Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Quỹ VinaCapital muốn thoái sạch vốn tại Nhà Khang Điền (KDH)
Nếu đợt giao dịch tới đây diễn ra thành công, Quỹ VinaCapital sẽ chính thức không còn là cổ đông của Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh Doanh Nhà Khang Điền (mã cổ phiếu KDH).
Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ VinaCapital vừa đăng ký bán ra toàn bộ 23.425 cổ phiếu KDH của Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền. Giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 25/12/2024 đến ngày 23/01/2025. Nếu đợt bán ra lần này thành công, Quỹ VinaCapital sẽ không còn là cổ đông của Nhà Khang Điền.
Trước đó, từ ngày 22/8 đến ngày 26/10, một bên liên quan của Quỹ VinaCapital là quỹ đầu tư Vietnam Ventures Limited cũng đã bán ra 10,6 triệu cổ phiếu KDH. Qua đó, tỷ lệ sở hữu của quỹ này tại Nhà Khang Điền đã giảm từ 2,06% còn 0,9% vốn điều lệ.
Sau đó, từ ngày 5/12 đến 6/12, quỹ đầu tư này tiếp tục bán ra thêm 1,5 triệu cổ phiếu KDH, giảm tỷ lệ sở hữu tại Nhà Khang Điền từ 0,89% còn 0,73% vốn điều lệ.
Theo tìm hiểu, quỹ Vietnam Ventures Limited cũng là tổ chức có liên quan của bà Nguyễn Thị Diệu Phương - thành viên Hội đồng quản trị Nhà Khang Điền và bà Vương Hoàng Thảo Linh - thành viên Ban kiểm soát công ty này.
Trong một diễn biến có liên quan, ngày 29/7 vừa qua, Nhà Khang Điền đã chào bán thành công hơn 110 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 27.250 đồng/cổ phiếu, thu về hơn 3.000 tỷ đồng. Trong đó, công ty đã giải ngân toàn bộ và dùng 2.700 tỷ đồng để góp vốn vào Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Phúc; gần 250 tỷ đồng để thanh toán nợ vay tại ngân hàng; và 50 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động.
Về kết quả kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm nay, Nhà Khang Điền ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.231 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 410 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 32% kế hoạch doanh thu và 52% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Quý 4 được kỳ vọng sẽ là điểm rơi lợi nhuận, giúp Nhà Khang Điền hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm nay nhờ việc bàn giao 1.043 căn hộ thuộc dự án The Priva (1,8 ha, Q.Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh).
Xem thêm: "Doanh thu quý 4 của Nhà Khang Điền (KDH) dự kiến tăng gấp hơn 5 lần" trên Tạp chí Công Thương tại đây.
Công ty cho biết, đã có hơn 600 căn được bàn giao thành công trong vòng 20 ngày kể từ khi bắt đầu bàn giao từ giữa tháng 10/2024. Chứng khoán SSI đánh giá, với tốc độ bàn giao hiện tại, Nhà Khang Điền dự kiến sẽ bàn giao và ghi nhận doanh thu từ 800 căn hộ trong quý 4/2024 và phần còn lại sẽ được ghi nhận vào đầu năm 2025.
Ngoài ra, Chứng khoán SSI cũng ước tính Nhà Khang Điền sẽ ghi nhận 2.420 tỷ đồng doanh thu trong quý 4/2024, tăng 417% so với cùng kỳ năm trước và tăng 860% so với quý 3/2024. Qua đó, dự kiến thu về 3.660 tỷ đồng doanh thu và 989 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong cả năm 2024, lần lượt tăng 75,2% và tăng 35,4% so với năm 2023, vượt kế hoạch năm của công ty.
Bên cạnh động lực tăng trưởng đến từ dự án The Priva, doanh thu của Nhà Khang Điền được dự kiến sẽ cải thiện đáng kể nhờ việc mở bán sản phẩm tại hai dự án trọng điểm là The Clarita (5,8 ha) và Emeria (6,1 ha). Theo đó, dự kiến việc mở bán sẽ diễn ra trong tháng 12/2024 hoặc quý 1/2025 và có thể ghi nhận doanh thu trong năm 2025.
Khối ngoại trở lại mua ròng, cổ phiếu nào được "gom" mạnh nhất?
Khối ngoại trở lại mua ròng trên HoSE với giá trị đạt 31 tỷ đồng. Tâm điểm mua là các mã như VNM, VIX, FPT...
Trên HSX, khối ngoại mua ròng 31 tỷ đồng
VNM và VIX được mua nhiều với giá trị đạt 124 tỷ đồng và 104 tỷ đồng. Vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về FPT (87 tỷ đồng), SIP (84 tỷ đồng), KDH (57 tỷ đồng), SSI (35 tỷ đồng)...
Ngược lại, HPG bị bán nhiều với giá trị đạt 89 tỷ đồng. Họ cũng bán nhiều các mã như NVL (70 tỷ đồng), VHM (50 tỷ đồng), BID (43 tỷ đồng)...
Trên HNX, khối ngoại bán ròng 34 tỷ đồng
Những mã bị bán nhiều gồm có HUT, CEO, SHS, IDC, PVS...
Ngược lại, họ mua nhiều các mã như TNG, DHT, VGS, AAV...
Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 6 tỷ đồng
Những mã được mua nhiều gồm có ACV, BSR, MCH, ABI...
Ngược lại, họ bán nhiều các mã như MFS, PHP, OIL...
Nhận định thị trường đầu phiên giao dịch 18/12/2024!
1. Thị trường chung:- Thị trường có phiên thứ 8 liên tiếp trong xu hướng giảm nhẹ, giao dịch biên độ ngày càng thu hẹp và thanh khoản cạn kiệt từ sau phiên Bùng nổ ngày 05/12, thể hiện lực Cung - Cầu yếu và chờ đợi tín hiệu rõ ràng hơn của thị trường trong thời gian tới, đặc biệt tuần này có sự kiện thông tin lãi suất của FED và đáo hạn phái sinh.
- Vùng quanh 1260 vẫn đang được hỗ trợ tương đối tốt khi nhiều lần test về đây đã có lực Cầu tham gia vào đỡ giá.
- Các nhóm cổ phiếu cơ bản đi ngang, một số cổ phiếu ngách ở các nhóm ngành như Công nghệ, Vận tải, Cao su có sự tăng giá tốt hơn mặt bằng chung song không nhiều.
2. Xu hướng thị trường:
- Trong trung và dài hạn: vùng 1180-1200 đang là vùng hỗ trợ trung hạn của thị trường. Thị trường đang trong giai đoạn tích lũy với xu hướng sideway up trong trung và dài hạn khi chưa thủng qua 1170 và chưa break qua 1300.
- Trong ngắn hạn: phiên Bùng nổ theo đà xác nhận tạo đáy vùng 1200. Hỗ trợ ngắn hạn ở quanh 1255 - 1260. Thị trường tích lũy biên hẹp + thanh khoản cạn kiệt là dấu hiệu chuẩn bị có 1 phiên giao dịch rõ ràng xu hướng trong tuần này.
3. Nhận định & Hành động của NĐT:
- Nhận định tổng quan: thị trường xác nhận tạo đáy vùng 1200 sau phiên 05/12 và đang tích lũy chặt trở lại với biên độ hẹp, thanh khoản cạn kiệt dần, đây có thể là giai đoạn chuẩn bị cho 1 xu hướng rõ ràng hơn trong các phiên tới, khả năng tiếp tục trạng thái tăng điểm trở lại sẽ cao hơn khả năng giảm mạnh của thị trường.
- Hành động cho NĐT: khi đã xuất hiện phiên FTD thì NĐT có thể nắm giữ danh mục với tỷ trọng 80% cổ phiếu, ưu tiên chọn lọc cổ phiếu khỏe (có sức bật tốt hơn VNINDEX); canh thời điểm bật của thị trường để cơ cấu danh mục nhằm loại bỏ cổ phiếu yếu. Không sử dụng margin ở thời điểm chưa vượt 1300 bền vững.
- Quyết liệt cutloss với các cổ phiếu gãy nền giá hỗ trợ hoặc xuống thấp hơn vùng giá ngày 05/12 vừa qua.
- Nếu có phiên giảm mạnh quanh 8-10 điểm (sát ATC) kèm thanh khoản tăng thì cân nhắc hạ bớt tỷ trọng về 50%.
4. Nhóm ngành, cổ phiếu quan tâm: KCN, Công nghệ, Bất động sản, Ngân hàng, Chứng khoán, Hóa chất, Xuất khẩu và Điện năng.
Thị trường điều chỉnh nên mua cổ phiếu nào?
Cơ hội đầu tư cổ phiếu MWG, VIB, KDH.
Thị trường chứng khoán tiếp tục điều chỉnh, mở ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn. Trong video này, chúng ta sẽ phân tích xu hướng VNIndex và đánh giá tiềm năng của các cổ phiếu nổi bật như MWG, VIB, và KDH.
Liệu đây có phải là thời điểm tốt để giải ngân? Nên lựa chọn cổ phiếu nào để tối ưu hóa lợi nhuận? Hãy cùng khám phá những cơ hội đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh thị trường điều chỉnh!
Nhóm quỹ liên quan VinaCapital tiếp tục bán ra hơn 1,5 triệu cổ phiếu Nhà Khang Điền (KDH)
Vừa bán ra hơn 10,5 triệu cổ phiếu, Quỹ Vietnam Ventures Limited tiếp tục bán ra hơn 1,5 triệu cổ phiếu CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (mã KDH - sàn HOSE) để giảm sở hữu về 0,73% vốn điều lệ.
Từ ngày 5/12 đến ngày 6/12, Quỹ Vietnam Ventures Limited, tổ chức liên quan bà Nguyễn Thị Diệu Phương, thành viên HĐQT và bà Vương Hoàng Thảo Linh, thành viên Ban kiểm soát đã bán ra 1.535.270 cổ phiếu KDH để giảm sở hữu từ 0,89% về 0,73% vốn điều lệ.
Trước đó, từ ngày 22/8 đến ngày 26/10, quỹ thuộc VinaCapital này đã bán ra 10.585.900 cổ phiếu KDH để giảm sở hữu từ 2,06% về 0,9% vốn điều lệ.
Liên quan tới huy động vốn, ngày 29/7/2024, Nhà Khang Điền đã chào bán thành công hơn 110 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 27.250 đồng/cổ phiếu để huy động hơn 3.000 tỷ đồng. Trong đó, tính tới ngày 1/10/2024, Công ty đã giải ngân toàn bộ số tiền huy động bao gồm 2.700 tỷ đồng đầu tư góp thêm vốn vào Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh doanh nhà Phúc Khang để thanh toán các khoản nợ vay ngân hàng; 249,96 tỷ đồng thanh toán nợ vay của Nhà Khang Điền tại Ngân hàng; và 50,04 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động.
SSI Research ước tính, sau khi bắt đầu bàn giao dự án The Privia, Nhà Khang Điền có thể hạch toán doanh thu 800 căn hộ trong quý IV/2024, còn lại 243 căn hộ sẽ được hạch toán vào đầu năm 2025.
Với việc hạch toán dự án The Privia, SSI Research ước tính trong quý IV/2024, Nhà Khang Điền có thể ghi nhận doanh thu đạt 2.420 tỷ đồng, tăng 417% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ dự kiến đạt 558,4 tỷ đồng, tăng 798% so với cùng kỳ và luỹ kế trong năm 2024, Nhà Khang Điền ước tính doanh thu tăng 75,2% lên 3.660 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ tăng 35,6% lên 971 tỷ đồng.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 9/12, cổ phiếu KDH tăng 600 đồng lên 34.400 đồng/cổ phiếu.
Tồn kho BĐS vượt ngưỡng 530.000 tỷ đồng
Theo báo cáo ngành bất động sản của APSC, từ cuối năm 2023 đến nay, một số doanh nghiệp bất động sản đã công bố hoàn tất nghĩa vụ nợ trái phiếu, bao gồm cả việc mua lại trước hạn, dù kết quả kinh doanh vẫn chưa thực sự khởi sắc.
Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) mới đây thông báo đã thanh toán toàn bộ khoản nợ trái phiếu với tổng giá trị 2.500 tỷ đồng, bao gồm cả nợ đến hạn và mua lại trước hạn. Điều này giúp doanh nghiệp đưa dư nợ vay trái phiếu về 0 đồng từ cuối năm 2023.
Tương tự, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) cũng hoàn tất nghĩa vụ trái phiếu từ năm 2023, bao gồm việc tất toán 3.900 tỷ đồng tiền gốc và gần 162 tỷ đồng tiền lãi, chính thức không còn dư nợ trái phiếu.
Bên cạnh đó, tính đến tháng 12/2023, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản như Điền Phát Land, Vinh An Điền, Hoa Kim Anh, Minh Khang Điền, City Garden, Hong Lim Land, Downtown, Năm Bảy Bảy, C.E.O và Hà Đô Group cũng đã chi từ 157 tỷ đồng đến 770 tỷ đồng để mua lại trái phiếu trước hạn, qua đó xóa toàn bộ dư nợ trái phiếu
Biến động hàng tồn kho của các doanh nghiệp BĐS qua từng thời kỳ. Ảnh: APSC
Năm 2024 dự kiến là năm có khối lượng trái phiếu đáo hạn lớn nhất, với tổng giá trị lên tới 428.000 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực bất động sản chiếm 43%, tương ứng 184.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn. Mặc dù khối lượng nợ lớn, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đã chuẩn bị nền tảng tài chính tương đối ổn định khi bước vào năm 2024.
Các doanh nghiệp như Khang Điền (KDH) và Nam Long Group (NLG) hiện vẫn đang duy trì dòng tiền dồi dào nhờ hoạt động kinh doanh hiệu quả. Trong khi đó, những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu hơn như DIC Corp (DIG), Phát Đạt (PDR) hay CEO Group (CEO) cũng đã có bước cải thiện đáng kể về dòng tiền trong năm 2023, tạo tiền đề để đối mặt với các khoản đáo hạn lớn trong năm nay.
BXH các doanh nghiệp hiện có giá trị tồn kho lớn nhất. Ảnh: APSC
Bên cạnh những doanh nghiệp có dòng tiền dồi dào, một số doanh nghiệp bất động sản vẫn đang đối mặt với áp lực nợ trái phiếu lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, danh sách các "ông lớn" nắm giữ lượng lớn dư nợ trái phiếu bao gồm:
CTCP Đầu tư Văn Phú - Invest: 1.300 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoVa (Novaland): Hơn 38.659 tỷ đồng.
CTCP Đầu tư Nam Long: Khoảng 3.100 tỷ đồng.
CTCP Đầu tư Hải Phát: Hơn 1.840 tỷ đồng.
Công ty TNHH KN Cam Ranh: Hơn 1.600 tỷ đồng.
Công ty TNHH Thành phố Aqua: 2.400 tỷ đồng.
CTCP Đầu tư Golden Hill: 5.760 tỷ đồng.
CTCP Hưng Thịnh Land: 5.100 tỷ đồng.
CTCP Hưng Thịnh Investment: Hơn 2.900 tỷ đồng.
Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang có dấu hiệu phục hồi, áp lực thanh toán trái phiếu vẫn là bài toán lớn đối với nhiều doanh nghiệp.
Tổng giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản tại thời điểm cuối quý III/2024 đã vượt 530.000 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay.
Theo Bộ Xây dựng, lượng tồn kho bất động sản tại các dự án đủ điều kiện giao dịch (nhưng chưa giao dịch trong kỳ báo cáo) đạt khoảng 25.937 căn, nền. Con số này tăng 53% so với cùng kỳ, trong đó:
Chung cư: 4.688 căn.
Nhà ở riêng lẻ: 12.250 căn.
Đất nền: 8.999 nền.
Tính đến ngày 30/9/2024, tổng giá trị hàng tồn kho tăng 12% so với đầu năm, đánh dấu quý thứ 5 liên tiếp tăng kể từ quý II/2023. Trong đó, 58 doanh nghiệp tăng tồn kho, 13 không đổi và 45 giảm so với đầu năm.
Novaland (NVL) hiện đang dẫn đầu với hơn 145.000 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm và chiếm 27% tổng tồn kho toàn ngành. Trong đó, phần lớn là bất động sản để bán đang xây dựng (137.000 tỷ đồng) và bất động sản hoàn thiện (8.500 tỷ đồng).
Vingroup đứng thứ 2 với hơn 128.200 tỷ đồng, tăng 38%.
Vinhomes (VHM): hơn 58.000 tỷ đồng, tăng 11%.
Becamex IDC (BCM): hơn 20.900 tỷ đồng, giảm 7%, chủ yếu là chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng.
Kinh Bắc City (KBC): hơn 13.200 tỷ đồng, tăng 8%.
Các doanh nghiệp khác như:
Nhà Khang Điền (KDH): Hơn 22.400 tỷ đồng, tăng 19%.
Nam Long (NLG): Hơn 20.300 tỷ đồng, tăng 17%.
Đất Xanh (DXG): Hơn 13.800 tỷ đồng, giảm 2%.
Phát Đạt (PDR): Hơn 12.800 tỷ đồng, tăng 5%.
Một ông lớn khoe lãi nghìn tỷ nhưng quỹ ngoại thoái mạnh, lý do có gây bất ngờ?
Trong 9 tháng đầu năm 2024, KDH báo cáo lợi nhuận gộp gần 832 tỷ đồng trong tổng số gần 1.232 tỷ đồng doanh thu, chi phí tài chính 141 tỷ đồng, chi phí khác 104 tỷ đồng và chi phí lãi vay là hơn 45 tỷ đồng... Lợi nhuận sau thuế là hơn 410 tỷ đồng.
Nhà Khang Điền báo lãi nghìn tỷ đồng và có vốn hóa lên tới tỷ USD. Thị trường bất động sản có tín hiệu tích cực trở lại, nhiều dự án được gỡ vướng pháp lý. Vậy tại sao quỹ VinaCapital tiếp tục thoái vốn?
Thị trường bất động sản Việt Nam gần đây chuyển biến tích cực. Giao dịch ở phân khúc căn hộ tại Hà Nội và TPHCM nhiều thời điểm sôi động trở lại, giá tăng mạnh. Đấu giá đất ở nhiều địa phương, đặc biệt tại Hà Nội, giá được đẩy lên rất cao. Không ít dự án của các doanh nghiệp địa ốc đang dần được tháo gỡ vướng mắc pháp lý để có thể đưa hàng hóa ra bán, như trường hợp Bất động sản Phát Đạt (PDR), Novaland (NVL)...
Thông thường, những thời điểm như vậy, nhóm cổ phiếu bất động sản được các nhà đầu tư tổ chức, trong đó có khối ngoại, săn mua vào, đón một đợt sóng lên. Tuy nhiên, có tín hiệu cho thấy nhóm cổ phiếu địa ốc không còn thu hút được sự quan tâm của các tổ chức nước ngoài. Nhiều tổ chức còn đẩy mạnh thoái vốn khỏi các doanh nghiệp.
Theo thông báo từ CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH), Vietnam Ventures Limited thuộc VinaCapital đăng ký bán gần 1,54 triệu cổ phiếu KDH từ ngày 5/12/2024 đến 3/1/2025, nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.
Nếu bán thành công, tỷ lệ sở hữu của Vietnam Ventures Limited tại Khang Điền sẽ giảm từ 0,89% xuống còn 0,73%.
Tháng 9, quỹ này đã bán thành công 9,54 triệu cổ phiếu KDH trong tổng số gần 12 triệu cổ phần KDH đã đăng ký. Tổng cộng, từ tháng 7 đến nay, Vietnam Ventures Limited đã bán gần 11,1 triệu cổ phiếu KDH.
Nhà Khang Điền lãi nghìn tỷ, sao quỹ ngoại thoái vốn?
Nhà Khang Điền có quy mô vốn điều lệ hơn 10 nghìn tỷ đồng, vốn hóa tính tới ngày 3/12 đạt gần 33,2 nghìn tỷ đồng (khoảng 1,3 tỷ USD). KDH nhiều năm có lợi nhuận sau thuế hơn 1.000 tỷ đồng, như năm 2020-2022. Năm 2023, kết quả kém hơn nhưng KDH cũng ghi nhận lợi nhuận gần 730 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính, Nhà Khang Điền có kết quả kinh doanh khá tích cực với doanh thu khoảng 2.200-4.600 tỷ đồng/năm và lợi nhuận phần lớn ở mức nghìn tỷ đồng/năm ngay cả những lúc khó khăn nhất.
Lợi nhuận gộp ở mức rất cao, thường lên tới 50% doanh thu, tức bán 2 đồng có lợi nhuận gộp 1 đồng. Riêng năm 2023, lợi nhuận gộp lên tới 75% doanh thu, tức thu về 4 đồng có lợi nhuận gộp khoảng 3 đồng.
Tuy triển vọng tích cực như vậy, lợi nhuận sau thuế ở mức nghìn tỷ mỗi năm nhưng cổ phiếu KDH không bứt phá và quỹ ngoại vẫn thoái vốn.
Trước hết, Vinacapital thoái vốn có thể theo xu thế chung trên thị trường và không đạt được kỳ vọng. Bức tranh kinh doanh không hẳn nhiều màu sáng, lợi nhuận thực tế của KDH có thể không cao như vậy.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, KDH báo cáo lợi nhuận gộp gần 832 tỷ đồng trong tổng số gần 1.232 tỷ đồng doanh thu, chi phí tài chính 141 tỷ đồng, chi phí khác 104 tỷ đồng và chi phí lãi vay là hơn 45 tỷ đồng... Lợi nhuận sau thuế là hơn 410 tỷ đồng.
Với quy mô chục nghìn tỷ như KDH, con số chi phí lãi vay 45 tỷ đồng là rất bất ngờ, quá nhỏ bé, và thông thường sẽ thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư.
Nhưng thực tế có phải vậy không?
Trên báo cáo tài chính 9 tháng, có thể thấy, KDH có tổng vay ngắn hạn là 1.100 tỷ đồng và vay dài hạn là hơn 6.708 tỷ đồng, tổng cộng là 7.708 tỷ đồng. Với lãi suất các ngân hàng cho vay giả sử ở mức 8 - 10%/năm, tổng lãi vay trong 9 tháng là khoảng 540 - 580 tỷ đồng. Nếu đúng vậy, KDH có thể lỗ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng cho thấy, 9 tháng đầu năm 2024, KDH đã phải trả số tiền lãi lên tới hơn 580,6 tỷ đồng, chứ không phải hơn 45 tỷ đồng trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh.
Con số đó có thể do KDH đã vốn hóa chi phí lãi vay, hạch toán vào giá trị tài sản, vào hàng tồn kho.
Hàng tồn kho của KDH tới cuối tháng 9/2024 đạt gần 22.450 tỷ đồng, tăng khá mạnh so với mức 18.787 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên KDH sử dụng kỹ thuật này. Trong báo cáo tự lập năm 2023, KDH ghi nhận chi phí lãi vay là hơn 143 tỷ đồng, nhưng sau khi kiểm toán điều chỉnh lên thành 217 tỷ đồng.
Trong năm 2022, KDH ghi nhận lãi vay có 9,3 tỷ đồng, nhưng thực tế tiền lãi vay đã trả là hơn 496 tỷ đồng.
Trong năm 2024, rất nhiều doanh nghiệp bất động sản còn đối mặt với vô vàn khó khăn, trong đó có nợ trái phiếu, vay nợ ngân hàng và tồn kho lớn.
Theo Vietstock, tồn kho của hơn 100 doanh nghiệp thuộc nhóm bất động sản nhà ở và khu công nghiệp trên 3 sàn quý III lập kỷ lục mới, vượt 530 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với hồi đầu năm. Trong đó, Novaland (NVL) dẫn đầu với hơn 145 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Vingroup (VIC) có tồn kho hơn 128,2 nghìn tỷ đồng, tăng 38% so với đầu kỳ.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.