Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
CTCP Đầu tư Tài chính Giáo dục vốn là công ty thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nhưng giờ đây tình hình kinh doanh vô cùng ảm đạm. Tại cuối năm 2022, EFI lỗ lũy kế gần 79 tỷ đồng và chỉ còn 4 nhân sự.
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với EFI do Công ty công bố thông tin không đúng thời gian theo quy định trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN và Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hà Nội (HNX). Cụ thể, là các tài liệu Báo cáo tình hình quản trị Công ty năm 2022; Thông báo ký kết hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2022.
Với vi phạm trên, EFI bị phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời có tình tiết tăng nặng là vi phạm hành chính nhiều lần, tuy nhiên do người vi phạm đã thành thật hối lỗi nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2023.
EFI là doanh nghiệp như thế nào?
EFI vốn là công ty thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, được thành lập vào năm 2007 và hoạt động chính trong lĩnh vực đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản... Tuy nhiên, ngày 20/11/2017, NXB Giáo dục Việt Nam đã tiến hành thoái toàn bộ 12.8% cổ phần tại EFI. Tại ngày 31/12/2022, EFI chỉ có 4 nhân sự, giữ nguyên so với năm 2021.
Tại cuối năm 2022, vốn điều lệ của Công ty là 108.8 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông lớn (2 cá nhân và 1 tổ chức). Trong đó, ông Nguyễn Đình Việt là cổ đông lớn nhất nắm giữ 18.62% vốn; ông Nguyễn Sơn Tùng nắm 14.89%; CTCP Đầu tư PVR Hà Nội (UPCoM: PVR) nắm 7.03%.
"Trắng" doanh thu, kéo dài chuỗi thua lỗ 3 năm liên tiếp
Tình hình kinh doanh của EFI không mấy khả quan, Doanh nghiệp này không ghi nhận doanh thu trong năm 2022 và báo lỗ hơn 9 tỷ đồng, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp thua lỗ từ năm 2020. Hệ quả, lỗ lũy kế tại cuối năm 2022 tới gần 79 tỷ đồng, chủ yếu do khoản lỗ kỷ lục gần 70 tỷ đồng của năm 2017.
Lợi nhuận ròng của EFI từ năm 2010-2022
Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của EFI hơn 68 tỷ đồng, giảm gần 10 tỷ đồng so với đầu năm. Tiền gửi ngân hàng giảm mạnh từ 4.7 tỷ còn hơn 535 triệu đồng, tương ứng giảm 88%; đầu tư chính khoản kinh doanh có giá trị gốc gần 18 tỷ đồng, hầu hết dành cho khoản đầu tư cho cổ phiếu CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội , trong đó dự phòng hơn 2 tỷ đồng.
Nợ phải trả của Công ty là gần 2 tỷ đồng, gần như đi ngang so với đầu năm, chiếm chủ yếu là khoản phải trả ngắn hạn khác hơn 1.5 tỷ đồng. Trong đó, phải trả cựu Giám đốc - Huỳnh Bá Vân hơn 1 tỷ đồng, là tiền tạm nộp bồi thường vụ án chưa có kết luận điều tra của cơ quan pháp luật.
Kể từ ngày 05/04/2023, HNX quyết định duy trì hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu EFI, với lý do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm 2022 của Công ty.
Do đó, cổ phiếu EFI chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần. Phiên sáng 22/12, thị giá EFI bất ngờ giảm sàn xuống 1,500 đồng/cp, giảm 29% so với đầu năm cùng với khối lượng khớp lệnh 1,100 cp.
Diễn biến giá cổ phiếu EFI từ đầu năm 2023 đến nay
Thế Mạnh
FILI
Kết thúc quý 3, khoảng một nửa công ty in ấn, xuất bản giáo dục tiếp tục báo lãi tăng so với cùng kỳ. Sự thay đổi, cập nhật chương trình sách giáo khoa giai đoạn gần đây giúp các công ty thu lợi nhờ tăng giá bán, nhưng cũng đối mặt với rủi ro hàng tồn kho lỗi thời, phải lập dự phòng giảm giá lớn.
Theo dữ liệu từ VietstockFinance, trong 23 doanh nghiệp ngành xuất bản giáo dục trên sàn chứng khoán (HOSE, HNX, UPCoM) đã công bố BCTC quý 3/2023, so với cùng kỳ năm trước, có 19 công ty tiếp tục lãi. Trong đó có 8 công ty kết quả đi lùi, 3 công ty chuyển từ lãi sang lỗ và 1 công ty tiếp tục lỗ. Các doanh nghiệp đạt tổng cộng 3,621 tỷ đồng doanh thu và mang về 111 tỷ đồng lãi ròng, tăng nhẹ lần lượt 7% và 2%.
Lãi ròng quý 3/2023 của doanh nghiệp in ấn, xuất bản giáo dục (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceTăng lãi nhờ thay đổi thời điểm phát hành SGK
Quý 3/2023, EID, SED, STC, SMN, DAD, TPH, BDB là những doanh nghiệp có lãi tăng so với cùng kỳ, phần lớn nhờ vào tăng doanh thu xuất bản, bán sách giáo khoa (SGK) hoặc sách bổ trợ.
Cụ thể, CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội có thêm dòng sản phẩm mới, bên cạnh thời điểm phát hành sách tập trung vào quý 3, đưa doanh thu tăng 20%, đạt 502 tỷ đồng. Lợi nhuận từ đó cũng đạt 23 tỷ đồng, tăng 12%.
Tương tự, doanh thu xuất bản phẩm của CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam tăng 15%, lên 440 tỷ đồng; lợi nhuận tăng 10%, đạt gần 16 tỷ đồng.
Đối với CTCP Sách và Thiết bị Trường học TP.HCM , quý 3 tăng mạnh doanh thu bán hàng sách và sản phẩm in 33%, đạt 135 tỷ đồng. Dù giá vốn tăng với tỷ lệ cao hơn nhưng do lãi vay cùng chi phí bán hàng giảm nên STC vẫn thu lãi ròng tăng 21%, đạt gần 5 tỷ đồng.
Trong khi đó, CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục Miền Nam cho biết, do Nhà xuất bản Giáo dục áp dụng thời điểm phát hành SGK năm 2023 vào tháng 6, chậm hơn 2 tháng so với năm trước, làm doanh thu tăng 20%, đạt 196 tỷ đồng. Dù nhiều chi phí bị đội lên cao, SMN vẫn thu lợi nhuận hơn 4.3 tỷ đồng, tăng 22%.
CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng đạt doanh thu 130 tỷ đồng, tăng 67%, chủ yếu tăng từ doanh thu bán SGK và sách bổ trợ. Lãi ròng tăng 72%, đạt 3.4 tỷ đồng.
Trong kỳ, CTCP In sách giáo khoa tại Thành phố Hà Nội tăng mạnh doanh thu bán cho các đơn vị thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, mang về gần 17 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Riêng giao dịch với Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội gấp 4 lần, đạt hơn 12 tỷ đồng. Chi phí nguyên vật liệu và chi phí dịch vụ mua ngoài tăng mạnh, song TPH vẫn lãi tăng 43%, đạt gần nửa tỷ đồng.
Nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận quý 3/2023 tăng trưởng (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceMột số doanh nghiệp, dù giảm doanh thu từ xuất bản, phát hành, nhưng lợi nhuận quý 3 vẫn tích cực nhờ vào yếu tố ngoài lề. Chẳng hạn, CTCP Sách Việt Nam thu về lãi cho vay hơn 23 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ; góp phần đáng kể đưa lãi ròng tăng hơn 60%, lên 18 tỷ đồng; trong khi doanh thu chỉ 8.4 tỷ đồng, giảm 11%.
Hay CTCP Mỹ thuật và Truyền thông dù sức mua giảm ảnh hưởng đến doanh thu, chủ yếu là sách tham khảo giảm 13%, còn 123 tỷ đồng; Công ty vẫn lãi 4.2 tỷ đồng, tăng 69% nhờ tiết giảm chi phí.
Giảm lãi do thị trường khó khăn
Các doanh nghiệp trong ngành có kết quả lợi nhuận đi lùi, phần lớn do giảm doanh thu bán SGK, sách tham khảo khi thị trường khó khăn. CTCP Phát hành Sách Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, do thị trường giảm sức mua, doanh thu chỉ tương đương cùng kỳ; trong khi chi phí hoạt động tăng khiến lợi nhuận giảm hơn 20%, còn gần 15 tỷ đồng.
Cùng lý do, lợi nhuận của CTCP Văn hóa Phương Nam giảm 35%, còn hơn 7 tỷ đồng, do giảm doanh thu phía Công ty bán lẻ Phương Nam. CTCP Sách và Thiết bị Trường học Long An gặp khó khăn ở mảng SGK và học phẩm cấp mầm non do có đối thủ cạnh tranh, nên lãi giảm 21%, xuống còn 860 triệu đồng.
CTCP Sách và Thiết bị Bình Thuận giảm 18% doanh thu, chủ yếu từ thiết bị giáo dục; lãi ròng theo đó chỉ còn 880 triệu đồng.
Doanh thu sách tham khảo giảm từ 60 tỷ đồng xuống 52 tỷ đồng là nguyên nhân chính khiến CTCP Sách Giáo dục tại Thành phố Đà Nẵng thu lãi còn 1.3 tỷ đồng, giảm 8%.
CTCP In Sách Giáo khoa Hòa Phát có thể xem là ngoại lệ trong nhóm đi lùi khi có doanh thu tăng 50%, đạt 23 tỷ đồng. Ngoài ra còn có khoản đột biến từ lãi tiền gửi và cho vay gần 22 tỷ đồng (cùng kỳ hơn 300 triệu đồng). Tuy nhiên, lãi vay trái phiếu, ngân hàng và chi phí hỗ trợ khách hàng vay ngân hàng bị đội lên hơn 5 lần cùng kỳ khiến lợi nhuận giảm mạnh 40%, chỉ còn hơn 500 triệu đồng.
Nhóm doanh nghiệp lợi nhuận quý 3/2023 đi lùi (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceThua lỗ do thay đổi chương trình SGK
Thay đổi chương trình SGK mang lại thuận lợi cho một số doanh nghiệp, trong khi số khác chịu bất lợi do mất nguồn thu. Nhóm thua lỗ quý 3 gồm HEV, STH và ECI, dù năm ngoái có lãi. Riêng QST tiếp tục lỗ.
Ngược với nhóm tăng doanh thu, CTCP Sách Đại học - Dạy nghề cho hay, kết quả kém khả quan là do Công ty không được cung ứng tem công nghệ 4.0 cho Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam từ tháng 08/2022, đồng thời thay đổi chương trình SGK theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, khiến HEV mất đi doanh thu từ sách QPAN lớp 10, 11 và sách bổ trợ lớp 4. Cùng với đó, các sản phẩm mới chưa thể bù đắp cho phần doanh thu thiếu hụt. HEV lỗ gần 30 triệu đồng trong quý 3, cùng kỳ lãi hơn 150 triệu đồng.
Sức tiêu thụ sản phẩm kinh doanh bị ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế chung khiến doanh thu CTCP Phát hành Sách Thái Nguyên (UPCoM: STH) giảm 1/3 và kết quả lỗ hơn 1.1 tỷ đồng.
Doanh thu bản đồ, tranh ảnh giáo dục của CTCP Tập Đoàn ECI giảm từ 10.1 tỷ đồng xuống 1.4 tỷ đồng, doanh thu thiết bị giáo dục giảm từ 5.4 tỷ đồng xuống 1.8 tỷ đồng là tác động chính khiến ECI lỗ gần 2 tỷ đồng.
Riêng CTCP Sách và Thiết bị Trường học Quảng Ninh tiếp tục lỗ hơn 2 tỷ đồng dù doanh thu tăng 18%. Công ty cho biết, do thuê điểm mở thêm 3 nhà sách mới, trong đó có nhà sách Quảng Yên, phải đầu tư xây dựng cơ bản với số tiền tương đối lớn nên đã ảnh hưởng đến lợi nhuận quý 3. Ngoài ra, việc tăng lương sớm 3 tháng cho người lao động cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Hàng tồn kho dễ lỗi thời, thường lập dự phòng lớn
Các thay đổi, cập nhật nội dung, chương trình SGK ở các cấp giáo dục khiến kế hoạch kinh doanh bị thay đổi, làm nguồn thu giảm, sản phẩm xuất bản dễ lỗi thời. Do đó, doanh nghiệp thường trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho với tỷ trọng đáng kể.
Cuối tháng 09/2023, các công ty ECI, DAD, HTP, HEV, EID, VNB, PNC, QST, EBS có khoản dự phòng rất cao - từ 10% đến 50% giá trị hàng tồn kho.
Mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho quý 3 năm nay của ECI bằng 51% giá trị hàng tồn kho, cao hơn nhiều so với mức 37% cùng kỳ năm trước. Tương tự, DAD, HTP, HEV, EID, PNC, QST cũng trích lập dự phòng với tỷ lệ cao hơn. Riêng EBS giảm mạnh mức trích lập, chỉ còn 8% so với 48% cùng thời điểm năm ngoái.
Tỷ lệ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho quý 3/2023 (Đvt: %)
Nguồn: VietstockFinanceTử Kính
FILI
Các nhà đầu tư nước ngoài (khối ngoại) tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng trên HOSE và mua ròng trên HNX trong tháng 7/2023.
Trên HOSE, khối ngoại đã bán ròng 24 tỷ đồng trong tháng 7, đánh dấu tháng bán ròng thứ 4 liên tiếp. Mức bán ròng này thấp hơn so với con số 269 tỷ đồng trong tháng trước và đang có xu hướng co hẹp lại trong 2 tháng vừa qua. Lũy kế từ đầu năm, khối ngoại đã bán ròng 763 tỷ đồng.
Đối với HNX, trạng thái mua ròng của khối ngoại tiếp tục được giữ vững và có xu hướng tăng. Khối này đã mua ròng 326 tỷ đồng trên HNX, tăng khoảng 3% so với tháng trước. Lũy kế 7 tháng đầu năm, giá trị mua ròng đạt 1,753 tỷ đồng.
Tháng 7, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam có sự cải thiện lớn về mặt điểm số và thanh khoản. VN-Index theo quán tính tăng điểm của tháng trước, tiến tới chinh phục thành công mốc tâm lý 1,200 điểm và kết thúc tháng 7 với phiên giao dịch đầy hưng phấn, dừng lại tại 1,222.9 điểm. Đồng nghĩa, chỉ số đã tăng hơn 9% so với tháng trước và tăng 21% so với đầu năm.
Trong môi trường lãi suất thấp, dòng tiền tiết kiệm được cho là đã có sự dịch chuyển sang kênh cổ phiếu với kỳ vọng đạt được mức sinh lời tốt hơn. Mặt khác, nhà đầu tư cũng đang có dấu hiệu tăng dùng đòn bẩy trên thị trường với dư nợ vay margin ở top 10 CTCK có thị phần môi giới lớn nhất HOSE (chiếm 69%) đã có sự hồi phục, đạt trên 89 ngàn tỷ đồng vào cuối quý 2, tương ứng tăng 20% so với đầu năm.
Điều này góp phần đưa thanh khoản thị trường lên mức cao trong tháng qua. Khối lượng giao dịch bình quân trên HOSE trong tháng 7 gần 910 triệu đơn vị, đi kèm giá trị giao dịch bình quân gần 18.4 triệu tỷ đồng; tương ứng tăng 1% và 8% so với tháng trước.
Diễn biến VN-Index từ đầu năm 2023
Nguồn: VietstockFinanceTrên TTCK thế giới, sắc xanh cũng bao phủ khắp các chỉ số chính của Mỹ trong tháng 7. Down Jones và Nasdaq Composite ghi nhận 3 tuần tăng liên tiếp, chỉ số Dow Jones thậm chí lập chuỗi 13 phiên liên tục tăng điểm và được xem là chuỗi tăng dài nhất từ 1987. Thông tin về GDP quý 2 của Mỹ tích cực hơn, chỉ số lạm phát (PCE) đã có tín hiệu hạ nhiệt trong tháng 6 đã hỗ trợ cho đà tăng đó. Đặc biệt, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng thêm 0.25 điểm cơ bản lãi suất, đúng như những gì thị trường kỳ vọng, nâng phạm vi mục tiêu lãi suất quỹ liên bang lên 5.25-5.5%.
Chủ tịch Fed – ông Jerome Powell cũng để ngỏ về khả năng còn một đợt tăng lãi suất nữa vào cuộc họp tháng 9 tới, ông cũng không quên nhấn mạnh các quyết định lãi suất trong thời gian tới của Fed sẽ còn phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế. Một trong số đó là bảng lương phi nông nghiệp Mỹ (non-farm payrolls) sẽ được công bố vào ngày 04/08 tới.
Điều này sẽ tác động đến diễn biến của đồng USD, qua đó, ảnh hưởng đến tỷ giá của VND với USD, điều mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ xem xét để đưa ra các quyết định lãi suất trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh đang có sự lệch pha giữa chính sách tiền tệ Việt Nam và Mỹ.
Trong bối cảnh trên, quỹ ngoại VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) đã “án binh bất động” trong tuần đầu tiên của tháng 7 trước khi quay lại mua ròng cổ phiếu Việt Nam liên tiếp 2 tuần sau đó. Trong khi , quỹ iShares Frontier & Select EM ETF đã bán ròng mạnh cổ phiếu Việt Nam trong 2 tuần đầu tháng 7, sau đó trở lại mua ròng trong tuần thứ 3.
Có 5/10 mã cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất tháng 6 trên HOSE thuộc nhóm ngân hàng. Trong đó, khối ngoại tập trung bán ròng mạnh nhất cổ phiếu STB và cổ phiếu EIB, giá trị ròng lần lượt 904 tỷ đồng và gần 756 tỷ đồng. Còn lại, khối ngoại bán ròng các cổ phiếu ở nhiều ngành khác nhau như KDC (469 tỷ đồng) thuộc nhóm thực phẩm hay POW (414 tỷ đồng) và PLX (188 tỷ đồng) của nhóm dầu khí.
Top 10 cổ phiếu khối ngoại bán ròng mạnh nhất trên HOSE
Ở chiều mua, khối ngoại tập trung mua ròng nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn. Đứng đầu là cổ phiếu VHM (945 tỷ đồng). Xếp sau là cổ phiếu HPG, ông lớn ngành thép tiếp tục được khối ngoại giải ngân mua ròng với giá trị gần 912 tỷ. Nhiều thứ 3 và thứ 4 trong tháng 6 là cổ phiếu SSI (736 tỷ đồng) và VNM (503 tỷ đồng) .
Top 10 cổ phiếu khối ngoại mua ròng mạnh nhất trên HOSE
Trên HNX, cổ phiếu PVS bị bán ròng mạnh nhất gần 72 tỷ đồng, lớn hơn tổng giá trị bán ròng của 2 cổ phiếu xếp sau là CEO (33 tỷ đồng) và IDC (32 tỷ đồng). Ngoài ra có thể thấy các cổ phiếu như NVB, IVS, PTI, SVN, EID và THD chịu lực bán áp đảo từ khối ngoại.
Top 10 cổ phiếu khối ngoại bán ròng mạnh nhất trên HNX
Ở chiều mua, khối ngoại mua ròng nhiều nhất cổ phiếu SHS với giá trị gần 369 tỷ đồng, gấp đôi tổng giá trị mua ròng của 9 cổ phiếu còn lại trong top 10. Xếp sau là cổ phiếu TNG (89 tỷ đồng), MBS (11 tỷ đồng), PVI (10 tỷ đồng)…
Top 10 cổ phiếu khối ngoại mua ròng mạnh nhất trên HNX
Duy Khánh
FILI
EID sẽ chi cổ tức tiền mặt 2022 với tỷ lệ 15%
CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội (HNX: EID) thông báo chốt quyền chi cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/06/2023.
Với tỷ lệ thực hiện 14% - tương đương 1,400 đồng cho mỗi cổ phiếu sở hữu - cùng 15 triệu cp đang lưu hành, ước tính Doanh nghiệp cần chi 21 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Ngày thực hiện dự kiến vào 30/06/2023.
Năm 2022, EID ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng, với lãi ròng đạt hơn 74.4 tỷ đồng, tăng 50% so với thực hiện năm 2021. Sang quý 1/2023, Doanh nghiệp chứng kiến doanh thu giảm mạnh 33.4 tỷ đồng (giảm hơn 56%). Tuy nhiên, lợi nhuận ròng vẫn duy trì tăng trưởng, đạt 3.2 tỷ đồng (tăng 69%).
Trên thị trường chứng khoán, sau khi tăng vọt và chạm đỉnh 24,000 đồng/cp tại phiên 28/02, giá cổ phiếu EID quay đầu giảm, đi ngang quanh ngưỡng 20,000-21,000 đồng/cp. Mã này kết phiên 05/06 ở mức 21,000 đồng/cp.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại tuần 30/1-3/2: Mua ròng 1.860 tỷ đồng, cổ phiếu HPG chiếm gần 50%
Trong khi nhà đầu tư trong nước đẩy mạnh bán ra khiến thị trường quay đầu giảm khá mạnh trong tuần đầu năm mới, khối ngoại tiếp tục giải ngân 1.860 tỷ đồng, với riêng cổ phiếu HPG chiếm gần 50%.
Thống kê trên sàn HOSE, khối ngoại thực hiện 4 phiên mua ròng và bán ròng phiên duy nhất ngày 31/1.
Tổng cộng trong cả tuần, khối ngoại đã mua ròng 82,66 triệu đơn vị, giá trị mua ròng đạt 1.679,79 tỷ đồng. Trong đó, khối này đã mua vào 280,17 triệu đơn vị, giá trị mua vào là 7.779,93 tỷ đồng; đồng thời bán ra 197,51 triệu đơn vị, giá trị 6.100,14 tỷ đồng.
Giao dịch NĐTNN trên sàn HOSE trong tuần từ ngày 30/1-3/2:
Ngày |
Khối lượng |
Giá trị (tr.đồng) |
||||
Mua |
Bán |
Mua-Bán |
Mua |
Bán |
Mua-Bán |
|
30/1 |
71.294.470 |
32.709.170 |
38.585.300 |
1.731.560 |
985.750 |
745.810 |
31/1 |
41.831.650 |
41.954.470 |
-122.820 |
1.249.800 |
1.370.030 |
-120.230 |
1/2 |
61.265.870 |
53.173.490 |
8.092.380 |
1.578.380 |
1.486.960 |
91.420 |
2/2 |
53.855.150 |
37.651.790 |
16.203.360 |
1.714.820 |
1.282.630 |
432.190 |
3/2 |
51.921.060 |
32.023.430 |
19.897.630 |
1.505.370 |
974.770 |
530.600 |
Tổng |
280.168.200 |
197.512.350 |
82.655.850 |
7.779.930 |
6.100.140 |
1.679.790 |
Trong khi đó, trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 5 phiên giao dịch liên tiếp, với khối lượng mua ròng tổng cộng đạt 5,37 triệu đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 129,99 tỷ đồng.
Trong đó, khối này đã mua vào hơn 6,64 triệu đơn vị, giá trị 161,23 tỷ đồng, ngược lại bán ra 1,27 triệu đơn vị, giá trị 31,24 tỷ đồng.
Giao dịch NĐTNN trên sàn HNX trong tuần từ ngày 30/1-3/2:
Ngày |
Khối lượng |
Giá trị (tr.đồng) |
||||
Mua |
Bán |
Mua-Bán |
Mua |
Bán |
Mua-Bán |
|
30/1 |
1.138.740 |
242.970 |
895.770 |
31.470 |
4.740 |
26.730 |
31/1 |
592.500 |
274.120 |
318.380 |
12.820 |
7.120 |
5.700 |
1/2 |
1.727.540 |
251.930 |
1.475.610 |
47.430 |
7.970 |
39.460 |
2/2 |
2.243.140 |
281.300 |
1.961.840 |
47.990 |
6.390 |
41.600 |
3/2 |
942.250 |
221.780 |
720.470 |
21.520 |
5.020 |
16.500 |
Tổng |
6.644.170 |
1.272.100 |
5.372.070 |
161.230 |
31.240 |
129.990 |
Còn trên thị trường UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 3 phiên và bán ròng 2 phiên. Tổng cộng, khối ngoại đã mua ròng 2,89 triệu đơn vị, giá trị mua ròng đạt 48,41 tỷ đồng.
Cụ thể, khối này đã mua vào 4,76 triệu đơn vị, giá trị 112,13 tỷ đồng; đồng thời bán ra 1,87 triệu đơn vị, giá trị 63,72 tỷ đồng.
Giao dịch NĐTNN trên UPCoM trong tuần từ ngày 30/1-3/2:
Ngày |
Khối lượng |
Giá trị (tr.đồng) |
||||
Mua |
Bán |
Mua-Bán |
Mua |
Bán |
Mua-Bán |
|
30/1 |
1.403.320 |
517.240 |
886.080 |
36.570 |
20.080 |
16.490 |
31/1 |
252.410 |
373.900 |
-121.490 |
8.800 |
11.780 |
-2.980 |
1/2 |
448.690 |
761.690 |
-313.000 |
16.930 |
24.260 |
-7.330 |
2/2 |
1.218.260 |
42.900 |
1.175.360 |
22.510 |
1.940 |
20.570 |
3/2 |
1.434.980 |
175.200 |
1.259.780 |
27.320 |
5.660 |
21.660 |
Tổng |
4.757.660 |
1.870.930 |
2.886.730 |
112.130 |
63.720 |
48.410 |
Như vậy, tính chung giao dịch tuần qua trên toàn thị trường, khối ngoại tiếp tục duy trì trạng thái mua ròng tích cực với tổng khối lượng đạt hơn 90,91 triệu đơn vị, giá trị mua ròng đạt 1.858,19 tỷ đồng, giảm 29% so với tuần giao dịch trước Tết Nguyên đán (từ ngày 16-19/1 đã mua ròng xấp xỉ 2.620 tỷ đồng).
Nhìn lại diễn biến mua bán tuần qua
Khối ngoại vẫn mua ròng mạnh nhất cổ phiếu HPG với khối lượng hơn 39,7 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị mua ròng đạt 854,24 tỷ đồng.
Trong khi đó, cổ phiếu VNM bị bán ròng mạnh nhất với giá trị đạt 235,65 tỷ đồng, tương đương khối lượng đạt gần 3,05 triệu đơn vị. Tiếp theo là VHM bị bán ròng 178,25 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 3,65 triệu đơn vị.
Tuy nhiên, cổ phiếu ST8 dẫn đầu danh mục bán ròng mạnh về khối lượng, đạt hơn 6,42 triệu đơn vị, giá trị bán ròng đạt 80,59 tỷ đồng, giao dịch này đến từ phiên 31/1.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu IDC với khối lượng 1,66 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị mua ròng đạt 66,72 tỷ đồng.
Trái lại, khối này vẫn bán ròng nhỏ giọt với EID dẫn đầu đạt 31.800 đơn vị, giá trị bán ròng 0,69 tỷ đồng.
Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng 280 tỷ đồng ở sàn HoSE trong phiên 5/4
Khối ngoại bán ròng khoảng hơn 270 tỷ đồng ở toàn thị trường chứng khoán phiên 5/4.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 4,67 điểm (-0,31%) xuống 1.520,03 điểm. HNX-Index giảm 2,59 điểm (-0,56%) xuống 456,1 điểm. UPCoM-Index tăng 0,03 điểm (0,03%) lên 117,7 điểm.
Khối ngoại giao dịch theo chiều hướng tiêu cực khi mua vào 24,8 triệu cổ phiếu, trị giá 954 tỷ đồng, trong khi bán ra 32,5 triệu cổ phiếu, trị giá 1.227 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 7,7 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 273 tỷ đồng.
Tại sàn HoSE, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng 227 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 7,6 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại sàn HoSE bán ròng mạnh nhất mã VHM với 68 tỷ đồng. VIC và HPG bị bán ròng lần lượt 60 tỷ đồng và 47 tỷ đồng. Trong khi đó, NVL được mua ròng mạnh nhất với 52 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND được mua ròng mạnh nhất với 27 tỷ đồng.
Ở sàn HNX, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng 17,6 tỷ đồng (gấp 12 lần giá trị bán ròng của phiên trước), tương ứng khối lượng 481.700 cổ phiếu.
VCS đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại sàn HNX với 8 tỷ đồng. BVS đứng sau và bị bán ròng gần 8 tỷ đồng. Các mã PVS, KLF hay EID đều bị bán ròng trên 1 tỷ đồng. Trong khi đó, PVG được mua ròng mạnh nhất sàn này nhưng giá trị chỉ 920 triệu đồng.
Tại sàn UPCoM, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 7 liên tiếp với giá trị giảm 32% so với phiên trước và đạt 21,5 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 349.550 cổ phiếu.
QNS được khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh nhất với 17,7 tỷ đồng. NTC và LTG đều được mua ròng trên 4 tỷ đồng. Trong khi đó, ABI bị bán ròng mạnh nhất với 11,4 tỷ đồng. UDJ cũng bị bán ròng 2 tỷ đồng.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 9/9: Bán ròng hơn 845 tỷ đồng
Trong khi lực cầu nội quay lại hỗ trợ giúp thị trường có phiên hồi phục thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn đẩy mạnh bán ròng với giá trị lên tới hơn 845 tỷ đồng, gần gấp đôi phiên trước đó.
Trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại đã mua vào với khối lượng 31,9 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 1.202,18 tỷ đồng, giảm 3,49% về lượng và 12,33% về giá trị so với phiên giao dịch trước đó ngày 8/9.
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 39,11 triệu đơn vị với giá trị tương ứng 1.716,77 tỷ đồng, tăng 7,46% về lượng nhưng giảm 7,37% về giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 7,22 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 514,59 tỷ đồng, tăng 115,77% về lượng và 6,73% về giá trị so với phiên trước đó.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu HSG với khối lượng 2,05 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 91,54 tỷ đồng.
Các mã được mua ròng mạnh tiếp theo tập trung dòng bank gồm CTG đạt 52,1 tỷ đồng (1,62 triệu đơn vị), MBB đạt 33,79 tỷ đồng (1,2 triệu đơn vị), VND đạt 26,54 tỷ đồng, LPB đạt 23,48 tỷ đồng, VCB đạt 20,46 tỷ đồng.
Trái lại, cặp đôi nhà Vingroup vẫn dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh. Cụ thể, VHM bị bán ròng hơn 273 tỷ đồng (2,53 triệu đơn vị) và VIC bị bán ròng 124,35 tỷ đồng (1,36 triệu đơn vị).
Tiếp theo đó là VNM bị bán ròng 96,71 tỷ đồng, tương đương khối lượng 1,13 triệu đơn vị.
Còn chứng chỉ quỹ FUEVFVND dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh về khối lượng, đạt 3,56 triệu đơn vị, giá trị tương ứng đạt 90,19 tỷ đồng.
Trên sàn giao dịch HNX, khối ngoại đã mua vào 607.460 đơn vị, giá trị 13,85 tỷ đồng, giảm 41,39% về lượng và 20,81% về giá trị so với phiên trước đó.
Ngược lại, bán ra 14,85 triệu đơn vị với tổng giá trị đạt 371,52 tỷ đồng, tăng mạnh so với phiên trước đó chỉ bán ra 539.800 đơn vị, giá trị 9,49 tỷ đồng.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 14,24 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 357,67 tỷ đồng; trong khi phiên trước đó mua ròng 496.630 đơn vị, tổng giá trị mua ròng đạt 8 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh cổ phiếu EID với khối lượng đạt 119.300 đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 2,86 tỷ đồng. Tiếp theo là VCS được mua ròng 1,47 tỷ đồng.
Trái lại, khối này tập trung bán ròng mạnh cổ phiếu API với khối lượng 12,74 triệu đơn vị với tổng giá trị đạt 339,22 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí tiếp theo là VKC bị bán ròng 1,59 triệu đơn vị, giá trị xấp xỉ 20,5 tỷ đồng và NVB bị bán ròng 2,24 tỷ đồng.
Giao dịch trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 746.670 đơn vị, giá trị tương ứng 47,45 tỷ đồng, giảm 38,68% về lượng nhưng tăng 1,39% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 613.030 đơn vị, giá trị 21,07 tỷ đồng, tăng 23,44% về lượng và 34,63% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 133.640 đơn vị với tổng giá trị mua ròng đạt 26,38 tỷ đồng, giảm 81,47% về lượng và 15,31% về giá trị so với phiên trước.
Trong đó, khối ngoại mua ròng mạnh nhất CTR với khối lượng 192.500 đơn vị, giá trị tương ứng 15,68 tỷ đồng..
Các mã được mua ròng mạnh khác như ACV đạt 13,44 tỷ đồng, VTP đạt hơn 3,3 tỷ đồng, QNS và VSN cùng đạt hơn 1,4 tỷ đồng.
Mặt khác, khối này bán ròng mạnh nhất VND và BSR với giá trị lần lượt đạt 5,93 tỷ đồng (147.800 đơn vị) và 2,69 tỷ đồng (150.000 đơn vị).
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 9/9, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 21,33 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 845,88 tỷ đồng, gấp hơn 10 lần về lượng và tăng 90,95% về giá trị so với phiên hôm qua ngày 8/9 (bán ròng 442,99 tỷ đồng).
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.