Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Những cổ phiếu rời sàn vì cơ cấu cổ đông quá cô đặc
Từ đầu năm 2024, thị trường đã xuất hiện nhiều mã cổ phiếu thông báo hủy niêm yết. Trong đó, một số cái tên rời cuộc chơi vì cổ đông lớn đã nắm gần như toàn bộ cổ phần, không còn đáp ứng quy định của một công ty đại chúng.
Để một công ty được niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán cần tuân thủ khá nhiều quy định, từ vốn điều lệ, lợi nhuận sổ sách, lý lịch “sạch” (không bị xử phạt trong thời gian quy định), cho đến các yêu cầu về cơ cấu cổ đông và công bố thông tin… Ngoài ra, một trong những tiêu chí quan trọng nhất để niêm yết hay đăng ký giao dịch là doanh nghiệp “phải là công ty đại chúng”, và riêng tiêu chí này cũng có khá nhiều quy định đi kèm.
Dù vậy, công sức bỏ ra xét cho cùng vẫn tương xứng với thành quả thu về. Các doanh nghiệp khi đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch có thể tăng độ nhận diện, mở ra nhiều cơ hội phát triển nhờ sự minh bạch, cũng như tăng thanh khoản, dễ dàng huy động vốn và thu hút nhân sự chất lượng cao.
Có điều, lên sàn được, không có nghĩa sẽ giữ được vị thế ấy. Theo quy định tại Điều 32 Luật Chứng khoán năm 2019, để trở thành công ty đại chúng, doanh nghiệp phải đáp ứng một trong hai điều kiện. Một là, Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ. Thứ 2, Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) theo quy định tại khoản 1 Điều 16, Luật Chứng khoán năm 2019.
Và từ đầu năm 2024, có không ít doanh nghiệp dừng cuộc chơi trên sàn vì không đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng, với nguyên do cơ cấu cổ đông quá cô đặc.
Các doanh nghiệp rời sàn chứng khoán vì cơ cấu cổ đông cô đặc từ đầu năm 2024
CAV (CTCP Dây cáp điện Việt Nam) – con gà đẻ trứng vàng cho nhóm Gelex (HOSE: GEX) – sẽ chính thức hủy niêm yết từ ngày 18/7/2024, do đã bị hủy tư cách công ty đại chúng theo thông báo của UBCKNN.
Thực tế, quyết định hủy niêm yết cổ phiếu CAV đã được thông qua từ ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Doanh nghiệp, do cơ cấu cổ đông… "đặc như sữa đặc”. Cụ thể, theo danh sách chốt ngày 3/4/2024, chỉ có 3.54% vốn của các cổ đông nhỏ lẻ, còn GEX nắm tới 96.27% vốn, tương đương gần 55.5 triệu cp CAV (còn lại 0.19% là cổ phiếu quỹ).
Điện Trà Vinh (UPCoM: DTV) cũng dừng cuộc chơi tại UPCoM từ ngày 9/7/2024 vì cơ cấu cổ đông cô đặc, không đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng. Theo báo cáo thường niên 2023, DTV có 3 cổ đông lớn gồm Công ty TNHH Năng lượng REE - công ty con 100% vốn của CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) - sở hữu 66.29% vốn điều lệ; CTCP Tập đoàn Đầu tư IPA (HNX: IPA) nắm 20.43%; và CTCP Đầu tư Galax NH nắm 7.13%. Tổng cộng, nhóm cổ đông lớn sở hữu tới 93.84% vốn tại DTV.
Giống như CAV, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của DTV cũng đã thông qua việc hủy tư cách đại chúng, hủy đăng ký giao dịch trên HNX và hủy đăng ký chứng khoán tại Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC).
Một công ty khác thuộc nhóm Gelex là HEM (Chế tạo Điện Cơ Hà Nội) – sở hữu thông qua Thibidi (CTCP Thiết bị Điện, THI) – rời sàn từ 17/5/2024. Chính Thibidi cũng đã hủy niêm yết vào tháng 7/2023 vì không đáp ứng cơ cấu cổ đông, khi GEE – công ty con của GEX đã nắm tới 91.39% vốn điều lệ tại đây.
Tương tự, BLW và RGC đều đã rời UPCoM trong nửa đầu năm 2024 do đã hủy tư cách công ty đại chúng với cùng nguyên nhân cơ cấu cổ đông quá đặc.
Riêng HGW (CTCP Cấp thoát nước - Công trình Đô thị Hậu Giang) chưa rời sàn, chỉ mới bị hủy tư cách công ty đại chúng từ 21/6/2024. Nguyên nhân do tính đến ngày 31/12/202, CTCP Đầu tư Xây lắp Miền Nam và UBND tỉnh Hậu Giang là hai cổ đông lớn tại HGW, với tỷ lệ sở hữu lần lượt 51.1% và 46.3%, tương đương tổng tỷ lệ 97.5%. Và với việc bị hủy tư cách công ty đại chúng, ngày HGW rời sàn có lẽ cũng không còn xa.
Khi cổ đông lớn nắm cổ phần vượt quá tỷ lệ quy định, doanh nghiệp sẽ không đạt tư cách công ty đại chúng và nhiều khả năng phải rời sàn nếu không giải quyết
Quyền lợi cổ đông nhỏ lẻ được đảm bảo thế nào?
Các doanh nghiệp nêu trên, dù cổ đông lớn đã nắm hầu hết cổ phần, thực tế vẫn còn những nhà đầu tư nhỏ lẻ đang giữ cổ phiếu. Nhìn vào bức tranh chung, giá trị cổ phần nhỏ có thể không nhiều, nhưng với nhà đầu tư nhỏ lẻ lại rất có ý nghĩa. Như CAV vẫn còn “room” hơn 3.7% cho cổ đông nhỏ, tương đương với hơn 2.1 triệu cp. Với thị giá phiên 12/07 là 70,900 đồng/cp, số cổ phần trên có giá trị gần 150 tỷ đồng. Đó là chưa tính đến các lợi ích như cổ tức, bởi CAV vốn nổi tiếng là “con gà đẻ trứng vàng” của GEX, với tỷ lệ cổ tức chi trả 2 năm gần nhất vượt 100% mệnh giá.
Vậy khi hủy niêm yết, lợi ích của các cổ đông có được đảm bảo? Về điểm này, CAV đã từng giải đáp trong ĐHĐCĐ 2024. Theo đó, Doanh nghiệp cho biết CAV sẽ cấp lại sổ hoặc giấy chứng nhận sở hữu cổ phần cho cổ đông để đảm bảo việc sở hữu hợp pháp.
Trường hợp cổ đông có nhu cầu bán lại, cổ đông lớn GEX cam kết mua lại toàn bộ dưới dạng thương lượng thỏa thuận. Mức giá đàm phán sẽ được thống nhất tại thời điểm giao dịch, phù hợp với quy định pháp luật. Việc nhận cổ tức cũng tương tự, được chi trả theo đúng quy định pháp luật, nhưng chính sách chi trả sẽ phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ kinh doanh.
Năm 2023, khi thông báo hủy niêm yết, Thibidi cũng cho biết đã đề nghị và làm việc trước với GEE và được công ty mẹ cam kết sẽ mua lại toàn bộ số lượng cổ phiếu THI mà các cổ đông còn lại đang nắm giữ nếu có nhu cầu chuyển nhượng. Giá mua lại sẽ theo đàm phán và thống nhất giữa bên bán và bên mua tại thời điểm giao dịch, phù hợp với quy định pháp luật.
Nhìn chung, việc giữ cổ phiếu trên sàn được hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có định hướng kinh doanh của Công ty và các cổ đông lớn. Tuy vậy, vẫn cần sự đảm bảo quyền lợi cho nhóm cổ đông nhỏ - những người đông về lượng nhưng “thấp cổ bé họng”, tiếng nói thường ít có giá trị trước quyết định được thông qua tại các cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên.
Muốn rời HoSE để tập trung sản xuất, CADIVI kinh doanh thế nào?
Cadivi cho biết, hiện cổ đông lớn là GELEX ELECTRIC đã sở hữu 96,27% cổ phiếu CAV, đo đó, trong tương lai, công ty chưa có kế hoạch niêm yết trở lại.
Lời tạm biệt chưa hẹn ngày gặp lại
Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HoSE) vừa thông báo quyết định về việc huỷ niêm yết cổ phiếu của CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) mã chứng khoán CAV.
Theo đó, 57,6 triệu cổ phiếu CAV sẽ bị huỷ niêm yết kể từ ngày 18/7/2024 với lý do CADIVI huỷ tư cách công ty đại chúng theo thông báo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu CAV tại sàn HoSE là ngày 17/7/2024.
Hồi tháng 5 vừa qua, CADIVI cũng đã trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 thông qua việc hủy tư cách công ty đại chúng cũng như hủy bỏ niêm yết toàn bộ cổ phiếu đang niêm yết trên HoSE và hủy đăng ký chứng khoán tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC).
CADIVI cho biết, việc hủy niêm yết để phù hợp với định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới, tập trung chủ yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh để đem lại những giá trị gia tăng hơn cho toàn thể cổ đông.
Diến biến thị giá cổ phiếu cav trong vòng 1 năm trở lại đây.
Theo biên bản đại hội cổ đông của CADIVI, để đảm bảo quyền lợi của cổ đông sau khi hủy niêm yết cổ phiếu tại HoSE cũng như hủy đăng ký chứng khoán tại VSDC, công ty sẽ ra thông báo về việc cấp lại sổ cổ đông/giấy chứng nhận sở hữu cổ phần cho các cổ đông để đảm bảo xác nhận cho việc sở hữu cổ phần hợp pháp của cổ đông.
CTCP Điện lực GELEX cam kết mua lại toàn bộ số lượng cổ phiếu CAV mà các cổ đông còn lại đang nắm giữ nếu cổ đông có nhu cầu chuyển nhượng. Mức giá theo đàm phán và thống nhất giữa bên bán và bên mua tại thời điểm giao dịch, phù hợp với quy định của pháp luật.
Cổ đông có nhu cầu có thể bán cho Điện lực GELEX hoặc có thể bán dưới dạng thương lượng hoặc thoả thuận với người khác.
Năm 2014, cổ phiếu CAV của CADIVI chính thức niêm yết trên sàn HoSE. Ngày 19/5/2021, CADIVI thông báo chuyển giao dịch 56,7 triệu cổ phiếu từ HoSE sang HNX và sau đó quay trở lại sàn HoSE do chuyển đổi hệ thống. Như vậy, ngày 18/7 tới đây, cổ phiếu CAV sẽ chính thức tạm biệt HoSE sau 1 thập kỷ gắn bó.
Khi được hỏi có định niêm yết trở lại hay không, CADIVI thông tin, hiện cổ đông lớn GELEX ELECTRIC đã sở hữu 96,27% cổ phiếu CAV, do đó trong tương lai, công ty chưa có kế hoạch niêm yết trở lại. Sau khi huỷ tư cách đại chúng, công ty vẫn sẽ đệ trình báo cáo tài chính hàng năm để ĐHĐCĐ thông qua.
Nợ phải trả gấp đôi vốn chủ sở hữu
Về tình hình kinh doanh, kết thúc quý I/2024, CADIVI ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 2.486 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng của công ty cũng tăng 25,2% lên gần 2.240 tỷ đồng tỷ đồng nên công ty thu về khoản lãi gộp gần như đi ngang so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, doanh thu hoạt động tài chính của công ty leo mạnh từ mức 228 triệu đồng năm trước lên gần 1,4 tỷ đồng. Trong kỳ, các khoản chi phí của công ty đều có xu hướng nhích nhẹ lên. Kết quả, CADIVI báo lãi sau thuế 79 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ.
Kể từ khi lên sàn đến nay, dù vốn điều lệ chỉ dừng lại ở mức 576 tỷ đồng nhưng CADIVI luôn lãi lớn hàng trăm tỷ đồng.
Theo đó, năm 2014, công ty ghi nhận doanh thu ở mức 5.965 tỷ đồng và báo lãi sau thuế gần 130 tỷ đồng, tăng nhẹ 3 tỷ đồng so với năm trước. Đến năm 2015, mức lãi sau thuế của CADIVI đã tăng lên gần 171 tỷ đồng.
Và liên tiếp những năm sau đó, kể từ năm 2017 trở đi, công ty luôn ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế trung bình từ 300-400 tỷ đồng. Năm 2019, công ty thậm chí ghi nhận khoản lãi 494 tỷ đồng, cao nhất kể từ khi niêm yết đến nay.
Đồng thời, doanh thu của công ty cũng không ngừng lớn dần qua từng năm. Từ con số 5.965 tỷ đồng năm 2014, đến năm 2020 công ty ghi nhận mức doanh thu 10.579 tỷ đồng và từ đó đến nay luôn vững vàng trên 10.000 tỷ đồng.
Năm 2024, CADIVI lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu hợp nhất đạt 11.068 tỷ đồng, tăng 10% và lợi nhuận sau thuế đạt 368 tỷ đồng, giảm 12,3% so với mức thực hiện năm 2023. Như vậy, kết thúc 3 tháng đầu năm 2024, công ty đã thực hiện được 22,3% kế hoạch doanh thu và 21,5% chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra.
Tại thời điểm ngày 31/3/2024, tổng tài sản của CADIVI ghi nhận ở mức 4.449 tỷ đồng, trong đó khoản tiền và tương đương là 308 tỷ đồng.
CADIVI cho biết, đây là khoản tiền góp vốn 200 tỷ đồng thành lập Công ty TNHH MTV CADIVI miền Bắc trong tháng 4/2024. Khoản tiền này đã được CADIVI miền Bắc thanh toán tiền thuế đất tại KCN Đại Đồng và mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh.
Về các khoản phải thu ngắn hạn, tại thời điểm cuối tháng 3/2024 là 807 tỷ đồng, chênh lệch 366 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2023 chủ yếu do khoản phải thu 130 tỷ đồng tiền hoàn trả thuê đất của Tập đoàn GELEX. Tập đoàn GELEX sẽ trả lại tiền thuê đất cho CADIVI, Công ty TNHH MTV CADIVI Đồng Nai, cho CADIVI miền Bắc thuê đất và trả lãi ngay trong 1/4/2024.
Phía bên kia bảng cân đối kế toán, tổng nợ phải trả của CADIVI là gần 2.927 tỷ đồng, tăng gần 20% so với hồi đầu năm. Trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn với 2.721 tỷ đồng, chiếm gần 93% nợ phải trả.
Đáng nói, nợ phải trả của CADIVI hiện đang chiếm đến 65,8% tổng nguồn vốn công ty là 4.449 tỷ đồng và gần gấp đôi vốn chủ sở hữu.
Mạnh tay chi trả cổ tức
Kinh doanh lãi lớn, CADIVI luôn tri ân cổ đông bằng những “món quà” thiết thực. Cụ thể, từ thời điểm lên sàn đến nay, công ty đã duy trì truyền thống trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông.
Năm 2022, công ty đã chia cổ tức bằng tiền mặt với tổng tỉ lệ 100%. Trong năm 2023, công ty thậm chí đã trả 5 lần cổ tức cho cổ đông (bao gồm 3 đợt trả cổ tức năm 2022 và 2 đợt trả cổ tức năm 2023) với tổng số tiền rơi vào khoảng 800 tỷ đồng.
Tại diễn biến gần nhất, ngày 5/6 vừa qua, CADIVI đã thực hiện chi trả cổ tức đợt cuối năm 2023 bằng tiền mặt với tỉ lệ 40%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 4.000 đồng.
Với 57,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, CADIVI ước tính đã chi khoảng 230,4 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức này. Cổ đông lớn của CADIVI là GELEX dự kiến đã thu về khoảng 222 tỷ đồng trong đợt trả cổ tức.
Năm 2024, công ty dự kiến chi trả mức cổ tức là 50% do năm 2024 và các năm tiếp theo, công ty dự kiến đầu tư các dự án lớn nên cần nguồn tiền dự phòng cho hoạt động đầu tư để phục vụ sản xuất kinh doanh trong tương lai.
Tuỳ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh thực tế 2024 tốt hơn, thì tỉ lệ cổ tức sẽ được xem xét, điều chỉnh trình ĐHĐCĐ 2025.
Công ty Dây cáp điện Việt Nam được thành lập từ ngày 06/10/1975 với thương hiệu CADIVI, là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại dây và cáp điện. Sau khi được cổ phần hóa, CADIVI trở thành một công ty cổ phần từ tháng 9/2007.
Theo giới thiệu, công ty có 3 nhà máy và 2 công ty thành viên cùng hệ thống phân phối đến hơn 200 đại lý cấp 1 trên cả nước. Năng lực sản xuất 60.000 tấn đồng/năm, 40.000 tấn nhôm/năm và 20.000 tấn hạt nhựa PVC/năm.
Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
VĨ MÔ ĐẦU TƯ
TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
Đức Đỗ
FILI
Doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền cao Top 5 năm 2023 sắp rời sàn trong tháng 7
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) thông báo về việc hủy niêm yết cổ phiếu của CTCP Dây cáp điện Việt Nam - Cadivi (Mã CAV).
Số lượng chứng khoán bị hủy niêm yết là 57,6 triệu đơn vị. Lý do hủy niêm yết bởi công ty hủy tư cách công ty đại chúng theo thông báo của UBCKNN. Ngày hủy niêm yết là 18/7, ngày giao dịch cuối cùng là 17/7.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CAV đang giao dịch tại mức 72.x đồng/cp - ngay sát vùng đỉnh lịch sử 74.x đồng.
Về định hướng sau khi hủy tư cách công ty đại chúng, hủy niêm yết chứng khoán, lãnh đạo Cadivi nhấn mạnh sẽ tiếp tục tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đem lại những giá trị gia tăng hơn nữa cho toàn thể cổ đông.
Với việc chưa có kế hoạch niêm yết trở lại, hành trình của Cadivi trên sàn chứng khoán sẽ khép lại sau tròn 10 năm.
Cổ phiếu Cadivi niêm yết lần đầu ngày 8/12/2014 với khối lượng niêm yết là 57,6 triệu đơn vị. Một thập kỷ hiện diện trên sàn chứng khoán, công ty không ghi nhận bất kỳ đợt tăng vốn nào; phần lớn lợi nhuận năm được dùng để chi trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông.
Năm Dương lịch 2023 ghi nhận tới 5 đợt thanh toán cổ tức bằng tiền, đây gần như là con số rất hiếm gặp trên thị trường chứng khoán Việt. Tuy nhiên, trường hợp này đã được ghi nhận tại Cadivi. Sau 5 đợt, công ty đã chi hơn 800 tỷ đồng thanh toán cổ tức bằng tiền với tổng tỷ lệ 140% (bao gồm 80% cho các đợt 2, 3, 4 năm 2022 và 40% cho đợt 1, 2 năm 2023).
Ngày 5/6 vừa qua, Cadivi đã thanh toán nốt phần cổ tức còn lại của năm 2023 với tỷ lệ 40% bằng tiền.
Xếp thứ 5 trong danh sách những doanh nghiệp chi cổ tức bằng tiền "đậm" nhất sàn chứng khoán, điều này đến từ hoạt động kinh doanh tương đối ổn định của Cadivi. Cụ thể, doanh thu trung bình 4 năm gần nhất của công ty đạt trên 10.000 tỷ đồng/năm; lợi nhuận sau thuế duy trì mức 330-420 tỷ (dù quy mô vốn điều lệ chỉ chưa đầy 600 tỷ đồng).
Được biết, hơn 96% vốn cổ phần của CAV đang được sở hữu bởi công ty mẹ Điện lực Gelex - một thành viên thuộc Tập đoàn Gelex (Mã GEX).
Ngày 18/06/2024, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin).
Nguồn: HOSE
Nguyên nhân được HOSE đưa ra là cổ phiếu CAV thuộc diện bị hủy niêm yết. Trước đó, vào ngày 17/06, HOSE đã quyết định hủy niêm yết đối với 57.6 triệu cp CAV, hiệu lực từ ngày 18/07, do Doanh nghiệp này bị hủy tư cách đại chúng.
Thực tế, quyết định hủy niêm yết đã được thông qua từ ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Doanh nghiệp. Cụ thể, cơ cấu cổ đông của CAV theo danh sách chốt ngày 03/04/2024 chỉ có 3.54% vốn của các cổ đông nhỏ lẻ, còn Công ty mẹ là Tập đoàn GELEX nắm tới 96.27% vốn, tương đương gần 55.5 triệu cp (còn lại 0.19% là cổ phiếu quỹ). Tỷ lệ trên không đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng theo quy định tại Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 (yêu cầu 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải cổ đông lớn nắm giữ).
Thêm trường hợp của CAV, danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch trên HOSE đã nâng lên con số 85, tính đến ngày 18/06. Trong danh sách này, có 7 quỹ bao gồm FUCTVGF5, FUCVREIT, FUEFCV50, FUEIP100, FUEKIV30, FUEKIVND và FUEMAVND, còn lại là 78 cổ phiếu.
Huy Khải
FILI
Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
VĨ MÔ ĐẦU TƯ
TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
Nhật Quang
FILI
Gần 58 triệu cổ phiếu CAV chính thức rời sàn HOSE từ ngày 18/7
Cadivi cho biết, việc hủy niêm yết nhằm mục đích tập trung nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển các dự án trọng điểm và tối ưu hóa hiệu quả…
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa thông báo quyết định về việc huỷ niêm yết đối với cổ phiếu CAV của Công ty Cổ phần Dây cáp điện Việt Nam (Cadivi).
Cụ thể, 57,6 triệu cổ phiếu CAV sẽ rời sàn HOSE kể từ ngày 18/7/2024 do Cadivi huỷ tư cách công ty đại chúng theo thông báo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Như vậy, ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu CAV là ngày 17/7/2024.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, CAV đã trình cổ đông thông qua việc hủy tư cách công ty đại chúng của công ty, cũng như hủy bỏ niêm yết toàn bộ cổ phiếu đang niêm yết trên HOSE và hủy đăng ký chứng khoán tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC).
Cadivi cho biết, việc hủy niêm yết nhằm mục đích tập trung nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển các dự án trọng điểm và tối ưu hóa hiệu quả.
Để đảm bảo quyền lợi của cổ đông sau khi hủy niêm yết cổ phiếu tại HOSE cũng như hủy đăng ký chứng khoán tại VSDC, Cadivi cho biết công ty đã chủ động đề nghị và làm việc trước với cổ đông lớn là Công ty Cổ phần Điện lực Gelex (hiện đang sở hữu 96,46% vốn điều lệ công ty), về việc cổ đông này cam kết mua lại toàn bộ số lượng cổ phiếu CAV mà các cổ đông còn đang nắm giữ nếu cổ đông còn lại có nhu cầu chuyển nhượng. Mức giá theo đàm phán và thống nhất giữa bên bán và bên mua tại thời điểm giao dịch, phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cổ đông muốn giữ lại cổ phiếu sau khi Cadivi huỷ niêm yết, công ty sẽ ra thông báo về việc cấp lại sổ cổ đông/giấy chứng nhận sở hữu cổ phần cho các cổ đông để đảm bảo xác nhận cho việc sở hữu cổ phần hợp pháp của cổ đông.
Một thông tin đáng chú ý khác, vào ngày 5/6 vừa qua, Cadivi đã thực hiện chi trả cổ tức đợt cuối năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 40%, tương ứng mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 4.000 đồng. Với 57,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến Cadivi đã chi khoảng 230,4 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức này.
Bên cạnh đó, Cadivi cũng thống nhất bầu ông Nguyễn Bá Thọ giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty nhiệm kỳ 2022 – 2027 kể từ ngày 3/5/2024.
Về kết quả hoạt động kinh doanh quý 1/2024, Cadivi thu về 2.463 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 22,8% so với con số 2.005 tỷ đồng của quý 1/2023. Trong khi đó, giá vốn cũng tăng 25,2% lên mức 2.239 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp chỉ tăng nhẹ 2,9%, đạt 223,3 tỷ đồng.
Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính đạt 1,3 tỷ đồng, tăng đột biến so với con số 228,1 triệu đồng cùng kỳ quý 1/2023, chủ yếu đến từ lãi do nghiệp vụ phòng ngừa giá mua nguyên vật liệu đạt hơn 804 triệu đồng và lãi chênh lệch tỷ giá đạt 529,2 tỷ đồng.
Khấu trừ chi phí, Cadivi báo lãi sau thuế hơn 79 tỷ đồng trong quý 1/2024, tăng 12,6% so với cùng kỳ.
Năm 2024, với nhận định tình hình kinh doanh còn nhiều khó khăn, Cadivi xác định tiếp tục giữ vững thị trường thông qua hệ thống đại lý, tập trung các sản phẩm truyền thống có tỷ trọng doanh thu, lợi nhuận cao.
Với thị trường xuất khẩu, duy trì mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, tăng trưởng doanh thu. Bên cạnh đó, tiếp tục tìm kiếm đối tác mới, khai thác thị trường tiềm năng, mục tiêu mở rộng quy mô.
Trên cơ sở đó, Cadivi lên kế hoạch kinh doanh năm 2024 với doanh thu hợp nhất đạt 11.068 tỷ đồng, tăng 10% và lợi nhuận sau thuế đạt 368 tỷ đồng, giảm 12,3% so với thực hiện năm 2023.
Như vậy, kết thúc quý đầu tiên của năm 2024, Cadivi đã thực hiện được 22,3% kế hoạch doanh thu và 21,5% mục tiêu lợi nhuận đề ra.
Tính đến ngày 31/3/2024, quy mô tài sản của Cadivi đạt hơn 4.449 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm 3.225 tỷ đồng và tài sản dài hạn chiếm 1.223 tỷ đồng.
Tổng số nợ phải trả là 2.926 tỷ đồng, chiếm hầu hết là nợ ngắn hạn với 2.721 tỷ đồng, còn lại 205,4 tỷ đồng là nợ dài hạn. Vốn chủ sở hữu tại thời điểm kết thúc quý 1/2024 đạt khoảng 1.522 tỷ đồng, tăng nhẹ 5,5% so với đầu năm 2024. Như vậy, tổng số nợ phải trả cao gần gấp đôi vốn chủ sở hữu và chiếm 65,8% nguồn vốn của doanh nghiệp.
Thị giá cổ phiếu CAV trong thời gian gần đây
Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch ngày 18/6, cổ phiếu CAV đang giao dịch quanh mức 72.000 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của doanh nghiệp trên thị trường đạt khoảng 4.139 tỷ đồng.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.