Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
MSN – Duy trì sự tăng trưởng
Khuyến nghị đầu tư - Cập nhật
1. Kết quả kinh doanh quý 3 khởi sắc, vượt kỳ vọng.
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm được MSN công bố đạt doanh thu thuần đạt 60.476 tỷ (+5,2% yoy) và LNST đạt 1.308 tỷ (+255% yoy). Riêng trong Q3/2024, LNST đạt 701 tỷ, tăng 39% qoq và gấp gần 15 lần so với cùng kỳ. Tăng trưởng mạnh mẽ ở mức hai chữ số ở hầu hết các mảng tiêu dùng chính tạo nên kết quả kinh doanh ấn tượng trong Quý 3, bất chấp thị trường tiêu dùng chưa thực sự khởi sắc.
Trụ cột Masan Consumer ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng: doanh thu thuần 7.987 tỷ (+10,4% yoy) trong Q3 và 19.748 tỷ (+11,2% yoy) trong 9T24. EBITDA đạt 2,184 tỷ (+14,5% yoy) trong Q3 và 5.739 tỷ (+13,0% yoy) trong 9T24, qua đó mở rộng biên lợi nhuận. Nguyên nhân (1) sự tăng trưởng tích cực ở các ngành hàng chính, (2) chuyển dịch trọng tâm của MCH từ khuyến mãi bán hàng sang các hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu (3) kiểm soát chặt chẽ chi phí, (4) duy trì ổn định sản lượng hàng tồn kho.
Wincomerce quý đầu tiên có lợi nhuận dương 20 tỷ đồng: doanh thu thuần đạt 8.603 tỷ trong Q3 và 24.404 tỷ trong 9T24, lần lượt tăng 9,1% yoy và 8,9% yoy. EBITDA tăng mạnh 43,3% yoy trong Q3 và 65,4% yoy trong 9T24. Ban lãnh đạo cho biết, WCM đặt mục tiêu kết thúc năm với mức lỗ ròng chỉ từ 120 đến 140 tỷ đồng, so với mức lỗ ròng 457 tỷ đồng của năm trước.
Tiếp tục nổ lực mở rộng thị phần, gia tăng số lượng cửa hàng đồng thời kiểm soát thúc đẩy doanh từng cửa hàng. Đồng thời biên lợi nhuận gộp của WCM đang còn ở mức thấp và còn nhiều dư địa tăng trưởng khi đã ghi nhận lợi nhuận dương trở lại.
Masan MeatLife lợi nhuận đi ngang nhưng vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng: doanh thu đạt 1.936 tỷ (+1,7% yoy) và 5.446 tỷ trong 9T24 (+4,6% yoy). Tuy nhiên, EBITDA tăng mạnh 33,7% yoy trong Q3 và 143,7% yoy trong 9T24. Ghi nhận cơ cấu doanh thu chuyển đổi mạnh mẽ khi mảng heo và gà suy giảm nhưng mảng thịt chế biến lại ghi nhận tăng trưởng.
Ngoài ra các mảng kinh doanh khác như:
Phuc Long Heritage: tiếp tục ghi nhận doanh thu có sự tăng trưởng khi tiếp tục nổ lực đóng cửa các Kiosk bên trong WCM kém hiệu quả từ đó cải thiện lợi nhuận và biên ròng.
Masan Hi-Tech Materials: kỳ vọng quý 4 sẽ khả quan ghi nhận doanh thu bán đồng và ghi nhận khoản lợi nhuận bất thường từ thương vụ bán H.C Starck cho Mitsubishi Materials dự kiến hoàn thành trong Q4.
Techcombank đóng góp 1.136 tỷ dưới hình thức thu nhập từ công ty liên kết trong Q3, tăng 8,7% yoy và 2.898 tỷ trong 9T24, tăng 24,3% yoy
2. Triển vọng đầu tư.
- Niềm tin phục hồi, tiêu dùng tăng tốc
- Tăng trưởng lợi nhuận cốt lõi vững chắc, đặc biệt từ mảng bán lẻ – một phần quan trọng trong định giá Tập đoàn
- Thu nhập bất thường và cập nhật mới liên quan đến việc pha loãng cổ phần tại MHT trong Q4
- MCH chuyển niêm yết từ UPCOM sang HOSE
- MSN là một trong những cổ phiếu hưởng lợi từ dòng vốn ngoại nếu thị trường chứng khoán Việt Nam được FTSE nâng hạng trong 2025.
3. Định giá: Hiện tại, MSN được em tái định giá, ghi nhận mức định giá mới ở mức 96x – 101x với phương pháp P/B ở mốc 3.6x – 3.8x với điều kiện kết quả kinh doanh tiếp tục được cải thiện, WCM tiếp tục ghi nhận lợi nhuận dương trong quý 4 và trong năm 2025 và khoản lợi nhuận bất thường từ MSR được ghi nhận trong năm nay.
Vùng giá có thể tham gia 72x - 73x, giải ngân 3 bước 30 - 30 - 40.
Thân mến.
Cổ phiếu MSN - "Ngòi Nổ" tiềm ẩn
Cổ phiếu Masan (MSN) mang đến cơ hội đầu tư ngắn hạn nhờ vào tiềm năng tạo đáy và dao động giá lớn.
1. Tổng Quan về Kết Quả Kinh Doanh
Masan (MSN) hiện đang tạo ra nhiều dấu hiệu tích cực với kết quả kinh doanh cải thiện rõ rệt:
Doanh thu tăng 6% YoY và QoQ, cho thấy sự phục hồi từ các mảng kinh doanh cốt lõi.
Lợi nhuận gộp (LNG) tăng 8% theo năm và quý, phản ánh khả năng tối ưu chi phí hiệu quả.
Lợi nhuận ròng (LNR) tăng mạnh 168% YoY và 37% QoQ, minh chứng cho việc tái cấu trúc thành công trong ngắn hạn.
2. Chiến Lược Đầu Tư Ngắn Hạn
MSN mang đến cơ hội sinh lợi trong ngắn hạn với mức giá có thể chiết khấu về 73, là mức giá mà nhà đầu tư nên cân nhắc vào lệnh mua.
Đặc điểm dao động giá: Giá cổ phiếu MSN thường dao động mạnh, tạo điều kiện tốt cho chiến lược đầu tư ngắn hạn.
Mức giá hỗ trợ: Mức giá 73 được xem là hỗ trợ mạnh, phù hợp để tận dụng cơ hội chênh lệch giá ngắn hạn trong các phiên giao dịch.
3. Rủi Ro Từ Nợ Cao
Dù có tiềm năng sinh lợi trong ngắn hạn, MSN vẫn tiềm ẩn rủi ro lớn từ nợ cao:
Chi phí lãi vay lớn: Mức chi phí lãi vay cao có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận trong các quý tiếp theo, nhất là khi lãi suất có xu hướng tăng trở lại.
Áp lực thanh khoản: Mức nợ lớn đòi hỏi MSN phải duy trì dòng tiền tự do cao để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng mở rộng kinh doanh.
4. Không Phù Hợp Đầu Tư Dài Hạn
Cổ phiếu MSN không phải là lựa chọn an toàn cho đầu tư dài hạn bởi:
Mức nợ lớn và rủi ro từ lãi suất có thể làm giảm khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững.
Tính ổn định kém: Biến động mạnh về giá và phụ thuộc vào yếu tố vĩ mô khiến MSN khó duy trì tăng trưởng ổn định trong dài hạn.
Khó kiểm soát chi phí lãi vay: Nếu lãi suất tăng lên trong thời gian tới, chi phí tài chính của MSN sẽ tăng mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền và lợi nhuận trong dài hạn.
5. Lời Khuyên Cho Nhà Đầu Tư
Ưu tiên chiến lược ngắn hạn: Nhà đầu tư nên tận dụng cơ hội chênh lệch giá ngắn hạn khi giá cổ phiếu chiết khấu về 73.
Thiết lập mục tiêu rõ ràng: Nên có chiến lược chốt lời và cắt lỗ rõ ràng để bảo toàn lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Tránh đầu tư dài hạn: Với rủi ro từ nợ cao và chi phí lãi vay lớn, MSN không phải là lựa chọn đầu tư dài hạn an toàn.
6. Kết Luận
Tuy nhiên, do mức nợ cao và áp lực tài chính, nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định đầu tư dài hạn vào cổ phiếu này.
Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: Lực mua đã quay trở lại?
Thống kê giao dịch trong tuần từ ngày 14-18/10/2024 cho thấy lượng giao dịch cổ phiếu giữa bên bán và bên mua đã cân bằng trở lại ở cả chiều thực hiện và đăng ký.
Chứng khoán Bảo Minh mua thành công hơn 90% lượng đăng ký tại DBD
Giai đoạn từ 12/9-11/10/2024, CTCP Chứng khoán Bảo Minh (UPCoM: BMS) đăng ký mua 3 triệu cp của CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar, HOSE: DBD), nhưng chỉ mua thành công hơn 2.8 triệu cp.
Nguyên nhân không hoàn tất giao dịch do không đạt giá mua mục tiêu. Từ chỗ không sở hữu cổ phần nào, BMS nắm hơn 3% vốn điều lệ DBD sau giao dịch.
Về mối liên hệ, BMS là tổ chức có liên quan đến ông Phan Tấn Thư - Thành viên HĐQT DBD. Với giá trung bình trong giai đoạn khoảng 44,500 đồng/cp, ước tính BMS đã chi hơn 125 tỷ đồng.
HDI Global SE mua gần hết 2.95 triệu cp PVI đăng ký
Ngày 23/9, HDI Global SE báo cáo đã mua gần 2.78 triệu cp CTCP PVI (HNX: PVI) trong phiên 18/9, thấp hơn gần 175 ngàn cp so với tổng số 2.95 triệu cp đăng ký mua, tăng tỷ lệ sở hữu tại đây từ 41.14% (96.4 triệu cp) lên 42.33% (99.2 triệu cp).
Tuy nhiên, ở báo cáo kết quả giao dịch hoàn chỉnh được công bố ngày 16/10, HDI Global SE chỉ mua ít hơn 71 cp so với con số 2.95 triệu cp đăng ký mua với lý do “số lượng cổ phiếu còn thiếu nhỏ so với chi phí giao dịch”.
Như vậy, sau khi hết thời hạn giao dịch đăng ký, HDI Global SE đã mua được gần trọn 2.95 triệu cp như mong muốn, tăng tỷ lệ sở hữu tại đây từ 41.12% (96.33 triệu cp) lên mức 42.38% (99.28 triệu cp).
Công ty mẹ muốn nâng sở hữu tại MSR lên gần 95%
Trong thông báo vào ngày 10/10, Công ty TNHH Tầm nhìn Masan (Masan Horizon) đã đăng ký mua gần 94 triệu cp Masan High-Tech Materials (UPCoM: MSR) từ ngày 16-22/10/2024, với mục đích tăng tỷ lệ sở hữu.
Trường hợp giao dịch thành công, Masan Horizon sẽ nâng sở hữu tại MSR từ gần 949.6 triệu cp (tỷ lệ 86.39%) lên gần 1.04 tỷ cp (tỷ lệ 94.94%).
Động thái muốn tăng sở hữu Masan Horizon trong bối cảnh cổ phiếu MSR đang giao dịch ở vùng khá thấp kể từ khi lên sàn. Tính đến hết ngày 14/10, mỗi cổ phiếu MSR có giá 12,600 đồng, giảm 13% so với đầu năm. Nếu xét theo mức giá hiện tại, ước tính Masan Horizon cần chi ra khoảng 1,184 tỷ đồng.
Con trai cố Chủ tịch DIG nhận thừa kế gần 21 triệu cp
Theo thông tin công bố ngày 16/10, ông Nguyễn Hùng Cường – Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, HOSE: DIG) sẽ nhận gần 20.8 triệu cp theo diện thừa kế trong giai đoạn từ 21/10 – 19/11/2024.
Giao dịch sẽ được thực hiện theo hình thức chuyển nhượng không thông qua hệ thống giao dịch. Sau khi hoàn tất, ông Cường sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại DIG từ 10.16% (gần 62 triệu cp) lên 13.56% (hơn 82.7 triệu cp). Tính theo giá kết phiên 16/10 là 20,000 đồng/cp, số cổ phần ông Cường tiếp nhận có giá trị khoảng 416 tỷ đồng.
Ông Cường là con trai của ông Nguyễn Thiện Tuấn – cố Chủ tịch HĐQT DIG đã qua đời vào ngày 10/8/2024. Trong khi ông Tuấn qua đời, ông Cường – thời điểm đó đang là Phó Chủ tịch HĐQT – được bầu, bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT, Người đại diện theo pháp luật của DIG. Đến ngày 10/9, ông được bổ nhiệm thêm chức Chủ tịch Ủy ban Chiến lược và Phát triển bền vững. Ông Cường đồng thời cũng giữ chức Chủ tịch kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển đô thị và Khu công nghiệp DIC (DIC Urbiz), đại diện cho 100% vốn cổ phần của DIC Corp.
Danh sách lãnh đạo công ty và người thân giao dịch từ ngày 14-18/10/2024
Nguồn: VietstockFinance
Danh sách lãnh đạo công ty và người thân đăng ký giao dịch từ ngày 14-18/10/2024
Nguồn: VietstockFinance
MSN-Định giá rẻ- đủ điểm bùng nổ của năm 2024
Masan Group (MSN) bắt đầu hoạt động từ năm 2004 với tư cách là một công ty vận tải biển và đã phát triển thành tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam.
1. Tổng quan: - MSN đã xây dựng các nền tảng hoạt động dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực tiêu dùng và tài nguyên. MSN nắm giữ 72,8% cổ phần tại Masan Consumer Holdings (MCH; hàng tiêu dùng nhanh); 78,6% tại Wincommerce (WCM, chuỗi bán lẻ - vừa nhận chuyển nhượng thêm 7,1% từ SK – chi tiết ở phần 4); 96% tại Masan Meat Life (MML, sản xuất thức ăn gia súc và thịt); và 84,6% tại Masan Resources (MHT; tài nguyên thiên nhiên). MSN cũng sở hữu 20% cổ phần tại Techcombank.
2. Tình hình KQKD:
- Trong nửa đầu năm 2024: Doanh thu đạt 39 nghìn tỷ đồng (+4% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 607 tỷ đồng (+90% YoY). LNST sau lợi ích CĐTS tăng mạnh chủ yếu là do lợi nhuận từ TCB cao hơn dự kiến.
- Trong quý 2/2024: Doanh thu tăng 8% YoY và LNST sau lợi ích CĐTS tăng mạnh 4,8 lần YoY. Doanh thu chủ yếu được thúc đẩy bởi (1) Masan Consumer Corporation (MCH UpCOM) và (2) WCM. Mức tăng trong LNST sau lợi ích CĐTS chủ yếu được thúc đẩy bởi (1) lợi nhuận từ TCB tăng 39% YoY và (2) lỗ ròng của MHT giảm 30%.
Tình hình kinh doanh ở các mảng:
- Mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ: duy trì đà tăng trưởng bền vững với sự phục hồi của các mảng không cốt lõi.
Masan Consumer Corporation: (“MSC”) đạt doanh thu 7.387 tỷ đồng trong quý II/2024, tăng trưởng 14,0% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng này được đóng góp bởi ngành hàng Thực phẩm tiện lợi, Đồuống và Cà phê với mức tăng lần lượt là 20,7%, 17,6% và 16% so với cùng kỳ. MSC tiếp tục duy trì biên lợi nhuận gộp ở mức cao là 46,3%. Kết quả này có được nhờ vào các thương hiệu mạnh, tăng tốc chiến lược cao cấp hóa giúp có mức giá bán cao trong bối cảnh chi phí nguyên vật liệu thô thấp hơn ở ngành hàng Thực phẩm tiện lợi. MSC đạt biên lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT- Pre MI) ở mức 24,2%.
WinCommerce (“WCM”) trong quý II/2024 ghi nhận doanh thu tăng trưởng 9,2% so với cùng kỳ, đạt 7.844 tỷ đồng trên toàn mạng lưới. Đây là thành quả của công tác nâng cấp, cải tiến cửa hàng WiN (hướng đến người tiêu dùng ở khu vực thành thị) và WinMart+ Rural (phục vụ người tiêu dùng ở khu vực ở nông thôn). Hai mô hình cửa hàng này đạt hiệu quả vượt trội so với mô hình truyền thống vớimức tăng trưởng LFL lần lượt là 6,3% và 10,7% trong quý II/2024 so với cùng kỳ. Tăng trưởng LFL của WCM tăng tốc lên 6,8% trong quý II/2024 và lên 9,7% riêng trong tháng 6 nhờ vào lượng khách đến cửa hàng tăng. WCM ghi nhận lợi nhuận sau thuế (“LNST”) dương trong tháng 6/2024. Đây là dấu hiệu rõ ràng của một lộ trình gặt hái lợi nhuận bền vững trong thời gian tới.
Tính đến tháng 6/2024, WCM vận hành 3.673 điểm bán, mở 40 cửa hàng mới kể từ tháng 12 năm 2023. Ban lãnh đạo thận trọng trong bối cảnh điều kiện kinh doanh còn nhiều bất định. WCM dự kiến sẽ đẩy nhanh tốc độ mở cửa hàng trong nửa cuối năm 2024.
Trong quý II/2024, WCM ghi nhận 172 tỷ đồng EBITDA, tăng 11,1% so với cùng kỳ. Nếu loại trừ lợi nhuận một lần từ việc thí điểm phân phối sản phẩm tài chính trong năm 2023, EBITDA tăng 33% so với cùng kỳ năm trước.
Masan MEATLife (“MML”) trong quý II/2024 ghi nhận EBIT tăng 105 tỷ đồng so với cùng kỳ. Đây là quý thứ hai liên tiếp MML đạt EBIT dương. Đóng góp tích cực vào kết quả này là doanh thu từ mảng thịt chế biến tăng lên nhờ những thuận lợi như thịt gà, thịt lợn tăng giá và chi phí thức ăn chăn nuôi giảm. MML tiếp tục sứ mệnh chuyển đổi và phát triển tối đa ngành thịt chế biến của Việt Nam bằng các sản phẩm thơm ngon, tốt cho sức khỏe, chất lượng cao, không phụ gia với hai “Love brand” là Ponnie và Heo Cao Bồi. Hai thương hiệu này đã đạt được ~50% thị phần trong thị trường sản phẩm xúc xích tiệt trùng.
Doanh thu thuần của Phúc Long Heritage (“PLH”) trong quý II/2024 tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái lên 391 tỷ đồng, nhờ đóng góp từ 15 cửa hàng mở mới từ quý II/2023. Ban lãnh đạo tiếp tục thận trọng với 4 cửa hàng ngoài WCM được bổ sung vào hệ thống cũng trong quý này. PLH hiện có 163 cửa hàng trên toàn quốc. Doanh thu LFL hàng ngày của các cửa hàng PLH ngoài WCM tăng 2,4% so với mức đáy trong quý IV/2023, báo hiệu nhu cầu dịch vụ ăn uống trong nước đang phục hồi.
Masan High-Tech Materials (“MHT”) ghi nhận EBIT cải thiện 193 tỷ đồng nhờ giá APT và đồng tăng. Thương vụ bán H.C. Starck Holding GmbH cho Mitsubishi Materials Corporation với giá 134,5 triệu USD dự kiến sẽ hoàn tất trước cuối năm 2024. Theo đó, MHT dự kiến sẽ ghi nhận khoản lãi một lần khoảng 40 triệu USD trong nửa cuối năm 2024 và được hưởng lợi từ LNST tăng 20-30 triệu USD trong dài hạn. Số tiền thu được từ giao dịch sẽ được dùng để giảm nợ của MHT. Việc thoái vốn HCS giúp MHT được giải tỏa khỏi nghĩa vụ nợ lương hưu khoảng 190 triệu USD của HCS tính đến quý II/2024.
Techcombank (“TCB”), công ty liên kết của Masan, đóng góp 1.236 tỷ đồng vào EBITDA trong quý II/2024, tương ứng mức tăng trưởng 38,5% so với cùng kỳ năm trước. Để biết thông tin chi tiết, vui lòng tham khảo trang web của ngân hàng.
3. Cập nhật thông tin:
- MCH niêm yết trên HOSE: MSN dự kiến sẽ hoàn tất quy trình niêm yết MCH UpCOM trên HOSE trong năm nay hoặc đầu năm sau. MCH ghi nhận tăng trưởng doanh thu đạt 12% YoY và tăng trưởng LNST sau lợi ích CĐTS đạt 13% YoY trong nửa đầu năm 2024. Động lực chính thúc đẩy doanh thu của MCH UpCOM là thực phẩm tiện lợi (+15% YoY; 31% tổng doanh số trong nửa đầu năm) và đồ uống (+20% YoY;19% tổng doanh số trong nửa đầu năm). Doanh thu đồ uống tăng trưởng mạnh mẽ do doanh số bán sản phẩm trà RTD mới (tức là Tea 365) được ra mắt vào quý 4/2023 tốt hơn dự kiến. Sản phẩm này đã đóng góp ngày càng nhiều hơn vào danh mục đồ uống khi chiếm 11% tổng doanh số bán đồ uống trong nửa đầu năm 2024. Trong nửa đầu năm 2024, MCH UpCOM tiếp tục ghi nhận lợi nhuận tích cực với biên lợi nhuận gộp là 46% và biên lợi nhuận từ HĐKD/biên lợi nhuận ròng lần lượt là 23%/24%.
- WCM mở rộng cửa hàng: Số lượng cửa hàng WinMart+ (WMP) tăng 43 cửa hàng trong nửa đầu năm 2024, đạt tổng cộng 3.644 cửa hàng. Ngoài ra, số lượng cửa hàng siêu thị WinMart (WMT) ổn định ở mức 129 cửa hàng. Ban lãnh đạo cho biết công ty đã thận trọng với việc mở thêm cửa hàng, thay vào đó tập trung vào (1) cải thiện các cửa hàng hiện có và (2) cải tạo các cửa hàng theo mô hình WIN. Trong nửa cuối năm 2024, công ty dự kiến sẽ mở khoảng 100 cửa hàng minimart mới trong mỗi quý, hướng tới mục tiêu mở thêm tổng cộng khoảng 300 cửa hàng mới vào năm 2024.
- MHT: Ban quản lý đặt mục tiêu MHT sẽ ghi nhận lãi vào quý 4/2024.
- MML: MML sẽ ưu tiên mảng thịt chế biến, vốn là động lực tăng trưởng chính, đặt mục tiêu mảng này đóng góp 50% vào tổng doanh số trong vòng 3 năm, tăng từ mức 31% trong quý 2/2024.
- Nợ ròng/EBITDA giảm xuống còn 3,3 lần vào cuối quý 2/2024 so với mức 3,9 lần trong cùng kỳ năm 2023. Mức tăng này là kết quả của vốn lưu động tăng, có thêm 250 triệu USD huy động từ Bain Capital vào tháng 4, và 54 triệu USD đặt cọc nhận được từ Mitsubishi Materials Corporation về việc mua lại H.C. Starck và 1 nghìn tỷ đồng cổ tức từ TCB.
4. Triển vọng kinh doanh:
- Sử dụng vốn: MSN hiện không có kế hoạch đầu tư mạnh vào mảng kinh doanh mới trừ việc tăng sở hữu tại WCM thông qua nhận chuyển nhượng 7,1% cổ phần WCM với giá 200 triệu USD. Là một phần trong chiến lược đầu tư, Masan sẽ nhận quyền mua số cổ phần còn lại của SK Group tại WCM trong tương lai với giá gốc SK đầu tư. Việc chuyển nhượng một phần cổ phần sở hữu tại WCM giúp SK Group ghi nhận lợi nhuận, đồng thời tiếp tục đầu tư dài hạn vào MSN với việc gia hạn quyền chọn bán. MSN vẫn đang tìm kiếm cơ hội huy động vốn để trả nợ.
- 2024-2025 sẽ là giai đoạn có nhiều hoạt động tái cấu trúc của tập đoàn MSN: Các dấu mốc chính là việc thoái vốn hoàn toàn khỏi công ty chế biến khoáng sản H.C. Starck, kế hoạch niêm yết CTCP Hàng tiêu dùng Masan (MCH: UPCoM) sang sàn HOSE và khả năng bán cổ phần tại công ty này. Những động thái gần đây cho thấy Tập đoàn đang tích cực tái cơ cấu để tập trung vào hoạt động kinh doanh tiêu dùng cốt lõi. Việc thoái vốn của MHT khỏi HCS có thể ghi nhận khoản lợi nhuận bất thường khoảng 40 triệu USD vào năm 2024. Giảm thiểu quy mô tại MHT và nguồn vốn chủ sở hữu mới từ Bain Capital giúp đẩy nhanh quá trình giảm tỷ lệ đòn bẩy và củng cố trọng tâm kinh doanh của MSN vào mảng bán lẻ tiêu dùng.
- Tuy nhiên, đòn bẩy cao vẫn là vấn đề cần theo dõi chặt chẽ và việc giảm đòn bẩy là một yếu tố quan trọng để công ty đạt được tăng trưởng lợi nhuận trong trung hạn.
5. Khác
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư sửa đổi 4 thông tư (TT 68/2024) liên quan đến nhà đầu tư tổ chức nước ngoài có thể giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền (Non Pre- funding solution – NPS) và lộ trình công bố thông tin bằng tiếng Anh. Thông tư sẽ có hiệu lực từ ngày 2/11/2024. Thông tư này được thông qua sẽ là một bước tiến gần hơn để thị trường chứng khoán Việt Nam đáp ứng các yêu cầu nâng hạng lên thị trường mới nổi của FTSE Russell. Cổ phiếu MSN được nhận định sẽ hưởng lợi từ prefunding.
Việc xử lý vấn đề prefunding (ký quỹ trước giao dịch) được đưa ra thông qua giải pháp cho phép các công ty chứng khoán thực hiện hỗ trợ thanh toán đối với các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài. Trong đó, nhà đầu tư tổ chức nước ngoài mua cổ phiếu vào thời điểm T+0 và được cấp vốn vào thời điểm T+1 đến T+2. Điều này sẽ giải quyết yêu cầu nâng hạng từ FTSE Russell, bao gồm việc chuyển giao đối ứng thanh toán (chuyển giao cổ phiếu tại thời điểm thanh toán tiền) và việc xử lý khi gặp các giao dịch thất bại.
6. Kế hoạch kinh doanh:
Ghi nhận 1.425 tỷ đồng LNST Pre-MI và 607 tỷ đồng cho LNST Post-MI trong nửa đầu năm 2024, MSN đã đạt hơn 60% kế hoạch LNST cả năm theo kịch bản cơ sở được cổ đông phê duyệt vào đầu năm. Ban lãnh đạo sẽ tiếp tục tối ưu hóa kết quả kinh doanh trong nửa cuối năm 2024 và dự kiến sẽ vượt mục tiêu cả năm với các phát kiến chiến lược sau:
- Trọng tâm chiến lược:
Tiếp tục tập trung vào tăng trưởng lợi nhuận nhờ vào mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ cốt lõi.
Tối ưu hóa chương trình Hội viên WiN để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và các thương hiệu đối tác của Masan.
Giảm đòn bẩy tài chính hơn nữa để cải thiện bảng cân đối kế toán và giảm chi phí tài chính.
Giảm sở hữu ở các mảng kinh doanh không cốt lõi trong khi vẫn duy trì chiến lược phân bổ vốn chặt chẽ.
MSC: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng doanh thu trong nửa cuối năm 2024 bằng cách tiếp tục thực hiện các phát kiến chiến lược và cao cấp hóa, đồng thời luân chuyển các SKU hoạt động kém hiệu quả để tối ưu hóa lợi nhuận.
WCM: Tiếp tục tập trung vào mục tiêu đạt điểm hòa vốn LNST bằng cách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng LFL lên 8-9% so với cùng kỳ, đồng thời tăng tốc độ mở cửa hàng để đạt ~100 cửa hàng mới mỗi quý. WCM sẽ tiếp tục tăng cường vị thế ở khu vực nông thôn với mô hình WinMart+ Rural.
MML: Đầu tư thêm vào nguồn lợi nhuận dài hạn từ mảng thịt chế biến để đạt được lợi nhuận bền vững.
PLH: Cải thiện sự tăng trưởng LFL và tham gia vào chương trình hội viên WiN để nâng cao biên lợi nhuận.
MHT: Hoàn tất thương vụ bán HCS để giảm đòn bẩy tài chính và ghi nhận khoản lợi nhuận một lần, đồng thời tiếp tục tối ưu hóa chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động.
7. Giả định & Định giá:
- Sử dụng phương pháp SOTP, chúng tôi đưa ra mức giá khuyến nghị đối với MSN là 89.500 đồng/ cp (+18% upside).
8. Diễn biến giá:
Ông Lê Bá Nam Anh – Giám đốc Chiến lược & Phát triển MSN chia sẻ về kế hoạch IPO cổ phiếu MCH trong năm 2025 cũng như những tin đồn về động thái thoái vốn tại MSN của SK Group gần đây.
Kế hoạch IPO cổ phiếu MCH trong năm 2025
Chia sẻ tại hội thảo "Masan: Bước chuyển mình của doanh nghiệp hàng đầu ngành tiêu dùng bán lẻ”, ông Nam Anh cho biết MSN đang nghiên cứu IPO CTCP Hàng tiêu dùng Masan (UPCoM: MCH) trong thời gian tới, bởi 4 nguyên nhân chính.
Đầu tiên là việc muốn xác định giá trị thực của MCH và MSN. Do MCH đang được giao dịch trên sàn UPCoM, thanh khoản hàng ngày rất ít, do đó giá trị thực khó xác định. Khi IPO lên sàn lớn hơn, các nhà đầu tư lớn và quỹ nổi tiếng tham gia định giá lại giá trị thực MCH, đồng thời giá trị của MSN cũng cần được xem xét lại.
Thị trường cũng hội tụ nhiều yếu tố hấp dẫn, như Fed dự kiến hạ lãi suất trong quý 4/2024 hay câu chuyện nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam vào tháng 9/2025, nên đây là thời điểm tốt để IPO.
Cũng theo ông Nam Anh, cổ phiếu có giá trị là một công cụ cho chiến lược M&A, ngoài ra còn tạo động lực cho ban lãnh đạo và nhân viên MCH.
“Khi IPO phải đánh giá mức độ sẵn sàng của Công ty về tài chính, quản trị, con người. Ngoài ra cũng cần quan tâm đến sự sẵn sàng của thị trường mà Công ty IPO. Chúng tôi nhìn thấy cơ hội có thể IPO MCH trong năm 2025”, ông Nam Anh cho biết.
Nguồn: MSN
Theo ông Nam Anh, khi lựa chọn niêm yết MCH trên HOSE thì tỷ lệ free - float phải là 10%, hiện tại con số này của MCH đang là 7%, do đó còn 3% nữa là đủ tiêu chuẩn nên không quan ngại.
Để đảm bảo tiến độ IPO MCH, kế hoạch sáp nhập MCH vào Công ty TNHH Masan Consumer Holdings có từ năm 2023 cũng sẽ tạm không triển khai. Cho tầm nhìn xa hơn, khi WinCommerce sẵn sàng sẽ được cân nhắc IPO, thậm chí là The CrownX – Công ty đang sở hữu cả MCH và WinCommerce.
SK Group sẽ hạ sở hữu tại MSN như thế nào?
Nói về diễn biến cổ phiếu MSN gần đây, ông Nam Anh cho biết đang có ngưỡng cản tâm lý ở vùng giá 80,000 – 85,000 đồng/cp, vì đây là ngưỡng mà SK Group có thể kích hoạt quyền chọn bán, do đó tạo ra nhiều mối lo về việc SK Group có thể “xả hàng” cổ phiếu MSN trên thị trường.
MSN trong ngày 24/06 vừa qua cũng đã có thông cáo bác bỏ thông tin về câu chuyện SK Group đã thực hiện quyền chọn bán, như nhiều nguồn tin từ phía Hàn Quốc hay báo chí Việt Nam đưa ra.
“MSN và SK Group là những đối tác dài hạn và sẽ cùng nhau suy nghĩ về lộ trình giảm sở hữu, theo những giao dịch thỏa thuận. Đã có những quỹ đầu tư, nhà đầu tư am hiểu MSN sẵn sàng mua lại”, ông Nam Anh chia sẻ.
Chiến lược “Consumer Journey”
Trước xu hướng thoái vốn khỏi những mảng kinh doanh không cốt lỗi (non-core) nhằm tập trung hơn vào những mảng cốt lõi của các doanh nghiệp trong lĩnh vực tiêu dùng bán lẻ, Tập đoàn Masan (MSN) không nằm ngoài xu thế.
Theo ông Nam Anh, Tập đoàn có 4 mảng kinh doanh chính, đầu tiên là các mảng có lợi nhuận tốt, phục vụ nhu cầu cơ bản hàng ngày, điển hình như Masan Consumer (MCH) thuộc ngành hàng tiêu dùng, cung cấp các sản phẩm như gia vị, thức ăn, thức uống, chăm sóc gia đình và cá nhân. Bên cạnh đó, Techcombank cũng là mảng phục vụ nhu cầu cơ bản hàng ngày.
MSN cũng hướng tới những mảng tạo ra tăng trưởng trong tương lai, kinh doanh sản phẩm cao cấp hơn, đi đầu là WinCommerce. Theo ông Nam Anh, tiêu dùng bán lẻ hiện đại chỉ đang chiếm khoảng 12% thị trường tiêu dùng, còn ở những quốc gia khác như Thái Lan là 50%, Indonesia là 25%. Do đó, dư địa tăng trưởng còn rất nhiều.
Mảng thịt với Meat Deli cũng có rất nhiều cơ hội trong bối cảnh quy mô thị trường đến 15 tỷ USD nhưng mảng chế biến chỉ chiếm dưới 1%, nhìn sang Trung Quốc lên đến hơn 10%.
Phúc Long trong mảng tiêu dùng hàng quán cũng dự kiến tăng trưởng hơn 20%/năm trong tương lai.
Với các mảng kinh doanh mới, MSN bắt đầu chuẩn bị cho câu chuyện nhu cầu tiêu dùng số, với chương trình hội viên Win, đầu tư vào công ty viễn thông hay công ty Trusting Social.
Cuối cùng, MSN đang có những mảng non-core và sẽ tìm cách giảm dần sở hữu, điển hình như trường hợp bán 100% vốn HCS thuộc ở hữu của CTCP Masan High-Tech Materials (MHT, UPCoM: MSR) với giá 35 triệu USD cuối tháng 5 vừa qua. Ông Nam Anh cho biết, trong thời gian tới MSN sẽ tiếp tục tìm kiếm đối tác đồng hành tại MHT Việt Nam và dần giảm sở hữu tại đó.
Nguồn: MSN
Theo ông Nam Anh, MSN sẽ có sự tăng trưởng tốt về lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông (NPAT Post-MI) từ quý 2/2024, đến từ 4 động lực chính:
Thứ nhất, mảng kinh doanh MCH dự kiến quý 2 tăng trưởng tiệm cận 15%, tiếp tục đà tăng trưởng trong nửa cuối 2024.
Thứ hai, WinCommerce vừa rồi có EBIT dương và hướng tới lãi ròng trong năm 2024.
Thứ ba, dự kiến thương vụ bán HCS hoàn thành và ghi nhận khoảng 1 ngàn tỷ đồng lợi nhuận trong quý 3/2024.
Thứ tư, giá quặng thô vừa qua cải thiện nhiều, hỗ trợ cho lợi nhuận MHT thời gian tới.
“Chúng tôi đánh giá từ quý 2/2024 trở đi, lợi nhuận MSN sẽ rất tốt”, ông Nam nhận định.
Nguồn: MSN
Huy Khải
FILI
Bài dịch vụ
Theo báo cáo từ SSI, 2024-2025 là giai đoạn có nhiều hoạt động tái cấu trúc của Masan và những động thái gần đây của doanh nghiệp này cũng phản ánh điều đó. Đơn cử, Masan đã hoàn thành tái cấu trúc WinCommerce trong năm 2023 và mới đây là mảng khoáng sản để dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ.
Tích cực tái cơ cấu, tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi
Báo cáo mới đây của SSI đã tăng giá mục tiêu 12 tháng của cổ phiếu MSN (Tập đoàn Masan) từ 84,800 đồng/cp lên 93,400 đồng/cp, đồng thời, nâng khuyến nghị đối với MSN từ TRUNG LẬP lên KHẢ QUAN.
Theo SSI, 2024-2025 là giai đoạn có nhiều hoạt động tái cấu trúc của Masan. Các dấu mốc chính là việc thoái vốn hoàn toàn khỏi công ty chế biến khoáng sản H.C. Starck và kế hoạch niêm yết CTCP Hàng tiêu dùng Masan sang sàn HOSE. Các tổ chức tài chính đánh giá, nếu kế hoạch chuyển niêm yết cổ phiếu MCH của Masan Consumer được Tập đoàn Masan thực hiện thành công thì các kế hoạch mở rộng kinh doanh sẽ trở nên thuận lợi đáng kể, đặc biệt là trong việc tiếp cận các dòng vốn quốc tế. MCH đạt tăng trưởng vượt trội so với các công ty cùng ngành trong các năm qua (tỉ lệ tăng trưởng kép hàng năm về doanh thu đạt 10% và tỉ lệ tăng trưởng kép hàng năm của lợi nhuận sau thuế đạt 11% trong giai đoạn 2019-2023). Đà tăng trưởng này sẽ tiếp tục được duy trì trong 2024-2025 nhờ việc tận dụng nền tảng bán lẻ của WinCommerce, năng lực nghiên cứu và tung sản phẩm mới ra thị trường.
Mới đây, CTCP Masan High - Tech Materials - công ty con của Tập đoàn Masan - đã thoái toàn bộ 100% vốn sở hữu tại H.C. Starck (HCS) cho Mitsubishi Materials Corp (MMC) với giá 134.5 triệu USD. Lượng tiền thu được từ giao dịch dự kiến sẽ giúp giảm nợ vay của MSR và góp phần vào mục tiêu giảm nợ ròng trên EBITDA của Tập đoàn Masan về mức ≤ 3.5x. Tập đoàn Masan dự kiến sẽ ghi nhận khoản lợi nhuận một lần khoảng 40 triệu USD từ giao dịch này và hưởng lợi từ việc tăng lợi nhuận thuần sau thuế thêm 20-30 triệu USD trong dài hạn. Hoạt động kinh doanh cốt lõi của mảng khai khoáng cũng kỳ vọng được cải thiện hơn đáng kể so với khoản lỗ lớn trong năm 2023.
Những động thái gần đây cho thấy Masan đang tích cực tái cơ cấu để tập trung vào hoạt động kinh doanh tiêu dùng cốt lõi. Trong năm 2024 với kỳ vọng sự phục hồi ở tất cả các mảng hoạt động kinh doanh, SSI tin rằng Masan có thể đạt được tăng trưởng doanh thu từ công ty con thuộc chuỗi bán lẻ tiêu dùng, WinCommerce (WCM) thông qua việc mở mới cửa hàng nhanh chóng, kết quả của các hoạt động tái cấu trúc mô hình cửa hàng trong giai đoạn 2022-2023 và tiêu dùng phục hồi. WCM đã hoàn thành giai đoạn tái cơ cấu trong năm 2023, giúp mang đến những cải thiện đáng kể về hiệu quả tài chính với doanh thu tăng lên 7,957 tỷ đồng đánh dấu mức tăng trưởng 9% trong quý 1/2024 so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, nhóm hàng nhu yếu phẩm của WCM đạt EBIT dương trong ba quý liên tiếp, đồng thời ghi nhận 2,205 cửa hàng có EBIT dương.
Bước ngoặt cho sự chuyển đổi tích cực này là biên lợi nhuận thương mại của WCM tăng đáng kể 10% trong khi vẫn giữ được mức giá cạnh tranh. Vào năm 2023, với mục tiêu phục vụ các phân khúc người tiêu dùng đa dạng từ đại chúng đến giàu có, WCM đã hoàn thiện, nâng cấp đổi mới hình thức và triển khai các mô hình mang lại lợi ích cho người tiêu dùng thành thị và nông thôn. WCM cam kết phục vụ các kênh bán lẻ hiện đại còn nhiều tiềm năng phát triển và thị trường nông thôn chưa được khai thác, duy trì vị trí dẫn đầu về mạng lưới cửa hàng và hướng đến mục tiêu sở hữu hơn 4,000 cửa hàng vào cuối năm 2024.
Cổ phiếu MSN: Thị giá chưa phản ánh đúng giá trị nội tại
Đồng quan điểm với SSI, nhiều tổ chức tài chính khác cũng đưa ra mức giá mục tiêu của cổ phiếu MSN với tiềm năng tăng giá từ 29%-35% so với giá thị trường. Đơn cử, HSBC khuyến nghị MUA cổ phiếu MSN với giá mục tiêu 98,000 đồng/cp, hay VCI dự phóng giá mục tiêu của MSN ở mức 102,800 đồng/cp. Cùng chung một lĩnh vực tiêu dùng bán lẻ, trong khi những mã chứng khoán như MWG, FRT đã bứt phá mạnh từ đầu năm, thì cổ phiếu MSN tăng trưởng không đáng kể. Với những thông tin tích cực gần đây kết hợp với thị giá hiện tại, cổ phiếu MSN được đánh giá chưa thể hiện hết giá trị nội tại của doanh nghiệp.
Giá trị vốn hóa của Masan Group hiện nay ở mức xấp xỉ 116,821 tỷ đồng, tương đương giá trị của phần sở hữu của Tập đoàn này chỉ tính riêng tại Masan Consumer và Techcombank. Trong khi đó, hệ sinh thái của Masan còn sở hữu các mảnh ghép mang lại dòng tiền bền vững khác như WinCommerce, Masan MEATLife, Phúc Long…
FILI
Khả năng vượt đỉnh lớn dần!
Lũy kế năm tháng đầu năm 2024, giá trị bán ròng của khối ngoại đã đạt gần 36.000 tỉ đồng.
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trải qua tuần giao dịch từ ngày 27 đến 31-5-2024 trong trạng thái giằng co và rung lắc khi chỉ số VN-Index tăng điểm tốt trong hai phiên đầu tuần trước khi điều chỉnh lại trong ba phiên cuối tuần. So với tuần trước đó, chỉ số này giảm nhẹ 0,21 điểm xuống còn 1.261 điểm.
Đáng chú ý, chỉ số đã có lần thứ hai kiểm định lại vùng hỗ trợ quanh 1.250 điểm và đều có lực cầu vào đỡ, tạo thế nến rút chân khá tích cực. Trong xu hướng giằng co, thanh khoản trên sàn HOSE giảm gần 21%, trung bình đạt gần 22.000 tỉ đồng/phiên.
Điểm trừ với thị trường vẫn đến từ giao dịch khối ngoại khi họ có tuần bán ròng kỷ lục. Thống kê trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng năm phiên liên tiếp hơn 182 triệu đơn vị cổ phiếu. Xuyên suốt năm phiên này, có tới bốn phiên giá trị bán ròng lên tới ngàn tỉ đồng, đặc biệt là phiên ngày 30-5 bán ròng đột biến trên 3.200 tỉ đồng.
Tổng cộng sau năm phiên, khối ngoại bán ròng 8.135 tỉ đồng trên toàn thị trường. Con số này đã vượt qua mức bán ròng kỷ lục theo tuần vừa thiết lập hồi cuối quí 1-2024 (4.650 tỉ đồng).
Tâm điểm bán ròng ghi nhận tại cổ phiếu MSR của Công ty cổ phần Masan High-Tech Materials với giá trị bán ròng 1.979 tỉ đồng. Đây khả năng là động thái thoái vốn của cổ đông ngoại khi mà trước đó, Mitsubishi Materials Corporation (Nhật Bản) thông báo đăng ký bán ra toàn bộ gần 110 triệu cổ phiếu MSR mà công ty đang sở hữu, tương đương với tỷ lệ sở hữu 10% cổ phần nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Như vậy, lũy kế năm tháng đầu năm nay, giá trị bán ròng của khối ngoại đã đạt gần 36.000 tỉ đồng, trong đó riêng trong tháng 5, giá trị bán đạt gần 18.200 tỉ đồng với 10 phiên rút ròng ngàn tỉ đồng.
Đáng chú ý, VHM là cổ phiếu bị xả ròng mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay với hơn 9.482 tỉ đồng. Có thể kể đến một số nguyên nhân lý giải cho động thái bán khá quyết liệt của nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tiên là do chênh lệch môi trường lãi suất, chính sách tiền tệ, tỷ giá cao và những biến động chính trị đã gây ra hoạt động tái cấu trúc dòng vốn trên toàn cầu.
Những thị trường tăng trưởng yếu hơn, đồng tiền mất giá hay những thị trường cận biên sẽ bị rút vốn mạnh để phân bổ vào những nơi thị trường hiệu quả hơn. Không chỉ Việt Nam, mà các thị trường khác trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt.
Ngoài ra, áp lực bán ròng một phần còn đến từ xu hướng rút vốn đang diễn ra trên một số quỹ ETF lớn. Điển hình là quỹ DCVFM VNDiamond ETF (FUEVFVND) của Dragon Capital bị rút ròng hơn 6.300 tỉ đồng kể từ đầu năm 2024 và chưa có dấu hiệu ngừng lại.
Tương tự, Fubon ETF – quỹ ETF có quy mô lớn nhất thị trường cũng đang đẩy mạnh bán ròng hàng trăm tỉ cổ phiếu Việt Nam trong vài phiên trở lại đây, đưa mức rút ròng từ đầu năm của quỹ này lên gần 800 tỉ đồng.
Trên TTCK Mỹ, phiên giao dịch cuối tuần trước (ngày 31-5) chứng kiến đà tăng mạnh mẽ của các chỉ số, đặc biệt là Dow Jones khi chỉ số này tăng 1,51%, lên mức 38.686 điểm nhờ diễn biến tích cực của cổ phiếu Salesforce và UnitedHealth với mức tăng lần lượt 7,5% và 2,8%. Chỉ số S&P 500 có mức tăng thấp hơn là 0,8% trong khi chỉ số Nasdaq Composite giảm nhẹ 0,01%. Phiên cuối tuần đón nhận thông tin quan trọng liên quan đến chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE).
Cụ thể, PCE của Mỹ tăng 0,2% trong tháng 4, tương đồng với mức dự báo của các chuyên gia trong cuộc thăm dò của Dow Jones trước đó. Kết quả này khiến PCE lõi tháng 4 của Mỹ tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn một chút so với dự báo 2,7%. Nhìn chung, TTCK Mỹ đã có một tháng 5 đầy thắng lợi khi các chỉ số đều ghi nhận tháng tăng thứ 6 trong bảy tháng qua khi Dow Jones tăng 2,3%; S&P 500 tăng 4,8% còn Nasdaq Composite tăng vọt 6,9%.
Về xu hướng VN-Index, việc biến động mạnh quanh vùng đỉnh cũ là điều thường thấy đối với chỉ số này. Các luồng thông tin tại thời điểm hiện tại cũng khá đan xen theo các chiều hướng khác nhau. Những thông tin có phần bất lợi là áp lực từ lãi suất, tỷ giá, giá vàng hay động thái bán ròng quyết liệt của khối ngoại.
Ở chiều ngược lại, những thông tin theo chiều hướng nâng đỡ, hỗ trợ thị trường là kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, tiến trình tiếp tục hồi phục của kinh tế vĩ mô và sức cầu tốt từ nhà đầu tư cá nhân trong nước. Thêm vào đó, với phiên tăng mạnh đầu tuần này, khả năng VN-Index vượt qua vùng đỉnh 1.285-1.300 điểm đang ngày một cao hơn.
Với bối cảnh trên, nhà đầu tư nên kiên trì nắm giữ cổ phiếu cơ bản tốt đến giá mục tiêu và có thể cân nhắc gia tăng thêm tỷ trọng trong các nhịp điều chỉnh.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.