Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
Phương pháp đầu tư tập trung đòi hỏi sự nghiên cứu sâu sắc về tiềm năng tăng trưởng và câu chuyện phát triển của doanh nghiệp. Nếu cổ phiếu thiếu tiềm năng hoặc không có một câu chuyện kinh doanh đủ hấp dẫn, rất khó để kỳ vọng vào sự tăng trưởng giá trị trong tương lai.
Theo đánh giá của chuyên gia, năm 2024, phương pháp đầu tư tập trung đã chứng minh hiệu quả cho nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những người lựa chọn đúng các cổ phiếu tăng trưởng trong bối cảnh thị trường biến động không rõ xu hướng. Tuy nhiên, để đạt được thành công, nhà đầu tư cần phân tích sâu sắc thị trường, nhận diện chính xác cơ hội và đưa ra quyết định kịp thời.
Phương pháp đầu tư tập trung thường được hiểu là việc xây dựng một danh mục cổ phiếu rất tinh gọn, thường chỉ từ 1 đến 3 mã cổ phiếu. Nhà đầu tư (NĐT) sẽ tập trung giao dịch và nắm giữ những mã này trong một chu kỳ trung hoặc dài hạn.
Trong năm 2024, phương pháp đầu tư tập trung đã chứng minh hiệu quả cho nhiều NĐT, đặc biệt là những người lựa chọn đúng các cổ phiếu tăng trưởng trong bối cảnh thị trường biến động không rõ xu hướng.
Về chiến lược đầu tư trong năm 2025, dưới góc nhìn của ông Nguyễn Hoàng Dương - Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Công ty cổ CP Chứng khoán VPS (VPS), trong bất kỳ bối cảnh nào, phương pháp đầu tư tập trung khi kết hợp với các phương pháp khác đều có thể áp dụng hiệu quả.
Phuơng pháp đầu tư tập trung là một trong những cách thức đầu tư cho NĐT trong năm nay.
Tuy nhiên, điều quan trọng nằm ở việc phân tích và nhận diện cơ hội đầu tư - liệu chúng có thực sự xuất hiện hay không. Từ kinh nghiệm của bản thân, không phải lúc nào cơ hội cũng đến, và để đầu tư tập trung thành công, NĐT phải giống như những thợ săn, kiên nhẫn chờ đợi và dành nhiều thời gian chọn lọc các cơ hội thực sự đáng giá.
Sự kiên nhẫn và khả năng chờ đợi là chìa khóa. NĐT không thể vội vàng mà cần tập trung cao độ để nhận diện cơ hội phù hợp. Đánh giá chuyên sâu về phương pháp đầu tư tập trung, một yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên thành công - đó là insider trading.
Hiểu đơn giản, insider trading là việc tiếp cận và khai thác các thông tin mang tính chất riêng tư, chỉ có một số người hoặc nhóm NĐT đặc biệt biết được. Đây là loại thông tin có thể tạo ra lợi thế lớn trong đầu tư. Với những nguồn thông tin đặc biệt này, phương pháp đầu tư tập trung sẽ phát huy tối đa hiệu quả, giúp NĐT đạt được kết quả vượt trội.
Về những cẩn trọng trong chiến lược đầu tư sử dụng phương pháp đầu tư tập trung, đại diện VPS chỉ ra rằng, có 2 sai lầm thường gặp mà các NĐT cần nhận diện. Thứ nhất, cần thẳng thắn nhìn nhận bản thân có đang mắc sai lầm hay không. Đơn cử như với trường hợp của cổ phiếu HVN (Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Công ty CP; Vietnam Airlines).
Năm 2024 là thời điểm kinh tế phục hồi, và đây cũng là năm đầu tiên kể từ 2019, Vietnam Airlines bắt đầu có lợi nhuận trở lại. Lợi nhuận này đến từ hai nguồn chính: thanh lý tàu bay và khoản tiền từ các bên cho thuê đội bay, cùng với nhu cầu du lịch mạnh mẽ của khách quốc tế và nội địa.
Điều này tạo ra dư địa tăng trưởng lớn cho Công ty. Đặc biệt, vào cuối năm, thông tin Vietnam Airlines được chấp thuận tăng vốn thêm khoảng 22.000 tỷ đồng trong năm 2025 đã củng cố thêm niềm tin vào tiềm năng của cổ phiếu này.
Diễn biến cổ phiếu HVN trong 3 tháng trở lại đây.
Quan điểm đầu tư của chuyên gia VPS là cần tận dụng mọi nguồn lực, không chỉ phân tích cơ bản mà còn sử dụng thông tin tiếp cận từ các mối quan hệ. Những thông tin mang tính riêng tư và giá trị như vậy là yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho quyết định đầu tư.
Thứ hai, để đầu tư tập trung hiệu quả, NĐT nên tránh những cổ phiếu chỉ thuận theo xu hướng thị trường, bởi những cổ phiếu này thường không mang lại lợi thế cạnh tranh trong thông tin. Khi câu chuyện tăng trưởng đã quá rõ ràng và được nhiều người biết đến, giá trị thông tin mà NĐT sở hữu có thể giảm đi đáng kể. Thay vào đó, tập trung vào những cổ phiếu có câu chuyện riêng biệt, dư địa tăng trưởng lớn và tiềm năng chưa được khai thác là chiến lược đáng cân nhắc.
Phương pháp đầu tư tập trung đôi khi đòi hỏi NĐT phải chọn một lối đi riêng, ít người theo đuổi. "Muốn đi nhanh, hãy đi một mình; muốn đi xa, hãy đi cùng nhau." Nhưng trong đầu tư, có lúc để thành công, NĐT cần dũng cảm đi một mình trên con đường ít ồn ào hơn.
HVN tiếp đà “bay cao”
6.264 tỷ đồng là lợi nhuận trước thuế ước tính năm 2024 của HVN, vượt 38,5% kế hoạch năm.
Việc được tăng vốn điều lệ theo chủ trương của Quốc hội sẽ giúp Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines, HoSE: HVN) tăng sức cạnh tranh...
Bối cảnh cạnh tranh theo HVN có ít nhất 120 hãng bay quốc tế; và nhờ tiếp vốn, Tổng Công ty sẽ thêm điều kiện nhằm khắc phục lỗ để “nhẹ cánh bay cao”.
Doanh thu và lợi nhuận của HVN qua các năm.
HVN dự kiến sẽ họp ĐHĐCĐ bất thường vào ngày 21/01/2025 nhằm bàn kế hoạch chào bán cổ phiếu tăng vốn. Đây là một trong những giải pháp đã được Quốc hội thống nhất cho chủ trương để HVN có thể phục hồi và phát triển bền vững.
Sẵn sàng tăng vốn
Theo đó, HVN sẽ chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ với quy mô tối đa 22.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1, Quốc hội cho phép Chính phủ giao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phiếu tại HVN thuộc quyền mua cổ phần của cổ đông Nhà nước theo phương thức chuyển giao quyền mua khi HVN thực hiện phương án tăng vốn điều lệ giai đoạn 01 với quy mô phát hành 9.000 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2, Quốc hội chấp thuận về chủ trương, giao Chính phủ chỉ đạo thực hiện phương án (trong đó, bao gồm phương án Nhà nước chuyển giao quyền mua cổ phần cho doanh nghiệp) với quy mô phát hành tối đa 13.000 tỷ đồng. Trường hợp phát sinh vướng mắc thì tiếp tục báo cáo cấp có thẩm quyền.
Hiện nay, HVN chỉ mới công bố Nghị quyết về họp ĐHĐCĐ, chưa công bố tài liệu họp. Một yếu tố đang được nhiều cổ đông, nhà đầu tư quan tâm đối với cuộc họp này là kỳ ĐHĐCĐ diễn ra trong bối cảnh các cơ quan thuộc bộ máy Nhà nước đang sắp xếp tinh gọn có ảnh hưởng gì đến hoạt động tăng vốn theo chủ trương của HVN?
Một chuyên gia tài chính nhận định, theo định hướng, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước (CMSC), đại diện quản lý vốn sở hữu Nhà nước tại HVN, sẽ kết thúc hoạt động và chuyển quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cho các bộ quản lý ngành và nghiên cứu mô hình tổ chức trực thuộc Chính phủ.
HVN cũng trong danh sách 19 tập đoàn nói trên. Tuy nhiên, điều này sẽ không ảnh hưởng đến nhiệm vụ thực hiện quyền mua của SCIC. Trước đó, năm 2021, SCIC cũng đã thực hiện theo chủ trương giải ngân gần 7.000 tỷ đồng mua cổ phần HVN nhằm hỗ trợ HVN có dòng tiền thanh toán và bù đắp cho kinh doanh bị tổn thương bởi đại dịch. “Chưa biết, bộ ngành nào sẽ tiếp nhận quyền quản lý HVN, nhưng việc được tăng vốn sẽ giúp doanh nghiệp này tăng nguồn lực cạnh tranh được với ít nhất 120 hãng bay quốc tế tới thị trường Việt Nam”, chuyên gia nói trên nhận định.
Triển vọng năm 2025
Ở góc độ tài chính, theo kết quả ước tính chưa kiểm toán, năm 2024, HVN đứng đầu 5 tổng công ty Nhà nước do CMSC quản lý với doanh thu 113.577 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước thực hiện 6.264 tỷ đồng, vượt lần lượt 7% và 38,5% kế hoạch năm. Với kết quả này, HVN đã chính thức chấm dứt chuỗi 4 năm thua lỗ liên tiếp.
Hiện chưa có báo cáo tài chính quý IV/2024 của HVN, nên xét tại quý III, tuy khởi sắc như vậy nhưng HVN vẫn lỗ lũy kế 35.255 tỷ đồng, giảm 5.832 tỷ đồng so với đầu năm nay, vốn chủ sở hữu của công ty vẫn âm 11.086 tỷ đồng. Tổng tài sản của doanh nghiệp này ở mức 57.351 tỷ đồng, giảm 356 tỷ đồng so với con số đầu năm nay, chủ yếu là tài sản dài hạn với 40.979 tỷ đồng, tài sản ngắn hạn là 16.372 tỷ đồng, khoản tiền và tương đương tiền là 3.533 tỷ đồng. Tổng số nợ của HVN tính đến cuối tháng 9/2024 là 68.438 tỷ đồng, trong đó nợ vay tài chính của doanh nghiệp này ở mức 22.126 tỷ đồng, giảm 19% so với số đầu năm nay.
Theo chủ trương, Quốc hội cũng cho phép Công ty CP Hàng không Pacific Airlines được xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tính trên các khoản nợ thuế phát sinh theo quyết định của cơ quan thuế có thẩm quyền, còn nợ đến ngày 31 tháng 12 năm 2024. Pacific Airlines có trách nhiệm nộp toàn bộ số tiền thuế còn nợ (nợ gốc) trước ngày 31 tháng 12 năm 2024. Sau thời hạn trên, cơ quan thuế thực hiện tính tiền chậm nộp, đôn đốc và áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo đúng quy định.
Trước đó, cuối tháng 6/2024, Quốc hội đã thống nhất cho HVN được gia hạn trả nợ với khoản vay tái cấp vốn. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước tự động gia hạn thêm 3 lần khi đến hạn trả nợ khoản vay 4.000 tỷ đồng của HVN để khắc phục khó khăn trước mắt.
Triển vọng tích cực của HVN qua kết quả kinh doanh năm 2024 phản ánh triển vọng kinh doanh của của ngành hàng không với dự báo tiếp tục phục hồi tích cực năm 2025, lượng hành khách và doanh thu đều được dự kiến sẽ đạt các mức cao kỷ lục. Đây cũng là yếu tố khiến HVN ở phía nợ còn nặng, vẫn được nhà đầu tư kỳ vọng cao với giá cổ phiếu tăng đáng kể trong bối cảnh thị trường chung lình xình. Cổ phiếu tăng mạnh cũng là động lực xét ở góc độ đầu tư cho khoản vốn cổ phần Nhà nước đang nắm giữ và dự kiến nở ra thêm theo quyền mua trong thời gian tới.
Diễn biến thăm dò cung cầu sẽ tiếp diễn khi bước vào phiên giao dịch tiếp theo
Diễn biến thăm dò cung cầu sẽ tiếp diễn khi bước vào phiên giao dịch tiếp theo. Tuy nhiên, tín hiệu hỗ trợ hiện tại vẫn có thể tạo động lực tăng điểm cho thị trường và thử thách lại vùng cản quanh 1.280 điểm trong thời gian gần tới..
Chứng khoán ngày 2/1, chỉ số chứng khoán hồi phục, đảo chiều tăng điểm thành công trong phiên chiều, nhưng thanh khoản rất thấp, chỉ khoảng 12.000 tỷ đồng. Cùng đó, khối ngoại cũng bán ròng phiên đầu Năm mới.
Chốt phiên giao dịch, VN-Index tăng 2,93 điểm lên 1.269,71 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 428,1 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 10.751 tỷ đồng. Toàn sàn có 239 mã tăng giá, 164 mã giảm giá và 74 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 0,26 điểm lên 227,69 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 35,8 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 602,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 88 mã tăng giá, 72 mã giảm giá và 55 mã đứng giá.
UPCOM-Index giảm 0,01 điểm xuống 95,05 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 42,8 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 507,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 180 mã tăng giá, 90 mã giảm giá và 90 mã đứng giá.
Ở chiều tích cực, cổ phiếu dầu khí hôm nay ngập trong sắc xanh. Cụ thể, OIL, PLX, POS, PVB, PVC, PVD, TOS đều ở chiều tăng giá, trong khi đó, chỉ còn BSR và PVS chốt phiên trong sắc đỏ. Sắc xanh cũng lan tỏa tại nhóm cổ phiếu hóa chất.
Nhóm cổ phiếu bảo hiểm tăng mạnh, với AIC tăng kịch trần, BHI tăng 5,45%, MIG tăng 4%, BLI tăng 2%, VNR tăng 1,83%, BVH tăng 1,58%, PRE tăng 1,51%; BIC và BMI tăng nhẹ dưới 1%. Cổ phiếu ngành chăm sóc sức khỏe tăng mạnh nhất thị trường, nhờ TNH tăng 3,54%, BBT tăng 2,29%.
Các cổ phiếu ngành săm lốp như CSM, DRC, SRC đều tăng tích cực; trong đó, SRC còn tăng tới 5,51%. Tại nhóm cổ phiếu vận tải, ACV tăng 1,52%, GMD tăng 1,53%, HVN tăng 1,92%, PHP tăng 2,14%, VTP tăng 5,19%, PAP tăng 14,05%.
Nhóm cổ phiếu của doanh nghiệp sản xuất phần cứng giảm mạnh nhất thị trường do POT giảm 1,96%, VTB thậm chí giảm sàn 7%. Các nhóm cổ phiếu còn lại diễn biến phân hóa với sắc xanh, đỏ đan xen.
Khối ngoại hôm nay bán ròng 118 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trên HOSE, khối ngoại bán ròng 99 tỷ đồng. FPT và VCB chịu áp lực bán mạnh nhất của khối ngoại với gần 222 tỷ đồng và 40 tỷ đồng. Các mã CTG và SSI cũng bị bán ròng lần lượt là 29 tỷ đồng và 28 tỷ đồng. Khối ngoại cũng bán ròng 9 tỷ đồng trên HNX và 10 tỷ đồng trên thị trường UPCOM.
Diễn biến chỉ số VN-Index trong thời gian qua
Nắm giữ các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt
Chứng khoán AIS
Chỉ số VN-Index hình thành mô hình nến Dragonfly Doji - là mô hình báo hiệu khả năng đảo chiều xu hướng từ giảm sang tăng. Tuy nhiên, thanh khoản toàn thị trường hiện vẫn còn khá thấp. Do đó, chúng tôi rằng diễn biến đi ngang, tích lũy sẽ còn tiếp tục diễn ra trong một vài phiên tới.
Hiện tại, vùng quanh 1.250-1.260 điểm vẫn là hỗ trợ đáng tin cậy và gần nhất cho VN-Index (vùng hợp lưu của các đường xu thế quan trọng như MA20, MA50 và MA200 ngày).
Hoạt động mua mới (hoặc mua gia tăng) có thể được cân nhắc khi VN-Index lui về vùng hỗ trợ này. Còn ở hiện tại, chúng tôi tiếp tục ưu tiên nắm giữ các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt và vận động về giá tích cực.
Giải ngân gia tăng từng phần những cổ phiếu đang nắm giữ
Chứng khoán Vietcombank (VCBS)
Với thanh khoản thấp và lực hấp thụ cung đang tốt, cho thấy điểm giải ngân lớn hơn của thị trường đang gần tới. Nhà đầu tư có thể duy trì danh mục hiện tại, bên cạnh đó, cân nhắc giải ngân gia tăng từng phần với những cổ phiếu đang nắm giữ.
Xu hướng tăng điểm tạm thời vẫn đang được bảo toàn
Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)
Chỉ số VN-Index hình thành nến "Doji" nhưng với bóng nến dưới dài hơn, cho thấy tín hiệu khả quan của lực cầu. Xu hướng thị trường chung vẫn vận động theo trạng thái trung tính, tuy nhiên chiều giảm điểm đã co hẹp hơn ở đa số các cổ phiếu và xuất hiện dòng tiền bắt đáy đẩy giá mạnh ở một vài nhóm ngành.
Mặc dù dấu hiệu trên chưa đủ điều kiện để xác lập chuỗi tăng điểm đã quay trở lại, xu hướng tăng điểm tạm thời vẫn đang được bảo toàn, đặc biệt là khi chỉ số đang thử thách vùng hỗ trợ gần.
Thị trường tiếp tục phục hồi nhẹ
Chứng khoán Asean
Chúng tôi cho rằng, thị trường tiếp tục phục hồi nhẹ theo xu hướng rung lắc trong những phiên tới, khả năng hồi phục mạnh sẽ xuất hiện khi chỉ số DXY hạ nhiệt rõ ràng hơn. Nhà đầu tư cần lưu ý ngưỡng kháng cự 1.277 điểm và ngưỡng hỗ trợ mạnh 1.255 điểm, vùng hội tụ nhiều yếu tố kỹ thuật quan trọng.
Diễn biến thăm dò cung cầu sẽ tiếp diễn khi bước vào phiên giao dịch tiếp theo
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)
Thị trường được hỗ trợ tại vùng 1.265 điểm và hồi phục trở lại với nến Hammer. Thanh khoản giảm so với phiên trước, cho thấy áp lực cung hiện tại thấp, nhưng nhìn chung dòng tiền hỗ trợ vẫn chưa cải thiện nhiều. Diễn biến thăm dò cung cầu sẽ tiếp diễn khi bước vào phiên giao dịch tiếp theo.
Tuy nhiên, tín hiệu hỗ trợ hiện tại vẫn có thể tạo động lực tăng điểm cho thị trường và thử thách lại vùng cản quanh 1.280 điểm trong thời gian gần tới. Do vậy, nhà đầu tư vẫn có thể kỳ vọng khả năng được hỗ trợ và tăng điểm của thị trường.
Đồng thời, nhà đầu tư có thể tiếp tục khai thác cơ hội ngắn hạn tại các cổ phiếu có diễn biến khởi sắc từ vùng hỗ trợ hoặc đã lùi về vùng hỗ trợ mạnh. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cân nhắc diễn biến hồi phục để chốt lời ngắn hạn đối với các cổ phiếu đã tăng nhanh đến vùng cản hoặc cơ cấu danh mục.
Nỗi buồn chưa từng có trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Con số kỷ lục trong hơn 24 năm hoạt động
TTCK Việt Nam có thể đón dòng vốn ngoại hàng tỷ USD nếu được nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi.
Với đà bán ròng hàng trăm tỷ, thậm chí lên tới hơn nghìn tỷ đồng mỗi phiên, không quá bất ngờ khi giá trị bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam xác lập cột mốc "buồn".
VN-Index kết thúc năm 2024 đầy rung lắc, tổng cộng tăng 12% so với đầu năm lên mức 1.266,78 điểm. Thị trường không có nhiều biến động thuận lợi đặc biệt trong nửa cuối năm. Các nhóm ngành vẫn luân phiên kéo, giữ nhịp thị trường nhưng thiếu sự đồng thuận cần thiết để đưa VN-Index vượt ngưỡng cản quan trọng. Bên cạnh đó, áp lực xả hàng của khối ngoại phần nào khiến thị trường càng khó đi lên.
Với đà bán ròng hàng trăm tỷ, thậm chí lên tới hơn nghìn tỷ đồng mỗi phiên, không quá bất ngờ khi giá trị bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam xác lập cột mốc "buồn". Tổng cộng cả năm 2024, khối ngoại bán ròng gần 94.450 tỷ đồng trên toàn thị trường, tương ứng khoảng 3,7 tỷ USD chảy ra khỏi sàn chứng khoán Việt. Con số này vượt qua mức bán ròng kỷ lục trong lịch sử ghi nhận vào 2021 (trên 58.000 tỷ).
Thực tế, khối ngoại chỉ thực sự dồn dập mua ròng bắt đáy cổ phiếu trong giai đoạn cuối năm 2022 khi thị trường xuống đáy, còn lại xu thế bán ròng vẫn chiếm lĩnh xuyên suốt vài năm trở lại đây. Một số nhận định cho rằng dòng vốn ngoại chỉ bán ròng cục bộ do động thái cơ cấu danh mục, không tác động quá lớn tới thị trường chung. Tuy nhiên, phải nói rằng dù chỉ chiếm hơn 10% tỷ trọng giao dịch nhưng động thái mua bán của nhà đầu tư nước ngoài vẫn tác động phần nào tới tâm lý và các quyết định của nhà đầu tư nội.
Xét về đà mua bán trên các cổ phiếu cụ thể, cổ phiếu ngân hàng VHM dẫn đầu danh sách bán ròng khi bị khối ngoại bán ròng hơn 19.100 tỷ đồng trong cả năm nay. Cổ phiếu VHM trong năm qua ghi nhận diễn biến rung lắc mạnh. Đóng cửa năm, thị giá VHM còn 40.000 đồng/cp, thấp hơn 7% so với đầu năm.
Xếp thứ 2 trong danh sách bán ròng của khối ngoại là mã ngân hàng VIB với giá trị 8.260 tỷ đồng. Danh sách bán ròng trong năm qua còn ghi nhận mã chứng chỉ quỹ FUEVFVND với giá trị hơn 7.200 tỷ. Quỹ Diamond nhà Dragon Capital này ghi nhận trạng thái rút ròng mạnh trong năm qua, quy mô hiện đạ gần 12.700 tỷ, giảm 26% so với đầu năm. Loạt cổ phiếu Bluechips như FPT (~6.400 tỷ), MSN (6,050 tỷ), VRE (5.900 tỷ), HPG (4.940 tỷ)... cũng nằm trong danh sách những mã bị "xả" hàng mạnh trong năm qua.
Ở chiều ngược lại, trong số các mã chứng khoán được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trong năm 2024, BHI của Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội trên sàn UPCoM là cái tên dẫn đầu với giá trị đạt 1.628 tỷ đồng. Đây là hoạt động mua vào của tổ chức DB Insurance Co., Ltd - một trong những doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu của Hàn Quốc.
Theo sau cũng là một cổ phiếu UPCoM với AIC, giá trị mua ròng đạt 1.262 tỷ đồng. Tương tự, cổ phiếu IDC cũng được khối ngoại mua ròng hơn 1.034 tỷ đồng. Top 10 cổ phiếu được khối ngoại bán ròng mạnh nhất từ đầu năm còn có sự hiện diện của SBT với 908 tỷ đồng, bên cạnh đó, HVN và MCH cũng được khối ngoại mua ròng lần lượt 835 tỷ và 727 tỷ đồng trong cả năm 2024.
Cần nói rằng sự chênh lệch môi trường lãi suất, chính sách tiền tệ, tỷ giá cao... đã tác động đáng kể tới hành động của nhà đầu tư ngoại trong thời gian qua. Điều này gây ra hoạt động tái cấu trúc dòng vốn trên toàn cầu, những thị trường tăng trưởng yếu hơn, đồng tiền mất giá hay những thị trường cận biên sẽ bị rút vốn mạnh để phân bổ vào những nơi thị trường hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, những yếu tố trên chỉ mang tính ngắn hạn, khó có thể lý giải cho một xu hướng kéo dài nhiều năm qua. Mấu chốt của vấn đề là việc thiếu hàng hóa chất lượng. Trong bối cảnh hoạt động đưa doanh nghiệp lên sàn ảm đạm hơn rõ rệt, các cổ phiếu lọt mắt xanh của khối ngoại lại kín room, các lựa chọn bị thu hẹp đáng kể. Không chỉ vậy, một số cổ phiếu trước đây là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhưng những thay đổi về vĩ mô và nội tại doanh nghiệp đã khiến dòng vốn ngoại rút ra.
Về mặt lý thuyết, TTCK Việt Nam có thể đón dòng vốn ngoại hàng tỷ USD nếu được nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi. Song câu chuyện vẫn chỉ dừng lại ở kỳ vọng. Thực tế ghi nhận thị trường sau nhiều năm vẫn dậm chân tại vùng cũ, VN-Index "tàu lượn" quanh 1.200 -1.300 điểm, vốn hoá cũng chưa thể bứt phá hoàn toàn. Từ đó, dòng vốn ngoại đảo chiều trở lại TTCK Việt Nam là việc không đơn giản và sẽ khó có thể diễn ra trong ngắn hạn. Điểm tích cực là dòng vốn ngoại vẫn âm thầm đổ vào qua các thương vụ mua cổ phần trong các đợt chào bán, mua thoả thuận ngoài sàn. Lực mua không dàn trải mà tập trung vào những doanh nghiệp được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng với những câu chuyện riêng biệt.
Top 10 cổ phiếu tăng vượt trội năm 2024
Năm 2024 kết thúc với mức tăng 12% của chỉ số VN-Index, nhưng nhiều cổ phiếu vẫn ghi nhận mức tăng bằng lần. Điểm sáng lớn nhất trong top 10 thuộc về ngành dịch vụ viễn thông với các công ty có vốn của Viettel và VNPT. Khác biệt so với top 10 năm 2023 là sự vắng bóng của cổ phiếu lĩnh vực bất động sản, xây dựng.
Sau đây là 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất năm 2024, với điều kiện khối lượng giao dịch bình quân trong năm đạt trên 100,000 cp/phiên.
Tăng mạnh nhất là CTP với mức tăng 544% trong năm 2024. Cổ phiếu này có lúc tăng hơn 800%, lên gần 44,000 đồng/cp nhưng đã mạnh giảm trở lại sau đó. Doanh nghiệp từng đổi tên 2 lần trong 5 năm qua đang chuyển dần trọng tâm hoạt động sang mảng bất động sản.
DHT - doanh nghiệp dược phẩm hiếm hoi tăng mạnh trong năm qua, ghi nhận 325%. Một trong những thông tin khiến giá cổ phiếu tăng đáng kể là hãng dược Nhật Bản ASKA Pharmaceutical liên tiếp tăng sở hữu cổ phần của DHT.
Ngành dịch vụ viễn thông năm vừa qua tăng gần 320%, trong đó đóng góp không nhỏ của VGI với 254%. Lãi ròng tăng bằng lần so với cùng kỳ sau 2 quý đầu năm là một trong những nguyên nhân khiến giá cổ phiếu không ngừng đi lên và tạo đỉnh hồi tháng 7. Mức tăng khủng đưa vốn hóa công ty con của Viettel vượt 10 tỷ USD, hiếm có trên thị trường.
Câu chuyện tăng giá của TTN - một doanh nghiệp lĩnh vực viễn thông do VNPT nắm hơn 5% vốn - cũng diễn ra tương tự khi liên tục leo dốc trong vòng nửa đầu năm nhờ kết quả kinh doanh cực kỳ khả quan. Cả năm 2024, giá TTN đã tăng 207%.
CSV cũng là doanh nghiệp mảng hoá chất duy nhất trong top 10 có tỷ lệ tăng mạnh, 189%. Công ty thành viên của Tập đoàn Hoá Chất Việt Nam từng phải giải trình do cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp hồi tháng 7 vừa qua. Trước thời điểm của đợt tăng này là thông báo chia cổ tức bao gồm tiền mặt và cổ phiếu với tổng tỷ lệ lên đến 175%
Cổ phiếu VTP vừa đạt đỉnh hồi đầu tháng 12 và cũng chỉ bắt đầu chuyển động đi lên mạnh mẽ từ tháng 10. Cổ tức có lẽ chưa hẳn là nguyên nhân chính, nhưng tham vọng đạt mục tiêu doanh số trong vòng 5 năm tiếp theo gấp 10 lần năm 2023 từ phía lãnh đạo Công ty, tương ứng tăng trưởng 60-65% mỗi năm, có thể đã đẩy kỳ vọng về giá của cổ phiếu ngành vận tải và logistics - đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử là xu hướng mới tiếp theo của nền kinh tế.
Trong khi đó, giá cổ phiếu PIV đột ngột tăng vọt chỉ trong 8 phiên đầu tháng 6, bao gồm 7 phiên kịch trần liên tiếp nhưng doanh nghiệp này nói "do cung cầu của thị trường". Giá thậm chí có thời điểm gấp đến 7 lần so với đầu năm nhưng sau đó giảm dần, kết năm tăng 142%. PIV chỉ vừa mới chuyển sang kinh doanh, thương mại mô tô, xe máy và xe đạp hồi năm 2023.
Khác với hầu hết, thị giá VTZ bắt đầu tăng từ tháng 6 cho đến hiện tại, ghi nhận mức tăng 141% trong năm qua. Cổ đông doanh nghiệp nhựa có lẽ cũng hưởng lợi nhờ vào kết quả kinh doanh khi tăng nhiều lần so với cùng kỳ năm 2023.
Liên tiếp nhận tin vui từ đầu năm bao gồm được gia hạn các khoản nợ và sau đó là ghi nhận lãi kỷ lục giúp cổ phiếu HVN bay cao, có lúc gấp gần 3 lần chỉ trong giai đoạn tháng 4-7, và chốt lại năm 2024 với mức tăng 134%.
LPB là cổ phiếu ngân hàng duy nhất trong top 10 với lượng giao dịch bình quân mỗi phiên cũng cao nhất, đạt gần 3.5 triệu đơn vị. Những ngày cuối năm 2024, thị giá cổ phiếu này vẫn tạo đỉnh mới và chưa có dấu hiệu dừng lại. Điểm sáng dễ thấy là bức tranh tài chính của ngân hàng, khi lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm xấp xỉ 7 ngàn tỷ đồng, gấp 2.4 lần cùng kỳ.
Vietnam Airlines sẽ họp đại hội cổ đông bất thường vào ngày 21/1 tới
Theo công bố từ Vietnam Airlines, Đại hội sẽ trình cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ; Báo cáo cập nhật về Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Hàng không Việt Nam giai đoạn đến hết năm 2025; Chủ trương đầu tư đối với Dự án đầu tư tàu bay thân hẹp
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (mã HVN-HOSE) thông báo thư mời họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2025.
Theo đó, Vietnam Airlines sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường vào 8h sáng, ngày 21/1/2025 tới đây. Danh sách cổ đông dự họp đã được chốt vào ngày 26/12 vừa qua.
Theo công bố từ Vietnam Airlines, Đại hội sẽ trình cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ; Báo cáo cập nhật về Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Hàng không Việt Nam giai đoạn đến hết năm 2025; Chủ trương đầu tư đối với Dự án đầu tư tàu bay thân hẹp; Phương án lựa chọn công ty kiểm toán Báo cáo tài chính giai đoạn 2025-2027 và các nội dung khác (nếu có).
Tuy nhiên, hiện các tài liệu chi tiết chưa được công bố.
Mới đây, Quốc hội đã cho phép Vietnam Airlines được chào bán thêm cổ phiếu. Đồng thời cho phép Công ty thành viên của Vietnam Airlines Group là Pacific Airlines được xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tính trên các khoản nợ thuế phát sinh theo quyết định của cơ quan thuế có thẩm quyền, còn nợ đến ngày 31/12/2024…
Cụ thể: cho phép Vietnam Airlines chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ với quy mô tối đa 22.000 tỷ đồng khi cần đáp ứng các quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 15 của Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14.
Trong đó, giai đoạn 1 cho phép Chính phủ giao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phiếu tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam thuộc quyền mua cổ phần của cổ đông Nhà nước (Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan đại diện phần vốn của cổ đông Nhà nước) theo phương thức chuyển giao quyền mua khi Tổng công ty Hàng không Việt Nam thực hiện phương án tăng vốn điều lệ giai đoạn 01 với quy mô phát hành 9.000 tỷ đồng.
Giai đoạn 2 chấp thuận về chủ trương, giao Chính phủ chỉ đạo thực hiện phương án (trong đó, bao gồm phương án nhà nước chuyển giao quyền mua cổ phần cho doanh nghiệp) với quy mô phát hành tối đa 13.000 tỷ đồng; trường hợp phát sinh vướng mắc thì tiếp tục báo cáo cấp có thẩm quyền;
Ngoài ra, Quốc hội cũng cho phép Công ty cổ phần Hàng không Pacific Airlines được xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tính trên các khoản nợ thuế phát sinh theo quyết định của cơ quan thuế có thẩm quyền, còn nợ đến ngày 31/12/2024.
Công ty cổ phần Hàng không Pacific Airlines có trách nhiệm nộp toàn bộ số tiền thuế còn nợ (nợ gốc) trước ngày 31/12/2024. Sau thời hạn trên, cơ quan thuế thực hiện tính tiền chậm nộp, đôn đốc và áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo đúng quy định.
Nghị quyết nêu rõ Chính phủ chịu trách nhiệm toàn diện về số liệu, nội dung phương án đề xuất; đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện cam kết trước Quốc hội về hiệu quả của việc triển khai các giải pháp này.
Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán theo nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Quốc hội, trong đó xem xét, bố trí trong kế hoạch kiểm toán 2024 - 2025 việc kiểm toán báo cáo tài chính và các hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản của nhà nước tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam…, kịp thời có kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền và Tổng công ty Hàng không Việt Nam nhằm tránh thất thoát, lãng phí nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục
Vietnam Airlines đã chấm dứt chuỗi thua lỗ 4 năm liên tiếp. Mặc dù vậy, hãng hàng không quốc gia vẫn còn lỗ lũy kế hàng chục nghìn tỷ đồng.
Tại hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, ông Lê Hồng Hà, CEO Vietnam Airlines cho biết năm 2024, hãng doanh nghiệp ước đạt doanh thu hơn 114.700 tỷ đồng và lãi trước thuế trên 7.300 tỷ đồng.
Đây là kết quả kinh doanh cao nhất từ trước đến nay của Vietnam Airlines, vượt qua cả giai đoạn trước Covid-19.
Lợi nhuận kỷ lục của Vietnam Airlines có đóng góp lớn từ việc công ty con Pacific Airlines được xóa nợ gần 4.500 tỷ đồng.
Với kết quả này, Vietnam Airlines đã chấm dứt chuỗi thua lỗ 4 năm liên tiếp. Mặc dù vậy, tính đến cuối tháng 9, hãng hàng không quốc gia vẫn còn lỗ lũy kế hơn 35.000 tỷ đồng.
Năm 2025, Vietnam Airlines đặt mục tiêu vận chuyển 25,4 triệu lượt hành khách và 336,3 nghìn tấn hàng hóa, phấn đấu đạt doanh thu 95.600 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế gần 2.200 tỷ đồng.
Để đạt được những mục tiêu này, Vietnam Airlines sẽ tập trung vào việc tăng hiệu suất khai thác đội tàu bay, nâng cao năng suất lao động và đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động điều hành.
Doanh nghiệp cũng đặt ưu tiên vào việc mở rộng các thị trường quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và đảm bảo sự hài lòng tối đa.
Ngày 25/1/2025, Vietnam Airlines dự kiến họp đại hội cổ đông bất thường, trình phương án phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ và những định hướng trong đề án phục hồi sản xuất, cơ cấu đến 2035.
Động thái này nhằm giúp công ty nhanh chóng cải thiện năng lực tài chính, đảm bảo ổn định dòng tiền trong dài hạn. Doanh nghiệp cũng xin ý kiến cổ đông về chủ trương với dự án đầu tư đội tàu bay thân hẹp.
Cuối tháng 11 vừa qua, Quốc hội đã thông qua các giải pháp để gỡ khó cho hãng hàng không từ ảnh hưởng của đại dịch.
Theo đó, Vietnam Airlines được chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ thêm tối đa 22.000 tỷ đồng theo hai giai đoạn, khi đáp ứng các quy định của Luật Chứng khoán.
Cụ thể, giai đoạn 1, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được phép thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phiếu tại Vietnam Airlines.
Đây là quyền mua cổ phần của cổ đông Nhà nước theo phương thức chuyển giao quyền mua khi hãng thực hiện phương án tăng vốn giai đoạn 1 với quy mô phát hành 9.000 tỷ đồng.
Giai đoạn hai, Nhà nước chuyển giao quyền mua cổ phần cho doanh nghiệp, với quy mô tối đa 13.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, Quốc hội cũng cho phép Pacific Airlines được xóa tiền phạt chậm nộp và tiền chậm nộp tính trên các khoản nợ thuế phát sinh.
Theo đề án tổng thể, đến năm 2025, công ty dự kiến khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu hợp nhất, tái cơ cấu tài sản và danh mục đầu tư.
Việc này sẽ giúp hãng tăng thu nhập, dòng tiền và chuẩn bị các điều kiện phát hành cổ phiếu tăng vốn chủ sở hữu.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.