Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Những cổ phiếu niêm yết giá “rẻ hơn trà đá”
Kết phiên 11/10/2024, VN-Index dừng lại ở 1,288 điểm. Dù chưa thể vượt ngưỡng 1,300, nhưng nếu so với đầu năm, chỉ số đã tăng hơn 14%, tương đương 157 điểm. Tuy vậy, có một thực tế là không phải mã cổ phiếu nào cũng tăng giá. Có những mã đã lao dốc hoặc lình xình gần 1 năm nay quanh vùng giá cực thấp hay thường được gọi là vùng “trà đá”.
Trà đá “có this có that”, tựu trung là giá rẻ. Để công bằng, hãy lấy giá của ly trà đá “tạm” cho là thấp nhất thị trường hiện nay là 3,000 đồng. Ở mức giá này, 2 sàn niêm yết là HOSE cùng HNX có tới 27 mã với thị giá bằng hoặc thấp hơn. Trong đó, mã rẻ nhất có giá 1,200 đồng, cao nhất chỉ 3,000 đồng/cp.
Các mã cổ phiếu có giá rẻ hơn ly trà đá trên thị trường hiện nay
Cái tên dẫn đầu danh sách kém vui này là FID (CTCP Đầu tư và Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam). Tính đến 11/10, thị giá FID chỉ đạt 1,200 đồng/cp, giảm 48% so với thời điểm đầu năm. Thứ 2 là CTC (Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên), từ đầu năm đến nay giữ nguyên thị giá 1,300 đồng/cp. Mã đứng cuối (tức giá cao nhất) là NRC của Tập đoàn Danh Khôi, giá 3,000 đồng/cp.
Xét về mức giảm, 2 mã dẫn dầu là AMV (Sản xuất Kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ) và TKG (Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh), rơi lần lượt 77% và 76% giá trị từ đầu năm, thị giá tương ứng 2,100 đồng và 2,400 đồng/cp. Ngoài ra còn một số cái tên nổi bật khác như KPF (Đầu tư Tài sản Koji) có giá 1,820 đồng/cp, rơi 68%; ITA (Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo) có giá 2,350 đồng/cp, giảm 65%; hay DAG (Nhựa Đông Á) giá 1,430 đồng, giảm 56%.
Các cổ phiếu có giá dưới 5,000 đồng/cp đang niêm yết trên thị trường
Vì đâu nên nỗi?
Giá cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể là nền tảng doanh nghiệp, tiềm năng kinh doanh, triển vọng ngành hoặc do cung - cầu từ thị trường. Nhưng đa phần, các mã giá quá rẻ thường đi kèm với những câu chuyện sâu xa hơn, hay nói đơn giản là nội tại có vấn đề.
Với FID, cổ phiếu trên thị trường đang chịu “combo” án cảnh báo, kiểm soát và bị hạn chế giao dịch. Nội tại Doanh nghiệp cũng không tốt khi liên tục thua lỗ, trong đó nặng nhất là khoản lỗ 4 tỷ đồng vào năm 2020. Năm 2023, dù doanh thu gấp 2.2 lần năm trước, đạt hơn 84 tỷ đồng, FID vẫn lỗ ròng gần 3 tỷ đồng (năm 2022 lãi gần 64 triệu đồng).
Sang nửa đầu năm 2024, FID tiếp tục lỗ ròng 2.5 tỷ đồng, lỗ lũy kế thời điểm cuối tháng 6 là hơn 23 tỷ đồng. BCTC soát xét bán niên 2024 cũng nhận về loạt ý kiến kiểm toán ngoại trừ, chủ yếu liên quan đến các khoản trích lập dự phòng liên quan đến số tiền tạm ứng cá nhân - được FID giải thích là “tạm ứng để xử lý công việc cho Công ty” - và các hợp đồng vay đối với một số ngân hàng TMCP.
DAG của Nhựa Đông Á thì đang trong diện đình chỉ giao dịch. Tương tự như FID, DAG đang chìm trong mớ hỗn độn, hiện đang ở giai đoạn khó khăn nhất 20 năm qua. Theo BCTC kiểm toán 2023 (mới công bố hồi tháng 7/2024), DAG lỗ ròng tới 600 tỷ đồng, chủ yếu do dự phòng giảm giá hàng tồn kho lên tới 404 tỷ đồng, khiến giá vốn bán hàng đội lên cao. Khoản lỗ lớn đến nỗi thổi bay thành quả “luôn có lời” của Doanh nghiệp suốt 16 năm trước đó, khiến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối vào cuối năm 2023 giảm về âm 588 tỷ đồng (đầu năm lãi 19 tỷ đồng). Báo cáo nhận tới 3 trang giấy A4 ý kiến từ kiểm toán, nhấn mạnh về các khoản nợ xấu - gồm nợ vay và nợ thuế, cũng như thể hiện nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Doanh nghiệp.
Nửa đầu năm 2024, tình hình của DAG cũng chưa thể tích cực hơn, với khoản lỗ 67 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu còn hơn 27 tỷ đồng. Công ty chỉ kiếm được 55 tỷ đồng doanh thu, bằng 6% cùng kỳ năm trước. Việc bị đình chỉ giao dịch thậm chí có thể xem là… may mắn cho DAG, để giá cổ phiếu không rơi sâu hơn.
ITA cũng là cái tên lắm chuyện để bàn. Doanh nghiệp của bà Đặng Thị Hoàng Yến (hay Maya Dangelas) mới bị chuyển sang diện đình chỉ giao dịch vào cuối tháng 9/2024, do tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin.
Thực tế, kết quả kinh doanh giai đoạn gần đây của ITA không tệ. Sau năm 2022 lỗ kỷ lục 260 tỷ đồng, ITA lãi ròng hơn 202 tỷ đồng vào năm 2023. Nửa đầu năm 2024, ITA tiếp tục có lãi gần 64 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ khoản hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi và giảm lãi vay ngân hàng, cùng việc tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp có được trong quý 2.
Dù vậy, cổ phiếu ITA vẫn rơi vào vùng giá thấp do những lùm xùm xung quanh. Năm 2022, Doanh nghiệp từng bị TAND TPHCM yêu cầu mở thủ tục phá sản, liên quan đến khoản nợ khoảng 21 tỷ đồng với Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xây dựng Quốc Linh - điều bà Yến luôn khẳng định là không có. Bản án này cũng kéo theo nhiều vụ kiện khác và đến nay vẫn gây ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty, theo giải trình BCTC quý 2/2024 của ITA.
Bên cạnh đó, ITA cũng thường có những phát ngôn “gây sốc”. Như việc chưa thể công bố BCTC kiểm toán 2023 và soát xét bán niên 2024, ông Nguyễn Thanh Phong - CEO ITA cho rằng, HOSE và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có những hành động bất bình thường, gây khó khăn cho các Công ty kiểm toán và đình chỉ hành nghề các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán cho ITA, khiến các công ty kiểm toán rời bỏ Doanh nghiệp. Bà Yến thì khẳng định ITA đang bị nhiều thế lực xấu đứng sau phá hoại hòng thâu tóm công ty. Trước nguy cơ bị hủy niêm yết, ITA ra thông cáo đại ý “UBCKNN và HOSE phải chịu trách nhiệm”.
Một cái tên đáng chú ý khác là DDG (Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương, hay Indochine). Trên thị trường, cổ phiếu DDG đang trong diện cảnh báo và mới vào diện kiểm soát vì các vi phạm công bố thông tin đối với BCTC soát xét bán niên 2024. Thị giá phiên 11/10 chỉ đạt 2,800 đồng/cp, giảm 30% so với đầu năm. Tuy nhiên, nếu so với đỉnh năm 2023 - thời điểm trước giai đoạn “sập sàn” liên tiếp 19 phiên, mức rơi là 93%.
Nguyên nhân khiến DDG rơi vào tình cảnh này là những khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Năm 2023, Doanh nghiệp lỗ kỷ lục gần 206 tỷ đồng (năm trước lãi 44 tỷ đồng). Trong 6 tháng đầu năm 2024, Doanh nghiệp đạt hơn 120 tỷ đồng doanh thu, chỉ bằng 1/3 cùng kỳ. Dù thu lãi ròng khoảng 6.6 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ gần 194 tỷ đồng), nhưng khoản lợi nhuận này chủ yếu nhờ việc thanh lý tài sản cố định của Công ty mẹ.
Những chứng sĩ lạc quan thường nói: Mưa nào rồi cũng sẽ tạnh, chứng giảm mãi rồi cũng phải tăng. Nhưng có lẽ, cơn mưa mà các cổ đông nhóm doanh nghiệp nêu trên phải đối mặt vẫn còn rất dài.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa thông báo sẽ đình chỉ kiểm toán viên thuộc Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY (UHY) do hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính năm 2023 của một số doanh nghiệp không đạt yêu cầu hoặc ý kiến kiểm toán không phù hợp chuẩn mực kiểm toán.
Cụ thể, theo kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán năm 2024 của UBCKNN tại UHY cho thấy hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính năm 2023 của CTCP Đầu tư và Xây dựng Vina2 (HNX: VC2) không đạt yêu cầu do kiểm toán viên chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán và chưa thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra ý kiến kiểm toán theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán. Do đó, UBCKNN sẽ đình chỉ các kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính 2023 của VC2.
Cùng ngày, UBCKNN cũng ra quyết định đình chỉ kiểm toán viên kiểm toán báo cáo năm 2023 của hai doanh nghiệp khác là CTCP Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa A và CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á D. Lý do của AAT tương tự với VC2.
Đối với báo cáo của DAG, lý do UBCKNN đưa ra là các ý kiến kiểm toán chưa phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VAS) 700, VAS 705, VAS 706.
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY là thành viên của UHY International. Được thành lập từ năm 1986, kiểm toán UHY có mạng lưới toàn cầu với hơn 340 văn phòng tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, có hơn 882 đối tác và hơn 9,500 nhân viên.
Ngoài các doanh nghiệp trên, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY cũng vừa ký kết hợp đồng soát xét BCTC bán niên và kiểm toán BCTC năm 2024 với các công ty như CTCP Thương mại đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro, HOSE: PSH), CTCP Đầu tư và phát triển doanh nghiệp Việt Nam F, CTCP DNP Holding D, CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A … Đây cũng chính là đơn vị nhận kiểm toán báo cáo của CTCP Tập đoàn FLC.
Về kết quả hoạt động, từ 01/10/2022 - 30/09/2023, Kiểm toán UHY có tổng doanh thu gần 122 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ.
Doanh thu kiểm toán báo cáo tài chính chiếm tỷ trọng 62.6%, đạt hơn 76 tỷ đồng, gấp 2.3 lần cùng kỳ. Trong kỳ này, Công ty ghi nhận hơn 1.3 ngàn khách hàng. Một nửa trong số đó là công ty cổ phần.
Doanh thu của Kiểm toán UHYNguồn: UHY
Yến Chi
FILI
Thêm kiểm toán viên UHY bị đình chỉ
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa thông báo sẽ đình chỉ kiểm toán viên thuộc Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY (UHY) do hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính năm 2023 của một số doanh nghiệp không đạt yêu cầu hoặc ý kiến kiểm toán không phù hợp chuẩn mực kiểm toán.
Cụ thể, theo kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán năm 2024 của UBCKNN tại UHY cho thấy hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính năm 2023 của CTCP Đầu tư và Xây dựng Vina2 (HNX: VC2) không đạt yêu cầu do kiểm toán viên chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán và chưa thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra ý kiến kiểm toán theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán. Do đó, UBCKNN sẽ đình chỉ các kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính 2023 của VC2.
Cùng ngày, UBCKNN cũng ra quyết định đình chỉ kiểm toán viên kiểm toán báo cáo năm 2023 của hai doanh nghiệp khác là CTCP Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa (HOSE: AAT) và CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á (HOSE: DAG). Lý do của AAT tương tự với VC2.
Đối với báo cáo của DAG, lý do UBCKNN đưa ra là các ý kiến kiểm toán chưa phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VAS) 700, VAS 705, VAS 706.
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY là thành viên của UHY International. Được thành lập từ năm 1986, kiểm toán UHY có mạng lưới toàn cầu với hơn 340 văn phòng tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, có hơn 882 đối tác và hơn 9,500 nhân viên.
Ngoài các doanh nghiệp trên, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY cũng vừa ký kết hợp đồng soát xét BCTC bán niên và kiểm toán BCTC năm 2024 với các công ty như CTCP Thương mại đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro, HOSE: PSH), CTCP Đầu tư và phát triển doanh nghiệp Việt Nam (HNX: FID), CTCP DNP Holding (HNX: DNP), CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (HNX: IPA)… Đây cũng chính là đơn vị nhận kiểm toán báo cáo của CTCP Tập đoàn FLC.
Về kết quả hoạt động, từ 01/10/2022 - 30/09/2023, Kiểm toán UHY có tổng doanh thu gần 122 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ.
Doanh thu kiểm toán báo cáo tài chính chiếm tỷ trọng 62.6%, đạt hơn 76 tỷ đồng, gấp 2.3 lần cùng kỳ. Trong kỳ này, Công ty ghi nhận hơn 1.3 ngàn khách hàng. Một nửa trong số đó là công ty cổ phần.
Doanh thu của Kiểm toán UHY
Nguồn: UHY
Nhu cầu khí đốt tại Việt Nam sẽ tăng gấp ba
Nghiên cứu của Wood Mackenzie cho thấy nhu cầu khí đốt tại Việt Nam sẽ tăng gấp ba lần vào giai đoạn giữa những năm 2030.
Nghiên cứu của Wood Mackenzie cho thấy nhu cầu khí đốt tại Việt Nam sẽ tăng gấp ba lần vào giai đoạn giữa những năm 2030.
Nhu cầu năng lượng ngày càng cao
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào các khoản đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng khí đốt, hợp đồng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và những cải cách chính sách quan trọng, khi nhu cầu về khí đốt của quốc gia dự kiến tăng trung bình 12% mỗi năm và có thể tăng gấp ba lần vào giữa những năm 2030, theo nghiên cứu của Công ty nghiên cứu và tư vấn thị trường năng lượng Wood Mackenzie.
Tiêu thụ khí đốt sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu năng lượng ngày càng cao hơn, từ 8 triệu tấn dầu quy đổi (Mtoe) vào năm 2020 lên 20 Mtoe vào năm 2035. Trong quá trình chuyển đổi này, tỷ trọng than tiêu thụ sẽ giảm 7 Mtoe vào năm 2050. Ông Joshua Ngu, Phó Chủ tịch Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Wood Mackenzie, cho biết ngành điện lực sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt, với dự báo nhiên liệu này sẽ đóng góp tới 14% tổng sản lượng điện vào năm 2030.
“Việc phát điện từ khí đốt đang ngày càng cần thiết để hạn chế khả năng xảy ra tình trạng thiếu điện trong tương lai gần", ông Joshua Ngu nói. Khi sản lượng điện từ than chững lại trong giai đoạn tới và năng lượng tái tạo tiếp tục đối mặt với những thách thức như hiệu suất gián đoạn hay các hạn chế của lưới điện, khí đốt và LNG sẽ là những nguồn nhiên liệu quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia cũng như hỗ trợ kinh tế tăng trưởng bền vững.
Nhu cầu khí đốt của Việt Nam theo từng ngành. |
Bên cạnh nhu cầu khí đốt được dự báo tăng lên, Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức trong sản lượng nội địa. Các mỏ khí hiện tại - chủ yếu nằm ở khu vực Đông Nam Bộ - đang bước vào giai đoạn cạn kiệt, dẫn đến nguồn cung khí đốt nội địa giảm 25% trong 5 năm qua. Tuy nhiên, với những dự án phát triển gần đây - như Quyết định đầu tư (FID) Lô B ở Lưu vực Malay - dự kiến sẽ tăng thêm 0,4 tỉ feet khối (tương đương 11.3 triệu mét khối) sản lượng khí đốt mỗi ngày (bcfd) vào năm 2030. Ngoài ra, việc xây dựng đường ống dẫn khí từ lô hợp đồng phân chia sản lượng dầu khí Tuna (Indonesia) ở Biển Natuna được kỳ vọng sẽ có thể vận chuyển khí đốt cho Việt Nam kể từ những năm 2030 trở đi.
Wood Mackenzie dự đoán trong tương lai, lượng khí đốt Yet-To-Find (YTF) sau năm 2030 sẽ được phân bổ ở cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam.
Nhu cầu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và hợp đồng mua bán LNG tại Việt Nam. |
Nghiên cứu của Wood Mackenzie cho thấy Việt Nam chỉ đang hoàn toàn tiếp xúc với thị trường khí LNG mua và giao ngay, chưa ký bất kỳ hợp đồng mua bán LNG dài hạn nào.
“Thiếu hụt trong nguồn cung khí LNG theo hợp đồng, cùng với nguồn tài nguyên trong nước ngày càng cạn kiệt, làm tăng nguy cơ biến động giá ở Việt Nam cũng như nguy cơ mất điện hoặc phân phối khí đốt trong tương lai,” ông Raghav Mathur, Chuyên gia Nghiên cứu và Phân tích lĩnh vực Khí đốt & LNG của Wood Mackenzie cho biết. Sự chênh lệch giữa giá điện sản xuất từ khí LNG, các hợp đồng mua bán điện, các dự án điện khí LNG chưa có nhiều tiến triển đã và đang trở thành những trở ngại đáng kể đối với việc ký kết hợp đồng LNG tại Việt Nam.
Cơ sở hạ tầng mới và các chính sách hỗ trợ là rất cần thiết
Wood Mackenzie cho biết việc phát triển cơ sở hạ tầng khí đốt mới sẽ giảm bớt lo ngại về tình trạng thiếu khí đốt. Mạng lưới đường ống chính của Việt Nam hiện tập trung ở khu vực phía Nam, nơi có trung tâm kinh tế TP.HCM. Hai kho cảng khí LNG đã được xây dựng ở miền Nam Việt Nam, với cảng LNG Thị Vải đã hoạt động và cảng Hải Linh dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào tháng 9/2024. Một số công trình kho cảng LNG khác đang ở giai đoạn nghiên cứu tính khả thi và dự kiến có thể đi vào hoạt động vào đầu những năm 2030.
“Việc chính phủ Việt Nam phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII vào tháng 5/2023 nhấn mạnh tầm quan trọng của các dự án điện khí LNG, hướng tới việc tăng thêm 22,4 GW công suất điện từ khí LNG vào năm 2030”, bà Yulin Li, Chuyên gia Nghiên cứu về Khí đốt & LNG tại Wood Mackenzie cho biết. Tuy nhiên, để Việt Nam tận dụng triệt để tiềm năng của khí đốt và LNG, cần có một cơ chế năng lượng chuyên biệt để tập trung vào chính sách và quy định về năng lượng. “Một khung chính sách mạnh mẽ là điều cần thiết để thu hút đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng khí đốt trung và hạ nguồn”, bà Li nhấn mạnh.
Theo phân tích của Wood Mackenzie, Việt Nam nên phát triển thêm quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp có khả năng đáp ứng yêu cầu của quốc gia. Hiện nay, có nhiều nhà cung cấp uy tín đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến PETRONAS. Là một trong những nhà sản xuất LNG tích hợp lớn nhất thế giới, PETRONAS sản xuất hơn 36 triệu tấn khí LNG mỗi năm với các cơ sở ở Bintulu, Úc, Ai Cập và sắp tới là Canada. Mạng lưới rộng lớn này củng cố thương hiệu uy tín của PETRONAS để cung cấp khí LNG cho Việt Nam.
Khởi đầu là một nhà cung cấp năng lượng cho thị trường nội địa Malaysia, PETRONAS đã mở rộng cung cấp năng lượng cho các nền kinh tế chủ chốt ở châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Với tầm nhìn mang đến một tương lai xanh hơn, PETRONAS sản xuất khí LNG một cách có trách nhiệm, tận dụng và cải tiến công nghệ để giảm phát thải. Các biện pháp như điện khí hóa, ngăn chặn xả thải và đốt bỏ, cũng như công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon (CCS) là những nỗ lực quan trọng trong quá trình này.
FID nói gì về việc tiếp tục lỗ nửa đầu năm 2024 và nhận ý kiến ngoại trừ của kiểm toán?
Sau 6 tháng đầu năm 2024, CTCP Đầu tư và Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam (HNX: FID) báo lỗ ròng 2.5 tỷ đồng, nặng hơn mức lỗ gần 1 tỷ đồng cùng kỳ năm 2023 trong bối cảnh doanh thu giảm mạnh.
Về nguyên nhân, FID cho biết các hoạt động thương mại của Công ty tiếp tục hoạt động và quá trình chuyển giao hàng hóa đang bị chậm nên doanh thu giảm 66% so với cùng kỳ, còn 14 tỷ đồng làm lỗ ròng 2.5 tỷ đồng.
Bên cạnh kết quả không khả quan, FID còn nhận ý kiến ngoại trừ từ đơn vị kiểm toán UHY về việc công ty con CTCP Gang thép Công nghiệp Việt Nam (công ty Gang thép, FID nắm 76.82% vốn) đang ghi nhận khoản tạm ứng cho cá nhân với giá trị khoảng 22 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại thời điểm lập báo cáo, kiểm toán không thể thu thập đầy đủ bằng chứng về tính hiện hữu, tính giá trị, khả năng mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai của khoản tạm ứng này. Các thủ tục thay thế không thực hiện được.
“Do đó, chúng tôi không đánh giá được mức trích lập dự phòng cần thiết cũng như tính hiện hữu của khoản tạm ứng này và ảnh hưởng của chúng tới các khoản mục trên BCTC hợp nhất”, UHY nêu trong báo cáo.
Giải trình về ý kiến này, FID nói công ty Gang thép đang tạm ứng cho cá nhân để thực hiện công việc của công ty. Tại thời điểm 30/06/2024, cá nhân này vẫn chưa cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng từ liên quan đến khoản tạm ứng nêu trên nên FID chưa có căn cứ để xử lý khoản tạm ứng này.
Nguồn: FID
Ngoài ra, kiểm toán còn cho ý kiến về việc không thể thu thập các hồ sơ bao gồm hợp đồng vay/khế ước nhận nợ, hợp đồng thế chấp, xác nhận của ngân hàng và các hồ sơ khác có liên quan đến khoản vay Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – chi nhánh Đông Đô hiện đã quá hạn trên 3 năm, đang ghi nhận trên BCTC công ty Gang thép số tiền 28 tỷ đồng nhưng đã dừng tính và ghi nhận lãi vay các khoản vay này.
Tương tự, công ty con còn khoản vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – chi nhánh Sở giao dịch khoảng 8.8 tỷ đồng nhưng cũng đã dừng thực hiện ghi nhận lãi vay với giá trị lũy kế đến cuối tháng 6/2024 khoảng 16.8 tỷ đồng.
Theo UHY, nếu ghi nhận theo đúng quy định các khoản trên sẽ làm giảm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán của công ty con, đồng thời làm thay đổi số liệu tương ứng của FID.
Phía FID cho biết, đến thời điểm hiện tại, công ty con Gang thép chưa thể thống nhất được phương pháp tính lãi vay với ngân hàng nên đã nhận ý kiến ngoại trừ này.
Trong quý 2/2024, nhóm các doanh nghiệp xăng - dầu - khí tiếp tục có sự phân hóa. Trong nhóm 4 ông lớn, PLX và GAS đạt lợi nhuận tăng trưởng. Nhóm còn lại phân hóa mạnh giữa các phân khúc, trong đó các doanh nghiệp hạ nguồn trải qua một quý rực sáng.
Thống kê từ VietstockFinance, trong số 20 doanh nghiệp ngành xăng - dầu - khí công bố BCTC quý 2, có 9 cái tên báo lãi tăng trưởng, 6 doanh nghiệp đi lùi, và 5 trường hợp thua lỗ.
Ông lớn: Mỗi người mỗi cảnh
Trong quý 2, nhóm các ông lớn đầu ngành có sự phân hóa đều với 2 cái tên tăng lãi và 2 đơn vị giảm lãi.
Kết quả kinh doanh của nhóm ông lớn xăng - dầu - khí trong quý 2/2024
Petrolimex dẫn đầu về mức tăng trưởng với khoản lãi ròng gần 1.2 ngàn tỷ đồng, hơn cùng kỳ 55%. Doanh nghiệp cho biết, hoạt động kinh doanh xăng dầu trong quý 2 tốt hơn cùng kỳ, sản lượng bán gia tăng nhờ nguồn cung và giá xăng dầu thế giới ít biến động, trong khi nguồn cung trong nước ổn định.
Petrolimex có kỳ kinh doanh tăng trưởng tốt tại quý 2/2024
PV GAS cũng đạt lợi nhuận tăng trưởng với 3.3 ngàn tỷ đồng lãi ròng, hơn cùng kỳ 5%; nhiều khả năng nhờ sản lượng tiêu thụ khí khô cũng như giá bán phục hồi.
Chiều ngược lại, PV Oil O và BSR chung cảnh ảm đạm với lợi nhuận đi lùi 56% dành cho OIL (đạt 79 tỷ đồng) và 43% của BSR (đạt 768 tỷ đồng).
BSR lùi sâu lợi nhuận vì đợt bảo dưỡng tổng thể NMLD Dung Quất
Về nguyên nhân, BSR chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đợt tạm dừng bảo dưỡng tổng thể lần 5 (TA5) tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất, cùng việc giá dầu thô và cracking spread giảm so với cùng kỳ. Trong khi đó, OIL lấy lý do là kỳ điều hành giá cơ sở xăng dầu được điều chỉnh từ 10 ngày xuống còn 7 ngày/lần. Do kỳ điều chỉnh ngắn hơn cùng kỳ nên dù giá xăng dầu biến động giảm, tốc độ giảm giá bán lại diễn ra nhanh hơn, dẫn đến lãi gộp thu hẹp. Bên cạnh đó, khoản lỗ tỷ giá cũng đóng góp một phần cho câu chuyện giảm lãi của OIL.
Phân hóa đều trong quý 2, nhưng khi xét lũy kế bán niên, chỉ mình Petrolimex tăng trưởng lợi nhuận. 3 ông lớn còn lại đều đi lùi, trong đó sâu nhất là BSR với mức giảm 35%, còn hơn 1.9 ngàn tỷ đồng lợi nhuận ròng. Dù vậy, với “truyền thống” đặt mục tiêu thấp, 3 ông lớn PLX, GAS và BSR đều đã vượt kế hoạch năm chỉ sau 6 tháng. Riêng OIL thực hiện được 57% mục tiêu lãi sau thuế của cả năm.
Kết quả 6 tháng đầu năm 2024 của nhóm ông lớn xăng - dầu - khí
Phân hóa theo phân khúc
Nhóm các doanh nghiệp còn lại, kết quả quý 2 có sự phân hóa khá rõ theo phân khúc, gồm thượng nguồn (Upstream - nhóm dịch vụ khai thác và thăm dò E&P), trung nguồn (Midstream - nhóm tập hợp, vận chuyển tài nguyên) và hạ nguồn (Downstream - nhóm doanh nghiệp lọc dầu).
Kết quả các doanh nghiệp xăng - dầu - khí trong quý 2/2024
Nhóm thượng nguồn đi lùi nhẹ so với cùng kỳ. Như PVS lãi ròng 195 tỷ đồng, giảm 13%, chủ yếu vì doanh thu tài chính giảm do lãi tiền gửi lùi sâu.
PVD cũng đi lùi 16%, lãi ròng đạt 136 tỷ đồng, dù doanh thu tăng mạnh tới 60%, lên gần 2.3 ngàn tỷ đồng. Doanh nghiệp cho biết, doanh thu quý 2 tăng trưởng nhờ phát sinh thêm 1 giàn khoan thuê và tăng khối lượng công việc tại các công ty con. Tuy nhiên, quý 2/2023 có phát sinh 1 khoản thu nhập từ thỏa thuận chấm dứt hợp đồng với khách hàng (quý này không ghi nhận). Bên cạnh đó, công việc tại liên doanh trong quý 2/2024 giảm đi, cùng các khoản chi phí tài chính gia tăng vì lãi vay và tỷ giá đã kéo lùi lợi nhuận của PVD trong quý 2.
Khoản lỗ khác khiến lợi nhuận của PDV đảo chiều, từ tăng thành giảm trong quý 2/2024
Cá biệt có PVB - đơn vị bọc ống dầu khí - báo lãi tăng gấp 3 lần cùng kỳ, đạt 5.2 tỷ đồng trong quý 2, nhờ triển khai được các hợp đồng dịch vụ có doanh thu và lợi nhuận cao hơn.
Nhóm trung nguồn như PV Trans cũng báo lãi giảm nhẹ. Thực tế, tình hình kinh doanh quý 2 của PVT khá tốt vì lãi thuần hơn 522 tỷ đồng, hơn cùng kỳ 20%. Tuy nhiên, Doanh nghiệp chịu khoản lỗ khác tới 63 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 57 tỷ đồng), gây đảo chiều thành quả cả quý, chỉ còn lãi ròng 287 tỷ đồng, đi lùi 9%. Dẫu vậy, đây là kết quả không tệ của PVT khi cao hơn đa phần các quý gần đây.
Trong khi đó, quý 2 tỏ ra khá ưu ái cho các doanh nghiệp hạ nguồn. Như PGD - đơn vị phân phối khí của PVN báo lãi 117 tỷ đồng, tăng trưởng 86%. Doanh nghiệp cho biết, sản lượng khí giảm nhẹ nhưng doanh thu vẫn tăng mạnh 53% nhờ giá khí tăng lên và điều chỉnh giá bán kịp thời. Hay Comeco C thậm chí lãi gấp 8.4 lần cùng kỳ, đạt 4.8 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp hạ nguồn như Comeco rực sáng trong quý 2/2024
Tuy vậy, vẫn có một số cái tên thua lỗ, thậm chí lỗ nặng như Nam Sông Hậu P. Trong quý 2, “đại gia xăng dầu miền Tây” rơi 92% doanh thu và lỗ ròng 368 tỷ đồng, cũng là mức lỗ kỷ lục kể từ năm 2018 tới nay.
Một trong những nguyên nhân gây thua lỗ cho PSH nằm ở rắc rối về thuế. Cuối năm 2023, PSH nhận văn bản cưỡng chế từ Cục Thuế tỉnh Hậu Giang và Cần Thơ, với tổng số tiền hơn 1.2 ngàn tỷ đồng. Cập nhật vào tháng 7/2024, Doanh nghiệp vẫn đang nợ gần 1.14 ngàn tỷ đồng tiền thuế tại Hậu Giang và gần 93 tỷ đồng tại Cần Thơ. Dù đã được Bộ Tài chính mở đường, gia hạn thời gian thanh toán, sự việc vẫn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh của Công ty, đồng thời góp phần đẩy cổ phiếu PSH vào diện bị cảnh báo (do BCTC kiểm toán 2023 nêu ý kiến ngoại trừ).
Xét lũy kế 6 tháng đầu năm, kết quả có phần đảo chiều khi nhóm thượng nguồn (PVS, PVD) và trung nguồn (như PVT) đạt lợi nhuận tăng trưởng, trong khi một vài cái tên nhóm hạ nguồn như PGD đi lùi. Dù vậy, xu hướng chung không có nhiều thay đổi khi đa số nhóm hạ nguồn đều có lợi nhuận tăng cao.
Kết quả 6 tháng đầu năm 2024 của các doanh nghiệp xăng - dầu - khí
Triển vọng cho nhóm thượng nguồn từ dự án Lô B - Ô Môn
Theo CTCK KBSV, với giá định giá dầu Brent bình quân 2024 đạt 83 USD/thùng (đi ngang so với cùng kỳ), cán cân cung dầu từ nay đến cuối năm vẫn có sự thuận lợi. Tiêu thụ dầu thô được kỳ vọng sẽ tích cực trong quý 3/2024 nhờ nhu cầu di chuyển bằng đường bộ và hàng không tăng mạnh trong kỳ nghỉ lễ. Đồng thời, tiêu thụ dầu thô toàn cầu được dự báo vẫn tăng trưởng nhờ một số yếu tố hỗ trợ như khu vực sản xuất của Trung Quốc hồi phục, nhu cầu đầu tư mở rộng sản lượng tại Mỹ thấp, OPEC+ duy trì cắt giảm sản lượng và nguồn cung bị gián đoạn ở Biển Đỏ và Biển Đen vì chiến sự.
Đáng chú ý, KBSV đánh giá triển vọng cho nhóm thượng nguồn dầu khí sẽ được thúc đẩy nhờ dự án khí điện Lô B - Ô Môn. Vào tháng 4/2024, Bộ Công Thương đã đưa ra Dự thảo đề xuất cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện cho các dự án trọng điểm gồm LNG Thị Vải, Lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh. Cơ chế này chưa được thông qua, nhưng nếu thông qua, sẽ giải quyết được vướng mắc mấu chốt cho dự án, giúp mở đường cho việc ký kết FID (quyết định đầu tư cuối cùng) chính thức trong nửa cuối năm.
Dự án Lô B - Ô Môn có tổng mức đầu tư khoảng 12 tỷ USD, trong đó lượng công việc cho nhóm thượng nguồn chiếm khoảng 7 tỷ USD, trung nguồn chiếm 1.3 tỷ USD và nhóm hạ nguồn (các nhà máy nhiệt điện) chiếm khoảng 3.7 tỷ USD.
Châu An
FILI
4 cổ phiếu vào diện cảnh báo trên HNX
Lý do được đưa ra bởi các doanh nghiệp trên chưa họp đại hội cổ đông thường niên năm 2024 quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính...
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa đưa các cổ phiếu HTP của CTCP In sách giáo khoa Hòa Phát; HLD của CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản HUDLAND; FID của CTCP Đầu tư và Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam và X20 của CTCP X20 vào diện cảnh báo.
Lý do được đưa ra bởi các doanh nghiệp trên chưa họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Cùng thời điểm, cổ phiếu FID bị đưa vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 là số âm.
Bên cạnh đó, HNX cũng đưa cổ phiếu VDL của CTCP Thực phẩm Lâm Đồng vào diện kiểm soát do lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ năm 2022 và năm 2023 tại báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 đã được kiểm toán là số âm.
Ngoài ra, vào đầu tháng 6/2024, 3 công ty con do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam sở hữu trực tiếp 51% vốn, đang giao dịch trên UPCoM, là CTCP Đường sắt Hà Lạng (HLR), CTCP Đường sắt Hà Hải (HHR) và CTCP Đường sắt Vĩnh Phú (DSV) cũng đã đồng loạt nhận được quyết định từ HNX về việc hủy đăng ký giao dịch do các công ty này không đáp ứng được điều kiện trở thành công ty đại chúng.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.