Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Nhóm hóa chất lãi đậm quý 3
Trong quý 3/2024, nhiều đơn vị nhóm hóa chất ghi nhận tăng trưởng ấn tượng. Trong khi đó, nhóm phân bón (đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh phân đạm) tỏ ra tương đối ảm đạm.
Thống kê từ VietstockFinance, trong số 17 doanh nghiệp ngành hoá chất – phân bón công bố BCTC quý 3, có 8 doanh nghiệp đạt lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ (gồm 1 đơn vị chuyển lỗ thành lãi). Số còn lại chứng kiến lợi nhuận đi lùi
Kết quả kinh doanh của nhóm phân bón – hóa chất trong quý 3/2024
Các ông lớn đi lùi
3 trong số 4 ông lớn của ngành phân bón – hóa chất đón nhận kết quả đi xuống trong quý 3/2024, dù mức giảm không quá mạnh.
DPM (Đạm Phú Mỹ) ghi nhận giảm nhẹ về cả doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, doanh thu giảm 4% so với cùng kỳ, đạt gần 3.1 ngàn tỷ đồng; lãi ròng 63 tỷ đồng, giảm 2%.
BFC (Phân bón Bình Điền) ghi nhận mức giảm mạnh hơn, lần lượt 25% với doanh thu (đạt hơn 2 ngàn tỷ đồng) và 35% với lãi ròng (53 tỷ đồng).
Thực tế, quý 3 thường là thời điểm nhóm phân đạm chứng kiến doanh thu giảm sút do thời điểm qua đỉnh vụ Hè - Thu. Ngay cả DCM (Phân bón Cà Mau hay Đạm Cà Mau) cũng ghi nhận doanh thu giảm tới 12%. Tuy nhiên, nhờ kiểm soát tốt giá vốn, DCM vẫn lãi ròng tới 120 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ.
Việc các quý trước làm ăn tốt nhờ mức nền khá thấp cùng kỳ giúp bức tranh luỹ kế của 3 ông lớn trở nên tươi sáng. Sau 9 tháng, DCM đạt gần 1.1 ngàn tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng 71%; BFC đạt 285 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ; DPM đạt 558 tỷ đồng, tăng trưởng 31%. Cả 3 doanh nghiệp đều đã vượt hoặc gần hoàn thành kế hoạch đặt ra cho ĐHĐCĐ 2024.
Trong khi đó, ông lớn Hóa chất Đức Giang (DGC) có quý thứ 8 liên tiếp giảm lợi nhuận, nhưng mức giảm chỉ 7%. Dù giảm, lãi ròng quý 3 vẫn đạt hơn 706 tỷ đồng, là thành quả không tệ khi vượt xa những con số trước quý 4/2021 - thời điểm lãi bùng nổ nhờ hưởng lợi từ cơn sốt hàng hóa toàn cầu, và xấp xỉ kết quả những quý gần đây. Ngoài ra, Doanh nghiệp cũng vượt kế hoạch đặt ra cho quý 3 (2.4 ngàn tỷ đồng doanh thu và 720 tỷ đồng lãi sau thuế).
Hóa chất lãi đậm
Khác với các ông lớn, tình hình của nhóm còn lại tỏ ra khá đồng đều. Nhiều đơn vị hoá chất toả sáng với nhiều cái tên thuộc nhóm Vinachem (Tập đoàn Hoá chất Việt Nam), đồng thời các đơn vị phân bón kinh doanh không tệ nhờ kiểm soát được chi phí.
Đơn cử là CSV (Hóa chất Cơ bản miền Nam) tăng mạnh về cả doanh thu và lợi nhuận, ghi nhận 73 tỷ đồng lợi nhuận ròng, hơn cùng kỳ 51%. Doanh nghiệp cho biết, lãi gộp trong kỳ tăng mạnh do doanh thu tiêu thụ tốt hơn cùng kỳ, từ các sản phẩm chính như NaOH (tăng 29%), HCL (49%), Clor lỏng (25%), H2SO4 (gấp đôi), Javel (16%)… Tương tự, doanh thu tiêu thụ các sản phẩm tại công ty con như phốt pho vàng tăng tới 80%, giá bán cũng tăng nhẹ.
Với đóng góp lớn từ quý 3, CSV đạt 186 tỷ đồng lãi ròng sau 9 tháng, tăng 16% so với cùng kỳ, và gần như hoàn thành mục tiêu lãi trước thuế của cả năm.
Một cái tên khác thuộc Vinachem là HVT (Hóa chất Việt Trì) cũng lãi đậm với 27 tỷ đồng lợi nhuận ròng, gấp 23 lần cùng kỳ. Nguyên nhân tương tự như CSV, do tiêu thụ các sản phẩm chính ổn định và giá bán các mặt hàng tăng cao trong quý 3. Ngoài ra, một phần cũng vì mức nền cùng kỳ quá thấp.
Trong nhóm phân bón, LAS (Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao) kinh doanh tốt với doanh thu đi ngang và 33 tỷ đồng lãi ròng, tăng 14%. Nguyên nhân chủ yếu do giá vốn trong kỳ giảm mạnh nhờ mua được những lô nguyên liệu có giá hợp lý.
DDV (DAP – Vinachem) thậm chí lãi gấp 3 cùng kỳ, đạt hơn 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, thực tế lãi gộp chỉ đi ngang, còn nguyên nhân chính giúp tăng lãi đến từ việc chi phí bán hàng lùi mạnh vì sản lượng tiêu thụ giảm.
Một trường hợp khác là DHB (Đạm Hà Bắc) báo lãi 38 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 309 tỷ đồng). Mức lợi nhuận này chỉ bằng 3.7% doanh thu có được, phần lớn do giảm chi phí lãi vay nhờ tái cơ cấu khoản nợ khổng lồ tại Ngân hàng Phát triển (VDB) vào cuối năm 2023. Dẫu vậy, với khoản lỗ bất ngờ tại quý 2, DHB vẫn lỗ 61 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm.
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 của các doanh nghiệp phân bón – hóa chất
Kỳ vọng phục hồi
Bộ Công Thương cho biết, nhu cầu tiêu thụ phân bón tại Việt Nam đang rơi vào khoảng 11 triệu tấn/ năm, bao gồm các loại: Ure, DAP, NPK, Kali... Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất là phân urê, với tổng công suất ước đạt 3 triệu tấn/năm.
Phần lớn nguyên liệu đầu vào được khai thác từ các mỏ khí trong nước như Bạch Hổ, Nam Côn Sơn... Riêng kali, Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu.
Theo CTCK Mirae Asset, giá phân bón trong nước được kỳ vọng sẽ phục hồi trong giai đoạn sắp tới. Nguyên nhân do cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu làm đẩy giá khí tự nhiên tăng cao, chi phí sản xuất phân bón lên mạnh, nhiều nhà máy châu Âu phải đóng cửa làm gián đoạn nguồn cung.
Bên cạnh đó, xung đột giữa Nga – Ukraine cũng là yếu tố gây tác động. Nga là một trong những nước sản xuất phân bón lớn nhất, nên các lệnh cấm vận xoay quanh xung đột gây ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung phân bón toàn cầu và gây biến động giá dầu.
Tuy nhiên, nhu cầu phân bón có thể sẽ đi xuống khi giá tăng, cũng như xu hướng chuyển đổi sang nông nghiệp bền vững với phân hữu cơ khiến nhu cầu phân vô cơ giảm. Ngoài ra, một số quốc gia hạn chế xuất khẩu và duy trì sản xuất chỉ để đáp ứng nhu cầu nội địa, giữ giá phân bón thế giới ở mức thấp gần một năm qua.
Trong khi đó, CTCK BIDV (BSC) kỳ vọng vào Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi) dành cho ngành phân bón, cho phép đánh thuế VAT đầu vào với các mặt hàng phân bón thay vì miễn thuế như hiện nay. Tính toán cho thấy, việc đánh thuế VAT có thể giúp gia tăng lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp phân bón như DCM hay các đơn vị thuộc Vinachem tới 20%.
Một cổ phiếu hoá chất chuẩn bị vào pha tăng giá
Trong video ngày hôm nay sẽ phân tích về nhóm hoá chất và cụ thể là cổ phiếu đầu ngành DGC xem rằng đã đến lúc nhóm này bước vào sóng hay chưa.
Nội dung video
- BCTC và câu chuyện kỳ vọng DGC
- Pha chạy lấy đà của mô hình VSA
- Điểm mua DGC
12 DN sắp trả cổ tức bằng tiền, cao nhất 70%
12 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán sẽ thực hiện việc chi trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông
1, CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (Mã TNG):
Ngày đăng ký cuối cùng: 11/11/2024
Tỷ lệ cổ tức tạm ứng đợt 2 năm 2024: 4% (400 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 22/11/2024
2, CTCP Thủy điện Gia Lai (Mã GHC):
Ngày đăng ký cuối cùng: 4/11/2024
Tỷ lệ cổ tức tạm ứng đợt 1 năm 2024: 20% (2.000 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 22/11/2024
3, CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (Mã DGC):
Ngày đăng ký cuối cùng: 20/11/2024
Tỷ lệ cổ tức tạm ứng năm 2024: 30% (3.000 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 20/12/2024
4, CTCP Giống bò sữa Mộc Châu (Mã MCM):
Ngày đăng ký cuối cùng: 15/11/2024
Tỷ lệ cổ tức tạm ứng đợt 1 năm 2024: 10% (1.000 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 20/12/2024
5, CTCP Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT (Mã HPT):
Ngày đăng ký cuối cùng: 8/11/2024
Tỷ lệ cổ tức năm 2023: 12% (1.200 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 2/12/2024
6, CTCP Vạn Phát Hưng (Mã VPH):
Ngày đăng ký cuối cùng: 28/10/2024
Tỷ lệ cổ tức năm 2022: 5% (500 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 04/11/2024
7, CTCP Gỗ An Cường (Mã ACG):
Ngày đăng ký cuối cùng: 7/11/2024
Tỷ lệ cổ tức tạm ứng đợt 1 năm 2024: 8% (800 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 25/11/2024
8, CTCP Phốt Pho Apatit Việt Nam (Mã PAT):
Ngày đăng ký cuối cùng: 20/11/2024
Tỷ lệ cổ tức tạm ứng năm 2024: 70% (7.000 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 20/12/2024
9, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Mã HAN):
Ngày đăng ký cuối cùng: 11/11/2024
Tỷ lệ cổ tức năm 2023: 3% (300 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 29/11/2024
10, CTCP Thủy điện Cần Đơn (Mã SJD):
Ngày đăng ký cuối cùng: 20/11/2024
Tỷ lệ cổ tức năm 2023: 18% (1.800 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 20/12/2024
11, CTCP Gạch ngói Gốm Xây dựng Mỹ Xuân (Mã GMX):
Ngày đăng ký cuối cùng: 20/11/2024
Tỷ lệ cổ tức tạm ứng đợt 1 năm 2024: 6% (600 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 12/12/2024
12, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP (Mã GVR):
Ngày đăng ký cuối cùng: 15/11/2024
Tỷ lệ cổ tức năm 2023: 3% (300 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 12/12/2024
Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi
Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...
Trong quý 3/2024, bức tranh ngành hóa chất hiện lên với hai gam màu đối lập. Những doanh nghiệp tầm trung như Công ty Cổ phần Hóa chất Cơ bản Miền Nam (Sochem, mã chứng khoán: CSV) và Hóa chất Việt Trì (mã chứng khoán: HVT) đang có bước tiến vượt bậc, với nhiều điểm sáng thể hiện trên báo cáo tài chính.
Ngược lại, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã chứng khoán: DGC), vốn được coi là "ông lớn" của ngành, lại đang đối mặt với áp lực sụt giảm lợi nhuận, khiến thị trường không khỏi bất ngờ về sự chuyển mình trái chiều trong ngành.
Điều này không chỉ phản ánh sự khác biệt về quy mô mà còn cho thấy cách tiếp cận linh hoạt và chiến lược thích ứng của từng doanh nghiệp trước những biến động thị trường.
Cụ thể, Hóa chất Việt Trì ghi nhận doanh thu thuần trong quý vừa qua đạt 378 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá bán các sản phẩm tăng mạnh và sự ổn định của sản phẩm mới Vi-Chlorine, một chất khử trùng đang được thị trường đón nhận tích cực.
Giá vốn chỉ tăng nhẹ 10%, giúp doanh nghiệp đạt lãi gộp 83 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần so với quý 3 năm trước. Kết quả này góp phần đưa lợi nhuận sau thuế của Hóa chất Việt Trì lên 27 tỷ đồng, tăng gần 23 lần so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Hóa chất Việt Trì đạt gần 1,1 nghìn tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 15%. Theo đó, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 67 và 54 tỷ đồng, hoàn thành 75% kế hoạch doanh thu và 64% mục tiêu lợi nhuận.
Tính đến cuối tháng 9, tổng tài sản của Hóa chất Việt Trì tăng nhẹ lên 769 tỷ đồng, tuy nhiên tài sản ngắn hạn giảm gần 27%, còn hơn 294 tỷ đồng. Tiền mặt và tiền gửi cũng giảm mạnh, còn hơn 40 tỷ đồng, trong khi hàng tồn kho giảm 31%, xuống mức hơn 96 tỷ đồng.
Bên nguồn vốn, đa phần nợ phải trả là nợ ngắn hạn, giảm nhẹ so với đầu năm, còn 307 tỷ đồng. Con số này lớn hơn giá trị tài sản ngắn hạn, cho thấy Hóa chất Việt Trì có rủi ro trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ tới hạn.
Nợ vay ngắn hạn đạt gần 135 tỷ đồng, hơn đầu năm 12%, trong khi nợ vay dài hạn giảm 15%, còn hơn 36 tỷ đồng, đều là vay nợ từ các ngân hàng.
Tương tự, Hóa chất Cơ bản Miền Nam vừa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2024 đầy khởi sắc với doanh thu vượt 507 tỷ đồng, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế đạt gần 79 tỷ đồng, tăng 54%.
Động lực chính đến từ sản lượng và giá bán tăng mạnh ở các sản phẩm chủ lực như NaOH, HCl, Clor lỏng, H2SO4, Javel, PAC… cùng với phốt pho vàng từ công ty con tăng 80% về sản lượng và 3% về giá bán.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt 1.339,5 tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt là 255 tỷ và 203 tỷ đồng, tăng trưởng gần 16% về doanh thu và 15% về lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái. Với các kết quả này, Sochem đã hoàn thành 82% mục tiêu doanh thu và đạt 98% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2024.
Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản của công ty đạt hơn 1.800 tỷ đồng, trong đó tiền mặt và tiền gửi ngân hàng chiếm đến 41%, tương đương gần 760 tỷ đồng.
Trong khi đó, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã chứng khoán: DGC) ghi nhận doanh thu quý 3/2024 tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2.558 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp đạt 881 tỷ đồng, tăng 5%, với biên lợi nhuận gộp đạt 34,4%.
Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 26% còn hơn 150 tỷ đồng, do lãi tiền gửi giảm. Trong khi đó, chi phí tài chính và chi phí bán hàng tăng, còn chi phí quản lý doanh nghiệp không thay đổi.
Kết quả là lợi nhuận ròng của Đức Giang giảm hơn 7%, đạt 706 tỷ đồng, kéo theo EPS giảm từ 1.884 đồng xuống 1.747 đồng. Theo giải trình của công ty, nguyên nhân chính đến từ việc hụt nguồn thu tài chính và chi phí bán hàng tăng cao, tạo áp lực lớn lên biên lợi nhuận của công ty.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu của Đức Giang tăng nhẹ lên 7.447 tỷ đồng, với doanh thu từ thị trường nước ngoài chiếm 3.820 tỷ đồng và thị trường trong nước đóng góp 3.627 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế trong 9 tháng giảm 7% so với cùng kỳ, còn 2.322 tỷ đồng.
Theo kế hoạch năm 2024, tập đoàn đặt mục tiêu đạt doanh thu 10.202 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.100 tỷ đồng. Với kết quả này, Đức Giang đã hoàn thành 73% chỉ tiêu doanh thu và gần 74% chỉ tiêu lợi nhuận sau 3 quý.
Tính đến ngày 30/9/2024, tổng tài sản của Hóa chất Đức Giang đạt 16.196 tỷ đồng, tăng 500 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, tiền mặt, tương đương tiền và tiền gửi chiếm đến 11.366 tỷ đồng, tương đương 70% tổng tài sản, tăng thêm 1.379 tỷ đồng so với cuối quý 2/2024 và tăng 1.776 tỷ đồng so với đầu năm.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt gần 7.600 tỷ đồng, tăng hơn 1.600 tỷ đồng so với đầu năm và gấp đôi so với vốn điều lệ 3.798 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 14.141 tỷ đồng.
DGC - Cập nhật KQKD Q3/2024
Trong Q3/2024, công ty công bố doanh thu đạt 2,56 nghìn tỷ đồng (+4% svck, +2% so với quý trước), nhưng lợi nhuận ròng chỉ đạt 738 tỷ đồng (-8% svck, -15% so với quý trước).
Mặc dù giá bán và sản lượng tiêu thụ đều đang phục hồi từ mức thấp của năm ngoái, nhưng lũy kế lợi nhuận từ đầu năm đến nay vẫn thấp hơn ước tính cả năm của SSI Research do (1) công suất hoạt động mỏ quặng thấp hơn do ảnh hưởng của bão Yagi ở Việt Nam trong quý 3, (2) thu nhập tài chính ròng giảm và (3) chi phí vận chuyển tăng vọt.
Giá bán trung bình của các sản phẩm chính đã phục hồi từ mức thấp của năm ngoái. Giá bán trung bình phân bón tăng nhanh hơn (21-27% svck) so với axit photphoric (+3% svck) và phốt pho vàng (đi ngang svck). Mặc dù giá bán trung bình phục hồi, biên lợi nhuận gộp vẫn đi ngang do tỷ lệ sử dụng nguyên liệu đầu vào của chính công ty giảm. Do trong Q3/2024 có bão lớn, công ty phải hạn chế hoạt động của các mỏ. Do đó, DGC phải mua quặng từ bên ngoài, nguồn này thường đắt hơn 50% so với nguồn nguyên liệu của chính công ty. Giá quặng trên thị trường cũng tăng 20% do thiếu nguồn cung do bão. Ngoài ra, công ty đã thực hiện bảo trì nhà máy trong Q3/2024, từ đó làm tăng chi phí sản xuất.
Sản lượng tiêu thụ: DGC tiếp tục thu hút khách hàng mới đối với sản phẩm phốt pho vàng khi sản lượng tiêu thụ tăng 47% svck. Kể từ khi Trung Quốc cấm xuất khẩu phốt pho vàng từ năm 2020, DGC trở thành nhà xuất khẩu duy nhất của sản phẩm này tại thị trường ASEAN. Với giá bán phân bón cao hơn (giá bán trung bình tăng 21-27% svck), công ty ưu tiên bán phân bón hơn là axit photphoric (giá bán trung bình chỉ tăng 3% svck). Do đó, sản lượng tiêu thụ phân bón tăng 38% svck, trong khi sản lượng tiêu thụ axit photphoric giảm 47% svck.
Thu nhập tài chính ròng giảm 30% do lãi suất tiền gửi thấp hơn và đồng USD mất giá trong Q3/2024.
Tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý (SG&A) trên doanh thu tăng đáng kể lên 8,1% trong Q3/2024 từ 6,4% trong Q3/2023 do chi phí vận chuyển tăng cao, bắt đầu tăng từ tháng 7.
So với quý trước, doanh thu tăng 2.1% trong khi LNST giảm 15% do (1) giá bán photpho vàng giảm 5%, (3) công suất vận hành mỏ và nhà máy thấp, (3) chi phí vận chuyển tăng và (4) chi phí tài chính giảm.
Thanh khoản xuống đáy 18 tháng, cổ phiếu bất ngờ đảo chiều cuối phiên
Giá trị khớp lệnh hai sàn HoSE và HNX hôm nay chỉ đạt 9.782 tỷ đồng, xuống mức thấp nhất kể từ phiên ngày 9/5/2023 tương đương đáy 18 tháng. Suốt thời gian này thanh khoản chỉ có 3 lần rơi xuống dưới mức 10.000 tỷ đồng. Thanh khoản quá thấp cho thấy áp lực bán đã vơi đi rất nhiều, giúp lực cầu đẩy giá đảo chiều khá thuận lợi cuối phiên.
Thị trường chiều nay tưởng như lại thất bại lần nữa khi nỗ lực phục hồi ngay đầu phiên chiều bị nhấn chìm sau đó. VN-Index lập đỉnh cao nhất phiên lúc 1h30 chiều nay, tăng 2,5 điểm rồi ngay lập tức lao dốc trở lại và tạo đáy sâu mới lúc 2h25, giảm 1,8 điểm và xuống sát 1250,94 điểm. Bất ngờ trong vài phút cuối, cổ phiếu ào ạt quay đầu và đóng cửa chỉ số lại tăng 2,05 điểm tương đương +0,16% so với tham chiếu.
Nhịp đảo chiều chớp nhoáng này có sự đóng góp lớn của các blue-chips. VN30-Index cuối đợt khớp lệnh liên tục còn giảm khoảng 0,6 điểm nhưng chốt phiên tăng 2,79 điểm. Loạt cổ phiếu bật tăng ấn tượng là HPG, MSN, GVR, PLX, ACB. Rất tiếc cho VN-Index là một số trụ vẫn không tham gia vào nhịp đảo chiều này, ví dụ VCB chỉ đứng im, chốt tăng nhẹ 0,22%; VHM thậm chí yếu thêm, đóng cửa giảm 2,62%; VIC, GAS không cải thiện, vẫn giảm 0,24% và 0,28%. Nếu có sự giúp sức từ trụ, VN-Index thậm chí có thể nhảy vọt hơn nữa.
Dù vậy nhịp đảo chiều cuối ngày vẫn có sự lan tỏa khá tốt. Cụ thể, tại đáy sâu nhất của chỉ số lúc 2h25 chiều, độ rộng ghi nhận 170 mã tăng/206 mã giảm. Chỉ vài phút cuối và đợt ATC, độ rộng đã có 211 mã tăng/162 mã giảm. Thêm nữa thanh khoản khớp lệnh sàn HoSE chiều nay cực thấp, chỉ đạt 4.606 tỷ đồng, giảm nhẹ so với buổi sáng nhưng giá cổ phiếu lại tốt hơn. Điều đó cho thấy áp lực bán đã thực sự nhẹ đi rất nhiều.
Trừ VHM, VIX, hầu hết các cổ phiếu thanh khoản cao nhất thị trường hôm nay có tiến triển giá thuận lợi về cuối ngày.
Thống kê cho thấy sàn HoSE có tới 83% số cổ phiếu “thoát đáy” với biên độ khác nhau. Khoảng 41,8% cổ phiếu tăng tối thiểu 1% so với giá thấp nhất phiên. Với biên độ phục hồi như vậy, nếu khối lượng bán còn dày thì để đảo chiều giá thanh khoản sẽ thể hiện con số rất lớn. Tuy nhiên hôm nay sàn HoSE chỉ khớp được hơn 400,5 triệu cổ trị giá 9.219 tỷ đồng, mức thấp kỷ lục 18 tháng.
Như vậy, khả năng cao là áp lực bán đã suy yếu sau nhịp giảm sau một tuần “tra tấn” liên tục. Các nhà đầu tư muốn bán đã bán và lúc này còn lại chủ yếu những người chấp nhận rủi ro cao và giữ cổ phiếu lại. Diễn biến chiều nay cho thấy vẫn có một đợt chốt lời mới xuất hiện, thậm chí kéo dài hầu hết thời gian của phiên chiều nhưng không đẩy thanh khoản tăng lên cũng như không khiến giá cổ phiếu giảm nhiều hơn.
Với độ rộng nghiêng hẳn về phía tăng giá cuối phiên, chỉ còn sót lại những cổ phiếu không có thanh khoản. Trong 162 mã đó, vẫn ghi nhận 41 mã giảm hơn 1% nhưng chỉ có 5 cổ phiếu là có thanh khoản nhiều: VHM giảm 2,62% khớp 840,5 tỷ; VIX giảm 1,35% với 361,2 tỷ; EIB giảm 4,8% với 199,6 tỷ; VNM giảm 1,18% với 196,5 tỷ và NTL giảm 1,64% với 23,2 tỷ.
Phía tăng giá dĩ nhiên tốt hơn, trong 211 mã xanh có 86 mã tăng hơn 1% (chốt phiên sáng là 57 mã). Thanh khoản nhóm này chiếm khoảng 24% sàn HoSE. Nhóm hút dòng tiền tốt nhất là DXG tăng 1,51% giao dịch 355,9 tỷ đồng; HPG tăng 1,13% với 318,8 tỷ; HSG tăng 2,22% với 135 tỷ; HCM tăng 1,41% với 132,2 tỷ; HAH tăng 2,73% với 128,8 tỷ, VND tăng 2,1% với 126,5 tỷ… Nhóm cổ phiếu chứng khoán bất ngờ nổi bật khi có tới 13 mã tăng hơn 1% so với tham chiếu, bao gồm nhiều blue-chips như VND, BVS, HCM, FTS…
Nhà đầu tư nước ngoài phiên chiều giao dịch cân bằng hơn đáng kể khi giảm mạnh lượng bán ra và tăng mua vào. Cụ thể, khối này xả thêm 654,5 tỷ đồng, giảm 15% so với phiên sáng và mua vào 557,8 tỷ tăng 38%. Mức ròng tương ứng -96,7 tỷ đồng, thấp hơn nhiều con số -360,9 tỷ buổi sáng. MSN bị bán thêm không nhiều, cả ngày ghi nhận -279,9 tỷ. Ngoài ra có HPG -72,2 tỷ, DXG -50,9 tỷ, VNM -38,1 tỷ, KBC -35,9 tỷ, BID -33,8 tỷ, HDB -32,8 tỷ, VCI -27 tỷ, DGC -24,5 tỷ. Bên mua ròng có FPT +49,8 tỷ, EIB +48,8 tỷ, STB +46,6 tỷ, MWG +44,5 tỷ, TCB +28,8 tỷ, VPB +21,8 tỷ, BMP +21,4 tỷ.
Cổ phiếu DGC: Giai đoạn tích lũy ở vùng giá tốt, đón triển vọng ở phía trước
Thị giá cổ phiếu DGC của Hóa chất Đức Giang đang trong nhịp giảm khá mạnh sau khi doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 với lợi nhuận tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm ngoái và áp lực bán của khối ngoại tăng cao.
Tuy nhiên O2F đánh giá đây là nhịp điều chỉnh mang tính ngắn hạn, mở ra giai đoạn tích lũy cổ phiếu của doanh nghiệp đầu ngành, có nền tảng tài chính mạnh và nhiều lợi thế cạnh tranh ở vùng giá tốt, đón đầu triển vọng phục hồi lợi nhuận trong thời gian tới. sẽ hỗ trợ triển vọng thị giá cổ phiếu.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.