Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Một công ty chứng khoán báo lãi quý 3 giảm 96%
Lợi nhuận quý 3/2024 của DAS suy giảm đáng kể về còn 65 triệu đồng.
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (DAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024, ghi nhận sự suy giảm đáng kể ở các hạng mục kinh doanh quan trọng.
Trong quý 3/2024, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) của Chứng khoán Ngân hàng Đông Á đạt 174,2 triệu đồng, cải thiện so với khoản lỗ 192 triệu đồng của quý 3/2023.
Ở chiều ngược lại, lãi từ các khoản cho vay và phải thu, và doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán giảm lần lượt 15% và 34% so với cùng kỳ về 3,9 tỷ đồng và 2,89 tỷ đồng. Kết quả, tổng doanh thu trong kỳ của Chứng khoán Ngân hàng Đông Á giảm 20% so với cùng kỳ về còn 7,3 tỷ đồng.
Khấu trừ thuế phí, DAS báo lãi sau thuế quý 3/2024 đạt 65 triệu đồng, giảm tới 96,5% so với khoản lãi 1,9 tỷ đồng của quý 3/2023. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 45% so với cùng kỳ 2023 về còn 3 tỷ đồng.
Được thành lập năm 2006, Chứng khoán Ngân hàng Đông Á là công ty con của Ngân hàng Đông Á, do ngân hàng này sở hữu 100% vốn. Kể từ năm 2008 đến nay, vốn điều lệ của DAS được giữ nguyên ở mức 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, với khoản lỗ lũy kế 299 tỷ đồng tính đến cuối quý 3/2024, vốn chủ sở hữu tại ngày 30/9/2024 chỉ đạt 230,4 tỷ đồng.
Tổng tài sản tại ngày 30/9/2024 của DAS tăng hơn 4 tỷ đồng so với đầu năm lên 236 tỷ đồng với 189 tỷ đồng là tài sản ngắn hạn, bao gồm 57 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, 125 tỷ đồng các khoản cho vay... Dự phòng suy giảm tài chính dài hạn được duy trì ở mức gần 112 tỷ đồng.
Lợi nhuận của Chứng khoán Ngân hàng Đông Á suy giảm mạnh trong bối cảnh ngành chứng khoán kinh doanh tích cực, đặc biệt ở nhóm những công ty chứng khoán top đầu.
CTCP Chứng khoán MB (MBS) báo lãi sau thuế quý 3/2024 đạt 179 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, công ty ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 2.363 tỷ đồng, tăng 85% so với 9 tháng đầu năm 2023. Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế tăng 41% lên lần lượt 724 tỷ đồng và 578 tỷ đồng.
Tương tự MBS, Chứng khoán VIX tăng trưởng ấn tượng trong quý 3/2024, ghi nhận doanh thu hoạt động và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 554 tỷ đồng và 265 tỷ đồng, tăng tương ứng 72% và 33% so với quý 3/2023.
Lộ diện thêm công ty chứng khoán lỗ đậm trong quý 3
Số liệu thống kê tới sáng ngày 15/10, đã có 6 công ty chứng khoán, tài chính công bố BCTC quý 3/2024, chủ yếu tại nhóm vốn hóa vừa và nhỏ.
Công ty Chứng khoán Thủ Đô (CASC) ghi nhận doanh thu hoạt động quý 3 đạt gần 10 tỷ đồng, giảm 64% so với cùng kỳ năm trước. Đà tăng chủ yếu do doanh thu lưu ký giảm 70% so với quý 3/2023 xuống còn gần 9 tỷ, cộng thêm lãi từ tài sản FVTPL giảm còn hơn 813 triệu.
Chi phí hoạt động giảm mạnh hơn 91%, giúp CASC lãi trước thuế quý 3 gần 3,4 tỷ đồng, tích cực hơn so với khoản lỗ hơn gần 3 tỷ cùng kỳ năm ngoái.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu hoạt động giảm 70% so với cùng kỳ xuống còn gần 33 tỷ đồng. Lãi trước thuế 9 tháng hơn 1,5 tỷ, giảm 85% so với cùng kỳ năm trước..
Trong khi đó , CTCP Chứng khoán Phố Wall (mã WSS) ghi nhận doanh thu hoạt động quý 3/2024 tăng 18% lên gần 6 tỷ. Trong đó hơn 3 tỷ đến từ lãi các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn HTM, hơn 2,5 tỷ lãi từ tài sản FVTPL.
Khấu trừ các chi phí liên quan, WSS lỗ trước thuế gần 9 tỷ đồng. Đây là quý lỗ thứ 5 liên tiếp của công ty chứng khoán này. Theo đó, số lỗ luỹ kế 9 tháng đầu năm nâng lên hơn 33 tỷ đồng.
Chi phí môi giới và quản lý tăng mạnh, Chứng khoán Đông Á giảm lãi 35% trong quý 2
Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (DAS) công bố BCTC quý 2/2024 với lãi sau thuế chưa đến 1.5 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ, do hầu hết chi phí đều tăng, đặc biệt là chi phí môi giới và quản lý.
Trong quý 2/2024, Công ty đem về hơn 8.6 tỷ đồng doanh thu hoạt động, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do lãi từ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm đến 28%, còn gần 1.2 tỷ đồng.
Đáng nói, lãi từ các khoản cho vay, phải thu và doanh thu môi giới chứng khoán - vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu DAS - lần lượt tăng 6% và 3%, nhưng vẫn không đủ bù đắp.
Tổng chi phí hoạt động quý 2 tăng 14% lên gần 3.5 tỷ đồng, với hầu hết chi phí đều tăng, trong đó chi phí trọng yếu nhất là môi giới chứng khoán tăng 11% lên gần 2.8 tỷ đồng.
Một khoản chi phí khác cũng tăng đáng kể là chi phí quản lý, với mức tăng 19%, ghi nhận gần 3.8 tỷ đồng.
Với tình hình trên, DAS chỉ lãi sau thuế gần 1.5 tỷ đồng, giảm đến 35% so với quý 2/2023. Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng mức nền so sánh cùng kỳ khá cao trong những năm trở lại đây.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu hoạt động của DAS đạt 16.4 tỷ đồng, vẫn tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ, trong khi chi phí hoạt động tăng 13% lên hơn 6.6 tỷ đồng và chi phí quản lý cũng tăng 11% lên hơn 7.4 tỷ đồng.
Sau cùng, DAS lãi sau thuế gần 3 tỷ đồng, giảm 19%.
Kết quả kinh doanh quý 2/2024 của DAS
Triệu đồng
Nguồn: DAS, người viết tổng hợp
Tại cuối quý 2/2024, quy mô tài sản của Công ty xấp xỉ 234 tỷ đồng, tăng 1% so với đầu năm. Giá trị tài sản chủ yếu là các khoản cho vay hơn 113 tỷ đồng, tiền và tương đương tiền hơn 66 tỷ đồng.
Giá trị các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) hơn 9.5 tỷ đồng, giảm 61% so với đầu năm, chủ yếu do không còn khoản 15 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn cố định trên 3 tháng.
Công ty đầu tư hơn 8.7 tỷ đồng vào cổ phiếu chưa niêm yết, nhưng giá trị hợp lý chỉ khoảng 1.7 tỷ đồng; trong khi chỉ đầu tư hơn 786 triêu đồng vào cổ phiếu niêm yết, nhưng giá trị hợp lý tại lên đến gần 2.4 tỷ đồng.
Ngoài ra, Công ty có gần 137 tỷ đồng các tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) là các cổ phiếu chưa niêm yết, không thay đổi so với đầu năm, giá trị hợp lý hơn 25 tỷ đồng.
Dư nợ cho vay margin tại cuối quý 2 hơn 106 tỷ đồng, giảm 14% so với đầu năm.
Nguồn: BCTC quý 1/2024 của DAS
Bên kia bảng cân đối, Công ty có nợ phải trả hơn 3.6 tỷ đồng, giảm 24% so với đầu năm, do không còn ghi nhận khoản nợ phải trả người bán dài hạn 750 triệu đồng, bên cạnh đó nợ ngắn hạn cũng giảm 9%.
Một trong những mục tiêu của VLA trong năm 2024 là sẽ tập trung vào đầu tư chứng khoán. Do đó, sự xuất hiện của Tổng Giám đốc một công ty quản lý quỹ vào HĐQT sẽ giúp VLA có những chiến lược đầu tư bài bản.
Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường lần 1 năm 2024 của CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Văn Lang , các cổ đông Công ty đã thống nhất miễn nhiệm chức danh Thành viên độc lập HĐQT đối với ông Phạm Đăng Hoàng Huy theo nguyện vọng cá nhân và bầu bổ sung người mới cho nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ông Dương Thế Quang
Theo đó, ông Dương Thế Quang (sinh năm 1973) đảm nhận vai trò Thành viên độc lập HĐQT VLA. Ông Quang đang làm Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Quản lý quỹ HD (HDCapital); Thành viên HĐQT CTCP Bia, Rượu Sài Gòn - Đồng Xuân B.
Ngoài ra, ông Quang từng giữ vị trí Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán HD (HDS) giai đoạn 2020 - 2022; Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Chứng khoán NH Đông Á (DAS) giai đoạn 2017 - 2020; Tổng Giám đốc CTCP Quản lý quỹ Sao Vàng (SavaCap) giai đoạn 2015 - 2017; Giám đốc Đầu tư CTCP Quản lý quỹ VinaWealth (VinaCapital) giai đoạn 2011 - 2015. Ông cũng không sở hữu cổ phần tại VLA.
Sự góp mặt của ông Quang vào HĐQT được đánh giá sẽ giúp VLA chuẩn hóa các hoạt động của một công ty niêm yết, nâng cao chất lượng đầu tư ở Công ty cũng như mở rộng các mối quan hệ đối tác chiến lược…
Ông Nguyễn Thành Tiến - Chủ tịch HĐQT VLA cho biết: “Chủ trương VLA cho rằng hoạt động đầu tư là quá trình nghiên cứu và tìm hiểu nghiêm túc, ưu tiên hướng đi là đầu tư giá trị. VLA trân trọng các nhân tài trong lĩnh vực đầu tư nên sẽ tiếp tục tìm kiếm và tuyển dụng, nhằm đạt được mục tiêu và tầm nhìn trong 10 năm tới”.
Tiền thân của CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Văn Lang là công ty thành viên của NXB Giáo Dục Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 1338/QĐ-TCNS ngày 15 tháng 11 năm 2007 của Nhà xuất bản Giáo dục. Hiện tại, 3 nhóm hoạt động chính của VLA gồm: Bất động sản; Khách sạn, khu nghỉ dưỡng; Đào tạo, tư vấn kinh doanh và đầu tư.
Năm 2024, ngoài việc duy trì công tác đào tạo, VLA sẽ tập trung vào tư vấn đầu tư kinh doanh bất động sản và trực tiếp đầu tư thị trường chứng khoán.
Về chỉ tiêu tài chính, VLA lên kế hoạch doanh thu đạt 20 tỷ đồng và lãi trước thuế 3.75 tỷ đồng, cùng tăng trưởng đáng kể so với kết quả đạt được năm 2023. Năm nay, VLA dự kiến chia cổ tức 4%.
FILI
Lăng kính chứng khoán 2/7: Cẩn trọng phiên điều chỉnh tạm thời
Trạng thái thị trường hiện tại phù hợp cho các vị thế cơ cấu danh mục trong bối cảnh thị trường đang trong giai đoạn chờ các thông tin về kết quả kinh doanh quý II của doanh nghiệp, cập nhật lại các yếu tốt cơ bản.
Nhà đầu tư lưu ý rằng phiên 1/7 tăng điểm có thể là điều chỉnh tạm thời sau những phiên giảm điểm liên tiếp trước đó. Hiện vùng 1.240 - 1.250 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ.
Nhận định đầu tư
Chứng khoán Đông Á: Thanh khoản thị trường ở mức thấp trong phiên giao dịch đầu tháng 7. VN-Indexđã giảm 60 điểm chỉ trong hai tuần, mặt bằng giá cổ phiếu đã có mức chiết khấu hấp dẫn, kích thích lực cầu tham gia bắt đáy.
VN-Index có hỗ trợ ở mốc 1.240 điểm và kháng cự gần nhất ở 1.275 điểm, xu hướng thị trường là đi ngang tích lũy.
Nhà đầu tư có thể giải ngân theo kế hoạch đầu tư trung dài hạn, quan tâm nhóm cổ phiếu sản xuất cơ bản và thiết yếu như xây lắp và sản xuất điện, ngân hàng, công nghệ, khu công nghiệp. Đối với các giao dịch ngắn hạn chú ý cổ phiếu bán lẻ, hàng tiêu dùng, cổ phiếu thép và chứng khoán.
Chứng khoán Beta: Thanh khoản giảm phiên 1/7 có thể là tín hiệu cảnh báo về sự không chắc chắn của dòng tiền trong nước với bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều biến động. Nhà đầu tư cần lưu ý rằng việc tăng điểm phiên 1/7 có thể chỉ là một sự điều chỉnh tạm thời sau những phiên giảm điểm liên tiếp trước đó.
Theo quan điểm kỹ thuật, VN-Index duy trì xu hướng tiêu cực trong ngắn hạn khi chỉ số chính nằm dưới các đường trung bình ngắn hạn. Hiện tại, vùng 1.240 - 1.250 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ ngắn hạn cho thị trường.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình đầu tư, cần tiếp tục theo dõi sát sao các biến động của thị trường. Điều này giúp nhà đầu tư nắm bắt được những thay đổi quan trọng và kịp thời điều chỉnh chiến lược đầu tư của mình.
Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS): Trong ngắn hạn VN-Index đang hình thành đường xu hướng giảm giá nối các vùng giá cao 1.305 điểm (13/6/2024) và 1.288 điểm (21/04/2024) với vùng kháng cự ngắn hạn quanh 1.256 - 1.263 điểm, tương ứng giá trung bình 10 phiên, đồng thời duy trì trên đường xu hướng tăng trưởng trung hạn kéo dài từ tháng 11/2023 đến nay.
Để xu hướng ngắn hạn của chỉ số VN-Index cải thiện tích cực trở lại, thì VN-Index cần vượt lên đường xu hướng giảm giá ngắn hạn. Cả xu hướng ngắn hạn, trung hạn của VN-Index đều dần đi đến thời điểm cần thoát khỏi tình trạng tích lũy với biên độ hẹp dần hiện nay.
Trạng thái thị trường hiện tại phù hợp cho các vị thế cơ cấu danh mục trong bối cảnh thị trường đang trong giai đoạn chờ các thông tin về kết quả kinh doanh quý II của doanh nghiệp, cập nhật lại các yếu tốt cơ bản.
Tin vắn chứng khoán
- Kim ngạch xuất khẩu thủy sản cao nhất từ đầu năm. Theo báo cáo mới công bố từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), tháng 6/2024, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt 875 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây cũng là tháng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ đầu năm tới nay. Theo đó, xuất khẩu thủy sản lũy kế nửa đầu năm nay mang về trên 4,4 tỷ USD, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm 2023.
- Vàng trong nước đi ngang. Giá vàng SJC và vàng nhẫn tại các doanh nghiệp trong nước cùng giữ ổn định phiên sáng 1/7. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn và DOJI cùng niêm yết giá vàng SJC từ 74,98-76,98 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), đi ngang. Chênh lệch giá mua và bán vàng SJC là 2 triệu đồng/lượng.
Công ty Bảo Tín Minh Châu áp dụng giá vàng nhẫn tròn trơn ở mức 74,68-75,98 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), không thay đổi so với chốt phiên cuối tuần trước.
Vùng VN-Index 1.300 điểm là kịch bản khả thi trong tháng 7
Hiện tại, có nhiều dự báo lợi nhuận quý II của toàn thị trường tiếp tục tăng trưởng trên 9%, tập trung nhóm ngân hàng, bán lẻ, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng… Theo thông lệ, đây là giai đoạn TTCK sôi động, giá cổ phiếu có những chuyển động tích cực.
Trong "con sóng lớn" kéo dài từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 6, thị trường chứng khoán đặt nhiều kỳ vọng VN-Index sớm vượt 1.300 điểm, phá điểm nghẽn tâm lý của thị trường. Tuy nhiên, thị trường đã cho thấy diễn biến thận trọng hơn trong nửa cuối tháng 6, khi chỉ số VN-Index rời đỉnh 1.300 điểm trên nền thanh khoản thấp. Sang tháng 7, một số dự báo cho thấy, việc VN-Index chinh phục lại vùng 1.300 điểm là kịch bản khả thi.
Xung quanh vấn đề diễn biến thị trường chứng khoán (TTCK) tháng 6 và nhận định về thị trường trong tháng 7/2024,ông Huỳnh Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (DAS) đã có cuộc trao đổi về vấn đề này.
Ông Huỳnh Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (DAS).
TTCK Việt Nam vừa trải qua một tháng 6 với nhiều diễn biến đáng quan tâm, trong đó có nổi lên việc khối ngoại bán ròng rất mạnh. Ông đánh giá thế nào về diễn biến này của thị trường?
Ông Huỳnh Anh Tuấn: Một trong những áp lực lên thị trường là việc bán ròng của khối ngoại kéo dài với giá trị lớn từ năm 2023 đến nay. Năm 2023 nếu như khối ngoại bán ròng gần 25.000 tỷ đồng, thì chưa đầy 6 tháng đầu năm 2024 khối này đã bán ròng hơn 40.000 tỷ đồng và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Đây cũng là xu hướng chung của không chỉ thị trường Việt Nam và còn có các thị trường trong khu vực ASEAN như Indonesia hay Thái Lan...
Theo tôi có rất nhiều nguyên nhân, một trong số những nguyên nhân chủ yếu đó là sự lệch pha giữa chính sách giảm lãi suất của các nước trong khu vực ASEAN, trong khi Mỹ tiếp tục duy trì lãi suất cao. Vì vậy, nếu như FED giảm lãi suất từ tháng 9/2024, điều này sẽ có lợi hơn cho tâm lý thị trường.
Trong bối cảnh khối ngoại bán ròng, nhà đầu tư trong nước vẫn liên tục mua vào để hỗ trợ chỉ số, cho thấy niềm tin vào sự hồi phục của nội tại nền kinh tế. Tôi cho rằng, xu hướng của chỉ số là tiếp tục tăng trong 6 tháng cuối năm. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy lực cầu trong nước khá tốt nhưng cũng chỉ giúp chỉ số VN-Index giảm đà rơi.
Dù đã vượt đỉnh 1.300 thành công nhưng chỉ số VN-Index vẫn đang cần thêm thời gian để “test” lại mức đỉnh này. Ông suy nghĩ thế nào về khả năng VN-Index sẽ lấy lại mốc này trong tháng 7?
Ông Huỳnh Anh Tuấn: TTCK trong nước đã chinh phục thành công mốc 1.300 điểm của chỉ số VN-Index trong tháng 6; tuy nhiên, thị trường cũng đã có nhịp điều chỉnh sau khi lập đỉnh.
Hiện nay, thị trường đã giao dịch ở trạng thái cân bằng hơn, nhiều cổ phiếu đã có mức chiết khấu giá tương đối hấp dẫn, thu hút lực cầu tham gia.
Đâu là các yếu tố để ông đưa ra nhận định đó?
Ông Huỳnh Anh Tuấn: Về sự vận động mang tính chu kỳ của thị trường, như đã nói ở trên, sau pha điều chỉnh sẽ có tích lũy và diễn biến theo xu hướng mới. Ở đây chúng ta đang bàn đến kịch bản VN-Index sớm chinh phục lại mốc 1.300 điểm.
Áp lực bán ròng của khối ngoại đang có dấu hiệu hạ nhiệt, khi quỹ iShares MSCI Frontier & Select EM ETF cũng đã giảm tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam về mức thấp, nghĩa là không còn phải bán nhiều nữa.
Về vĩ mô, dữ liệu tăng trưởng tín dụng Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy có sự tăng tốc cung ứng tín dụng cho nền kinh tế trong hai tháng 5 và 6/2024. Đến giữa tháng 6 tăng trưởng gần 3,8% và phấn đấu về đích quý II ở mức 5 - 6%.
Tính đến hết ngày 15/6/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 172,78 tỷ USD, tăng 15,2% tương ứng tăng 22,78 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết đón những tín hiệu khởi sắc, ví dụ như sản lượng tiêu thụ điện toàn quốc lập kỷ lục, vượt 1 tỷ kWh/ngày, ngành dệt may 6 tháng đầu năm tăng trưởng xuất khẩu khoảng 10%...
Tôi cho rằng, đây là các yếu tố tích cực sẽ hỗ trợ cho kịch bản VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm trong tháng 7.
Dự báo thị trường chủ yếu vận động tích lũy cần thêm thời gian để chinh phục lại vùng 1.300 điểm là kịch bản khả thi trong tháng 7.
Thị trường đã trải qua giai đoạn trùng thông tin và tháng 7 dự kiến sẽ có nhiều hơn các thông tin tích cực về vĩ mô trong nước, đặc biệt kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết. Ông đánh giá thế nào về dòng thông tin lợi nhuận doanh nghiệp quý II tác động tới thị trường?
Ông Huỳnh Anh Tuấn: Nửa đầu tháng 7, thị trường sẽ đón nhận các thông tin vĩ mô, nhưng sau đó là thời điểm các doanh nghiệp niêm yết dồn dập báo cáo kết quả kinh doanh bán niên. Từ đó, thị trường sẽ có cơ sở thẩm định về bức tranh chung cũng như của từng doanh nghiệp.
Dựa theo dòng chảy kết quả kinh doanh quý II, theo ông, dòng tiền sẽ quan tâm tới những nhóm ngành nào? Vì sao?
Ông Huỳnh Anh Tuấn: Theo tôi, chiến lược đầu tư có thể chia làm 2 phần. Trong quý III, các bộ luật liên quan đến thị trường bất động sản như Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản khi được áp dụng vào ngày 1/8 sẽ là thông tin tích cực hỗ trợ cho nhóm bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng.
Trong khi đó, về dần cuối năm, tôi cho rằng nhóm ngành xuất khẩu, tiêu dùng, bán lẻ, công nghệ, thép, dầu khí sẽ hồi phục tốt hơn khi đây là thời điểm mùa mua sắm, chi tiêu sôi nổi nhất năm.
Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ là nhóm đáng quan tâm ở quý IV, khi tín dụng thường tăng tốc giải ngân vào cuối năm, đồng thời những thông tin về các thương vụ phát hành riêng lẻ cũng là chất xúc tác cho nhóm ngành ngân hàng. Đây là nhóm có sức ảnh hướng lớn đến chỉ số VN-Index khi chiếm tỷ trọng vốn hoá cao.
Xin cảm ơn ông!
Lăng kính chứng khoán 28/6: Tránh bán hoảng loạn
Nhóm cổ phiếu công nghệ, bán lẻ, hàng tiêu dùng có sự phục hồi tốt, trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán chưa thu hút được dòng tiền.
Nếu thị trường trở lại diễn biến tiêu cực hơn đi kèm với thanh khoản gia tăng, nhà đầu tư cần đề cao quản trị rủi ro, tiếp tục quan sát và tránh bán hoảng loạn.
Nhận định đầu tư
Chứng khoán Asean (Aseansc): Thị trường tiếp diễn đi ngang với thanh khoản thấp cho thấy nguồn cung tại vùng MA50.
Việc thanh khoản duy trì ở mức thấp cũng vẫn là yếu tố đáng lo ngại trong ngắn hạn nên nếu thị trường trở lại diễn biến tiêu cực hơn đi kèm với thanh khoản gia tăng, nhà đầu tư cần đề cao quản trị rủi ro. Do đó, Aseansc cho rằng nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát và tránh bán hoảng loạn trong phiên.
Chứng khoán Beta: Theo quan điểm kỹ thuật, VN-Index duy trì xu hướng tiêu cực trong ngắn hạn khi chỉ số chính nằm dưới các đường MA10, MA20. Cùng với đó các chỉ báo tiếp tục duy trì tín hiệu tiêu cực. Hiện tại, vùng 1.240 - 1.250 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ ngắn hạn cho thị trường.
Nhìn chung, tâm lý thị trường đang chịu nhiều áp lực từ cả yếu tố trong nước lẫn quốc tế. Sự tiếp tục bán ròng của khối ngoại và thanh khoản suy yếu là những tín hiệu cần chú ý, cho thấy sự thiếu vững chắc trong đà hồi phục. Hơn nữa, ngày 28/6 là phiên giao dịch cuối tuần, rất có thể thị trường sẽ rung lắc mạnh.
Chứng khoán Đông Á (DAS): VN-Index đang đi ngang trên vùng hỗ trợ 1.250 điểm, nhà đầu tư bắt đáy thăm dò với tỉ trọng thấp, giá một số cổ phiếu phản ứng khá tích cực khi có lực cầu tham gia, có thể kỳ vọng đợt điều chỉnh đã kết thúc và xác suất thị trường giảm sâu là thấp.
Nhóm cổ phiếu công nghệ, bán lẻ, hàng tiêu dùng có sự phục hồi tốt, trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán chưa thu hút được dòng tiền.
Tin vắn chứng khoán
- Xuất khẩu thủy sản hướng tới mục tiêu 10 tỷ USD. Dự báo, xuất khẩu thủy sản 6 tháng năm 2024 đạt 4,4 tỷ USD, tăng 6% so cùng kỳ năm 2023. Kỳ vọng sau quý II, các vấn đề tồn kho và khó khăn về vận tải sẽ giảm bớt, nhu cầu sẽ phục hồi và giá sẽ tăng lại vào quý III, là thời điểm nhu cầu cao phục vụ lễ Tết cuối năm.
Với mục tiêu hướng đến xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD trong năm 2024 và 12 tỷ USD và năm 2030, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp cần thích nghi và điều chỉnh kế hoạch hoạt động phù hợp với bối cảnh của thị trường.
- Cao su biến động trái chiều. Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 7/2024 giảm 1,12% xuống mức 344,3 yen/kg tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h ngày 27/6 (giờ Việt Nam).
Những tháng đầu năm nay, xuất khẩu cao su của Việt Nam sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, thông tin từ Tổng cục Hải quan cho thấy, 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 572,28 nghìn tấn, giảm 2,4% về lượng so với cùng kỳ 2023.
Lượng cao su xuất khẩu giảm là do nhu cầu nhập khẩu giảm từ một số thị trường lớn, nhất là thị trường Trung Quốc, nước nhập khẩu và tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.