Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Phân bón Bình Điền giảm mạnh lợi nhuận sau quý lãi kỷ lục
Quý 3/2024, CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) chứng kiến doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh - xu hướng chung của nhóm phân đạm vì đã qua cao điểm vụ hè thu. Dù vậy, với 2 quý đầu năm tỏa sáng, kết quả lũy kế tiếp tục vượt xa kế hoạch năm.
Kết quả kinh doanh của BFC trong quý 3/2024
Nguồn: VietstockFinance
Cụ thể, BFC đạt hơn 2 ngàn tỷ đồng doanh thu thuần trong quý 3, giảm 25% so với cùng kỳ. Dù giá vốn giảm 27% nhưng vẫn neo cao, khiến lãi gộp đi lùi 15% còn 289 tỷ đồng.
Bên cạnh lãi gộp đi xuống, các khoản chi phí cũng neo cao. Chi phí tài chính giảm 30% nhưng vẫn ở mức trên 124 tỷ đồng, còn chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 15% lên 67 tỷ đồng. Sau cùng, BFC lãi ròng chỉ 53 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ 35%.
Thực tế, các doanh nghiệp phân bón thường có kết quả không tốt tại quý 3 vì qua cao điểm vụ hè thu, ngoài ra còn các biến động về giá nguyên liệu cũng như cạnh tranh trên thị trường. Dù vậy, kết quả tốt tại 2 quý trước - đặc biệt là khoản lợi nhuận kỷ lục trong quý 2 - vẫn giúp BFC có kết quả lũy kế tươi sáng. Sau 9 tháng, BFC tăng doanh thu 8%, đạt gần 6.9 ngàn tỷ đồng; lãi ròng 285 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ. So với kế hoạch được ĐHĐCĐ 2024 thông qua, Doanh nghiệp gần hoàn thành chỉ tiêu doanh thu (96.5%) và vượt tới 94% mục tiêu lợi nhuận năm.
Nguồn: VietstockFinance
Tại cuối quý 3, tổng tài sản của BFC đạt gần 3.7 ngàn tỷ đồng, hơn đầu năm 6%; trong đó có gần 3 ngàn tỷ là tài sản ngắn hạn, tăng 9%. Lượng tiền nắm giữ giảm 41%, còn gần 367 tỷ đồng.
Phải thu ngắn hạn từ khách hàng tăng mạnh lên 987 tỷ đồng, hơn đầu năm 71%. Tồn kho tăng nhẹ lên 1.6 ngàn tỷ đồng.
Bên nguồn vốn, nợ ngắn hạn chiếm hầu hết nợ phải trả, tăng nhẹ so với đầu năm lên gần 2.2 ngàn tỷ đồng. Hệ số thanh toán hiện hành hơn 1 lần, nhưng thanh toán nhanh chỉ 0.63 lần, cho thấy Doanh nghiệp có khả năng đáp ứng tốt nghĩa vụ trả nợ nhưng có rủi ro nếu phải thanh toán toàn bộ nợ tới hạn.
Nợ vay ngắn hạn giảm 26%, còn hơn 1.1 ngàn tỷ đồng, đều là nợ vay ngân hàng.
Dù lực bán có phần gia tăng trong phiên chiều nhưng thị trường vẫn bảo toàn được đà tăng. Không có bất ngờ đảo chiều, VN-Index giữ được mức tăng hơn 7 điểm, lên 1,261.78 điểm. HNX-Index tăng gần 1 điểm, ở mức 225.56 điểm.
Lực tăng ở nhóm tài chính và bất động sản suy yếu đáng kể với đầu phiên. Sắc đỏ đan xen ở 2 nhóm dẫn đầu thị trường. Các mã giảm ở nhóm tài chính tung đòn khá nhẹ tay và chỉ giảm dưới 1%. Trong khi đó, một số cổ phiếu bất động sản ghi nhận mức giảm mạnh. DXG giảm gần 3%, HDC giảm 3.5%, PDR giảm 2%...
Điểm đáng chú ý là nhiều cổ phiếu bật tăng trần về cuối phiên hôm nay. Ở nhóm nguyên vật liệu CSV, HGM là hai mã nổi bật. HPX của nhóm bất động sản, HVN của nhóm hàng không, YEG của nhóm truyền thông giải trí đồng loạt bật tăng trần.
GMD tăng 4% phiên hôm nay. Công ty vừa công bố kết quả 9 tháng đầu năm với lãi ròng gần 1,225 tỷ đồng.
Đà tăng của HVN giúp mã này trở thành đầu tàu kéo VN-Index lên mạnh nhất. Bên cạnh HVN, nhiều mã vốn hóa lớn như HPG, GVR, BCM, MWG cũng có đóng góp lớn.
Top 10 mã tác động mạnh nhất tới VN-Index phiên 29/10/2024
Thanh khoản duy trì ở mức 20 ngàn tỷ đồng trong phiên hôm nay. DXG, VIB, VHM, HPG là những mã được giao dịch nhiều nhất trên sàn HOSE. Còn ở HNX, SHS, CEO, TIG hút tiền.
Khối ngoại mua ròng phiên hôm nay, giá trị mua ròng 266 tỷ đồng. Với phiên mua ròng hôm nay, khối này đã cắt chuỗi 12 phiên liền. VPB, GMD là hai mã có giá trị mua ròng nổi bật so với các khác, lần lượt đạt 275 tỷ đồng và 171 tỷ đồng.
Top 10 mã khối ngoại mua ròng mạnh nhất phiên 29/10/2024
Phiên sáng: Phe bán có dấu hiệu phản công
Cuối phiên sáng, VN-Index tạm ngừng ở mức 1,260 điểm, HXN-Index dừng ở 225 điểm. Cả hai chỉ số chính đều đang duy trì sắc xanh.
Thanh khoản thị trường nhỉnh nhẹ so với phiên hôm trước, giá trị giao dịch toàn thị trường đạt hơn 6.2 ngàn tỷ đồng.
Tuy các chỉ số đang thể hiện tình hình tích cực, lực bán lại đang có dấu hiệu nhen nhóm. Ở nhóm bất động sản, DXG, DIG, PDR, HDC đã quay đàu giảm điểm. Trong khi đó, nhóm chứng khoán có một số cổ phiếu rơi về giằng co ở tham chiếu như SSI, HCM…
Ở nhóm tiêu dùng thiết yếu, MSN, VNM, BAF đang giảm nhẹ.
Nhìn chung phe mua vẫn đang nắm ưu thế với số mã tăng hơn 400 mã đối chọi với 260 mã giảm. Số mã giảm đã tăng lên so với đầu phiên.
Nhóm viễn thông và công nghệ thông tin duy trì sắc xanh tích cực. Không có cổ phiếu giảm ở nhóm này. VGI tăng gần 6%, CTR tăng 2%, CMG tăng hơn 2% là những mã nổi bật của nhóm.
10h50: Sắc xanh được duy trì
Đà tăng tiếp tục được duy trì trong nửa đầu phiên sáng. VN-Index tăng hơn 7 điểm lên mức 1,261.98. Nhóm ngân hàng đang là đầu tàu chính.
Top cổ phiếu kéo mạnh VN-Index hầu hết là các mã ngân hàng. Trong đó, BID, VCB, HDB, VPB, TCB, MBB… kéo chỉ số tăng hơn 3 điểm. Các mã vốn hóa lớn khác như GVR, VHM, GAS cũng có đóng góp đôi chút.
Ở nhóm ngân hàng, HDB tăng nổi bật hơn 2.6%. STB tăng hơn 1%. Sắc xanh vẫn đang là tông màu chủ đạo của phiên sáng hôm nay. Cùng hưởng ứng, nhóm chứng khoán cũng đang mang sắc xanh tích cực.
Nhóm bất động sản vẫn đang nghiêng nhiều về phe tăng. Tuy vậy, DXG và PDR có dấu hiệu giằng co, tạm thời giao dịch ở dưới tham chiếu.
Cổ phiếu viễn thông đang mang màu sắc tích cực. VGI tăng trên 6.5%, CTR tăng trên 2.5%. Các mã VTK, ELC cũng tăng tốt.
DXG đang được giao dịch nhiều nhất phiên trong nửa đầu phiên sáng. Bên bán có vẻ đang áp đảo khiến chỉ số giảm nhẹ.
Mở cửa: Lực mua áp đảo đầu phiên
Điểm số thị trường diễn biến tích cực trong nhưng phút mở cửa nhờ lực mua mạnh đầu phiên. VN-Index ghi nhận mức tăng hơn 4 điểm. Các nhóm ngành bất động sản, tài chính, nguyên vật liệu đang là những mã tích cực hàng đầu.
Ở nhóm bất động sản, HPX bật tăng trần. Bên cạnh đó, nhiều mã khác cũng đang có mức tăng tốt, TCH tăng 3.5%, DXG tăng gần 1.2%, SZC tăng gần 2%, NVL tăng gần 2%...
Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán đang mang sắc xanh nhẹ. Hầu hết đều tăng vào khoảng 0.5 - 1%.
Ở nhóm nguyên vật liệu, DDV, GVR, CSV, BFC… đang ghi nhận các mức tăng từ 1.5 - 3.5%.
Yến Chi
FILI
BFC: thời điểm đã đến?
Khuyến nghị mua giá hiện tại 44.6 target 10% về đỉnh cũ 49 trong ngắn hạn.BFC đang di chuyển tích lũy rất chặt chẽ mô hình tam giác và có dấu hiệu siết vol ở cuối mô hình.
Đáng lẽ phiên 16/09 sẽ là 1 phiên bùng nổ vượt mô hình để bước vào chu kỳ tăng, trong buổi sáng cổ phiếu tăng mạnh kèm vol lớn. Tuy nhiên do áp lực thị trường xấu khiến cổ phiếu bị giảm lại vào cuối phiên.
Điều này sẽ là cơ hội cho những ai chưa kịp lên tàu BFC
NĐT có thể tham khảo mua vào trước khi cổ phiếu 'cất cánh'.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12.45 điểm (-0.99%), về mức 1,239.26 điểm; HNX-Index giảm 1.58 điểm (-0.68%), lên mức 230.84 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 466 mã giảm và 238 mã tăng. Sắc đỏ có phần áp đảo trong rổ VN30-Index với 25 mã giảm, 1 mã tăng và 4 mã tham chiếu.
Thanh khoản thị trường tăng so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 453 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 10.5 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 39.5 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 710 tỷ đồng.
Sắc đỏ tiếp tục chiếm ưu thế trong phiên chiều mặc cho lực cầu có xuất hiện nhưng vẫn không thể chống đỡ được áp lực bán mạnh khiến VN-Index lao dốc và đóng cửa cùng với tâm lý khá bi quan của nhà đầu tư. Về mức độ ảnh hưởng, VCB, VHM, GAS và VIC là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 4.2 điểm của chỉ số. Ở chiều ngược lại, NAB, GVR, KDH và BMP là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất nhưng mức tác động không đáng kể.
Top 10 cổ phiếu tác động mạnh tới VN-Index phiên 16/09/2024 (tính theo điểm)
Tương tự, HNX-Index cũng có diễn biến không mấy lạc quan, trong đó chỉ số bị tác động tiêu cực từ các mã KSV (-3.78%), MBS (-2.56%), IDC (-1.03%), PVS (-0.99%)…
Nguồn: VietstockFinance
Ngành viễn thông có mức giảm mạnh nhất thị trường với -2.45% chủ yếu đến từ mã VGI (-2.09%), VNZ (-14.99%), CTR (-0.8%) và ELC (-0.83%). Theo sau là ngành bất động sản và ngành công nghệ thông tin với mức giảm lần lượt là 1.48% và 1.42%.
Về giao dịch của khối ngoại, khối này quay lại mua ròng hơn 140 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã TCB (69.94 tỷ), NAB (53.87 tỷ), FPT (53.23 tỷ) và VNM (44.08 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 31 tỷ đồng, tập trung vào mã PVS (30.6 tỷ), TNG (10.29 tỷ), TIG (2.35 tỷ) và TVC (1.09 tỷ).
Diễn biến mua - bán ròng của khối ngoại
Phiên sáng: Áp lực bán tăng cao, VN-Index quay đầu giảm điểm
Thị trường ghi nhận khá tích cực vào đầu phiên với hơn 3 điểm tăng. Tuy nhiên ngay sau đó áp lực bán đã xuất hiện đồng thời gia tăng làm cho thị trường gặp khá nhiều khó khăn. Kết phiên sáng, VN-Index quay lại mức giảm 4.62 điểm, tạm dừng ở mức 1,214.09 điểm; HNX-Index giảm 0.96 điểm, về mức 231.46 điểm.
Kết thúc phiên sáng, thanh khoản thị trường ghi nhận khá èo uột khi khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index chỉ đạt hơn 204 triệu đơn vị, tương đương giá trị 4.7 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch vỏn vẹn đạt hơn 18 triệu đơn vị với giá trị 286 tỷ đồng.
Về mức độ ảnh hưởng, VHM, CTG và GAS đang tạo nhiều áp lực tiêu cực nhất, lấy đi hơn 1.6 điểm của VN-Index. Ở phía ngược lại, nhóm cổ phiếu ngân hàng bao gồm TCB, SSB và NAB chính là động lực nâng đỡ chỉ số với đóng góp hơn 1 điểm tăng.
Các nhóm ngành đang ghi nhận diễn biến phân hóa. Ở phía tăng điểm, điểm nhấn tích cực nhất thị trường hiện tại là nhóm nguyên vật liệu. Trong đó, nhóm hóa chất vẫn duy trì mức tăng đến cuối phiên sáng với 0.21%. Các cổ phiếu tăng trên 1% bao gồm BMP (+2.59%), APH (+3.69%), DPM (+1.27%), AAA (+1.13%). Tuy nhiên tỷ trọng vốn hóa của nhóm này không cao nên chưa thể khiến lực cầu lan tỏa nhiều.
Ngược lại, nhóm viễn thông đang tạm thời xếp cuối bảng với mức giảm 1.25%, chịu áp lực chủ yếu từ cổ phiếu như VNZ giảm hơn 7%, STC giảm hơn 5% và EBS giảm sàn gần 10%. Các mã cổ phiếu như FOX, FOC, TTN ghi nhận mức giảm trên 1%. Còn lại phần lớn các cổ phiếu còn lại chỉ biến động nhẹ quanh mức tham chiếu.
10h35: Nghiêng về phía tăng
Tâm lý thận trọng của nhà đầu tư vẫn hiện hữu dẫn đến các chỉ số chính vẫn chưa thể bứt phá và tiếp tục giằng co với lợi thế đang nghiên về bên mua. VN-Index tăng nhẹ 1.46 điểm, giao dịch quanh mức 1,253 điểm. HNX-Index tăng 0.2 điểm, giao dịch quanh mức 232 điểm.
Phần lớn các mã cổ phiếu trong rổ VN30 đều bật tăng. Trong đó nổi bật như TCB, MBB, SSB và HPG với mức đóng góp lần lượt là 1.39 điểm, 0.59 điểm, 0.38 điểm và 0.35 điểm vào chỉ số VN30. Ở chiều ngược lại, FPT, MWG, VHM và HDB là những cổ phiếu vẫn đang chịu áp lực bán khi lấy đi gần 2 điểm từ chỉ số.
Nguồn: VietstockFinance
Nhóm cổ phiếu ngành nguyên vật liệu với sắc xanh tích cực ngay từ đầu phiên. Trong đó, nhóm phân bón với 3 ông lớn là DPM tăng 2.25%, DCM tăng 1.18% và BFC tăng 2.11%... Ngoài ra, còn có các đại diện của nhóm hóa chất như DGC tăng 0.7% và nhóm thép có HPG tăng 0.4% và NKG tăng 0.48%.
Dưới góc nhìn kỹ thuật, DPM tiếp tục trạng thái đi ngang trong dài hạn và trong phiên sáng 16/09/2024, giá cổ phiếu này đã bật tăng mạnh đồng thời hình thành mẫu hình nến Rising Window cùng khối lượng có sự gia tăng và dự kiến sẽ vượt mức trung bình 20 ngày thể hiện tâm lý khá lạc quan của nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, giá DPM đang test đường cổ (Neckline) của mẫu hình Inverse Head and Shoulders. Nếu kịch bản phục hồi được duy trì trong thời gian tới thì mục tiêu giá (price target) sẽ là vùng 41,500-42,500. Ngoài ra, chỉ báo MACD đã cho tín hiệu mua trở lại sau khi đường Signal cắt lên đường MAD thể hiện triển vọng tích cực đang hiện hữu.
Nguồn: https://stockchart.vietstock.vn/
Theo sau đó là nhóm ngành tài chính cũng góp phần vào đà tăng chung của thị trường mặc dù diễn biến vẫn còn phân hóa. Cụ thể, ở chiều phục hồi có SSI tăng 0.62%, TCB tăng 1.35%, MBB tăng 0.84%, NAB tăng 3.94%... Riêng SHB, TPB, VPB và VND lại có trạng thái đứng giá cùng một số mã vẫn chịu áp lực bán như HDB giảm 0.57%, MSB giảm 0.44%, CTG giảm 0.29%...
Trong khi đó, nhóm ngành viễn thống đang có diễn biến trái chiều với áp lực bán chủ yếu tập trung ở VGI giảm 0.64%, VNZ giảm 7.16%, LBE giảm 9.09%, FOX giảm 0.89%...
So với đầu phiên, bên mua vẫn có phần chiếm ưu thế hơn. Số mã tăng là 359 mã và số mã giảm là 212 mã.
Mở cửa: Tâm lý phân vân vẫn còn
Đầu phiên 16/09, tính tới 9h30, VN-Index dao động quanh mức tham chiếu, đạt mức 1,250 điểm với 10 mã tăng trần, 225 mã tăng giá, 1,219 mã đứng giá, 145 mã giảm giá và 7 mã giảm sàn.
Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ ngày 15/09, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu sau bão ảnh hưởng tới 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa. Các địa phương này chiếm trên 41% GDP và 40% dân số cả nước.
Ngoài thiệt hại về người, theo Bộ này, bão Yagi gây thiệt hại khoảng 40,000 tỷ đồng tài sản của người dân, Nhà nước. Cũng theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, khoảng 257,000 căn nhà, 1,300 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hư hại; 305 sự cố đê điều, chủ yếu là các tuyến đê lớn.
Tính tới 9h30, dẫn đầu là nhóm nguyên vật liệu khi tăng điểm tích cực ngay từ đầu phiên. Tiêu biểu là các mã cổ phiếu như DPM tăng 1.55%, DCM tăng 1.18%, HPG tăng 1%, NKG tăng 0.95%, HSG tăng 0.75%, CSV tăng 0.13%,…
Tiếp đến là nhóm cổ phiếu công nghiệp với hầu hết các mã cổ phiếu nhóm này đều ghi nhận sự tích cực. Cụ thể, PC1 tăng 0.87%, VCG tăng 1.1%, BCG tăng 0.94%, DGT tăng 3.03%, NHH tăng 1.41%,…
Lý Hỏa
FILI
Thị trường duy trì sắc xanh trong toàn bộ phiên giao dịch 12/09, tuy nhiên mức tăng có sụt giảm đôi chút về cuối phiên chiều. Nhiều cổ phiếu trụ tăng điểm và thanh khoản toàn thị trường khá thấp cho thấy lực cầu chưa thật sự quay trở lại mạnh mẽ.
Khép lại phiên giao dịch 12/09, VN-Index chốt ở 1,256.35 điểm, tương ứng tăng 3.08 điểm. Trong phiên, đã có lúc mức tăng được đẩy lên hơn 7 điểm. Sắc xanh cũng hiện diện trên HNX và UPCoM, với mức tăng lần lượt 0.45 điểm lên 231.90 và tăng 0.4 điểm lên 92.73.
Nguồn: VietstockFinance
Độ rộng thị trường nghiêng về phe mua với 428 mã tăng, bao gồm 23 mã tăng trần, trong khi chỉ có 281 mã giảm, bao gồm 24 mã giảm sàn.
Điểm đáng chú ý là việc top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tích cực đến VN-Index đã mang về gần 4.4 điểm, cao hơn cả điểm tăng của chỉ số hôm hay. Dẫn đầu mức đóng góp là VCB với 1.5 điểm, tiếp đến là FPT 0.6 điểm, VPB 0.5 điểm,…
Top cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index
Hòa vào sắc xanh lan tỏa trên thị trường, có 14 ngành tăng điểm, áp đảo so với 9 ngành giảm điểm, riêng ngành bán lẻ thực phẩm và nhu yếu phẩm đi ngang.
Trong danh sách tăng điểm, truyền thông và giải trí dẫn đầu với mức tăng đến 10.76%, đóng góp chủ đạo bởi VNZ tăng trần 15% và CAB tăng 6.8%. Xếp sau là 3 ngành tăng trên 1%, gồm viễn thông, phần mềm, đồ gia dụng và cá nhân.
Tại danh sách giảm điểm, hầu hết các mức giảm không quá mạnh, chỉ có 2 ngành giảm trên 1% là chăm sóc sức khỏe và bán dẫn.
Thanh khoản toàn thị trường khá thấp cho thấy lực cầu chưa thật sự quay trở lại mạnh mẽ, tổng giá trị giao dịch trên 3 sàn hôm hay chưa đến 12 ngàn tỷ đồng. Trong đó, quy mô giao dịch khối ngoại cũng sụt giảm với gần 821 tỷ đồng mua vào và gần 1,107 tỷ đồng bán ra, chung cuộc bán ròng hơn 286 tỷ đồng.
Lực bán ròng xuất hiện trên nhiều cổ phiếu và tập trung vào MWG hơn 49 tỷ đồng, VPB và VCI hơn 47 tỷ đồng. Ngược lại, phe mua dành sự tập trung vào FPT hơn 58 tỷ đồng.
Giá trị giao dịch ròng của NĐTNN theo mã ngày 12/09/2024
14h: Sắc xanh lan tỏa, cổ phiếu trụ tạo điểm nhấn
VN-Index tiếp tục giữ vững sắc xanh trong đầu phiên chiều với sự lan tỏa hiện diện trên nhiều nhóm ngành, điểm nhấn đến từ các cổ phiếu trụ với mức đóng góp lớn vào điểm tăng chung.
Tính đến thời điểm 14h, VN-Index vẫn giữ mức tăng nhẹ trên 5 điểm để giữ mốc trên 1,258. Biến động tương tự cũng diễn ra trên HNX và UPCoM. Thanh khoản vẫn khá thấp cho thấy lực cầu “bắt đáy” sau khi thị trường đã giảm điểm khá nhiều trong thời gian qua là chưa lớn.
Dễ thấy sắc xanh lan tỏa đến nhiều nhóm ngành và cổ phiếu, với 415 mã tăng trong khi chỉ có 280 giảm, còn lại 909 mã đứng giá. Tuy nhiên, trong 5 điểm tăng của VN-Index có sự hỗ trợ rất lớn với gần 5 điểm đến từ top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tích cực.
Dẫn đầu danh sách là VCB mang về đến hơn 1.9 điểm tăng, xếp sau là GVR gần 0.7 điểm, FPT hơn 0.5 điểm và BID, TCB, VHM cùng mang về hơn 0.3 điểm.
Nguồn: VietstockFinance
Phiên sáng: Hồi phục nhẹ nhưng thanh khoản tụt áp
VN-Index duy trì sắc xanh trong cả phiên sáng và kết thúc với việc tăng 4.83 điểm lên 1,258.10 điểm, kịch bản tương tự trên HNX và UPCoM với việc lần lượt tăng 0.74 điểm lên 232.2 và tăng 0.23 điểm lên mốc 92.55. Tuy nhiên thanh khoản lại suy yếu hơn so với phiên hôm qua và trung bình 5 phiên gần nhất.
Nhiều cổ phiếu trụ đóng góp tích cực vào mức tăng của VN-Index, dẫn đầu bởi VCB gần 1.1 điểm, GVR gần 0.7 điểm, FPT gần 0.4 điểm,… tổng cộng top 10 cổ phiếu dẫn đầu mang về đến 3.4 điểm tăng.
Xét theo nhóm ngành, các cổ phiếu truyền thông giải trí vẫn duy trì vị trí tăng mạnh nhất 10.61%, động lực từ VNZ tăng trần 15%. Thị trường cũng ghi nhận 2 ngành khác tăng trên 1% là viễn thông và vận tải. Ở chiều giảm, nhóm bán dẫn giảm mạnh nhất 5.13% trước sức ép từ VBH giảm sàn.
Thanh khoản toàn thị trường chỉ khoảng 5.7 ngàn tỷ đồng, thấp hơn so với hôm qua và trung bình 5 phiên gần nhất.
Thanh khoản thị trường sụt giảm trong phiên sáng 12/09Nguồn: VietstockFinance
Khối ngoại bán ròng gần 214 tỷ đồng, tập trung vào VPB hơn 38 tỷ đồng, VCI gần 33 tỷ đồng, MWG hơn 24 tỷ đồng, HPG hơn 23 tỷ đồng, cùng nhiều cổ phiếu xếp sau với mức bán ròng giảm dần đều. Ở chiều mua, DCM, FPT, CTG, VHM nhận được sự quan tâm nhưng không đủ sức cân bằng với lực bán.
10h40: Liên tục giằng co để giữ vững sắc xanh
Khởi đầu phiên sáng suôn sẻ, thị trường bước vào giai đoạn giằng co liên tục nhưng nhìn chung vẫn giữ được sắc xanh. Tính đến 10h30, VN-Index tăng 5.59 điểm lên mốc 1,258.86, HNX tăng 1.16 điểm lên mốc 232.61 và UPCoM tăng 0.34 điểm lên mốc 92.66.
Độ rộng thị trường bao gồm 387 mã tăng giá, trong đó 12 mã tăng trần, trong khi chỉ có 175 mã giảm giá, gồm 11 mã giảm sàn, còn lại 1,043 mã đứng giá.
Nguồn: VietstockFinance
Thanh khoản 3 sàn ở mức 3,774 tỷ đồng, giảm nhẹ so với phiên hôm qua. Các cổ phiếu thuộc những nhóm ngành có tỷ trọng lớn trên thị trường như tài chính, bất động sản đa phần ghi nhận diễn biến tích cực. Các cổ phiếu tài chính tăng điểm tốt như TPB tăng 1.68%, VPB tăng 1.64, VCI tăng 1.78%,… và cổ phiếu bất động sản đa phần tăng nhẹ.
Ngoài ra, nhóm nguyên vật liệu cũng hút dòng tiền với NTP tăng 5.64%, CSV tăng 3.26%, BFC tăng 3.87%, DCM tăng 2.95%, GVR tăng 2.35%, DPM tăng 1.86%,…
Trong các cổ phiếu kể trên, GVR cũng đang dẫn đầu về mức đóng góp điểm số cho VN-Index, với gần 0.8 điểm. Xếp sau là VPB gần 0.5 điểm, BID gần 0.4 điểm.
Nguồn: VietstockFinance
Khối ngoại đang tạm bán ròng gần 97 tỷ đồng, lực bán phân bổ giảm dần đều tại VPB gần 25 tỷ đồng, NVL hơn 18 tỷ đồng, MWG gần 16 tỷ đồng, VCI gần 15 tỷ đồng, HDB gần 13 tỷ đồng,… Chiều ngược lại, khối ngoại dành phần lớn sự tập trung vào việc mua ròng DCM gần 22 tỷ đồng, CTG hơn 16 tỷ đồng, TPB gần 14 tỷ đồng.
Mở cửa: Hồi nhẹ, VNZ tiếp tục tăng trần
Sau chuỗi giảm điểm mạnh, VN-Index khởi đầu phiên giao dịch 12/09 hồi 5.09 điểm lên mốc 1,258.36 điểm, đồng thời sắc xanh cũng hiện diện trên HNX và UPCoM, lần lượt tăng 1.05 điểm lên mốc 232.5 và tăng 0.12 điểm lên mốc 92.44.
Trước đó, chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trong một phiên giao dịch đầy biến động, khi nhà đầu tư cân nhắc dữ liệu lạm phát mới nhất của Mỹ có ý nghĩa gì đối với chính sách của Fed. Nhóm cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà phục hồi từ mức đáy trong phiên.
Trên thị trường Việt Nam, đầu phiên sáng ghi nhận hầu hết các nhóm ngành trong trạng thái tăng điểm, mạnh mẽ nhất là truyền thông giải trí tăng 10.54%, trong đó VNZ tiếp tục bật tăng trần 15%. Xếp sau là các ngành bán lẻ thực phẩm và nhu yếu phẩm; viễn thông đều tăng trên 1%.
Nguồn: VietstockFinance
Chỉ có 2 ngành giảm điểm là đồ gia dụng và cá nhân; dịch vụ chuyên biệt và thương mại nhưng đều giảm rất nhẹ, gần như bằng tham chiếu.
Huy Khải
FILI
Quý 2/2024, phần lớn các doanh nghiệp nhóm phân bón - hóa chất đều kinh doanh thuận lợi. Nhiều cái tên thậm chí lãi gấp nhiều lần so với cùng kỳ.
Thống kê từ VietstockFinance, trong số 20 doanh nghiệp ngành phân bón - hóa chất công bố BCTC quý 2, có 12 doanh nghiệp đạt lợi nhuận tăng trưởng, 5 cái tên đi lùi, và chỉ 3 trường hợp thua lỗ.
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp phân bón - hóa chất trong quý 2/2024
Các ông lớn phân bón lãi đậm
Xét nhóm 4 ông lớn đầu ngành, hầu hết đều có quý kinh doanh tốt. Phân bón Cà Mau (hay Đạm Cà Mau, HOSE: DCM) tăng doanh thu tới 17%, lên gần 3.9 ngàn tỷ đồng và lãi thuần từ hoạt động kinh doanh là 422 tỷ đồng, tăng 32%.
Đặc biệt, việc có thêm khoản lợi nhuận khác 176 tỷ đồng - chủ yếu là thặng dư lợi nhuận từ thương vụ “mua rẻ” Nhà máy phân bón Hàn Việt (KVF) trong tháng 5/2024 - như chắp thêm cánh cho Đạm Cà Mau. Nhờ vậy, ông lớn phân đạm lãi ròng 569 tỷ đồng, gấp gần 2 lần cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh của Phân bón Cà Mau
Tương tự, ông lớn Đạm Phú Mỹ (HOSE: DPM) lãi ròng 239 tỷ đồng trong quý 2, gấp 2.3 lần. Động lực tăng trưởng nằm ở sự phục hồi của giá phân bón, giúp biên lãi gộp tăng từ 10.5% lên 13.8%. Ngoài ra, Đạm Phú Mỹ đã kiểm soát tốt chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, lần lượt giảm 5% và 7% xuống mức gần 220 tỷ đồng và 120 tỷ đồng.
Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) - một thành viên của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) - thậm chí lãi kỷ lục với 232 tỷ đồng lợi nhuận ròng, gấp 7.5 lần cùng kỳ. Mức lợi nhuận này còn cao hơn cả giai đoạn 2021-2022, thời điểm ngành phân bón - hóa chất hưởng lợi từ cơn sốt hàng hóa toàn cầu.
Phân bón Bình Điền có quý lãi kỷ lục, cao hơn cả thời điểm hưởng lợi từ cơn sốt hàng hóa toàn cầu
Riêng ông lớn Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC) lại có… lối đi riêng với lợi nhuận ròng giảm nhẹ, đạt 842 tỷ đồng. Dù vậy, DGC vẫn có quý kinh doanh ổn khi cải thiện mạnh biên lãi gộp từ 11% lên gần 17%. Ngoài ra, đây cũng là lợi nhuận cao nhất toàn ngành và hầu như chỉ thua thời điểm đạt đỉnh lợi nhuận vào giai đoạn 2021-2022.
Kết quả lũy kế bán niên của nhóm ông lớn không có nhiều thay đổi. DCM, DPM và BFC đều tăng mạnh lợi nhuận, lần lượt đạt 915 tỷ đồng (+69%), 495 tỷ đồng (37%) và 232 tỷ đồng (gấp 7.5 lần cùng kỳ). Riêng DGC đi lùi 7%, lãi ròng hơn 1.5 ngàn tỷ đồng.
Đa phần rực rỡ
Không chỉ nhóm ông lớn, kết quả quý 2 của đa số các doanh nghiệp ngành phân bón - hóa chất có thể gói gọn trong 2 chữ “thăng hoa”.
Nổi bật là nhóm doanh nghiệp thuộc Vinachem. Như LAS, dù chứng kiến doanh thu giảm sâu 30%, chỉ đạt 605 tỷ đồng, nhưng lãi ròng tới 67 tỷ đồng, gấp 2 lần cùng kỳ, cũng là mức cao nhất trong 8 năm qua.
Tình hình kinh doanh của LAS từ 2022 tới nay
LAS cho biết, mức tiêu thụ sản phẩm trong quý 2 sụt giảm do thị trường phân bón trong nước và thế giới có nhiều biến động. Tuy nhiên, nhờ dự đoán được tình hình giá nguyên liệu và thu mua được những lô hợp lý đối với các mặt hàng như lưu huỳnh, kali… nên tỷ trọng giá vốn trên doanh thu giảm sâu, giúp lợi nhuận gộp tăng mạnh. Bên cạnh đó, Công ty đã đấu giá thanh lý thành công dây chuyền sản xuất axit, mang về thêm khoản lợi nhuận khác 6.5 tỷ đồng. Nhờ vậy, kết quả quý 2 có sự tăng trưởng vượt bậc.
Trong khi đó, CSV hưởng lợi khi sản lượng tiêu thụ các sản phẩm chính (NaOH, HCl, Clo lỏng, H2SO4) tăng mạnh, dù giá bán giảm. Nhờ vậy, doanh thu của CSV tăng 34%, đạt 481 tỷ đồng. Doanh nghiệp kết thúc quý 2 bằng 69 tỷ đồng lãi ròng, tăng 38% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, đơn vị kinh doanh DAP của Vinachem là DDV có quý tăng ấn tượng với 64 tỷ đồng lãi sau thuế, gấp 72 lần cùng kỳ, cũng là quý đạt lợi nhuận cao thứ 5 kể từ khi cổ phiếu lên sàn UPCoM năm 2015. Doanh nghiệp giải thích, giá bán và sản lượng DAP tiêu thụ trong kỳ đều cao hơn cùng kỳ, trong khi giá nguyên liệu lại đi xuống. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp phát sinh một số khoản doanh thu từ bán axit, NH3, đóng góp thêm vào khoản lợi nhuận quý 2.
So với cùng kỳ quá thấp, DDV bước vào đà phục hồi mạnh từ quý 4/2023
Một cái tên khác của Vinachem là Phân lân Ninh Bình (HNX: NFC) cũng lập kỷ lục lợi nhuận trong quý 2, đạt hơn 16 tỷ đồng, tăng 11%, do doanh thu bán hàng tăng tốt.
Tuy vậy, nhóm Vinachem vẫn có những cái tên đi ngược xu hướng. Hóa chất Việt Trì (HNX: HVT) đi lùi nhẹ với lãi ròng 17 tỷ đồng. Đạm Hà Bắc (UPCoM: DHB) trở về những ngày ảm đạm với khoản lỗ hơn 137 tỷ đồng sau 2 quý liên tiếp có lời nhờ được tái cơ cấu khoản nợ khổng lồ.
Thực chất, khoản lỗ này có thể xem là xui rủi cho DHB, vì nguyên nhân gây lỗ là do… trời. Theo giải trình, diễn biến thời tiết thất thường trong 6 tháng đầu năm, đặc biệt là sét đánh nhiều lần làm đứt đường dây truyền tải điện của Công ty, khiến các dây chuyền sản xuất phải dừng lại bất thường, ảnh hưởng lớn đến thiết bị. Khắc phục được điện lưới, Doanh nghiệp phát hiện một số thiết bị có hiện tượng rò điện nên phải ngừng máy dài ngày, kết hợp đại tu lớn. Vì vậy, thời gian chạy máy giảm 45 ngày so với kế hoạch, không có sản phẩm tạo ra.
Nhìn chung, kết quả quý 2 cũng gây tác động khá lớn đến bức tranh kinh bán niên. Các doanh nghiệp thăng hoa trong quý 2 đều tăng trưởng trong 6 tháng, như BFC lãi 232 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ; LAS lãi 120 tỷ đồng, tăng 83%; hay DDV lãi 90 tỷ đồng, gấp 90 lần. Ngược lại, khoản lợi nhuận âm tại quý 2 khiến DHB lỗ 99 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 380 tỷ đồng).
Kết quả 6 tháng của các doanh nghiệp phân bón - hóa chất
Phân bón thấp điểm quý 3, tăng vào quý 4
Trong buổi phỏng vấn gần đây, CEO Văn Tiến Thanh của Phân bón Cà Mau đã có một số nhận định về tình hình thị trường phân bón cũng như các yếu tố gây ảnh hưởng đến nguồn cung và giá bán trong thời gian tới.
Theo ông Văn Tiến Thanh, phân bón và năng lượng vốn chịu ảnh hưởng lớn từ diễn biến kinh tế chính trị, bởi các mặt hàng này bám rất sát với giá dầu khí. Chiến sự Ukraine, xung đột tại Trung Đông, chia cắt Biển Đỏ, tất cả đều gây ảnh hưởng rất lớn.
Bên cạnh đó là các chính sách từ thị trường lớn, đầu tiên là Trung Quốc. “Trước đây, Trung Quốc có 200 nhà máy ure, sản lượng tới 60 triệu tấn (trên 190 triệu tấn toàn cầu), trong khi nhu cầu tiêu thụ là 56-57 triệu tấn/năm, tức dư 4-5 triệu tấn ure xuất khẩu. Các năm trước, vào mùa thấp điểm, họ giảm thuế xuất khẩu cho nhà máy, điều này tác động đến các thị trường thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á” - trích lời CEO Đạm Cà Mau.
“Trung Quốc mua rất nhiều ngũ cốc ở Canada và Mỹ để phục vụ nông nghiệp. Sau khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra, họ chuyển sang tự chủ. Mỗi năm, Trung Quốc sản xuất 650 triệu tấn ngũ cốc, lương thực các loại và định hướng sẽ mở thêm 450 triệu tấn nữa tới năm 2030. Do vậy, phân bón trở thành mặt hàng chiến lược từ ure, DAP, NPK… và họ ưu tiên cho thị trường nội địa. Từ 2022-2023, chính sách Trung Quốc chỉ tập trung cho thị trường nội địa”.
Thứ 2 là chính sách từ Nga. Theo ông Thanh, các lệnh cấm vận do xung đột giữa Nga - Ukraine gây tác động đáng kể đến nguồn cung. “Nga cũng có một số chính sách tác động vào giá phân bón, như năm 2023 đã áp thuế đặc biệt với phân bón xuất khẩu có giá vượt 450 USD/tấn. Đến năm 2024, họ ra luật rằng nguồn khí sản xuất phân bón sẽ bị đánh thuế 23%, cao hơn các nhóm ngành khác. Các chính sách này khiến nguồn cung phân bón khu vực, mặt bằng giá bị đẩy lên”.
Thứ ba là Ai Cập - nơi đang có 6 nhà máy sản xuất phân bón, cung ứng cho đôi bờ Đông và Tây kênh đào Suel. “Nhưng vừa qua họ lại thiếu nguồn khí từ Iran (do chiến tranh) và Qatar. Có lúc, bộ trưởng năng lượng Ai Cập kêu gọi ngưng sản xuất phân bón và tập trung vào điện”.
Chiều ngược lại, Ấn Độ đưa vào hoạt động 6 nhà máy ure vào năm 2020, mỗi năm sản xuất gần 10 triệu tấn, nâng cao khả năng tự chủ sử dụng nguồn phân bón (mỗi năm họ sử dụng 30 triệu tấn các loại).
“Hàng năm, mỗi lần Ấn Độ phát hành thầu mua ure, thị trường lại tăng đột biến. Giờ thì không được như thế, vì giá thay đổi có thể khiến Ấn Độ không mua đủ số đã mở thầu. Hơn nữa, họ có thể mua được nguồn khí giá rẻ (hưởng lợi từ xung đột Nga - Ukraine), nên cũng ít phụ thuộc vào các nguồn bên ngoài” - ông Thanh nói thêm.
Dựa trên các yếu tố tác động, ông Thanh đưa ra nhận định về giá phân bón trong thời gian tới.
“Giá phân đạm ure từ đỉnh 2022 đã giảm dần vào 2023. Năm 2024, giá ure đi ngược quy luật, tăng trước Tết và giảm, rồi đi ngang trong vụ Hè - Thu. Giá ure hiện đang duy trì ổn định ở mức 360-370 USD/tấn. Trong bối cảnh chung như vậy, tôi cho rằng dự báo giá phân bón có thể giảm đi một chút trong mùa thấp điểm quý 3, dao động từ 330-350 USD/tấn. Nhưng đến vụ xuân (quý 4) sẽ tăng, tôi kỳ vọng ở mức 370-400 USD/tấn”.
Châu An
FILI
VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm cùng với thanh khoản có sự sụt giảm nhẹ trong phiên sáng cho thấy nhà đầu tư đang khá cẩn trọng trong giao dịch.
Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index
Trong phiên giao dịch sáng ngày 15/08/2024, VN-Index giảm điểm cùng với khối lượng giao dịch có sự sụt giảm nhẹ trong phiên sáng cho thấy tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư.
Hiện tại, VN-Index đang test lại ngưỡng Fibonacci Projection 23.6% (tương đương vùng 1,225-1,235 điểm) trong bối cảnh chỉ báo MACD tiếp tục hướng đi lên sau khi cho tín hiệu mua trước đó. Nếu tín hiệu mua được duy trì và chỉ số vượt thành công ngưỡng kháng cự này thì kịch bản phục hồi có thể xảy ra trong các phiên tới.
Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index
Trong phiên giao dịch ngày 15/08/2024, HNX-Index giảm điểm cùng với khối lượng giao dịch có sự sụt giảm nhẹ trong phiên sáng cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá thận trọng.
Bên cạnh đó, chỉ báo Stochastic Oscillator tiếp tục hướng đi lên sau khi cho tín hiệu mua trước đó cho thấy tình hình đã bớt bi quan.
BFC - CTCP Phân bón Bình Điền
Trong phiên sáng 15/08/2024, BFC giảm giá mạnh đồng thời xuất hiện mẫu hình Black Marubozu cùng với khối lượng giao dịch có sự sụt giảm đáng kể trong phiên sáng cho thấy tâm lý bi quan của các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, giá cổ phiếu thất bại trong việc test lại ngưỡng Fibonacci Projection 100% (tương đương vùng 44,500-46,500) trong bối cảnh chỉ báo MACD tiếp tục hướng đi xuống sau khi cho tín hiệu bán trước đó cho thấy khả năng cao xu hướng điều chỉnh vẫn sẽ tiếp diễn trong các phiên tới.
HDB - Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Trong phiên sáng 15/08/2024, HDB tăng giá cùng với khối lượng giao dịch có sự giao dịch tăng mạnh trong phiên sáng cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá lạc quan.
Bên cạnh đó, giá cổ phiếu tiếp tục bám sát dải trên (Upper Band) của Bollinger Bands trong bối cảnh chỉ báo Stochastic Oscillator đang không ngừng hướng đi lên sau khi cho tín hiệu mua trước đó càng củng cố thêm sức mạnh cho triển vọng tăng ngắn hạn của cổ phiếu.
Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.