Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Trải qua 9 tháng đầu năm 2024, dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận sau thuế công ty mẹ Tổng Công ty Bến Thành – TNHH MTV (Benthanh Group) lại có phần đi lùi.
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 của Benthanh Group Nguồn: Benthanh Group
Doanh thu thuần 9 tháng của công ty mẹ Benthanh Group đạt hơn 133 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ. Doanh thu tài chính cũng tăng 10%, lên gần 149 tỷ đồng, trong đó cổ tức, lợi nhuận được chia ghi nhận hơn 132 tỷ đồng, tăng hơn 14%.
Chiếm tỷ trọng cao nhất trong phần cố tức, lợi nhuận của doanh nghiệp trực thuộc UBND TPHCM nhận được trong 9 tháng qua là CTCP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (Savico, HOSE: SVC) với hơn 27 tỷ đồng. Đây là phần cổ tức 2023 và 2024 SVC chia cho Benthanh Group.
Các khoản cổ tức, lợi nhuận Benthanh Group được chia trong 9 tháng đầu năm 2024Nguồn: Benthanh Group
Bên cạnh các nguồn thu, chi phí của Benthanh Group cũng tăng đáng kể. Đáng chú ý nhất là chi phí bán hàng lên đến hơn 31 tỷ đồng, gấp hơn 287 lần cùng kỳ. Chi phí quản lý cũng tăng hơn 8%,lên hơn 51 tỷ đồng.
Với sự bào mòn của chi phí, đặc biệt là chi phí bán hàng, Benthanh Group lãi sau thuế (công ty mẹ) gần 119 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm 2024, giảm gần 17% so với cùng kỳ.
Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của Benthanh Group tại thời điểm 30/09/2024 là gần 3.2 ngàn tỷ đồng, giảm 7% so với đầu năm. Nguyên nhân do lượng tiền mặt nắm giữ giảm đến 36%, còn gần 227 tỷ đồng. Mặt khác, chứng khoán kinh doanh giữ nguyên ở mức gần 322 tỷ đồng.
Ở phía còn lại của bảng cân đối, nợ phải trả gần như không thay đổi với hơn 1 ngàn tỷ đồng. Công ty vẫn tiếp tục “nói không” với vay nợ.
Danh mục chứng khoán kinh doanh của Benthanh Group tại thời điểm 30/09/2024Nguồn: Benthanh Group
Ngày 11/11/2024, Benthanh Group thông báo về việc giao ông Phan Văn Quang – Chủ tịch HĐTV làm người đại diện pháp luật của Công ty thay cho ông Hoàng Tâm Hòa – hiện nay đang là Thành viên HĐTV của Benthanh Group. Quyết định có hiệu lực từ 11/11.
Ông Phan Văn Quang - Chủ tịch HĐTV Benthanh Group
Cũng kể từ ngày 11/11, ông Phan Tấn Thảo được giao nhiệm vụ Quyền Tổng Giám đốc của Benthanh Group.
Ông Thảo sinh năm 1976, trình độ cử nhân kinh tế, cử nhân anh văn, cao cấp lý luận chính trị. Ông từng làm việc tại các đơn vị thành viên cũng như tại Benthanh Group. Trước khi được bổ nhiệm làm Quyền Tổng Giám đốc, ông Thảo giữ chức Phó Tổng Giám đốc Benthanh Group.
Ông Phan Tấn Thảo - Quyền Tổng Giám đốc Benthanh Group
Hà Lễ
FILI
Lợi nhuận quý 3 ngành ô tô chưa thể tìm lại ánh hào quang?
Dù lãi ròng quý 3 các doanh nghiệp ô tô trên sàn tăng bằng lần so với cùng kỳ năm ngoái nhưng không đáng kể so với 2 năm trước - giai đoạn nền kinh tế hưởng lãi suất thấp, giảm lệ phí trước bạ và chưa thắt chặt chi tiêu như hiện nay.
Quý 3, những cái tên “nổi cộm” trong mảng phân phối ô tô như SVC, CTF, HAX, VEA đều đạt doanh thu tăng trưởng hai con số dù thời gian hưởng lợi từ chính sách giảm lệ phí trước bạ chỉ mới bắt đầu từ tháng 9, cho thấy sự khởi sắc nhất định đối với ngành
Tuy nhiên, lợi nhuận cuối cùng của mỗi doanh nghiệp vẫn ở mức thấp dù đa số tăng bằng lần so với cùng kỳ, chủ yếu do gánh nặng chi phí.
Lợi nhuận tuột khỏi tay cổ đông công ty mẹ
Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (HOSE: SVC) thừa nhận tình hình kinh doanh thị trường ô tô quý 3 năm nay tốt hơn cùng kỳ. Với doanh thu gần 6.8 ngàn tỷ đồng, tăng 35%, SVC kiếm được nhiều nhất kể từ khi chính thức về tay Tasco cách đây 1 năm. Thế nhưng Công ty chỉ thu 6.1 tỷ đồng lãi ròng, rất thấp nếu so với hàng chục tỷ đồng của những năm trước, do hầu hết chi phí tăng hai con số.
Kết quả thuận lợi hơn cùng kỳ nhờ SVC tăng thu từ hoạt động tài chính, lũy kế 9 tháng xấp xỉ 120 tỷ đồng, gấp 6 lần số cùng giai đoạn. Việc nhận thêm 315 tỷ đồng vốn góp từ cổ đông thiểu số hồi đầu năm, là lời giải thích tại sao lãi ròng liên tiếp “chảy” về túi nhóm cổ đông này trong 2 quý gần đây, chứ không phải là cổ đông công ty mẹ SVC.
Dần hụt hơi
Tương tự, đơn vị phân phối xe Ford và Huyndai City Auto (HOSE: CTF) báo doanh thu tăng 23%, đạt hơn 2 ngàn tỷ đồng, một mức cao trong nhiều năm nhưng lại cho rằng việc giảm lệ phí trước bạ chưa tác động lớn đến kết quả này do mới áp dụng từ tháng 9.
Bán hàng khả quan nhưng CTF đang gặp khó trong việc mang lợi nhuận về cho cổ đông công ty mẹ khi lãi ròng vỏn vẹn 2 tỷ đồng, hụt hơi dần từ con số vài chục tỷ 2 năm trước. Cấu trúc chi phí ngày một gia tăng làm thu hẹp đáng kể lợi nhuận vốn dĩ đã rất thấp của doanh nghiệp này.
Ảm đạm toàn tập
Duy nhất Ô tô TMT (HOSE: TMT) giảm mạnh doanh thu, kinh doanh dưới giá vốn khiến lỗ lớn quý thứ 2 liên tiếp, lần này 93 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng lỗ ròng 192 tỷ đồng.
Chủ thương hiệu xe tải TMT đang trải qua thời kỳ khó khăn hơn bao giờ hết, từ khách quan của nền kinh tế cho đến cấu trúc tài chính thiếu hợp lý của doanh nghiệp khiến lãnh đạo đã phải “mạnh tay bán hàng để cắt lỗ” đối với lượng lớn tồn kho nhằm “chuẩn bị cho chu kỳ hoạt động kinh doanh mới”. Thậm chí, doanh nghiệp lắp ráp xe tải đã phải mở rộng sang phân phối thêm dòng xe điện cỡ nhỏ có tên Wuling – một thương hiệu ra đời từ sự hợp tác của các ông lớn ô tô thế giới bao gồm: General Motors - Mỹ (44% cổ phần), Ô tô Thượng Hải - SAIC Motor (50.1%) và Ô tô Quảng Tây - Wuling Motors (5.9%).
TMT đã đưa ra loạt biện pháp tái cấu trúc toàn bộ Công ty, trong đó bao gồm cả tái cấu trúc lại nhà cung cấp, đồng thời “chấp nhận kết quả kinh doanh thua lỗ trong năm 2024 để đảm bảo tính thanh khoản tốt với các tổ chức tín dụng”.
Trỗi dậy từ xe giá rẻ
Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (HOSE: HAX) là một ngoại lệ. Giữa bối cảnh xe sang vẫn khó bán, “trùm” phân phối Mercedes dường như đã tìm ra “công thức” cho riêng mình khi dòng xe bình dân MG được tiêu thụ mạnh, giúp doanh thu tăng trưởng 38%, ghi nhận hơn 1.5 ngàn tỷ đồng. Đó là chưa kể xe Mercedes còn hưởng lợi từ chính sách giảm lệ phí trước bạ.
HAX đã sớm hợp tác với SAIC Motor để đưa hãng xe giá rẻ Trung Quốc về Việt Nam, nhờ đó mang về cho cổ đông công ty mẹ gần 62 tỷ đồng lợi nhuận, gấp 8 lần, thoát khỏi vùng lợi nhuận lẹt đẹt vài tỷ đồng kéo dài từ quý 1/2023.
Xe MG được ưa chuộng đưa
Trông cậy vào Honda?
Khi các công ty tư nhân đang mải vật lộn theo nhiều cách khác nhau với kỳ vọng tìm lại lợi nhuận thời hoàng kim thì doanh nghiệp hơn 88% vốn thuộc Bộ Công thương Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP (UPCoM: VEA) tiếp tục ổn định với hơn 1.6 ngàn tỷ đồng lãi ròng, tăng 8%, chủ yếu nhờ cải thiện lãi ghi nhận từ công ty liên doanh, liên kết.
Sau 9 tháng, Honda Việt Nam - công ty liên doanh do VEA sở hữu 30% - tiếp tục là “gà đẻ trứng vàng” khi đem về hơn 5 ngàn tỷ đồng; trong khi thu từ liên doanh với Toyota sụt giảm mạnh, chỉ 261 tỷ đồng so với 660 tỷ đồng cùng giai đoạn năm 2023.
Doanh số tháng 9 tăng vọt
Tháng 9 chứng kiến doanh số bán xe các hãng đồng loạt tăng vọt, thậm chí tăng gấp rưỡi so với tháng 8 trước đó; nhờ hiệu ứng từ chính sách giảm lệ phí trước bạ áp dụng cho các xe sản xuất, lắp ráp trong nước diễn ra trong các tháng 9,10 và 11 năm nay.
Số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và từ TC Group cho thấy, so với tháng 8, Toyota bán gần 7 ngàn xe, tăng 48%. Huyndai TC của TC Group bán hơn 6.5 ngàn xe, tăng 40%. Các dòng xe của ông lớn Thaco cũng không ngoại lệ khi Thaco Kia ghi nhận hơn 4 ngàn chiếc, tăng 79%; Thaco Mazda cũng tăng 43%, đạt gần 3.6 ngàn xe.
“Khủng” nhất là Honda với 3.6 ngàn chiếc được tiêu thụ, gấp 3 lần con số tháng 8, đồng thời gấp đôi trung bình 8 tháng đầu năm. Thị phần của hãng xe Nhật tăng đáng kể trong tháng 9, từ 4.4% lên 9.4% (chỉ tính trong VAMA và TC Group).
Nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục hưởng ứng nhằm tận dụng đợt ưu đãi giảm lệ phí trước bạ trong các tháng 10 và 11, đặc biệt nay đã vào dịp cuối năm. Quý 4 của các doanh nghiệp ô tô theo đó có thể thu kết quả khả quan hơn đáng kể so với cùng kỳ, nhất là khi tiêu dùng không còn quá thắt chặt như trước.
Lượng xe bán ra tăng vọt trong tháng 9 (Đvt: ngàn chiếc)
Nguồn: Người viết tổng hợp
Chi phí nhân công và dịch vụ mua ngoài tăng mạnh là lý do chính khiến lợi nhuận quý 3/2024 của CTCP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn dù hơn gấp đôi quý 3 năm trước nhưng vẫn ở mức thấp so với giai đoạn trước đó.
Lãi ròng quý 3 của SVC hơn 6 tỷ đồng nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước
SVC giải trình kết quả quý 3 thuận lợi hơn cùng kỳ nhờ tình hình kinh doanh thị trường xe tốt lên. Theo đó, hơn 6.7 ngàn tỷ đồng doanh thu được tạo ra trong kỳ, tăng 35% và chỉ thấp hơn mức kỷ lục 7 ngàn tỷ đồng thiết lập vào quý 4/2022.
Câu chuyện cũng tương tự với lãi gộp, đạt 453 tỷ đồng. Nhưng sau khi trừ hết các chi phí, SVC lãi sau thuế chỉ hơn 25 tỷ đồng.
Nguyên nhân do chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, với mức chi cho nhân công tăng đến 44%, chi dịch vụ mua ngoài tăng 123%, lần lượt ghi nhận 127 tỷ đồng và 27 tỷ đồng.
Đáng chú ý, SVC chỉ mang về cho cổ đông công ty mẹ hơn 6 tỷ đồng; trong khi cổ đông không kiểm soát hưởng 19 tỷ đồng. Đây là quý thứ 2 liên tiếp, lợi ích cổ đông thiểu số lớn hơn nhiều lần cổ đông công ty mẹ SVC.
Sau 9 tháng đầu năm, công ty con của Tasco Auto lãi ròng gần 52 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ, với khác biệt lớn nằm ở phần lãi thanh lý các khoản đầu tư, lãi từ hợp đồng hợp tác đầu tư.
Kết quả trên của SVC cho thấy sự hồi phục nhất định của thị trường xe ô tô. Công ty đạt 67% mục tiêu doanh thu nhưng thực hiện đến 96% kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm.
Cuối quý 3, phải thu từ hợp đồng hợp tác đầu tư của Công ty tăng mạnh, từ 620 tỷ đồng đầu năm lên 902 tỷ đồng. Phải thu khác tăng từ 58 tỷ đồng lên 183 tỷ đồng.
Trong quý cuối cùng của năm, thị trường ô tô được kỳ vọng hưởng lợi từ nhu cầu mua sắm tăng cao, đặc biệt từ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ dành cho xe sản xuất và lắp ráp trong nước, trong 3 tháng 9, 10 và 11.
Ngày 22/10, lãnh đạo SVC thống nhất bầu ông Ngô Đức Vũ làm Chủ tịch HĐQT thay thế ông Vũ Đình Độ. Ông Độ vẫn sẽ đồng hành với vai trò Thành viên HĐQT SVC nhằm tư vấn về định hướng chiến lược cho HĐQT trong quá trình triển khai các dự án trọng điểm và chiến lược hợp tác quốc tế.
Tử Kính
FILI
Lãi ròng Savico gấp đôi cùng kỳ nhưng vẫn thấp
Chi phí nhân công và dịch vụ mua ngoài tăng mạnh là lý do chính khiến lợi nhuận quý 3/2024 của CTCP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (HOSE: SVC) dù hơn gấp đôi quý 3 năm trước nhưng vẫn ở mức thấp so với giai đoạn trước đó.
SVC giải trình kết quả quý 3 thuận lợi hơn cùng kỳ nhờ tình hình kinh doanh
Câu chuyện cũng tương tự với lãi gộp, đạt 453 tỷ đồng. Nhưng sau khi trừ hết các chi phí, SVC lãi sau thuế chỉ hơn 25 tỷ đồng.
Nguyên nhân do chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, với mức chi cho nhân công tăng đến 44%, chi dịch vụ mua ngoài tăng 123%, lần lượt ghi nhận 127 tỷ đồng và 27 tỷ đồng.
Đáng chú ý, SVC chỉ mang về cho cổ đông công ty mẹ hơn 6 tỷ đồng; trong khi cổ đông không kiểm soát hưởng 19 tỷ đồng. Đây là quý thứ 2 liên tiếp, lợi ích cổ đông thiểu số lớn hơn nhiều lần cổ đông công ty mẹ SVC.
Sau 9 tháng đầu năm, công ty con của Tasco Auto lãi ròng gần 52 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ, với khác biệt lớn nằm ở phần lãi thanh lý các khoản đầu tư, lãi từ hợp đồng hợp tác đầu tư.
Kết quả trên của SVC cho thấy sự hồi phục nhất định của thị trường xe ô tô. Công ty đạt 67% mục tiêu doanh thu nhưng thực hiện đến 96% kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm.
Cuối quý 3, phải thu từ hợp đồng hợp tác đầu tư của Công ty tăng mạnh, từ 620 tỷ đồng đầu năm lên 902 tỷ đồng. Phải thu khác tăng từ 58 tỷ đồng lên 183 tỷ đồng.
Trong quý cuối cùng của năm, thị trường ô tô được kỳ vọng hưởng lợi từ nhu cầu mua sắm tăng cao, đặc biệt từ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ dành cho xe sản xuất và lắp ráp trong nước, trong 3 tháng 9, 10 và 11.
Ngày 22/10, lãnh đạo SVC thống nhất bầu ông Ngô Đức Vũ làm Chủ tịch HĐQT thay thế ông Vũ Đình Độ. Ông Độ vẫn sẽ đồng hành với vai trò Thành viên HĐQT SVC nhằm tư vấn về định hướng chiến lược cho HĐQT trong quá trình triển khai các dự án trọng điểm và chiến lược hợp tác quốc tế.
Lãi ròng quý 2/2024 của CTCP Tasco khoảng 4.7 tỷ đồng, chỉ bằng một nửa cùng kỳ - thời điểm chưa sáp nhập công ty con CTCP Tasco Auto.
Không có gì bất ngờ khi doanh thu quý 2 của HUT gấp 20 lần quý 2/2023, đạt hơn 6.4 ngàn tỷ đồng; chủ yếu do có thêm 5.3 ngàn tỷ đồng từ mảng kinh doanh ô tô của công ty con, trong khi một năm trước không ghi nhận. Hoạt động thu phí - mảng kinh doanh truyền thống - mang về 322 tỷ đồng, tăng 17%.
Tuy nhiên, nếu so với con số hợp nhất quý 1/2024 thì doanh thu quý 2 tăng 24%, không chỉ nhờ hoạt động bán ô tô mà còn từ 775 tỷ đồng của mảng cung cấp dịch vụ, gấp đến 60 lần quý 1. Tương tự, doanh thu hoạt động tài chính khác gấp 30 lần, đạt 346 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp 423 tỷ đồng, gấp 2.3 lần.
Diễn biến một số doanh thu và chi phí của HUT từ khi hợp nhất với Tasco Auto (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: Người viết tổng hợp
Diễn biến một số doanh thu và chi phí của SVC - công ty con của Tasco Auto (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: Người viết tổng hợp
Hưởng lợi từ lợi nhuận khác 16 tỷ đồng giúp HUT báo lãi sau thuế gấp 6 lần quý cùng kỳ, hơn 60 tỷ đồng, nhưng chỉ 4.7 tỷ đồng thuộc về cổ đông công ty mẹ, giảm 50% và thấp nhất kể từ khi sáp nhập. Lãi ròng quý 1 hơn 26 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng, doanh thu đạt 11.6 ngàn tỷ đồng, thực hiện được 50% kế hoạch. Trong khi đó, lãi ròng 31 tỷ đồng, mới đi được 14% chặng đường cả năm.
Nguồn: VietstockFinance
Cuối tháng 6/2024, tổng tài sản HUT khoảng 27.2 ngàn tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với đầu năm. Hơn một nửa tài sản ngắn hạn, khoảng 6 ngàn tỷ đồng, là các khoản phải thu. Doanh nghiệp đang sở hữu tài sản thanh khoản cao như tiền, các khoản tương đương tiền và đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tổng cộng 2.1 ngàn tỷ đồng, chiếm 20%.
Riêng phải thu ngắn hạn khác tăng thêm gần 1 ngàn tỷ đồng, lên 4.2 ngàn tỷ đồng, chủ yếu từ bên thứ ba nhưng không được thuyết minh cụ thể.
Nợ phải trả cuối kỳ hơn 15.6 ngàn tỷ đồng, trong đó một nửa là các khoản vay nợ ngắn hạn và dài hạn, lần lượt 3 ngàn tỷ đồng và 5.6 ngàn tỷ đồng, giảm không đáng kể. Phải trả khác bao gồm ngắn hạn và dài hạn lần lượt 2.7 ngàn tỷ đồng và 1.6 ngàn tỷ đồng.
Năm nay, lãnh đạo HUT nhận định khó khăn của ngành ô tô chỉ là tạm thời, trong dài hạn còn nhiều tiềm năng, do đó cần chuẩn bị nguồn lực để đầu tư mở rộng quy mô, tăng số lượng showroom và thương hiệu ô tô mới để đáp ứng nhu cầu giai đoạn tới.
HUT sẽ tiếp tục phát triển dịch vụ thu phí không dừng, trung gian thanh toán, ví điện tử VETC để cung cấp giải pháp giao thông cho các dịch vụ thanh toán xăng dầu không tiền mặt, thấu chi tài chính, thu phí sân bay, đỗ xe,… Nền tảng kinh doanh xe cũ đã qua sử dụng (Carpla) sẽ được đẩy mạnh.
Năm trước, cổ đông đã đồng ý để CTCP VII Holding của Chủ tịch HĐQT Vũ Đình Độ nhận chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số cổ phần từ các cổ đông có tên trong danh sách hoán đổi cổ phần với CTCP SVC Holdings (nay là Tasco Auto) mà không cần thực hiện thủ tục chào mua công khai.
Công ty do ông Vũ Đình Độ làm Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật, có thể thực hiện thành nhiều đợt qua khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận, dự kiến sở hữu hơn 25% vốn cổ phần có quyền biểu quyết tại HUT. Dù vậy, báo cáo quản trị nửa đầu năm 2024 cho thấy VII Holding hiện chưa có động tĩnh nào về việc này, tỷ lệ sở hữu HUT cuối tháng 6 vẫn 0%.
Nguồn: HUT
Tử Kính
FILI
Doanh nghiệp mang “họ VII” vừa mua 15% DNP Holding là ai?
Ngày 09/07, CTCP VII thông báo hoàn tất sở hữu hơn 22 triệu cp DNP, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu tại DNP Holding từ 0% lên 15.65% từ ngày 05/07/2024.
Ngày 05/07 không diễn ra bất kỳ giao dịch nào có khối lượng tương tự nhưng thay vào đó, từ đầu tháng 5 đến nay, thị trường ghi nhận tổng cộng khoảng 26.4 triệu cp CTCP DNP Holding (HNX: DNP) được mua bán theo phương thức thỏa thuận trong 10 phiên, lớn nhất đạt hơn 4.8 triệu đơn vị (phiên 20/05/2024).
Đơn giá các giao dịch trung bình từ 18,000 đồng/cp đến 20,800 đồng/cp, không quá khác biệt với thị giá giai đoạn vừa qua của DNP. Ước tính Công ty VII chi đâu đó 466 tỷ đồng để sở hữu lượng cổ phiếu trên.
Bên cạnh Công ty VII, cổ đông lớn DNP còn có ông Vũ Đình Độ (sở hữu 10.75%, đến cuối năm 2023), Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Hoàng Anh Tuấn (5.08%).
CTCP VII thành lập vào tháng 10/2020; trụ sở tại khu đô thị Embassy Garden Tây Hồ Tây thuộc quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. VII hoạt động chính trong mảng tư vấn quản lý với vốn điều lệ ban đầu 50 tỷ đồng. Trong đó, Tổng Giám đốc kiêm đại diện pháp luật ông Nguyễn Huy Tuấn góp 95%, bà Phạm Trần Thư Nga và ông Nguyễn Minh Quang mỗi người 2.5%.
Một năm sau, ông Nguyễn Huy Tuấn nhường vai trò lại cho bà Phan Thị Thu Thảo. Công ty VII cũng được dời nhưng sau đó dời đến tầng 6, tòa nhà Tasco, quận Nam Từ Liêm, khi đó còn mang tên tòa nhà Vinaconex 9; đồng thời vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng. Đầu năm 2022, đại diện pháp luật chuyển sang ông Đỗ Văn Tuấn, sau đó là ông Vũ Ngọc Minh và giữ nguyên đến hiện tại.
Ông Đỗ Văn Tuấn hồi tháng 09/2023 được bầu giữ chức Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bảo hiểm Tasco (công ty con do CTCP Tasco (HNX: HUT) nắm 100% vốn), thay ông Trần Văn Hiếu. Còn ông Nguyễn Huy Tuấn từng làm Giám đốc Đầu tư, Phó Tổng Giám đốc CTCP Quản lý quỹ PVI, Thành viên HĐQT CTCP Dệt may Gia Định (Giditex).
Trong khi đó, bà Phan Thị Thu Thảo hiện là Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc HUT. Bà cũng từng giữ chức danh Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc DNP từ năm 2017 nhưng đã từ nhiệm từ tháng 07/2021 vì lý do cá nhân.
Bà Phan Thị Thu Thảo. Nguồn: Tasco
Ít lâu sau khi rời ghế tại DNP và tham gia vào Công ty VII như đã nêu, bà Phan Thị Thu Thảo cũng bắt đầu trở thành người đại diện pháp luật của một doanh nghiệp “họ VII” khác là CTCP VII Land, được thành lập vào tháng 09/2021.
VII và VII Land khi đó cùng góp vốn với CTCP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (Savico, HOSE: SVC) – đơn vị thành viên của HUT – thành lập CTCP Đầu tư Tri thức Tương lai kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản và giáo dục.
Trong đó, SVC góp 47.13%, tương đương khoảng 38 tỷ đồng, toàn bộ bằng quyền sử dụng đất tại thửa đất số 168, tờ bản đồ số 106, phường Tam Bình, TP. Thủ Đức, TPHCM. Còn lại, Công ty VII Land sở hữu 30% và Công ty VII sở hữu 22.87%.
Điểm chung của VII, VII Land và Đầu tư Tri thức Tương lai là cùng có địa chỉ trụ sở tại tầng 6, tòa nhà Tasco. Thêm một điểm chung nữa, ông Đỗ Văn Tuấn và ông Vũ Ngọc Minh cũng lần lượt thay thế vị trí người đứng đầu VII Land như từng diễn ra tại VII.
Liên quan đến “họ VII”, hồi cuối tháng 5, Chủ tịch HĐQT HUT Vũ Đình Độ lập ra CTCP VII Holding (ông Độ sở hữu 65%) để nhận chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số cổ phần từ các cổ đông có tên trong danh sách hoán đổi cổ phần với CTCP SVC Holdings năm ngoái mà không cần phải thực hiện thủ tục chào mua công khai. Đây là một công ty đầu tư và đang quản lý các khoản đầu tư của ông cũng như nhiều cá nhân khác, trong đó có khoản đầu tư vào HUT.
6 DN sắp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền, cao nhất 19%
Thêm 6 doanh nghiệp sẽ chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt các đợt năm 2023, 2024.
- CTCP Long Hậu (Mã LHG): Ngày 18/7/2024 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2023 tỷ lệ 19% (1 cổ phiếu được nhận 1.900 đồng). Ngày thanh toán là 21/8/2024.
- CTCP 22 (Mã C22): Ngày 18/7/2024 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2023 tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày thanh toán là 31/7/2024.
- CTCP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (Mã SVC): Ngày 22/7/2024 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2024 tỷ lệ 5% (1 cổ phiếu được nhận 500 đồng). Ngày thanh toán là 31/7/2024.
- CTCP Nước sạch Quảng Ninh (Mã NQN): Ngày 25/7/2024 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền còn lại năm 2023 tỷ lệ 2,84% (1 cổ phiếu được nhận 284 đồng). Ngày thanh toán là 12/8/2024.
- CTCP Transimex (Mã IRC): Ngày 26/7/2024 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2023 tỷ lệ 3,5% (1 cổ phiếu được nhận 350 đồng). Ngày thanh toán là 15/8/2024.
- CTCP Dịch vụ môi trường và Công trình đô thị Vũng Tàu (Mã MTV): Ngày 29/7/2024 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2023 tỷ lệ 7% (1 cổ phiếu được nhận 700 đồng). Ngày thanh toán là 30/8/2024.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.