Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Trong quý 3/2024, nhiều đơn vị nhóm hóa chất ghi nhận tăng trưởng ấn tượng. Trong khi đó, nhóm phân bón (đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh phân đạm) tỏ ra tương đối ảm đạm.
Thống kê từ VietstockFinance, trong số 17 doanh nghiệp ngành hoá chất – phân bón công bố BCTC quý 3, có 8 doanh nghiệp đạt lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ (gồm 1 đơn vị chuyển lỗ thành lãi). Số còn lại chứng kiến lợi nhuận đi lùi
Kết quả kinh doanh của nhóm phân bón – hóa chất trong quý 3/2024
Các ông lớn đi lùi
3 trong số 4 ông lớn của ngành phân bón – hóa chất đón nhận kết quả đi xuống trong quý 3/2024, dù mức giảm không quá mạnh.
DPM (Đạm Phú Mỹ) ghi nhận giảm nhẹ về cả doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, doanh thu giảm 4% so với cùng kỳ, đạt gần 3.1 ngàn tỷ đồng; lãi ròng 63 tỷ đồng, giảm 2%.
Đạm Phú Mỹ vẫn chưa phục hồi sau năm 2022 bùng nổ
BFC (Phân bón Bình Điền) ghi nhận mức giảm mạnh hơn, lần lượt 25% với doanh thu (đạt hơn 2 ngàn tỷ đồng) và 35% với lãi ròng (53 tỷ đồng).
Tình hình kinh doanh của BFC
Thực tế, quý 3 thường là thời điểm nhóm phân đạm chứng kiến doanh thu giảm sút do thời điểm qua đỉnh vụ Hè - Thu. Ngay cả DCM (Phân bón Cà Mau hay Đạm Cà Mau) cũng ghi nhận doanh thu giảm tới 12%. Tuy nhiên, nhờ kiểm soát tốt giá vốn, DCM vẫn lãi ròng tới 120 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ.
Tình hình kinh doanh của DCM
Việc các quý trước làm ăn tốt nhờ mức nền khá thấp cùng kỳ giúp bức tranh luỹ kế của 3 ông lớn trở nên tươi sáng. Sau 9 tháng, DCM đạt gần 1.1 ngàn tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng 71%; BFC đạt 285 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ; DPM đạt 558 tỷ đồng, tăng trưởng 31%. Cả 3 doanh nghiệp đều đã vượt hoặc gần hoàn thành kế hoạch đặt ra cho ĐHĐCĐ 2024.
Trong khi đó, ông lớn Hóa chất Đức Giang (DGC) có quý thứ 8 liên tiếp giảm lợi nhuận, nhưng mức giảm chỉ 7%. Dù giảm, lãi ròng quý 3 vẫn đạt hơn 706 tỷ đồng, là thành quả không tệ khi vượt xa những con số trước quý 4/2021 - thời điểm lãi bùng nổ nhờ hưởng lợi từ cơn sốt hàng hóa toàn cầu, và xấp xỉ kết quả những quý gần đây. Ngoài ra, Doanh nghiệp cũng vượt kế hoạch đặt ra cho quý 3 (2.4 ngàn tỷ đồng doanh thu và 720 tỷ đồng lãi sau thuế).
Ông lớn Hóa chất Đức Giang dù đi lùi nhưng kết quả không tệ
Hóa chất lãi đậm
Khác với các ông lớn, tình hình của nhóm còn lại tỏ ra khá đồng đều. Nhiều đơn vị hoá chất toả sáng với nhiều cái tên thuộc nhóm Vinachem (Tập đoàn Hoá chất Việt Nam), đồng thời các đơn vị phân bón kinh doanh không tệ nhờ kiểm soát được chi phí.
Đơn cử là CSV (Hóa chất Cơ bản miền Nam) tăng mạnh về cả doanh thu và lợi nhuận, ghi nhận 73 tỷ đồng lợi nhuận ròng, hơn cùng kỳ 51%. Doanh nghiệp cho biết, lãi gộp trong kỳ tăng mạnh do doanh thu tiêu thụ tốt hơn cùng kỳ, từ các sản phẩm chính như NaOH (tăng 29%), HCL (49%), Clor lỏng (25%), H2SO4 (gấp đôi), Javel (16%)… Tương tự, doanh thu tiêu thụ các sản phẩm tại công ty con như phốt pho vàng tăng tới 80%, giá bán cũng tăng nhẹ.
Doanh thu tiêu thụ và giá bán các sản phẩm chính tăng giúp CSV có kết quả thuận lợi
Với đóng góp lớn từ quý 3, CSV đạt 186 tỷ đồng lãi ròng sau 9 tháng, tăng 16% so với cùng kỳ, và gần như hoàn thành mục tiêu lãi trước thuế của cả năm.
Một cái tên khác thuộc Vinachem là HVT (Hóa chất Việt Trì) cũng lãi đậm với 27 tỷ đồng lợi nhuận ròng, gấp 23 lần cùng kỳ. Nguyên nhân tương tự như CSV, do tiêu thụ các sản phẩm chính ổn định và giá bán các mặt hàng tăng cao trong quý 3. Ngoài ra, một phần cũng vì mức nền cùng kỳ quá thấp.
Trong nhóm phân bón, LAS (Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao) kinh doanh tốt với doanh thu đi ngang và 33 tỷ đồng lãi ròng, tăng 14%. Nguyên nhân chủ yếu do giá vốn trong kỳ giảm mạnh nhờ mua được những lô nguyên liệu có giá hợp lý.
DDV (DAP – Vinachem) thậm chí lãi gấp 3 cùng kỳ, đạt hơn 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, thực tế lãi gộp chỉ đi ngang, còn nguyên nhân chính giúp tăng lãi đến từ việc chi phí bán hàng lùi mạnh vì sản lượng tiêu thụ giảm.
Một phần nguyên nhân giúp DDV tăng trưởng mạnh là nhờ mức nền thấp cùng kỳ
Một trường hợp khác là DHB (Đạm Hà Bắc) báo lãi 38 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 309 tỷ đồng). Mức lợi nhuận này chỉ bằng 3.7% doanh thu có được, phần lớn do giảm chi phí lãi vay nhờ tái cơ cấu khoản nợ khổng lồ tại Ngân hàng Phát triển (VDB) vào cuối năm 2023. Dẫu vậy, với khoản lỗ bất ngờ tại quý 2, DHB vẫn lỗ 61 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm.
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp phân bón – hóa chấttrong 9 tháng đầu năm 2024
Kỳ vọng phục hồi
Bộ Công Thương cho biết, nhu cầu tiêu thụ phân bón tại Việt Nam đang rơi vào khoảng 11 triệu tấn/năm, bao gồm các loại: Ure, DAP, NPK, Kali... Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất là phân urê, với tổng công suất ước đạt 3 triệu tấn/năm.
Phần lớn nguyên liệu đầu vào được khai thác từ các mỏ khí trong nước như Bạch Hổ, Nam Côn Sơn... Riêng kali, Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu.
Theo CTCK Mirae Asset, giá phân bón trong nước được kỳ vọng sẽ phục hồi trong giai đoạn sắp tới. Nguyên nhân do cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu làm đẩy giá khí tự nhiên tăng cao, chi phí sản xuất phân bón lên mạnh, nhiều nhà máy châu Âu phải đóng cửa làm gián đoạn nguồn cung.
Bên cạnh đó, xung đột giữa Nga – Ukraine cũng là yếu tố gây tác động. Nga là một trong những nước sản xuất phân bón lớn nhất, nên các lệnh cấm vận xoay quanh xung đột gây ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung phân bón toàn cầu và gây biến động giá dầu.
Tuy nhiên, nhu cầu phân bón có thể sẽ đi xuống khi giá tăng, cũng như xu hướng chuyển đổi sang nông nghiệp bền vững với phân hữu cơ khiến nhu cầu phân vô cơ giảm. Ngoài ra, một số quốc gia hạn chế xuất khẩu và duy trì sản xuất chỉ để đáp ứng nhu cầu nội địa, giữ giá phân bón thế giới ở mức thấp gần một năm qua.
Trong khi đó, CTCK BIDV (BSC) kỳ vọng vào Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi) dành cho ngành phân bón, cho phép đánh thuế VAT đầu vào với các mặt hàng phân bón thay vì miễn thuế như hiện nay. Tính toán cho thấy, việc đánh thuế VAT có thể giúp gia tăng lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp phân bón như DCM hay các đơn vị thuộc Vinachem tới 20%.
Châu An
FILI
Cổ phiếu blue-chips dẫn nhịp đảo chiều, bất động sản nhiều mã nóng
Diễn biến chiều nay lặp lại kiểu giao dịch hôm 11/11 vừa qua khi đúng thời điểm thị trường hoảng loạn nhất, VN-Index thủng đáy, thì cầu vào mua kéo giá quay đầu tăng ngược. Cả trăm cổ phiếu phục hồi vượt tham chiếu, rất nhiều mã đạt biên độ tăng 2-6% so với mức thấp nhất trong ngày.
Nhóm cổ phiếu blue-chips dĩ nhiên vẫn là động lực chính của diễn biến chiều nay, dù về biên độ thì kém xa các mã vừa và nhỏ. Yếu tố đầu tiên để kích thích nhịp phục hồi đảo chiều vẫn phải là điểm số. VN-Index tạo đáy trong vài phút đầu phiên chiều, giảm tối đa 10,2 điểm nhưng đến cuối phiên đã tăng ngược 1,22 điểm.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đảo chiều mạnh mẽ nhất, hầu hết tăng hơn 1% so với giá đáy. VPB có màn trình diễn xuất sắc khi dòng tiền đổ vào mua dữ dội khiến thanh khoản chiều nay tăng 80% so với phiên sáng và giá từ mức giảm 1,57% thành tăng ngược 1,31% tương đương thay đổi +2,93%. So với giá thấp nhất phiên, VPB đóng cửa cao hơn tới 3,2%. Cổ phiếu này từ chỗ là một trong những mã khiến VN-Index mất điểm nhiều nhất buổi sáng thì lại thành mã kéo điểm mạnh thứ hai lúc đóng cửa. Loạt cổ phiếu ngân hàng khác cũng ấn tượng như TPB đảo chiều với biên độ 2,87% thành tăng 0,31% lúc đóng đóng cửa; TCB đảo chiều 1.98% thành tăng 0,43%; STB đảo chiều 3,09% thu hẹp mức giảm còn 0,45%; SSB đảo chiều 2,14% thành tăng 0,3%; CTG đảo chiều 1,19% còn giảm 0,43%; ACB đảo chiều 1,22% thành tăng 0,2%; MBB đảo chiều 1,26% thành tăng 0,21%.
Có thể thấy không phải tất cả các blue-chips ngân hàng đều tăng so với tham chiếu lúc đóng cửa, nhưng tất cả đều mạnh hơn nhiều so với buổi sáng và có nhịp phục hồi ấn tượng trong phiên chiều. Đây là bằng chứng cho thấy có dòng tiền bắt đáy nhập cuộc, vì nếu không có tiền đẩy giá lên, sẽ không thể hồi lại chỉ đơn giản nhờ bên bán dừng bán được.
Ngoài ngân hàng, nhiều cổ phiếu blue-chips khác cũng rất tốt trong phiên chiều như MWG, MSN, BCM, BVH, POW. Bất kể giá có vượt tham chiếu hay không thì nhịp tăng 1-2% chỉ trong thời gian ngắn chiều nay vẫn là diễn biến rất mạnh mẽ. VN30-Index đóng cửa cũng đã vượt tham chiếu 0,16% trong khi cuối phiên sáng giảm tới 0,72%. Độ rộng cũng thay đổi từ 6 mã tăng/22 mã giảm thành 15 mã tăng/11 mã giảm.
Nhiều cổ phiếu blue-chips đảo chiều mạnh mẽ.
Trạng thái đảo chiều giá cũng xuất hiện trên diện rộng của sàn HoSE. Đầu tiên là độ rộng: Kết phiên sáng VN-Index chỉ có 66 mã tăng/283 mã giảm nhưng đến cuối phiên là 153 mã tăng/203 mã giảm. Thứ hai là mức độ phục hồi so với đáy, thống kê cho thấy 110 cổ phiếu ở sàn này tăng tối thiếu 2% so với giá thấp nhất ngày, chiếm hơn 30% tổng số mã có giao dịch. Nếu tính cả số cổ phiếu phục hồi hơn 1% thì tỷ lệ lên tới trên 59%. Thanh khoản HoSE phiên chiều chỉ tăng khoảng 12,7% so với phiên sáng, đạt 7.268 tỷ đồng nhưng mặt bằng giá rõ ràng là tốt hơn hẳn.
Mức độ phân hóa vẫn đang xảy ra nhưng các cổ phiếu mạnh có diễn biến rõ nét đáng kể. Nhóm bất động sản là ví dụ, hàng chục cổ phiếu đóng cửa tăng hơn 1%, DXS còn kịch trần nhưng cũng có số lượng tương tự các mã nhóm này đỏ, nhiều mã giảm 2-5% giá trị. KBC, DXG, NVL, HDG, SZC, PDR, DIG đại diện cho nhóm tăng mạnh đều có thanh khoản rất cao.
Sàn HoSE tính chung có 66 cổ phiếu đóng cửa phiên với mức tăng trên 1% trong khi buổi sáng hầu như không đáng kể. Nhóm này chiếm 25,4% tổng giá trị khớp lệnh của sàn, cũng không phải tỷ trọng lớn. Nguyên nhân là do dòng tiền tổng thể trên thị trường vẫn thấp và nhà đầu tư chỉ tập trung vốn vào số ít mã chứ không dàn trải. Ngoài các đại diện bất động sản nói trên, có thể kể tới MWG, VPB, CTR, CSV, DCM cũng đều khớp cả trăm tỷ đồng với giá tăng mạnh mẽ.
Nhóm giảm giá vẫn còn khá nhiều, độ rộng cuối ngày có tới 203 mã đỏ, trong đó 83 mã giảm quá 1%. Điểm tích cực là thanh khoản của nhóm này chỉ chiếm 19,6% sàn HoSE, trong đó tới gần 79% là tập trung vào 10 cổ phiếu giao dịch nhiều nhất. HPG, VIX, HCM, PVD, GEX, HAH, NKG là những mã khớp trên trăm tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài chiều nay đã đảo chiều mua ròng nhẹ trở lại 18,5 tỷ nhờ quy mô giải ngân tăng vọt 137% so với phiên sáng, đạt 1.058,6 tỷ đồng. Mức bán ra khoảng 1.040,1 tỷ đồng. Phiên sáng khối này bán ròng 185 tỷ. VPB là mã bị bán lớn nhất -104,2 tỷ đồng ròng. Ngoài ra có SSI -54,9 tỷ, HPG -43,3 tỷ, HDB -43,2 tỷ, VIX -32,3 tỷ, PVD -31 tỷ, FPT -28,4 tỷ, VHM -26,2 tỷ. Bên mua ròng có MWG +50,4 tỷ, STB +47,3 tỷ, KBC +47,1 tỷ, NVL +25 tỷ, VNM +33,2 tỷ, DXG +24,7 tỷ, KDH +21,5 tỷ.
Đạm Cà Mau (DCM): Cú bứt phá ngoạn mục và chiến lược "về đích" đầy tham vọng
Đạm Cà mau đã hoàn thành 133% mục tiêu lãi cả năm nay chỉ sau 9 tháng đầu năm.
Chỉ sau 9 tháng đầu năm, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, mã cổ phiếu DCM) đã vượt xa mục tiêu lãi cả năm. Với chiến lược đúng đắn và những bước đi táo bạo, Đạm Cà Mau đang sở hữu nhiều lợi thế để tiếp tục bứt phá thời gian tới.
Lợi nhuận tăng vọt, “trái ngọt” từ M&A Phân bón Hàn - Việt
Dù doanh thu quý 3 giảm nhẹ 12% so với cùng kỳ, đạt 2.634 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, mã cổ phiếu DCM - sàn HoSE) đã chứng minh khả năng quản trị và vận hành xuất sắc khi lợi nhuận gộp tăng đến 111%, đạt 375 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đã tăng từ 6% lên 14% - mức cao vượt trội trong ngành sản xuất phân bón.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Đạm Cà Mau ghi nhận 9.242 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước, nhưng mức lợi nhuận sau thuế tăng trưởng tới 71%, đạt 1.056 tỷ đồng. Qua đó, vượt 33% kế hoạch lợi nhuận cả năm chỉ sau 3 quý; đồng thời, cho thấy tiềm năng bứt phá mạnh của Đạm Cà Mau trong thời gian tới.
Một trong những yếu tố then chốt đóng góp vào thành công của Đạm Cà Mau chính là thương vụ thâu tóm Nhà máy Phân bón Hàn - Việt. Đây không chỉ là một bước đi mở rộng quy mô, mà còn là một nước cờ chiến lược giúp công ty tăng cường năng lực phân phối.
Với vị trí địa lý chiến lược nằm ngay tại cảng Hiệp Phước, kho bãi rộng, và hệ thống phân phối sẵn có, Phân bón Hàn - Việt giúp Đạm Cà Mau dễ dàng thâm nhập sâu vào thị trường Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trong khi đó, nhà máy NPK của Đạm Cà Mau chủ yếu phục vụ thị trường Tây Nam Bộ và Campuchia.
Mặc dù mới hoàn tất tương vụ M&A Phân bón Hàn - Việt từ cuối tháng 5/2024, chiến lược này tạo ra kết quả, sớm đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh chung của Đạm Cà Mau.
Kết quả kinh doanh của Đạm Cà Mau trong 9 tháng đầu năm nay.
Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm nay, sản lượng sản xuất phân NPK tăng 37% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 115.040 tấn, trong khi sản lượng tiêu thụ tăng 44,3%, đạt 130.470 tấn.
Đặc biệt, doanh thu từ mảng NPK đã tăng vọt 74%, đóng góp 1.832 tỷ đồng vào tổng doanh thu. Đồng thời, lợi nhuận khác của Đạm Cà Mau tăng mạnh nhờ ghi nhận khoản lãi từ giao dịch mua giá rẻ, đạt hơn 167 tỷ đồng - một phần từ thương vụ thâu tóm 100% vốn của Phân bón Hàn - Việt hồi tháng 5/2024.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 tổ chức hồi tháng 6/2024, ông Văn Tiến Thanh - Tổng Giám đốc Đạm Cà Mau cho biết ngay sau khi mua lại Nhà máy Phân bón Hàn - Việt, Đạm Cà Mau đã tiến hành tái cấu trúc, giúp cho đơn vị này kinh doanh có lợi nhuận chỉ sau 1 tháng tiếp quản.
Đón đầu chính sách, sẵn sàng bứt phá
Với kết quả ấn tượng 9 tháng đầu năm, Đạm Cà Mau đang đứng trước cơ hội lớn để tạo nên một cú chốt hạ ngoạn mục cho năm 2024. Theo cập nhật mới đây từ Chứng khoán Dầu khí (PSI), doanh thu và lợi nhuận ròng cả năm của Đạm Cà Mau có thể đạt lần lượt 12.883 tỷ đồng và 1.606 tỷ đồng, tăng 2,5% và 44,7% so với năm 2023.
Thị trường urê nội địa được dự báo sẽ sôi động hơn vào quý 4 - thời điểm cao điểm của vụ Đông Xuân. Các chuyên gia nông nghiệp nhận định, đây là giai đoạn quyết định cho kết quả canh tác cả năm. Tổng nhu cầu tiêu thụ phân bón tại Đồng bằng Sông Cửu Long trong vụ này dự kiến tăng mạnh, đạt gần 900.000 tấn, trong đó phân đạm chiếm khoảng 350.000 tấn (39%).
Một yếu tố quan trọng khác có thể tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của Đạm Cà Mau là quyết định áp thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với mặt hàng phân bón, dự kiến có hiệu lực từ đầu năm 2025.
Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu DCM của Đạm Cà Mau từ đầu năm 2024 đến nay.
Chứng khoán Dầu khí nhận định: "Việc đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT sẽ tạo dư địa cho doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước giảm giá bán. Điều này không chỉ giúp tăng tính cạnh tranh so với hàng nhập khẩu, mà còn mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp như Đạm Cà Mau."
Với chiến lược kinh doanh thông minh, khả năng thích ứng nhanh với thị trường và những bước đi táo bạo như thương vụ Phân bón Hàn - Việt, Đạm Cà Mau đang chứng minh vị thế dẫn đầu của mình trong ngành phân bón Việt Nam.
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm không chỉ là minh chứng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, mà còn hứa hẹn khả năng bứt phá trong thời gian tới. Với đà tăng trưởng hiện tại và những yếu tố thuận lợi từ thị trường, Đạm Cà Mau đang đứng trước cơ hội lớn để tạo nên một cú hích mạnh mẽ, khẳng định vị thế của mình trên thị trường phân bón trong nước và khu vực.
Khối ngoại lại bất ngờ xả lớn, bán ròng gần 1.000 tỷ
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 960.2 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 747.0 tỷ đồng.
Cuối cùng một lượng tiền lớn cũng đã được kích hoạt đổ vào thị trường khi Vn-Index nhúng sâu dưới 1.241 điểm. Dòng tiền bắt đáy đưa thanh khoản ba sàn lên mức cao 21.600 tỷ đồng, Vn-Index từ giảm 11 điểm đóng cửa chỉ còn rơi hơn 2 điểm giữ được thành trì 1.250 điểm.
Áp lực bán tháo tại nhóm vốn hóa lớn chủ yếu là Ngân hàng sau những thông tin Ngân hàng Nhà nước cho biết khó giảm lãi suất cho vay trong phiên chất vấn tại Quốc hội sáng nay.
VN30 vẫn giảm gần 7 điểm. Độ rộng toàn thị trường do đó vẫn tạm thời nghiêng về phía tiêu cực với 210 mã giảm điểm trên 162 mã tăng. Ngân hàng và Chứng khoán là hai nhóm gây áp lực lên chỉ số. Riêng BID, STB, TCB, VPB, HDB, MBB, TPB thổi bay 5 điểm của Vn-Index. Nhóm chứng khoán có VND, SSI, HCM, MBS, VIX giảm trung bình 1-2%.
Ở chiều ngược lại, hầu hết các nhóm cổ phiếu còn lại tăng rất khá như Bất động sản tăng 0,24%; Nguyên Vật liệu tăng 1,64%; Vận tải tăng 2,44%; Viễn thông tăng 1,76%; Công nghệ thông tin tăng 2,09%.
Đi cùng đó là các cổ phiếu kéo VN-Index lội ngược dòng gồm HPG, FPT, VHM, HVN, GVR, MSN, DGC, BCM. Điểm trừ hôm nay là khối ngoại vẫn bán cực rát xả ròng 943 tỷ đồng chủ yếu bán ở các cổ phiếu MSN, CMG, STB, TCB và HDB, ngược lại nhóm này gom ròng HPG, DGC.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 960.2 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 747.0 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Tài nguyên Cơ bản, Hóa chất. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, DGC, CSV, GMD, TLG, FUESSVFL, HDG, KDH, TCM, DCM.
Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Ngân hàng. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: CMG, STB, TCB, HDB, SSI, MWG, VCB, VHM, VNM.
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 422.0 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 244.7 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 10/18 ngành, chủ yếu là ngành Công nghệ Thông tin. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: CMG, STB, SSI, FPT, MSN, HDB, TCB, MWG, VND, VNM.
Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 8/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Tài nguyên Cơ bản, Bất động sản. Top bán ròng có: VHM, HPG, DGC, CTG, GMD, HDG, BVH, VIP, DXG.
Tự doanh mua ròng 66.1 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 56.7 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 8/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Ngân hàng, Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm CTG, HDG, MBB, REE, VTP, DGC, TPB, SSB, HAH, GEX. Top bán ròng là nhóm Công nghệ Thông tin. Top cổ phiếu được bán ròng gồm FPT, VHM, VPB, HPG, MSN, STB, MWG, E1VFVN30, ACB, VNM.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 469.0 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 445.7 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 9/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Công nghệ Thông tin Top bán ròng có FPT, GVR, PHR, CTR, POW, NTL, KBC, HCM, VTP, VCI. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Bất động sản. Top mua ròng có VHM, VCB, STB, GMD, CMG, CTG, DGC, BVH, VIP, TCB.
Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 2.123,8 tỷ đồng, tăng +8,1% so với phiên cuối tuần trước và đóng góp 9,9% tổng giá trị giao dịch.
Hôm nay có giao dịch thỏa thuận đáng chú ý ở cổ phiếu EIB, với gần 15,3 triệu đơn vị tương đương 290,3 tỷ đồng được sang tay giữa các Tổ chức trong nước. Ngoài ra còn có giao dịch Tổ chức nước ngoài bán thỏa thuận hơn 2,7 triệu đơn vị cổ phiếu MSN (trị giá 209,8 tỷ đồng) cho nhà đầu tư cá nhân.
Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục có giao dịch thỏa thuận đáng chú ý ở nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng (TCB, SSB, TPB, LPB, HDB, SHB) và VJC.
Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Ngân hàng, Thép, Hóa chất, Bán lẻ, Thiết bị điện, Phần mềm, Kho bãi, hậu cần và bảo dưỡng, Vận tải thủy trong khi giảm ở Bất động sản, Chứng khoán, Xây dựng, Nuôi trồng nông & hải sản, Thực phẩm, Thiết bị và dịch vụ dầu khí, Hàng không.
Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa lớn VN30 và nhỏ VNSML, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa vừa VNMID.
Áp lực bán tăng vọt trong nhóm blue-chips, cổ phiếu ngân hàng lao dốc, VN-Index rơi về sát đáy cũ
Thị trường sụt giảm khá mạnh trong phiên sáng nay dưới áp lực giảm giá của nhóm cổ phiếu blue-chips, nhất là cổ phiếu ngân hàng. VN30-Index bốc hơi 0,95% trong khi VN-Index giảm 0,6%. Chỉ số đại diện nhóm VN30 cũng đã thủng đáy ngắn hạn trong khi VN-Index về sát mức đáy tháng 9 vừa qua.
9/10 cổ phiếu khiến VN-Index mất điểm nhiều nhất toàn là ngân hàng. Cổ phiếu còn lại là MWG giảm 2,62%. Dẫn đầu nhóm giảm đang là CTG giảm 2,86%, VPB giảm 2,05%, TCB giảm 1,91%, BID giảm 1,05% và STB giảm 4,23%. Thông tin từ cuộc chất vấn Thống đốc tại Quốc hội đã tác động đến giá của nhóm này khi các vấn đề liên quan đến lãi suất, nợ xấu, biến động giá vàng, tỷ giá được đặt lên bàn nghị sự.
Thanh khoản của nhóm cổ phiếu ngân hàng trên sàn HoSE cũng cho thấy áp lực bán tăng. Tổng giá trị khớp lệnh của các cổ phiếu ngân hàng chiếm tới 27% giao dịch cả sàn, mức cao nhất 5 phiên. Thậm chí mới phiên sáng mà thanh khoản nhóm ngân hàng đã gần tương đương với giao dịch cả phiên thứ Sáu tuần trước, đạt gần 2.334 tỷ đồng.
Trong toàn bộ 27 mã ngân hàng chỉ còn 2 mã xanh là BAB và PGB nhưng 22 mã khác đang đỏ, với 17 mã giảm quá 1% giá trị. Toàn thị trường có 10 cổ phiếu thanh khoản vượt 200 tỷ đồng thì ngân hàng chiếm 4 vị trí và đều là các mã giảm rất mạnh từ 2%-4%. Sức ép của nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng là nguyên nhân chỉ số VN30-Index giảm mạnh hơn tất cả các chỉ số vốn hóa khác, chưa kể độ rộng cũng chỉ có 6 mã tăng/24 mã giảm. Chốt tại mức 1304,81 điểm, VN30-Index đã phá vỡ đáy ngắn hạn tuần trước và đang trên đường tìm về đáy sâu nhất hồi tháng 9 vừa qua ở quanh 1280-1281 điểm. Thanh khoản rổ này tăng gần 88% so với phiên trước, lên cao nhất 22 phiên xác nhận áp lực bán vượt trội.
VN-Index khá hơn, vẫn có sự giằng co nhẹ từ một số cổ phiếu blue-chips tăng. FPT tăng 1,47%, BVH tăng 1%, HPG tăng 0,93% là những cổ phiếu khá nhất. Ngoài ra GVR, SAB, GAS cũng xanh nhưng biên độ quá nhỏ.
Nhóm cổ phiếu nhỏ đang thu hút dòng tiền và có sức đề kháng khá tốt. Chỉ số VNSmallcap vẫn xanh nhẹ 0,1% với 62 mã tăng/90 mã đỏ ở rổ này. Thanh khoản cả rổ đạt 1026,6 tỷ đồng thậm chí tương đương với giao dịch cả ngày hôm thứ Sáu tuần trước. Với độ rộng toàn sàn HoSE là 119 mã tăng/236 mã giảm, rổ Smallcap đang đóng góp phần lớn ở nhóm xanh. Thậm chí sàn HoSE đang có 53 cổ phiếu tăng hơn 1% thì rổ Smallcap cũng đóng góp 35 mã. Một số cổ phiếu tăng giá mạnh với thanh khoản khá cao trong rổ này là HAH tăng 2,95% khớp 138,5 tỷ đồng; VSC tăng 3,24% với 120,7 tỷ; CSV tăng 3,01% với 86,5 tỷ; YEG tăng 4,59% với 27,4 tỷ… Ngoài ra một số mã khác thuộc rổ Midcap hoặc chưa được phân loại như CMG tăng 5,21% với 269,8 tỷ; PVT tăng 1,23% với 78 tỷ; GMD tăng1,08% với 69,9 tỷ; VHC tăng 1,61% với 68,7 tỷ…
Nhóm cổ phiếu giảm sâu và chịu áp lực bán tháo rõ rệt trong phiên sáng nay tập trung vào các mã ngân hàng, chứng khoán và bất động sản. Ngoài các cổ phiếu đã đề cập như STB, CTG, VPB, TPB… có cả SSI, HCM, VND, DXG, DIG, PDR… đều có giao dịch khá lớn. Tính chung VN-Index có tới 91 mã giảm quá 1% với thanh khoản tập trung 39,1% tổng giá trị khớp sàn HoSE.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng tiếp tục duy trì sức ép, sáng nay thậm chí còn bán ròng mức độ kỷ lục 13 tuần với gần 706 tỷ đồng trên sàn HoSE. MSN và CMG xuất hiện các giao dịch thỏa thuận lô lớn, bán ròng tương ứng 227,1 tỷ và 153,3 tỷ đồng. Ngoài ra có STB -62,2 tỷ, SSI -40,3 tỷ, VPB -25,9 tỷ, TCB -21,2 tỷ, GEX -20,8 tỷ. Phía mua còng duy nhất HPG +45,3 tỷ đồng là đáng kể.
VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm trong bối cảnh chỉ báo MACD duy trì tín hiệu bán cho thấy tình hình đang chuyển biến xấu.
Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index
Trong phiên giao dịch sáng ngày 04/11/2024, VN-Index giảm điểm mạnh cùng với khối lượng giao dịch có sự gia tăng đáng kể trong phiên sáng cho thấy tâm lý bi quan của các nhà đầu tư.
Hiện tại, VN-Index cắt xuống đường SMA 200 ngày trong bối cảnh chỉ báo MACD đang không ngừng mở rộng khoảng cách với đường Signal sau khi cho tín hiệu bán trước đó cho thấy triển vọng dài hạn đang dần kém sắc.
Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index
Trong phiên giao dịch ngày 04/11/2024, HNX-Index giảm điểm cùng với khối lượng giao dịch có sự gia tăng nhẹ trong phiên sáng cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá tiêu cực.
Bên cạnh đó, chỉ số đang test lại đáy cũ tháng 8/2024 (tương đương vùng 220-225 điểm) trong bối cảnh chỉ báo MACD tiếp tục duy trì tín hiệu bán trước đó. Nếu yếu tố này được cải thiện thì tình hình sẽ bớt bi quan hơn.
CSV - CTCP Hóa chất Cơ bản Miền Nam
Trong phiên sáng 04/11/2024, CSV giảm giá cùng với khối lượng giao dịch có sự gia tăng đáng kể và người viết dự kiến sẽ vượt mức trung bình 20 ngày khi kết thúc phiên cho thấy tâm lý bi quan của các nhà đầu tư.
Hiện tại, giá cổ phiếu đang test lại đáy cũ tháng 7/2024 (tương đương vùng 33,500-35,500) trong bối cảnh chỉ báo MACD đang dần thu hẹp khoảng cách với đường Signal sau khi cho tín hiệu mua trước đó. Nếu tín hiệu bán xuất hiện trở lại và giá cổ phiếu rơi khỏi vùng hỗ trợ này thì kịch bản điều chỉnh ngắn hạn sẽ xảy ra trong các phiên tới.
Thêm vào đó, giá cổ phiếu liên tục cắt xuống nhóm đường SMA 50 ngày và SMA 100 ngày cho thấy triển vọng trung hạn đang không mấy tích cực.
TCH - CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy
Trong phiên sáng 04/11/2024, TCH giảm giá cùng với khối lượng giao dịch có sự gia tăng đáng kể trong phiên sáng cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá bi quan.
Bên cạnh đó, giá cổ phiếu test lại ngưỡng Fibonacci Projection 50% (tương đương vùng 14,500-15,500). Nếu giá cổ phiếu tiếp tục phá vỡ ngưỡng hỗ trợ này thì kịch bản điều chỉnh ngắn hạn có thể tiếp diễn trong các phiên tới.
Thêm vào đó, giá cổ phiếu tiếp đà giảm và nằm dưới đường SMA 200 ngày trong bối cảnh chỉ báo MACD cho tín hiệu bán trở lại cho thấy triển vọng bi quan trong dài hạn.
Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
Đạm Cà Mau (DCM) hái “quả ngọt” từ thương vụ M&A Phân bón Hàn - Việt
Biên lợi nhuận gộp của Đạm Cà Mau đã được cải thiện mạnh trong 9 tháng đầu năm nay.
Trong bối cảnh mảng phân ure giảm tốc, mảng NPK của Đạm Cà Mau (mã cổ phiếu DCM) đã có sự tăng trưởng mạnh, tạo động lực thúc đẩy kết quả kinh doanh
Luỹ kế 9 tháng đầu năm nay, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, mã cổ phiếu DCM - sàn HoSE) ghi nhận 9.241 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lãi ròng tăng tới 69%, đạt 1.055 tỷ đồng.
Động lực tăng trưởng lãi ròng của Đạm cà Mau đến từ việc biên lợi nhuận gộp được cải thiện mạnh mẽ từ 12,3% lên 18,4% vào cuối quý 3/2024, với giá bán trung bình ước tính khoảng 9.919 đồng/kg, tăng hơn 3% so với cùng kỳ.
Đồng thời, lợi nhuận khác của Đạm cà Mau tăng mạnh nhờ ghi nhận khoản lãi từ giao dịch mua giá rẻ, đạt hơn 167 tỷ đồng - một phần từ thương vụ thâu tóm 100% vốn của Nhà máy Phân bón Hàn - Việt hồi tháng 5/2024.
Mặc dù phân ure là sản phẩm chủ lực nhưng sản lượng sản xuất của Đạm Cà Mau trong 9 tháng đầu năm nay giảm 1%, đạt 701.000 tấn; sản lượng tiêu thụ cũng giảm 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái, còn hơn 581.000 tấn.
Tuy nhiên, mảng phân NPK của công ty đã gia tăng mạnh nhờ thương vụ thâu tóm Nhà máy Phân bón Hàn - Việt, giúp bù đắp sự sụt giảm từ mảng phân ure. Cụ thể, sản lượng sản xuất phân NPK trong 9 tháng đầu năm tăng 37% so với cùng kỳ năm trước, đạt 115.040 tấn, và sản lượng tiêu thụ tăng 44,3%, đạ 130.470 tấn.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 hồi tháng 6/2024, ông Văn Tiến Thanh - Tổng Giám đốc Đạm Cà Mau cho biết ngay sau khi mua lại Nhà máy Phân bón Hàn - Việt, Đạm Cà Mau đã tiến hành tái cấu trúc, giúp đơn vị này bắt đầu kinh doanh có lãi. Kể từ khi đi vào hoạt động từ năm 2017 đến nay, nhà máy liên tục kinh doanh thua lỗ.
Diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu DCM của Đạm Cà Mau từ đầu năm 2024 đến nay.
Việc M&A Nhà máy Phân bón Hàn - Việt (công suất 360.000 tấn NPK/năm), giúp công suất mảng NPK của Đạm Cà Mau đạt 660.000 tấn/năm, cao hơn gấp đôi so với trước đây. Tuy nhiên, điểm nổi bật của thương vụ M&A này không đến từ công suất sản xuất mà là năng lực phân phối.
Với vị trí địa lý chiến lược tại TP.Hồ Chí Minh, kho bãi rộng, và hệ thống phân phối sẵn có, Nhà máy Phân bón Hàn - Việt giúp Đạm Cà Mau dễ dàng thâm nhập sâu vào thị trường Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, khu vực có nhu cầu tiêu thụ phân NPK cao hàng đầu cả nước nhờ diện tích trồng cà phê và cao su lớn. Trong khi đó, nhà máy NPK của Đạm Cà Mau chủ yếu phục vụ thị trường Tây Nam Bộ và Campuchia.
Dựa trên kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm nay, Chứng khoán Mirae Asset Vietnam dự báo doanh thu và lợi nhuận ròng năm nay của Đạm Cà Mau lần lượt đạt 13.991 tỷ đồng và 1.407 tỷ đồng, lần lượt tăng 11,3% và 26,7% so với năm 2023.
Bên cạnh đó, nhiều tổ chức tài chính hiện kỳ vọng hoạt động kinh doanh của Đạm Cà Mau sẽ được hưởng lợi từ quyết định áp thuế giá trị gia tăng (VAT) cho mặt hàng phân bón, dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực kể từ đầu năm 2025.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.