Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
LPBank muốn trở thành cổ đông lớn của FPT
Với giá cổ phiếu FPT đóng cửa phiên 19/09 là 135,200 đồng/cp, ước tính Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank, HOSE: LPB) phải chi khoảng 9,900 tỷ đồng để mua được tối đa 5% vốn điều lệ của CTCP FPT (HOSE: FPT), qua đó trở thành cổ đông lớn tại đây.
LPBank vừa cập nhật tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2024, dự kiến diễn ra ngày 22/09 tới.
Nội dung đáng chú ý trong tài liệu cập nhật là HĐQT LPBank trình cổ đông về việc góp vốn, mua cổ phần FPT với vốn đầu tư dự kiến tối đa 5% vốn điều lệ của FPT tại thời điểm triển khai.
Nêu lý do đầu tư cổ phiếu FPT, HĐQT LPBank cho biết cùng với sự phát triển của toàn ngành Ngân hàng, bên cạnh hoạt động kinh doanh ngân hàng đóng vai trò trung tâm, việc LPBank đầu tư vào cổ phiếu niêm yết sẽ giúp Ngân hàng đa dạng hóa kênh đầu tư và tối ưu hóa vốn góp của cổ đông.
Qua đánh giá, HĐQT LPBank nhận thấy cổ phiếu FPT có tiềm năng mang lại tỷ suất sinh lời hấp dẫn và có thể góp phần đa dạng hóa danh mục tài sản của LPBank trên các cơ sở sau:
Thứ nhất, CTCP FPT là công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam, có nền tảng kinh doanh bền vững với tốc độ tăng trưởng cao, được duy trì trong thời gian dài.
Thứ hai, CTCP FPT ngày càng dịch chuyển cao hơn trên chuỗi giá trị công nghệ nhờ tập trung vào AI, Cloud, Big Data và những lĩnh vực chuyên ngành nhiều tiềm năng phát triển.
Thứ ba, cổ phiếu FPT là một trong số ít cổ phiếu duy trì đà tăng giá ổn định qua các năm, chi trả cổ tức đều đặn.
Cuối cùng, HĐQT LPBank cho rằng cổ phiếu FPT đang có thanh khoản tốt, thuộc danh mục thành phần chỉ số VN30, đại diện cho những cổ phiếu hàng đầu, có sức hút lớn với các nhà đầu tư nước ngoài trong trung và dài hạn.
Chiếu theo giá đóng cửa phiên 19/09 của FPT là 135,200 đồng/cp, tăng hơn 63% so với đầu năm 2024, ước tính LPBank cần chi gần 9,900 tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn FPT với tỷ lệ sở hữu tối đa 5% (khoảng hơn 73 triệu cp FPT).
Cập nhật đến ngày 30/06/2024, FPT có 2 cổ đông lớn là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu 5.75% vốn và ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT FPT nắm 6.99% vốn.
LPBank (LPB) muốn mua 5% vốn cổ phần của FPT
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank, LPB) vừa công bố thông tin bổ sung nội dung họp đại hội đồng cổ đông bất thường, dự kiến diễn ra vào ngày 22/9 tới.
Phân tích cuộc họp FED: Giảm 0,25% hay 0,5% - Tác động đến thị trường như nào?
Cuộc đếm ngược bắt đầu: Chúng ta chỉ còn chưa đầy 24 giờ nữa là tới thời điểm Fed công bố quyết định về lãi suất.
Thị trường đang chia rẽ, với 60% khả năng lãi suất sẽ giảm 50 điểm cơ bản và 40% khả năng lãi suất sẽ giảm 25 điểm cơ bản.
Sau đây là lý do tại sao việc cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản sẽ mang tính LỊCH SỬ.
Kể từ những năm 1980, việc cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản đã trở thành hành động được Fed ưu tiên.
Trên thực tế, chỉ có 2 chu kỳ cắt giảm lãi suất BẮT ĐẦU với mức cắt giảm lãi suất lớn hơn 25 điểm cơ bản:
1. 2001, trong thời kỳ bong bóng Dot-com
2. 2007, trong cuộc khủng hoảng tài chính
Tuy nhiên, năm 2024 rõ ràng là thời điểm khác so với năm 2001 và 2008.
Chúng ta không đang ở giữa thời kỳ sụp đổ của thị trường nhà ở và bong bóng Dot-com là một tình huống hoàn toàn khác.
Lạm phát đang giảm và tình trạng thất nghiệp vẫn được kiểm soát phần nào.
Trên thực tế, Fed cần cân nhắc xem phần nào trong nhiệm vụ kép của họ là quan trọng hơn vào lúc này:
Liệu kiềm chế lạm phát có quan trọng hơn việc gia tăng thất nghiệp không?
Nếu bạn tin rằng lạm phát đang trên đà bền vững đạt mức 2,0% thì việc cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản là hợp lý.
Tuy nhiên, với mức lạm phát CPI cơ bản vẫn ở mức trên 3%, chúng tôi không tin rằng cuộc chiến chống lạm phát đã kết thúc.
Thay vào đó, việc cắt giảm dần dần thông qua từng cuộc họp là hợp lý.
Về cơ bản, Fed đã đứng về phía cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào đầu mỗi chu kỳ cắt giảm lãi suất TRỪ KHI nền kinh tế đang trong một cuộc khủng hoảng lớn.
Với việc Fed vẫn kêu gọi "hạ cánh mềm", họ không tin rằng chúng ta đang trong khủng hoảng.
Lịch sử cho thấy mức cắt giảm 25 điểm cơ bản sắp xảy ra.
Nay thị trường tiếp tục xanh nhẹ từ phiên tăng tốt hôm qua, tuy nhiên vẫn chưa có sự lan tỏa quá lớn. Khối ngoại nay vẫn đang mua ròng.
Khả năng nay có pha kéo ổn - nhưng thanh khoản cần cải thiện nữa.
ACE tranh thủ nhổ cỏ trồng hoa nhé - Xây dựng danh mục tốt - loại bỏ cổ yếu kém tăng chậm.
Các ngân hàng tiếp tục chiếm đa số giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành trong tháng 8. Thị trường đợt này chứng kiến nhiều công ty huy động trái phiếu để cơ cấu lại nợ.
Tháng 8/2024 ghi nhận nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu để cơ cấu các khoản nợ cũ. Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP , sau khi sạch nợ trái phiếu từ giữa năm ngoái, đã trở lại với lô 1 ngàn tỷ đồng kỳ hạn 2 năm, trả lãi 10.5%/năm. Trái phiếu có tài sản bảo đảm và không phải là nợ thứ cấp của tổ chức phát hành. Tiền thu được nhằm cơ cấu lại các khoản nợ của KBC đối với 2 công ty con là Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang (KBC sở hữu 88.6%) và Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên (KBC sở hữu 93.93%). Thời gian dự kiến trả nợ trong quý 3-4/2024.
Tương tự, Đầu tư Nam Long tiếp tục huy động 950 tỷ đồng qua 2 lô trái phiếu, kỳ hạn 36 tháng, đến năm 2027, lãi suất 9.78%/năm. Tiền thu về, NLG dùng để thanh toán toàn bộ khoản gốc đáo hạn của trái phiếu NLGB2124001 và NLGB2124002. Tháng 6/2024, NLG cũng đã huy động thành công lô 550 tỷ đồng, nâng tổng lượng trái phiếu từ đầu năm đến nay đạt 1.5 ngàn tỷ đồng.
Ngày 02/08, Tập đoàn Đầu tư I.P.A phát hành thành công 1.1 ngàn tỷ đồng trái phiếu “3 không”, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 9.5%/năm, nhằm cơ cấu lại nợ của 3 lô trái phiếu IPAH2124002, IPAH2124003 và IPAH2225001.
Lô trái phiếu mới trị giá 200 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 9.5%/năm của Điện Gia Lai nhằm cơ cấu lại một phần giá trị lô GEGB2124002 phát hành ngày 21/10/2021, đáo hạn vào 11/10/2024. Dự kiến, việc tái cơ cấu sẽ thực hiện từ tháng 8-10/2024.
Huy động số tiền lớn nhất trong tháng 8 là Đầu tư Xây dựng Thái Sơn - công ty con của Vinhomes , với gần 1.9 ngàn tỷ đồng. Trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản do Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) lưu ký. Thái Sơn trả lãi cố định 12%/năm trong suốt thời gian 2 năm.
Đầu tháng 8, Thái Sơn được UBND tỉnh Bắc Giang chọn là nhà đầu tư dự án khu đô thị mới sân golf núi Nham Biền tại xã Đồng Sơn (TP. Bắc Giang) và xã Tiền Phong (huyện Yên Dũng). Tổng mức đầu tư gần 6.4 ngàn tỷ đồng.
Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP chào bán thêm 1 ngàn tỷ đồng trái phiếu trong tháng 8, lãi suất từ 10.2 - 10.5%/năm; đưa nợ trái phiếu trong năm 2024 lên 1.8 ngàn tỷ đồng. Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất ở tại đô thị tại thửa số 12 (K10) và thửa số 10 (K4), tờ bản đồ số 48, phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương thuộc sở hữu của BCM với diện tích lần lượt 2.4ha và 1.15ha. Hiện ông lớn khu công nghiệp Bình Dương đang còn nợ trái phiếu khoảng 13.2 ngàn tỷ đồng.
Kinh doanh F88, doanh nghiệp tài chính tiêu dùng duy nhất xuất hiện đợt này, phát hành thêm 150 tỷ đồng, nâng tiền thu từ trái phiếu 8 tháng đầu năm lên mức 350 tỷ đồng. Tương tự trước đó, 2 lô trái phiếu mới cũng kéo dài 12 tháng, đều là loại “3 không”, nhưng trả lãi thấp hơn, ở mức 11%/năm so với mức 11.5%/năm hồi tháng 4.
Các trái phiếu do doanh nghiệp phát hành trong tháng 8/2024Nguồn: Người viết tổng hợp
VPB và LPB trở lại, MBB và BID phát hành vượt mốc 21 ngàn tỷ đồng
Sau 2 năm, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trở lại với lô trái phiếu “3 không” trị giá 4 ngàn tỷ đồng theo mệnh giá, kỳ hạn 3 năm, đến tháng 8/2027, với lãi suất 5.5%/năm, cao hơn mức trung bình 3.2%/năm thời điểm năm 2021 cho cùng kỳ hạn vay.
Thống kê từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, VPB từng phát hành 27 ngàn tỷ đồng trái phiếu trong năm 2021, 2.2 ngàn tỷ đồng năm 2022, nhưng năm 2023 không ghi nhận. Ngân hàng còn 3 lô trái phiếu đang lưu hành, tổng giá trị 5.5 ngàn tỷ đồng (tính cả lô vừa phát hành).
Cổ đông VPB còn thông qua kế hoạch vay 400 triệu USD trái phiếu quốc tế bền vững trong 5 năm, loại “3 không”. Dự kiến thực hiện trong năm 2024 hoặc quý 1/2025. Số tiền dùng để cấp tín dụng cho các phương án, dự án, nhu cầu tài trợ đáp ứng tiêu chí xanh và xã hội đủ điều kiện theo quy định của VPB.
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam có lô trái phiếu đầu tiên trong năm nay cũng như kể từ khi đổi tên. Trái phiếu 400 tỷ đồng, kỳ hạn 7 năm, lãi 7.58%/năm. Đây là mức khiêm tốn nếu so với gần 16 ngàn tỷ đồng của các năm 2023 và 2021. Hiện LPB lưu hành 12 lô trái phiếu với tổng giá trị khoảng 21 ngàn tỷ đồng. Kỳ hạn trước đó từ 2-3 năm.
Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam vay trái chủ 3.5 ngàn tỷ đồng, cũng trong 3 năm, nhưng trả lãi 5.3%/năm, cao hơn so với 3.9%/năm của các lô tháng 4 và 5 trước đó. 8 tháng đầu năm 2024, MSB huy động 9.3 ngàn tỷ đồng, gấp đôi các năm trước.
Ngân hàng TMCP Quân Đội trở thành “quán quân” sau khi huy động thêm 4 ngàn tỷ đồng trong tháng 8, nâng số trái phiếu từ đầu năm đạt 22.5 ngàn tỷ đồng, gấp 6.5 lần con số cả năm 2023, đồng thời cao nhất trong 4 năm trở lại.
Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thu thêm gần 7.9 ngàn tỷ đồng, lãi suất từ 5.48%/năm (kỳ hạn 5 năm) đến 6.5%/năm (kỳ hạn 15 năm), qua đó vay trái chủ gần 22 ngàn tỷ đồng trong 8 tháng, gần chạm mức đỉnh 25.4 ngàn tỷ đồng năm 2022.
Lãi suất phát hành một số kỳ hạn phổ biến của các ngân hàngNguồn: Người viết tổng hợp
Các lô trái phiếu do ngân hàng phát hành trong tháng 8/2024Nguồn: Người viết tổng hợp
Duy trì tăng trưởng qua từng tháng
Tháng 8/2024, có 58 lô trái phiếu được phát hành, đạt giá trị khoảng 49 ngàn tỷ đồng, tăng 21% so với tháng 7 và tăng 46% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 8 năm nay có giá trị chào bán cao nhất cùng kỳ 3 năm qua, chỉ thấp hơn mức 51.7 ngàn tỷ đồng của tháng 8/2021.
Các ngân hàng thương mại huy động khoảng 42.6 ngàn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 87% tổng giá trị phát hành.
Theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, số đợt đăng ký phát hành trái phiếu riêng lẻ đạt 240 đợt, với gần 236 ngàn tỷ đồng. Phát hành thành công 233 đợt, đạt gần 219 ngàn tỷ đồng. Tổ chức tín dụng tiếp tục là nhóm có tỷ trọng phát hành cũng như mua lớn nhất.
Ở thị trường thứ cấp, số mã trái phiếu đăng ký giao dịch mới trong tháng 8 đạt 67 mã. Giá trị đăng ký giao dịch mới trong kỳ ở mức 66 ngàn tỷ đồng. Giá trị giao dịch toàn thị trường đạt hơn 72 ngàn tỷ đồng. Giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên khoảng 3.3 ngàn tỷ đồng, chủ yếu bởi tổ chức tín dụng và bất động sản.
Diễn biến phát hành TPDN từ đầu năm 2024 và cùng kỳ các năm trước (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: Người viết tổng hợp
Tử Kính
FILI
Lãi suất trái phiếu nhiều ngân hàng vượt mức 7%
Lãi suất trái phiếu ngân hàng ngày càng hấp dẫn.
Cùng với việc gia tăng khối lượng trái phiếu phát hành, tăng giá trị huy động, các ngân hàng còn áp dụng mức lãi suất hấp dẫn, vượt 7%/năm.
Điển hình, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Lộc Phát Việt Nam (tên cũ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt – LPBank) vừa phát hành thành công lô trái phiếu có giá trị 400 tỉ đồng, trái phiếu có kỳ hạn 7 năm, đáo hạn vào 23.8.2031 với lãi suất 7,58%/năm.
Tương tự, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) phát hành thành công lô trái phiếu với giá trị 800 tỉ đồng, kỳ hạn 7 năm, đáo hạn vào 23.8.2031 với lãi suất 7,68%/năm. Trước đó, BAOVIET Bank cũng huy động thành công 1.000 tỉ trái phiếu với lãi suất 7,68%/năm.
Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) hiện đang chào bán trái phiếu ra công chúng (đợt 1) với lãi suất năm đầu tiên cố định 7,9%/năm. Từ năm thứ 2, lãi suất tham chiếu (căn cứ bình quân lãi suất tiết kiệm cá nhân 12 tháng, cuối kỳ của 4 ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank liền trước kỳ điều chỉnh lãi suất hàng năm) + 2,5%/năm.
Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HDBANK) vừa công bố huy động thành công 200 tỉ trái phiếu, lãi suất 7,47%/năm. Trái phiếu có kỳ hạn 7 năm, đáo hạn vào 21.8.2031. Trong năm nay, HDBANK đã phát hành hàng chục lô trái phiếu ra công chúng, phần lớn trong đó đều có mức lãi suất 7,47%/năm và 7,8%/năm, kỳ hạn 7-8 năm.
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á (Nam A Bank) có 4 đợt phát hành trái phiếu ra công chúng với tổng giá trị huy động 4.800 tỉ đồng. Trong đó, 2 lô trái phiếu có lãi suất 7,7%/năm.
Bên cạnh đó, hàng loạt ngân hàng phát hành trái phiếu với lãi suất trên 6%/năm như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank);…
Có thể thấy, so với gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng từ 5 - 6%/năm như hiện tại, trái phiếu ngân hàng là kênh đầu tư hấp dẫn hơn về lãi suất. Vì vậy, trái phiếu ngân hàng cũng thu hút nhiều nhà đầu tư chuyển tiền nhàn rỗi từ gửi tiết kiệm sang mua trái phiếu để được hưởng lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, kênh đầu tư này chỉ phù hợp với những người có dòng tiền nhàn rỗi trong dài hạn.
Biến động lãnh đạo cấp cao tại ngân hàng LPBank
Ngân hàng LPBank vừa công bố tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông bất thường 2024, dự kiến diễn ra ngày 22-9 với nhiều nội dung đáng chú ý.
Cụ thể, tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường này, ngân hàng LPBank sẽ trình cổ đông thông qua việc bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Trong tài liệu ĐHĐCĐ của ngân hàng LPBank vừa công bố, có nội dung miễn nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc đối với bà Nguyễn Thị Gấm và ông Lê Anh Tùng kể từ ngày 31-8-2024 theo nguyện vọng cá nhân. Được biết, cả hai vị lãnh đạo cấp cao này đều đã làm việc tại LPBank trong suốt hơn 15 năm qua.
Sau miễn nhiệm hai Phó Tổng giám đốc, Ban điều hành LPBank hiện nay có 7 thành viên gồm ông Hồ Nam Tiến - Tổng Giám đốc, năm Phó Tổng Giám đốc và một Phó Tổng Giám đốc thường trực.
Ngân hàng LPBank triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường vào ngày 22-9 tới. Ảnh minh họa
Trước đó, vào hồi tháng 6, LPBank cũng miễn nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc gồm bà Lê Thị Thanh Nga và ông Nguyễn Thanh Tùng theo nguyện vọng cá nhân.
Vì vậy, LPBank sẽ trình Đại hội đồng cổ đông bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị giúp ngân hàng tăng cường năng lực giám sát và đảm bảo lợi ích tối đa cho khách hàng, cổ đông và đối tác.
Ngoài ra, LPBank sẽ xem xét trình Đại hội đồng cổ đông phê duyệt điều chỉnh phương án tăng vốn điều lệ năm 2024 thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức. Nguồn tiền được trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2023 với tỉ lệ chi trả cổ tức dự kiến là 16,8%.
Nếu phương án này được thông qua, vốn điều lệ của LPBank sẽ tăng từ 25.576 tỉ đồng lên hơn 29.873 tỉ đồng. Việc tăng vốn điều lệ có mục đích nâng cao năng lực tài chính, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
LPBank dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 16,8%, bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị
Nếu phương án này được thông qua, vốn điều lệ của LPBank sẽ tăng từ 25.576 tỷ đồng lên hơn 29.873 tỷ đồng...
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Lộc Phát Việt Nam (LPBank - mã chứng khoán: LPB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông bất thường 2024, dự kiến diễn ra ngày 22/9 tới đây.
Theo đó, tại đại hội sắp tới, LPBank sẽ trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 16,8%. Nguồn tiền được trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2023.
Phương án tăng vốn này nhằm thay thế cho phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu đã được LPBank tạm dừng hồi cuối tháng 6/2024. Nếu phương án này được thông qua, vốn điều lệ của LPBank sẽ tăng từ 25.576 tỷ đồng lên hơn 29.873 tỷ đồng và nằm trong top các ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất toàn hệ thống.
LPBank cho biết việc tăng vốn điều lệ nhằm mục đích nâng cao năng lực tài chính, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tối đa hóa lợi ích cho cổ đông, khách hàng và đối tác.
Cũng trong khuôn khổ đại hội, LPBank sẽ trình cổ đông thông qua việc bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Theo LPBank, việc bổ sung thêm các thành viên mới vào Hội đồng quản trị giúp ngân hàng tăng cường năng lực giám sát, nâng cao năng lực quản trị theo Luật các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực, đảm bảo lợi ích tối đa cho khách hàng, cổ đông và đối tác.
Một thông tin đáng chú ý khác, Hội đồng quản trị LPBank vừa thông qua nghị quyết miễn nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc đối với bà Nguyễn Thị Gấm và ông Lê Anh Tùng kể từ ngày 31/8/2024 theo nguyện vọng cá nhân.
Được biết, bà Nguyễn Thị Gấm và ông Lê Anh Tùng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bà Gấm và ông Tùng cùng gia nhập LPBank năm 2008.
Như vậy, sau quyết định miễn nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc, Ban Điều hành của LPBank có 7 thành viên, gồm ông Hồ Nam Tiến, Tổng Giám đốc, 5 Phó Tổng Giám đốc và 1 Thành viên Ban điều hành.
Trước đó, LPBank đã công bố thông tin về cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng này. Theo đó, cổ đông cá nhân đang sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên tại LPBank là ông Nguyễn Đức Thụy, Chủ tịch Hội đồng quản trị và những người liên quan.
Cụ thể, ông Thụy đang nắm hơn 70,7 triệu cổ phiếu LPB, tương đương 2,76% vốn điều lệ. Trong khi đó, những người liên quan nắm giữ hơn 3,8 triệu cổ phiếu LPB, tương ứng 0,0002% vốn điều lệ.
Một cổ đông tổ chức nắm giữ trên 1% vốn điều lệ LPBank là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, với hơn 167 triệu cổ phiếu LPB tương đương tỷ lệ sở hữu 6,54% vốn điều lệ.
Về kết quả kinh doanh, LPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý 2/2024 đạt 3.032 tỷ đồng, tăng gấp 3,4 lần so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, lãi trước thuế của LPBank đạt 5.918 tỷ đồng, tăng mạnh 142% so với mức lãi 2.446 tỷ đồng cùng kỳ năm 2023.
Trong năm 2024, LPBank đặt kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận trước thuế đạt mức 10.500 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2023. Với kết quả trên, LPBank đã hoàn thành 56% kế hoạch lợi nhuận năm nay.
Theo lãnh đạo LPBank, kết quả kinh doanh ấn tượng quý 2/2024 có được là nhờ tình hình kinh tế khởi sắc, hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi, nhiều cá nhân và doanh nghiệp cần bổ sung vốn lưu động.
Ngoài ra, ngân hàng cũng chú trọng thúc đẩy bán chéo các sản phẩm dịch vụ, gia tăng các giải pháp công nghệ, chuyển đổi số, đặc biệt phải kể đến sản phẩm kinh doanh ngoại tệ, kiều hối, xuất nhập khẩu. Đây cũng sẽ là nền tảng và xu hướng trong phần còn lại của năm 2024, giúp ngân hàng tự tin đạt được kế hoạch cổ đông giao phó.
Thị giá cổ phiếu LPB trong thời gian gần đây
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 30/8, cổ phiếu LPB đóng cửa ở mức 31.400 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của ngân hàng trên thị trường đạt khoảng 80.309 tỷ đồng.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.