Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Nhu cầu điện năm 2025 dự báo tăng cao, lãi ròng của PV Power (POW) có thể tăng 50%
Tiêu thụ điện trong năm 2025 dự kiến sẽ tăng đáng kể so với năm 2024 khi các hoạt động kinh tế tăng tốc.
Trong bối cảnh các hoạt động kinh tế đang tăng tốc phục hồi, nhu cầu sử dụng điện dự kiến sẽ tăng đáng kể trong năm 2025. Qua đó, mở ra cơ hội tăng trưởng lớn cho các doanh nghiệp ngành điện, điển hình là PV Power (mã cổ phiếu POW).
Đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam, được hỗ trợ bởi dòng vốn FDI dồi dào và các dự án hạ tầng công cộng trọng điểm, dự kiến thúc đẩy nhu cầu điện đáng kể vào năm 2025. Bộ Công Thương hiện dự phóng nhu cầu điện quốc gia tăng mạnh 11,3% so với năm 2024 trong bối cảnh Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 8%.
Để đáp ứng nhu cầu điện năng, Bộ Công Thương đã đưa ra ba kịch bản tăng trưởng tiêu thụ điện, gồm: kịch bản cơ sở tăng trưởng 11-12%, kịch bản cao tăng trưởng 12- 13%, và kịch bản cực đoan tăng trưởng 14-15%. Mức tăng trưởng mạnh mẽ này sẽ giúp các nhà máy điện được huy động ở mức cao.
Đứng trước cơ hội lớn đó, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power, mã cổ phiếu POW - sàn HoSE) có nhiều điều kiện thuận lợi để có thể phát huy tiềm lực của mình, theo Chứng khoán VNDirect.
Động lực tăng trưởng mới từ nhà máy điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4
PV Power đang thực hiện dự án trọng điểm Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3&4 với tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD. Dự án có tổng công suất thiết kế 1.624 MW và là dự án nhà máy điện sử dụng nhiên liệu khí LNG đầu tiên tại Việt Nam, góp phần đạt mục tiêu Net Zero của quốc gia vào năm 2050. Đây cũng là một trong số ít dự án có tổ máy turbine khí công suất (trên 500MW) cũng như hiệu suất khí (trên 60%) lớn nhất trên thế giới.
Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, điện khí LNG chiếm tỷ trọng hơn 14,9% tổng công suất toàn hệ thống phát điện quốc gia và là một trong các nguồn giúp bảo đảm cung cấp đủ, ổn định và an toàn hệ thống điện quốc gia. Trong khi đó, PV Power đang là nhà sản xuất điện khí lớn nhất Việt Nam.
Theo tiến độ hiện nay, Nhà máy Nhơn Trạch 3 sẽ bắt đầu vận hành thương mại vào giữa năm 2025, tiếp theo là Nhà máy Nhơn Trạch 4 vào năm 2026, chậm hơn 6 tháng so với mục tiêu ban đầu của PV Power.
PV Power đang sở hữu 8 nhà máy điện trên khắp cả nước, với tổng công suất phát điện 4.205 MW.
Chứng khoán VNDirect đánh giá dự án Nhơn Trạch 3&4 sẽ là động lực tăng trưởng trung và dài hạn của PV Power do tiềm năng nâng tổng công suất của tổng công ty lên 36% và đóng góp đến 44% tổng doanh thu trong năm 2026 khi toàn bộ dự án vận hành đầy đủ.
Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng đối với khả năng sinh lời của dự án Nhơn Trạch 3&4 là điều khoản về giá công suất. Điều khoản này quy định mức giá mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trả PV Power cho mỗi kWh điện được tạo ra. Giá công suất cao sẽ giúp PV Power có biên lợi nhuận gộp lớn, ngay cả khi giá nhiên liệu biến động.
Trong khi PV Power đang kỳ vọng tỷ lệ bao tiêu sẽ ở mức 70%-80% sản lượng thiết kế, EVN chỉ đề xuất ngưỡng thấp hơn là 65%. Sự khác biệt này xuất phát từ lo ngại của EVN về giá mua điện điện LNG cao và giá LNG thường biến động mạnh.
Tuy nhiên, một dự thảo nghị định của Bộ Công Thương đưa ra một giải pháp trung hòa tiềm năng. Dự thảo này quy định mức mua điện tối thiểu là 70% sản lượng của nhà máy trong thời gian trả nợ, nhằm đảm bảo tính khả thi về mặt tài chính cho các dự án. Tuy nhiên, quy định này được giới hạn chỉ trong 07 năm đầu tiên để giảm thiểu tác động đến giá điện bán lẻ và duy trì cạnh tranh trên thị trường phát điện.
Chứng khoán VNDirect nhận định dự thảo này sẽ giúp EVN và PV Power tiến gần hơn đến thỏa thuận chung, đảm bảo tiến độ dự án.
Dự báo lãi ròng tăng 50% trong giai đoạn 2025 - 2026
Đối với tình hình kinh doanh của PV Power tại Nhà máy Nhơn Trạch 2. Chứng khoán VNDirect cho biết, trong năm 2024, EVN ưu tiên phát điện than ở mức tải cao để tăng hiệu suất, giảm tỷ lệ sự cố cũng như tận dụng được nguồn năng lượng tái tạo.
Sự thay đổi này biến điện khí thành nguồn chạy phủ đỉnh, dẫn đến sản lượng phát điện của nhà máy Nhơn Trạch 2 giảm mạnh so với năm 2023. Tuy nhiên, khi các nhà máy điện than đạt công suất tối đa và nguồn khí cho Nhơn Trạch 2 được cải thiện, công suất nhà máy sẽ phục hồi đáng kể trong 2025.
Theo ước tính của Chứng khoán VNDirect, nguồn khí dồi dào cộng với nhu cầu điện khí cao hơn từ EVN sẽ giúp sản lượng của Nhơn Trạch 2 tăng 23% so với năm 2024.
Diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu POW của PV Power từ đầu năm 2024 đến nay.
Đối với Nhà máy Vũng Áng 1, các dự báo gần đây cho thấy khả năng xảy ra La Nina vào đầu năm 2025 đang ở xu hướng giảm, đồng nghĩa với lượng mưa được dự đoán ở mức vừa phải. Điều này, kết hợp với nhu cầu điện tăng ở miền Bắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy điện than như Vũng Áng 1.
Do không có lịch bảo dưỡng vào năm 2025, Chứng khoán VNDirect dự đoán sản lượng của Vũng Áng 1 sẽ tăng 14% so với năm 2024. Triển vọng dài hạn của nhà máy cũng rất khả quan, đặc biệt là sau khi hoàn thành đường dây 500kV mạch 3, giúp tăng cường khả năng truyền tải điện đến các trung tâm tiêu thụ điện chính ở khu vực phía Bắc.
Với những luận điểm trên, Chứng khoán VNDirect dự phóng lợi nhuận ròng của PV Power sẽ tăng mạnh đến 50% trong giai đoạn 2025 - 2026.
VNDirect: POW sẽ hưởng lợi từ xu hướng tiêu thụ điện mạnh mẽ
Việc hai nhà máy Nhơn Trạch 3&4 sắp đi vào hoạt động sẽ tác động tích cực đến triển vọng kinh doanh của PV Power.
Trong một báo cáo gần đây của Chứng khoán VNDirect về Tổng công ty Điện lực – Dầu khí Việt Nam (PV Power; HoSE: POW) cho biết, đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam, được hỗ trợ bởi dòng vốn FDI dồi dào và các dự án hạ tầng công cộng trọng điểm, dự kiến thúc đẩy nhu cầu điện đáng kể vào năm 2025. Bộ Công Thương dự phóng nhu cầu điện quốc gia tăng mạnh 11,3% svck, xuất phát từ mục tiêu tăng trưởng GDP đầy tham vọng của Chính phủ là 8% cho năm tới.
Để đáp ứng “cơn khát” này, Bộ Công Thương đã đưa ra ba kịch bản tăng trưởng tiêu thụ điện: kịch bản cơ sở tăng trưởng 11-12%, kịch bản cao tăng trưởng 12- 13%, và kịch bản cực đoan tăng trưởng 14-15%. Mức tăng trưởng mạnh mẽ này sẽ giúp các nhà máy điện được huy động ở mức cao.
Đứng trước cơ hội lớn đó, PV Power có nhiều điều kiện thuận lợi để có thể phát huy tiềm lực của mình.
Hiện POW đang sở hữu 8 nhà máy điện trên khắp cả nước, với tổng công suất phát điện 4.205 MW, chiếm khoảng 5,4% tổng công suất phát điện thiết kế của Việt Nam. Công ty là đơn vị có công suất tối đa lớn thứ hai trong số các doanh nghiệp niêm yết, chỉ sau GENCO3 (PGV) với tổng công suất khoảng 7.000 MW.
POW tập trung vào nguồn điện khí, với công suất khí đốt là 2.700 MW, tương đương 64% tổng công suất của POW và 38% thị phần điện khí cả nước. Điện than và thủy điện lần lượt chiếm 29% và 7% tổng công suất của công ty. POW sử dụng tuabin khí hiện đại cho các nhà máy của mình, dẫn đến tỷ lệ công suất sử dụng cao 62,9%.
Xét về tình hình kinh doanh của PV Power trong quý vừa qua cũng rất khả quan, trong quý 3/2024, POW ghi nhận doanh thu thuần tăng 7% lên 6.061 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, lãi ròng đạt 396 tỷ đồng, gấp hơn 4,7 lần so với quý 3/2023.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm nay, doanh thu thuần POW đạt 21.686 tỷ đồng, lãi sau thuế 1.111 tỷ đồng, tăng lần lượt 1% và 26% so với cùng kỳ.
Theo đánh giá Công ty Chứng khoán VNDirect, lợi nhuận quý 3/2024 của POW hơn kỳ vọng, chủ yếu nhờ khoản lãi tỷ giá chưa thực hiện 227 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với khoản lãi không đáng kể hồi Q3/23, do tỷ giá USD/VND đã giảm 3,5% trong quý này.
Mặt khác, công ty đang thực hiện hai dự án trọng điểm Nhơn Trạch 3 & 4 với tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD. Hai tổ máy mới sẽ có tổng công suất 1.5 GW và được trang bị tuabin khí 9HA.02 của General Electric, thuộc loại tuabin khí tiên tiến nhất thế giới. Nhơn Trạch 3 & 4 sẽ là dự án điện đầu tiên tại Việt Nam sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), góp phần vào cam kết giảm phát thải carbon của Việt Nam.
Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, điện khí LNG chiếm tỷ trọng hơn 14,9% tổng công suất toàn hệ thống phát điện quốc gia và là một trong các nguồn giúp bảo đảm cung cấp đủ, ổn định và an toàn hệ thống điện quốc gia. Trong khi đó, PV Power đang là nhà sản xuất điện khí lớn nhất Việt Nam.
Theo dự kiến, Nhơn Trạch 3 sẽ bắt đầu vận hành thương mại vào giữa năm 2025, tiếp theo là Nhơn Trạch 4 vào năm 2026, chậm hơn 6 tháng so với mục tiêu ban đầu của POW. VNDirect đánh giá hai nhà máy Nhơn Trạch 3 và 4 sẽ là động lực tăng trưởng trung và dài hạn của POW do tiềm năng nâng tổng công suất của POW lên 36% và đóng góp 16%/44% tổng doanh thu trong giai đoạn 2025-26.
Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng đối với khả năng sinh lời của Nhơn Trạch 3&4 là điều khoản về giá công suất. Điều khoản này quy định mức giá mà EVN trả POW cho mỗi kilowatt giờ (kWh) điện được tạo ra. Việc chi phí nhiên liệu được chuyển ngang sang cho EVN càng làm nổi bật tầm quan trọng của việc đàm phán giá công suất đối với khả năng sinh lời của dự án. Giá công suất cao sẽ giúp POW có biên LN gộp lớn, ngay cả khi giá nhiên liệu biến động. Trong khi POW đang kỳ vọng bao tiêu ở mức 70%-80% sản lượng thiết kế, EVN chỉ đề xuất ngưỡng thấp hơn là 65%. Sự khác biệt này xuất phát từ lo ngại của EVN về giá mua điện điện LNG cao và giá LNG thường biến động mạnh.
Tuy nhiên, một dự thảo nghị định của Bộ Công Thương đưa ra một giải pháp trung hòa tiềm năng. Dự thảo này quy định mức mua điện tối thiểu là 70% sản lượng của nhà máy trong thời gian trả nợ, nhằm đảm bảo tính khả thi về mặt tài chính cho các dự án. Tuy nhiên, quy định này được giới hạn chỉ trong bảy năm đầu tiên để giảm thiểu tác động đến giá điện bán lẻ và duy trì cạnh tranh trên thị trường phát điện. VNDirect nhận định dự thảo này sẽ giúp EVN và POW tiến gần hơn đến thỏa thuận chung, đảm bảo tiến độ dự án.
Mặt khác, đối với tình hình kinh doanh của POW tại nhà máy Nhơn Trạch 2. VNDirect cho biết năm 2024, EVN ưu tiên phát điện than ở mức tải cao để tăng hiệu suất, giảm tỷ lệ sự cố cũng như tận dụng được nguồn NLTT. Sự thay đổi này biến điện khí thành nguồn chạy phủ đỉnh, dẫn đến sản lượng phát điện của nhà máy Nhơn Trạch 2 giảm mạnh svck. Tuy nhiên, khi các nhà máy điện than đạt công suất tối đa và nguồn khí cho Nhơn Trạch 2 được cải thiện, nhà máy sẽ phục hồi đáng kể trong 2025. Theo ước tính của VNDirect, nguồn khí dồi dào cộng với nhu cầu điện khí cao hơn từ EVN sẽ giúp sản lượng của NT2 tăng 23% svck.
Đối với Vũng Áng 1, các báo cáo ENSO gần đây cho thấy khả năng xảy ra La Nina vào đầu năm 2025 đang ở xu hướng giảm, đồng nghĩa với lượng mưa được dự đoán ở mức vừa phải. Điều này, kết hợp với nhu cầu điện tăng ở miền Bắc, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà máy điện than Vũng Áng 1. Do không có lịch bảo dưỡng vào năm 2025, VNDirect dự đoán sản lượng của VA1 dự kiến sẽ tăng 14% svck. Triển vọng dài hạn của nhà máy cũng rất khả quan, đặc biệt là sau khi hoàn thành đường dây 500kV mạch 3, giúp tăng cường khả năng truyền tải điện đến các trung tâm tiêu thụ điện chính ở khu vực phía Bắc.
Với những luận điểm trên, VNDirect dự phóng lợi nhuận ròng của PV Power sẽ tăng mạnh đến 50% trong giai đoạn 2025-26. Ngoài ra, công ty chứng khoán này cũng duy trì khuyến nghị Khả quan với tiềm năng tăng giá 20,2%, nâng giá mục tiêu thêm 2% đạt mức 14.900 đồng/cp.
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/12
Những phân tích và khuyến nghị của các công ty chứng khoán chỉ mang tính chất tham khảo
Công ty chứng khoán vừa đưa ra khuyến nghị một số mã cổ phiếu cần quan tâm cho phiên giao dịch hôm nay 13/12.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PVD
Công ty Chứng khoán Vietcap (VCSC) điều chỉnh giảm 14% giá mục tiêu của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD) xuống mức 26.600 đồng/cổ phiếu nhưng vẫn tiếp tục duy trì khuyến nghị khả quan do giá cổ phiếu của PVD đã giảm 16% trong vòng 3 tháng qua. Việc VCSC hạ giá mục tiêu phản ánh mức giảm 21% của chúng tôi đối với dự báo lợi nhuận sau thuế (LNST) sau lợi ích cổ đông thiểu số (CĐTS) báo cáo giai đoạn 2024-2028 (lần lượt giảm -17%/-24%/-22%/-22%/-22% cho các năm 2024/2025/2026/2027/2028) và tác động tích cực của việc VCSC cập nhật giá mục tiêu sang cuối năm 2025.
VCSC giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo do giá thuê giàn khoan theo ngày trung bình của PVD dự kiến sẽ giảm 8% trong giai đoạn 2025-2028 do chúng tôi giả định giá dầu Brent sẽ ở mức thấp hơn như đã nêu trong Báo cáo cập nhật Ngành Dầu Khí ngày 14/11 của VCSC, và chi phí hoạt động bằng tiền mặt tăng 13% dựa theo KQKD 9 tháng đầu năm 2024 của công ty.
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/12
VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi/báo cáo năm 2025 sẽ lần lượt tăng 26%/45% so với cùng kỳ năm trước, nhờ giá thuê giàn khoan tự nâng (JU) theo ngày trung bình dự kiến tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng doanh thu từ các dịch vụ liên quan đến giếng khoan dự kiến sẽ ở mức 25%, và kỳ vọng của VCSC về việc tỷ giá USD/VND sẽ ngừng tăng trong năm 2025. VCSC dự báo các hoạt động thăm dò và khai thác sẽ được gia tăng vào năm 2025, từ đó, thúc đẩy các dịch vụ liên quan đến giếng khoan, lợi nhuận từ các công ty liên kết và giá thuê theo ngày trong thị trường giàn JU ngày càng thắt chặt tại Đông Nam Á, dù VCSC cho rằng đà phục hồi của giá thuê theo ngày sẽ chậm hơn nhẹ so với dự kiến.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu POW
Theo Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), trong quý III/2024, Tổng công ty Điện lực Dầu khí (POW – sàn HOSE) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 6.061 tỷ đồng (tăng 6,7% so với cùng kỳ) và 453 tỷ đồng (tăng trưởng 765%), chủ yếu đến từ doanh thu tài chính đạt 411 tỷ đồng của khoản lãi tỷ giá chưa thực hiện. Tính riêng cho mảng hoạt động kinh doanh cốt lõi, điện than Vũng Áng ngừng hoạt động sản xuất để phục vụ hoạt động trùng tu, dẫn tới sản lượng điện than sụt giảm 41%.
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/12
Trong quý III/2024, sản lượng mảng điện khí của POW đạt 2,041 triệu kWh, tăng trưởng tích cực so với mức nền thấp của quý III/2023. Dù vậy, sản lượng suy giảm 30% so với quý trước đó cho thấy áp lực cạnh tranh gia tăng tới từ nhóm thủy điện, dự kiến sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới sản lượng của NT2 hết năm 2024. Dự kiến sản lượng 2024 đạt 8.637 triệu kWh.
Tính đến quý 4/2024, các vướng mắc của nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3&4 liên quan đến đàm phán hợp đồng mua bán điện, hợp đồng mua bán khí và thủ tục bàn giao cho thuê đất đều đã được sắp xếp ổn thỏa. KBSV ước tính doanh thu và sản lượng điện khí cả năm đạt 25.126 tỷ đồng và 11.309 triệu kWh, với giả định cơ sở cho giá bán điện là 2.436 VND/kWh.
Dựa trên định giá SOTP và EV/EBITDA, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị mua đối với cổ phiếu POW, giá mục tiêu là 14.500 đồng/cổ phiếu.
Một mã cổ phiếu nhỏ nhưng có võ ! Sẽ có khả năng tăng lên 1300 trước thị trường !
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm nhẹ 0.16 điểm (-0.01%), về mức 1,241.97 điểm; HNX-Index giảm 0.61 điểm (-0.27%), về mức 223.09 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về sắc đỏ với bên bán là 366 mã giảm và mua với 307 mã tăng. Bên cạnh đó, sắc đỏ trong rổ VN30-Index có phần lấn lướt với 14 mã giảm, 9 mã tăng và 7 mã tham chiếu.
Thanh khoản thị trường giảm so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 366 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 9.2 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 30.8 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 511 tỷ đồng.
VN-Index mở cửa phiên chiều tiếp tục diễn biến giằng co quanh mốc tham chiếu mặc dù bên mua liên tục nâng đỡ thị trường nhưng lực bán vẫn có phần chiếm ưu thế khiến chỉ số không thể thoát khỏi sắc đỏ cuối phiên. Về mức độ ảnh hưởng, VHM, VIC, CTG và GAS là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 1.1 điểm của chỉ số. Ở chiều ngược lại,
Top 10 cổ phiếu tác động mạnh tới VN-Index phiên 27/11/2024
Tương tự, HNX-Index cũng có diễn biến không mấy lạc quan, trong đó chỉ số bị tác động tiêu cực từ các mã DTK (-5%), IDC (-0.54%), NTP (-1.18%), BAB (-0.85%)…
Nhập Tiêu Đề
Ngành chăm sóc sức khỏe là ngành có mức giảm mạnh nhất thị trường với -0.93% chủ yếu đến từ mã TTN (-1.23%), DCL (-3.14%), DVN (-7.22%) và IMP (-1.14%). Theo sau là ngành ngành năng lượng và tiện ích với mức giảm lần lượt là 0.79% và 0.76%. Ở chiều ngược lại, ngành công nghệ thông tin có mức phục hồi mạnh nhất thị trường đạt 2.65% với sắc xanh xuất hiện ở FPT (+2.74%), CMG (+1.31%), ITD (+10.58%), VBH (+0.39%) và CMT (+0.75%). Theo sau đà phục hồi còn có ngành viễn thông và công nghiệp với mức tăng lần lượt là 1.48% và 0.38%.
Về giao dịch của khối ngoại, khối này tiếp tục mua ròng hơn 354 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã FPT (241.75 tỷ), MSN (100.78 tỷ), VNM (45.36 tỷ) và
Diễn biến khối ngoại mua - bán ròng
Vn-Index 28/11/2024: Hôm trước hưng phấn - Hôm nay lận đận
Thị trường trải qua phiên giao dịch nhạt nhòa khi dòng tiền mất hút, các nhóm ngành cũng không có diễn biến đáng kể nào về giá. Lác đác một vài cái tên có được ngày tích cực như
Sau phiên giao dịch sáng khá ảm đạm với thanh khoản thấp do nhà đầu tư đứng ngoài, thị trường bước vào phiên chiều bất ngờ có nhịp giảm về dưới mốc 1.240 điểm.
Mặc dù vậy, VN-Index cũng đã nhanh chóng bật trở lại sau đó, nhưng bối cảnh dòng tiền yếu và thiếu vắng nhóm dẫn dắt khiến chỉ số chỉ có diễn biến giằng co, rung lắc với biên độ thấp cho đến khi đóng cửa.
Chốt phiên, sàn HOSE có 125 mã tăng và 236 mã giảm, VN-Index giảm 0,16 điểm (-0,06%), xuống 1.241,97 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 428,8 triệu đơn vị, giá trị 11.355,9 tỷ đồng, giảm 25% về khối lượng và 15% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 62,7 triệu đơn vị, giá trị 2.091,7 tỷ đồng.
Nhóm bluechip không khác nhiều so với cuối phiên sáng, khi mức độ phân hóa mạnh, nhưng biên độ giá lại chỉ dừng lại ở mức thấp. Ngoại trừ cái tên FPT khi duy trì mức tăng 2,7% lên 138.900 đồng, khớp lệnh hơn 9,8 triệu đơn vị.
Trong khi đó, cổ phiếu
Ở nhóm các cổ phiếu vừa và nhỏ, vẫn là cổ phiếu QCG đáng chú ý nhất khi giữ vững mức giá trần +6,8% lên 12.550 đồng, khớp 0,23 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần gần 1 triệu đơn vị.
Một cổ phiếu khác cũng đã tăng kịch trần trong phiên chiều nay là DC4 +6,9% lên 14.700 đồng, khớp hơn 0,86 triệu đơn vị.
Các mã tăng mạnh còn thanh khoản cao khác hầu như ít xuất hiện, dù đáng khích lên có những cái tên như LSS, EIB, TLG, HDG, VIP, VOS, với mức tăng từ 2% đến 3%, trong đó, EIB khớp được hơn 3,1 triệu đơn vị, HDG khớp 4,3 triệu đơn vị.
Trái lại, trong một phiên buồn tẻ, nhà đầu tư cũng không bán giá thấp, với chỉ lác đác vài cái tên giảm đáng kể như TCO -5,8% xuống 12.250 đồng, KHP -3,9% xuống 12.400 đồng, BFC -3,7% xuống 38.800 đồng,
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index gần như đi ngang quanh mức điểm cuối phiên sáng cho đến khi đóng cửa.
Chốt phiên, sàn HNX có 59 mã tăng và 88 mã giảm, HNX-Index giảm 0,61 điểm (-0,27%), xuống 223,09 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 30,8 triệu đơn vị, giá trị 509,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,75 triệu đơn vị, giá trị 60,3 tỷ đồng.
Diễn biến bảng điện tử cũng trầm lắng với thanh khoản thấp và đa phần các mã thanh khoản cao đều giảm, như IDC, HUT, BVS, VTZ, TNG, CEO, TIG, LAS, VFS, dù chỉ giảm nhẹ, trong khi SHS, MBS, MST về giá tham chiếu, khớp từ 0,7 triệu đến hơn 3,8 triệu đơn vị.
Cổ phiếu nổi bật là GKM khi tăng kịch trần +8,9% lên 6.100 đồng, khớp được hơn 0,63 triệu đơn vị.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng giằng co dưới vùng giá thấp trong suốt cả phiên, trước khi có nhịp hồi thu hẹp đà giảm ở những phút cuối.
Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,1 điểm (-0,11%), xuống 91,96 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 24,4 triệu đơn vị, giá trị 317,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 18,5 triệu đơn vị, giá trị gần 489 tỷ đồng.
Cổ phiếu HBC phiên này vẫn là mã khớp lệnh dẫn đầu khi có hơn 3,43 triệu đơn vị và giá tăng khá +6,1% lên 5.200 đồng.
Các cổ phiếu khác như PXI, TTN tăng 6-7% và KVC tăng trần +7,7% lên 1.400 đồng, khớp 0,46 triệu đến 0,85 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30F2412 nhích nhẹ 0,8 điểm, tương đương +0,06% lên 1.307,8 điểm, khớp lệnh hơn 143.000 đơn vị, khối lượng mở gần 61.000 đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, phiên này mã CVPB2315 khớp lệnh vượt trội với hơn 6,2 triệu đơn vị, nhưng mã này chỉ có giá tham chiếu 40 đồng/cq khi đóng cửa. Theo sau là CSTB2328 với 2,63 triệu đơn vị và giảm 8,7% xuống 210 đồng/cq.
Cổ phiếu ‘bùng nổ’, CTCK khuyến nghị mua POW với mức sinh lời kỳ vọng 2x%
Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) mới có báo cáo phân tích về cổ phiếu
BVSC cập nhật giá mục tiêu mới cho POW là 13.900 đồng/cp, giảm 1% so với báo cáo gần nhất, chủ yếu do điều chỉnh giảm dự báo sản lượng điện trung bình nhiều năm do tình hình cung ứng nhiên liệu cho các nhà máy gặp kém thuận lợi hơn so với dự báo trước đó.
Tuy nhiên, chúng tôi tiếp tục khuyến nghị OUTPERFORM cho POW do giá cổ phiếu đã điều chỉnh giảm mạnh trong những tháng gần đây, với tiềm năng tăng giá là 23,0%.
Chúng tôi ưa thích POW do đây là một trong những doanh nghiệp phát điện hàng đầu Việt Nam.
Từ nay đến 2030, triển vọng tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ điện dự báo đạt 7–9%, POW với vị thế là nhà phát điện có công suất lớn thứ 5 cả nước, cùng với những dự án chuẩn bị hoàn thành như NT3, NT4, hay xa hơn là LNG Quảng Ninh sẽ là yếu tố hỗ trợ lợi nhuận Công ty trong trung và dài hạn.
PV GAS và PV Power (POW) ký hợp đồng mua bán chuyến tàu LNG đầu tiên cung cấp cho chạy thử nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4
Tổng công ty Khí Việt Nam (PV
Ông Huỳnh Quang Hải, Phó tổng giám đốc PV GAS và ông Nguyễn Kiên, Phó tổng giám đốc PV Power đã đại diện cho 2 Tổng công ty thực hiện nghi thức ký Hợp đồng
Nhằm đáp ứng các cam kết của Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đang có những nỗ lực lớn tham gia quá trình chuyển đổi năng lượng quốc gia. Trong đó, hai đơn vị thành viên Petrovietnam là PV GAS và PV Power đang tiên phong cung cấp/sử dụng LNG nhập khẩu để sản xuất điện.
PV Power hiện đang trong quá trình đầu tư nhiều dự án điện sử dụng LNG có quy mô lớn như Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. Cùng với đó, PV Power cũng đang trong quá trình chuyển đổi một số nhà máy điện sử dụng khí tự nhiên sang LNG.
Chủ tịch PV GAS Nguyễn Thanh Bình phát biểu khẳng định quyết tâm của PV GAS trong Chiến lược năng lượng xanh
Với mục tiêu đáp ứng cam kết của Chính phủ tại COP 26 về đạt được Net Zero vào năm 2050 và hoàn thành Quy hoạch Điện VIII, PV GAS đã và đang tích cực triển khai các bước chuyển dịch năng lượng tích cực, chủ động đưa nguồn LNG nhập khẩu thành nguồn nhiên liệu chính cung cấp cho các nhà máy điện chạy khí tại Việt Nam, từng bước thay thế cho nguồn khí tự nhiên đang ngày càng suy giảm nhanh chóng tại khu vực Đông Nam Bộ (với sản lượng giảm khoảng 1 tỷ m3 khí tiêu chuẩn mỗi năm).
Việc sẵn sàng cung cấp khối lượng khí tương ứng một chuyến tàu chứa LNG nhập khẩu, lần đầu tiên tập trung phục vụ Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, tiếp tục khẳng định vị thế của PV GAS là doanh nghiệp tiên phong và chủ lực trong lĩnh vực khí nói chung và LNG nói riêng, duy nhất đủ năng lực đáp ứng nhu cầu năng lượng sạch ngày càng cao cho nền kinh tế - xã hội.
Hai tổng công ty tin tưởng chuyến tàu LNG đầu tiên sẽ cung cấp hiệu quả, kịp thời cho quá trình chạy thử các nhà máy điện đúng tiến độ dự án, góp phần cung cấp điện cho toàn khu vực Đông Nam Bộ nói riêng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nói chung.
Đánh dấu sự kiện quan trọng này, PV GAS đã công bố đồng hành với cuộc thi “Đặt tên cho em bé hà mã” của Vườn Thú Hà Nội, truyền tải thông điệp tích cực về việc chăm nuôi, bảo tồn loài hà mã trong điều kiện vườn thú, xây dựng môi trường hài hoà chung sống giữa con người và các loài động vật trên hành tinh.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.