khuyến nghị 25 cổ phiếu nhóm "Super" - "siêu cổ phiếu" với điều kiện cơ bản là biên lợi nhuận gộp quý 4/2024 lớn hơn biên LNG quý 3/2024 và cùng lớn hơn biên LNG năm 2023. Trong đó, có thể kể tới là các doanh nghiệp thuộc nhóm bán lẻ (FRT, PET), bất động sản (DXG, TDC, SJS,...); thực phẩm (MSN, DBC,...), xây dựng (VCG, NTP, …)
Ngoài ra, đội ngũ phân tích cũng đưa ra danh sách 9 cổ phiếu "Good" - tốt với điều kiện cơ bản là biên lợi nhuận gộp quý 4/2024 lớn hơn biên LNG quý 3/2024, gồm VIC, CTS, GEX, VHC, HVH, PC1,…
Tình hình làm ăn của nhiều doanh nghiệp xây dựng
Năm 2024, Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình đạt lợi nhuận sau thuế gần 852 tỷ đồng, Vinaconex đạt lợi nhuận trước thuế tăng 155% lên 1.420 tỷ đồng, Cienco 4 báo lãi trước thuế hơn 213 tỷ đồng, LIZEN lãi trước thuế 172 tỷ đồng, Tổng công ty Xây dựng số 1 lãi trước thuế gần 325 tỷ đồng, Công ty CP FECON lãi gần 61 tỷ đồng…
Tín hiệu tích cực
Quý IV/2024, Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (mã chứng khoán: HBC) ghi nhận doanh thu hơn 1.587 tỷ đồng, giảm 27,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ vào khoản thu nhập khác (chủ yếu từ thanh lý tài sản) tăng đột biến gấp gần 3 lần cùng kỳ năm trước lên 45 tỷ đồng, HBC đạt lợi nhuận sau thuế đạt 9,45 tỷ đồng.
Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình đạt gần 852 tỷ đồng trong năm qua.
Cả năm 2024, doanh thu của Hoà Bình đạt hơn 6.374 tỷ đồng - mức thấp nhất trong 8 năm qua. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế vẫn đạt gần 852 tỷ đồng. Sự đột biến này chủ yếu đến từ việc bán tài sản trong quý II/2024. Hiện công ty vẫn đang phải đối mặt với khoản lỗ lũy kế lên đến 2.412 tỷ đồng, chiếm gần 70% vốn điều lệ.
Tại ngày 31/12/2024, tổng tài sản của Hoà Bình là 15.235 tỷ đồng. Cơ cấu tài sản ghi nhận các khoản phải thu ngắn hạn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn, lên tới 10.720 tỷ đồng - tương đương 70% tổng tài sản.
Nợ phải trả của công ty giảm 9,5% so với đầu năm còn 4.270 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm phần lớn. Tuy nhiên, với tỷ lệ nợ vay gấp 3,5 lần vốn chủ sở hữu. Trong năm 2024, HBC đã phải trả số lãi vay lên đến 405 tỷ đồng, tương đương mỗi ngày công ty phải bỏ ra đến hơn 1 tỷ đồng chỉ để trả lãi vay.
Năm 2024, Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - mã chứng khoán: VCG) đạt doanh thu 12.873 tỷ đồng (tăng 1,3%) nhưng lợi nhuận trước thuế của Vinaconex tăng 155%, lên 1.420 tỷ đồng.
Điểm tích cực trong cơ cấu doanh thu của Vinaconex là mảng xây dựng ghi nhận lợi nhuận gộp 539 tỷ đồng sau khi lỗ 243 tỷ đồng trong năm 2023. Vinaconex đặt mục tiêu bàn giao dự án cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi, Vũng Áng - Bùng, Vân Phong - Nha Trang vào dịp 30/4/2025, đồng loạt vượt tiến độ từ 6 - 10 tháng.
Đối với phần việc tại dự án Vành đai 4 vùng Thủ đô, Vinaconex đang tăng tốc thi công, phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ 6 tháng so với hợp đồng, đưa dự án về đích trong năm 2025. Năm nay, Dự án mở rộng nhà ga hành khách T2 Nội Bài dự kiến hoàn thành vào ngày 24/10, rút ngắn gần 3 tháng và hoàn thành phần cải tạo vào ngày 31/12 theo đúng tiến độ phê duyệt.
Quý II năm 2025, lợi nhuận sau thuế Công ty CP Xây dựng Coteccons đạt 106 tỷ đồng, tăng 54% so với quý II/2024.
Công ty CP Xây dựng Coteccons (mã chứng khoán: CTD) cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý II (theo niên độ 1/10/2024 - 31/12/2025), ghi nhận doanh thu đạt 6.886 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 106 tỷ đồng, tăng 54% so với quý II/2024.
Lũy kế 6 tháng năm tài chính 2025, doanh thu của CTD đạt 11.645 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ, hoàn thành 47% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 199 tỷ, tăng 47% và hoàn thành 46% kế hoạch năm.
Tương tự, doanh thu hợp nhất của hệ sinh thái Newtecons, Ricons, Sol E&C, BM Windows, BohoDécor và DB đạt 27.800 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra. Ông Nguyễn Bá Dương - Chủ tịch sáng lập Newtecons chia sẻ đây là con số bỏ xa những đối thủ khác trong ngành...
Trụ cột nào cho tăng trưởng?
Theo báo cáo của Công ty CP Chứng khoán An Bình (mã chứng khoán ABS), ngành xây dựng tại Việt Nam năm 2024 đã tăng trưởng tốt nhờ vào việc phục hồi của thị trường bất động sản, những vướng mắc được tháo gỡ hay triển khai các dự án đầu tư công.
Nhiều doanh nghiệp xây dựng lãi đậm trong năm 2024.
Theo dự báo, đầu tư công sẽ trở thành trụ cột tăng trưởng cho ngành xây dựng năm 2025 khi năm nay là năm cuối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025. Ngoài ra, tương lai tích cực của thị trường bất động sản cũng được xem là cánh tay bổ trợ cho ngành xây dựng phát triển.
Báo cáo đánh giá về triển vọng doanh nghiệp xây dựng của Công ty CP Chứng khoán FPT (FPTS) nhận định, nguồn công việc của nhóm doanh nghiệp xây dựng hạ tầng trong năm 2025 duy trì khả quan nhờ tiếp tục thực hiện các hợp đồng ký kết từ giai đoạn 2022 - 2023 và khởi công các gói thầu mới trong năm 2025, trong bối cảnh kế hoạch vốn đầu tư công 2025 tăng 18% so với năm ngoái, đạt 790.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công cho việc thanh toán nợ đọng và khởi công các dự án mới được kỳ vọng đẩy mạnh, khi 2025 là năm tổng kết giai đoạn đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 và có mục tiêu hoàn thành 3.000 km cao tốc trên cả nước.
Một cổ phiếu vào chu kỳ tăng trưởng
Có một ngành ngách ít bị tác động bởi chiến tranh thương mại và đang có nhiều động lực tăng trưởng. Một CP leader ngành bắt đầu vào chu kỳ tăng trương. Vậy đó là CP nào?
1, Luận điểm đầu tư
- Dược là ngành có nhu cầu thiết yếu và mang tính cấp thiết cao
- Việt Nam có dân số trên 100 triệu và sắp bước sang giai đoạn già hóa dân số
- GDP tăng cùng thu nhập người dân tăng thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng lớn
- Chính sách BHYT toàn dân (93%) cùng mức lương tăng đã nâng mức chi trả trong khám chữa bệnh
- Chính sách ưu tiên dùng thuốc sản xuất trong nước cùng với mở rộng danh mục thuốc được sử dụng trong BHYT
- Chính sách ưu tiên sử dụng thuốc generic thay vì biệt dược gốc nhằm giảm giá thành
- Mức chi tiêu thuốc trên đầu người còn thấp (70 USD)
- VN có vùng nguyên liệu phong phú, nhân công rẻ
- VN có nền Y học cổ truyền lâu đời
- Việc sử dụng TPCN trong chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam còn thấp
Xu hướng dân số
Mức chi tiêu thuốc các nước trong khu vực
2, Cổ phiếu IMP tiềm năng tăng trưởng
a, Nội tại DN:
- Vốn hóa: 7,3 nghìn tỷ; Nợ/vốn: 0,15
- CCCĐ: 100% CĐCH. (Cty DVN 22%)
- Khả năng thanh toán: TSNH/NNH= 4,4; TSDH/NDH= 1095
b, Kết quả kinh doanh:
c, Doanh thu thuần- Lợi nhuận ròng
d, Lợi thế cạnh tranh
- Là DN số 1 sản xuất thuốc kháng sinh ( 9% thị phần), số 1 sản phẩm có chứng nhận GMP-EU (28 đăng ký cho 11 sản phẩm, 12 dây chuyền)
- Tài chính lành mạnh, nợ vay ít
- DN dẫn đầu kênh ETC về doanh số bán gấp 1,8 lần công ty dược nội địa đứng thứ 2
- Kiểm soát chi phí sản xuất tăng thấp hơn so với tăng trưởng doanh thu, đồng thời giảm 6,4% chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
- Tập trung vào các sản phẩm EU-GMP có giá trị cao như thuốc tiêm và viên nén phân tán
- Doanh nghiệp dược phẩm đầu tiên tại Việt Nam áp dụng hệ thống ERP tiên tiến này cùng với chuẩn mực IFRS
- Hợp tác với Genuone Sciences - công ty dược lớn của Hàn Quốc nhằm sản xuất các loại biệt dược chất lượng cao
- IMP nằm trong top 8% các nhà sản xuất thuốc nội địa đáp ứng được tiêu chuẩn đấu thầu vào nhóm 1 & 2 ở kênh ETC tại Việt Nam
- IMP có thế mạnh sản xuất các loại thuốc nhóm 1 tiêu chuẩn GMP-EU nên đáp ứng đấu thầu kênh ETC cao (xu hướng sử dụng thuốc tốt chứ không dùng thuốc rẻ)
- IMP được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhờ hưởng lợi từ chính sách nội địa hóa ngành dược
- Dù công suất nhà máy vẫn còn nhưng IMP vẫn có chiến lược xây dựng thêm nhà máy mới vốn đầu tư 1.495 tỷ đồng trong năm 2025
Video chi tiết và đầy đủ bên dưới các bạn vào xem nếu hay cho mình 1 like và giới thiệu cho người thân bạn bè cùng xem nhé!
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.