Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Không còn nhận được khoản cổ tức đầu tư và thu nhập khác do thanh lý hợp đồng như cùng kỳ năm trước là nguyên nhân chính khiến lãi ròng quý 2/2024 của CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền H giảm mạnh gần 90%.
Cho thuê bất động sản là hoạt động kinh doanh cốt lõi của An Dương Thảo Điền mang về doanh thu 4.4 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lãi ròng HAR giảm 89%, chỉ còn gần 2 tỷ đồng.
Điểm nhấn trong BCTC quý 2 đến từ doanh thu hoạt động tài chính khi giảm tới 93%, chỉ còn gần 1 tỷ đồng, cũng là nguyên chính khiến lợi nhuận An Dương Thảo Điền suy giảm.
Nguồn: HAR
Doanh nghiệp cho biết doanh thu tài chính giảm mạnh do quý 2/2023, Công ty ghi nhận khoản cổ tức được chia từ hoạt động góp vốn đầu tư và khoản thu nhập khác do thanh lý hợp đồng, trong khi không ghi nhận khoản tương tự trong quý 2/2024 khiến lợi nhuận Công ty giảm.
Theo đó, lũy kế 6 tháng, HAR đạt lãi ròng hơn 5 tỷ đồng, giảm 82% so với cùng kỳ.
Nguồn: VietstockFinance
Năm 2024, HAR đặt mục tiêu tổng doanh thu 65 tỷ đồng, tăng hơn 29% so với thực hiện 2023; nhưng dự kiến lãi sau thuế 19.2 tỷ đồng, giảm gần 47%. So với kế hoạch năm, An Dương Thảo Điền mới thực hiện được 27% chỉ tiêu lợi nhuận sau 6 tháng.
Lý giải về việc kế hoạch 2024 có chỉ tiêu doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm, Thành viên HĐQT Nguyễn Nhân Bảo cho biết HAR xây dựng kế hoạch kinh doanh 2024 dựa trên các hoạt động ổn định của Công ty. Cụ thể, doanh thu năm 2024 chủ yếu đến từ hoạt động cho thuê căn hộ dịch vụ và vận hành nhà hàng khách sạn nên sẽ khá ổn định.
Còn riêng năm 2023, Công ty phát sinh hoạt động thanh lý mảng đầu tư và nhận bồi thường do chấm dứt hợp đồng hợp tác đầu tư trước hạn nên có những thu nhập tài chính không thường xuyên, dẫn đến lợi nhuận tăng đột biến.
Đối với công tác phát triển dự án, đại diện HAR cho hay dự án tại quận 5 và quận Tân Bình được kỳ vọng khai thác tối đa nguồn lực của Công ty về phát triển khu phức hợp và bán hàng. Tuy nhiên, thời gian qua, các vấn đề liên quan đến cấp phép và xin quy hoạch dự án tại TPHCM có nhiều quy định mới. Bộ phận pháp lý, phát triển dự án và ban Tổng Giám đốc HAR đang tìm cách trình, chỉnh sửa nội dung các dự án để phù hợp với quy hoạch của Thành phố.
Tính đến cuối quý 2, tổng tài sản HAR đạt hơn 1,076 tỷ đồng, không biến động so với đầu năm. Dù vậy, tiền và tương đương tiền hơn 24 tỷ đồng, tăng 6%. Công ty có khoản đầu tư tài chính dài hạn hơn 417 tỷ đồng, chiếm 39% tổng tài sản; trong đó, góp vốn đầu tư vào CTCP Sản xuất và Thương mại Phương Đông chiếm phần lớn với gần 364 tỷ đồng, CTCP Cơ khí Ngân hàng hơn 29 tỷ đồng và CTCP Phát triển nhà G Homes hơn 24 tỷ đồng.
Nguồn: HAR
Bên kia bảng cân đối, HAR còn hơn 4 tỷ đồng nợ phải trả, giảm 9% so với đầu năm, do giảm nợ vay tài chính từ 1.5 tỷ đồng đầu năm xuống còn hơn 1 tỷ đồng.
Thanh Tú
FILI
Mất khoản lớn từ thu nhập tài chính, lãi ròng An Dương Thảo Điền ‘bốc hơi’ gần 90%
Không còn nhận được khoản cổ tức đầu tư và thu nhập khác do thanh lý hợp đồng như cùng kỳ năm trước là nguyên nhân chính khiến lãi ròng quý 2/2024 của CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền (HOSE: HAR) giảm mạnh gần 90%.
Cho thuê bất động sản là hoạt động kinh doanh cốt lõi của An Dương Thảo Điền mang về doanh thu 4.4 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lãi ròng HAR giảm 89%, chỉ còn gần 2 tỷ đồng.
Điểm nhấn trong BCTC quý 2 đến từ doanh thu hoạt động tài chính khi giảm tới 93%, chỉ còn gần 1 tỷ đồng, cũng là nguyên chính khiến lợi nhuận An Dương Thảo Điền suy giảm.
Nguồn: HAR
Doanh nghiệp cho biết doanh thu tài chính giảm mạnh do quý 2/2023, Công ty ghi nhận khoản cổ tức được chia từ hoạt động góp vốn đầu tư và khoản thu nhập khác do thanh lý hợp đồng, trong khi không ghi nhận khoản tương tự trong quý 2/2024 khiến lợi nhuận Công ty giảm.
Theo đó, lũy kế 6 tháng, HAR đạt lãi ròng hơn 5 tỷ đồng, giảm 82% so với cùng kỳ.
Nguồn: VietstockFinance
Năm 2024, HAR đặt mục tiêu tổng doanh thu 65 tỷ đồng, tăng hơn 29% so với thực hiện 2023; nhưng dự kiến lãi sau thuế 19.2 tỷ đồng, giảm gần 47%. So với kế hoạch năm, An Dương Thảo Điền mới thực hiện được 27% chỉ tiêu lợi nhuận sau 6 tháng.
Lý giải về việc kế hoạch 2024 có chỉ tiêu doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm, Thành viên HĐQT Nguyễn Nhân Bảo cho biết HAR xây dựng kế hoạch kinh doanh 2024 dựa trên các hoạt động ổn định của Công ty. Cụ thể, doanh thu năm 2024 chủ yếu đến từ hoạt động cho thuê căn hộ dịch vụ và vận hành nhà hàng khách sạn nên sẽ khá ổn định.
Còn riêng năm 2023, Công ty phát sinh hoạt động thanh lý mảng đầu tư và nhận bồi thường do chấm dứt hợp đồng hợp tác đầu tư trước hạn nên có những thu nhập tài chính không thường xuyên, dẫn đến lợi nhuận tăng đột biến.
Đối với công tác phát triển dự án, đại diện HAR cho hay dự án tại quận 5 và quận Tân Bình được kỳ vọng khai thác tối đa nguồn lực của Công ty về phát triển khu phức hợp và bán hàng. Tuy nhiên, thời gian qua, các vấn đề liên quan đến cấp phép và xin quy hoạch dự án tại TPHCM có nhiều quy định mới. Bộ phận pháp lý, phát triển dự án và ban Tổng Giám đốc HAR đang tìm cách trình, chỉnh sửa nội dung các dự án để phù hợp với quy hoạch của Thành phố.
Tính đến cuối quý 2, tổng tài sản HAR đạt hơn 1,076 tỷ đồng, không biến động so với đầu năm. Dù vậy, tiền và tương đương tiền hơn 24 tỷ đồng, tăng 6%. Công ty có khoản đầu tư tài chính dài hạn hơn 417 tỷ đồng, chiếm 39% tổng tài sản; trong đó, góp vốn đầu tư vào CTCP Sản xuất và Thương mại Phương Đông chiếm phần lớn với gần 364 tỷ đồng, CTCP Cơ khí Ngân hàng hơn 29 tỷ đồng và CTCP Phát triển nhà G Homes hơn 24 tỷ đồng.
Nguồn: HAR
Bên kia bảng cân đối, HAR còn hơn 4 tỷ đồng nợ phải trả, giảm 9% so với đầu năm, do giảm nợ vay tài chính từ 1.5 tỷ đồng đầu năm xuống còn hơn 1 tỷ đồng.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản phục hồi còn chậm chạp, nhiều doanh nghiệp công bố kế hoạch mở rộng quỹ đất để phát triển dự án. Pháp lý, tính thanh khoản, tiền sử dụng đất… là những tiêu chí hàng đầu mà doanh nghiệp lựa chọn khi “săn” quỹ đất.
Mùa ĐHĐCĐ thường niên 2024 của các doanh nghiệp bất động sản vừa qua cho thấy những chiến lược phát triển quỹ đất của một số doanh nghiệp lớn trên thị trường.
Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang C Trần Thọ Thắng cho rằng, để chuẩn bị cho thời điểm phục hồi của ngành bất động sản, doanh nghiệp cần dành thời gian tính toán phương án, tìm hiểu thị trường để làm sao các dự án đất sạch hoàn chỉnh về mặt pháp lý, nộp đầy đủ tiền sử dụng đất và có thể đưa vào khai thác trong 2 năm tới.
Tập trung phát triển quỹ đất có pháp lý
Trong phương án huy động 1 ngàn tỷ từ phát hành cổ phiếu, CTCP Tập Đoàn Danh Khôi N dự kiến dùng 195 tỷ đồng để mua một phần khu dân cư Đại Nam (quốc lộ 13, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước); 180 tỷ đồng để mua một phần dự án tại khu dân cư tiểu thủ công nghiệp thương mại dịch vụ Hàm Thắng - Hàm Liêm (quốc lộ 1, xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận).
Chia sẻ về lý do chọn 2 dự án trên, Chủ tịch HĐQT Lê Thống Nhất cho biết, chiến lược trong năm 2024 của Công ty là tập trung vào các sản phẩm có đầy đủ pháp lý, tính thanh khoản cao. Ban điều hành đã làm việc, tìm hiểu rất nhiều dự án theo chiến lược là tập trung vào khu đô thị thấp tầng, có sản phẩm rồi, có hạ tầng rồi, có sổ rồi để tạo thanh khoản, tạo đột phá mới trong năm 2024.
Dự án Đại Nam được đánh giá phù hợp với mục tiêu mở rộng phân khúc đô thị thấp tầng của NRC nên khi huy động được tài chính, Công ty sẽ làm việc với phía chủ đầu tư dự án này.
Trong khi đó, CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền H cho biết: Công ty đã nhận chuyển nhượng quỹ đất tại TP. Thủ Đức vào năm 2023 vừa qua, nhằm phát triển dự án. Năm 2024, Công ty tiếp tục mua thêm quỹ đất nằm trong khu dân cư xây dựng mới để thuận lợi phát triển các dự án về dân cư và nhà ở.
Bên cạnh những doanh nghiệp bất động sản dân cư, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho thuê văn phòng và nghỉ dưỡng như CTCP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh F và CTCP Big Invest Group B cũng hướng đến các quỹ đất phù hợp với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình.
Tại ĐHĐCĐ, tân Tổng Giám đốc FDC - Hồ Anh Tuấn cho biết, định hướng sắp tới của FDC là tiếp tục tìm kiếm những dự án văn phòng ở khu trung tâm để tự phát triển hoặc cung cấp dịch vụ vận hành.
FDC dự tính doanh thu mảng cho thuê văn phòng trong giai đoạn 2024-2025 sẽ ổn định khoảng 60 tỷ đồng/năm, đặc biệt sau khi hoàn thành dự án 28 Phùng Khắc Khoan và cơ cấu lại khách thuê tại tòa nhà 51 Mạc Đỉnh Chi.
Một nguyên do khác là do mảng phát triển dự án của FDC tại dự án Bình Trưng Đông và Cần Giờ đang vướng pháp lý và phải chờ hướng dẫn tháo gỡ từ cơ quan chức năng.
Còn đối với BIG, Công ty lên kế hoạch hợp tác nhượng quyền thương hiệu tối thiểu 10 khách sạn trong năm 2024-2025. Ông Võ Phi Nhật Huy - Chủ tịch HĐQT BIG cho hay, hiện BIG đang kết hợp 2 mô hình gồm sở hữu và cho thuê; mô hình còn lại là thuê và cho thuê lại. Theo ông Huy, tận dụng chiến lược này, nếu đã mua tài sản sẽ mua ở vị trí đẹp, có khả năng tăng giá cao và mua theo hình thức hợp tác kinh doanh đầu tư cùng đối tác. Còn đối với bất động sản đi thuê, Công ty ưu tiên thuê các khách sạn có hiệu quả kinh doanh tốt, chi phí đầu tư thấp để tối ưu hóa nguồn vốn.
Liên quan đến việc hợp tác, CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân H, thông qua việc ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với NVL, sẽ triển khai nghiên cứu phát triển nhà ở xã hội trên quỹ đất hiện có của NVL trong thời gian tới.
CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt cũng đang có quỹ đất tự phát triển hơn 4,226ha và đang liên kết phát triển quỹ đất gần 41ha. Thời gian tới, PDR sẽ mở rộng quỹ đất tại khu vực Lâm Đồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Chọn quỹ đất tại địa phương quen thuộc
Ngoài việc chọn quỹ đất phù hợp với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, doanh nghiệp bất động sản cũng ưu tiên phát triển quỹ đất tại các địa phương quen thuộc, đã từng thực hiện dự án trước đây hơn là khu vực mới.
CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy đang tập trung nguồn lực đầu tư các dự án ở Hà Nội, Hải Phòng… Được biết, tại Hải Phòng, tòa H1 thuộc dự án Hoang Huy Commerce (giai đoạn 1) của TCH tại phường Kênh Dương và Vĩnh Niệm, quận Lê Chân đã nghiệm thu, đưa vào sử dụng vào cuối năm 2023. Công ty đã xin được giấy phép xây dựng, dự kiến hoàn thành tòa H2 trong năm 2025 và nghiệm thu, bàn giao cho khách hàng vào năm 2026.
Bên cạnh đó, TCH còn 1 dự án khác tại Hải Phòng là khu đô thị mới Hoàng Huy New City (giai đoạn 1) tại xã Tân Dương và Dương Quan, huyện Thủy Nguyên. Công ty cho biết, dự án cơ bản đã hoàn thành xây dựng và đang triển khai nghiệm thu, dự kiến quý 3/2024 sẽ bàn giao tới khách hàng.
Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường Dat Xanh Services (FERI) - ông Phạm Anh Khôi cho rằng, khi các luật mới về bất động sản chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8, chủ đầu tư phải thương lượng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì giá sẽ sát hơn với giá thị trường, dẫn đến tăng chi phí đầu vào của dự án.
Ngoài ra, các chủ đầu tư nhỏ lẻ sẽ rất khó trong việc phát triển các dự án phân lô bán nền. Muốn phát triển dự án lớn trong thời gian tới, các chủ đầu tư phải phát triển với các đơn vị phân phối, triển khai chuyên nghiệp và các đơn vị có tiềm lực tài chính mạnh.
Hà Lễ
FILI
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 sáng 22/06, đại diện CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền H chia sẻ những khó khăn trong việc phát triển dự án, bên cạnh việc đã mua thêm quỹ đất tại Thủ Đức.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của HAR tổ chức sáng ngày 22/06. Ảnh chụp màn hình
Năm 2024, HAR đặt mục tiêu tổng doanh thu 65 tỷ đồng, tăng hơn 29% so với mức thực hiện của năm trước nhưng dự kiến lãi sau thuế 19.2 tỷ đồng, giảm gần 47%.
Kế hoạch trên được đưa ra trong bối cảnh lãnh đạo Công ty nhận định thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn do Nhà nước kiểm soát chặt nguồn vốn tín dụng; sự sụt giảm của thị trường chứng khoán có khả năng kéo dài đã ảnh hưởng đến dòng tiền và tâm lý các nhà đầu tư.
Do đó, để hoàn thành kế hoạch đề ra, ban lãnh đạo HAR đưa ra những phương án chung như hoàn thiện mô hình quản trị, cơ cấu chặt chẽ nguồn vốn, sắp xếp hợp lý các nguồn lực khác.
Lý giải về việc kế hoạch 2024 có chỉ tiêu doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm, Thành viên HĐQT Nguyễn Nhân Bảo cho biết HAR xây dựng kế hoạch kinh doanh 2024 dựa trên các hoạt động ổn định của Công ty. Cụ thể, doanh thu năm 2024 chủ yếu đến từ hoạt động cho thuê căn hộ dịch vụ và vận hành nhà hàng khách sạn nên sẽ khá ổn định.
Còn riêng năm 2023, Công ty phát sinh hoạt động thanh lý mảng đầu tư và nhận bồi thường do chấm dứt hợp đồng hợp tác đầu tư trước hạn nên có những thu nhập tài chính không thường xuyên, dẫn đến lợi nhuận tăng đột biến.
Ông Nguyễn Nhân Bảo - Thành viên HĐQT HAR chia sẻ tại Đại hội. Ảnh chụp màn hình
Đối với công tác phát triển dự án, đại diện HAR cho hay dự án tại quận 5 và quận Tân Bình được kỳ vọng sẽ khai thác tối đa nguồn lực của Công ty về phát triển khu phức hợp và bán hàng. Tuy nhiên, thời gian qua, các vấn đề liên quan đến cấp phép và xin quy hoạch dự án tại TPHCM đang có nhiều quy định mới. Bộ phận pháp lý, phát triển dự án và ban Tổng Giám đốc HAR đang tìm cách trình, chỉnh sửa nội dung các dự án để phù hợp với quy hoạch của thành phố.
Ông Nhân Bảo cho biết thêm năm 2023 vừa qua, HAR đã nhận chuyển nhượng quỹ đất tại TP. Thủ Đức và dự kiến sẽ phát triển dự án tại đây, tuy nhiên trước mắt phải chờ quy hoạch của TP. Thủ Đức.
Mặt khác, quỹ đất Công ty mua trong năm 2024 nằm trong khu dân cư xây dựng mới nên rất thuận lợi để phát triển các dự án về dân cư và nhà ở, dù vậy, để xin dự án ở thời điểm hiện tại phải tốn rất nhiều nguồn lực và thời gian. Ông kỳ vọng vào cuối năm nay hoặc năm sau sẽ có bước tiến về pháp lý, khi đó Công ty sẽ thực hiện công bố thông tin đến với cổ đông.
Khi được cổ đông đề cập giá cổ phiếu HAR đang quá thấp, đại diện Công ty chia sẻ giá cổ phiếu được quyết định do cung cầu và sự kỳ vọng của nhà đầu tư về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Về phía Công ty, giá cổ phiếu hiện tại đang thấp hơn book value, tuy nhiên Công ty và các cá nhân có liên quan không có quyền cũng như công cụ để tác động lên giá cổ phiếu trên sàn.
Hà Lễ
FILI
ĐHĐCĐ HAR: Đã mua thêm quỹ đất ở Thủ Đức để phát triển dự án dân cư
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 sáng 22/06, đại diện CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền (HOSE: HAR) chia sẻ những khó khăn trong việc phát triển dự án, bên cạnh việc đã mua thêm quỹ đất tại Thủ Đức.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của HAR tổ chức sáng ngày 22/06. Ảnh chụp màn hình
Năm 2024, HAR đặt mục tiêu tổng doanh thu 65 tỷ đồng, tăng hơn 29% so với mức thực hiện của năm trước nhưng dự kiến lãi sau thuế 19.2 tỷ đồng, giảm gần 47%.
Kế hoạch trên được đưa ra trong bối cảnh lãnh đạo Công ty nhận định thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn do Nhà nước kiểm soát chặt nguồn vốn tín dụng; sự sụt giảm của thị trường chứng khoán có khả năng kéo dài đã ảnh hưởng đến dòng tiền và tâm lý các nhà đầu tư.
Do đó, để hoàn thành kế hoạch đề ra, ban lãnh đạo HAR đưa ra những phương án chung như hoàn thiện mô hình quản trị, cơ cấu chặt chẽ nguồn vốn, sắp xếp hợp lý các nguồn lực khác.
Lý giải về việc kế hoạch 2024 có chỉ tiêu doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm, Thành viên HĐQT Nguyễn Nhân Bảo cho biết HAR xây dựng kế hoạch kinh doanh 2024 dựa trên các hoạt động ổn định của Công ty. Cụ thể, doanh thu năm 2024 chủ yếu đến từ hoạt động cho thuê căn hộ dịch vụ và vận hành nhà hàng khách sạn nên sẽ khá ổn định.
Còn riêng năm 2023, Công ty phát sinh hoạt động thanh lý mảng đầu tư và nhận bồi thường do chấm dứt hợp đồng hợp tác đầu tư trước hạn nên có những thu nhập tài chính không thường xuyên, dẫn đến lợi nhuận tăng đột biến.
Ông Nguyễn Nhân Bảo - Thành viên HĐQT HAR chia sẻ tại Đại hội. Ảnh chụp màn hình
Đối với công tác phát triển dự án, đại diện HAR cho hay dự án tại quận 5 và quận Tân Bình được kỳ vọng sẽ khai thác tối đa nguồn lực của Công ty về phát triển khu phức hợp và bán hàng. Tuy nhiên, thời gian qua, các vấn đề liên quan đến cấp phép và xin quy hoạch dự án tại TPHCM đang có nhiều quy định mới. Bộ phận pháp lý, phát triển dự án và ban Tổng Giám đốc HAR đang tìm cách trình, chỉnh sửa nội dung các dự án để phù hợp với quy hoạch của thành phố.
Ông Nhân Bảo cho biết thêm năm 2023 vừa qua, HAR đã nhận chuyển nhượng quỹ đất tại TP. Thủ Đức và dự kiến sẽ phát triển dự án tại đây, tuy nhiên trước mắt phải chờ quy hoạch của TP. Thủ Đức.
Mặt khác, quỹ đất Công ty mua trong năm 2024 nằm trong khu dân cư xây dựng mới nên rất thuận lợi để phát triển các dự án về dân cư và nhà ở, dù vậy, để xin dự án ở thời điểm hiện tại phải tốn rất nhiều nguồn lực và thời gian. Ông kỳ vọng vào cuối năm nay hoặc năm sau sẽ có bước tiến về pháp lý, khi đó Công ty sẽ thực hiện công bố thông tin đến với cổ đông.
Khi được cổ đông đề cập giá cổ phiếu HAR đang quá thấp, đại diện Công ty chia sẻ giá cổ phiếu được quyết định do cung cầu và sự kỳ vọng của nhà đầu tư về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Về phía Công ty, giá cổ phiếu hiện tại đang thấp hơn book value, tuy nhiên Công ty và các cá nhân có liên quan không có quyền cũng như công cụ để tác động lên giá cổ phiếu trên sàn.
Hà Lễ
FILI
Khối ngoại giao dịch đột biến, bán ròng hơn 2.000 tỷ đồng
Tuần qua chứng kiến khối ngoại tăng cường bán ròng, trong bối cảnh thị trường giảm điểm.
Kinhtedothi - Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng giao dịch đột biến trong tuần, bán ròng với giá trị 2.178,71 tỷ đồng trên HOSE. Đây là đang là chuỗi bán ròng đột biến liên tiếp của khối ngoại trên HOSE, mua ròng khá mạnh trên HNX với giá trị 220,94 tỷ đồng.
Thanh khoản cải thiện khi VNDIRECT kết nối trở lại
Tổng kết tuần này, lực bán áp đảo trên thị trường chứng khoán. VN-INDEX kết thúc tuần đầu quý II/2024 ngập sắc đỏ.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Trước đó, 2 phiên đầu tuần biến động nhẹ, áp lực bán bắt đầu gia tăng mạnh hơn trong những phiên cuối tuần khi VN-INDEX, VN30 cho tín hiệu kết thúc xu hướng tăng ngắn hạn, tâm lý nhà đầu tư kém lạc quan.
Kết tuần, VN-INDEX giảm 2,23% so với tuần trước về mức 1.255,11 điểm, quay trở lại kiểm tra vùng giá cao nhất năm 2023 tương ứng 1.245 điểm -1.255 điểm.
VN-INDEX vẫn đang vượt lên các vùng kháng cự quan trọng trung dài hạn như 1.200 điểm, 1.250 điểm. HNX-INDEX kết thúc tuần ở mức 239,69 điểm giảm 1,20% so với tuần trước.
Trong tuần, thanh khoản trên HOSE đạt 127.065 tỷ đồng, tăng 12,4% so với tuần trước, ở mức trung bình, cải thiện trở lại khi Công ty CP chứng khoán VNDRIECT đã kết nối với các sở giao dịch.
Nhà đầu tư nước ngoài gia tăng giao dịch đột biến trong tuần, bán ròng với giá trị 2.178,71 tỷ đồng trên HOSE. Đây là đang là chuỗi bán ròng đột biến liên tiếp của khối ngoại trên HOSE, mua ròng khá mạnh trên HNX với giá trị 220,94 tỷ đồng.
Thị trường đón nhận nhiều thông tin trong tuần như: Chỉ số Nhà quản trị mua hàng PMI - ngành sản xuất Việt Nam giảm về dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 3/2024, với kết quả 49,9 điểm sau khi đạt 50,4 điểm trong tháng 2. PMI toàn phần ngành sản xuất ASEAN tăng lên 51,1 điểm trong tháng 3/2024, từ mức 50,4 điểm trong tháng 2.
Tổng cục Thống kê xây dựng 3 kịch bản lạm phát cho năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%; 4,2% và 4,5%. Các bộ trưởng cấp cao của OPEC+ ngày 3/4/2024 đã quyết định giữ nguyên chính sách sản lượng dầu.
Trong tuần qua, dưới áp lực bán trong của khối ngoại, nhóm cổ phiếu VN30 có diễn biến kém tích cực với mức giảm 3,02% so với tuần trước. Các cổ phiếu ngân hàng ngoại trừ SGB (+2,82%) hầu hết đều chịu áp lực điều chỉnh mạnh, thanh khoản gia tăng vượt mức trung bình như MBB (-8,07%), VIB (-7,72%), CTG (-6,61%), STB (-6,33%), TCB (-4,94%)...
Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán cũng chịu áp lực bán mạnh, đặc biệt trong phiên cuối tuần sau giai đoạn tăng giá tốt như TVB (-10,38%), ORS (-8,31%), AGR (-8,07%), VDS (-7,73%), VCI (-7,62%)... ngoài BVS (+10,45%), IVS (+7,03%) tăng giá.
Nhóm cố phiếu bất động sản khu công nghiệp, cao su sau giai đoạn tăng giá khá mạnh, cũng chịu áp lực bán mạnh trong những phiên cuối tuần, thanh khoản tăng mạnh với SIP (-9,89%), DPR (-7,16%), SZC (-6,48%), SNZ (-6,38%), KBC (-5,58%).... ngoài NTC (+4,55%), LHG (+0,97%) tích cực hơn.
Trong khi đó các cổ phiếu bất động sản có diễn biến phân hóa tích cực hơn nổi bật như NVL (+6,09%) khi được bổ sung vào danh mục cho vay ký quỹ, HAR (+11,59%), NTL (+8,78%), PXL (+6,77%), TCH (+5,10%)... bên cạnh nhiều mã chịu áp lực điều chỉnh mạnh như HPX (-8,78%), VPH (-6,47%), IJC (-5,70%), ITC (-5,67%)...
Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng có diễn biến tăng giá nổi bật trước những thông tin về dự án Lô B Omôn và giá dầu tăng giá mạnh, rất nhiều mã tăng mạnh như POS (+20,31%), PVC (+11,49%), PGS (+11,11%), PTV (+10,87%), PVS (+7,65%), PVB (+7,41%)...0 điểm.
Kể từ đầu năm, thống kê dữ liệu của HNX cho thấy, có 35 công ty bất động sản dứt nợ vay từ trái phiếu, phần lớn nhờ tích cực mua lại trước hạn, với tổng số tiền thanh toán cho trái chủ hơn 20 ngàn tỷ đồng, dù thị trường vẫn trong tình trạng khó khăn kéo dài.
Động lực để doanh nghiệp mua lại trái phiếu sớm hơn kế hoạch có thể kể ra gồm:
Nhiều dự án bất động sản bị “ứ đọng” trong quá trình triển khai, do vướng các yếu tố pháp lý. Chủ đầu tư cũng khó nắm rõ thời gian cũng như khả năng hoàn thành dự án, dẫn đến việc sử dụng vốn đã huy động không theo kế hoạch trước đó, trong khi buộc phải thanh toán đầy đủ tiền lãi hàng kỳ nên đã chọn phương án sớm trả lại tiền cho trái chủ.
Một lý do khác là việc các khoản vay cũ trong giai đoạn trước phải huy động với lãi suất cao, các chủ đầu tư lựa chọn tất toán trước hạn để đi vay lại với lãi suất thấp hơn trong giai đoạn thị trường phục hồi.
Cuối cùng, giai đoạn khó khăn khiến nhiều chủ nợ không khỏi lo lắng về “sức khỏe” tài chính của con nợ. Do vậy, việc duy trì thanh toán gốc, lãi đúng hạn hoặc đáp ứng yêu cầu mua lại trước hạn từ trái chủ sẽ giúp các công ty bảo toàn danh tiếng, thuận lợi hơn trong các đợt huy động vốn sau này.
Dứt nợ trái phiếu khi lãi suất đang cao
Từ đầu năm, lãi suất thị trường có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã chủ động mua lại trước hạn nhiều lô trái phiếu, giảm bớt gánh nặng về chi phí lãi vay vốn ở mức cao tại thời điểm phát hành.
Công ty TNHH Điền Phát Land, Công ty TNHH Hoa Kim Anh, Công ty TNHH Vinh An Điền, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đô thị Đắk Lắk, Công ty TNHH Minh Khang Điền, Công ty TNHH MTVSunrise Power Đăk Psi, CTCP City Garden, CTCP Hong Lim Land, CTCP Địa ốc Downtown, NBB, CEO, HDG chi từ 157 tỷ đồng đến 770 tỷ đồng để mua lại trái phiếu trước hạn, đồng thời xóa hết nợ trái phiếu. Tổng số tiền đã chi của những doanh nghiệp này là hơn 5.1 ngàn tỷ đồng.
Trong số kể trên, nhóm doanh nghiệp trong hệ sinh thái CTCP Đầu tư và Phát triển Hoa Lâm (Tập đoàn Hoa Lâm) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) gồm có Điền Phát Land, Hoa Kim Anh, Hong Lim Land, Minh Khang Điền, Vinh An Điền.
Trong đó, Hong Lim Land thanh toán trước hạn 2 năm lô trái phiếu 504 tỷ đồng, huy động từ năm 2021. Khi đó, Công ty cần vốn hợp tác với CTCP Dịch vụ Hoa Lâm - Shangri-la để đầu tư vào dự án khu nhà ở, căn hộ D2 và dự án khu nhà ở, căn hộ D3, thuộc khu y tế kỹ thuật cao số 532A Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, TP.HCM. Tài sản đảm bảo của dự án là một loạt quyền sử dụng các thửa đất tại TP. Thủ Đức (quận 2 cũ) và huyện Hóc Môn.
CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HOSE: NBB) cũng chi nốt 290 tỷ đồng trong nỗ lực xóa toàn bộ khoản nợ 490 tỷ đồng kỳ hạn 3 năm, phát hành vào tháng 06/2021. Số tiền huy động được dùng để hợp tác đầu tư với Công ty Khu Bắc Thủ Thiêm. Ngoài ra, NBB còn thể hiện mục đích huy động 200 tỷ đồng trái phiếu đợt 2 dùng để làm dự án khu dân cư Sơn Tịnh - Quảng Ngãi ở tỉnh Quảng Ngãi.
Tập đoàn C.E.O (HNX: CEO) có 220 tỷ đồng nợ trái phiếu từ đầu năm, trước khi chủ động giảm toàn bộ gánh nặng trái phiếu từ giữa năm 2023. Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) không còn nợ trái phiếu sau khi thanh toán 210 tỷ đồng trong quý 1/2023.
Doanh nghiệp BĐS mua lại trái phiếu sớm (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Kinh doanh thuận lợi, điều kiện tốt để mua lại nợ
Thị trường chung gặp khó, nhưng một vài doanh nghiệp thu lãi khả quan hơn so với cùng kỳ - yếu tố quan trọng góp phần đưa nợ trái phiếu về 0 trên sổ sách.
Dòng tiền tăng mạnh từ hoạt động kinh doanh khu công nghiệp tạo động lực để Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) quyết định giảm nợ vay, bao gồm xóa toàn bộ 2.4 ngàn tỷ đồng nợ trái phiếu ra khỏi sổ sách. Từ đầu năm, KBC đã tất toán 1 lô trái phiếu đến hạn và mua lại trước hạn đối với 2 lô trái phiếu đáo hạn vào tháng 06/2023 và tháng 11/2024 theo kế hoạch.
CTCP Đầu tư Bất động sản Đông Dương - chủ đầu tư dự án La Vida Residences tại Vũng Tàu lãi “khủng” sau nửa đầu năm 2023, nhờ đó thanh toán hết nợ cho các trái chủ với tổng số tiền 1,200 tỷ đồng.
CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vân Đồn báo kết quả năm 2022 đầy thuận lợi khi lãi 390 tỷ đồng, hơn 10 lần so với năm 2021. Nửa đầu năm 2023, Công ty tiếp tục lãi 116 tỷ đồng, tăng đến 40% so với cùng kỳ là động lực lớn để trả dứt điểm 220 tỷ đồng nợ trái phiếu.
Tập đoàn Hateco - chủ đầu tư các dự án gắn với cái tên Hateco như Hateco Laroma, Hateco Green Park, Hateco Green City, cuối năm vừa qua lãi đậm 421 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ năm trước, tạo điều kiện thuận lợi để Hateco tất toán đúng hạn lô trái phiếu 310 tỷ đồng kết thúc vào tháng 03/2023.
CTCP Đầu tư Thương mại Bright Jupiter cũng thu lãi lớn trong năm 2022, trong khi năm trước đó lỗ, nhờ vậy đã mạnh tay dùng 485 tỷ đồng mua lại sớm 1 năm lô trái phiếu duy nhất còn lưu hành. Tương tự, CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền (HOSE: HAR), CTCP Đầu tư và Du lịch T&M Vân Phong, CTCP Vui chơi Giải trí Tổng hợp Tam Giang (thành viên Tập đoàn BRG) cũng nhanh chóng hoàn tất sớm nghĩa vụ với các trái chủ.
Doanh nghiệp BĐS kinh doanh thuận lợi mua lại trước hạn (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceMua lại trước hạn dù kinh doanh kém khả quan
Lãi suất cao kéo dài gây khó khăn trong huy động vốn, thị trường kém thanh khoản khiến kinh doanh thua lỗ, nhưng Phúc Long Vân, Đức Việt, Kinh doanh Bất động sản LC, Đầu tư Du lịch Eurowindow Nha Trang, Bất động sản Thành Đông Đô, Địa ốc Sacom, Bất động sản Sài Gòn Nam Phú vẫn dùng tiền tất toán hoặc thanh toán nợ sớm cho trái chủ trước nhiều năm so với kế hoạch, qua đó cũng sạch nợ trái phiếu. Tổng số tiền chi ra khoảng 4.3 ngàn tỷ đồng.
Cụ thể, dù lỗ 2 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2023, Phúc Long Vân - chủ đầu tư dự án khu dân cư Phúc Long Vân tại tỉnh Long An - vẫn báo cáo dư nợ trái phiếu bằng 0 trong văn bản định kỳ gửi lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Công ty này hoàn thành sớm nghĩa vụ đối với trái chủ khi mua lại lô trái phiếu 1.35 ngàn tỷ đồng, lãi suất 11.75%/năm, phát hành tháng 07/2019 và theo kế hoạch sẽ đáo hạn vào 4 năm sau đó. Đáng chú ý là vốn chủ sở hữu đến cuối tháng 06/2023 của Phúc Long Vân gấp gần 10 lần so với cùng thời điểm năm trước, lên hơn 2,000 tỷ đồng.
Trường hợp Công ty TNHH Đức Việt lỗ sau thuế 50 tỷ đồng, đồng thời âm vốn chủ sở hữu tới 514 tỷ đồng, nhưng vẫn dành 812 tỷ đồng để thanh toán dứt điểm khoản vay từ trái chủ. Lô trái phiếu 1.1 ngàn tỷ đồng có lãi suất 9%/năm, kỳ hạn kéo dài đến 11 năm hiếm hoi được Đức Việt phát hành từ tháng 08/2017 và mua lại trước hạn 5 năm.
Đồng cảnh ngộ, Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản LC lỗ gần 100 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm, nhưng sau đó vẫn chi 1,000 tỷ đồng để xóa nợ trái phiếu, sớm 1 năm so với kế hoạch. Đây là lô trái phiếu Công ty phát hành từ tháng 09/2021 với mục đích thanh toán cho thỏa thuận đặt cọc về việc đảm bảo ký hợp đồng mua bán căn hộ khách sạn (condotel) được ký kết giữa Công ty và Công ty TNHH Bất động sản NewVision.
Mới phát hành 2 lô trái phiếu hơn 1 năm, CTCP Đầu tư Du lịch Eurowindow Nha Trang đã “trả lại” 586 tỷ đồng cho trái chủ, trước hạn 4 - 5 năm, dù kết quả kinh doanh nửa đầu năm nay vẫn “bết bát”, lỗ 123 tỷ đồng.
Công ty TNHH Bất động sản Thành Đông Đô tiếp tục lỗ nhưng vẫn chi 250 tỷ đồng mua lại trước hạn 8 năm lô trái phiếu đáo hạn vào tháng 09/2031. Lô trái phiếu ban đầu kỳ hạn kéo dài tới 10 năm, được huy động để lấy tiền hợp tác kinh doanh với bệnh viện Gia An 115, nhằm tăng quy mô vốn vào bệnh viện.
Dù lỗ 15 tỷ đồng nửa đầu năm, CTCP Địa ốc Sacom (SLD) cũng đã hoàn thành nghĩa vụ đối với 237.5 tỷ đồng nợ trái chủ. Đây là số tiền được Địa ốc Sacom huy động để bổ sung vốn cho hoạt động phát triển dự án 2 năm trước đó và được đảm bảo bằng dự án chung cư cao tầng kết hợp thương mại - dịch vụ - văn phòng (Samland Riverside) tại quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Doanh nghiệp BĐS kinh doanh kém mua lại trước hạn (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceHoàn thành mua lại trước hạn dù trễ hẹn
Dù từng chậm thanh toán lãi vài tháng do gặp khó khăn trong thu xếp nguồn tiền, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Nice Star đã mua lại trước hạn toàn bộ 1.5 ngàn tỷ đồng lô trái phiếu 4 năm, lãi suất 12.5%/năm trong tháng 10, sớm hơn 2 năm so với kế hoạch ban đầu. Chưa kể, Công ty còn lỗ 1 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2023.
Galactic Group sạch nợ sớm 2 năm đối với lô trái phiếu 773 tỷ đồng, lãi suất 12.5%/năm từ tháng 10/2023, sau 2 lần mua lại liên tục, dù chậm thanh toán lãi trước đó.
Được biết, Tổng Giám đốc của Galactic Group và Chủ tịch HĐTV của Đầu tư và Phát triển Bất động sản Nice Star đều là ông Lý Trường An.
Trễ hẹn với lý do “chịu nhiều tác động không tích cực từ thị trường, chưa thu xếp được nguồn tiền để thanh toán”, nhưng CTCP Lâu Đài Trắng vẫn đưa lô trái phiếu 240 tỷ đồng về 0 trong báo cáo tình hình tài chính nửa đầu năm 2023 gửi HNX. Lô trái phiếu được doanh nghiệp huy động từ năm 2021 nhằm phát triển dự án Léman Cap Residence Vũng Tàu.
Trái phiếu tiếp tục được mua lại giai đoạn cuối năm
Gần đây nhất là Công ty TNHH Gateway Berkeley chi 1 ngàn tỷ đồng mua lại trước hạn 9 tháng lô trái phiếu mã GWB.BOND.2020, kỳ hạn 4 năm, đáo hạn tháng 07/2024, lãi suất 11%/năm. Công ty sau đó cũng không còn nợ trái phiếu.
CTCP Đầu tư Bất động sản Sơn Kim - công ty con của CTCP Bất động sản Sơn Kim (SonKim Land), có cùng địa chỉ trụ sở chính và người đại diện pháp luật là bà Bùi Thị Phương Hiền với Gateway Berkeley, cũng chính thức “chia tay” với trái phiếu vào cuối tháng 10.
Từ đầu năm, Công ty này đã chi hơn 1 ngàn tỷ đồng mua lại trước hạn 4 lô trái phiếu có tổng giá trị theo mệnh giá là 1.4 ngàn tỷ đồng, lãi suất 9.5 - 13.5%/năm, đáo hạn theo kế hoạch đến năm 2024 hoặc 2025. Trước đó, công ty con của SonKim Land huy động một trong các lô trái phiếu trên để mua tòa nhà văn phòng The Metropole Thủ Thiêm.
CTCP Phát triển nhà Phúc Đồng thanh toán nốt cho trái chủ đợt cuối cùng hồi giữa tháng 10; tổng chi 50 tỷ đồng trong năm nay để mua lại trước hạn lô trái phiếu 140 tỷ đồng. Tiền huy động được trước đó, Công ty dùng để tăng quy mô vốn hoạt động hoặc đầu tư vào công ty con thông qua góp vốn hoặc cho vay. Tài sản đảm bảo liên quan đến khai thác tài sản của tổ chức H phát sinh từ 308 căn hộ Khu nhà ở xã hội tại ô đất ký hiệu B8.NXH, quận Long Biên, TP. Hà Nội.
Đến cuối tháng 12/2023, tất cả các lô trái phiếu của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) công bố trên HNX đều trong trạng thái "hủy toàn bộ".
Từ đầu năm, PDR đã chi hơn 2.2 ngàn tỷ đồng, trong đó gần 1 ngàn tỷ đồng mua lại trước hạn, thuộc 7 lô trái phiếu khác nhau có tổng mệnh giá 2,225 tỷ đồng. "Ông lớn" phát triển bất động sản đã làm đúng như cam kết trước đó khi thanh toán toàn bộ nợ gốc và lãi trái phiếu đã phát hành trong năm 2021 và 2022 từ vốn huy động qua chào bán riêng lẻ hơn 67 triệu cp giai đoạn cuối năm.
Doanh nghiệp BĐS mua lại trái phiếu trước hạn (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceTử Kính
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.