Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Nhận định chứng khoán 12/6: Thị trường vẫn trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn
Nhà đầu tư nên ưu tiên hoạt động trading trong ngắn hạn, tích lũy cổ phiếu tại vùng 1.270-1.280 điểm.
Thị trường chứng khoán có thể sẽ quay trở lại đà tăng trong phiên hôm nay 12/6. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn và chúng tôi vẫn kỳ vọng thị trường có thể sớm thoát khỏi giai đoạn tích lũy. Điểm tích cực là dòng tiền có dấu hiệu tích cực và có xu hướng gia tăng ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
VN-Index trong ngắn hạn đang chịu áp lực điều chỉnh ở vùng kháng cự mạnh
Với việc khối ngoại tăng cường đà bán ròng phiên 11/6 khi thị trường tiến gần tới ngưỡng kháng cự mạnh 1.300 điểm, VN-Index kết phiên giao dịch ngày 11/6 giảm 6,26 điểm (-0,49%), tại 1.284,41 điểm, điểm tích cực là HNX kết phiên vẫn trong sắc xanh tại 246,41 điểm (+0,83 điểm, tương ứng +0,34%). Độ rộng thị trường trên cả 2 sàn nghiêng về tiêu cực khi có tới 226 mã giảm giá, 108 mã tăng giá, 41 mã tham chiếu tại HOSE. Tại HNX có 98 mã giảm giá, 76 mã tăng giá, 54 mã tham chiếu.
Thanh khoản trên cả 2 sàn tăng so với phiên giao dịch trước khi khối lượng giao dịch (không bao gồm thỏa thuận) tăng +10,4% tại HOSE và +11,07% tại HNX, đều cao hơn so với trung bình 1 tuần, 2 tuần và 1 tháng qua.
VN-Index kết phiên giao dịch ngày 11/6 giảm 6,26 điểm (-0,49%), tại 1.284,41 điểm
Ghi nhận trong phiên 11/6, một số ngành chứng kiến nhiều mã tăng điểm như ngành Phân bón với DCM (+1,29 %), DPM (+0,52 %), LAS (+0,87 %), nhóm ngành Chứng khoán với SSI (+1,3 %), HCM (+1,4 %), MBS (+2,1 %), BSI (+2,9%), và đặc biệt là VCI (+4,9%)... Bên cạnh đó, đà tăng ấn tượng của nhóm Công nghệ thông tin vẫn chưa dừng lại khi FPT (+1,74%), ITD (+6,36%), ELC (+4,23%). Dòng tiền cũng vận động tích cực ở nhóm Dầu khí, các cổ phiếu như: PLX (+2,98 %), PVD (+0,94 %), PVS (+0,9%) hay cổ phiếu tiêu biểu ngành điện POW (+3,7%).
Tác động tiêu cực nhất tới VN-Index trong phiên 11/6 là nhóm cổ phiếu Bất động sản bao gồm VIC (-0,6%), VHM (-1,9%), VRE (-1,8%) bên cạnh NVL (-3,4%), TCH (-2,02%), HPX (-3,37%), QCG (-3,06%)…Nhóm Bảo hiểm tiếp tục có phiên giảm điểm với BVH (-1,4%), bên cạnh đó là BMI (-2,51 %), MIG (-0,95 %). Ngoài ra cũng phải kể đến nhóm Du lịch với VJC (-2,94%), HVN (- 1,9%), SCS (-2,73 %)... ngoại trừ cổ phiếu SKG (+2,37%).
Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), trong ngắn hạn, nhà đầu tư đang thận trọng chờ đợi thông tin của họp FED diễn ra vào ngày 13/6 dẫn đến các vị thế bán gia tăng nhiều ở các mã có tính chất đầu cơ, các mã đã tăng giá mạnh trong thời gian ngắn khi VN-Index đang gặp vùng kháng cự mạnh. VN-Index trong ngắn hạn đang chịu áp lực điều chỉnh ở vùng kháng cự mạnh và đang quay trở lại tích lũy trong kênh giá 1.250 điểm - 1.300 điểm, điểm cân bằng của kênh giá này là vùng 1.275 điểm, cũng tương đồng với giá trung bình 20 phiên của VN-Index.
Xu hướng trung hạn của VN-Index duy trì tích lũy trong kênh rộng 1.180 điểm - 1.200 điểm đến 1.300 điểm, mở rộng lên 1.320 điểm. Trong đó, 1.200 điểm là vùng giá cao nhất năm 2018, 1.300 -1.320 điểm là vùng giá cao nhất tháng 6, 8/2022. Điểm cân bằng của kênh tích lũy trung hạn là vùng 1.245 -1.255 điểm, tương ứng vùng giá cao nhất năm 2023.
“Nhà đầu tư ngắn hạn đã giải ngân, tỉ trọng nếu duy trì ở mức cao nên bắt đầu xem xét bán, giảm tỉ trọng đối với các mã đã đạt kỳ vọng, hoặc cơ cấu bán các mã yếu kém nếu có. Nhà đầu tư trung - dài hạn tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường, vì đây chưa phải là vùng giá hấp dẫn”, chuyên gia của SHS nhận định.
Thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn
Còn theo nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán ASEAN (ASEANSC), thị trường phiên 11/6 trải qua nhịp rung lắc với áp lực bán mạnh, chủ yếu đến từ khối ngoại (-1.843 tỷ đồng), tập trung vào nhóm cổ phiếu trụ. Mặc dù vậy, tâm lý của nhà đầu tư trong nước lại tỏ ra tương đối vững vàng, phản ánh qua việc VN-Index chỉ giảm 6,26 điểm là mức tương đối nhẹ nhàng ở bối cảnh hiện tại. Thanh khoản gia tăng trở lại cho thấy khả năng hấp thụ tương đối tốt tại vùng đỉnh cũ, tuy vậy mức độ phân hóa đang càng ngày trở nên rõ rệt hơn.
Thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn
“Nhà đầu tư nên ưu tiên hoạt động trading trong ngắn hạn, tích lũy cổ phiếu tại vùng 1.270-1.280 điểm”, chuyên gia của ASEANSC nêu quan điểm.
Trong khi đó, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng, thị trường có thể sẽ quay trở lại đà tăng trong phiên hôm nay 12/6. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn và thị trường có thể sớm thoát khỏi giai đoạn tích lũy. Điểm tích cực là dòng tiền có dấu hiệu tích cực và có xu hướng gia tăng ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn giảm nhẹ cho thấy các nhà đầu tư đang thận trọng, nhưng các nhà đầu tư có thể đang cơ cấu lại danh mục khi nhiều cổ phiếu đã có chuỗi tăng mạnh trong thời gian qua.
“Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức cao và các nhà đầu tư nên ưu tiên mua mới ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn”, chuyên gia của YSVN khuyến nghị.
Lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền của 7 doanh nghiệp
7 doanh nghiệp sẽ chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt các đợt năm 2023.
CTCP Dịch vụ biển Tân Cảng (TOS): Ngày 3/6/2024 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2023 tỷ lệ 15% (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng). Ngày thanh toán là 25/6/2024.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB): Ngày 3/6/2024 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2023 tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày thanh toán là 13/6/2024.
Ngoài ra, ngân hàng cũng trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu tỷ lệ 15% (người sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 15 cổ phiếu mới).
Tổng CTCP IDICO (IDC): Ngày 4/6/2024 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền đợt cuối năm 2023 tỷ lệ 5% và đợt 1 năm 2024 tỷ lệ 20% (1 cổ phiếu được nhận 2.500 đồng). Ngày thanh toán là 19/6/2024.
CTCP Vinafco (SKG): Ngày 7/6/2024 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2023 tỷ lệ 5% (1 cổ phiếu được nhận 500 đồng). Ngày thanh toán là 20/6/2024.
CTCP Bảo vệ Thực vật 1 Trung ương (HNI): Ngày 12/6/2024 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2023 tỷ lệ 15% (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng). Ngày thanh toán là 27/6/2024.
CTCP Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam (VIN): Ngày 14/6/2024 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2023 tỷ lệ 7% (1 cổ phiếu được nhận 700 đồng). Ngày thanh toán là 28/6/2024.
CTCP Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (VOC): Ngày 20/6/2024 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2023 tỷ lệ 12% (1 cổ phiếu được nhận 1.200 đồng). Ngày thanh toán là 28/6/2024.
CTCP Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang S sắp trả cổ tức năm 2023 bằng tiền tỷ lệ 5%, tương ứng 1 cp được nhận 500 đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 06/06, thanh toán ngày 20/06.
Với hơn 63.3 triệu cp đang lưu hành, SKG sẽ chi gần 31.7 tỷ đồng để trả cổ tức. Tỷ lệ này tương ứng kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua. Ngoài ra, SKG còn có kế hoạch chia cổ tức 5% bằng cổ phiếu.
Tại SKG, sau giao dịch bán cổ phiếu mới nhất được thông báo của ông Puan Kwong Siing (Tổng Giám đốc) vào ngày 07/05/2024, tỷ lệ sở hữu giảm còn 12.83%; nhóm cổ đông liên quan đến cá nhân này còn sở hữu tổng cộng 26.12% vốn, dự kiến thu về khoảng 8.3 tỷ đồng cổ tức SKG. Nhóm cổ đông đến từ Malaysia này còn có Công ty Kaibuok Shipyard (M) SDN. BHD (ông Puan Kwong Siing làm Thành viên HĐQT) nắm 5.75%; ông Puan Chiong (anh trai) nắm 4.86% vốn; bà Kong Mee Ling (chị dâu) nắm 2.67%; ông Bruce Ting Siaw Lung (em rể) nắm 0.01%.
Ngoài ra, một cá nhân khác cũng đến từ Malaysia là ông Ting Chek Hua nắm giữ 12.08% (tính đến giao dịch gần nhất được công bố ngày 06/02/2024), dự kiến thu về hơn 3.8 tỷ đồng. Bà Hà Nguyệt Nhi (Thành viên HĐQT) sở hữu 7.12% vốn (tính đến giao dịch gần nhất được công bố ngày 11/04/2024), dự kiến thu về gần 2.3 tỷ đồng.
Tàu cao tốc Superdong
SKG được biết đến là hãng tàu chuyên chở khách ra đảo Phú Quốc, Kiên Giang. Về tình hình kinh doanh, trước áp lực cạnh tranh về giá với nhiều đối thủ, SKG báo doanh thu thuần gần 108 tỷ đồng và lãi ròng hơn 20 tỷ đồng trong quý 1/2024, lần lượt giảm 9% và 39% so với cùng kỳ năm trước.
Công ty cho biết mặc dù đã áp dụng nhiều chính sách kích cầu thị trường nhưng doanh thu các tuyến Hà Tiên - Phú Quốc và Rạch Giá - Phú Quốc giảm do áp lực cạnh tranh về giá, trong khi các tuyến Rạch Giá - Lại Sơn, Sóc Trăng - Côn Đảo, Phan Thiết - Phú Quý tăng so với cùng kỳ.
Ngoài ra, lợi nhuận khác giảm mạnh từ gần 6 tỷ đồng xuống còn hơn 100 triệu đồng, do cùng kỳ 2023, Công ty có thu nhập từ thanh lý 2 phà. Đây là một trong những yếu tố làm giảm lợi nhuận.
Năm 2024, SKG dự báo đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, bên cạnh các yếu tố như thời tiết, giá nhiên liệu, chính sách còn nhiều biến động. Trên cơ sở đó, Công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần hơn 431 tỷ đồng và lãi sau thuế trên 73 tỷ đồng, cùng tăng 5% so với thực hiện 2023.
Như vậy, kết quả quý 1 của Công ty tương đương thực hiện 25% chỉ tiêu doanh thu và 27% mục tiêu lợi nhuận năm.
Kết quả kinh doanh những quý gần đây của SKG
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu SKG đạt 15,100 đồng/cp khi kết phiên 24/05/2024, giảm gần 24% trong 1 năm qua, thanh khoản trung bình gần 686 ngàn cp/ngày.
Diễn biến cổ phiếu SKG trong 1 năm qua
Huy Khải
FILI
SKG sắp chi cổ tức, nhóm cổ đông Malaysia thu về bao nhiêu tiền?
CTCP Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang (HOSE: SKG) sắp trả cổ tức năm 2023 bằng tiền tỷ lệ 5%, tương ứng 1 cp được nhận 500 đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 06/06, thanh toán ngày 20/06.
Với hơn 63.3 triệu cp đang lưu hành, SKG sẽ chi gần 31.7 tỷ đồng để trả cổ tức. Tỷ lệ này tương ứng kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua. Ngoài ra, SKG còn có kế hoạch chia cổ tức 5% bằng cổ phiếu.
Tại SKG, sau giao dịch bán cổ phiếu mới nhất được thông báo của ông Puan Kwong Siing (Tổng Giám đốc) vào ngày 07/05/2024, tỷ lệ sở hữu giảm còn 12.83%; nhóm cổ đông liên quan đến cá nhân này còn sở hữu tổng cộng 26.12% vốn, dự kiến thu về khoảng 8.3 tỷ đồng cổ tức SKG. Nhóm cổ đông đến từ Malaysia này còn có Công ty Kaibuok Shipyard (M) SDN. BHD (ông Puan Kwong Siing làm Thành viên HĐQT) nắm 5.75%; ông Puan Chiong (anh trai) nắm 4.86% vốn; bà Kong Mee Ling (chị dâu) nắm 2.67%; ông Bruce Ting Siaw Lung (em rể) nắm 0.01%.
Ngoài ra, một cá nhân khác cũng đến từ Malaysia là ông Ting Chek Hua nắm giữ 12.08% (tính đến giao dịch gần nhất được công bố ngày 06/02/2024), dự kiến thu về hơn 3.8 tỷ đồng. Bà Hà Nguyệt Nhi (Thành viên HĐQT) sở hữu 7.12% vốn (tính đến giao dịch gần nhất được công bố ngày 11/04/2024), dự kiến thu về gần 2.3 tỷ đồng.
Tàu cao tốc Superdong
SKG được biết đến là hãng tàu chuyên chở khách ra đảo Phú Quốc, Kiên Giang. Về tình hình kinh doanh, trước áp lực cạnh tranh về giá với nhiều đối thủ, SKG báo doanh thu thuần gần 108 tỷ đồng và lãi ròng hơn 20 tỷ đồng trong quý 1/2024, lần lượt giảm 9% và 39% so với cùng kỳ năm trước.
Công ty cho biết mặc dù đã áp dụng nhiều chính sách kích cầu thị trường nhưng doanh thu các tuyến Hà Tiên - Phú Quốc và Rạch Giá - Phú Quốc giảm do áp lực cạnh tranh về giá, trong khi các tuyến Rạch Giá - Lại Sơn, Sóc Trăng - Côn Đảo, Phan Thiết - Phú Quý tăng so với cùng kỳ.
Ngoài ra, lợi nhuận khác giảm mạnh từ gần 6 tỷ đồng xuống còn hơn 100 triệu đồng, do cùng kỳ 2023, Công ty có thu nhập từ thanh lý 2 phà. Đây là một trong những yếu tố làm giảm lợi nhuận.
Năm 2024, SKG dự báo đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, bên cạnh các yếu tố như thời tiết, giá nhiên liệu, chính sách còn nhiều biến động. Trên cơ sở đó, Công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần hơn 431 tỷ đồng và lãi sau thuế trên 73 tỷ đồng, cùng tăng 5% so với thực hiện 2023.
Như vậy, kết quả quý 1 của Công ty tương đương thực hiện 25% chỉ tiêu doanh thu và 27% mục tiêu lợi nhuận năm.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu SKG đạt 15,100 đồng/cp khi kết phiên 24/05/2024, giảm gần 24% trong 1 năm qua, thanh khoản trung bình gần 686 ngàn cp/ngày.
Quý I/2024, CTCP Tàu cao tốc Superdong Kiên Giang (SKG) sụt giảm 40% lợi nhuận
Báo cáo tài chính quý I/2024, CTCP Tàu cao tốc Superdong Kiên Giang (SKG) ghi nhận, trong 3 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần đạt gần 108 tỷ đồng (thấp hơn 8% so với số thu cùng kỳ), lãi sau thuế hơn 20 tỷ đồng (giảm 40% so với cùng kỳ).
Superdong Kiên Giang (SKG) sụt giảm 40% lợi nhuận trong Quý I/2024 (Ảnh minh hoạ).
Dự kiến, ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của doanh nghiệp này sẽ diễn ra vào cuối tháng 4. Theo đó, Superdong Kiên Giang sẽ trình cổ đông kế hoạch doanh thu thuần cả năm đạt 431 tỷ đồng và lãi sau thuế 73 tỷ đồng, tăng trên dưới 5% so với kết quả thực hiện của năm 2023. Như vậy, sau quý I, công ty này đã thực hiện được 25% mục tiêu doanh thu và gần 27% mục tiêu lợi nhuận năm.
Hồi quý IV/2023, sau khi trừ đi các chi phí, công ty này lỗ sau thuế hơn 6,8 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 3% so với cùng kỳ.
Lý giải về việc doanh thu thuần quý I/2024 có mức sụt giảm mạnh, SKG cho hay, doanh thu tuyến Hà Tiên – Phú Quốc và Rạch Giá – Phú Quốc sụt giảm do áp lực cạnh tranh về giá. Bù lại công ty đã áp dụng nhiều chính sách kích cầu thị trường, khiến doanh thu các tuyến vận tải còn lại như Rạch Giá – Lại Sơn, Sóc Trăng – Côn Đảo, Phan Thiết – Phú Quý tăng so với cùng kỳ.
Superdong Kiên Giang thành lập năm 2007 với vốn điều lệ ban đầu 10 tỷ đồng. Năm 2014, công ty đưa cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM (HoSE).
Vốn điều lệ hiện tại của doanh nghiệp là 633 tỷ đồng, trụ sở đặt tại Phú Quốc, Kiên Giang.
Hiện Superdong Kiên Giang sở hữu 16 tàu cao tốc và 2 phà phục vụ cho hành khách đi tới các đảo Phú Quốc, Nam Du, Hòn Sơn, Hòn Nghệ, Côn Đảo và Phú Quý.
Đây là một trong những doanh nghiệp nắm giữ thị phần lớn trong vận tải hành khách bằng đường biển.
Sau những khó khăn do Covid -19 gây ra, Superdong Kiên Giang nhanh chóng khôi phục và hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ du lịch từ năm 2022.
Nhưng từ quý III/2023, các thông tin tiêu cực về thị trường du lịch tại Phú Quốc đã khiến doanh nghiệp sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận. Quý gần nhất, Superdong Kiên Giang báo lỗ ròng gần 7 tỷ đồng.
Lợi nhuận quý I/2024 của hãng tàu cao tốc Superdong đi lùi 40%
Trong năm 2024, SKG đặt mục tiêu tăng trưởng với doanh thu thuần hơn 431 tỷ đồng và lãi sau thuế trên 73 tỷ đồng. Như vậy, sau quý I, công ty này đã thực hiện được 25% mục tiêu doanh thu và gần 27% mục tiêu lợi nhuận năm.
Quý I/2024, hãng tàu Superdong chỉ báo lãi hơn 20 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2023 vì doanh thu tuyến Phú Quốc sụt khi bị cạnh tranh giá.
CTCP Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang (HoSE: SKG) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với những kết quả kinh doanh không mấy khả quan.
Theo đó, trong quý đầu tiên của năm, doanh nghiệp này có doanh thu thuần giảm 8,5% so với cùng kỳ, đạt trên 107 tỷ đồng.
Theo lý giải của SKG, doanh thu thuần quý I/2024 có mức sụt giảm như vậy là do doanh thu tuyến Hà Tiên – Phú Quốc và Rạch Giá – Phú Quốc sụt giảm do áp lực cạnh tranh về giá. Bù lại công ty đã áp dụng nhiều chính sách kích cầu thị trường, khiến doanh thu các tuyến vận tải còn lại như Rạch Giá – Lại Sơn, Sóc Trăng – Côn Đảo, Phan Thiết – Phú Quý tăng so với cùng kỳ.
Do giá dầu bình quân trong kỳ giảm nhẹ nên giá vốn của doanh nghiệp này giảm 1,8%, tương đương 1,4 tỷ đồng. Doanh thu tài chính đạt hơn 3,7 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Trong kỳ không phát sinh chi phí tài chính. Chi phí bán hàng giảm 6% đạt 11,2 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 30% đạt 3,8 tỷ đồng.
Với việc gia tăng chi phí, lợi nhuận gộp của hãng tàu này giảm 27%, ghi nhận hơn 23 tỷ đồng. Biên lãi gộp giảm từ 27% xuống còn 21% trong quý I.
Khấu trừ các chi phí, trong quý I, doanh nghiệp vận tải hành khách này thu về hơn 20 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 40% so với cùng kỳ.
Trong năm 2024, SKG đặt mục tiêu tăng trưởng với doanh thu thuần hơn 431 tỷ đồng và lãi sau thuế trên 73 tỷ đồng. Như vậy, sau quý I, công ty này đã thực hiện được 25% mục tiêu doanh thu và gần 27% mục tiêu lợi nhuận năm.
Tính đến cuối quý I/2023, tổng tài sản của SKG tăng nhẹ 2% so với đầu năm, đạt gần 918 tỷ đồng. Trong đó, tài sản phần lớn là tài sản cố định hơn 359 tỷ đồng, giảm 6% so với đầu năm.
Bên cạnh đó, các khoản phải thu ngắn hạn đạt gần 299 tỷ đồng, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 186 tỷ đồng, tiền và các khoản tương đương tiền đạt trên 19 tỷ đồng, hàng tồn kho có trên 34 tỷ đồng.
Doanh nghiệp này có 15 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó gần như toàn bộ là nợ ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu tăng nhẹ so với đầu năm, đạt 902 tỷ đồng, trong đó có trên 248 tỷ đồng là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Trước đó, trong năm 2023, Superdong – Kiên Giang thu 409 tỷ đồng, bằng doanh thu cùng kỳ. Tuy nhiên, nhờ nguồn thu từ hoạt động tài chính lên đến 17 tỷ đồng và khoản thu nhập khác 6 tỷ đồng, công ty có lãi sau thuế gần 70 tỷ đồng, tăng gần 63% so với cùng kỳ. Dù vậy, kết quả này vẫn không hoàn thành mục tiêu doanh thu thuần 478 tỷ đồng và lãi sau thuế 72 tỷ đồng, lần lượt tăng 17% và 67% được công ty đề ra hồi đầu năm.
Superdong - Kiên Giang hiện sở hữu đội tàu gồm 16 tàu cao tốc và 2 phà, phục vụ cho hành khách đi tới các đảo Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý. Đây là một trong những hãng tàu nắm giữ thị phần lớn trong vận tải đường biển ra các hải đảo nổi tiếng về du lịch.
Hãng tàu đi Phú Quốc giảm 39% lãi quý 1 do cạnh tranh giá
Trước áp lực cạnh tranh về giá với nhiều đối thủ, CTCP Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang S, hãng tàu chuyên chở khách ra đảo Phú Quốc, báo lãi sau thuế quý 1/2024 giảm 39% so với cùng kỳ, đạt 20 tỷ đồng.
Quý 1/2024, SKG ghi nhận doanh thu thuần gần 108 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 23 tỷ đồng, lần lượt giảm 9% và 39% so với cùng kỳ năm trước. Công ty cho biết mặc dù đã áp dụng nhiều chính sách kích cầu thị trường nhưng doanh thu các tuyến Hà Tiên - Phú Quốc và Rạch Giá - Phú Quốc giảm do áp lực cạnh tranh về giá, trong khi các tuyến Rạch Giá - Lại Sơn, Sóc Trăng - Côn Đảo, Phan Thiết - Phú Quý tăng so với cùng kỳ.
Ngoài ra, lợi nhuận khác giảm mạnh từ gần 6 tỷ đồng xuống còn hơn 100 triệu đồng, do cùng kỳ 2023, Công ty có thu nhập từ thanh lý 2 phà. Đây là một trong những yếu tố làm giảm lợi nhuận.
Dự báo năm 2024, Ban lãnh đạo SKG nhận định Công ty sẽ phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác nhau về giá cả, dịch vụ và chất lượng. Các yếu tố như thời tiết, giá nhiên liệu, và chính sách của Chính phủ vẫn còn nhiều biến động và thay đổi.
Trên cơ sở đó, năm 2024, Công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần hơn 431 tỷ đồng và lãi sau thuế trên 73 tỷ đồng, cùng tăng 5% so với thực hiện 2023. Phương án này sẽ được HĐQT trình ĐHĐCĐ ngày 26/04 thông qua.
Nếu được thông qua, kết quả quý 1 của Công ty sẽ tương đương thực hiện 25% chỉ tiêu doanh thu và 27% mục tiêu lợi nhuận năm.
Trên bảng cân đối kế toán, tại thời điểm 31/03/2024, tổng tài sản của SKG hơn 918 tỷ đồng, tăng nhẹ 21 tỷ đồng so với đầu năm. Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng khoảng 205 tỷ đồng. Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả chưa đến 16 tỷ đồng và Công ty không ghi nhận nợ vay tài chính.
Thế Mạnh
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.