Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 18/2
Những phân tích và khuyến nghị của các công ty chứng khoán chỉ mang tính chất tham khảo
Công ty chứng khoán vừa đưa ra khuyến nghị một số mã cổ phiếu cần quan tâm cho phiên giao dịch hôm nay 18/2.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu GAS
Công ty Chứng khoán Vietcap (VCSC) điều chỉnh tăng 2,5% giá mục tiêu của GAS lên mức 79.200 đồng/cổ phiếu do mức tăng 4% đối với dự báo lợi nhuận sau thuế (LNST) sau lợi ích cổ đông thiểu số (CĐTS) giai đoạn 2025-2029 của VCSC (lần lượt thay đổi -0,8%/-1,0%/12,2%/4,4%/3,6% đối với các năm 2025/2026/2027/2028/2029) đồng thời nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu GAS từ khả quan lên mua.
Mức tăng của VCSC đối với dự báo lợi nhuận chủ yếu được thúc đẩy bởi việc chúng tôi tăng 51% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2025-29 của kho cảng LNG Thị Vải (nhờ mức tăng 6% của sản lượng thương phẩm, mức giảm của chi phí lãi vay và lợi nhuận từ doanh số bán hàng cho các khách hàng công nghiệp).
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 18/2
VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS của GAS sẽ chạm đáy vào năm 2024 và tăng trưởng ở mức 7,1% so với cùng kỳ năm trước vào năm 2025, chủ yếu do mức tăng 12% so với cùng kỳ năm trước của sản lượng khi thương phẩm và LNST từ kho cảng Thị Vải tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước lên mức 202 tỷ đồng (so với mức 72 tỷ đồng trong năm 2024); từ đó bù đắp cho việc dự kiến giá dầu nhiên liệu (FO) sẽ giảm so với cùng kỳ năm trước.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu DCM
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) kỳ vọng triển vọng kinh doanh năm 2025 của CTCP Phân bón dầu khí Cà Mau (DCM) sẽ khả quan được hỗ trợ bởi giá khí đầu vào được dự báo giảm trong khí giá bán được dự báo tăng nhẹ. Bên cạnh đó, kỳ vọng mức thuế VAT 5% được thông qua tháng 11 sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp kể từ giữa năm 2025. VCBS vẫn duy trì khuyến nghị mua với DCM, giá mục tiêu 42.989 đồng/cổ phiếu.
Luận điểm đầu tư: Giá khí đầu vào năm 2025 được dự báo giảm dựa trên triển vọng giá dầu được các tổ chức Thế giới dự báo giảm.
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 18/2
Dự báo giá phân Urê toàn cầu sẽ tăng khoảng 4%. Giá phân Urê trong nước được kỳ vọng sẽ tăng theo xu hướng tăng trưởng của giá Urê thế giới, tuy nhiên mức tăng trong nước dự kiến sẽ thấp hơn, đồng thời thu hẹp dần khoảng cách so với giá phân Urê toàn cầu.
Nhu cầu tiêu thụ phân bón Thế giới 2025 được dự báo tăng 2%. VCBS dự báo nhu cầu tiêu thụ phân bón urê trong nước năm 2025 sẽ tăng trưởng khoảng 3% so với mức tiêu thụ trong năm 2024.
Một số điểm đáng chú ý khác là Quốc hội thông qua mức thuế GTGT 5% đối với phân bón; Triển vọng tăng trưởng dài hạn đóng góp bởi mảng NPK; Nhà máy Urê hết khấu hao kể từ quý IV/2023 thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp.
VCBS dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2025 đạt 14.234 tỷ đồng (tăng 6% so với năm trước) và 1.463 tỷ đồng (tăng 9%) dựa trên kịch bản giá dầu Brent và giá dầu FO năm 2025 ở mức 70 USD/thùng và 396 USD/thùng (giảm 14%).
View VNINDEX phiên 17/2
Thị trường đóng cửa ở mốc 1272.72 điểm, giảm -3.36 điểm( - 0.26%).
Với tín hiệu hiện tại thị trường đang cận cạnh trên của biên Sideway AD có View cho A.C ở mỗi buổi sáng. Đang có tín hiệu điều chỉnh nhẹ giảm lấp lại vùng gap giá ở phiên thứ 6 tuần trước để lại. ( Dành cho A.C chưa biết về tại sao phải về lấp Gap,ý nghĩa này chúng ta có thể lập luận như sau, thị trường chứng khoán hay bất kì thị trường tài chính khác thì khi có một khoảng chống gap về giá ý nghĩa của nó là về lấp đầy bước giá, hay nói cách khác trong lý thuyết đấu giá là đấu giá lại vùng mất cân bằng. Vùng này được bảo vệ bởi bên làm cho thị trường mất cân bằng “mở gap”, nếu giá giảm về vùng này mà có phản ứng, tức cầu vào mạnh thì thị trường sẽ có diễn biến tăng tiếp diễn xu hướng trước đó, còn nếu bị phá thủng qua, thì tay chơi gây ra khoảng GAP đó họ không sẵn sàng mua ở vùng giá đó, tức không bảo vệ vùng giá đó nữa, vậy giá sẽ tiếp tục giảm về vùng giá cân bằng mới )
- Nhìn về góc độ phân tích chỉ số VNINDEX hiện tại không có nhiều ý nghĩa nếu A.C chọn được cổ phiếu mạnh. Vậy nên trong các bài phân tích AD có nhấn mạnh với A.C NĐT nên tập trung vào cổ phiếu của mình đang nắm giữ, và tránh nhìn vào vận động của thị trường khi mà thị trường vẫn đang vận động biên trong vùng biên Sideway
A.C tham khảo video phân tích chi tiết góc nhìn thị trường ở VIDEO nhé 👇
Cổ phiếu phân bón, vật tư nông nghiệp hút tiền
Dòng tiền tích cực trên thị trường đã chú ý tới nhóm cổ phiếu phân bón (DCM, DPM, LAS) và vật tư nông nghiệp (ABS, TSC).
Tuần 10 - 14/02, thị trường chứng khoán biến động theo hướng tích cực dù mức tăng không nhiều nhưng điểm số và thanh khoản ở cả HOSE và HNX đều được cải thiện.
VN-Index tuần qua nhích nhẹ 0.07%, lên 1,276.08 điểm. HNX-Index tăng gần 1% lên 231.22 điểm. Thanh khoản 2 sàn tăng nhẹ cả về khối lượng và giá trị giao dịch.
Sàn HOSE ghi nhận khối lượng giao dịch tăng gần 4% lên 618.4 triệu đơn vị/phiên, giá trị giao dịch bình quân tăng 1% lên 14.1 ngàn tỷ đồng/phiên. Còn với sàn HNX, khối lượng giao dịch tăng gần 10% lên 57.7 triệu đơn vị/phiên, giá trị giao dịch tăng 5% lên 881 tỷ đồng/phiên.
Tổng quan thanh khoản tuần 10 - 14/02
Nhóm phân bón, vật tư nông nghiệp bứt tốc thanh khoản tuần qua. Mã ABS có khối lượng giao dịch gấp hơn 3.6 lần tuần trước đó, đạt gần 450 ngàn đơn vị/phiên. Mã này cũng tăng giá gần 6% trong tuần qua. TSC cũng có khối lượng giao dịch tăng gần 100%.
Loạt cổ phiếu phân bón như DCM, DPM, LAS cũng lọt vào top tăng thanh khoản trên hai sàn niêm yết. Các mã này đều tăng giá nhẹ 2 - 3% trong tuần qua.
Trong khi nhóm bất động sản rơi vào trạng thái phân hóa về thanh khoản. Ở nhóm bất động sản, TDH, FIR, AAV, IDJ, API, NRC ở phía tăng mạnh thanh khoản. Ngược lại, KHG, QCG, DIG, NTL, CEO, PV2, VC3, KSQ là những mã bị rút tiền mạnh nhất.
Ở chiều giảm thanh khoản, không có nhóm ngành nào bị tập trung rút tiền. Một số nhóm như nhóm xây dựng (FCN, HVH, SJE), cổ phiếu điện (KHP, GEG), cổ phiếu chứng khoán (VND, APG, VFS, SHS, IPA)… bị rút tiền nhẹ.
Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE
Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HNX
* Danh sách các mã tăng, giảm thanh khoản nhiều nhất xét đến khối lượng giao dịch bình quân trên 100,000 đơn vị/phiên.
Giá Urea tăng mạnh, cơ hội nào cho nhóm cổ phiếu phân bón?
Với mức hiện tại khoảng 387 USD/tấn. Nguyên nhân chính đến từ nguồn cung hạn chế và nhu cầu xuất khẩu tăng cao.
Các yếu tố tác động:
Chi phí sản xuất tăng: Urea chủ yếu được sản xuất từ khí thiên nhiên, trong khi giá khí đốt tăng mạnh do bất ổn địa chính trị và mùa đông lạnh tại Châu Âu, làm gia tăng chi phí năng lượng.
Khó khăn của doanh nghiệp trong nước: Một số nhà máy Urea tại Việt Nam chịu áp lực từ giá khí tự nhiên tăng cao, ảnh hưởng đến biên lợi nhuận.
Xuất khẩu sôi động: Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang Ấn Độ, Brazil và Đông Nam Á, với lượng xuất khẩu tháng 1/2025 tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.
Triển vọng giá: Theo dự báo của Hiệp hội Phân bón Thế giới (IFA), giá phân bón toàn cầu năm 2025 có thể tăng 3-5%, tiếp tục tác động đến thị trường trong nước.
Nhóm cổ phiếu phân bón đang trở thành một case đầu cơ hấp dẫn khi thị trường nhiều khả năng tiếp tục trạng thái sideway như năm 2024.
Các yếu tố hỗ trợ nhóm cổ phiếu phân bón:
Giá Urea tăng cao : Các doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn trước đó sẽ hưởng lợi từ biên lợi nhuận gia tăng khi giá bán cải thiện.
Thuế VAT cho ngành phân bón có hiệu lực từ giữa năm 2025: Đây là yếu tố hỗ trợ lợi nhuận doanh nghiệp trong dài hạn.
Với bối cảnh thị trường ít động lực tăng trưởng mạnh, nhóm phân bón có thể trở thành điểm sáng nhờ câu chuyện hàng tồn kho, giá Urea tăng, và chính sách thuế hỗ trợ.
Đạm Cà Mau (DCM) đón loạt yếu tố thuận lợi, đẩy mạnh tiêu thụ NPK và xuất khẩu
Trong năm 2024, riêng biên lợi nhuận gộp mảng Urê của Đạm Cà Mau đã được cải thiện lên mức 27%, tăng 4 điểm phần trăm so với giai đoạn 2016 - 2020 nhờ Nhà máy Đạm Cà Mau hết khấu hao.
Sau khi thiết lập mặt bằng lợi nhuận ở mức mới, Đạm Cà Mau (mã cổ phiếu DCM) dự kiến tiếp tục duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận tích cực nhờ loạt yếu tố hỗ trợ.
Đón loạt yếu tố thuận lợi trong năm 2025
Năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, mã cổ phiếu DCM - sàn HoSE) ghi nhận doanh thu thuần đạt 13.456 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2023, được thúc đẩy chủ yếu bởi doanh thu mảng NPK tăng trưởng tới 62%, bù đắp cho doanh thu mảng Urê giảm 7%.
Bên cạnh đó, Đạm Cà Mau ghi nhận khoản lãi trị giá 168 tỷ đồng từ thương vụ hợp nhất Nhà máy phân bón Hàn Việt (KVF) cùng chi phí khấu hao giảm mạnh 74%. Kết quả, công ty thu về 1.341 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 20,8% so với năm 2023.
Lợi nhuận của Đạm Cà Mau được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trưởng tích cực trong thời gian tới.
Bước sang năm 2025, Đạm Cà Mau đặt kế hoạch kinh doanh tương đối thận trọng với tổng doanh thu đạt 13.983 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 774 tỷ đồng. Ban lãnh đạo công ty cho biết, kế hoạch trên chưa bao gồm doanh thu hoạt động tài chính và tác động của việc áp thuế Giá trị gia tăng (VAT) 5% đối với phân bón.
Theo phân tích mới đây của Chứng khoán Dầu khí, sau khi thiết lập mặt bằng lợi nhuận mới, tăng trưởng lợi nhuận của Đạm Cà Mau trong thời gian tới sẽ đến từ việc áp dụng Luật Thuế Giá trị gia tăng sửa đổi, giá khí đầu vào dự báo giảm, và mảng NPK được đẩy mạnh.
Cụ thể, việc đưa phân bón từ diện không chịu thuế VAT sang diện chịu thuế VAT 5% kể từ ngày 1/7/2025 sẽ giúp Đạm Cà Mau được hoàn thuế VAT và giảm chi phí đầu vào so với các năm trước. Theo ban lãnh đạo công ty khi áp dụng luật thuế mới, doanh nghiệp có thể tiết giảm được 3,8% giá vốn hàng bán, tương ứng khoảng 421 tỷ đồng dựa trên số liệu năm 2024.
Bên cạnh đó, việc giảm được giá thành sẽ cho phép công ty có dư địa giảm giá bán, tăn sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu, hỗ trợ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ.
Đối với giá khí đầu vào, các phân tích tổng hợp bởi Bloomberg dự báo giá dầu thô Brent trong năm nay sẽ duy trì quanh mức 70 - 75 USD/thùng, thấp hơn khoảng 11% so với mức trung bình trong năm 2024. Theo đó, giá khí đầu trong năm nay vốn neo theo giá dầu thô ước tính sẽ giảm 9% so với năm 2024, còn khoảng 8,7 USD/MMBTU. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để Đạm Cà Mau mở rộng biên lợi nhuận gộp.
Biên lợi nhuận gộp mảng Urê của Đạm Cà Mau qua các năm.
Trong năm 2024, riêng biên lợi nhuận gộp mảng Urê của Đạm Cà Mau đã được cải thiện lên mức 27%, tăng 4 điểm phần trăm so với giai đoạn 2016 - 2020 nhờ Nhà máy Đạm Cà Mau hết khấu hao.
Cuối cùng, thông qua việc sáp nhập Nhà máy phân bón Hàn Việt (KVF), Chứng khoán Dầu khí đánh giá Đạm Cà Mau đã mở rộng thị trường hiệu quả tại khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên - các khu vực có nhu cầu tiêu thụ phân NPK cao hàng đầu cả nước. Trong năm 2024, Nhà máy phân bón Hàn Việt đóng góp tới 25,5% cơ cấu doanh thu mảng NPK của Đạm Cà Mau.
Năm nay, Đạm Cà Mau đặt mục tiêu sản lượng tiêu thụ NPK ở mức 340.000 tấn, tăng 41% so với năm 2024 trên cơ sở nhà máy phân bón Hàn Việt đi vào hoạt động ổn định, mang về lợi nhuận với sản lượng tiêu thụ dự kiến tăng 32%, đạt 120.000 tấn.
Bên cạnh đó, Đạm Cà Mau đang triển khai xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón Cà Mau - Cơ sở Bình Định với công suất 50.000 tấn NPK hỗn hợp/năm. Công ty dự kiến đưa hạng mục kho bãi tại cơ sở này đi vào hoạt động trong quý 1/2025 và toàn bộ cơ sở vào vận hành trong quý 4/2025.
Kỳ vọng xuất khẩu phân bón tăng tốc
Diễn biến giá Urê tại Việt Nam và trên thị trường thế giới (USD/tấn) trong giai đoạn 2023 - 2024.
Dữ liệu của Chứng khoán Dầu khí cho thấy, giá Urê nội địa biến động cùng pha với giá Urê thế giới, song mặt bằng giá cao hơn 10 - 13% so với giá Urê thế giới, đạt khoảng 9.500 -10.500 đồng/kg trong giai đoạn 2023-2024.
Theo các chuyên gia, giá phân bón trên thị trường Việt Nam năm 2025 vẫn chịu tác động từ yếu tố quốc tế, nhưng được kỳ vọng sẽ ổn định hơn so với năm 2024. Tổng cung dự kiến đạt khoảng 11,5 - 12 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ ước tính ở mức 10 - 10,5 triệu tấn. Hiện tượng La Nina được dự báo sẽ sẽ dần chuyển sang trạng thái trung tính vào giữa năm 2025, qua đó kỳ vọng hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ phân bón trong vụ mùa Hè -Thu và Đông - Xuân trong niên vụ 2025 - 2026.
Đáng chú ý, Hiệp hội Phân bón thế giới (IFA) dự báo nhu cầu nhập khẩu phân bón tại một số thị trường truyền thống của Việt Nam như Campuchia và Hàn Quốc sẽ dần phục hồi trong thời gian tới. Điều này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của Đạm Cà Mau.
Xuất khẩu phân bón của Việt Nam trong giai đoạn 2023 - 2024.
Trong năm 2024, Đạm Cà Mau chiếm tới gần 17% tổng lượng phân bón xuất khẩu của Việt Nam. Công ty hiện thực hiện linh hoạt chiến lược kinh doanh, tiếp tục ưu tiên phục vụ thị trường nội địa nhưng sẽ đẩy mạnh xuất khẩu khi trong nước vào mùa thấp điểm.
Ngay trong những ngày đầu năm nay, công ty đã đàm phán xuất bán thành công tổng cộng 100.000 tấn Urê, bao gồm 30.000 tấn xuất khẩu đến Australia – thị trường phân bón khó tính hàng đầu thế giới.
Với lợi thế hiện hữu tại hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, Đạm Cà Mau đang tiếp tục gia tăng thị phần tại các thị trường truyền thống và mở rộng thâm nhập sang các thị trường mới. Trong đó, công ty đang duy trì thị phần cao tại thị trường truyền thống Campuchia (hơn 60%), Myanmar, Bangladesh, Ấn Độ, Brazil… Công ty cũng cho biết các dòng sản phẩm phân bón công nghệ cao phù hợp xu hướng xanh đã xâm nhập, đáp ứng tốt yêu cầu các thị trường mới như Pháp, Peru, Mexico, Hoa Kỳ…
Cổ phiếu DCM-DPM: Cú huých giá Urea trở lại vùng đỉnh 2 năm
Giá Urea trên thị trường thế giới vừa ghi nhận 1 nhịp bứt phá mạnh lên sát 400 USD/tấn, là vùng giá cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây của mặt hàng này.
Sự bứt phá của giá Urea tiếp tục là thông tin tích cực trong những ngày đầu năm đối với DCM và DPM -cổ phiếu của doanh nghiệp top đầu trong sản xuất Urea tại Việt Nam hiện nay
Mời các anh chị, đến với bài phân tích, đánh giá sau đây của O2F:
Lọc tìm cổ phiếu tiềm năng
Các công ty chứng khoán đã đưa ra báo cáo phân tích một số cổ phiếu tiềm năng mà nhà đầu tư nên quan tâm.
Thị trường chứng khoán đã có một phiên tăng điểm bất chấp áp lực xả ròng từ khối ngoại. Theo đó, lực mua mạnh xuất hiện vào phiên chiều đã giúp thanh khoản lên cao nhất hơn một tháng, đưa chỉ số VN-Index tăng gần 12 điểm, lên 1.264,6 điểm trong phiên 4/1.
Trong bối cảnh này, các công ty chứng khoán đã đưa ra báo cáo phân tích một số cổ phiếu tiềm năng mà nhà đầu tư nên quan tâm.
Điển hình là Chứng khoán MBS khi cho biết danh mục đầu tư hàng đầu từ chuyên gia nghiên cứu của công ty này bao gồm 2 mã là HPG và REE, dựa vào tình hình kinh doanh cải thiện. Riêng với HPG, triển vọng còn đến từ tiến độ của dự án Dung Quất 2. Dự án này đã gần như hoàn thành lắp đạt các dây chuyền chính của phân kì 1 và đạt 50% của phân kì 2. Lò cao đầu tiên sẽ chạy thử từ quý IV/2024 và phân kì 2 dự kiến sẽ hoàn thành vào quý IV/2025.
Với REE, thông tin hỗ trợ cho đà tăng của cổ phiếu này đến từ mảng thủy điện phục hồi cùng triển vọng mảng bất động sản tích cực, dự kiến lợi nhuận ròng của REE giai đoạn 2025-2026 sẽ tăng trưởng kép 15% sau khi ghi nhận lợi nhuận ròng giảm 7,7% trong năm 2024.
Trong khi đó, Chứng khoán Vietcap (VCI) đưa ra khuyến nghị khả quan đối với 2 mã cổ phiếu của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM).
Cụ thể, Chứng khoán Vietcap cho biết giá mục tiêu của cổ phiếu DCM là 35.800 đồng/CP, giảm 16,9% so với khuyến nghị trước đó do mức giảm 16,8% trong dự báo tổng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số của DCM giai đoạn 2025-2029.
Nhóm phân tích này cho biết, dự báo tổng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2025-2029 thấp hơn chủ yếu do dự báo giá bán urê trung bình giảm 4,6% và dự báo giá khí tăng trung bình 2,3% trong giai đoạn 2025-2029 (do tỷ trọng đóng góp từ các mỏ khí đắt tiền mua từ Petronas cao hơn).
Chứng khoán Vietcap dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2025 đạt 1,6 nghìn tỷ đồng (+23% so với cùng kỳ), nhờ ước tính tiết kiệm thuế khoảng 150 tỷ đồng từ thuế GTGT 5%, giá khí giảm 7% so với năm trước và sản lượng bán NPK tăng.
Tương tự Chứng khoán Vietcap điều chỉnh giảm 7,3% giá mục tiêu của cổ phiếu DPM xuống 36.800 đồng/CP và hạ khuyến nghị từ mua xuống khả quan, do mức giảm 8,6% trong dự báo tổng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2025-2029.
Những thay đổi đối với dự báo của Vietcap đến từ giả định của nhóm phân tích này về giá bán urê trung bình thấp hơn 0,8% và giá khí đầu vào trung bình cao hơn 3,6% trong giai đoạn 2025-2029 (do tỷ trọng đóng góp từ các mỏ khí đắt cao hơn), ngoài ra còn có sản lượng bán NPK tăng trưởng chậm hơn trong giai đoạn 2025-2026.
Vietcap dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số của DPM sẽ tăng 37% vào năm 2025 lên 826 tỷ đồng, chủ yếu nhờ tiết kiệm thuế từ việc áp dụng thuế GTGT 5%, giá khí giảm.
Về phần mình, Agriseco khuyến nghị nhà đầu tư nên ưu tiên các nhóm ngành bất động sản, ngân hàng, công nghệ, xây dựng, dầu khí, chứng khoán. Đặc biệt là các cổ phiếu có tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn như VCG với giá mục tiêu là 23.500 đồng/CP nhờ vào việc cổ phiếu này đang bứt phá vùng giao dịch tích lũy và thanh khoản cải thiện.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.