Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
CTCP Nhiệt điện Ninh Bình N vừa nhận được quyết định của Cục thuế tỉnh Ninh Bình về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Thời gian kiểm tra từ năm 2021-2023.
Theo quyết định, Nhiệt điện Ninh Bình bị phạt hành chính gần 810 triệu đồng vì loạt vi phạm như khai thiếu thuế giá trị gia tăng (GTGT) năm 2022; lập hóa đơn không đúng thời điểm dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế (áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần)…
Về biện pháp khắc phục, Công ty phải nộp đủ số tiền truy thu thuế GTGT gần 3.2 tỷ đồng và tiền chậm nộp thuế hơn 648 triệu đồng.
Như vậy, tổng số tiền truy thu, phạt và chậm nộp thuế đối với NBP là gần 4.7 tỷ đồng. Quyết định có hiệu lực từ ngày 19/09/2024.
Nhiệt điện Ninh Bình là công ty con của Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP với tỷ lệ sở hữu 54.76%. Về tình hình kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2024, NBP lãi ròng chỉ hơn 1 tỷ đồng, bốc hơi 93% so với cùng kỳ và mới thực hiện 17% mục tiêu năm. Công ty cho biết trong kỳ tăng trưởng tổng chi phí cao hơn so với tổng doanh thu, cùng với đơn giá điện giảm đã ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận.
Năm 2024, NBP có lãi ròng bán niên thấp nhất trong lịch sử hoạt động
Trong diễn biến liên quan, NBP dự kiến chi hơn 6.4 tỷ đồng trả cổ tức năm 2023 tỷ lệ 5% bằng tiền (500 đồng/cp) vào ngày 28/11. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/09/2024.
Theo đó, công ty mẹ PGV có thể nhận về hơn 3.5 tỷ đồng cổ tức. Ngoài ra, Công ty TNHH Năng lượng REE (công ty con 100% vốn của REE Corp) đang sở hữu 29.45% vốn NBP, dự thu gần 1.9 tỷ đồng.
Ngoài Nhiệt điện Ninh Bình, nhiều doanh nghiệp trên sàn chứng khoán đã nhận được các quyết định xử phạt của các cơ quan thuế địa phương vì những sai phạm khi thực hiện nghĩa vụ thuế.
Ngày 09/09, Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông vì loạt vi phạm liên quan đến thuế với tổng số tiền xử lý lên tới gần 5.3 tỷ đồng.
CTCP Thủy điện Gia Lai G bị truy thu, phạt và chậm nộp thuế hơn 32 triệu đồng vì khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp từ năm 2021-2022; lập hóa đơn không đúng thời điểm quy định, theo quyết định của Cục thuế tỉnh Gia Lai ngày 16/09/2024.
Theo quyết định ngày 18/09 của Cục thuế TP Hà Nội, CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát bị phạt hơn 13 triệu đồng vì hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2022 quá thời hạn quy định.
Cùng ngày 18/09, Cục thuế tỉnh Hưng Yên ra quyết định xử phạt CTCP Mirae K số tiền hơn 14 triệu đồng vì khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2022.
CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Trường Thành T nhận quyết định ngày 20/09 của Cục thuế tỉnh Yên Bái, với tổng số tiền truy thu, phạt và chậm nộp thuế là gần 79 tỷ đồng. Lý do Công ty khai sai căn cứ tính thuế dẫn đến thiếu số thuế GTGT phải nộp.
Thế Mạnh
FILI
Vi phạm về thuế, TTA bị xử phạt
DNVN - Với những vi phạm hành chính thuế, ngoài việc bị phạt tiền, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển Trường Thành (mã chứng khoán: TTA) còn buộc phải truy thu số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách Nhà nước.
Ngày 6/9, Đoàn kiểm tra Cục Thuế tỉnh Yên Bái đã ký biên bản kiểm tra thuế theo Quyết định số 2452 ngày 8/8/2024 của Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Yên Bái về việc kiểm tra thuế tại Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển Trường Thành, mã số thuế: 0102899812, địa chỉ tại thôn Nậm Cưởm, xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
Căn cứ theo biên bản này, ngày 20/9, Cục thuế tỉnh Yên Bái ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển Trường Thành. Người đại diện theo pháp luật của Trường Thành là bà Nguyễn Thị Ngọc - Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Trường Thành khai sai căn cứ tính thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế GTGT phải nộp của kỳ tính thuế tháng 3/2023, số tiền hơn 1,7 triệu đồng; kỳ tính thuế tháng 12/2023 số tiền hơn 4,7 triệu đồng; thiếu số tiền thuế TNDN phải nộp kỳ quyết toán năm 2022, số tiền 17,5 triệu đồng; thiếu số tiền thuế TNDN phải nộp kỳ quyết toán năm 2023 là: 5,3 triệu đồng. Các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
Vi phạm hành chính về thuế, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển Trường Thành bị xử phạt theo quyết định của Cục thuế tỉnh Yên Bái.
Khai bổ sung sau thời điểm đoàn kiểm tra công bố quyết định kiểm tra làm tăng số thuế GTGT phải nộp của kỳ tính thuế tháng 4/2022 số tiền hơn 6,3 triệu đồng; tăng số thuế GTGT phải nộp của kỳ tính thuế tháng 6/2023 số tiền 193,9 triệu đồng. Các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
Theo đó, Trường Thành bị phạt số tiền 45,9 triệu đồng cho những hành vi vi phạm trên. Biện pháp khắc phục hậu quả là truy thu số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước 29,3 triệu đồng. Tính tiền chậm nộp tương ứng với số thuế GTGT, số thuế TNDN bị truy thu là 3,6 triệu đồng.
Về tình hình kinh doanh, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2024 của TTA đạt 96,5 tỷ đồng, tăng 43 tỷ đồng – tương ứng tăng 80,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong văn bản giải trình ngày 12/8 về chênh lệch lợi nhuận sau thuế trong BCTC tổng hợp quý II/2024, TTA cho biết, mức chênh lệch trên chủ yếu do chi phí lãi vay giảm. Chi phí lãi vay giảm 41,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023 do được hưởng lợi từ đà giảm lãi suất của các ngân hàng đang tài trợ vốn cho các dự án của công ty.
Liên quan đến tình hình hoạt động của nhà máy, TTA cho biết, các nhà máy điện mặt trời hoạt động ổn định, nhóm thủy điện sản lượng giảm trong quý I/2024 nhưng đã được cải thiện đáng kể trong quý II. Hiện tượng thời tiết El Nino diễn ra trong năm 2023 kéo dài đến tháng 4/2024 đã ảnh hưởng xấu đến tình hình phát điện của nhóm các nhà máy thuỷ điện. Từ nửa cuối quý II/2024 hiện tượng La Nina quay trở lại, đem theo lượng mưa đáng kể, cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh quý II và tiếp tục dự báo thuận lợi cho hoạt động thuỷ điện giai đoạn cuối năm 2024.
Các hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh vẫn luôn được theo dõi chặt chẽ, các khoản chi phí được kiểm soát không có biến động thất thường.
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Trường Thành được thành lập vào năm 2008 là đơn vị chuyên nghiệp về đầu tư và xây dựng các công trình năng lượng như thuỷ điện, năng lượng mặt trời, năng lượng gió. Đến ngày 18/9/2021 công ty thực hiện giao dịch đầu tiên trên HOSE.
Rạng Đông bị xử phạt vi phạm về thuế hơn 5,3 tỷ đồng
CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (RAL) vừa bị xử phạt vì loạt vi phạm liên quan đến thuế với tổng số tiền xử lý lên tới 5,3 tỷ đồng.
Theo quyết định xử phạt của Tổng cục Thuế, RAL đã thực hiện một loạt các vi phạm, bao gồm: khai sai dẫn đến (và không dẫn đến) thiếu tiền thuế phải nộp, sử dụng hoá đơn không đúng quy định.
Đồng thời, RAL cũng bị áp dụng tình tiết tăng nặng vì vi phạm nhiều lần (đối với hành vi kê khai sai nhưng không dẫn đến thiếu số thuế VAT phải nộp).
RAL bị phạt tiền gần 769 triệu đồng. Trong đó, hơn 630 triệu đồng vì hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế, bao gồm gần 242 triệu đồng do khai sai dẫn đến thiếu thuế VAT, hơn 342 triệu đồng vì khai sai dẫn đến thiếu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), và hơn 46 triệu đồng vì khai sai dẫn đến thiếu thuế thu nhập cá nhân (46 triệu đồng); phạt 63,7 triệu đồng vì khai sai không dẫn đến thiếu thuế VAT; và phạt 1,5 lần số tiền thuế với hành vi sử dụng hoá đơn không đúng quy định, số tiền là gần 75 triệu đồng.
Rạng Đông cũng phải khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ 3,2 tỷ đồng số tiền thuế còn thiếu vào Ngân sách Nhà nước. Trong đó có hơn 1,22 tỷ đồng thuế VAT, gần 1,75 tỷ đồng thuế TNDN, và gần 231 triệu đồng thuế TNCN.
Ngoài ra, RAL phải nộp tiền chậm nộp thuế là 477 triệu đồng, và giảm tiền thuế VAT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau tại kỳ tính thuế tháng 12/2023 là gần 846 triệu đồng.
Tổng cộng, số tiền RAL bị xử lý thuế 5,3 tỷ đồng. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký, được giao cho Tổng Giám đốc Nguyễn Đoàn Thăng – đại diện pháp luật Doanh nghiệp – chấp hành.
Về tình hình kinh doanh, RAL ghi nhận doanh thu bán niên 2024 đạt 4.950 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ; lãi ròng 332 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 13%.
Rạng Đông cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024 đã thực hiện chuyển đổi số, hiện đại hoá nhà máy, chuyển đổi lên nhà máy tự động. Ngoài ra, Rạng Đông đã đưa ra nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng dành cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, đánh bắt thuỷ sản, và có các hệ thống chiếu sáng năng lượng mặt trời kết hợp công nghệ thông minh.
Quá trình chuyển đổi này cũng chính là nguyên nhân khiến Rạng Đông chậm công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024, theo văn bản giải tình gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và HOSE.
Phạt nặng Bóng đèn Phích nước Rạng Đông vì loạt vi phạm về thuế
Theo quyết định của Tổng cục Thuế ngày 09/09/2024, CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (HOSE: RAL) bị xử phạt vì loạt vi phạm liên quan đến thuế, tổng số tiền phạt và truy thu lên tới gần 5.3 tỷ đồng.
Cụ thể, RAL đã thực hiện một loạt các vi phạm, bao gồm: khai sai dẫn đến (và không dẫn đến) thiếu tiền thuế phải nộp, sử dụng hoá đơn không đúng quy định. Đồng thời, bị áp dụng tình tiết tăng nặng vì vi phạm nhiều lần (đối với hành vi kê khai sai nhưng không dẫn đến thiếu số thuế VAT phải nộp).
Theo quyết định xử phạt, RAL bị phạt tiền gần 768.9 triệu đồng. Trong đó, hơn 630 triệu đồng vì hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế, bao gồm gần 242 triệu đồng do khai sai dẫn đến thiếu thuế VAT, hơn 342 triệu đồng vì khai sai dẫn đến thiếu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), và hơn 46 triệu đồng vì khai sai dẫn đến thiếu thuế thu nhập cá nhân (46 triệu đồng); phạt 63.7 triệu đồng vì khai sai không dẫn đến thiếu thuế VAT; và phạt 1.5 lần số tiền thuế với hành vi sử dụng hoá đơn không đúng quy định, số tiền là gần 75 triệu đồng.
Doanh nghiệp cũng phải khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ hơn 3.2 tỷ đồng số tiền thuế còn thiếu vào Ngân sách Nhà nước (NSNN). Trong đó có hơn 1.22 tỷ đồng thuế VAT, gần 1.75 tỷ đồng thuế TNDN, và gần 231 triệu đồng thuế TNCN.
Ngoài ra, RAL phải nộp tiền chậm nộp thuế là 477 triệu đồng, và tính thêm tiền giảm thuế VAT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau tại kỳ tính thuế tháng 12/2023 là gần 846 triệu đồng.
Tổng cộng, số tiền RAL bị phạt và truy thu là hơn 5.29 tỷ đồng. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký, được giao cho Tổng Giám đốc Nguyễn Đoàn Thăng – đại diện pháp luật Doanh nghiệp – chấp hành.
Dù bị phạt khá nặng, nhưng số tiền phạt có lẽ không ảnh hưởng nhiều với RAL, xét trên bức tranh kinh doanh đang tương đối sáng. Doanh nghiệp kết thúc nửa đầu năm với hơn 4.95 ngàn tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 35% so với cùng kỳ; lãi ròng 332 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 13%.
Doanh nghiệp cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024 đã thực hiện chuyển đổi số, hiện đại hoá nhà máy, chuyển đổi lên nhà máy tự động. Ngoài ra, Doanh nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng dành cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, đánh bắt thuỷ sản, và có các hệ thống chiếu sáng năng lượng mặt trời kết hợp công nghệ thông minh. Quá trình chuyển đổi này cũng chính là nguyên nhân khiến Doanh nghiệp chậm công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024, theo văn bản giải tình gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và HOSE.
Trên bảng cân đối, tổng tài sản của RAL thời điểm cuối tháng 6 đạt gần 8.5 ngàn tỷ đồng, hơn đầu năm 9%, với gần 8 ngàn tỷ là tài sản ngắn hạn (tăng 9%). Lượng tiền mặt nắm giữ lên tới hơn 1.1 ngàn tỷ đồng, hơn đầu năm 42%. Tồn kho tăng nhẹ, đạt hơn 1.3 ngàn tỷ đồng.
Bên kia bảng cân đối, trên 99% nợ phải trả của RAL là nợ ngắn hạn, ghi nhận hơn 5.3 ngàn tỷ đồng, hơn đầu năm 12%. Hệ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh đều trên 1 lần, tức không có nghi ngờ gì về khả năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của Doanh nghiệp.
RAL còn hơn 3.64 ngàn tỷ đồng nợ vay, tăng 17%, đều là nợ vay ngân hàng.
Thị trường chứng khoán: Biến động “khó chịu” trong ngắn hạn
Một số doanh nghiệp sẽ có các câu chuyện tăng trưởng rất hay trong 2024 – 2025, có thể đem đến tiềm năng tăng trưởng vượt bậc.
Dù bão lũ có thể tác động lên tăng trưởng kinh tế, nhưng bối cảnh chung vẫn ở giai đoạn tích cực. Thị trường chứng khoán ngắn hạn sẽ biến động ra sao?
Định giá “mềm”
Các dữ liệu kinh tế quan trọng đã cho thấy xu hướng tăng trưởng kinh tế mạnh trong trung hạn. Tuy nhiên, có thể thấy biến động trên thị trường chứng khoán (TTCK) là rất khó chịu trong ngắn hạn, tính phân hóa rất cao. Đây là giai đoạn nền kinh tế chung dần hồi phục trở lại nhờ vào yếu tố ngoại lực, tăng trưởng kinh tế phân hóa mạnh, lợi thế chủ yếu tập trung vào các ngành dẫn dắt, đa số các doanh nghiệp nhỏ và ngành nghề không thuận lợi tiếp tục ảnh hưởng nặng nề.
Sau nhịp điều chỉnh 3, VN-Index đang ở vùng định giá hấp dẫn.
Chúng tôi cho rằng giai đoạn này cũng là thời điểm “chọn mặt gửi vàng” đối với các cơ hội đầu tư trung hạn, với định giá “rất mềm”, nhờ vào các giai đoạn điều chỉnh liên tục trong 2024. Cụ thể:
Mức P/E và P/B của thị trường chung đang ở mức rất hấp dẫn, cho thấy không gian “re-rating” các vùng định giá P/E và P/B theo tăng trưởng kinh tế chung, tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp trong 2 – 4 quý tới là cao. Không gian tăng trưởng đối với VN-Index sẽ không dừng lại ở vùng 1.300 trong 6 tháng tới.
Bên cạnh đó, gần như chắc chắn Việt Nam sẽ được nâng hạng trong 6 tháng tới. Một trong những điểm nhấn vĩ mô và trực tiếp của TTCK trong tháng 9 là Chính phủ tích cực đẩy mạnh sửa đổi Luật, xử lý triệt để các vướng mắc liên quan đến vấn đề Giao dịch ký quỹ khối ngoại (Pre-funding), là yếu tố quan trọng nhất nhằm đủ điều kiện nâng hạng lên thị trường mới nổi “FTSE Secondary Emerging Market” .
Chúng tôi kỳ vọng, cơ chế Pre – funding đang ở những giai đoạn cuối và có thể trình Quốc hội vào kỳ họp tới vào tháng 10. Việc thông qua Thông tư Pre-funding gần như là chắc chắn, khi Chính phủ đã đặt quyết tâm nâng hạng rất cao. Đây là cơ sở quan trọng nhất hiện tại giúp FTSE Russell có đủ cơ sở xem xét nâng hạng Việt Nam lên mức “FTSE Secondary Emerging Market” trong kỳ Review quý III/2024 (ngày 08/10) hoặc quý I/2025 (tháng 3/2025).
Như vậy, vùng định giá hấp dẫn này cũng sẽ là yếu tố thu hút dòng vốn ngoại đáng kể trong 6 – 12 tháng tới.
Các kịch bản thị trường chứng khoán
Nhìn lại, thị trường chung VN-Index đã trải qua đến 3 nhịp điều chỉnh khó lường từ tháng 6: Nhịp điều chỉnh cuối tháng 6 (1.310 – 1.240), Nhịp điều chỉnh tháng 7 (1.300 – 1.180), và Nhịp điều chỉnh hiện tại (1.290 – 1.250).
TTCK rất "khó chịu" trong ngắn hạn và đang phân hóa, nhưng triển vọng tích cực trung và dài hạn
Các nhịp điều chỉnh trên đều tương quan với những rủi ro rất lớn mà TTCK Việt Nam gặp phải, từ Vĩ mô (tỷ giá, rủi ro gia tăng lãi suất), Toàn cầu (rủi ro DXY tăng cao, rủi ro suy thoái), ngoài ra còn đến từ sự Nhân sự (đã chắc chắn ổn định), và rủi ro Khối ngoại bán ròng lịch sử trong giai đoạn 2 năm qua.
Có thể thấy, VN-Index hiện tại đã phản ánh rất sâu các nhóm rủi ro trên. Vì các quá trình điều chỉnh liên tục như vậy, vùng giá đa số các cổ phiếu đều tương đối thấp. Chúng tôi vẫn tiếp tục giữ quan điểm tích cực đối với triển vọng TTCK trung hạn, khi thấy rằng điều kiện đầu tư đã gần như không còn các rủi ro quá lớn, cùng với triển vọng tích cực đến từ tăng trưởng kinh tế - tiềm năng tăng trưởng đến từ các doanh nghiệp niêm yết.
Chúng tôi cho rằng xu hướng tăng sẽ bền vững hơn, thể hiện tốt hơn nội tại nền kinh tế và doanh nghiệp, sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các lí do khác như thời gian qua. Theo đó, xác suất xảy ra Kịch bản Cơ sở và Kịch bản Tích cực trong 3 tháng cuối năm 2024 là rất cao, tương đồng với đà tăng trưởng kinh tế vượt trội kể từ quý II/2024.
Kịch bản cơ sở: Mục tiêu 1.280 – 1.300 là hoàn toàn phù hợp đối với VN-Index trong ngắn hạn, khi thị trường kết thúc nhịp điều chỉnh sideway tích lũy.
Kịch bản tích cực: Mục tiêu 1.340 - 1.360, với triển vọng tăng trưởng doanh nghiệp niêm yết dự kiến tích cực trong quý IV/2024 và quý I/2025.
Chiến lược đầu tư chúng tôi gợi ý giai đoạn hiện tại nên tập trung vào các ngành nghề “được lợi thế” dẫn dắt trong trung hạn, với định giá hấp dẫn, và tăng trưởng hoạt động lõi của doanh nghiệp mang độ chắc chắn cao.
Một yếu tố rất quan trọng cần quan tâm là “tiềm năng phát triển” doanh nghiệp tăng đột biến trung hạn mà thị trường chưa thực sự chú ý. Bên cạnh đó, với xu hướng thị trường biến động cao thường xuyên trong ngắn hạn, chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên hướng đến chiến lược đầu tư ổn định, hướng đến các yếu tố trọng tâm như sau: Định giá hấp dẫn trung hạn; Xu hướng doanh nghiệp tăng trưởng ít nhất 2 – 4 quý sắp tới; Hoạt động cốt lõi doanh nghiệp mang tính chắc chắn.
Lựa chọn các nhóm ngành
Dự báo các nhóm ngành hưởng lợi từ xu hướng xuất khẩu tăng trưởng cao, sẽ có KQKD tốt trong nửa cuối năm 2024, nhất là nhóm ngành xuất khẩu đã có kết quả kinh doanh dự kiến trong tháng 7 – tháng 8 khá tốt. Cùng với đó xu hướng giá hàng hóa Hóa chất – Thủy sản – Cao su đều tích cực trong ngắn hạn, nổi bật như: Dệt may (TNG, MSH, STK); Hóa chất (DGC); Thủy sản (MPC, FMC); Cao su (GVR, PHR, DPR); Bất động sản Khu công nghiệp (LHG).
Bên cạnh đó, các ngành Thủy điện và Chăn nuôi đang có số dự phóng quý III/2024 ấn tượng:Chăn nuôi (DBC); Thủy điện & Năng lượng tái tạo (HDG, TTA).
Một số doanh nghiệp sẽ có các câu chuyện tăng trưởng rất hay trong 2024 – 2025, có thể đem đến tiềm năng tăng trưởng vượt bậc. Chúng tôi đề xuất 1 số doanh nghiệp có các cơ hội tăng trưởng đột biến, ở vùng định giá hợp lý hiện tại: Ngân hàng: (STB, HDB); Chăn nuôi & Công nghệ sinh học: (DBC); Thủy điện & Năng lượng tái tạo (HDG & TTA); Tiện ích (BWE).
Ngành Bất động sản (BĐS), với vùng định giá trung hạn cũng đang hấp dẫn. Chúng tôi cho rằng, về thực tiễn, bộ khung Luật BĐS hoàn thiện giúp xử lý triệt để các vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp BĐS đang gặp phải trong các năm qua. Bên cạnh đó, nhu cầu BĐS đang có những động thái tích cực, cũng như là ngành trọng tâm nhận được hỗ trợ từ Chính phủ sắp tới. Cụ thể các doanh nghiệp bất động sản đáng chú ý có PDR, DXG,VHM, VRE.
TTA - Lợi nhuận tăng mạnh
1. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNGTrường Thành Group thành lập. Vốn điều lệ 50 tỷ đồng, tăng lên 292 tỷ đồng vào tháng 8/2010. Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh năng lượng, đầu tư các dự án điện năng. Tính đến thời điểm hiện tại Trường Thành Group đã đầu tư:
Các dự án của TTA
- Điện gió có dự án Phương mai 1 - Nhơn hội, Bình định: 26.4MWp - sản lượng 73.22 triệu KWh/năm
- Điện mặt trời:
+ NM ĐMT Núi 1 công suất 50MWp - sản lượng 90 triệu KWh/năm
+ NM ĐMT Hồ bầu ngứ, công suất 61.77MWp - sản lượng 98 triệu KWh/năm
- Thủy điện với:
+ Nhà máy thủy điện Ngòi hút 2, công suất 48MWp - sản lượng 202 triệu KWh/năm
+ Nhà máy thủy điện Ngòi hút 2A, công suất 8,4MWp - sản lượng 30 triệu KWh/năm
+ Nhà máy thủy điện Pá hu, công suất 26MWp - sản lượng 90 triệu KWh/năm
2. KẾT QUẢ KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU NĂM
Trong Quý II/2024, lợi nhuận tăng 33,99 tỷ, tương ứng tăng 114,21% so với cùng kỳ, đạt 99,1 tỷ trong 6 tháng đầu năm, chiếm 62% kế hoạch lợi nhuận năm 2024.
Nguyên nhân chính là do chi phí lãi vay giảm. Công ty tiếp tục hưởng lợi từ việc các ngân hàng giảm lãi suất, với chi phí lãi vay giảm 19,3 tỷ so với cùng kỳ và giảm 41,3 tỷ trong 6 tháng đầu năm, góp phần tăng lợi nhuận lũy kế.
3. LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ :
La Nina là không tránh khỏi từ năm 2024: Ngay đầu mùa nắng đã có mưa lớn nhất là ở miền bắc báo hiệu mùa thủy văn rất thuận lợi cho khu vực phía bắc nơi TTA đặt 3 nhà máy thủy điện.
Lãi vay giảm mạnh từ năm 2024 : Quý 1 giảm 20 tỷ so cùng kỳ, kỳ vọng cả năm giảm 80 tỷ sẽ giúp lợi nhuận ròng tăng mạnh. Tính đến hết Q2/2024 tổng nợ phải trả của Trường Thành Group đạt 2.287 tỷ giảm 9% so với cùng kỳ
Đường dây 500kV mạch 3 chính thức khánh thành có ý nghĩa trung hạn cho mùa nóng sang năm khi huy động thêm công suất các trang trại điện tái tạo bổ sung cho miền bắc, và ý nghĩa đặc biệt dài hạn trong tương lai khi phát triển thêm các trang trại điện tái tạo và các loại hình lưu trữ khu vực miền trung để bù đắp cho sự thiếu hụt miền bắc.
Chỉ riêng trong tháng 7+8 sản lượng đã gấp ~1,5 lần cả quý 2, dự kiến quý 3 này đạt doanh thu 220 tỷ min ebitda gần 88% ROE về 10% tương, P/e fw khoảng 11 có thể đạt 100 tỷ trong quý này. lnst năm 200t => vốn hóa 2200 tỷ, upsize còn lớn
Lũy kế 7 tháng đầu năm, Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP (EVNGENCO3, HOSE: PGV) cho biết sản lượng điện sản xuất của toàn hệ thống cả nước đạt hơn 179 tỷ kWh, tăng 11.5% so với cùng kỳ 2023. Nguồn thủy điện tiếp tục được huy động cao do diễn biến thủy văn thuận lợi ở khu vực miền Bắc.
Hệ thống tiếp tục đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục phục vụ phát triển KT-XH và nhu cầu điện sinh hoạt của nhân dân trong tình hình mưa lũ lớn ở nhiều địa phương miền núi phía Bắc.
Công ty nỗ lực đảm bảo công tác sản xuất theo huy động của Hệ thống điện
Với EVNGENCO3, sản lượng điện sản xuất lũy kế 7 tháng đạt hơn 15.4 tỷ kWh, tương đương 54% kế hoạch năm 2024. Riêng tháng 7, sản lượng đạt 1.27 tỷ kWh. Công tác sản xuất điện từ đầu năm được đảm bảo an toàn, liên tục, đặc biệt trong giai đoạn mùa mưa bão.
Đóng góp phần lớn vào sản lượng điện là các nhà máy thuộc Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ, Vĩnh Tân và Mông Dương, mỗi công ty sản xuất trên 4 tỷ kWh trong 7 tháng đầu năm. Đáng chú ý, cụm nhà máy điện mặt trời Vĩnh Tân 2 sản xuất 38.4 triệu kWh, đạt 64% kế hoạch năm.
Về chỉ tiêu doanh thu, Công ty mẹ EVNGENCO3 ước đạt 1.62 ngàn tỷ đồng trong tháng 7, lũy kế 7 tháng ước đạt hơn 22.8 ngàn tỷ đồng, thực hiện được 57% kế hoạch năm.
Nhiệt điện Phú Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu với 36.7%, tương đương mang lại gần 5.4 ngàn tỷ đồng sau 7 tháng. Theo sau là Vĩnh Tân và Mông Dương với khoảng 6.8 ngàn tỷ đồng, chiếm lần lượt 30% và 29.8% cơ cấu doanh thu của Công ty. Nguồn cung nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện (than và khí) trong giai đoạn được đảm bảo.
Cập nhật về tiến độ đầu tư, xây dựng và phát triển dự án, Dự án Nhiệt điện khí LNG Long Sơn hiện đang được Doanh nghiệp phối hợp cùng các thành viên Tổ hợp, tiếp tục chuẩn bị các nội dung liên quan để triển khai các bước tiếp theo. Đồng thời, EVNGENCO3 cũng tiếp tục nghiên cứu, xúc tiến, hợp tác đầu tư đối với Dự án nhà máy điện linh hoạt tại Ninh Bình; các dự án thủy điện mở rộng tại Buôn Kuốp, Srêpôk 3; các dự án điện gió trên bờ và ngoài khơi.
Kế hoạch sản xuất gần 2.1 tỷ kWh trong tháng 8
Tháng 8/2024, EVNGENCO3 đặt mục tiêu sản lượng điện sản xuất gần 2.1 tỷ kWh. Trong đó, hơn 1.8 tỷ kWh đến từ công ty mẹ; 233 triệu kWh từ các công ty con và công ty liên kết. Đồng thời, tiếp tục chủ động đảm bảo cung ứng nhiên liệu cho sản xuất điện trong các tháng cuối năm 2024 và mùa khô năm 2025.
Để hoàn thành kế hoạch, Doanh nghiệp cho biết sẽ thực hiện các giải pháp đảm bảo độ khả dụng của các tổ máy, nâng cao hiệu suất, giảm suất hao nhiệt, đảm bảo cung cấp điện an toàn liên tục và hiệu quả. Các nhà máy thủy điện chủ động điều tiết nước về hạ du theo đúng quy trình, khai thác nước hiệu quả, đảm bảo an toàn hồ đập trong mùa mưa lũ.
Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu, xúc tiến hợp tác đầu tư các dự án nguồn điện mới, ưu tiên các nguồn điện xanh, sạch. Bên cạnh đó, sẽ quản lý vận hành, bảo dưỡng sửa chữa, nhiên liệu cho Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 3, đảm bảo các tổ máy vận hành an toàn, tin cậy. Đối với Nhà máy Nhiệt điện BOT Phú Mỹ 2.2, Doanh nghiệp sẽ hiện công tác liên quan chuẩn bị tiếp nhận quản lý vận hành, bảo dưỡng sửa chữa.
EPS hoàn thành 05 công trình sửa chữa lớn cụm Nhà máy điện Phú Mỹ 2.1 Mở rộng
Bên cạnh hoạt động sản xuất – kinh doanh, EVNGENCO3 cũng thực hiện nhiều hoạt động tri ân Nhân Kỷ niệm 77 Năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024). Cụ thể tại thành phố Thủ Đức, TP.HCM, Đoàn Thanh niên EVNGENCO3 đến các gia đình, thăm hỏi, tặng 10 phần quà, mỗi phần trị giá 01 triệu đồng, cho các Mẹ Việt Nam anh hùng, cựu chiến binh, gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ đến thăm hỏi, trao tặng 50 phần quà cho các thương bệnh binh, gia đình chính sách, người có công với cách mạng xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ. 20 phần quà cũng được Công ty EPS tặng cho các thương bệnh binh, gia đình chính sách, có công với cách mạng tại xã Sông Xoài và Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân cũng đã trao tặng 75 phần quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận với tổng giá trị hơn 37 triệu đồng. Phần quà tuy nhỏ nhưng là tấm lòng quan tâm, chia sẻ và biết ơn sâu sắc của CBCNV Công ty đối với những người đã cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, bảo vệ, xây dựng phát triển đất nước.
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.