Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
CTCP Đầu tư Tài chính Giáo dục vốn là công ty thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nhưng giờ đây tình hình kinh doanh vô cùng ảm đạm. Tại cuối năm 2022, EFI lỗ lũy kế gần 79 tỷ đồng và chỉ còn 4 nhân sự.
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với EFI do Công ty công bố thông tin không đúng thời gian theo quy định trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN và Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hà Nội (HNX). Cụ thể, là các tài liệu Báo cáo tình hình quản trị Công ty năm 2022; Thông báo ký kết hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2022.
Với vi phạm trên, EFI bị phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời có tình tiết tăng nặng là vi phạm hành chính nhiều lần, tuy nhiên do người vi phạm đã thành thật hối lỗi nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2023.
EFI là doanh nghiệp như thế nào?
EFI vốn là công ty thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, được thành lập vào năm 2007 và hoạt động chính trong lĩnh vực đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản... Tuy nhiên, ngày 20/11/2017, NXB Giáo dục Việt Nam đã tiến hành thoái toàn bộ 12.8% cổ phần tại EFI. Tại ngày 31/12/2022, EFI chỉ có 4 nhân sự, giữ nguyên so với năm 2021.
Tại cuối năm 2022, vốn điều lệ của Công ty là 108.8 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông lớn (2 cá nhân và 1 tổ chức). Trong đó, ông Nguyễn Đình Việt là cổ đông lớn nhất nắm giữ 18.62% vốn; ông Nguyễn Sơn Tùng nắm 14.89%; CTCP Đầu tư PVR Hà Nội (UPCoM: PVR) nắm 7.03%.
"Trắng" doanh thu, kéo dài chuỗi thua lỗ 3 năm liên tiếp
Tình hình kinh doanh của EFI không mấy khả quan, Doanh nghiệp này không ghi nhận doanh thu trong năm 2022 và báo lỗ hơn 9 tỷ đồng, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp thua lỗ từ năm 2020. Hệ quả, lỗ lũy kế tại cuối năm 2022 tới gần 79 tỷ đồng, chủ yếu do khoản lỗ kỷ lục gần 70 tỷ đồng của năm 2017.
Lợi nhuận ròng của EFI từ năm 2010-2022
Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của EFI hơn 68 tỷ đồng, giảm gần 10 tỷ đồng so với đầu năm. Tiền gửi ngân hàng giảm mạnh từ 4.7 tỷ còn hơn 535 triệu đồng, tương ứng giảm 88%; đầu tư chính khoản kinh doanh có giá trị gốc gần 18 tỷ đồng, hầu hết dành cho khoản đầu tư cho cổ phiếu CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội , trong đó dự phòng hơn 2 tỷ đồng.
Nợ phải trả của Công ty là gần 2 tỷ đồng, gần như đi ngang so với đầu năm, chiếm chủ yếu là khoản phải trả ngắn hạn khác hơn 1.5 tỷ đồng. Trong đó, phải trả cựu Giám đốc - Huỳnh Bá Vân hơn 1 tỷ đồng, là tiền tạm nộp bồi thường vụ án chưa có kết luận điều tra của cơ quan pháp luật.
Kể từ ngày 05/04/2023, HNX quyết định duy trì hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu EFI, với lý do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm 2022 của Công ty.
Do đó, cổ phiếu EFI chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần. Phiên sáng 22/12, thị giá EFI bất ngờ giảm sàn xuống 1,500 đồng/cp, giảm 29% so với đầu năm cùng với khối lượng khớp lệnh 1,100 cp.
Diễn biến giá cổ phiếu EFI từ đầu năm 2023 đến nay
Thế Mạnh
FILI
Một doanh nghiệp từng là thành viên của NXB Giáo dục lỗ lũy kế gần 80 tỷ, chỉ còn 4 nhân sự
CTCP Đầu tư Tài chính Giáo dục (UPCoM: EFI) vốn là công ty thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nhưng giờ đây tình hình kinh doanh vô cùng ảm đạm. Tại cuối năm 2022, EFI lỗ lũy kế gần 79 tỷ đồng và chỉ còn 4 nhân sự.
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với EFI do Công ty công bố thông tin không đúng thời gian theo quy định trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN và Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hà Nội (HNX). Cụ thể, là các tài liệu Báo cáo tình hình quản trị Công ty năm 2022; Thông báo ký kết hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2022.
Với vi phạm trên, EFI bị phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời có tình tiết tăng nặng là vi phạm hành chính nhiều lần, tuy nhiên do người vi phạm đã thành thật hối lỗi nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2023.
EFI là doanh nghiệp như thế nào?
EFI vốn là công ty thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, được thành lập vào năm 2007 và hoạt động chính trong lĩnh vực đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản... Tuy nhiên, ngày 20/11/2017, NXB Giáo dục Việt Nam đã tiến hành thoái toàn bộ 12.8% cổ phần tại EFI. Tại ngày 31/12/2022, EFI chỉ có 4 nhân sự, giữ nguyên so với năm 2021.
Tại cuối năm 2022, vốn điều lệ của Công ty là 108.8 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông lớn (2 cá nhân và 1 tổ chức). Trong đó, ông Nguyễn Đình Việt là cổ đông lớn nhất nắm giữ 18.62% vốn; ông Nguyễn Sơn Tùng nắm 14.89%; CTCP Đầu tư PVR Hà Nội (UPCoM: PVR) nắm 7.03%.
"Trắng" doanh thu, kéo dài chuỗi thua lỗ 3 năm liên tiếp
Tình hình kinh doanh của EFI không mấy khả quan, Doanh nghiệp này không ghi nhận doanh thu trong năm 2022 và báo lỗ hơn 9 tỷ đồng, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp thua lỗ từ năm 2020. Hệ quả, lỗ lũy kế tại cuối năm 2022 tới gần 79 tỷ đồng, chủ yếu do khoản lỗ kỷ lục gần 70 tỷ đồng của năm 2017.
Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của EFI hơn 68 tỷ đồng, giảm gần 10 tỷ đồng so với đầu năm. Tiền gửi ngân hàng giảm mạnh từ 4.7 tỷ còn hơn 535 triệu đồng, tương ứng giảm 88%; đầu tư chính khoản kinh doanh có giá trị gốc gần 18 tỷ đồng, hầu hết dành cho khoản đầu tư cho cổ phiếu CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội (HNX: EID), trong đó dự phòng hơn 2 tỷ đồng.
Nợ phải trả của Công ty là gần 2 tỷ đồng, gần như đi ngang so với đầu năm, chiếm chủ yếu là khoản phải trả ngắn hạn khác hơn 1.5 tỷ đồng. Trong đó, phải trả cựu Giám đốc - Huỳnh Bá Vân hơn 1 tỷ đồng, là tiền tạm nộp bồi thường vụ án chưa có kết luận điều tra của cơ quan pháp luật.
Kể từ ngày 05/04/2023, HNX quyết định duy trì hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu EFI, với lý do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm 2022 của Công ty.
Do đó, cổ phiếu EFI chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần. Phiên sáng 22/12, thị giá EFI bất ngờ giảm sàn xuống 1,500 đồng/cp, giảm 29% so với đầu năm cùng với khối lượng khớp lệnh 1,100 cp.
Hết tiền, nhiều doanh nghiệp bất động sản phải đóng cửa trước Tết
Trung bình mỗi tháng vẫn có khoảng 107 doanh nghiệp bất động sản rời khỏi thị trường.
Trải qua gần 2 năm kể từ khi thị trường trầm lắng, khó khăn vẫn bủa vây doanh nghiệp địa ốc. Ở thời điểm cuối năm, nhiều doanh nghiệp bất động sản buộc phải chấp nhận đóng cửa hoặc cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc không lương.
Doanh nghiệp địa ốc đóng cửa vì gặp khó
Bức tranh doanh nghiệp đóng cửa giải thể vì hết tiền vẫn đang tiếp tục diễn ra. Mới đây, Công ty cổ phần Phát triển và Kinh doanh Nhà (HDTC) đã phát thông báo cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc không lương từ 26/11, với lý do cạn dòng tiền, không có nguồn thu để chi trả lương cho lãnh đạo, nhân viên. Thế nên, phía doanh nghiệp này buộc phải sắp xếp lại bộ máy, chỉ giữ lại nhân sự chủ chốt.
Trước đó tại Hà Nội, Công ty PVR cũng đã nhận được giấy xác nhận từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp về việc tạm ngừng kinh doanh một năm từ ngày 15/11/2023 đến ngày 14/11/2024.
Về lý do tạm ngừng, PVR cho biết, do Công ty bị phong tỏa tài khoản tại các ngân hàng theo quyết định của tòa án và năm 2023, Công ty không có kinh phí để duy trì hoạt động, dự kiến năm 2024 vẫn không có kinh phí.
Nhiều doanh nghiệp lớn cũng chao đảo vì diễn biến khó khăn của thị trường. Đơn cử như Tập đoàn Đất Xanh, báo cáo tài chính quý 3-2023 của doanh nghiệp này ghi nhận cơ cấu tổ chức gồm 86 công ty con. Tuy nhiên trong số này, không ít công ty đang làm thủ tục giải thể như Công ty cổ phần bất động sản miền Đông, Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh bất động sản Đông Nam Bộ, Công ty TNHH Đất Xanh Finance, Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh bất động sản Bình Phước, Công ty cổ phần đầu tư Diamond Tower, Ruby Tower, Sapphire Tower, Emerald Tower.
Nếu như hơn 2 năm trước, doanh nghiệp bất động sản là nhóm ngành có thưởng Tết khả quan cho nhân viên thì đến nay, dù cận Tết, nhiều doanh nghiệp tuyên bố sẽ không có thưởng Tết. Bởi thực tế, ngay cả việc duy trì hoạt động của công ty cũng đã còn gặp khó khăn về dòng tiền.
Số liệu của Tổng cục Thống kê đã ghi nhận, tính đến tháng 10 năm nay, cả nước có 1.067 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 9,5% so với cùng kỳ 2022. Đây là ngành chứng kiến lượng doanh nghiệp giải thể lớn nhất trong kỳ này. Lượng doanh nghiệp dừng triển khai các dự án mới, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn, tinh giảm đến 50% lực lượng lao động.
Theo báo cáo của Hội môi giới bất động sản Việt Nam, trung bình mỗi tháng vẫn có khoảng 107 doanh nghiệp bất động sản rời khỏi thị trường. Riêng với các sàn giao dịch bất động sản, 20% sàn tiếp tục đối diện nguy cơ giải thể, phá sản; 40% sàn đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì, chỉ còn hoạt động với một vài nhân sự nòng cốt, phải cố gắng cầm cự, “sống bằng niềm tin” thị trường bất động sản sẽ khôi phục vào cuối năm 2023.
Kỳ vọng về kịch bản tươi sáng
TS. Nguyễn Trí Hiếu trong cuộc phỏng vấn đã thừa nhận: “2023 là một năm trầm lắng. Một năm mà có lẽ các nhà kinh doanh bất động sản và ngành nghề liên quan đến lĩnh vực này gặp khó khăn nhất từ trước đến nay”.
TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, diễn biến trầm lắng bắt đầu từ năm ngoái khi thị trường thiếu vốn. Chắc chắn, dấu hiệu trầm lắng còn kéo dài cả trong năm 2024. Nguồn vốn cho bất động sản hiện vẫn nhỏ giọt. Đặc biệt, thị trường trái phiếu gần như đóng băng. Điều này khiến tác động mạnh đến bất động sản.
Trong khi đó, TS Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp Hội bất động sản Việt Nam (VNREA) cho biết, “khó khăn” vẫn là từ mà ông Đính lựa chọn đánh giá về thị trường bất động sản. Ông Đính thừa nhận còn quá nhiều trở ngại thách thức cho thị trường bất động sản. Năm 2024, khó khăn sẽ vẫn còn mặc dù đến hiện tại, Chính phủ và các bộ ban ngành đã liên tục có động thái tháo gỡ khó khăn.
Song vị chuyên gia này vẫn kỳ vọng vào năm 2024, khi nhiều quy định pháp luật được thông qua cộng hưởng cùng nguồn vốn cho vay đổ vào thị trường sẽ giúp doanh nghiệp khởi sắc.
Kết thúc quý 3, khoảng một nửa công ty in ấn, xuất bản giáo dục tiếp tục báo lãi tăng so với cùng kỳ. Sự thay đổi, cập nhật chương trình sách giáo khoa giai đoạn gần đây giúp các công ty thu lợi nhờ tăng giá bán, nhưng cũng đối mặt với rủi ro hàng tồn kho lỗi thời, phải lập dự phòng giảm giá lớn.
Theo dữ liệu từ VietstockFinance, trong 23 doanh nghiệp ngành xuất bản giáo dục trên sàn chứng khoán (HOSE, HNX, UPCoM) đã công bố BCTC quý 3/2023, so với cùng kỳ năm trước, có 19 công ty tiếp tục lãi. Trong đó có 8 công ty kết quả đi lùi, 3 công ty chuyển từ lãi sang lỗ và 1 công ty tiếp tục lỗ. Các doanh nghiệp đạt tổng cộng 3,621 tỷ đồng doanh thu và mang về 111 tỷ đồng lãi ròng, tăng nhẹ lần lượt 7% và 2%.
Lãi ròng quý 3/2023 của doanh nghiệp in ấn, xuất bản giáo dục (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceTăng lãi nhờ thay đổi thời điểm phát hành SGK
Quý 3/2023, EID, SED, STC, SMN, DAD, TPH, BDB là những doanh nghiệp có lãi tăng so với cùng kỳ, phần lớn nhờ vào tăng doanh thu xuất bản, bán sách giáo khoa (SGK) hoặc sách bổ trợ.
Cụ thể, CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội có thêm dòng sản phẩm mới, bên cạnh thời điểm phát hành sách tập trung vào quý 3, đưa doanh thu tăng 20%, đạt 502 tỷ đồng. Lợi nhuận từ đó cũng đạt 23 tỷ đồng, tăng 12%.
Tương tự, doanh thu xuất bản phẩm của CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam tăng 15%, lên 440 tỷ đồng; lợi nhuận tăng 10%, đạt gần 16 tỷ đồng.
Đối với CTCP Sách và Thiết bị Trường học TP.HCM , quý 3 tăng mạnh doanh thu bán hàng sách và sản phẩm in 33%, đạt 135 tỷ đồng. Dù giá vốn tăng với tỷ lệ cao hơn nhưng do lãi vay cùng chi phí bán hàng giảm nên STC vẫn thu lãi ròng tăng 21%, đạt gần 5 tỷ đồng.
Trong khi đó, CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục Miền Nam cho biết, do Nhà xuất bản Giáo dục áp dụng thời điểm phát hành SGK năm 2023 vào tháng 6, chậm hơn 2 tháng so với năm trước, làm doanh thu tăng 20%, đạt 196 tỷ đồng. Dù nhiều chi phí bị đội lên cao, SMN vẫn thu lợi nhuận hơn 4.3 tỷ đồng, tăng 22%.
CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng đạt doanh thu 130 tỷ đồng, tăng 67%, chủ yếu tăng từ doanh thu bán SGK và sách bổ trợ. Lãi ròng tăng 72%, đạt 3.4 tỷ đồng.
Trong kỳ, CTCP In sách giáo khoa tại Thành phố Hà Nội tăng mạnh doanh thu bán cho các đơn vị thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, mang về gần 17 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Riêng giao dịch với Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội gấp 4 lần, đạt hơn 12 tỷ đồng. Chi phí nguyên vật liệu và chi phí dịch vụ mua ngoài tăng mạnh, song TPH vẫn lãi tăng 43%, đạt gần nửa tỷ đồng.
Nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận quý 3/2023 tăng trưởng (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceMột số doanh nghiệp, dù giảm doanh thu từ xuất bản, phát hành, nhưng lợi nhuận quý 3 vẫn tích cực nhờ vào yếu tố ngoài lề. Chẳng hạn, CTCP Sách Việt Nam thu về lãi cho vay hơn 23 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ; góp phần đáng kể đưa lãi ròng tăng hơn 60%, lên 18 tỷ đồng; trong khi doanh thu chỉ 8.4 tỷ đồng, giảm 11%.
Hay CTCP Mỹ thuật và Truyền thông dù sức mua giảm ảnh hưởng đến doanh thu, chủ yếu là sách tham khảo giảm 13%, còn 123 tỷ đồng; Công ty vẫn lãi 4.2 tỷ đồng, tăng 69% nhờ tiết giảm chi phí.
Giảm lãi do thị trường khó khăn
Các doanh nghiệp trong ngành có kết quả lợi nhuận đi lùi, phần lớn do giảm doanh thu bán SGK, sách tham khảo khi thị trường khó khăn. CTCP Phát hành Sách Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, do thị trường giảm sức mua, doanh thu chỉ tương đương cùng kỳ; trong khi chi phí hoạt động tăng khiến lợi nhuận giảm hơn 20%, còn gần 15 tỷ đồng.
Cùng lý do, lợi nhuận của CTCP Văn hóa Phương Nam giảm 35%, còn hơn 7 tỷ đồng, do giảm doanh thu phía Công ty bán lẻ Phương Nam. CTCP Sách và Thiết bị Trường học Long An gặp khó khăn ở mảng SGK và học phẩm cấp mầm non do có đối thủ cạnh tranh, nên lãi giảm 21%, xuống còn 860 triệu đồng.
CTCP Sách và Thiết bị Bình Thuận giảm 18% doanh thu, chủ yếu từ thiết bị giáo dục; lãi ròng theo đó chỉ còn 880 triệu đồng.
Doanh thu sách tham khảo giảm từ 60 tỷ đồng xuống 52 tỷ đồng là nguyên nhân chính khiến CTCP Sách Giáo dục tại Thành phố Đà Nẵng thu lãi còn 1.3 tỷ đồng, giảm 8%.
CTCP In Sách Giáo khoa Hòa Phát có thể xem là ngoại lệ trong nhóm đi lùi khi có doanh thu tăng 50%, đạt 23 tỷ đồng. Ngoài ra còn có khoản đột biến từ lãi tiền gửi và cho vay gần 22 tỷ đồng (cùng kỳ hơn 300 triệu đồng). Tuy nhiên, lãi vay trái phiếu, ngân hàng và chi phí hỗ trợ khách hàng vay ngân hàng bị đội lên hơn 5 lần cùng kỳ khiến lợi nhuận giảm mạnh 40%, chỉ còn hơn 500 triệu đồng.
Nhóm doanh nghiệp lợi nhuận quý 3/2023 đi lùi (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceThua lỗ do thay đổi chương trình SGK
Thay đổi chương trình SGK mang lại thuận lợi cho một số doanh nghiệp, trong khi số khác chịu bất lợi do mất nguồn thu. Nhóm thua lỗ quý 3 gồm HEV, STH và ECI, dù năm ngoái có lãi. Riêng QST tiếp tục lỗ.
Ngược với nhóm tăng doanh thu, CTCP Sách Đại học - Dạy nghề cho hay, kết quả kém khả quan là do Công ty không được cung ứng tem công nghệ 4.0 cho Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam từ tháng 08/2022, đồng thời thay đổi chương trình SGK theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, khiến HEV mất đi doanh thu từ sách QPAN lớp 10, 11 và sách bổ trợ lớp 4. Cùng với đó, các sản phẩm mới chưa thể bù đắp cho phần doanh thu thiếu hụt. HEV lỗ gần 30 triệu đồng trong quý 3, cùng kỳ lãi hơn 150 triệu đồng.
Sức tiêu thụ sản phẩm kinh doanh bị ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế chung khiến doanh thu CTCP Phát hành Sách Thái Nguyên (UPCoM: STH) giảm 1/3 và kết quả lỗ hơn 1.1 tỷ đồng.
Doanh thu bản đồ, tranh ảnh giáo dục của CTCP Tập Đoàn ECI giảm từ 10.1 tỷ đồng xuống 1.4 tỷ đồng, doanh thu thiết bị giáo dục giảm từ 5.4 tỷ đồng xuống 1.8 tỷ đồng là tác động chính khiến ECI lỗ gần 2 tỷ đồng.
Riêng CTCP Sách và Thiết bị Trường học Quảng Ninh tiếp tục lỗ hơn 2 tỷ đồng dù doanh thu tăng 18%. Công ty cho biết, do thuê điểm mở thêm 3 nhà sách mới, trong đó có nhà sách Quảng Yên, phải đầu tư xây dựng cơ bản với số tiền tương đối lớn nên đã ảnh hưởng đến lợi nhuận quý 3. Ngoài ra, việc tăng lương sớm 3 tháng cho người lao động cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Hàng tồn kho dễ lỗi thời, thường lập dự phòng lớn
Các thay đổi, cập nhật nội dung, chương trình SGK ở các cấp giáo dục khiến kế hoạch kinh doanh bị thay đổi, làm nguồn thu giảm, sản phẩm xuất bản dễ lỗi thời. Do đó, doanh nghiệp thường trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho với tỷ trọng đáng kể.
Cuối tháng 09/2023, các công ty ECI, DAD, HTP, HEV, EID, VNB, PNC, QST, EBS có khoản dự phòng rất cao - từ 10% đến 50% giá trị hàng tồn kho.
Mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho quý 3 năm nay của ECI bằng 51% giá trị hàng tồn kho, cao hơn nhiều so với mức 37% cùng kỳ năm trước. Tương tự, DAD, HTP, HEV, EID, PNC, QST cũng trích lập dự phòng với tỷ lệ cao hơn. Riêng EBS giảm mạnh mức trích lập, chỉ còn 8% so với 48% cùng thời điểm năm ngoái.
Tỷ lệ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho quý 3/2023 (Đvt: %)
Nguồn: VietstockFinanceTử Kính
FILI
Cổ phiếu BĐS lại gặp khó trong tuần từ 20 - 24/11
Thị trường chứng khoán có biến động không thực sự tốt trong tuần từ 20 - 24/11, trong đó, nhiều cổ phiếu bất động sản đồng loạt giảm giá dù vậy, mức giảm đa phần không quá mạnh.
Trong tuần giao dịch qua, nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn nhận được sự quan tâm lớn từ nhà đầu tư tuy nhiên, khác với tuần trước đó, đa phần các cổ phiếu thuộc nhóm ngành này đều có những diễn biến tiêu cực. Thống kê 125 cổ phiếu bất động sản đang giao dịch trên thị trường chứng khoán, trong tuần qua có 70 mã giảm trong khi chỉ có 37 mã tăng giá.
Trong khi đó, cổ phiếu QCG của CTCP Quốc Cường Gia Lai có mức giảm 7,5%. Doanh nghiệp này mới đây đã nhận được Quyết định của Cục thuế tỉnh Gia Lai về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Cụ thể, văn bản của Cục thuế Gia Lai cho biết qua kiểm tra thuế thông thường hàng năm, cần truy thu hơn 556 triệu đồng tiền thuế từ QCG theo chính sách thuế năm 2021 và 2022.
20 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất nhóm BĐS trong tuần 20 - 24/11.
Dù số mã giảm ở nhóm bất động sản áp đảo nhưng biên độ giảm giá không quá mạnh. Cổ phiếu HQC của CTCP Tư vấn-Thương mại-Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân ghi nhận mức giảm giá gần 5%. BCM của Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp giảm 4,2%, ITA của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo giảm 3%...
Ở chiều ngược lại, SZC của CTCP Sonadezi Châu Đức gây ấn tượng mạnh khi đi ngược lại biến động của nhóm bất động sản và tăng gần 10%. Ngày 6/11, Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có thông báo về việc đủ điều kiện bán, thuê, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai (đợt 4) đối với 128 căn nhà liên kế tuyến phố thương mại (shophouse) thuộc giai đoạn 2 dự án khu dân cư Sonadezi Hữu Phước, tại xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức. Dự án khu dân cư Sonadezi Hữu Phước do Sonadezi Châu Đức làm chủ đầu tư, có diện tích sử dụng đất hơn 40,5 ha. Cơ cấu sản phẩm của dự án gồm: 657 nhà liên kế (ký hiệu từ LH1 đến LH56) và 1.213 căn hộ chung cư (ký hiệu từ R1 đến R4).
Bên cạnh đó, NVL của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) cũng gây ấn tượng không kém với mức tăng giá 9,7%. Doanh nghiệp này mới đây đã công bố công bố nghị quyết thông qua việc xem xét, phê duyệt các điều kiện, điều khoản, tài liệu liên quan và hợp đồng vay vốn với Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Long Hưng Phát. Theo đó, Novaland sẽ vay Bất động sản Long Hưng Phát tối đa 100 tỷ đồng trong thời gian tối thiểu là 36 tháng. Khoản vay có lãi suất 7%/năm và không có tài sản đảm bảo.
Xu hướng phục hồi của các chỉ số chứng khoán chưa bị vi phạm
Theo CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), thị trường vẫn đang trong nhịp hồi phục đầu tiên và vận động lỏng lẻo, thị trường sẽ cần nhiều thời gian để tìm đến khu vực cân bằng cho quá trình tích lũy.
SHS kỳ vọng nền tích lũy sẽ hình thành trên 1.100 điểm, phiên cuối tuần VN-Index có xu hướng test lại vùng hỗ trợ quanh 1.100 điểm nhờ nỗ lực giữ hỗ trợ cuối phiên và SHS hy vọng ngưỡng này sẽ được giữ vững trong tuần giao dịch tiếp theo.
Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận vĩ mô và Chiến lược thị trường, Khối Phân tích CTCP Chứng khoán VNDirect cho rằng, xu hướng phục hồi của các chỉ số chứng khoán chưa bị vi phạm sau phiên giảm điểm mạnh cuối tuần qua. Bên cạnh đó, tình hình vĩ mô đang cho thấy xu hướng cải thiện khá tích cực. Cụ thể, áp lực tỷ giá trong nước đã hạ nhiệt đáng kể trong bối cảnh thị trường tin rằng Fed sẽ ngừng tăng lãi suất điều hành. Tỷ giá hạ nhiệt đã cho phép chính sách tiền tệ “dễ thở hơn”.
Trong 6 phiên đấu thầu gần nhất, Ngân hàng Nhà nước đã dừng hẳn việc phát hành tín phiếu và bơm ròng trở lại thị trường nhờ lượng tín phiếu cũ đáo hạn. Tính từ đầu tháng 11, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng trở lại hơn 108.000 tỷ đồng và kéo lượng tín phiếu lưu hành giảm về còn gần 100.400 tỷ đồng. Động thái này đã giúp cho thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào hơn, kéo mặt bằng lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh trở lại. Do đó, lo ngại về nguy cơ “đảo chiều chính sách tiền tệ trong nước” đã được gỡ bỏ và điều này sẽ giúp cải thiện tâm lý nhà đầu tư và dòng tiền trên thị trường chứng khoán trong những tuần giao dịch cuối năm.
Doanh nghiệp bất động sản vẫn đối diện với một cuộc sàng lọc lớn
Làn sóng giải thể doanh nghiệp địa ốc vẫn còn kéo dài.
Báo cáo chuyên đề về “sức khỏe” thị trường bất động sản của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) hồi tháng 6 từng đưa ra dự báo, nếu khó khăn còn tiếp diễn, chỉ 43% doanh nghiệp trong ngành có thể trụ được đến hết năm. Đến nay, thị trường đã đi đến chặng cuối, dữ liệu về doanh nghiệp rời thị trường đang tăng dần và con số dự báo tiêu cực trước đó đang có nguy cơ thành sự thật.
Thêm hàng ngàn doanh nghiệp cạn tiền rời thị trường
Trong những ngày qua nhiều doanh nghiệp bất động sản ra thông báo tạm ngừng hoạt động với lý do hết tiền để duy trì. Việc tạm ngừng là thời gian để xem xét tìm kiếm giải pháp, phương hướng để công ty có tài chính hoạt động trở lại. Ngay cả các doanh nghiệp có quy mô lớn với hệ thống các công ty con, công ty thành viên lên đến hàng chục đơn vị thì sau phương án tái cấu trúc cũng đã “teo tóp” lại khi việc kinh doanh vẫn còn khó.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 10 tháng năm 2023, cả nước có 1.067 doanh nghiệp địa ốc giải thể, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Bất động sản cũng là ngành chứng kiến số lượng doanh nghiệp giải thể lớn nhất trong kỳ này.
Báo cáo tài chính quí 3 của nhiều doanh nghiệp bất động sản cho thấy làn sóng cắt giảm nhân sự tiếp tục lan rộng, qua 9 tháng, hàng trăm nhân viên mất việc. Danh sách doanh nghiệp bất động sản phải bán dự án để trả nợ tiếp tục nối dài, với những tên tuổi đình đám.
Đất Xanh Group được ghi nhận là một trong những doanh nghiệp chịu tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng khi cơ cấu tổ chức gồm 86 công ty con và hàng ngàn nhân sự.
Mới đây, lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết đang làm thủ tục giải thể 8 công ty con mà Đất xanh nắm giữ đến 90% vốn. Trong đó gồm các công ty quen thuộc như Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Miền Đông, Đầu tư Kinh doanh bất động sản Đông Nam Bộ, Công ty TNHH Đất Xanh Finance, Đầu tư Kinh doanh bất động sản Bình Phước, Đầu tư Diamond Tower, Đầu tư Ruby Tower, Đầu tư Shapphire và Đầu tư Emerald Tower.
Song song với đó, chủ đầu tư này cũng mạnh tay cắt giảm quy mô nhân sự. Tại ngày 30/9/2023, số lượng nhân viên của công ty còn 2.484 người, giảm 1.289 nhân sự so với thời điểm đầu năm.
Không đến nỗi giải thể, nhưng nhiều doanh nghiệp chấp nhận tạm ngưng vì không còn tiền hoạt động. Đơn cử như trường hợp của Công ty PVR Hà Nội vừa thông báo đã nhận được giấy xác nhận từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp về việc tạm ngừng hoạt động một năm. Lý do để doanh nghiệp sắp xếp lại nhân sự và tìm hướng kinh doanh mới.
Tình hình kinh doanh PVR rất khó khăn, từ năm 2022 đến nay không ghi nhận bất kỳ đồng doanh thu nào. Tại báo cáo tài chính quí 3-2023, mục doanh thu của công ty để trắng, trong khi lỗ lũy kế tại thời điểm cuối tháng 9 là gần 79 tỉ đồng. Dự kiến năm 2024, doanh nghiệp vẫn chưa có kinh phí hoạt động.
Hay mới đây, Công ty cổ phần Phát triển và Kinh doanh nhà (HDTC), có trụ sở tại phường Bến Thành, quận 1 (TPHCM) đã thông báo về việc cơ cấu lại bộ máy tổ chức nhân sự. Văn bản do ông Đinh Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc HDTC, ký ban hành.
Doanh nghiệp cho biết, vì lý do nguồn tài chính công ty hiện tại vô cùng khó khăn, công ty không có nguồn thu để chi trả lương cho cán bộ, nhân viên. Để phù hợp với tình hình hoạt động của công ty trong thời gian hiện nay, HĐQT đã thống nhất sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, chỉ giữ lại những nhân sự chủ chốt để củng cố công ty trong giai đoạn trước mắt.
“Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty thông báo toàn thể cán bộ, nhân viên đang làm việc tại HDTC, chi nhánh công ty tạm thời nghỉ không hưởng lương để chờ việc. Thời gian nghỉ việc không lương của cán bộ, nhân viên Công ty HDTC từ ngày 26-11 năm nay cho đến khi có thông báo mới”, văn bản của doanh nghiệp nêu.
Về thực trạng này, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS, cho biết, trong hai quí đầu năm nay, thị trường chứng kiến sự “ra đi” của hàng loạt doanh nghiệp bất động sản. Sang quí 3, sức khỏe các doanh nghiệp đã có dấu hiệu khả quan hơn, song bình quân mỗi tháng vẫn có khoảng 107 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Tình trạng này có còn tiếp diễn?
Tại hội thảo “Theo dấu dòng tiền” được tổ chức mới đây, các chuyên gia từ VinaCapital cũng lưu ý một rủi ro đối với nhóm doanh nghiệp bất động sản hiện nay là là áp lực nợ gốc và lãi vay đang được đẩy lùi từ năm 2023 sang năm 2024.
Theo thống kê của đội ngũ phân tích, trong năm 2024 sẽ có khoảng 24.074 tỉ đồng trái phiếu bất động sản đáo hạn và rủi ro tái cấp vốn sẽ tăng cao trong 12 tháng tới, cao điểm vào các tháng 4 và 8-2024. Rất nhiều doanh nghiệp đang quay cuồng với vấn đề dòng tiền cũng khiến cho việc hoạt động liên tục của họ bị ảnh hưởng trong thời gian tới.
Trong báo cáo mới đây, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, đối với các sàn giao dịch bất động sản, thống kê của VARS cho thấy có 20% sàn tiếp tục đối diện với nguy cơ giải thể, phá sản; 40% sàn chỉ còn hoạt động với một vài nhân sự nòng cốt, phải cố gắng cầm cự với niềm tin thị trường sẽ hồi phục vào cuối năm nay.
“Trong giai đoạn cuối năm 2023 và nửa đầu năm 2024, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục chứng kiến sự ra đi của một số doanh nghiệp đã kiệt sức, do phải chống chọi trong suốt thời gian dài vừa qua”, đơn vị này nhận định.
Hiện tại việc bế tắc trong huy động vốn mới cùng với việc không có nguồn thu bán hàng bù đắp làm tăng rủi ro chậm trả nợ gốc và lãi của các công ty bất động sản. Ngoài việc trái phiếu đáo hạn tăng, dòng tiền hoạt động và nguồn tiền mặt hiện nay cũng đang ở mức đáng báo động. Lượng tiền mặt của các doanh nghiệp đã giảm xuống mức thấp trong 5 năm qua. Tại một số doanh nghiệp thuộc tốp đầu ngành (xét trên quy mô tài sản), tiền mặt và tiền gửi được ngân hàng tạm giữ để đảm bảo nghĩa vụ nợ.
Theo đội ngũ phân tích của Wigroup, tính đến tháng 9-2023, có đến 24/28 doanh nghiệp bất động sản dân cư không có các nguồn tiền mặt để đáp ứng các nghĩa vụ nợ gốc ngắn hạn (tỷ lệ bao phủ nợ ngắn hạn dưới 100%). Phần lớn các công ty này phụ thuộc vào vốn vay, tỷ lệ đòn bẩy tài chính trung bình cao gấp đôi so với các công ty có tỷ lệ bao phủ nợ ngắn hạn từ 100% trở lên. Ngoài ra, nhóm phân tích nhận thấy rằng lượng tiền trả trước từ khách hàng mua dự án ở các doanh nghiệp đang trong xu hướng giảm.
Có thể thấy “sức khỏe” của hầu hết doanh nghiệp địa ốc vẫn đang gặp nhiều vấn đề, bất chấp các giải pháp tháo gỡ của Chính phủ và đà phục hồi của thị trường chung. Câu hỏi đặt ra là bao giờ hết cảnh số doanh nghiệp giải thể gấp 3 lần số thành lập mới?
Thời gian qua Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước liên tục điều hành chính sách ổn định vĩ mô, đẩy nhanh quá trình hồi phục nền kinh tế, bao gồm các giải pháp từng bước tháo gỡ các điểm nghẽn cho thị trường bất động sản. Cả nước hiện có khoảng 1.200 dự án vướng mắc với tổng giá trị phát triển 30 tỉ đô la Mỹ, riêng Hà Nội và TPHCM có hơn 500 dự án đang được xem xét, tìm phương án tháo gỡ.
Tại hội nghị về tín dụng bất động sản mới đây, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh vấn đề lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay là mất cân đối cung – cầu, trong đó nguồn cung chủ yếu là phân khúc cao cấp và trung cấp; phân khúc thấp cấp phục vụ cho nhu cầu của đa số người dân có thu nhập thấp còn rất hạn chế, không đủ điều kiện để vay vốn mua nhà. Do đó, cần có cơ chế, chính sách để giải quyết vấn đề này.
Liên quan đến viêc phát triển sản phẩm mất cân đối, ông Dennis Ng Teck Yow, Tổng giám đốc Tập đoàn Novaland, nói doanh nghiệp nhận thấy những khiếm khuyết của mình trong vận hành và trong chiến lược đầu tư về phân khúc sản phẩm. Novaland đang nỗ lực tái cơ cấu lại danh mục dự án, quỹ đất và tình hình tài chính để hồi phục và phát triển bền vững. Nhưng trước mắt vấn đề pháp lý phải được tháo gỡ để doanh nghiệp tiếp tục triển khai dự án và tháo gỡ được khó khăn về dòng tiền trước mắt.
Những diễn biến từ thực tế chứng minh các đơn vị trong ngành vẫn đang tiếp tục “ngấm đòn” khủng hoảng. Vì vậy, theo giới quan sát, thị trường sẽ tiếp tục chứng kiến làn sóng giải thể trong thời gian tới, bởi số doanh nghiệp đã kiệt sức do phải chống chọi trong suốt thời gian dài vừa qua còn không ít.
Để ngăn làn sóng giải thể lan quá rộng, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh sự nỗ lực tự thân của doanh nghiệp, các chính sách gỡ vướng cần triển khai nhanh, mạnh hơn để tránh làm đứt đà hồi phục, trong bối cảnh thị trường vẫn rất yếu.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.