Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 2.24 điểm (-0.18%), về mức 1,250.32 điểm; HNX-Index giảm 0.02 điểm (-0.01%), về mức 226.86 điểm. Độ rộng toàn thị trường khá cân bằng với bên bán với 321 mã giảm và 343 mã tăng. Sắc đỏ có phần lấn lướt trong rổ VN30-Index với 19 mã giảm, 10 mã tăng và 1 mã tham chiếu.
Thanh khoản thị trường tăng so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 674 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 16.5 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 49.6 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 912 tỷ đồng.
VN-Index mở cửa phiên chiều với lực mua xuất hiện trở lại giúp chỉ số dần phục hồi về sát mốc tham chiếu nhưng cuối phiên vẫn đóng cửa trong sắc đỏ. Về mức độ ảnh hưởng, BID, STB, MWG và TCB là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 3.2 điểm của chỉ số. Ở chiều ngược lại, HPG, FPT, VHM và HVN là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất góp hơn 3.1 điểm vào chỉ số chung.
Tôp 10 cổ phiếu tác động mạnh nhất tới VN-Index phiên 11/11/2024
Tương tự, HNX-Index cũng có diễn biến không mấy lạc quan, trong đó chỉ số bị tác động tiêu cực từ các mã MBS (-1.71%), PVS (-0.78%), NVB (-2.27%), CEO (-1.33%)…
Ngành tiêu dùng không thiết yếu có mức giảm mạnh nhất thị trường với -1.13% chủ yếu đến từ mã MWG (-3.08%), GEX (-0.76%), PNJ (-0.11%) và PLX (-2%). Theo sau là ngành tài chính và năng lượng với mức giảm lần lượt là 1.03% và 0.83%. Ở chiều ngược lại, ngành công nghệ thông tin có mức phục hồi mạnh nhất thị trường đạt 2.08% với sắc xanh xuất hiện ở FPT (+1.84%), CMG (+6.89%), PIA (+1.52%), CMT (+10.6%).
Về giao dịch của khối ngoại, khối này tiếp tục bán ròng hơn 971 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã MSN (245.04 tỷ), CMG (201.83 tỷ), STB (112.54 tỷ) và TCB (70.18 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 4 tỷ đồng, tập trung vào mã SHS (4.13 tỷ), CEO (3.93 tỷ), MBS (3.73 tỷ) và DTD (3.54 tỷ).
Diễn biến khối ngoại mua - bán ròng
Phiên sáng: Áp lực lớn từ cổ phiếu “vua”
Thanh khoản thị trường sôi nổi trở lại nhưng ở trong bối cảnh chỉ số tiêu cực với lực bán ồ ạt, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu ngân hàng. Kết thúc phiên sáng, VN-Index giảm 7.51 điểm, về mức 1,245.05; HNX-Index giảm nhẹ 0.09%, dừng ở mốc 226.66 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 343 mã giảm và 271 mã tăng. Rổ VN30 gây áp lực lớn khi sắc đỏ áp đảo, ghi nhận 24 mã giảm và 6 mã tăng.
Khối lượng khớp lệnh của VN-Index trong phiên sáng tăng mạnh gần 80% so với phiên trước, đạt hơn 346 triệu đơn vị, với giá trị hơn 8.6 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng khớp lệnh đạt gần 25 triệu đơn vị, với giá trị hơn 447 tỷ đồng.
Nguồn: VietstockFinance
Top 10 cổ phiếu đang đè nặng áp lực lớn nhất lên VN-Index đều thuộc nhóm VN30, trong đó 9/10 là cổ phiếu ngân hàng (cổ phiếu còn lại là MWG). Ảnh hưởng tiêu cực nhất là CTG, TCB và VPB lấy đi gần 3 điểm của chỉ số chung. Ở chiều ngược lại, FPT và HPG là 2 trụ cột đi ngược thị trường, giúp VN-Index tăng hơn 1 điểm. Các cổ phiếu còn lại đóng góp không quá đáng kể.
2 nhóm năng lượng và tài chính đang tạm thời “đội sổ” thị trường với mức giảm 1.2% khi kết thúc phiên sáng. Sắc đỏ bao trùm trên diện rộng, tiêu biểu là các cổ phiếu BSR (-1.42%), PVS (-1.04%), PVD (-0.98%); CTG (-2.86%), TCB (-1.91%), VPB (-2.05%), BID (-1.05%), STB (-4.23%), MBB (-1.22%), TPB (-2.7%), HDB (-1.9%),…
Mặc dù thị trường đỏ lửa do sức ép lớn từ nhóm trụ, hơn phân nửa nhóm ngành vẫn đang giữ được sắc xanh. Trong đó, nhóm viễn thông giao dịch tích cực nhất với mức tăng hơn 4%. Các cổ phiếu đầu ngành đều mang sắc xanh tích cực: VGI (+5.02%), FOX (+1.76%), CTR (+0.53%), VNZ (+0.97%), ELC (+1.33%) và FOC (+2.99%).
Theo sau là nhóm vận tải thu hút lực cầu tích cực ngay từ đầu phiên giúp nhóm ngành công nghiệp tăng 1.87%. Nổi bật trong nhóm này là MVN, VOS, VIP tăng trần, ACV (+3.09%), SGP (+8.64%), PHP (+7.33%), HAH (+2.95%), VSC (+3.24%) và PVT (+1.23%).
Khối ngoại vẫn chưa có dấu hiệu ngưng đà bán ròng, sáng nay khối này bán ròng hơn 681 tỷ đồng trên sàn HOSE. Trong đó, MSN và CMG tiếp tục là tiêu điểm bị nhà đầu tư nước ngoài xả mạnh với giá trị bán ròng lần lượt là 227 và 144 tỷ đồng. Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 12 tỷ đồng, tập trung bán nhiều ở các cổ phiếu CEO, SHS và MBS.
10h40: Nhóm cổ phiếu tài chính bị bán mạnh, VN-Index lao dốc
Tâm lý giao dịch tiếp tục nặng nề với áp lực bán đang dần gia tăng khiến các chỉ số chính suy yếu và đánh mất mốc tham chiếu. Tính đến 10h30, VN-Index giảm 6.18 điểm, giao dịch quanh mức 1,246 điểm. HNX-Index tăng 0.09 điểm, giao dịch quanh mức 226 điểm.
Độ rộng các mã cổ phiếu trong rổ VN30 với sắc xanh đỏ khá cân bằng, nhưng áp lực bán có phần lấn lướt hơn. Trong đó, các cổ phiếu ngân hàng như CTG, VPB, TCB và STB đang tác động tiêu cực đến VN30-Index khi lần lượt lấy đi 0.9 điểm, 0.66 điểm, 0.51 điểm và 0.49 điểm từ chỉ số chung. Trái lại, FPT, CMG, GAS và DGC là các cổ phiếu trụ cột giúp VN30 níu giữ lại hơn 1.2 điểm.
Nguồn: VietstockFinance
Áp lực bán tiếp tục hiện hữu ở nhóm tài chính, nhóm chiếm gần 35% vốn hóa toàn thị trường với sắc đỏ bảo phủ hầu hết ở các mã và mức giảm gần 1%. Cụ thể, bên bán tập trung ở các mã ngân hàng như TPB giảm 2.1%, STB giảm 3.24%, CTG giảm 1.86%, HDB giảm 1.14%... Ngoài ra, một số mã nhóm chứng khoán cũng ghi kém lạc quan như SSI giảm 1.15%, HCM giảm 1.72%, VND giảm 1.35%, FTS giảm 1.37%...
Theo sau đó là ngành bất động sản với tình trạng phân hóa đang diễn ra và bên bán có phần chiếm ưu thế hơn. Cụ thể, DXG giảm 0.92%, PDR giảm 1.41%, DIG giảm 1.2% và HDC giảm 1.17%... Mặt khác, sắc xanh vẫn đang hiện diện ở một số mã như VHM tăng 0.75%, KBC tăng 0.69%, HDG tăng 1.07%.
Ngoài ra, đáng chú ý khi mã QCG liên tục tăng mạnh từ giữa tháng 10/2024 đến nay sau khi chuỗi giảm mạnh giai đoạn trước đó từ tháng 4 đến tháng 7/2024. Đây là giai đoạn thông tin bà Nguyễn Thị Như Loan bị khởi tố và tạm giam liên quan tới việc mua bán đất vàng từ nhiều năm trước được công bố.
Trong phiên sáng ngày 11/11/2024, giá QCG tiếp tục bật tăng và bám sát dải trên (Upper Band) của Bollinger Bands trong bối cảnh chỉ báo MACD tiếp tục nằm trên mức 0 đồng thời tạo các đỉnh và đáy mới cao hơn (Higher High, Higher Low) cho thấy triển vọng phục hồi tiếp tục được duy trì. Hiện tại, giá cổ phiếu này đang test lại ngưỡng Fibonacci Retracement 61.8% (tương đương vùng 13,000-14,500) trong khi chỉ báo Stochastic Oscillator xuất hiện phân kỳ giá xuống (Bearish Divergence) và đã cho tín hiệu bán trong vùng quá bán (oversold). Nên khả năng cao nhịp điều chỉnh có thể sẽ xuất hiện trong các phiên tới nếu chỉ báo rơi khỏi vùng này.
Nguồn: https://stockchart.vietstock.vn/
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu ngành công nghiệp đang duy trì lực mua khá tích cực. Trong đó, phải kể đến nhóm vận tải khi nhiều cổ phiếu nhóm này bật tăng tích cực ngay từ đầu phiên như VOS và DXP tăng kịch trần, HAH tăng 3.06%, GMD tăng 1.7%, PVT tăng 1.58%...
So với đầu phiên, bên bán vẫn chiếm ưu thế hơn. Số mã giảm là 315 mã và số mã tăng là 254 mã.
Nguồn: VietstockFinance
Mở cửa: Tiếp tục giằng co
Đầu phiên 11/11, tính tới 9h30, VN-Index giằng co quanh mốc tham chiếu với mức giảm nhẹ, về mức 1,249.88 điểm. Bên cạnh đó HNX-Index cũng giảm nhẹ, đạt mức 226.6 điểm.
Các mã lớn như VHM, VPB,MWG đang đè thị trường với tổng mức kéo giảm hơn 1 điểm. Ở chiều ngược lại, VCB, FPT, GAS dẫn đầu nhóm kéo tăng nhưng mức kéo tăng chỉ đạt chưa tới 1 điểm.
Tính tới 9h30, một số mã cổ phiếu đầu ngành dịch vụ viễn thông tăng tích cực từ đầu phiên như CTR tăng 1.83%, VGI tăng 3.19%, MFS tăng 10.44%, YEG tăng 5.05%, TTN tăng 6.32%, VTK tăng 8.04%…
Theo sau là nhóm các cổ phiếu công nghiệp khi tăng trưởng tích cực với mức tăng hơn 1.6% vào sáng này. Trong đó, tiêu biểu là các mã cổ phiếu như VTP tăng 2.12%, ACV tăng 2.34%, BCG tăng 1.35%, PHP tăng 4.33%, HAH tăng 2.18%…
Lý Hỏa
FILI
Chiến lược giao dịch tuần từ ngày 11/11-15/11: Thận trọng tại hỗ trợ
Bất chấp và đi ngược lại với đà tăng mạnh mẽ của các tài sản như vàng, Bitcoin, DowJones. VNINDEX đang có diễn biến giằng co khó chịu, và thậm chí áp lực bán đã gia tăng trở lại trong 2 phiên cuối tuần qua.
Nguyên nhân là do tỷ giá USD/VND đã tăng nóng trong thời gian vừa qua. Mặc dù NHNN đã liên tục bơm lượng lớn thanh khoản để 'ghìm cương' tỷ giá và giúp lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt.
Nhưng giá USD tại các ngân hàng đã liên tục niêm yết sát, thậm chí kịch trần suốt hai tuần qua và đã tăng 4,3% kể từ đầu năm. Đã có thời điểm, giá USD trên thị trường tự do đã chạm mức 25.900 đồng/USD.
Nguyên nhân khiến cho tỷ giá quay trở lại tăng mạnh như vậy là vì các diễn biến trên thị trường tài chính quốc tế có lợi cho đà tăng của đồng bạc xanh trong những ngày vừa qua.
Trong khi đó, thị trường ngoại tệ trong nước chịu cũng chịu sức ép do nhu cầu ngoại tệ có xu hướng gia tăng vào cuối năm.
=> Từ đó, trong thời điểm hiện tại, NĐT đc khuyến nghị tiếp tục trạng thái quan sát và duy trì sự thận trọng như chiến lược giao dịch tuần trước nữa admin đã có cảnh báo.
Dưới góc độ kỹ thuật, xu hướng chủ đạo vẫn là đi ngang, khả năng giảm điểm hiện hữu trong ngắn hạn. Xem xét kỹ lưỡng khi VNINDEX về tại quanh hỗ trợ 1240 (+-10) điểm.
VN-Index phục hồi trở lại với phiên tăng nhẹ kèm theo khối lượng giao dịch sụt giảm mạnh dưới mức trung bình 20 ngày. Điều này chứng tỏ tâm lý của nhà đầu tư vẫn còn thận trọng sau các phiên giảm điểm gần đây. Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD tiếp tục đi xuống sau khi cho tín hiệu bán. Điều này cho thấy triển vọng ngắn hạn vẫn chưa có dấu hiệu lạc quan.
I. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ NGÀY 05/11/2024
- Các chỉ số chính tăng nhẹ trong phiên giao dịch 05/11. VN-Index kết phiên tăng 0.08%, lên mức 1,245.76 điểm; HNX-Index đạt mức 224.86 điểm, tăng 0.18% so với phiên trước.
- Khối lượng khớp lệnh trên HOSE chỉ đạt gần 333 triệu đơn vị, giảm 43.5% so với phiên trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX giảm 26.2%, đạt gần 27 triệu đơn vị.
- Khối ngoại bán ròng trên sàn HOSE với giá trị gần 833 tỷ đồng và bán ròng hơn 17 tỷ đồng trên sàn HNX.
Giá trị giao dịch NĐTNN của HOSE, HNX và UPCOM theo ngày. Đvt: Tỷ đồng
Giá trị giao dịch ròng theo mã cổ phiếu. Đvt: Tỷ đồng
- Hai phiên giảm mạnh vừa qua khiến tâm lý thận trọng dâng cao, thanh khoản thị trường rất ảm đạm trong ngày giao dịch 05/11. Mặc dù chỉ số rơi về vùng đáy cũ, phe mua vẫn chưa hề có động thái nào đáng kể, VN-Index giằng co trong biên độ hẹp suốt phiên sáng. Sang phiên chiều, một vài cố phiếu trụ bất ngờ bật tăng mạnh giúp chỉ số nhanh chóng tăng hơn 4 điểm. Tuy nhiên, diễn biến tích cực này không hề duy trì được lâu, phe bán một lần nữa kéo chỉ số quay về trạng thái giằng co quanh mốc tham chiếu. Kết phiên, VN-Index tăng nhẹ hơn 1 điểm, tương đương 0.08%, đạt 1,245.76 điểm.
- Về mức độ ảnh hưởng, HVN, GVR và HPG là những cổ phiếu tác động tích cực nhất đến VN-Index hôm nay, giúp chỉ số tăng hơn 1.5 điểm. Ở chiều ngược lại, CTG, BID và GAS tạo áp lực đáng kể nhất, lấy đi của VN-Index gần 1.5 điểm.
- VN30-Index kết phiên tăng nhẹ 0.05%, đạt 1,313.35 điểm. Độ rộng của rổ khá cân bằng với 11 mã tăng, 9 mã giảm và 10 mã đứng giá. Trong đó, GVR dẫn đầu với mức tăng nổi bật 1.7%, trái lại, CTG bị áp lực bán chi phối áp đảo nhất, “đội sổ” với mức giảm 1.8%. Các cổ phiếu còn lại chỉ biến động nhẹ quanh mốc tham chiếu.
Xét theo nhóm ngành, về phía tăng điểm, nhóm viễn thông tiếp tục tỏa sáng, tăng mạnh gần 3% với đóng góp chủ yếu từ VGI (+4.01%), FOX (+1.13%) và CTR (+0.4%). Theo sau là nhóm nguyên vật liệu và công nghiệp cũng thu hút được lực cầu khá tích cực. Sắc xanh nổi bật hiện diện ở các cổ phiếu GVR (+1.74%), HPG (+0.76%), NTP (+1.07%); VEA (+1.8%), HVN (+5.56%), VTP (+4.47%), TMS (+1.82%), HAH (+0.92%) và SGP (+2.18%).
Ở phía ngược lại, công nghệ thông tin, tiện ích, tài chính và chăm sóc sức khỏe là những nhóm bị sắc đỏ chi phối, tuy nhiên mức giảm không quá đáng kể. Đối với nhóm tài chính, những cổ phiếu ghi nhận mức giảm nổi bật là CTG (-1.82%), OCB (-1.38%), VIX (-1.4%), TVS (-2.76%), BIC (-1.82%) và APS (-1.49%). Mặt khác, không ít cổ phiếu vẫn tăng điểm tích cực như EIB (+3.21%), PGI (+3.22%), TVB (+2.69%), CSI (+2.25%), PTI (+1.69%),…
VN-Index phục hồi trở lại với phiên tăng nhẹ kèm theo khối lượng giao dịch sụt giảm mạnh dưới mức trung bình 20 ngày. Điều này chứng tỏ tâm lý của nhà đầu tư vẫn còn thận trọng sau các phiên giảm điểm gần đây. Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD tiếp tục đi xuống sau khi cho tín hiệu bán. Điều này cho thấy triển vọng ngắn hạn vẫn chưa có dấu hiệu lạc quan.
II. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG VÀ DAO ĐỘNG GIÁ
VN-Index - Chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD tiếp tục duy trì tín hiệu bán
VN-Index phục hồi trở lại với phiên tăng nhẹ kèm theo khối lượng giao dịch sụt giảm mạnh dưới mức trung bình 20 ngày. Điều này chứng tỏ tâm lý của nhà đầu tư vẫn còn thận trọng sau các phiên giảm điểm gần đây.
Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD tiếp tục đi xuống sau khi cho tín hiệu bán. Điều này cho thấy triển vọng ngắn hạn vẫn chưa có dấu hiệu lạc quan.
HNX-Index - Khối lượng giao dịch duy trì dưới mức trung bình 20 ngày
HNX-Index tăng điểm trong bối cảnh khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì dưới mức trung bình 20 ngày. Trong các phiên tới, thanh khoản cần phải cải thiện nếu chỉ số muốn duy trì đà tăng.
Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu mua sau khi rời khỏi vùng quá bán (oversold). Nếu trong các phiên tới, chỉ báo MACD cũng cho tín hiệu tương tự thì triển vọng ngắn hạn sẽ bớt bi quan hơn.
Phân tích Dòng tiền
Biến động của dòng tiền thông minh: Chỉ báo Negative Volume Index của VN-Index cắt lên trên đường EMA 20 ngày. Nếu trạng thái này tiếp tục trong phiên tới thì rủi ro sụt giảm bất ngờ (thrust down) sẽ được hạn chế.
Biến động của dòng tiền từ khối ngoại: Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên giao dịch ngày 05/11/2024. Nếu nhà đầu tư nước ngoài duy trì hành động này trong những phiên tới thì tình hình sẽ càng bi quan hơn.
III. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG NGÀY 05/11/2024
Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 10.18 điểm (-0.81%), về mức 1,244.71 điểm; HNX-Index giảm 0.96 điểm (-0.43%), về mức 224.45 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về sắc đỏ với bên bán với 485 mã giảm và 233 mã tăng. Sắc đỏ có phần lấn lướt trong rổ VN30-Index với 23 mã giảm, 5 mã tăng và 2 mã tham chiếu.
Thanh khoản thị trường tăng so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 588 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 13.3 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 36.1 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 656 tỷ đồng.
VN-Index mở cửa phiên chiều với diễn biến giằng co kéo dài và bên bán tiếp tục chiếm ưu thế khiến chỉ số đóng cửa trong sắc đỏ. Về mức độ ảnh hưởng, VCB, VPB, GVR và FPT là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 3.5 điểm của chỉ số. Ở chiều ngược lại, REE, KBC, CTG và FTS là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất nhưng mức tác động vào chỉ số không đáng kể.
Top 10 cổ phiếu tác động mạnh tới VN-Index phiên 04/11/2024
Tương tự, HNX-Index cũng có diễn biến không mấy lạc quan, trong đó chỉ số bị tác động tiêu cực từ các mã KSV (-6.69%), NTP (-2.94%), VCS (-1.6%), DTK (-1.68%)…
Nguồn: VietstockFinance
Ngành năng lượng có mức giảm mạnh nhất thị trường với -1.43% chủ yếu đến từ mã HPG (-0.94%), DCM (-2.04%), HSG (-1.24%) và GVR (-2.32%). Theo sau là ngành ngành công nghệ thông tin và công nghiệp với mức giảm lần lượt là 1.19% và 0.94%. Ở chiều ngược lại, ngành viễn thông có mức phục hồi tốt nhất thị trường đạt 0.74% với sắc xanh xuất hiện ở VGI (+1.29%), ELC (+0.6%), YEG (+0.94%) và MFS (+1.36%).
Về giao dịch của khối ngoại, khối này tiếp tục bán ròng hơn 697 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã MSN (252.97 tỷ), VHM (203.55 tỷ), FPT (99.79 tỷ) và SSI (45.88 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng gần 10 tỷ đồng, tập trung vào mã IDC (6.16 tỷ), VC3 (2.11 tỷ), BVS (1.84 tỷ) và CEO (1.36 tỷ).
Diễn biến dòng tiền khối ngoại mua - bán ròng
Phiên sáng: Cổ phiếu trụ đè nặng áp lực
Thị trường chìm trong sắc đỏ với áp lực lớn từ nhóm cổ phiếu trụ. Tạm nghỉ giữa phiên, VN-Index giảm hơn 9 điểm, tương đương 0.72%, về mức 1,245.83 điểm; HNX-Index cũng giảm 0.84%, xuống còn 223.52 điểm. Phe bán đang hoàn toàn chiếm ưu thế với 469 mã giảm và 170 mã tăng.
Khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index sáng nay đạt hơn 285 triệu đơn vị, tương đương giá trị gần 6.2 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng khớp lệnh đạt hơn 16 triệu đơn vị với giá trị đạt gần 287 tỷ đồng.
Về mức độ ảnh hưởng, hầu hết những cổ phiếu đang gây áp lực tiêu cực nhất lên chỉ số đều thuộc nhóm VN30, dẫn đầu là VPB, VHM, GVR và FPT lấy đi hơn 3 điểm của VN-Index. Trái lại, “anh lớn” VCB níu giữ thị trường với hơn 1 điểm tăng, trong khi các cổ phiếu còn lại đóng góp không quá đáng kể.
Sắc đỏ đang xâm chiếm ở hầu hết các nhóm ngành. Trong đó, các nhóm viễn thông, nguyên vật liệu, năng lượng và công nghệ thông tin giảm trên 1%. Áp lực bán trải dài trên diện rộng, nổi bật là ở các cổ phiếu lớn như VGI (-1.57%), CTR (-1.05%); GVR (-2.32%), DCM (-2.31%), BMP (-2.24%); PVS (-1.31%), PVD (-1.94%) và FPT (-1.19%).
Nhóm bất động sản cũng tạo áp lực đáng kể cho chỉ số chung, nhiều ông lớn như VHM, BCM, KDH, IDC, NLG,… đều giảm trên 1%. Nhóm tài chính chỉ xuất hiện vài điểm sáng đi ngược thị trường như VCB, STB, BVH, VCI và MBS, tuy nhiên đà tăng chưa quá đáng kể. Trong khi đó, phần lớn còn lại không thể thoát khỏi xu hướng điều chỉnh chung, đặc biệt là VPB, SSB, TPB, EIB, NAB, MSB, OCB,… giảm mạnh trên 2%.
Ở chiều ngược lại, tiêu dùng thiết yếu là nhóm duy nhất giữ được sắc xanh trên thị trường sáng nay, nhờ đóng góp lớn của các cổ phiếu MCH (+1.43%), SAB (+1.27%) và VNM (+0.61%).
Khối ngoại cũng tạo thêm áp lực cho thị trường chung khi tiếp tục bán ròng gần 268 tỷ đồng trên sàn HOSE trong sáng nay. Giá trị bán ròng đang tập trung nhiều nhất ở VHM (82.25 tỷ), MSN (47.82 tỷ) và FPT (45.15 tỷ). Ngược lại, MWG đang thu hút lực cầu của khối này với giá trị mua ròng hơn 48 tỷ đồng. Trên sàn HNX, nước ngoài bán ròng gần 16 tỷ khi kết thúc phiên sáng, lực bán tập trung chủ yếu ở cổ phiếu PVS và IDC.
10h40: Áp lực bán vẫn còn hiện diện
Tâm lý giao dịch tiếp tục bi quan khiến các chỉ số chính tiếp tục chìm trong sắc đỏ. Tính đến 10h30, VN-Index giảm 5.31 điểm, giao dịch quanh mức 1,249 điểm. HNX-Index giảm 1.18 điểm, giao dịch quanh mức 224 điểm.
Độ rộng các mã cổ phiếu trong rổ VN30 với sắc đỏ có phần áp đảo. Cụ thể, VPB, FPT, HDB và MWG đang tác động tiêu cực đến VN30-Index khi lần lượt lấy đi 1.58 điểm, 1.56 điểm, 0.93 điểm và 0.89 điểm từ chỉ số chung. Trái lại, VCB, VNM, MBB và CTG là các mã đang giúp VN30 níu giữ lại hơn 1.1 điểm.
Top 10 cổ phiếu tác động mạnh tới VN-Index trong phiên sáng 04/11/2024 (tính đến 10h40)
Ngành bất động sản tiếp tục gặp nhiều “sóng gió” khi đa phần các mã đều ghi nhận sắc đỏ. Cụ thể, VHM giảm 1.33%, TCH giảm 1.58%, NTL giảm 2.97% và KBC giảm 0.19%...Mặt khác, chỉ có một vài mã đang có sự hồi phục nhẹ như DXG tăng 0.6%, DIG tăng 0.24%, HDG tăng 0.37%...
Ngoài ra, nhóm tài chính cũng đang chịu áp lực bán khá mạnh cùng sắc đỏ chiếm ưu thế có phần áp đảo. Trong đó, áp lực bán tập trung chủ yếu ở các mã cổ phiếu ngành ngân hàng như EIB giảm 3.56%, TPB giảm 2.05%, VPB giảm 1.99%, STB giảm 0.43%...
So với đầu phiên, bên bán vẫn chiếm ưu thế vượt trội hơn. Số mã giảm là 398 mã và số mã tăng là 166 mã.
Nguồn: VietstockFinance
Mở cửa: VN-Index giằng co
VN-Index mở cửa tăng điểm nhẹ và giằng co quanh mốc tham chiếu, quanh mức 1,256 điểm với 9 mã tăng trần, 216 mã tăng giá, 1,157 mã đứng giá, 216 mã giảm giá và 6 mã giảm sàn.
Tính tới 9h40, sắc đỏ tạm thời chiếm ưu thế hơn trong rổ VN30 với 16 mã giảm, 12 mã tăng và 2 mã đứng giá. Trong đó, SSB, TPB, VIB là những cổ phiếu giảm điểm tiêu cực nhất. Ở chiều ngược lại, VCB, SAB, BVH là những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất.
Ngành công nghiệp đang dẫn đầu nhóm có ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường sáng nay với mức giảm gần 1%. Trong đó, tiêu biểu là các mã cổ phiếu như CTD giảm 1.77%, VJC giảm 0.67%, HHV giảm 0.86%, BCG giảm 0.15%, VC2 giảm 4.04%,…
Trái lại, nhóm cổ phiếu tiêu dùng thiết yếu đang đóng góp một phần không nhỏ vào điểm số tăng của thị trường sáng nay với các mã cổ phiếu như SAB tăng 1.08%, MSN tăng 0.13%, HAG tăng 1.46%, VNM tăng 0.91%,…
Lý Hỏa
FILI
Chiến lược giao dịch tuần 4/11-8/11: Cẩn trọng!
Thị trường tuần này sẽ chịu áp lực điều chỉnh từ thứ 6 tuần trước, mà thật ra là từ nửa cuối của tháng 10.
=> Nên hỗ trợ 1250 (MA 200) rất khó giữ được.
Bởi vốn dĩ lực cầu và sức kéo của nhịp hồi ngắn trong tuần trước khá yếu và dường như không đáng kể.
Đến với tuần này, VNNINDEX bước vào vùng trũng thông tin sau khi kết quả kinh doanh quý 3 hé lộ,
Chính vì vậy TTCK Việt Nam sẽ chịu chi phối từ TTCK quốc tế là chính. Khi mà có đến 2 sự kiện quan trọng là bầu cử tổng thống Mỹ và cuộc họp lãi suất của FED.
Cả 2 sự kiện này đều có tác động mạnh đến thị trường tài chính toàn cầu và rất dễ gây ra những biến động mạnh và khó lường.
Bên cạnh đó, ngày 6/11 cũng là ngày Tổng cục Thống kê công bố số liệu tình hình kinh tế xã hội tháng 10. Tuy nhiên, với những đánh giá của tôi, thì sẽ không có yếu tố nào có thể tạo bất ngờ lớn.
Kết hợp với việc VNINDEX đang ở pha điều chỉnh (từ cuối tháng 9 đến nay) vẫn chưa kết thúc, nên với những ai đang nắm giữ cổ phiếu sẽ cần phải lưu ý hơn nữa trong việc mở mua mới, hay trung bình giá.
Thay vì canh me bắt đáy thì hãy tập trung theo dõi vẫn động của các cổ phiếu trong danh mục hiện tại của mình. Vì chỉ còn hai tháng nữa là kết thúc năm 2024, việc cần ưu tiên đó là hãy đảm bảo những cổ phiếu bạn đang cầm sẽ mang lại hiệu suất đầu tư tốt trong thời gian còn lại của năm.
Tại sự kiện tổ chức ngày 02/11, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HOSE: HAG) công bố ký kết hợp tác chiến lược với Kingfoodmart của Seedcom để đưa các sản phẩm của Doanh nghiệp vào chuỗi siêu thị này.
Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) – Chủ tịch HĐQT HAG phát biểu tại sự kiện, với quá trình làm nông nghiệp từ năm 2007, đến nay là 17 năm, HAG đã rất nỗ lực để làm nông nghiệp có trách nhiệm. Trong đó, đề cao sự tín nhiệm của khách hàng, xem đó là yếu tố sống còn.
Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) - Chủ tịch HĐQT HAG
Sau nhiều năm nghiên cứu, thí điểm, HAG chính thức ký kết hợp tác cùng hệ thống siêu thị Kingfoodmart để phân phối các sản phẩm nông nghiệp xanh, sạch từ HAG như chuối, sầu riêng, thịt heo…
Bầu Đức chia sẻ, HAG đã nghiên cứu cách bán hàng tại Việt Nam sau khi đã xuất khẩu thành công sang các thị trường lớn, bao gồm cả những nơi “khó tính” như Nhật Bản và Hàn Quốc. Ông nhận định, với tư cách là doanh nghiệp tiếng tăm vang đến cả vùng sâu vùng xa, nhưng khi hỏi HAG có sản phẩm gì thì lại không có – đây là nghịch lý và là điều gây trăn trở.
“Tiếp xúc với Kingfoodmart là điều hoàn toàn tình cờ. HAG được ông Hải (Trần Thanh Hải hay bầu Hải, Chủ tịch Nutifood) giới thiệu. Kingfoodmart đã đến tham quan các dự án của HAG, cho đánh giá rất cao vì có các sản phẩm thật. Qua quá trình đàm phán, nhiều lần khác nhau, đi đến chính thức hợp tác chiến lược với toàn bộ sản phẩm HAG làm ra để đưa đến Kingfoodmart tiêu thụ” – trích lời bầu Đức.
Chia sẻ về lý do hợp tác cùng HAG, bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy - CEO Kingfoodmart cho biết: “Kingfoodmart và HAG đã gặp nhau trên hành trình tìm kiếm các sản phẩm Việt chất lượng cao cho người Việt. Chúng tôi khát vọng hợp tác với các nhà cung ứng trong nước và trên thế giới để đem sản phẩm chất lượng cao nhất từ trang trại/ nhà xưởng đến tận tay người dùng. Đội ngũ Kingfoodmart được thuyết phục bởi chất lượng và hương vị sản phẩm; ấn tượng với quy chuẩn sản xuất quy mô, đảm bảo cung ứng liên tục”.
Cũng tại sự kiện, bầu Đức tiết lộ HAG có trên dưới 20 sản phẩm có thể đưa vào chuỗi của Kingfoodmart, bao gồm cả chuối, sầu riêng, thịt heo, thịt gà, và sau này có thể là cá (cá trê, cá hồng, cá tầm...). Riêng về chuối, ông khẳng định chất lượng “số 1 Việt Nam”.
“Chất lượng chuối tôi khẳng định đứng đầu Việt Nam. Cây chuối được trồng ở độ cao 900m so với mực nước biển. Trồng ở đồng bằng thì 9 tháng thu hoạch, 900m thì phải 1 năm, được tích luỹ dưỡng chất và có vị rất ngon. Vị dẻo hơn, thơm hơn, khác với chuối thường. Khi đem ra bán, sẽ bán với giá tương đối hợp lý để mọi người cùng được ăn”.
Được biết, chuỗi siêu thị Kingfoodmart thuộc sở hữu của Seedcom – đơn vị hiện đang nắm nhiều thương hiệu lớn trong các mảng như F&B với chuỗi cafe The Coffee House; phân phối thực phẩm, thời trang (Juno, HNOSS), Logistics (Ahamove, Gido… thông qua Scommerce); giải pháp bán lẻ (Haravan)…
Ông Đinh Văn Huân - nhà sáng lập Seedcom, đơn vị đứng sau chuỗi siêu thị Kingfoodmart
Bản thân Kingfoodmart hiện có 81 siêu thị tại TP.HCM và Bình Dương, được biết tới là một nhà bán lẻ cung cấp giải pháp thực phẩm chất lượng cao. Theo chia sẻ của ông Đinh Anh Huân – nhà sáng lập Seedcom, Kingfoodmart dự kiến sẽ tăng số lượng lên hơn 100 đến hết 2024 – đầu năm 2025.
Châu An
FILI
"Cân bằng động" kết hợp "năng lực động" sẽ giúp tổ chức thiết lập được lợi thế cạnh tranh bền vững bằng cách điều chỉnh nguồn lực và năng lực của mình theo sự biến động của môi trường kinh doanh.
Tại buổi kỷ niệm 3 năm thành lập Vietsuccess, Tiến sĩ Phạm Việt Anh, cố vấn bền vững ESG-S có những chia sẻ sâu sắc về những khía cạnh của phát triển bền vững, khiếm khuyết và làm sao để chúng ta tránh được điều này.
Vị chuyên gia dẫn dắt vấn đề bằng hai câu hỏi về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thứ nhất, doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận nhiều hơn cho các cổ đông, sau đó đóng góp cho cộng đồng; hay doanh nghiệp sẽ cân bằng các trụ cột 3P (con người, hành tinh, lợi nhuận - People, Planet, Profit) hay ESG (môi trường, xã hội, quản trị - Environmental, Social, Governance).
Ông Phạm Việt Anh là tiến sĩ Quản trị kinh doanh bền vững (DBA); nghiên cứu sinh (PhD) về Phát triển bền vững và Ngoại giao (U.N Treaty University). Ông có hơn 25 năm kinh nghiệm tư vấn cho nhiều tổ chức trong nước và quốc tế tại Việt Nam về chiến lược tăng trưởng, thương hiệu và phát triển bền vững.
ESG không đồng nghĩa với tính bền vững
Ông Việt Anh cho rằng các khuôn khổ 3P và ESG đều có những “khiếm khuyết nghiêm trọng”. Ông lý giải, nếu để ý, trong các khái niệm của 3P không nhắc gì về Governance. Trong đó, quản trị doanh nghiệp vừa là tác nhân gây ra những tác ngoại xã hội nhưng cũng là một trong những cơ hội để mà giải quyết vấn đề xã hội. Thứ hai, ESG không có chiến lược thực thi mà thay vào đó là tích hợp bền vững vào kinh doanh, nhưng không mấy ai nói tích hợp như thế nào, tích hợp ra sao, bao nhiêu là đủ.
“Chúng ta thường nghe ESG là phát triển bền vững nhưng bản thân từ bền vững thôi, nó hàm ý dài hạn, rất dài hạn”, ông Việt Anh nói và dẫn ví dụ việc trái đất ấm lên, muốn biết được phải theo dõi 30 năm, 50 năm, thậm chí 100 năm thì mới thực sự xác định việc ấm lên ở đâu hưởng lợi, ở đâu chịu thiệt hại. Do đó, khi nói về bền vững là nói về dài hạn.
Ngoài ra, ESG có rất nhiều khuôn khổ được báo cáo, khoảng 600 khuôn khổ khác nhau khiến cho doanh nghiệp không biết theo khuôn khổ nào. Trong khi nếu làm thực sự về tính bền vững thì ngoài báo cáo giám sát hàng năm (monitoring report) - báo cáo mang tính input, thì doanh nghiệp phải đánh giá tác động định kỳ (evaluation report) - báo cáo mang tính outcome, tuy nhiên đánh giá tác động này tại Việt Nam rất ít doanh nghiệp làm được.
Một điểm nữa là ESG đứng về lập trường cổ đông (shareholder); trong khi tính bền vững liên quan đến đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, bình đẳng giới, ô nhiễm môi trường… tức là đứng về stakeholder (các bên liên quan có liên hệ mật thiết với doanh nghiệp như cổ đông, nhân viên, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh… – PV). “Stakeholder và shareholder là hai khái niệm xung đột với nhau, Vậy thì mình doanh nghiệp ở giữa phải làm thế nào?”, chuyên gia nêu vấn đề.
Ảnh: Tiến Vũ
Một khái niệm mà ông Việt Anh cho rằng còn khiếm khuyết nữa là “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai" – trích từ Brundtland Report (Our Common Future) của Liên Hợp quốc 1987. Song vấn đề là nhu cầu xã hội của 50 năm sau khác với bây giờ ra sao; nhu cầu của thế hệ Y, Z, Alpha không giống hiện tại; đảm bảo sự công bằng giữa các thế hệ, nhưng còn sự công bằng trong cùng thế hệ thì thế nào. “Không ai trả lời được” – chuyên gia nhận định.
Chuyên gia ESG đánh giá, sự bình đẳng trong cùng thế hệ quan trọng hơn rất nhiều so với sự công bằng giữa các thế hệ. “Bởi nếu chúng ta không giải quyết được các vấn đề bình đẳng của thế hệ bây giờ thì làm sao chúng ta giải quyết được các vấn đề bình đẳng cho thế hệ khác. Do vậy, ngay bản thân khái niệm này của Liên Hợp Quốc đã khiếm khuyết”.
Phát triển hướng đến một nền kinh tế tuần hoàn
Và bây giờ, khi khái niệm bền vững được nâng cấp và cải tiến để gần gũi hơn với thực tế. Cha đẻ của kinh tế học sinh thái, Herman E. Daly, nói rằng: “Phát triển mà không tăng trưởng”, hay có thể hiểu là làm sao để có thể phát triển mà không bị ám ảnh bởi mục tiêu tăng trưởng.
Chuyên gia lý giải phát triển mà không tăng trưởng, tức không tăng trưởng thông lượng tài nguyên, thay vào đó hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn. “Tuần hoàn nghĩa là không rác thải (zero waste), và không phát thải (zero emission). Và khi chúng ta nói đến nền kinh tế xanh, phát triển bền vững mà chỉ nói về biến đổi khí hậu, trong khi thực tế biến đổi khí hậu gắn liền với năng lượng. Và năng lượng lại là một trong những ngành kinh doanh siêu lợi nhuận”.
Liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, ông Việt Anh dẫn một số quan điểm nổi tiếng trên thế giới.
"Trách nhiệm xã hội duy nhất của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận" – theo nhà kinh tế học người Mỹ đoạt giải Nobel Milton Friedman.
"Lợi nhuận với doanh nghiệp như hơi thở cho cuộc sống” – theo chuyên gia hàng đầu thế giới về tư vấn quản trị Peter Drucker.
"Tài chính là ngôn ngữ của kinh doanh” – theo tỷ phú Warren Buffett.
"Trong dài hạn, tất cả chúng ta đều sẽ ra đi” – theo nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes.
Vị Cố vấn bền vững, ESG-S nêu một số đơn cử như việc vào giữa tháng 10 vừa qua, TSMC cho biết lợi nhuận của tập đoàn tăng 54% nhờ sự bùng nổ của chip AI. “Điều này có nghĩa tăng phát thải khí nhà kính, carbon. Trong khi doanh nghiệp từng cam kết giảm phát thải với những lời hứa hẹn hoành tráng”.
Trong 4 năm liên tục, Morgan Stanley Capital International (MSCI) đã xếp hạng TSMC ở mức AAA, cao nhất. Được đánh giá là Hội đồng quản trị dân chủ, hiệu quả, EBITDA tốt nhưng không bao gồm phát thải carbon.
CEO Larry Fink của BlackRock đã công khai bỏ thuật ngữ "ESG" vào tháng 6/2023, nhưng vẫn duy trì lập trường về các vấn đề bền vững. Điều này cho thấy sức ép từ sự giám sát của thị trường và quy định, cũng như áp lực phải đạt được những tiến bộ có ý nghĩa trong quá trình chuyển đổi phát triển bền vững của tổ chức. Khi các vấn đề xã hội trở nên chia rẽ hơn, và thậm chí là chính trị hóa cao độ (Mỹ), ngày càng có nhiều tổ chức áp dụng các chính sách trung lập, trở nên kiệm lời và dè đặt hơn vì sợ làm mất lòng các bên liên quan.
Gã khổng lồ ngành năng lượng BP vào đầu tháng 10 vừa qua, tuyên bố từ bỏ mục tiêu cắt giảm sản lượng dầu để thiết lập lại chiến lược, ngay lập tức giá cổ phiếu tăng. Năm 2001, BP đã tiến hành tái định vị thương hiệu với khẩu hiệu mới "Beyond Petroleum" (Landor), hứa hẹn một sự chuyển đổi bền vững hơn. Nhưng nay BP đang đảo ngược các cam kết của mình đối với mục tiêu khử cacbon, chuyển đổi xanh.
Ảnh: Tiến Vũ
Năng lực động sẽ giúp doanh nghiệp thiết lập lợi thế cạnh tranh bền vững
Theo lý thuyết CSR (Corporate Social Responsibility - trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) của Carroll, lợi nhuận là trách nhiệm đầu tiên của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa, doanh nghiệp có trách nhiệm trước hết phải không thua lỗ. Khi thua lỗ, doanh nghiệp trở thành gánh nặng của xã hội, doanh nghiệp đã chuyển rủi ro qua cho xã hội gánh những khoản nợ và hậu quả của nó.
Thứ hai là trách nhiệm pháp luật, việc thu lợi nhuận dựa trên sự tuân thủ pháp luật, không lừa dối, không trốn thuế.
Thứ ba là trách nhiệm đạo đức liên quan đến môi trường, xã hội: phải tuần thủ quyền cơ bản của con người, quyền được sống của muôn loài, không được phép hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, xả thải ra môi trường đê tăng lợi nhuận cho bản
Thứ tư là trách nhiệm thiện nguyện, chia sẻ với xã hội. Điều quan trọng là doanh nghiệp làm từ thiện bằng lợi nhuận hợp pháp, thu nhập chính đáng. Điều này khác với lợi dụng từ thiện để đánh bóng tên tuổi.
Cuối cùng là trách nhiệm chuyển giao, đào tạo đội ngũ kế thừa, ông Việt Anh bổ sung.
Do đó, có rất nhiều câu hỏi về khuôn khổ nào cho những doanh nghiệp Việt Nam khi chúng ta vẫn phải theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững.
Theo ông Việt Anh, việc đầu tiên là phải tuân thủ pháp luật và thu lợi xứng đáng. Bên cạnh đó, chúng ta phải có sự hội nhập, đặc biệt trong kỷ nguyên số và độ mở của nền kinh tế hiện nay. Trước bối cảnh giao thương toàn cầu, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững mà không có hợp tác với bên ngoài thì doanh nghiệp sẽ không bao giờ làm được. Do đó, tư duy quản lý ngày hôm nay cần phải cởi mở hơn, vị Tiến sĩ nói và đánh giá rằng: “Cởi mở hơn để tạo đòn bẩy nhờ nguồn lực bên ngoài, từ tài chính, công nghệ, cho đến các mối quan hệ. Bởi chúng ta phải giải quyết tất cả vấn đề liên quan đến toàn bộ các khuôn khổ đấy, doanh nghiệp không thể giải quyết một mình. Thứ hai là chúng ta cởi mở về tư duy và lắng nghe, lắng nghe nhiều hơn, lắng nghe phản biện từ những phân đoạn, nếu chúng ta không có thười gian lắng nghe hết toàn bộ”.
Quay trở lại với báo cáo bền vững, theo ông Việt Anh, phải tuân thủ hai khía cạnh gồm: những tác động của doanh nghiệp lên môi trường và những việc phải giải quyết. Bên cạnh đó là những ảnh hưởng bên ngoài tác động vào doanh nghiệp phải được quản lý và đo lường. Hai điều này có nghĩa là chúng ta phải quản lý được rủi ro bên ngoài tác động vào doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu và tránh tác động gây hại cho xã hội, “Chúng ta cần ưu tiên chứ không dàn trải”, vị chuyên gia nói.
Một tiêu chuẩn được ông Việt Anh đề cập đến là ISO về trách nhiệm xã hội, đây là tiêu chuẩn, cả thế giới đều có thể hiểu. Còn ESG hiện chỉ mới ở mức khái niệm, hoặc hơn nữa là framework (quy tắc, nguyên tắc – PV), ai cũng có thể giải thích được theo cách của riêng mình.
Chìa khoá ở đây chính là triết lý "cân bằng động" kết hợp "năng lực động", sẽ giúp tổ chức thiết lập được lợi thế cạnh tranh bền vững bằng cách điều chỉnh nguồn lực và năng lực của mình theo sự biến động của môi trường kinh doanh.
Tiến Vũ
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.