Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Mùng 7/1, mua cổ phiếu nào?
Trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 7/1 của các công ty chứng khoán.
Khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu IDC
CTCK Bảo Việt (BVSC)
BVSC đánh giá khả quan về triển vọng trung hạn của cổ phiếu của Tổng công ty IDICO (IDC – sàn HNX). Chúng tôi nhận thấy tiềm năng của IDC nằm ở quỹ đất khu công nghiệp thương phẩm sẵn sàng kinh doanh lớn, với các vị trí thuận lợi với nhu cầu từ khách hàng cao. Điều này sẽ mang đến dòng tiền rất lớn cho IDC. Nguồn tiền này sẽ là động lực để IDC đảm bảo cho sự phát triển dài hạn hơn thông qua: i) mở rộng quỹ đất; ii) M&A dự án…
Mặc dù vậy, giá cổ phiếu IDC có sự gia tăng nhanh đáng kể và phản ánh phần nhiều các triển vọng. Điều này làm cho mức dư địa với giá hợp lý không còn nhiều. BVSC cho rằng tiến độ nhanh hơn trong công tác đền bù các quỹ đất mới cần được theo dõi vì có thể mang đến các động lực trong việc tái định giá với IDC.
Ngắn hạn, triển vọng lợi nhuận dự báo đi ngang do nền cao của 2024, cũng như những bất định trong chiến tranh thương mại trong 2025 sẽ chưa hỗ trợ cho giá cổ phiếu IDC. Với giá mục tiêu theo các phương pháp định giá SoTP và phương pháp so sánh PB, BVSC khuyến nghị NEUTRAL với IDC với mức giá là 62.527 đồng/CP.
Khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu PVD
CTCK Bảo Việt (BVSC)
BVSC dự phóng doanh thu năm 2025 và 2026 của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD – sàn HOSE) giảm 16% và tăng 11% do trong năm 2025, PVD không có kế hoạch sử dụng giàn thuê như trong năm 2024.
Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại tăng trưởng 5% và 23% nhờ biên lợi nhuận được cải thiện do PVD khai thác giàn mua mới và giá thuê giàn được chúng tôi dự báo sẽ tăng nhẹ trong 2026.
Sử dụng phương pháp định giá FCFF với giá mục tiêu 29.900 đồng/cổ phiếu tương đương mức P/B forward 2025 cho PVD là 1,04 lần, BVSC cho rằng đây là mức giá hợp lý cho tiềm năng tăng trưởng dài hạn của PVD. Chúng tôi khuyến nghị OUTPERFORM với mức tiềm năng tăng giá 27,2%.
Vàng và dầu thô: Áp lực giảm giá trong bối cảnh USD mạnh lên
Thị trường vàng và dầu thô đang đối mặt với áp lực giảm giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông dịu bớt, đồng thời đồng USD duy trì sức mạnh vượt trội. Những yếu tố này, kết hợp với các động lực tiêu cực nội tại, đang tạo ra những lực cản đáng kể trên cả hai thị trường.
I. VÀNG: NHU CẦU SUY YẾU, ÁP LỰC BÁN TĂNG CAO
- Giá vàng tiếp tục xu hướng giảm mạnh, chịu tác động từ nhiều yếu tố:
+ Dòng vốn rút khỏi ETF vàng: Lượng nắm giữ vàng của các quỹ ETF sụt giảm đáng kể, cho thấy tâm lý đầu tư thận trọng trước áp lực từ lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao.
+ Nhu cầu suy yếu từ Ấn Độ và Trung Quốc: Hai quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới đang ghi nhận nhu cầu giảm, đặc biệt khi giá vàng vẫn dao động ở mức cao, làm hạn chế khả năng mua vào trong ngắn hạn.
+ Chốt lời cuối năm: Các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng nhằm chốt lời trước thềm năm mới, đặc biệt khi giá vàng đã giảm gần 12% từ đỉnh cao nhất trong năm.
Tuy nhiên, sự điều chỉnh này có thể tạo cơ hội thu hút nhu cầu trở lại từ Ấn Độ và Trung Quốc nếu giá tiếp tục giảm sâu hơn. Dự báo, mức giá quan trọng quanh $1,800/oz có thể là ngưỡng hỗ trợ tâm lý mạnh mẽ. Trong khi đó, các quỹ đầu cơ lớn hiện đang nắm giữ khoảng 300.000 hợp đồng mua ròng, vượt xa mức cân bằng khoảng 200.000 hợp đồng, cho thấy thị trường chưa thực sự ổn định và còn tiềm năng điều chỉnh giảm thêm.
----------
II. DẦU THÔ: ÁP LỰC TỪ CUNG VÀ CẦU
- Dầu thô cũng đang chịu áp lực giảm giá, xuất phát từ một loạt yếu tố tiêu cực:
+ Suy yếu nhu cầu toàn cầu: Tăng trưởng kinh tế chậm lại, đặc biệt tại Trung Quốc và các thị trường lớn, khiến nhu cầu dầu thô suy yếu. Việc Trung Quốc tích trữ dầu trong tháng 12 cũng tạo ra khoảng trống nhập khẩu vào tháng 1, làm giảm lực cầu.
+ Nguồn cung dồi dào từ Mỹ: Theo dự báo, sản lượng dầu thô của Mỹ trong năm 2025 sẽ đạt mức cao kỷ lục, gây áp lực lên giá dầu trong bối cảnh thị trường dư cung.
+ Đồng USD mạnh lên: Sự tăng giá của đồng USD làm giảm tính cạnh tranh của dầu thô Mỹ trên thị trường quốc tế, đồng thời đẩy chi phí nhập khẩu dầu tăng cao với các quốc gia sử dụng đồng tiền khác.
III. GÓC NHÌN CÁ NHÂN
Thị trường vàng và dầu thô đang trong giai đoạn điều chỉnh mạnh trước các biến động lớn của kinh tế vĩ mô. Đối với vàng, mặc dù lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu có thể kích hoạt nhu cầu trú ẩn an toàn, nhưng hiện tại, áp lực từ lợi suất trái phiếu tăng và sức mạnh của đồng USD đang lấn át các yếu tố hỗ trợ giá.
Với dầu thô, bức tranh cung-cầu vẫn nghiêng về phía áp lực giảm giá, đặc biệt khi sản lượng từ Mỹ tiếp tục tăng và nhu cầu toàn cầu chưa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng. Tuy nhiên, mức giá hiện tại có thể kích hoạt việc cắt giảm sản lượng từ OPEC+, điều này cần được theo dõi sát sao trong những tuần tới.
Nhìn chung, cả hai thị trường sẽ tiếp tục biến động trong ngắn hạn, và mọi người sẽ cần thận trọng trước những rủi ro liên quan đến yếu tố vĩ mô và dòng vốn toàn cầu.
PV Drilling ước lãi 630 tỷ, vượt 64% kế hoạch năm 2024
Doanh thu hợp nhất năm 2024 của PV Drilling ước đạt 9.000 tỷ đồng, vượt 45% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 630 tỷ đồng, mức cao nhất trong 9 năm qua và vượt 64% chỉ tiêu đề ra.
Ngày 18/12, Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling - HoSE: PVD) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng, hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) năm 2024 và kế hoạch hoạt động năm 2025.
Tại hội nghị, ông Mai Thế Toàn - Chủ tịch HĐQT PV Drilling báo cáo doanh thu hợp nhất ước đạt 9.000 tỷ đồng (tăng 45% so với kế hoạch là 6.200 tỷ) và lợi nhuận sau thuế ước thực hiện 630 tỷ đồng (vượt 64% so với mục tiêu là 380 tỷ).
Tính riêng trong quý 4/2024, lợi nhuận sau thuế ước đạt 170 tỷ đồng, đóng góp đáng kể vào kết quả cả năm.
Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Cường cho biết, PV Drilling đang đẩy mạnh đầu tư thêm giàn khoan tự nâng đa năng 3 chân rời có dầm trượt và cụm thiết bị HWU, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường khoan trong nước và khu vực Đông Nam Á.
Nói về năm 2025, Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Cường cho biết, theo dự báo, giá dầu Brent trung bình là 74 USD/thùng (theo báo cáo của EIA vào tháng 12/2024), giảm nhẹ so với mức 80 USD/thùng của năm 2024, chủ yếu do tăng lượng hàng tồn kho, gây áp lực giảm giá. Tại khu vực Đông Nam Á, Riglogix dự báo trong 4 năm tới cần khoảng 45-50 giàn khoan tự nâng mỗi năm. Vì vậy, việc PV Drilling đầu tư giàn khoan tự nâng là bước đi chiến lược phù hợp với nhu cầu thị trường, nhất là trong bối cảnh thị trường trong nước đang khan hiếm giàn khoan.
Trên cơ sở dự báo nhu cầu thị trường, giá cho thuê giàn khoan năm 2025, cùng với nội lực mạnh mẽ của Tổng công ty trong chu kỳ tăng trưởng mới, PV Drilling đặt mục tiêu kế hoạch doanh thu năm 2025 là 7.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 790 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 530 tỷ đồng, giảm lần lượt 20% và 16% so với ước tính đạt được năm nay.
Cổ phiếu PVD: Dấu hỏi về lợi nhuận quý 4/2024 và triển vọng 2025
PVD vừa công bố số liệu ước tính Lợi nhuận sau thuế năm 2024 tăng 15% so với thực hiện của năm 2023, và đạt mức cao nhất từ năm 2016 đến nay.
Tuy nhiên, từ số liệu này và kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm có thể thấy lợi nhuận của PVD đã giảm trong quý 4/2024 dù doanh thu tăng trưởng.
Vậy nguyên nhân của sự suy giảm này là gì, liệu ban lãnh đạo PVD đang ước tính thận trọng, vốn là đặc điểm thường thấy của Doanh nghiệp. Hay thực sự bối cảnh kinh doanh của PVD đang khó khăn hơn giai đoạn trước. Đồng thời ở bối cảnh hiện nay, triển vọng lợi nhuận năm 2025 của PVD đang như thế nào.
Mời nhà đầu tư đến với bài phân tích, đánh giá sau đây của O2F:
PVD ước doanh thu cả năm 9,000 tỷ, lãi trước thuế 880 tỷ
Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling, HOSE: PVD) ước doanh thu năm 2024 đạt 9,000 tỷ đồng và lãi trước thuế 880 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm lần lượt 45% và 100%. Lãi sau thuế khoảng 630 tỷ đồng, cao nhất 9 năm qua.
Đó là thông tin được ông Mai Thế Toàn - Chủ tịch HĐQT PV Drilling chia sẻ tại Hội nghị tổng kết ngày 19/12/2024.
Toàn cảnh hội nghị tổng kết ngày 19/12 của PV Drilling
Lãnh đạo PV Drilling cho biết đạt được kết quả trên nhờ duy trì việc làm xuyên suốt của các giàn khoan với hiệu suất cao. Bên cạnh đó, việc triển khai đầu tư thêm giàn khoan tự nâng đa năng 3 chân rời có dầm trượt, cụm thiết bị HWU và các thiết bị khác nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao ở thị trường nội địa và khu vực.
Nhìn tới năm 2025, ông Nguyễn Xuân Cường - Tổng giám đốc PV Drilling cho biết dự báo giá dầu Brent trung bình là 74 USD/thùng (theo báo cáo của EIA vào tháng 12/2024), giảm nhẹ so với mức 80 USD/thùng năm 2024, chủ yếu do tăng lượng hàng tồn kho, gây áp lực giảm giá vào cuối năm 2025. Tại khu vực Đông Nam Á, Riglogix dự báo trong 4 năm tới cần khoảng 45-50 giàn khoan tự nâng mỗi năm, nên Công ty đầu tư giàn khoan tự nâng là bước đi chiến lược phù hợp với nhu cầu thị trường, nhất là thị trường trong nước đang khan hiếm giàn khoan.
Trên cơ sở dự báo nhu cầu thị trường, giá cho thuê giàn khoan năm 2025, PV Drilling đặt mục tiêu kế hoạch doanh thu năm 2025 là 7,200 tỷ đồng, lãi trước thuế 790 tỷ đồng và lãi sau thuế 530 tỷ đồng.
Cuối tháng 11 vừa qua, HĐQT PV Drilling đã phê duyệt phương án đầu tư ra nước ngoài theo hình thức góp vốn thành lập công ty liên doanh tại Indonesia có tên Công ty TNHH PetroVietnam Drilling Indonesia (viết tắt PT PVD Indo), vốn điều lệ 700 ngàn USD, nhằm cung cấp dịch vụ khoan và dịch vụ kỹ thuật giếng khoan cho các công ty dầu khí tại Indonesia.
Tại liên doanh trên, PV Drilling và PT Quest Semesta Raya mỗi bên góp 40% vốn, còn lại ông Yosep Arianto góp 20%. Công ty được đăng ký kinh doanh tại Indonesia, hoạt động 10 năm kể từ khi thành lập và có thể kéo dài thêm khi các bên đồng ý.
PV Drilling sẽ vận hành cùng lúc 2 giàn khoan PV DRILLING II và PV DRILLING III tại Indonesia từ năm 2025
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu PVD đóng cửa phiên 20/12 tại 23,900 đồng/cp, giảm 15% qua 1 năm. Trong bối cảnh đó, một công ty bảo hiểm nhân thọ và quỹ đầu tư đua nhau muốn bán hết vốn PV Drilling.
Cụ thể, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Generali Việt Nam đăng ký bán toàn bộ 127,800 cp nắm giữ tại PVD (tỷ lệ 0.023%) từ ngày 20/12/2024-17/01/2025.
Cùng thời gian này, CTCP Quản lý quỹ VinaCapital và Quỹ đầu tư Cổ phiếu Hưng Thịnh VinaCapital lần lượt muốn rút khỏi danh sách cổ đông PVD khi đăng ký bán 18,200 cp (0.003%) và 768,800 cp (0.14%).
50% số giàn khoan có hợp đồng đến năm 2028, PV Drilling (PVD) quay lại “thời hoàng kim”
SSI Research ước tính lãi ròng cả năm nay của PV Drilling (mã cổ phiếu PVD) tăng 40% so với năm 2023 và sẽ tiếp tục tăng thêm 50% trong năm 2025, thiết lập các mức cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây.
Kể từ khi tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới Saudi Aramco tạm dừng việc thuê 22 giàn khoan tự nâng vào tháng 4/2024, giá thuê giàn khoan tự nâng trên toàn cầu đã suy giảm đáng kể. Thị trường Đông Nam Á, một phần do điều kiện biển khá nông, đã bị ảnh hưởng nhiều nhất với giá thuê giàn khoan tự nâng dao động từ 80.000 - 170.000 USD/ngày so với mức 120.000 - 170.000 USD/ngày của những tháng đầu năm 2024.
Mặc dù vậy, theo dữ liệu của S&P Global, hoạt động ký hợp đồng thực tế khá hiếm và mức giá 80.000 USD/ngày thuộc về một số giàn khoan rất cũ. Nhiều tổ chức uy tín trong lĩnh vực dầu khí hiện duy trì quan điểm nhu cầu khoan thăm dò và khai thác tại khu vực Đông Nam Á hiện vẫn ổn định, đặc biệt là ở Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan trong giai đoạn 2025 - 2026.
Hãng nghiên cứu thị trường Riglogix nhấn mạnh nhu cầu giàn khoan của Malaysia, Indonesia đang rất lớn với trên 14 giàn khoan/năm từ nay đến năm 2030, để đáp ứng nhu cầu khoan từ 160 giếng/năm đến trên 175 giếng/năm.
Lịch làm việc các giàn khoan của PV Drilling. (Nguồn: PV Drilling, SSI Research)
Tại Việt Nam, một số chiến dịch khoan lớn sẽ được bắt đầu trong vòng 2 năm tới, gồm Lô B, Lạc Đà Vàng, Cá Tầm, và Sư Tử Trắng 2B… Qua đó, triển vọng kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling, mã cổ phiếu PVD - sàn HoSE) vẫn đuy trì ở trạng thái tích cực, theo SSI Research.
Đáng chú ý, SSI Research cũng cho biết, khách hàng Pertamina Hulu (Indonesia) đã thực hiện quyền chọn gia hạn hợp đồng với giàn khoan PV DRILLING II của PV Drilling thêm 3 năm (2026 - 2028). Mức giá thuê ước tính ở mức khoảng 90.000 USD/ngày do hợp đồng gốc được các bên ký trong môi trường giá thấp của năm 2022.
Bên cạnh đó, giàn khoan PV DRILLING I của PV Drilling cũng đã nhận được tín hiệu từ khách hàng Petronas (Malaysia) về khả năng gia hạn hợp đồng thuê sau khi hợp đồng hiện tại kết thúc vào tháng 2/2026.
Diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu PVD của PV Drilling từ đầu năm 2024 đến nay. (Nguồn: TradingView)
Như vậy, 3 trong số 6 giàn khoan của PV Drilling đã được đảm bảo công việc đến năm 2028. SSI Research cũng lưu ý, giàn khoan PV DRILLING VI cũng có thể được khách hàng PCSB (Malaysia) ký hợp đồng thuê dài hạn do đây là giàn khoan hiện đại, mới nhất của PV Drilling.
Triển vọng kinh doanh thời gian tới của PV Drilling còn được thúc đẩy bởi việc có thêm giàn khoan mới (loại đã qua sử dụng) với vốn đầu tư tối đa 90 triệu USD. Do giàn khoan này đã được coldstacked (loại bỏ thiết bị và không hoạt động trong thời gian dài), PV Drilling sẽ mất khoảng 6 - 8 tháng để cải tạo lại và dự kiến đưa vào vận hành từ quý 4/2025.
PV Drilling cho biết giàn khoan này sẽ có hợp đồng khoan ngay sau khi đưa vào vận hành. SSI Research nhận định việc đàm phán hợp đồng cho giàn khoan này đang diễn ra và nhiều khả năng sẽ chủ yếu phục vụ thị trường trong nước.
Dựa trên điều kiện thị trường hiện tại, SSI Research dự báo lãi ròng cả năm nay của PV Drilling sẽ đạt 759 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2023, và dự báo tăng tới 50% trong năm 2025, đạt 1.139 tỷ đồng.
Kỳ vọng vào "siêu dự án" 12 tỷ USD ngoài khơi của Việt Nam, cổ phiếu nhóm dầu khí đua nhau “xanh, tím”
Dự báo giá cho thuê giàn khoan khu vực ĐNA sẽ tiếp tục neo cao, giá cho thuê giàn khoan tại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung.
VCBS đánh giá triển vọng ngành dầu khí Việt Nam năm 2025 vẫn tích cực với nhiều yếu tố kỳ vọng.
Mới đây, HĐQT CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (mã: PVB) công bố nghị quyết về việc ký Hợp đồng Bọc ống (Onshore Coating of Line pipe and Bend) – Dự án EPC Đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn với Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã: PVS).
Hợp đồng có giá trị gần 426 tỷ đồng, có thời gian thực hiện trong vòng 282 ngày kể từ ngày ký hợp đồng (16/12/2024).
Đại dự án Lô B - Ô Môn là dự án trọng điểm, được mong chờ nhất của ngành Dầu khí trong giai đoạn từ nay đến 2030, tổng mức đầu tư lên đến gần 12 tỷ USD. Dự án bao gồm mỏ khí Lô B (thượng nguồn), đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn (trung nguồn), và 4 nhà máy điện khí tại Trung tâm Điện lực Ô Môn với tổng công suất dự kiến 3.800 MW. Trong đó tổng chiều dài đường ống dẫn khí của dự án là 431 km bao gồm 329 km dưới biển và 102 km trên cạn.
Điều này đã "phả hơi nóng" vào nhóm cổ phiếu dầu khí trên sàn chứng khoán trong phiên 18/12.
Điển hình, các cổ phiếu PVS, PVD, PVP hay BSR nhuộm sắc xanh với mức tăng từ 2% tới 3% giá trị, PGD cũng tranh thủ tăng 1,9%. Nổi bật, PVB được chọn là đơn vị đảm nhiệm công việc bọc đường ống bật tăng kịch trần, cổ phiếu nhuộm “sắc tím” trắng bên bán lên mức giá cao nhất 2 tháng.
Nếu tính từ đầu năm, nhiều cổ phiếu dầu khí như BSR, PVB hay PVP đã chứng kiến mức tăng hàng chục %. Ngược chiều, PVS hay PVD có phần kém sắc hơn đôi chút, thị giá giảm khoảng 10%.
Ngành dầu khí Việt Nam năm 2025 vẫn tích cực
Trong báo cáo cập nhật mới đây, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng triển vọng ngành dầu khí Việt Nam năm 2025 vẫn tích cực với nhiều yếu tố kỳ vọng.
Trước tiên, giá dầu vẫn duy trì khả quan theo dự báo các tổ chức lớn về triển vọng giá dầu 2025. Những rủi ro địa chính trị đang diễn ra và việc dự trữ dầu toàn cầu giảm do việc cắt giảm sản lượng của OPEC+kể từ năm 2022 (tổng cộng 5,86 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 5,7% nhu cầu toàn cầu), có thể sẽ giúp cân bằng thị trường dầu trong vài tháng tới.
Bên cạnh đó, ngành khoan dầu khả quan từ các hoạt động khoan ở khu vực Trung Đông sẽ là điều kiện thuận lợi mang đến triển vọng tốt giá thuê giàn khoan, cũng như các hợp đồng ký với thời hạn 2-3 năm giúp tăng hiệu suất hoạt động giàn.
Số lượng giàn khoan thặng dư trên thị trường dự kiến sẽ giảm từ 50 giàn vào đầu năm 2024 xuống 40 giàn trong cuối năm 2024 trước khi duy trì ở mức này cho đến tháng 11/2025. Với bối cảnh trên, dự báo giá cho thuê giàn khoan khu vực ĐNA sẽ tiếp tục neo cao, giá cho thuê giàn khoan tại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung.
Đồng thời, việc phát triển các dự án nội địa góp phần đảm bảo phát triển ngành điện phù hợp với các mục tiêu quốc gia và đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia. Tiến độ các dự án nội địa được đẩy nhanh sẽ hỗ trợ hoạt động E&P các doanh nghiệp thượng nguồn.
Theo VCBS, nguồn cung khí nội địa mới cho điện khí chỉ còn nguồn khí miền Trung (Cá Voi Xanh và Báo Vàng) và nguồn khí Lô B. Tổng cung khí cho điện giai đoạn 2035-2045 sẽ chỉ còn duy trì khoảng 7,7 tỷ m3/năm.
Trong phần trữ lượng nguồn khí nội địa đã phát hiện nhưng chưa khai thác đến hiện nay, trữ lượng từ các dự án này chiếm tới 30%, bằng với trữ lượng còn lại của các mỏ đang khai thác. Luật Điện lực (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/2/2025 ưu tiên phát triển điện khí sử dụng khí nội địa, đồng nghĩa với việc huy động cao từ mỏ khí trong nước như Lô B cho thấy quyết tâm phát triển các dự án trong nước của Chính Phủ.
Ngoài ra, với nhu cầu điện ngày càng tăng, nhu cầu khí trong nước cũng được dự báo tăng tương ứng trong các lĩnh vực như hóa chất, công nghiệp, giao thông vận tải, đô thị và đặc biệt là sản xuất điện(chiếm 80%)…
Tổng nhu cầu khí dự kiến theo quy hoạch ngành khí (nhu cầu cơ sở) lên tới khoảng 13 tỷ m3 vào năm 2020, hơn 22 tỷ m3 vào năm 2025 và trên 34 tỷ m3 vào năm 2030. Bên cạnh đó, theo QHĐ VIII, Việt Nam có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu năng lượng từ than đá sang các nguồn năng lượng phát thải thấp để đáp ứng cam kết phát thải ròng bằng 0 đến 2050. Tổng quy mô công suất điện khí và LNG đến năm 2030 được quy hoạch là 30,4GW (LNG: 22,5 GW, khí nội địa,
7,9GW).
Do đó, mức tiêu thụ khí đốt cũng được dự báo tăng trong trung và dài hạn mặc dù khí tự nhiên được coi là một nhân tố ngắn hạn trong lộ trình chuyển dịch năng lượng. Nhóm phân tích VCBS nhận định mục tiêu dài hạn của chiến lược là xây dựng lộ trình để các nhà máy điện khí LNG chuyển đổi sang kết hợp hydro vào cơ cấu phát điện, sự chuyển dịch sang sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) không chỉ giúp duy trì sự ổn định cho hệ thống điện quốc gia mà còn đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn cho Việt Nam.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.