Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Bức tranh ngành lúa gạo Việt Nam năm 2023 nhiều điểm sáng khi giá cả, thị trường đầu ra thuận lợi. Những tưởng doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng chung niềm vui, nhưng thực tế không phải ai cũng có lãi.
Ảnh minh họa
Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khép lại năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 8.29 triệu tấn gạo, đem về 4.78 tỷ USD, tăng 16.7% về khối lượng và tăng 38.4% về giá trị so với năm 2022. Đây là con số cao kỷ lục trong hơn 30 năm tham gia xuất khẩu gạo.
2023 cũng là năm nhiều nước gia tăng nhập gạo Việt; trong đó, Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất với hơn 3.1 triệu tấn, Indonesia 1.15 triệu tấn, Trung Quốc 908 ngàn tấn, Ghana 576 ngàn tấn...
Nhu cầu lớn từ thị trường quốc tế khiến giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam liên tục lập đỉnh và cao nhất là 663 USD/tấn vào đầu tháng 12/2023, vượt qua các đối thủ để vươn lên dẫn đầu thế giới.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo, những con số trên tưởng chừng phản ánh một năm thắng đậm, song thực tế hoàn toàn ngược lại, nhiều doanh nghiệp lãi "mỏng như lá lúa", thậm chí lỗ nặng.
Thống kê của VietstockFinance từ 10 doanh nghiệp ngành gạo niêm yết đã công bố kết quả kinh doanh năm 2023, có 5 doanh nghiệp tăng lãi, 2 doanh nghiệp giảm lãi, 2 doanh nghiệp lỗ và 1 doanh nghiệp chuyển từ lỗ sang lãi. Tổng doanh thu đạt hơn 75,505 tỷ đồng, tăng 16% so với năm trước, nhưng lãi ròng chỉ gần 760 tỷ đồng, giảm 14%.
Đứng đầu về tăng trưởng doanh thu 2023 là Xuất nhập khẩu Kiên Giang (Kigimex, UPCoM: KGM) khi đạt gần 7.3 ngàn tỷ đồng, tăng 71% so với năm trước và là mức cao nhất kể từ khi cổ phần hóa vào năm 2016. Kết quả này đã giúp Công ty lãi ròng 12.5 tỷ đồng, gấp 2.2 lần.
Xét về con số tuyệt đối, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2, UPCoM: VSF) đứng đầu nhóm, đạt doanh thu hơn 23 ngàn tỷ đồng, tăng 33% và lãi sau thuế đạt gấp đôi với 63 tỷ đồng - mức kỷ lục từ trước đến nay. Lãi ròng khoảng 23 tỷ đồng, trong khi năm trước lỗ 9 tỷ đồng.
Đáng chú ý, năm 2023, Vinafood 2 đã bán ra hơn 1.5 triệu tấn gạo, vượt gần 70% kế hoạch năm, tăng 31% so với cùng kỳ (trong đó, xuất khẩu đạt sản lượng gần 1.3 triệu tấn).
Thực tế cho thấy, từ khi cổ phần hóa vào năm 2018 đến nay, dù đạt mức doanh thu trên 16 ngàn tỷ đồng mỗi năm, Vinafood 2 vẫn liên tục thua lỗ hoặc lãi rất mỏng, do biên lợi nhuận thấp là đặc thù của ngành xuất khẩu gạo. Tính đến cuối năm 2023, Công ty vẫn lỗ lũy kế 2,778 tỷ đồng, hệ quả của chuỗi 10 năm lỗ liên tiếp từ 2013-2022, trong đó lỗ nặng nhất là năm 2018 với gần 1.5 ngàn tỷ đồng.
Lợi nhuận ròng của Vinafood 2 từ năm 2013 đến nay (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceQuán quân lợi nhuận năm qua thuộc về Tập đoàn Pan (The Pan Group, HOSE: PAN), đạt kỷ lục 408 tỷ đồng, tăng 9% so với năm trước và chiếm 54% lợi nhuận cả nhóm. Mảng gạo đóng gói đóng góp đáng kể vào lợi nhuận toàn Công ty, biên lãi gộp mảng này tăng từ 9% lên hơn 15%.
Chung niềm vui khoe lãi kỷ lục, Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh (Foodcosa, UPCoM: FCS) dù lãi ròng chỉ 1 tỷ đồng nhưng gấp 10 lần so với năm trước. Do thua lỗ 6 năm liên tiếp từ 2016 - 2021, Công ty còn lỗ lũy kế 193 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2023.
Lợi nhuận sau thuế của FCS từ năm 2015 đến nay (Đvt: Tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Chi phí lãi vay đè nặng
Nhìn bên ngoài, tuy các doanh nghiệp ngành gạo đang có điều kiện kinh doanh thuận lợi, nhưng hệ quả của việc tăng cường vay nợ ngay trong thời gian lãi suất ngân hàng đạt đỉnh đẩy chi phí lãi vay trở thành gánh nặng, bào mòn lợi nhuận.
Năm 2023, nợ vay ngắn hạn của Tập đoàn Lộc Trời tăng 66%, lên 6,227 tỷ đồng; trong khi đó, nợ vay dài hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể. Công ty chịu chi phí lãi vay lên tới 582 tỷ đồng, gấp 2.4 lần so với năm trước.
Đáng nói, lãi vay không phải là gánh nặng duy nhất của Lộc Trời. Tại cuối năm 2023, khoản giá trị các khoản nợ khó đòi đạt trên 1,000 tỷ đồng (gấp 3 lần) và phải trích lập dự phòng 564 tỷ đồng. Điều này đẩy chi phí quản lý của doanh nghiệp tăng vọt từ gần 400 tỷ đồng lên gần 720 tỷ đồng.
Hai nguyên nhân trên đẩy lãi ròng 2023 của “ông lớn” ngành gạo miền Tây xuống 256 tỷ đồng, giảm 36% so với năm trước, trong khi doanh thu đạt kỷ lục trên 16 ngàn tỷ đồng.
Doanh thu từng mảng kinh doanh chính năm 2023 của Lộc TrờiNguồn: BCTC LTG
Xét về cơ cấu doanh thu, mảng gạo đóng góp hơn 11 ngàn tỷ đồng, tăng 75% và chiếm tỷ trọng 68%. Tuy nhiên, biên lãi gộp mảng này rất mỏng, chỉ 2%, đóng góp không nhiều vào lợi nhuận toàn Công ty. Mảng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật lại có biên lãi gộp tới 57%, dù doanh thu chỉ bằng 38% doanh thu mảng gạo. Đây vẫn là mảng mang lại nguồn lợi nhuận chính cho Lộc Trời từ trước đến nay.
Chung cảnh ngộ, Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (Afiex, UPCoM: AFX) phải trả lãi vay 50 tỷ đồng, gấp 2.3 lần so với năm trước và chiếm tới 54% lãi gộp của Công ty. Sau cùng, lãi ròng cả năm giảm 7%, xuống 27 tỷ đồng.
Đón kết quả đáng buồn hơn cả, Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, HOSE: AGM) và Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An lần lượt lỗ 208 tỷ đồng và 18 tỷ đồng trong năm 2023.
Đây cũng là lần đầu Trung An thua lỗ kể từ khi cổ phần hóa vào năm 2016. Còn với Angimex, doanh nghiệp gạo ở An Giang đã nâng tổng lỗ lũy kế tại cuối năm 2023 lên hơn 153 tỷ đồng.
Điều này đồng nghĩa việc 2 doanh nghiệp trên không thể hoàn thành kế hoạch có lãi đã đề ra năm 2023. Trái lại, FCS và KGM là 2 doanh nghiệp ngành gạo công bố vượt xa kế hoạch lợi nhuận cả năm. Gây thất vọng khi chưa thực hiện được 75% mục tiêu lợi nhuận 2023 là LTG và PAN.
Cổ phiếu gạo "nổi sóng"
Nhóm cổ phiếu gạo thường bị ảnh hưởng bởi tính chu kỳ, mà cụ thể là giá gạo liên tục tăng kỷ lục trong năm 2023 đã thúc đẩy sự quan tâm của giới đầu tư. Tính chung cả năm, các cổ phiếu gạo như VSF, FCS, LTG, PAN và KTC đều bật tăng mạnh, với mức tăng cao hơn mức tăng trung bình 12% của VN-Index.
Cổ phiếu VSF có mức tăng giá vượt trội nhất (+800%). Từ cuối tháng 7/2023, cổ phiếu này tăng kịch trần 11 phiên, giúp thị giá tăng từ quanh 8,000 đồng/cp lên 37,400 đồng/cp; thanh khoản cũng cải thiện lên hàng chục ngàn cp/ngày, so với chỉ vài ngàn đơn vị như thông thường.
Theo đà tăng của giá gạo, cổ phiếu AGM cũng gây chú ý trên thị trường giai đoạn cuối tháng 7 với chuỗi tăng trần 12 phiên liên tiếp (+122%, lên 13,500 đồng/cp). Tuy nhiên, sau chuỗi tăng, cổ phiếu này lao dốc với nhiều phiên giảm sàn khi nhận quyết định đình chỉ giao dịch từ giữa tháng 9/2023. Tính chung cả năm, thị giá AGM giảm 35%.
Bước sang năm 2024, nhóm cổ phiếu gạo dường như đánh mất phong độ. Tính từ đầu năm đến ngày 06/03, PAN và NSC là 2 mã có cùng mức tăng 13% - cao hơn so với mức tăng trung bình 12% của VN-Index. Trong khi đó, một số cổ phiếu như KTC (-21%), VSF hay FCS (-8%) tỏ ra hụt hơi ngay từ đầu năm.
Năm 2024 sẽ tiếp tục “sáng”?
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN), năm 2024, sản lượng gạo toàn cầu có thể đạt kỷ lục gần 520 triệu tấn; đồng thời, mức tiêu thụ cũng tiến sát 525 triệu tấn. Lượng gạo tồn kho toàn cầu giảm, chỉ còn hơn 160 triệu tấn.
Nhu cầu tiêu thụ lớn hơn năng lực sản xuất, trong khi tồn kho cuối kỳ lại suy giảm. Điều này cho thấy, bức tranh chung của toàn ngành gạo thế giới năm 2024 dự báo tiếp tục “sáng” cho các quốc gia có lợi thế xuất khẩu như Việt Nam.
Trước bối cảnh đó, những doanh nghiệp tích trữ được lượng tồn kho lớn sẽ trực tiếp được hưởng lợi. Tuy nhiên, lượng gạo tồn kho cuối năm 2023 tại hầu hết doanh nghiệp đều giảm, phải thu mua thêm mới đủ xuất khẩu.
Dẫn đầu tăng trưởng tồn kho là KGM khi đạt 492 tỷ đồng, tăng 153% so với đầu năm. Trong khi đó, tồn kho của Angimex, Trung An giảm mạnh lần lượt 81% và 24%, xuống 25 tỷ đồng và hơn 1 ngàn tỷ đồng.
Với Lộc Trời, tồn kho giảm 7%, còn gần 2 ngàn tỷ đồng; tuy nhiên, trích lập dự phòng tăng hơn 10 lần, từ 4 tỷ đồng lên 47 tỷ đồng. Mức giảm tồn kho do nguyên vật liệu, hàng mua đang đi đường giảm mạnh, song thành phẩm lại tăng mạnh từ 841 tỷ đồng lên 1,222 tỷ đồng.
Thực tế cho thấy, ngay từ đầu năm 2024, nhiều tin vui đã đến với ngành lúa gạo Việt Nam khi nhiều hợp đồng, biên bản ghi nhớ về xuất khẩu gạo đã được ký kết. Đầu tiên là 7 doanh nghiệp Việt Nam trúng 10/17 gói thầu, cung cấp trên 300 ngàn tấn gạo cho Indonesia.
Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, năm 2024, Hàn Quốc có thể tổ chức 9 lần mở thầu để nhập khẩu gạo từ một số nước trên thế giới. Trong đó, quốc gia này dành cho Việt Nam tổng lượng hạn ngạch là 55,112 tấn.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ bán 1.5 - 2 triệu tấn gạo/năm cho Philippines trong 5 năm. Ngoài ra, một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng chia sẻ, đang nhận được nhiều đơn hàng từ các đối tác Phillippines ngay từ đầu năm.
Theo đánh giá chung của ông Đỗ Hà Na - Chủ tịch HĐQT Intimex Group, nhìn trên tổng thể cung, cầu và tồn kho, thị trường gạo năm 2024 vẫn có lợi cho người bán. Tuy nhiên, thị trường lúa gạo luôn gắn liền với yếu tố thời tiết và địa - chính trị nên rất khó có thể đưa ra được dự báo chính xác.
Thế Mạnh
FILI
HĐQT CTCP Xuất Nhập khẩu An Giang (Angimex, HOSE: AGM) đã thông qua chuyển nhượng tối đa toàn bộ phần vốn góp tại CTCP Golden Paddy. Bên nhận chuyển nhượng chính là “cố nhân” của Angimex, cũng là công ty mẹ của Golden Paddy: The Golden Group .
Cụ thể, AGM cho biết phương án này đã được thông qua từ ĐHĐCĐ bất thường 2023 vào ngày 06/11/2023. Theo đó, AGM sẽ chuyển nhượng các dự án đã đầu tư, bao gồm phần vốn góp tại Golden Paddy, nhằm mục đích bổ sung nguồn vốn lưu động cho Công ty.
Theo phương án được thông qua, AGM sẽ chuyển nhượng tối đa 3.25 triệu cp (là toàn bộ cổ phần Golden Paddy mà AGM nắm giữ, chiếm 29.55% vốn điều lệ của Golden Paddy). Đơn vị nhận chuyển nhượng là TGG. Giá chuyển nhượng chưa được công bố.
Trước Golden Paddy, HĐQT AGM cũng thông qua việc chuyển nhượng phần vốn góp tại Công ty TNHH Thương mại Sài Gòn - An Giang (Sagico), nơi Doanh nghiệp đang nắm 25% vốn. Giá chuyển nhượng chưa được công bố, nhưng sẽ dựa trên đề xuất của 3 bên gồm: Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM, CTCP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang và AGM.
Cuối năm 2023, AGM cũng thông qua chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Công ty TNHH Angimex Furious (21% vốn điều lệ). Bên nhận chuyển nhượng là TGG.
TGG và AGM có thể xem là những “cố nhân” của nhau. Năm 2021, TGG (lúc này là Louis Holdings) đã mua gom cổ phiếu AGM, rồi trở thành công ty mẹ của Angimex vào đầu năm 2022. Sau khi vụ việc thao túng chứng khoán liên quan cựu Chủ tịch Đỗ Thành Nhân bị phanh phui, TGG đã bán toàn bộ cổ phần tại AGM nhằm tái cấu trúc đầu tư, quản trị rủi ro tài chính…
Vụ việc trên cũng khiến AGM đối mặt nhiều sóng gió trong kinh doanh. Năm 2022, AGM lỗ ròng hơn 234 tỷ đồng (năm trước lời 44.7 tỷ đồng); năm 2023 tiếp tục lỗ hơn 207 tỷ đồng. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu AGM đang nằm trong diện bị cảnh báo, bị kiểm soát và bị đình chỉ giao dịch.
Tình hình kinh doanh của AGM từ 2020 tới nay
Châu An
FILI
Diễn biến bất thường trên thị trường gạo thế giới sẽ còn tiếp diễn
Ấn Độ hạn chế xuất khẩu đã đẩy giá gạo tăng mạnh trên toàn cầu. Tại các nước xuất khẩu chru chốt, giá gạo Việt Nam đã tăng 46% trong năm 2023, trong khi gạo Thái Lan tăng 42% và gạo Ấn Độ tăng 34%.
Bảy tháng sau khi Ấn Độ đưa ra một loạt hạn chế xuất khẩu gạo nhằm mục đích ổn định giá trong nước, sóng gió trên thị trường gạo toàn cầu vẫn còn tiếp diễn.
Nguồn cung gạo toàn cầu đã bị gián đoạn do cung ứng các loại gạo mà Ấn Độ hạn chế xuất khẩu - gạo trắng non-basmati, gạo đồ và gạo tấm - đều giảm mạnh trong cùng khoảng thời gian. Điều đó khiến các nước nhập khẩu ở Nam, Đông Nam Á và châu Phi cận Sahara gặp khó khăn, buộc họ phải tìm kiếm nguồn thay thế trong bối cảnh khi các nước xuất khẩu gạo lớn khác, bao gồm Việt Nam và Thái Lan, cũng bị El Nino gây ảnh hưởng đến sản xuất gạo.
Sản xuất lúa gạo toàn cầu và El Niño
Sản xuất gạo thế giới không tăng, một phần do tác động từ việc El Nino gây thời tiết khô hạn ở những nước sản xuất gạo chủ chốt ở Châu Á. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng gạo toàn cầu trong năm marketing 2023/2024 sẽ ở mức khoảng 513,7 triệu tấn—chỉ tăng nhẹ so với 513,5 triệu tấn của năm trước. Trong khi đó, xuất khẩu năm 2024 dự đoán sẽ với năm 2023.
Trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu vốn đã không chắc chắn này, các hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ đã gây thêm căng thẳng cho thị trường. Mặc dù xuất khẩu tiếp tục diễn ra trong t nửa đầu năm 2023 sang các thị trường quan trọng ở Tây Phi như Senegal, nhưng kể từ tháng 7/2023, hoạt động xuất khẩu này không đáng kể. Từ tháng 8 đến tháng 11/2023, Ấn Độ chỉ xuất khẩu 28.500 tấn gạo tấm, giảm 95% so với năm trước. Lệnh cấm đối với gạo trắng non-basmati cũng khiến khối lượng xuất khẩu giảm tương tự. Từ tháng 8 đến tháng 11/2023, xuất khẩu gạo trắng non-basmati đạt tổng cộng khoảng 154.000 tấn, giảm 93%.
Xuất khẩu gạo đồ, không bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế hồi tháng 7/2023, đã tăng 39% trong tháng 8/2023 do các nhà xuất khẩu chuyển đổi sản phẩm để bù lỗ. Để xử lý vấn đề này, tháng 8/2023 Ấn Độ đã áp dụng mức thuế bổ sung 20% đối với gạo đồ. Kết quả là, trong tháng 9, xuất khẩu gạo đồ giảm 69%.
Từ tháng 8 đến tháng 11/2023, xuất khẩu gạo của Ấn Độ đạt tổng cộng 3,7 triệu tấn, giảm 46% so với năm trước. Chỉ có xuất khẩu gạo basmati tăng, tăng 12% trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 11/2023 so với năm 2022.
Do đó, xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã giảm ở hầu hết các thị trường chính. Những khu vực có sự gia tăng (Bắc Mỹ, Bắc Âu, Nam Phi) là những khu vực có gạo basmati chiếm ưu thế.
Nhưng hầu hết các khu vực mà các loại gạo nhập khẩu chính của Ấn Độ bị hạn chế xuất khẩu đều chứng kiến mức giảm từ 50% trở lên so với năm trước, đặc biệt là khu vực châu Phi cận Sahara. Ví dụ, xuất khẩu gạo của Ấn Độ sang Tây Phi giảm khoảng 1,2 triệu tấn hay 54%, trong khi xuất khẩu gạo của Ấn Độ sang các nước ở Đông và Trung Phi giảm lần lượt 58% và 80%.
Ấn Độ hạn chế xuất khẩu đã đẩy giá gạo tăng mạnh trên toàn cầu. Tại các nước xuất khẩu chru chốt, giá gạo Việt Nam đã tăng 46% trong năm 2023, trong khi gạo Thái Lan tăng 42% và gạo Ấn Độ tăng 34%.
Giá gạo trắng tham chiếu của Thái Lan (5% tấm) đã tăng 22% kể từ khi lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati của Ấn Độ có hiệu lực vào tháng 7 năm 2023.
Giá gạo tại Indonesia đã tăng lên mức cao kỷ lục. Giá gạo chất lượng trung bình ở Jakarta vào ngày 24/2/2024 là 14.860 Rp/kg; trong khi gạo cao cấp là 18.000 rupiah (1,15 USD)/kg, cao hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo chất lượng cao có nơi thậm chí lên tới 21.000 Rp/kg. Những giá này đã vượt qua giá trần quy định của Chính phủ.
Tại Philippines,giá gạo trong tháng 1/2024 cũng tăng vọt bất chấp dự trữ tăng. Theo đó, giá bán buôn gạo xát vừa trung bình tháng 1/2024 ở mức 46,60 peso/kg, tăng 1,7% so với mức 45,83 peso/kg của tháng 12. So với cùng kỳ năm trước, mức giá đó cao hơn 32,7%, với mức giá trung bình vào tháng 1 năm 2023 chỉ là 35,11 peso mỗi kg. Tương tự, giá bán buôn gạo xát kỹ trung bình tăng 1,5% lên 49,96 P/kg và cao hơn 28,6% so với mức 38,28 P/kg vào tháng 1 năm 2023.
Bangladesh cũng ở trong tình trạng giá gạo trong nước liên tục tăng cao mặc dù mặc dù những vụ thu hoạch lúa trong nước gần đây đạt sản lượng cao, buộc họ đầu tháng 2/2024 phải giảm thuế nhập khẩu gạo từ 63% xuống 15%, và có thể sẽ nhập khẩu 500.000 tấn gạo trong năm 2023/24 để hạ giá gạo trong nước.
Tại châu Phi, giá gạo thậm chí còn tăng mạnh hơn nữa. Giá gạo tại Nigeria đã tăng 98,47% trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 1 năm 2024, trong đó người dân ở Thủ đô Abuja đã chứng kiến mức tăng mạnh nhất. Giá trung bình 1kg gạo là 1.021,79 naira, tức là tăng 98,47% so với mức 514,83 naira của cùng kỳ năm trước và tăng giá 11,31% so 917,93 hồi tháng 12 năm 2023. Giá cao nhất được ghi nhận ở Thủ đô Abuja, là 1.350 naira/kg.
Ấn Độ là nguồn cung gạo quan trọng trên toàn cầu, đặc biệt là đối với các nước ở Châu Phi (quốc gia Nam Á này chiếm khoảng 40% thương mại gạo toàn cầu trong năm 2022-23). Nhập khẩu gạo của Madagascar từ tất cả các nguồn đạt trung bình 425.000 tấn vào năm 2023, giảm 44% so với năm 2022 (khoảng 80% gạo nhập khẩu của nước này có nguồn gốc từ Ấn Độ dưới dạng gạo non-basmati, không đồ) và kể từ tháng 8/2023, hầu hết gạo nhập khẩu của nước này đều đến từ Pakistan. Đối với Kenya, trong 7 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu gạo giảm xuống gần như bằng không sau khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu. Sénégal cũng giảm 50% nhập khẩu gạo tấm từ Ấn Độ trong khi tăng nhập khẩu từ Pakistan.
Theo đề án cơ cấu lại Vinafood 2 giai đoạn đến hết năm 2025, Tổng Công ty cần thực hiện chuyển nhượng vốn góp tại 15 công ty. Mục tiêu đến năm 2030, tổng doanh thu, thu nhập toàn Tổng Công ty đạt 20,426 tỷ đồng, tăng bình quân 3%/năm và lãi trước thuế 170 tỷ đồng.
Ngày 28/02, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam - CTCP (Vinafood 2, UPCoM: VSF) đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 xoay quanh việc bầu Ban lãnh đạo nhiệm kỳ mới 2023-2028 và chiến lược phát triển đến năm 2030.
"Mỗi lần tổ chức ĐHĐCĐ là một nội dung rất trăn trở"
Nhắc lại, Ban lãnh đạo Vinafood 2 cho hay ĐHĐCĐ lần đầu diễn ra năm 2018, khi Tổng Công ty chính thức chuyển thành công ty cổ phần, nhiệm kỳ 2018-2023 có rất nhiều sự thay đổi như mô hình hoạt động, tổ chức nhân sự, cán bộ. Nhiều năm liền, Công ty rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, kinh doanh không hiệu quả, gần như mất phương hướng.
"Những năm đầu của nhiệm kỳ, các năm 2018-2020, mỗi lần tổ chức ĐHĐCĐ là một nội dung rất trăn trở với HĐQT, Ban điều hành vì hoạt động kinh doanh không hiệu quả", đại diện Vinafood 2 thừa nhận.
Vinafood 2 từng là nhà sản xuất gạo lớn nhất cả nước với 22 công ty con và công ty liên kết, được hưởng nhiều ưu đãi của Chính phủ. Tuy nhiên, kể từ sau cổ phần hóa vào năm 2018, Vinafood 2 đối mặt không ít lùm xùm do các sai phạm trong quản lý của dàn lãnh đạo cũ, cùng với việc liên tục thua lỗ đậm hàng trăm đến hàng ngàn tỷ đồng giai đoạn 2018-2021
Từ cuối năm 2021 đến nay, Vinafood 2 có sự chuyển biến lớn, có nhiều thay đổi trong nhân sự đội ngũ lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu. Từ đó, kinh doanh từng bước khởi sắc. Giai đoạn 2022-2023, sản lượng gạo mua vào, bán ra lần lượt trên 1.1 triệu tấn và 1.4 triệu tấn, và Công ty cũng bắt đầu lãi sau nhiều năm thua lỗ.
Kết thúc năm 2023, Vinafood 2 đạt doanh thu hơn 23 ngàn tỷ đồng, tăng 33% so với năm trước và lãi sau thuế tăng gấp đôi lên 63 tỷ đồng - mức kỷ lục từ trước đến nay. Lãi ròng khoảng 23 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2023, Công ty vẫn lỗ lũy kế 2,778 tỷ đồng, hệ quả chuỗi 4 năm lỗ liên tiếp từ 2018-2021.
Tình hình kinh doanh của VSF từ năm 2018-2023
Kế hoạch doanh thu tăng trưởng bình quân 3%/năm đến hết 2030
Tại Đại hội, cổ đông VSF đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh đến năm 2025, trong đó tổng doanh thu, thu nhập toàn Tổng Công ty được kỳ vọng đạt 17,620 tỷ đồng và lãi trước thuế 114.5 tỷ đồng, cùng tăng trưởng bình quân 3% so với năm 2024.
Tổng số lao động bình quân dự kiến 4,115 người/năm, đến năm 2025 là 3,947 người. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 109 triệu đồng/người/năm.
Đối với kế hoạch giai đoạn 5 năm tiếp theo, đến năm 2030, tổng doanh thu, thu nhập toàn Tổng Công ty được kỳ vọng đạt 20,426 tỷ đồng, bình quân tăng hàng năm 3% và lãi trước thuế dự kiến 170 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận Công ty mẹ khoảng 30 tỷ đồng.
Đến hết năm 2025 sẽ thoái vốn góp tại 15 doanh nghiệp
Một nội dung quan trọng được ĐHĐCĐ thông qua là phê duyệt Đề án cơ cấu lại Vinafood 2 đến hết năm 2025. Đối với Công ty mẹ, giữ nguyên phần vốn Nhà nước tại Công ty mẹ - Vinafood 2 (tỷ lệ Nhà nước nắm giữ đến năm 2025 là 51.43% vốn), theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
Bên cạnh đó, giữ nguyên tỷ lệ vốn góp của Công ty mẹ tại 5 công ty gồm CTCP Lương thực thực phẩm Safoco ; CTCP Lương thực Bình Định ; CTCP Xây lắp cơ khí và Lương thực Thực phẩm ; CTCP Xuất nhập khẩu Kiên Giang ; CTCP Lương thực thực phẩm Colusa - Miliket .
Đồng thời, thực hiện chuyển nhượng vốn tại 15 công ty có vốn góp của Công ty mẹ gồm: CTCP Sài Gòn Lương thực; CTCP Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh ; CTCP Lương thực Nam Trung Bộ (SCFC); CTCP Lương thực Quảng Ngãi; CTCP Bao bì Tiền Giang (UPCoM: BTG): CTCP Tô Châu ; CTCP Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Cà Mau (AgrimexcoCaMau); CTCP Bến Thành - Mũi Né; CTCP Bao bì Bình Tây; CTCP Lương thực và Bao bì Đồng Tháp; CTCP Bột mì Bình An (Vinabomi); CTCP Hoàn Mỹ; CTCP Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long (UPCoM: VLF); CTCP Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm An Gian ; Tổng CTCP Đầu tư và Xuất nhập khẩu Foodinco.
Cuối cùng, Tổng Công ty sẽ cơ cấu lại tài chính và sắp xếp, xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với Công ty TNHH Lương thực Thực phẩm Cambodia - Việt Nam; Khu nuôi cá Khém - Long Trị (Dự án chưa hoàn thành).
Bầu HĐQT, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2023-2028
ĐHĐCĐ đã tiến hành bầu chọn các thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023-2028. Cổ đông của Công ty đã bầu ra 4/5 thành viên HĐQT, trong đó 3 người từng giữ vị trí trong nhiệm kỳ 2018-2023 gồm Chủ tịch Nguyễn Huy Hưng; Phó Chủ tịch Lưu Nguyễn Chí Nhân và bà Hồ Thị Cẩm Vân.
Người còn lại là Tổng Giám đốc Trần Tấn Đức được bầu bổ sung làm Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028, sau khi ĐHĐCĐ thống nhất miễn nhiệm ông Nguyễn Tiến Dũng với lý do kết thúc nhiệm kỳ 2018-2023 và được Cơ quan đại diện chủ sở hữu điều động, bổ nhiệm tại đơn vị khác.
Đối với 1 thành viên HĐQT còn khuyết, Vinafood 2 sẽ trình ĐHĐCĐ bầu bổ sung tại ĐHĐCĐ kỳ tới sau khi hoàn tất thủ tục, quy trình nhân sự theo quy định.
Ông Trần Tấn Đức chỉ mới được HĐQT Vinafood 2 bổ nhiệm chức Tổng Giám đốc kể từ ngày 27/02/2024, trước đó ông làm Phó Tổng Giám đốc (từ tháng 12/2019), sau đó giữ chức Quyền Tổng Giám đốc (từ tháng 3/2022). Hiện, ông Đức là người đại diện một phần vốn Nhà nước tại Vinafood 2 là hơn 67 triệu cp (tỷ lệ 13.43%); về sở hữu cá nhân, ông chỉ nắm 4,500 cp VSF, còn vợ ông là bà Nguyễn Thị Như Ngọc nắm 500 cp.
Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2023-2028 gồm Trưởng ban Nguyễn Tuấn Vinh, ông Đào Trọng Hải và bà Mẫn Thị Nga là thành viên. Trong đó, chỉ có ông Vinh từng giữ vị trí trong nhiệm kỳ 2018-2023, còn lại ông Nguyễn Như Khoa và bà Trần Thị Đoàn Thu được thông qua miễn nhiệm.
Trước khi được bổ nhiệm vào Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2023-2028, ông Đoàn Trọng Hải đang giữ chức Phó trưởng Ban Đầu tư, còn bà Mẫn Thị Nga làm Trưởng Bộ phận Hành chính quản trị.
Thế Mạnh
FILI
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết có gì mới?
SSI Research lưu ý, đằng sau con số tăng trưởng lợi nhuận ròng vẫn còn một số điểm cần xem xét kỹ.
CTCK SSI vừa công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh doanh quý IV và cả năm 2023 của các doanh nghiệp trên sàn niêm yết.
Lợi nhuận phục hồi tích cực
Theo đó, lợi nhuận sau thuế (LNST) trong quý IV/2023 của toàn sàn (1130 doanh nghiệp, tính đến 5/2/2024) tiếp tục phục hồi tích cực với lợi nhuận ròng tăng mạnh 35,3% so với cùng kỳ và tăng 4,8% so với quý trước đó, ghi nhận mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 5 quý. Như vậy, lợi nhuận đã lấy lại mức tăng trưởng dương sau 4 quý liên tiếp đi lùi. Lũy kế cả năm 2023, LNST toàn thị trường giảm nhẹ - 3,5% so với năm 2022, gần tương đương năm 2021 và cao hơn 36% so với năm 2019 là giai đoạn trước dịch Covid.
Theo Trung tâm phân tích và Tư vấn đầu tư của SSI thì động lực tăng trưởng mạnh nhất quý này (so với cùng kỳ) đến từ các nhóm: Ngân hàng (+25%), Thực phẩm & đồ uống (+52%), Xây dựng & Vật liệu (+162%), và CNTT (+31%). Riêng các nhóm Tài nguyên cơ bản và Dịch vụ tài chính cùng đảo chiều từ lỗ sang lãi. Trong khi đó, nhóm Du lịch và giải trí thu hẹp đáng kể mức lỗ cùng kỳ năm ngoái.
Biên lợi nhuận gộp phục hồi đáng kể ở các nhóm ngành Dịch vụ tài chính, Tài nguyên cơ bản, Thực phẩm & đồ uống, Xây dựng, Du lịch & Giải trí, cho thấy các nhóm ngành này đã vượt qua đáy lợi nhuận và dần lấy lại đà tăng trưởng.
Ấn tượng ngành ngân hàng và CNTT
Ngân hàng và CNTT là các ngành vững nhất trong giai đoạn khó khăn vừa qua. LNST các ngân hàng niêm yết tăng trưởng 25% so với cùng kỳ. Theo SSI, động lực tăng trưởng của ngành ngân hàng bao gồm (1) lợi nhuận kinh doanh ngoại hối tăng trưởng mạnh (+23%), (2) lãi từ kinh doanh trái phiếu chính phủ (5,7 nghìn tỉ đồng so với lỗ 18 tỉ đồng cùng kỳ 2022), (3) chi phí hoạt động được kiểm soát (chỉ tăng 1,5%) và (4) chi phí dự phòng giảm 4%.
Lợi nhuận các nhóm ngành còn lại vẫn thấp hơn đáng kể so với giai đoạn 2021-2022. Các ngành Hàng & Dịch vụ công nghiệp (-12%), Bán lẻ (-67%), và Ô tô (-17%) vẫn chưa quay lại quỹ đạo tăng trưởng.
Còn LNST ngành Bất động sản tăng nhẹ 3% nhưng vẫn thấp so với các quý trước. Mức tăng này được đóng góp lớn bởi các khoản thu nhập tài chính đột biến, trong khi doanh thu của ngành giảm 30% so với cùng kỳ, chủ yếu do chênh lệch về thời điểm ghi nhận doanh thu các quý.
Một số nhóm ngành đã xác nhận tạo đáy và ghi nhận tăng trưởng đáng kể so với quý trước. Đó là ngành Hóa chất tăng 252% so với quý trước lên mức tương đương cùng kỳ. Tăng trưởng ấn tượng chủ yếu nhờ DHB (+634% so với quý trước), GVR (+187%), LTG (+176%). Nếu loại trừ các khoản thu nhập đột biến, lợi nhuận gộp của ngành cũng đạt mức tăng khá tốt (+56% so với quý trước). Ngoài ra, ngành Tài nguyên cơ bản ghi nhận mức lợi nhuận cao nhất trong 6 quý.
Hàng cá nhân & gia dụng ghi nhận lợi nhuận phục hồi quý đầu tiên với mức tăng trưởng 58% so với quý trước và 19% so với cùng kỳ. Nhiều doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng tích cực như PNJ (+149% so với quý trước), GIL (+566%), VGT (+68%), RAL (+101%).
Nhóm ngành Điện, nước, xăng dầu & khí đốt cũng phục hồi trở lại từ mức đáy của quý III/2023, với mức tăng 29%. Nhiều doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng tích cực như QTP, PPC, NT2, POW, PGV, GAS, VSH.
Nhưng SSI Research lưu ý, đằng sau con số tăng trưởng lợi nhuận ròng vẫn còn một số điểm cần xem xét kỹ. Đó là quy mô doanh thu chưa tăng tương ứng. Tổng doanh thu toàn thị trường tiếp tục giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ, tác động chủ yếu bởi các ngành Bất động sản, Thực phẩm & đồ uống, Hóa chất,Tiện ích. Biên lợi nhuận gộp (nhóm ngành Phi tài chính) cũng giảm mạnh. Hệ số thanh toán lãi vay tiếp tục suy giảm…
Ông Lê Thanh Hạo Nhiên thôi giữ chức Giám đốc Tài chính CTCP Tập đoàn Lộc Trời kể từ ngày 07/02/2024. Quyết định đã được HĐQT LTG thông qua, tuy nhiên lý do miễn nhiệm chưa được tiết lộ.
Ông Lê Thanh Hạo Nhiên
Ông Lê Thanh Hạo Nhiên sinh năm 1981, có trình độ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Hawaii (Mỹ). Ông từng giữ chức Giám đốc Đầu tư, Khối Doanh nghiệp tư nhân, Quỹ VinaCapital, trước khi gia nhập LTG từ ngày 05/04/2021 với vai trò Trợ lý Tổng Giám đốc phụ trách Tài chính - Kế toán - Thuế.
Từ tháng 8/2021, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Tài chính tại LTG thay ông Nguyễn Duy Thuận. Như vậy, sau 2 năm rưỡi tại vị, ông Nhiên sẽ không còn giữ chức vụ này kể từ ngày 07/02/2024. Tại LTG, ông Nhiên không nắm giữ cổ phiếu nào.
Hiện, ông Nhiên đang giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật tại nhiều công ty con của LTG như CTCP Nông sản Lộc Trời; CTCP Giống cây trồng Lộc Trời, Công ty TNHH MTV Phân hữu cơ Ân Thịnh Điền; CTCP Địa ốc An Giang…
Trước đó, LTG đã tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc miễn nhiệm và bầu bổ sung Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2019-2024, theo danh sách chốt cổ đông ngày 09/11/2023.
Theo biên bản kiểm phiếu, cổ đông LTG đã không thông qua việc miễn nhiệm Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2019-2024 đối với bà Thuy Vu Dropsey (có đơn từ nhiệm từ ngày 31/07/2023). Đồng thời, không thông qua việc bầu bổ sung ông Mandrawa Winston Leo đảm nhiệm chức vụ này.
Theo thông tin ứng viên, ông Mandrawa Winston Leo sinh năm 1982, quê quán Australia, có trình độ Thạc sỹ Kỹ thuật và Tài chính. Ông Mandrawa đang là Giám đốc điều hành Affirma Capital (từ năm 2019). Bên cạnh đó, ông còn nắm giữ các chức vụ tại Crystal Jade, Paddington Enterprise, PT Travira Air.
Theo giới thiệu trên website, Affirma Capital là CTCP tư nhân độc lập hoạt động ở các thị trường mới nổi, quản lý tài sản trị giá hơn 3.5 tỷ USD và được điều hành bởi đội ngũ lãnh đạo cấp cao từng có thâm niên làm việc tại Standard Chartered Private Equity. Affirma Capital cho biết đã đầu tư vào LTG từ tháng 9/2014.
Điểm qua tình hình kinh doanh, khép lại năm 2023, Lộc Trời đạt doanh thu kỷ lục hơn 16 ngàn tỷ đồng, tăng 37% so với năm trước; nhưng lãi ròng chỉ 265 tỷ đồng, giảm 36%, do gánh nặng lãi vay và dự phòng nợ xấu. Đồng nghĩa Công ty không thể hoàn thành kế hoạch lãi 400 tỷ đồng đề ra cho năm 2023.
Kết quả kinh doanh 5 năm qua của LTG
Kết phiên 21/02, giá cổ phiếu LTG chững ở mốc tham chiếu 27,000 đồng/cp, tăng 3% so với đầu năm và tăng hơn 30% so với đáy ngắn hạn lập vào đầu tháng 11/2023.
Diễn biến giá cổ phiếu LTG
Thế Mạnh
FILI
Những điểm "bất thường" đằng sau con số lợi nhuận doanh nghiệp quý 4 đẹp "như mơ" tăng 35,3%
Tổng lợi nhuận sau thuế toàn sàn 1.130 doanh nghiệp tính đến ngày 5/2 tăng mạnh 35,3% so với Q4/2022 tuy nhiên có nhiều điểm bất thường cần xem xét kỹ...
Lợi nhuận Q4/2023 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực kể từ đáy lợi nhuận rơi vào Q4/2022. Tổng lợi nhuận sau thuế toàn sàn 1.130 doanh nghiệp tính đến ngày 5/2 tăng mạnh 35,3% so với Q4/2022 và tăng 4,8% so với Q3/2023, ghi nhận mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 5 quý. Như vậy, lợi nhuận đã lấy lại mức tăng trưởng dương sau 4 quý liên tiếp đi lùi, thống kê mới nhất từ SSI Research cho thấy.
TỔNG LỢI NHUẬN TOÀN THỊ TRƯỜNG GIẢM NHẸ 3,5%
Lũy kế cả năm 2023, tổng lợi nhuận sau thuế toàn thị trường giảm nhẹ - 3,5% so với năm 2022, gần tương đương năm 2021 và cao hơn 36% so với năm 2019 là giai đoạn trước dịch Covid.
Động lực tăng trưởng mạnh nhất quý này (so với cùng kỳ) đến từ các nhóm: Ngân hàng (+25%), Thực phẩm & đồ uống (+52%), Xây dựng & Vật liệu (+162%), và Công nghệ Thông tin (+31%) phục hồi mạnh. Các nhóm Tài nguyên cơ bản và Dịch vụ tài chính cùng đảo chiều từ lỗ sang lãi, trong khi nhóm Du lịch và giải trí thu hẹp đáng kể mức lỗ cùng kỳ năm ngoái.
Biên lợi nhuận gộp phục hồi đáng kể ở các nhóm ngành Dịch vụ tài chính, Tài nguyên cơ bản, Thực phẩm & đồ uống, Xây dựng, Du lịch & Giải trí, cho thấy các nhóm ngành này đã vượt qua đáy lợi nhuận và dần lấy lại đà tăng trưởng.
Ngân hàng và Công nghệ Thông tin là các ngành vững nhất trong giai đoạn khó khăn vừa qua. Ngành Ngân hàng gần đạt mức đỉnh lợi nhuận vào Quý 1/2022 và Công nghệ Thông tin tiếp tục lập đỉnh lợi nhuận mới.
Lợi nhuận sau thuế các ngân hàng niêm yết tăng trưởng 25% so với cùng kỳ. Động lực tăng trưởng bao gồm lợi nhuận kinh doanh ngoại hối tăng trưởng mạnh (+23%), lãi từ kinh doanh trái phiếu chính phủ (5,7 nghìn tỷ đồng so với lỗ 18 tỷ đồng cùng kỳ 2022), chi phí hoạt động được kiểm soát (chỉ tăng 1,5%) và chi phí dự phòng giảm 4%.
Lợi nhuận các nhóm ngành còn lại vẫn thấp hơn đáng kể so với giai đoạn 2021-2022. Các ngành Hàng & Dịch vụ công nghiệp (-12%), Bán lẻ (-67%), và Ô tô (-17%) vẫn chưa quay lại quỹ đạo tăng trưởng. Các nhóm ngành này đều có biên lợi nhuận thu hẹp trong khi doanh thu không thay đổi nhiều.
Lợi nhuận sau thuế ngành Bất động sản tăng nhẹ 3% nhưng vẫn thấp so với các quý trước. Mức tăng này được đóng góp lớn bởi các khoản thu nhập tài chính đột biến, trong khi doanh thu của ngành giảm 30% so với cùng kỳ, chủ yếu do chênh lệch về thời điểm ghi nhận doanh thu các quý. So sánh theo năm, lợi nhuận sau thuế của ngành năm 2023 tăng 5,7% so với năm 2022, trong khi doanh thu tăng mạnh 27,3% chủ yếu do mức tăng ở VIC (+59%) và VHM (+66%).
Một số nhóm ngành đã xác nhận tạo đáy và ghi nhận tăng trưởng đáng kể so với quý trước. Ngành Hóa chất tăng 252% so với quý trước lên tương đương quý 4/2022. Tăng trưởng ấn tượng chủ yếu nhờ DHB (+634% so với quý trước), GVR (+187%), LTG (+176%). Nếu loại trừ các khoản thu nhập đột biến, lợi nhuận gộp của ngành cũng đạt mức tăng khá tốt (+56% so với quý trước), là quý cao nhất trong 4 quý gần đây.
Ngành Tài nguyên cơ bản (+34% so với quý trước) ghi nhận mức lợi nhuận cao nhất trong 6 quý. Biên lợi nhuận gộp của nhóm này cải thiện lên 8,6% so với mức 2,8% trong Q4/2022.
Hàng cá nhân & gia dụng ghi nhận lợi nhuận phục hồi quý đầu tiên với mức tăng trưởng 58% so với quý trước và 19% so với cùng kỳ. Nhiều doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng tích cực như PNJ (+149% so với quý trước), GIL (+566%), VGT (+68%), RAL (+101%).
Nhóm ngành Điện, nước, xăng dầu & khí đốt cũng phục hồi trở lại từ mức đáy của quý 3/2023, với mức tăng 29%. Nhiều doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng tích cực như QTP, PPC, NT2, POW, PGV, GAS, VSH.
LỢI NHUẬN BẤT THƯỜNG TĂNG MẠNH, KHẢ NĂNG THANH TOÁN LÃI GIẢM
Đằng sau con số tăng trưởng lợi nhuận ròng ấn tượng, có một số điểm cần xem xét kỹ hơn, theo SSI Research. Quy mô doanh thu chưa tăng tương ứng. Tổng doanh thu toàn thị trường tiếp tục giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ, tác động chủ yếu bởi các ngành Bất động sản (-30% so với cùng kỳ), Thực phẩm & đồ uống (-11%), Hóa chất (-9%), Tiện ích (-5%). Du lịch & giải trí là nhóm ngành có mức tăng doanh thu tốt nhất (+33%) nhờ khách du lịch quốc tế dần phục hồi sau đại dịch.
Biên lợi nhuận gộp nhóm ngành Phi tài chính giảm mạnh từ 15,3% trong Q4/2022 xuống 14% trong Q4/2023. Tuy nhiên, mức giảm chủ yếu chịu tác động bởi ngành Bất động sản lợi nhuận gộp giảm -69%, và các ngành Tiện tích, Hóa chất và bán lẻ, trong khi một số ngành đã có sự phục hồi nhất định như Tài nguyên cơ bản, Thực phẩm & Đồ uống, Du lịch & Giải trí. Không tính các nhóm ngành Tài chính (Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán) và Bất động sản, tổng lợi nhuận gộp Q4/2023 tiếp tục phục hồi từ mức thấp nhất trong Q1 và tăng trưởng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận bất thường tăng mạnh với tổng Thu nhập khác ròng và Thu nhập tài chính ròng đạt 26,5 nghìn tỷ đồng (so với -300 tỷ đồng trong Q4/2022), đóng góp 23% tổng Lợi nhuận trước thuế. Các khoản thu nhập này gia tăng đáng kể so với giai đoạn trước chủ yếu nhờ một số doanh nghiệp như VIC, VHM, HNG, DHB, NVL.
Nếu loại trừ các khoản đột biến này, tổng lợi nhuận chỉ tăng 3% so với cùng kỳ. Chi phí lãi vay giảm ở một số ngành như Thực phẩm & Đồ uống, Tài nguyên cơ bản, Bán lẻ, nhưng tăng ở các ngành Bất động sản, Xây dựng và Tiện ích, do đó tổng chi phí lãi vay vẫn ở mức cao là 27,2 nghìn tỷ đồng trong Q4/2023 (+11,2% so với cùng kỳ).
Hệ số thanh toán lãi vay tiếp tục suy giảm, trung bình ở mức 3,74 lần trong Q4/2023. Trong đó có 217 doanh nghiệp ghi nhận hệ số ở mức < 1, tổng vay nợ của nhóm này chiếm 13,6% toàn thị trường. Tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu cũng tăng lên mức cao nhất trong 6 quý gần nhất, đạt 0,63 lần.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.