Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Quỹ từ thiện của Bill Gates là cổ đông Masan Consumer
Nắm hơn 1 triệu cổ phiếu MCH, quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation Trust của tỷ phú người Mỹ đang có hơn 0,14% vốn tại Masan Consumer.
Trong văn bản lấy ý kiến cổ đông về việc chia thêm cổ tức bổ sung năm 2023, Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer - MCH) tiết lộ danh sách cổ đông có quyền biểu quyết. Trong đó, quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation Trust của tỷ phú Bill Gates đang giữ hơn 1,04 triệu cổ phiếu MCH, tương đương hơn 0,14%. Đây là cổ đông lớn thứ 11 của Masan Consumer.
Trong đợt chia cổ tức bổ sung này, MCH muốn thực hiện bằng tiền với tỷ lệ 168%, tương đương mỗi cổ phiếu sẽ nhận về 16.800 đồng. Quỹ từ thiện của Bill Gates sẽ nhận về gần 17,5 tỷ đồng. Cộng với cổ tức đã chia trước theo tỷ lệ 100%, tổng số tiền quỹ này nhận có thể gần 28 tỷ đồng.
Tỷ phú Bill Gates tại Điện Elysee (Paris, Pháp) vào tháng 4/2018. Ảnh: Reuters
Bill & Melinda Gates Foundation Trust là công ty nhận ủy thác tài chính từ Bill & Melinda Gates Foundation - quỹ từ thiện được góp vốn bởi nhà sáng lập Microsoft Bill Gates và vợ cũ Melinda French Gates, về sau có thêm sự tham gia của tỷ phú đầu tư Warren Buffett. Tính đến cuối năm 2023, giá trị tài sản ròng của công ty ủy thác đạt khoảng 75,2 tỷ USD, chủ yếu là các khoản đầu tư tài chính.
Từ lâu, Bill & Melinda Gates Foundation Trust đã gián tiếp đầu tư vào Việt Nam. Họ tham gia thị trường chứng khoán thông qua Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) - quỹ đầu tư lớn nhất trên thị trường do Dragon Capital quản lý. Đến cuối tháng 6, quỹ này là cổ đông lớn thứ hai của VEIL khi nắm gần 24,7 triệu chứng chỉ quỹ.
Trừ Masan Consumer, Bill & Melinda Gates Foundation Trust chưa từng trực tiếp nắm giữ cổ phiếu của bất kỳ doanh nghiệp Việt nào.
Lần này, MCH dự tính chi hơn 12.000 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức bổ sung. Họ gần như dùng hết lợi nhuận lũy kế để thực hiện, khi lãi sau thuế chưa phân phối đến cuối năm ngoái khoảng 12.178 tỷ đồng. Động thái trên diễn ra trước thềm chuyển MCH từ UPCoM sang sàn HoSE, dự kiến trong đầu năm sau.
MCH chia cổ tức khủng nhờ có lãi kỷ lục 7.195 tỷ đồng trong năm trước, tăng 30% so với năm 2022. 6 tháng đầu năm nay, công ty đạt doanh thu khoảng 13.968 tỷ và lãi sau thuế 3.458 tỷ đồng, lần lượt tăng 11,6% và 13,5% so với cùng kỳ 2023. Doanh nghiệp này hoàn thành khoảng một nửa kế hoạch cả năm
Masan Consumer là một trong những trụ cột tăng trưởng chính của Masan, bên cạnh chuỗi bán lẻ hiện đại WinCommerce. Họ cho biết sở hữu 5 thương hiệu đạt doanh thu trên 2.000 tỷ đồng, gồm Chin-su, Omachi, Kokomi, Nam Ngư và WakeUp 247.
Quỹ từ thiện 75 tỷ đô của Bill Gates “âm thầm” thành cổ đông của 1 DN hàng đầu Việt Nam, cổ phiếu tăng hơn gấp đôi từ đầu năm
Mạnh tay đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng cuối năm 2023 quỹ của Bill Gates lại bán một loạt cổ phiếu của các "ông lớn" ngành công nghệ thế giới.
Bên cạnh khoản đầu tư vào VEIL đã được biết đến từ lâu, đây là lần đầu tiên Bill & Melinda Gates Foundation Trust trực tiếp nắm giữ 1 cổ phiếu Việt Nam.
Mới đây, CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, mã chứng khoán: MCH) đã công bố biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến về việc chia cổ tức bổ sung năm 2023. Kết quả, đã có 97,3% số cổ phần của công ty đã đồng ý với phương án chia bổ sung bằng tiền với tỷ lệ 168%.
Trong danh sách các cổ đông tham gia biểu quyết, đáng chú ý có sự xuất hiện của Bill & Melinda Gates Foundation Trust. Tổ chức này hiện đang nắm hơn 1 triệu cổ phiếu MCH, có giá trị thị trường hiện đạt 212 tỷ đồng.
Trước đó, Masan Consumer đã chi trả cổ tức cho năm 2023 với tỷ lệ 100% bằng tiền. Với việc chuẩn bị chia thêm 16.800 đồng/cp nữa, Bill & Melinda Gates Foundation Trust có thể nhận về gần 28 tỷ đồng cổ tức từ Masan Consumer trong năm 2023.
Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu MCH đã tăng hơn gấp đôi, hiện đạt trên 200.000 đồng/cp, tương ứng với vốn hóa thị trường đạt 147.600 tỷ đồng (5,9 tỷ USD).
Tài sản quản lý hơn 75 tỷ USD
Bill & Melinda Gates Foundation Trust là đơn vị quản lý nguồn tài chính của Bill & Melinda Gates Foundation (BMGF) - một tổ chức từ thiện, được góp vốn bởi Bill Gates, người sáng lập tập đoàn Microsoft và bà Melinda Gates - vợ cũ của Bill Gates.
Tính đến cuối năm 2023, giá trị tài sản ròng của BMGF Trust đạt hơn 75 tỷ USD, chủ yếu là các khoản đầu tư tài chính.
BMGF Trust đã gián tiếp đầu tư vào Việt Nam từ lâu, đặc biệt là đầu tư vào thị trường chứng khoán thông qua Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) - quỹ đầu tư lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam do Dragon Capital quản lý.
BMGF Trust hiện là cổ đông lớn thứ 2 của VEIL với lượng nắm giữ gần 24,7 triệu chứng chỉ quỹ. Số chứng chỉ quỹ này hiện có trị giá hơn 183 triệu USD theo thị giá của VEIL trên sở giao dịch chứng khoán London.
Được biết BMGF Trust đã không mua bán VEIL trong một thời gian khá dài.
Mạnh tay đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng cuối năm 2023 quỹ của Bill Gates lại bán một loạt cổ phiếu của các "ông lớn" ngành công nghệ thế giới. Theo dữ liệu từ Dataroma, trong quý 4/2023, Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation Trust đã bán toàn bộ các cổ phiếu công nghệ như Apple, Meta (công ty mẹ của Facebook), Alphabet (công ty mẹ của Google), Amazon và Nvidia
Quỹ cũng bán sạch hàng loạt cổ phiếu "tên tuổi" khác như Walt Disney, Morgan Stanley, Johnson & Johnson, Unilever, Goldman Sachs, Exxon Mobil, Lockheed Martin, PepsiCo,… Ngoài ra, quỹ của Bill Gates còn bán bớt 2 cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục là Microsoft, Berkshire Hathaway.
Theo Forbes, hiện Bill Gates đang là người giàu thứ 7 thế giới với khối tài sản ước tính khoảng 138,6 tỷ USD. Vị tỷ phú này còn sở hữu 111.288 ha đất và là chủ đất lớn thứ 42 nước Mỹ. Nhà đồng sáng lập Microsoft cũng là chủ đất nông nghiệp lớn nhất nước Mỹ, theo Bảng xếp hạng 100 chủ đất lớn nhất của tạp chí chuyên ngành đất đai Land Report.
Phần lớn thu nhập của Gates đều dành cho các hoạt động từ thiện, thông qua quỹ Bill & Melinda Gates. Vào năm 2023, quỹ này cam kết chi 8,3 tỷ USD để chống đói nghèo, bệnh tật và bất bình đẳng, tăng 15% so với năm 2022. Quỹ cũng đặt mục tiêu tăng khoản chi trả lên 9 tỷ USD vào năm 2026.
Công ty mẹ của Masan Consumer lãi gần 21 tỷ đồng mỗi ngày
Công ty TNHH MasanConsumerHoldings - công ty mẹ của Masan Consumer (MCH) báo lãi sau thuế nửa đầu năm gần 3,782 tỷ đồng, tương đương mỗi ngày lãi gần 21 tỷ đồng.
Theo bản công bố tình hình tài chính định kỳ gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), MasanConsumerHoldings lãi sau thuế gần 3,782 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước. Mức lãi này giúp tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty đạt 16%, cao hơn mức 15% của cùng kỳ.
Công ty có gần 15,591 tỷ đồng nợ phải trả tại thời điểm 30/06/2024, giảm 13% so với đầu năm, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu 0.64 lần. Trong đó, nợ trái phiếu hơn 2,192 tỷ đồng, dù tăng 7% nhưng dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu đã giảm từ 0.1 lần ở thời điểm đầu năm xuống còn 0.09 lần.
Theo tìm hiểu, MasanConsumerHoldings chỉ lưu hành duy nhất lô trái phiếu MCHBONDS2014 phát hành ngày 05/12/2014, kỳ hạn 10 năm đến ngày 05/12/2024, do Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) làm tổ chức lưu ký.
Với đợt phát hành này, MasanConsumerHoldings đã huy động 2,100 tỷ đồng, lãi suất cố định 8%/năm được thanh toán định kỳ mỗi 6 tháng, còn phần gốc được thanh toán một lần đi đến hạn.
Trái phiếu được tổ chức Credit Guarantee and Investment Facility (CGIF), một quỹ ủy thác của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) bảo lãnh. Đây cũng là thương vụ đầu tiên của CGIF tại Việt Nam.
Công ty TNHH MasanConsumerHoldings có tiền thân là Công ty TNHH MTV Tư vấn Hoa Bằng Lăng, thành lập vào tháng 8/2009, do Tập đoàn Masan sở hữu 100% vốn. Công ty được thành lập với vai trò là nền tảng chính để Tập đoàn Masan đầu tư thêm vào các ngành thực phẩm, đồ uống và các ngành hàng liên quan khácِ. Đến tháng 12/2013, tên của Công ty được đổi thành Công ty TNHH MTV MasanConsumerHoldings.
Hiện tại, MasanConsumerHoldings được ghi nhận là công ty con sở hữu gián tiếp của Tập đoàn Masan (MSN), hoạt động chính trong lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư. Các công ty chính trong danh mục của MCH bao gồm Masan Consumer (MCH) và Masan Brewery.
Nguồn: BCTN năm 2023 của MSN
Nguồn: BCTN năm 2023 của MCH
Thông qua đó, MasanConsumerHoldings sở hữu nhiều sản phẩm thực phẩm và đồ uống, bao gồm nước tương, nước mắm, nước chấm, tương ớt, hạt nêm, mì ăn liền, cháo ăn liền, thực phẩm chế biến sẳn, cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn liền, đồ uống đóng chai và bia.
Những thương hiệu chủ chốt của MasanConsumerHoldings bao gồm CHIN-SU, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Tiến Vua, Vinacafé, Wake-up Coffee, Wake-up 247, Compact, EnerZ, Bupnon Tea365, Vĩnh Hảo, Quang Hanh, Vivant, Faith, Red Ruby, Lush và Sư Tử Trắngِ.
Với việc hoàn tất đề nghị chào mua công khai CTCP Bột giặt Net vào tháng 2/2020, Công ty đã chính thức tiến vào ngành hàng sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình bao gồm các sản phẩm bột giặt Joins, Super Net, nước giặt Chante’, Sopa, nước rửa chén Homey, sữa tắm La’Petal.
Vì sao nhiều doanh nghiệp từng vét hết tiền để chia cổ tức ‘khủng’ lên tới 100-200%?
Việc "vét" hết tiền để chia cổ tức là động thái thường thấy khi doanh nghiệp chuẩn bị tiến hành các thương vụ bán cổ phần lớn.
Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer - MCH) vừa đề xuất phương án chia cổ tức năm 2023 tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào tháng 4. Cụ thể, cổ tức bằng tiền năm 2023 với tỷ lệ 100% (tương đương 10.000 đồng/cổ phiếu) đã được thông qua và Masan Consumer đã trả hơn 7.100 tỷ đồng trong giai đoạn từ tháng 7/2023 đến tháng 7/2024. Ngoài ra, cổ tức bổ sung bằng tiền cho năm tài chính 2023 được đề xuất là 16.800 đồng/cổ phiếu (tương đương tỷ lệ cổ tức là 168%).
Trong quá khứ, nhiều doanh nghiệp đã chia cổ tức lớn sau các thương vụ lớn. Công ty đầu tiên trả cổ tức cao nhất là CTCP Tập đoàn Kinh Đô (KDC) vào tháng 8/2015 sau khi hoàn tất chuyển nhượng 80% cổ phần Kinh Đô Bình Dương cho Mondelez.
Các doanh nghiệp thuộc Hộ Kido cũng thường xuyên chia cổ tức lớn, như Kido Foods (KDF) trong tháng 12/2020 hoặc Tạp hóa đông lạnh Kido (KDF) vào tháng 9/2020. Đầu năm 2023, CTCP Vocarimex (VOC) cũng thông báo chi trả cổ tức đặc biệt cho cổ đông. Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 12/4.
Ngoài ra, CTCP Gemadept (GMD) vào tháng 3/2018 cũng đã chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 80%. Và các doanh nghiệp khác như CTCP Truyền thông VMG (ABC) cũng thực hiện chi trả cổ tức lớn sau các thương vụ thoái vốn thành công.
“Viên kim cương gia bảo” của Tập đoàn Masan muốn chia thêm cổ tức “khủng” 168%
Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan từng ví Masan Consumer như "viên kim cương gia bảo".
Sau khi hoàn tất việc chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 100%, Masan Consumer (mã cổ phiếu MCH) muốn chia tiếp cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 168%.
Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, mã cổ phiếu MCH - sàn UPCoM) vừa công bố tài liệu xin ý kiến cổ đông về việc chia cổ tức tiền mặt bổ sung cho năm tài chính 2023.
Theo đó, khoản cổ tức này là khoản bổ sung thêm cho khoản cổ tức trước đó là 10.000 đồng/cổ phiếu (tương ứng tỷ lệ 100%) cho năm tài chính 2023 vốn đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 và đã được giải ngân đầy đủ trong giai đoạn tháng 7/2023 - tháng 7/2024.
Cổ tức tiền mặt bổ sung được đề xuất cho năm tài chính 2023 ở mức 168%, tương ứng cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu MCH sẽ được nhận 16.800 đồng cổ tức.
Với hơn 717 triệu cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến Masan Consumer sẽ chi khoảng 12.000 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông trong đợt này. Thời gian chi trả cổ tức bổ sung này có thể chia thành một hoặc nhiều đợt, và sẽ được thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày thông qua Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
Theo báo cáo tài chính quý 2/2024, tại ngày 30/6/2024, tỷ lệ lợi ích của Tập đoàn Masan (mã cổ phiếu MSN) tại Masan Consumer đang là 68,1%.
Xét về kết quả kinh doanh, luỹ kế 6 tháng đầu năm nay, Masan Consumer ghi nhận doanh thu thuần 13.968 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.402 tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Qua đó, doanh nghiệp này có 19.526 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Theo báo cáo thường niên năm 2023 của Tập đoàn Masan, hơn 98% hộ gia đình Việt Nam sở hữu ít nhất một sản phẩm của Masan Consumer. Với xuất phát điểm ở ngành gia vị vào năm 2002, hiện nay Masan Consumer đã tham gia vào 8 ngành hàng tiêu dùng chính tại thị trường Việt Nam và sở hữu sản phẩm dẫn đầu tại nhiều phân khúc. Masan Consumer hiện có 5 thương hiệu có doanh thu 150-250 triệu USD gồm Kokomi, Omachi, Chinsu, Nam Ngư và Wakeup 24/7, đóng góp khoảng 80% tổng doanh thu công ty.
"Masan Consumer đang đứng trước vận hội mới của sự phát triển trong 10 năm tới. Chúng ta muốn mọi gia đình Việt Nam đều có mọi sản phẩm của cả 8 ngành hàng chúng ta đang kinh doanh. Một ngày nào đó, với ước mơ lớn, chúng ta muốn sản phẩm Masan Consumer có mặt ở mọi gia đình trên thế giới", Tổng giám đốc Masan Consumer Trương Công Thắng chia sẻ.
Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu MCH của Masan Consumer từ đầu năm 2024 đến nay.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan tiết lộ đang cân nhắc việc IPO Masan Consumer (MCH) và hướng đơn vị này tới các thị trường quốc tế với mục tiêu 10-20% doanh thu sẽ đến từ thị trường toàn cầu.
Chia sẻ với cổ đông, Chủ tịch Tập đoàn Masan nói: “Masan Consumer là Viên kim cương gia bảo, đầy niềm tự hào của Tập đoàn Masan. Đó còn là đại sứ ẩm thực Việt Nam nâng hành trình đi ra thế giới của Tập đoàn Masan với các nhãn hiệu mạnh”.
Chủ tịch Tập đoàn Masan cho biết, Masan Consumer đã tăng trưởng với tốc độ gấp 2,2 lần thị trường chung trong giai đoạn 2017-2023, và đặt mục tiêu tăng trưởng hơn nữa thông qua việc tham gia vào thị trường tiêu dùng bên ngoài, cung cấp các sản phẩm cao cấp thay thế bữa ăn tại nhà và thay thế bữa ăn tại nhà hàng.
“Mục tiêu chiến lược của Masan Consumer là sở hữu 6 thương hiệu tỷ USD, cao cấp hóa sản phẩm và mở rộng phạm vi sản phẩm cho từng thương hiệu, mở rộng thị trường có thể tiếp cận từ 100 triệu người tiêu dùng tại Việt Nam lên 8 tỷ người trên toàn cầu”, ông Trương Công Thắng nhấn mạnh.
Tại thời điểm cuối tháng 6/2024, tổng tài sản của Masan Consumer đạt 41.823 tỷ đồng. Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 30/8, thị giá cổ phiếu MCH đạt 211.200 đồng/cổ phiếu; qua đó, giá trị vốn hoá thị trường đạt hơn 151.500 tỷ đồng, tương đương gần 6,1 tỷ USD.
MCH lấy ý kiến chia cổ tức khủng 168%, tức chi 12.000 tỷ
Với hơn 717 triệu cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến MCH sẽ chi khoảng 12.000 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông nếu tỷ lệ này được thông qua.
CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, UpCOM: MCH) vừa công bố tài liệu xin ý kiến cổ đông về việc chia cổ tức tiền mặt bổ sung cho năm tài chính 2023.
Theo đó, khoản cổ tức này là khoản bổ sung thêm cho khoản cổ tức trước đó là 10.000 đồng/cổ phiếu (100%) cho năm tài chính 2023 (đã được thông qua tại ĐHCĐ năm 2024 và đã được giải ngân đầy đủ trong giai đoạn tháng 7/2023 - tháng 7/2024).
Cổ tức tiền mặt bổ sung được đề xuất cho năm tài chính 2023 là 16.800 đồng/cổ phiếu (tương đương tỷ lệ cổ tức là 168%). Điều này tương ứng với việc MCH sẽ phân phối gần như toàn bộ lợi nhuận chưa phân phối của năm tài chính 2023 (sau khi đã trừ đi khoản cổ tức 10.000 đồng/cổ phiếu đã đề cập ở trên) để trả cổ tức bổ sung này.
Tại thời điểm cuối năm 2023, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của MCH là 12.178 tỷ đồng.
Với hơn 717 triệu cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến MCH sẽ chi khoảng 12.000 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông trong đợt này.
Thời gian chi trả cổ tức bổ sung này có thể chia thành một hoặc nhiều đợt, và sẽ được thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày thông qua Nghị quyết ĐHĐCĐ.
Về tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024, MCH ghi nhận doanh thu thuần 13.968 tỷ đồng, tăng gần 12% so cùng kỳ.
Mới đây, CTCP Hàng tiêu dùng Masan công bố thông tin sẽ trình ĐHĐCĐ phê duyệt phương án chia cổ tức năm 2023 bổ sung. Cụ thể, mức chia cổ tức dự kiến bằng tiền với tỷ lệ chi trả 168% (1 cp được nhận 16,800 đồng).
Chi cổ tức “khủng”, được định giá 251,100 đồng/cổ phiếu
Theo thông tin công bố, việc chi trả khoản cổ tức 2023 bổ sung này có thể được thực hiện thành một hoặc nhiều đợt, được thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày thông qua Nghị quyết ĐHĐCĐ. Theo đó, cổ phiếu MCH của Masan Consumer Corporation (MSC) có giá đóng cửa tại ngày 29/08 là 204,800 đồng/cổ phiếu. Với mức chia cổ tức dự kiến này, lợi suất cổ tức trên giá cổ phiếu là vào khoảng 8.2%, cao hơn lãi tiền gửi ở nhiều ngân hàng.
Bên cạnh đó, theo báo cáo mới nhất của chứng khoán HSC, tổ chức này nâng định giá cổ phiếu MCH lên mức 251,100 đồng, tương ứng với mức sinh lời khoảng 22.5% so với giá đóng cửa tại ngày 29/08 là 204,800 đồng/cổ phiếu. Đơn vị này dự báo lợi nhuận ròng CAGR trong giai đoạn 3 năm 2023 - 2026 của MSC là 10%. Giá cổ phiếu tăng 50% trong 3 tháng qua, P/E năm 2025 của MCH là 17.5 lần, vẫn thấp hơn 23% so với mức trung bình của các công ty cùng ngành trong khu vực là 22.7 lần.
Xuất phát điểm và ngành hàng trụ cột của MSC là gia vị, cho đến nay, doanh nghiệp đã tham gia vào 8 ngành hàng tiêu dùng chính tại Việt Nam và sở hữu 5 thương hiệu đạt trên 2,000 tỷ đồng doanh thu là CHIN-SU, KOKOMI, OMACHI, Nam Ngư và Wakeup 247.
Theo Kantar, hơn 98% hộ gia đình Việt Nam sở hữu ít nhất một sản phẩm của Masan Consumer. Theo báo cáo của HSC, CHIN-SU, Nam Ngư là những thương hiệu được lựa chọn nhiều nhất ở khu vực thành thị; trong khi đó ở khu vực nông thôn là 4 thương hiệu: Nam Ngư, CHIN-SU, KOKOMI và Tam Thái Tử. Ở cả nông thôn và thành thị, MSC đều có tệp khách hàng trung thành, sẵn sàng trải nghiệm những sản phẩm mới và giúp gia tăng doanh số sản phẩm ở nhiều danh mục khác nhau.
Bên cạnh việc đầu tư cho hoạt động marketing quảng bá, MSC đặc biệt chú trọng vào công tác R&D để liên tục đưa các sản phẩm mới ra thị trường với tốc độ nhanh chóng. Thông qua Trung tâm phát triển sản phẩm và nghiên cứu người tiêu dùng (Consumer Innovation Center) để trò chuyện, trao đổi với cộng đồng “Consumers in love” - những người tiêu dùng tin yêu sử dụng sản phẩm, để tìm kiếm những ý tưởng, những nhu cầu lớn chưa được đáp ứng và phát triển các sản phẩm phù hợp.
Liên tục tăng trưởng 2 con số
Tại Đại hội đồng Cổ đông Masan diễn ra tháng 4/2024, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đăng Quang chia sẻ, Masan Consumer là "viên kim cương gia bảo", là niềm tự hào trong sứ mệnh phụng sự người tiêu dùng. Masan Consumer là doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao, tăng trưởng doanh thu ổn định và vượt xa đáng kể so với các công ty cùng ngành trong lĩnh vực FMCG và thực phẩm đóng gói trong khu vực. Đây là tài sản giá trị nhất trong hệ sinh thái tiêu dùng bán lẻ của Tập đoàn Masan.
Khách mời hào hứng trải nghiệm sản phẩm Phở Story tại ĐHĐCĐ Masan 2024
Theo báo cáo mới nhất, Masan Consumer tiếp tục nối dài đà tăng trưởng kỷ lục năm 2023 với kết quả kinh doanh ghi nhận tích cực trong quý thứ hai của năm nay. Doanh thu của MSC ghi nhận mức tăng trưởng 14% và tiếp tục duy trì biên lợi nhuận gộp ở mức cao là 46.3%. Trong quý 2/2024, ngành hàng thực phẩm tiện lợi, đồ uống và cà phê dẫn đầu "đường đua" tăng trưởng, ghi nhận mức tăng lần lượt là 20.7%, 17,6% và 16% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, chiến lược Go Global của doanh nghiệp này cũng đạt những con số tích cực với doanh thu xuất khẩu tiếp tục đà tăng trưởng, đạt mức tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đà tăng trưởng của MSC được duy trì nhờ vào các thương hiệu mạnh mà doanh nghiệp này sở hữu như CHIN-SU, KOKOMI, OMACHI, WakeUp 247, Nam Ngư và động thái tăng tốc chiến lược cao cấp hóa giúp có mức giá bán cao trong bối cảnh chi phí nguyên vật liệu thô thấp hơn ở ngành hàng Thực phẩm tiện lợi.
Kể từ năm 2017 đến năm 2023, Masan Consumer tăng trưởng với tốc độ gấp 2.2x tốc độ thị trường chung. Theo một báo cáo mới đây của HSBC, Masan Consumer có tỷ suất lợi nhuận cao, tăng trưởng doanh thu ổn định và vượt xa đáng kể so với các công ty cùng ngành trong lĩnh vực FMCG và thực phẩm đóng gói trong khu vực.
Năm 2023, công ty thiết lập mức lợi nhuận kỷ lục mới khi ghi nhận mức lãi sau thuế 7,195 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với năm 2022. EPS năm 2023 đạt 9,888 đồng/cp, tăng mạnh so với EPS năm 2022 là 7,612 đồng/cp. Bên cạnh đó, xét về tiêu chí tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp, trong 5 năm qua MSC đạt trung bình 32.9% cao hơn hầu hết các công ty khác trong bộ chỉ số VN30.
Bước sang nửa cuối 2024, MSC dự kiến thực hiến chiến lược đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng doanh thu bằng cách tiếp tục thực hiện các phát kiến chiến lược và cao cấp hóa, đồng thời luân chuyển các SKU hoạt động kém hiệu quả để tối ưu hóa lợi nhuận.
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.