Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Rạng Đông Holding bị HoSE ra văn bản nhắc nhở
HoSE có công văn thông báo nhắc nhở chậm công bố thông tin báo cáo tài chính quý 3/2024 đối với Rạng Đông Holding.
Ngày 1/11, CTCP Rạng Đông Holding (HoSE: RDP) nhận được văn bản nhắc nhở từ Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) về việc chậm nộp BCTC quý 3/2024.
Theo quy định của Bộ Tài chính: “Các tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ của tổ chức khác, hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có đơn vị trực thuộc tổ chức bộ máy kế toán riêng phải công bố BCTC quý trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý”. Quá thời hạn trên, RDP vẫn chưa nộp BCTC, do đó HoSE có văn bản nhắc nhở Công ty nghiêm túc tuân thủ quy định.
Thực tế, RDP không chỉ chậm nộp BCTC quý 3/2024. Trước đó, vào ngày 17/10, cổ phiếu RDP nhận quyết định chuyển từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dich - chỉ được giao dịch vào phiên chiều kể từ ngày 24/10/2024. Nguyên nhân do chậm công bố thông tin BCTC soát xét bán niên 2024 quá 45 ngày so với thời hạn quy định.
RDP vừa bị HoSE nhắc nhở. |
Bên cạnh đó, RDP bị đưa vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là số âm (lần lượt -142,5 tỷ đồng và -205,7 tỷ đồng) căn cứ BCTC hợp nhất kiểm toán 2023; theo quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán.
Sau đó, RDP đưa ra văn bản giải trình. Việc chậm công bố BCTC soát xét bán niên 2024 do RDP và tổ chức kiểm toán là Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt không chốt được báo cáo đúng thời hạn, và cam kết sẽ tập trung hoàn thành báo cáo để công bố sớm nhất có thể. Đồng thời, cam kết sẽ giải trình, báo cáo tình hình khắc phục tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch định kỳ hàng quý. Riêng với BCTC quý 3, Công ty chưa có văn bản giải trình.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024 của RDP cho thấy, doanh thhu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 2/2024 đạt 255,3 tỷ đồng - giảm mạnh so với 776,7 tỷ đồng ghi nhận trong cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ở mức 765,9 tỷ đồng, trượt dài so với con số 1.361 tỷ đồng có được trong cùng kỳ năm ngoái.
Tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong quý 2 âm 65,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2023 đạt 10,4 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm của RDP âm 64,5 tỷ đồng, giảm mạnh so với 11 tỷ đồng ghi nhận trong nửa đầu năm ngoái.
Trong công văn giải trình báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024 gửi UBCKNN và HoSe ngày 26/7/2024, RDP cho biết, lợi nhuận sau thuế quý 2/2024 âm 65,6 tỷ đồng, giảm 76 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023.
Tình hình hoạt động kinh doanh của RDP cũng có biến động kém tích cực. Đầu tháng 7, Doanh nghiệp nhựa quyết định tạm ngưng hoạt động 2 chi nhánh trong vòng 1 năm nhưng không nói lý do cụ thể, gồm chi nhánh tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội và chi nhánh nhà máy bao bì nhựa số 1 tại huyện Củ Chi, TPHCM, lần lượt đến hết ngày 12/07/2025 và 19/07/2025.
Rạng Đông Holding có trụ sở chính tại 190 Lạc Long Quân, phường 3, quận 11, TP Hồ Chí Minh. Công ty này chuyên sản xuất, mua bán hàng nhựa gia dụng, kỹ thuật; chế tạo máy mọc, thiết bị ngành nhựa; xây dựng dân dụng, công nghiệp; san lắp mặt bằng; kinh doanh bất dộng sản; cho thuê văn phòng; kinh doanh khách sạn, nhà hàng; vận tải hàng hoá bằng đường bộ…
Chủ tịch HĐQT của RDP là ông Hồ Đức Lam. Là nhân sự cấp cao gắn bó với Rạng Đông Holding từ nhiều năm qua nhưng từ đầu năm đến nay, Chủ tịch HĐQT Hồ Đức Lam đã bán và bị bán giải chấp tổng cộng hơn 19,1 triệu cổ phiếu RDP, giảm tỷ lệ sở hữu từ mức 45,04% còn 6,09% vốn điều lệ công ty.
Rạng Đông Holding lại chậm nộp báo cáo tài chính
Ngày 01/11, CTCP Rạng Đông Holding (HOSE: RDP) nhận được văn bản nhắc nhở từ Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) về việc chậm nộp BCTC quý 3/2024.
Theo quy định của Bộ Tài chính: “Các tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ của tổ chức khác, hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có đơn vị trực thuộc tổ chức bộ máy kế toán riêng phải công bố BCTC quý trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý”. Quá thời hạn trên, RDP vẫn chưa nộp BCTC, do đó HOSE có văn bản nhắc nhở Công ty nghiêm túc tuân thủ quy định.
Thực tế, RDP không chỉ chậm nộp BCTC quý 3/2024. Trước đó, vào ngày 17/10, cổ phiếu RDP nhận quyết định chuyển từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dich - chỉ được giao dịch vào phiên chiều kể từ ngày 24/10/2024. Nguyên nhân do chậm công bố thông tin BCTC soát xét bán niên 2024 quá 45 ngày so với thời hạn quy định.
Bên cạnh đó, RDP bị đưa vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là số âm (lần lượt -142.5 tỷ đồng và -205.7 tỷ đồng) căn cứ BCTC hợp nhất kiểm toán 2023; theo quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán.
Sau đó, RDP đưa ra văn bản giải trình. Việc chậm công bố BCTC soát xét bán niên 2024 do RDP và tổ chức kiểm toán là Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt không chốt được báo cáo đúng thời hạn, và cam kết sẽ tập trung hoàn thành báo cáo để công bố sớm nhất có thể. Đồng thời, cam kết sẽ giải trình, báo cáo tình hình khắc phục tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch định kỳ hàng quý. Riêng với BCTC quý 3, Công ty chưa có văn bản giải trình.
Việc chậm nộp báo cáo của RDP nhiều khả năng liên quan đến tình hình kinh doanh bết bát. Quý 2/2024, Doanh nghiệp rơi 68% doanh thu so với cùng kỳ, chỉ đạt 247 tỷ đồng; lỗ ròng 62 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 6 tỷ đồng), là khoản lỗ nặng nhất 15 năm qua. Lũy kế bán niên, Doanh nghiệp đạt 753 tỷ đồng doanh thu, giảm 45%; lỗ ròng 61 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 6.4 tỷ đồng). So với kế hoạch 2024, Doanh nghiệp thực hiện được gần 28% mục tiêu doanh thu và còn khoảng cách xa mới đạt kế hoạch lãi sau thuế năm (23 tỷ đồng).
Tình hình hoạt động kinh doanh của RDP cũng có biến động kém tích cực. Đầu tháng 7, Doanh nghiệp nhựa quyết định tạm ngưng hoạt động 2 chi nhánh trong vòng 1 năm nhưng không nói lý do cụ thể, gồm chi nhánh tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội và chi nhánh nhà máy bao bì nhựa số 1 tại huyện Củ Chi, TPHCM, lần lượt đến hết ngày 12/07/2025 và 19/07/2025.
Trên thị trường chứng khoán, từ đầu năm tới nay, giá cổ phiếu RDP giảm rất mạnh. Từ mốc 9,300 đồng/cp tại phiên đầu năm, giá RDP kết phiên 01/11/2024 ở mức 1,800 đồng/cp, tức giảm hơn 81%. Đà giảm này cũng là nguyên nhân khiến ông Hồ Đức Lam - Chủ tịch HĐQT RDP liên tục bị bán giải chấp cổ phiếu.
Cổ phiếu của Novaland, Đức Long Gia Lai và Rạng Đông Holding đều bị đưa vào diện cảnh báo từ 23/9
Cổ phiếu NVL, DLG, RDP bi đưa vào diện cảnh báo từ 23/9.
Do doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024 quá thời gian quy định, cổ phiếu NVL (Novaland), DLG (Đức Long Gia Lai) và RDP (Rạng Đông Holding) đều bị Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) đưa vào diện cảnh báo.
Cụ thể, cổ phiếu NVL của Novaland bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 23/9. HoSE cho biết, Novaland chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024 quá 15 ngày so với thời hạn quy định
Trước đó, ngày 10/9, HoSE thông báo, Novaland chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024 quá hạn 5 ngày, cổ phiếu NVL bị đưa vào diện chứng khoán không đủ điều kiện ký quỹ.
Cổ phiếu NVL, DLG, RDP bi đưa vào diện cảnh báo từ 23/9.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024 tự lập, kết thúc 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu hợp nhất Novaland đạt hơn 2.248 tỷ đồng, tăng trưởng gần 35% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 344,64 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 1.094 tỷ đồng.
Năm 2024, công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 32.587 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.079 tỷ đồng, lần lượt tăng 585% và 122% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, 6 tháng đầu năm, Novaland mới chỉ hoàn thành 6,9% kế hoạch doanh thu và 31,94% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tại thời điểm 30/6/2024, tổng tài sản của Novaland đạt 240.178 tỷ đồng, giảm 1.300 tỷ đồng so với số đầu năm. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất tới 59% là hàng tồn kho ở mức 142.025 tỷ đồng. Đây phần lớn là số tiền tồn đọng trong các dự án xây dựng dở dang của doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu của Novaland đạt mức 45.647 tỷ đồng, trong đó có hơn 13.868 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Đáng chú ý vẫn là khoản nợ phải trả lên tới 194.531 tỷ đồng, chiếm tới 81% tổng nguồn vốn.
Ngoài trường hợp của NVL, HoSE cũng đưa cổ phiếu DLG vào diện cảnh báo kể từ ngày 23/9/2024. Lý do được HoSE đưa ra là doanh nghiệp đã chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024 quá 15 ngày so với thời hạn quy định. Đồng thời, doanh nghiệp thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 37 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành theo Quyết định số 17 ngày 31/3/2022 của Hội đồng thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Ngoài ra, cổ phiếu DLG đang bị theo dõi ở diện kiểm soát theo Quyết định số 161 và 162 của Tổng Giám đốc HoSE. Lý do là bởi lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm toán trong 2 năm gần nhất (2022 - 2023) của doanh nghiệp là số âm. Và tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 2 năm liên tiếp (2022 - 2023) của Đức Long Gia Lai.
Với Rạng Đông Holding, HoSE cũng có văn bản nhắc nhở về việc chưa công bố báo cáo tài chính riêng và soát xét bán niên 2024.
“Sức khỏe” của doanh nghiệp đang sa sút khi vẫn chìm trong thua lỗ. Cụ thể, Rạng Đông Holding ghi nhận doanh thu sụt giảm gần 9% còn 2.594 tỷ đồng với khoản lỗ sau thuế lên tới 147 tỷ đồng trong năm 2023.
Đến nửa đầu năm 2024, Rạng Đông Holding lỗ hơn 65 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 266 tỷ đồng; doanh thu giảm 44,5% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 752,7 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 6/2024, Rạng Đông Holding có vốn chủ sở hữu 279,3 tỷ đồng, giảm 18,7% so với đầu năm; nợ phải trả 1.716 tỷ đồng, trong đó vay nợ tài chính 1.323 tỷ đồng.
Cổ phiếu của hàng loạt "ông lớn" bị đưa vào diện cảnh báo
Lợi nhuận âm và chậm công bố thông tin báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024 khiến cổ phiếu Novaland, Đức Long Gia Lai, Rạng Đông Holding bị đưa vào diện cảnh báo.
Sáng 17-9, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) công bố quyết định đưa một loạt cổ phiếu vào diện cảnh báo do doanh nghiệp chậm công bố thông tin báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024.
Theo đó, Công ty CP Tập đoàn Địa ốc No Va (Novaland - NVL) bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 23-9 vì đã chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024 quá 15 ngày.
Sáng nay, cổ phiếu NVL tăng nhẹ 100 đồng/cổ phiếu, giao dịch quanh mức 11.300 đồng/cổ phiếu với khối lượng giao dịch quanh 3,5 triệu đồng cổ phiếu.
Trước đó, cổ phiếu này bị bán tháo, giao dịch đạt kỷ lục gần 80 triệu đơn vị sau khi HoSE đưa vào danh sách không được giao dịch ký quỹ.
Bảng giao dịch điện tử sáng 17-9
Cổ phiếu RDP của Công ty CP Rạng Đông Holding (Rạng Đông Holding) bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 23-9 do công ty này tiếp tục chậm công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024. Trên thị trường, cổ phiếu RDP giảm nhẹ, còn 2.520 đồng/cổ phiếu.
Ngoài ra, cổ phiếu DLG của Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai cũng bị đưa vào diện bị cảnh báo với lý do tương tự. Thời gian qua, công ty này liên tục dính lùm xùm liên quan đến pháp lý dự án, lãnh đạo bị khởi tố, công ty bị yêu cầu mở thủ tục phá sản... Về tình hình kinh doanh, LDG đã kinh doanh thua lỗ liên tục trong 2 năm 2022, 2023. Công ty kiểm toán cũng đã có ý kiến ngoại trừ liên quan đến khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Giá cổ phiếu DLG trong phiên giao dịch sáng 17-9 chỉ còn 1.820 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu RDP bất ngờ “cháy hàng” sau khi thị giá “bay màu” gần 80% từ đầu năm
Chỉ trong vòng một năm, Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp này đã bán tổng cộng hơn 19 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 39% vốn.
Trong khi thị trường chung giao dịch "lình xình", cổ phiếu RDP của CTCP Rạng Đông Holding bất ngờ ngược dòng ngoạn mục. Lực cầu tăng mạnh giúp thị giá cổ phiếu này tăng kịch trần lên mức 2.450 đồng/cp, thậm chí "trắng bên bán".
Đáng nói, đà tăng giá khá ấn tượng của cổ phiếu RDP diễn ra sau chuỗi ngày giao dịch ảm đạm, trượt dài về đáy lịch sử. Thị giá RDP trong khoảng thời gian từ 11/7-30/7 chứng kiến chuỗi giảm sâu, với nhiều phiên giảm sàn nhiều phiên liên tiếp, qua đó đẩy thị giá về vùng đáy lịch sử chỉ 2.200 đồng/cp, tương đương "bốc hơi" 76% kể từ đầu năm.
Việc cổ phiếu lao dốc một cách nhanh chóng khiến ông Hồ Đức Lam - Chủ tịch HĐQT Rạng Đông Holdings liên tiếp bị bán giải chấp cổ phiếu RDP.
Trong thông báo mới nhất, ông Hồ Đức Lam bị công ty chứng khoán bán giải chấp 1,17 triệu cổ phiếu RDP, tương ứng 2,39% vốn điều lệ. Thời gian thực hiện trong ngày 1/8. Sau giao dịch, ông Hồ Đức Lam đã buộc phải hạ sở hữu từ 4,1 triệu đơn vị (8,48% vốn) về còn 2,9 triệu đơn vị (6,09% vốn).
Được biết, ông Hồ Đức Lam hiện vẫn đang là cổ đông lớn nhất của Rạng Đông Holding. Trong quá khứ, vào hồi cuối năm 2020 vị doanh nhân này từng sở hữu đến 64,2% vốn của Rạng Đông Holding.
Tuy nhiên, từ tháng 8/2023 cho đến nay ông Hồ Đức Lam không chỉ bị bán giải chấp lượng lớn cổ phiếu mà còn chủ động bán ra cổ phiếu RDP, qua đó hạ sở hữu tại Rạng Đông Holding từ 45% vốn về còn 6,1% vốn như hiện tại. Như vậy, chỉ trong vòng một năm Chủ tịch của Rạng Đông Holding đã bán tổng cộng hơn 19 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 39% vốn.
Động thái liên tục bị CTCK bán giải chấp cổ phiếu của Chủ tịch Rạng Đông Holding diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp này chìm trong thua lỗ. Cụ thể, RDP ghi nhận doanh thu sụt giảm gần 9% còn 2.594 tỷ đồng với khoản lỗ sau thuế lên tới 147 tỷ đồng trong năm 2023. Đến nửa đầu năm 2024, Rạng Đông tiếp tục lỗ gần 65 tỷ đồng. Tại thời điểm 30/6, Rạng Đông Holding đã lỗ lũy kế 266 tỷ đồng.
Ở một khía cạnh khác, sự kiện đánh dấu cho bước ngoặt đi xuống của doanh nghiệp này là việc Rạng động Holding đã thua kiện cổ đông ngoại Sojitz Planet Corporation (thuộc Tập đoàn Sojitz - Nhật Bản) và phải trả lại gần 157 tỷ đồng cùng các khoản phí, lệ phí liên quan. Chính vụ thua kiện này đã khiến chi phí dự phòng của Rạng Đông tăng vọt, dẫn đến việc doanh nghiệp này báo lỗ năm 2023.
Trước đó, vào năm 2016, Rạng Đông ký kết hợp tác thương mại toàn diện với Sojitz. Theo đó, Sojitz sẽ cung cấp nguyên liệu, chuyển giao công nghệ, hệ thống quản lý và phát triển sản phẩm mới theo tiêu chuẩn Nhật Bản cho Rạng Đông. Đến năm 2017, Rạng Đông và Sojitz tổ chức lễ ký kết cổ đông chiến lược. Ngoài ra, Sojitz còn mua 5 triệu cổ phần thông thường, đã phát hành và thanh toán đầy đủ tiền mua cổ phần tại CTCP Nhựa Rạng Đông Long An với giá mua hơn 174 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Sojitz, sau khi chuyển nhượng cổ phần nêu trên, Rạng Đông đã vi phạm một số nghĩa vụ về việc đáp ứng các điều kiện sau chuyển nhượng. Do đó, căn cứ hợp đồng mua bán cổ phần, Sojitz thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng và yêu cầu Rạng Đông hoàn trả ngay lập tức 90% giá mua cổ phần đã thanh toán, tương đương gần 157 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Rạng Đông không hoàn trả nên Sojitz đã tiến hành khởi kiện vụ án tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC). Đến ngày 6/7/2022, Hội đồng trọng tài thuộc SIAC đã phán quyết Sojitz thắng kiện. Bị đơn Rạng Đông phải trả cho Sojitz số tiền gần 157 tỷ đồng như khoản bồi thường thiệt hại và phải trả cho Sojitz khoản tiền lãi 10%/năm đối với số tiền 157 tỷ đồng, tính từ ngày 1/4/2020 cho đến ngày thanh toán. Đồng thời, Rạng Đông còn phải trả phí và lệ phí của hội đồng trọng tài cũng như phí hành chính và lệ phí của SIAC hàng trăm triệu đồng.
Vụ kiện còn kéo dài đến tận cuối năm 2023 vì Tòa án nhân dân TP.HCM đã quyết định không công nhận phán quyết trọng tài SIAC. Tuy nhiên, sau khi xem xét lại, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM đã quyết định, chấp nhận kháng cáo của Sojitz, công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết trọng tài quốc tế nói trên.
RDP: Chủ tịch HĐQT liên tục bị giải chấp
Trong bối cảnh Công ty kinh doanh thua lỗ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (mã chứng khoán RDP) liên tục bán và bị bán giải chấp tới 19 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu từ 45% xuống hơn 6%.
Doanh nghiệp có nhiều biến động
Ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Rạng Đông Holding bị bán giải chấp hơn 1,17 triệu cổ phiếu RDP (tương ứng 2,39% vốn điều lệ) trong ngày 1/8/2024, giảm sở hữu từ 4,1 triệu cổ phiếu (8,48%) xuống 2,9 triệu cổ phiếu (6,09%).
Lũy kế kể từ đầu năm 2024, vị chủ tịch này liên tục bán và bị bán giải chấp (riêng bán giải chấp là 16 lần) với khối lượng 19 triệu cổ phiếu RDP, khiến tỷ lệ sở hữu giảm từ 45% vốn điều lệ xuống hơn 6%. Giai đoạn này, cổ phiếu RDP rớt từ vùng giá 9.000 đồng/cổ phiếu xuống 2.500 đồng/cổ phiếu.
Đáng lưu ý, thời gian gần đây, nhân sự cấp cao tại Rạng Đông Holding có sự xáo trộn.
Ngày 6/8/2024, Công ty công bố thông tin bất thường về việc ông Hà Thanh Thiên, Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật có đơn xin từ nhiệm ngày 5/8 vì lý do gia đình. Cùng ngày, Hội đồng quản trị ra nghị quyết chấp nhận đơn từ nhiệm, đồng thời bổ nhiệm Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật mới là ông Huỳnh Kim Ngân (Giám đốc Công ty Luật TNHH Doanh nhân Việt Nam và Công ty TNHH Thương mại Hưng Đại Sanh).
Trước đó, kể từ đầu năm 2024, Rạng Đông Holding có hai lần thay kế toán trưởng, một lần thay người đại diện pháp luật.
Ngoài ra, cuối tháng 5/2024, Công ty bị Cục Thuế TP.HCM xử phạt hành chính gần 66 triệu đồng; đồng thời phạt lỗi chậm nộp và truy thu gần 340 triệu đồng tiền thuế, do doanh nghiệp khai sai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022.
Trong tháng 7/2024, Hội đồng quản trị Rạng Đông Holding ra quyết định tạm ngừng hoạt động của 2 chi nhánh trong vòng 1 năm.
Liên quan đến cổ phiếu RDP, ngày 11/7/2024, HOSE ra thông báo giữ nguyên diện cảnh báo theo quyết định ban hành ngày 17/6/2024 do doanh nghiệp có khoản lỗ luỹ kế đến cuối năm 2023 là hơn 205 tỷ đồng; đồng thời giữ nguyên diện cảnh báo theo quyết định ban hành ngày 16/4/2024 do doanh nghiệp chậm công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023.
Doanh thu ổn định, nhưng lợi nhuận trồi sụt
Doanh thu của Rạng Đông Holding ổn định, nhưng lợi nhuận biến động mạnh và gần đây thua lỗ, nâng lỗ lũy kế đến cuối quý II/2024 lên 266 tỷ đồng.
Rạng Đông Holding tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, được cổ phần hóa năm 2005, với tên gọi Nhựa Rạng Đông, vốn điều lệ 90 tỷ đồng, cổ đông nhà nước sở hữu 51%.
Ngày 22/9/2009, Công ty niêm yết 11,5 triệu cổ phiếu trên HOSE, giá đóng cửa phiên đầu tiên là 18.000 đồng/cổ phiếu (vốn điều lệ khi đó là 115 tỷ đồng).
Đến năm 2014, cổ đông nhà nước thoái toàn bộ 6,2 triệu cổ phiếu RDP (tương đương 43,36% vốn điều lệ khi đó là hơn 142,6 tỷ đồng). Từ đó, doanh nghiệp nằm trong tay nhóm cổ đông cá nhân, trong đó nắm quyền chi phối là ông Hồ Đức Lam.
Ông Hồ Đức Lam là anh trai ông Hồ Quỳnh Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Điện Quang (mã chứng khoán DQC) và là em trai bà Hồ Thị Kim Thoa, nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương (giai đoạn 2010 - 2017).
Trong thời gian bà Kim Thoa làm Thứ trưởng Bộ Công thương, ông Hồ Đức Lam từ chỗ sở hữu 70.000 cổ phiếu RDP năm 2012, tương đương 0,6% vốn điều lệ (115 tỷ đồng), đã có động thái mua gom và hoàn tất việc thâu tóm Nhựa Rạng Đông vào cuối năm 2017, với tỷ lệ sở hữu 64,15% (vốn điều lệ khi đó là hơn 282,8 tỷ đồng).
Năm 2019, Nhựa Rạng Đông đổi tên thành Rạng Đông Holding. Giai đoạn 2020 - 2023, doanh thu của Công ty ổn định quanh mức 2.700 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế liên tục trồi sụt, lần lượt là 3,2 tỷ đồng, 37,7 tỷ đồng, 12,5 tỷ đồng và lỗ 146,7 tỷ đồng.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới khoản lỗ lớn năm 2023 là do Rạng Đông Holding thua kiện cổ đông ngoại Sojitz Planet Corporation (Sojitz), phải trả lại gần 157 tỷ đồng cùng các khoản phí, lệ phí liên quan, khiến chi phí dự phòng tăng vọt.
Trước đó, năm 2016, Rạng Đông Holding ký kết hợp tác thương mại toàn diện với Sojitz về việc Sojitz cung cấp nguyên liệu, chuyển giao công nghệ, hệ thống quản lý và phát triển sản phẩm mới theo tiêu chuẩn Nhật Bản cho Công ty. Năm 2017, hai bên ký kết cổ đông chiến lược. Sojitz còn mua 5 triệu cổ phần RDP với giá hơn 174 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Sojitz, Rạng Đông Holding đã vi phạm một số nghĩa vụ về việc đáp ứng các điều kiện sau chuyển nhượng cổ phần. Do đó, cổ đông ngoại này thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng và yêu cầu doanh nghiệp hoàn trả 90% giá mua cổ phần đã thanh toán, tương đương gần 157 tỷ đồng. Vụ việc được đưa ra tòa, kéo dài đến cuối năm 2023, với kết quả Rạng Đông Holding thua kiện, phải trả cho Sojitz gần 157 tỷ đồng và tiền lãi 10%/năm cùng các chi phí liên quan.
Trong nửa đầu năm 2024, Rạng Đông Holding lỗ hơn 65 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 266 tỷ đồng; doanh thu giảm 44,5% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 752,7 tỷ đồng. Trong khi đó, kế hoạch năm 2024 của Công ty là đạt 2.722,2 tỷ đồng doanh thu, lãi sau thuế 23 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 6/2024, Rạng Đông Holding có vốn chủ sở hữu 279,3 tỷ đồng, giảm 18,7% so với đầu năm; nợ phải trả 1.716 tỷ đồng, trong đó vay nợ tài chính 1.323 tỷ đồng.
Kinh doanh thua lỗ, tài chính khó khăn, cộng với việc lãnh đạo doanh nghiệp thoái vốn và bị bán giải chấp cổ phiếu khiến giá cổ phiếu RDP liên tục giảm. Đến ngày 9/8, thị giá RDP ở mức 2.220 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 75% so với đầu năm.
Hiện tại, ông Hồ Đức Lam chỉ còn nắm giữ hơn 6% vốn Rạng Đông Holding, những người liên quan đến ông Lam có tỷ lệ nắm giữ cổ phần tại doanh nghiệp này ở mức thấp, gồm ông Hồ Đức Dũng (con trai ông Lam) nắm 0,13%, bà Hồ Hoàng Mai (con gái ông Lam) nắm 0,01%, bà Hồ Thị Kim Thoa nắm 0,03%, ông Hồ Quỳnh Hưng nắm 0,01%.
Rạng Đông Holding sẽ “hồi sinh”?
Cổ phiếu RDP đã liên tục giảm mạnh, hiện đang ở đáy.
Lỗ lũy kế đã đạt tới hàng trăm tỷ đồng khiến triển vọng của Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (HoSE: RDP) ngày càng mờ mịt.
Thực trạng này cùng với rất nhiều khó khăn hiện nay, đặc biệt là các thách thức của ngành nhựa, khiến Rạng Đông khó phục hồi sớm.
Vốn hóa RDP “bốc hơi” mạnh
Mở đầu tháng 8, VN-Index lội ngược về vùng 1.126 điểm, “bốc hơi” gần 25 điểm ngay trong một phiên. Áp lực bán của thị trường đến từ nhiều mã khác nhau, trong đó RDP với quy mô vốn hóa đã về mức rất khiêm tốn không tác động được mạnh vào chỉ số nhưng lại tác động đến tâm lý nhà đầu tư khi Chủ tịch HĐQT RDP Hồ Đức Lam đã bán giải chấp hơn 1,173 triệu cổ phiếu RDP trong phiên để thu về hơn 11,73 tỷ đồng.
Thêm một phiên giao dịch ngày 2/8, cổ phiếu RDP đã rơi về đáy với giá chưa bằng nửa ly trà đá, còn 2.410đ/cp, tổng giá trị vốn hóa chỉ còn hơn 118 tỷ đồng. Theo đó, trong vòng một năm qua, ngoại trừ thời điểm tháng 10/2023, RDP có quãng ngoi lên được trên mệnh giá, còn lại đã bốc hơi hơn 80% thị giá và giảm 75% kể từ đầu năm 2024 đến nay.
Thị giá lẹt đẹt của RDP diễn ra đi cùng việc vào diện cảnh báo của HoSE vào 27/5/2021 do lợi nhuận sau thuế (LNST) chưa phân phối tại 31/12/2020 âm (trừ 1 chặng phục hồi ngắn vào 2022). Tuy nhiên, điều khiến cổ phiếu RDP khó gượng lại chính là giai đoạn sau khi RDP bị phán quyết thua kiện đối tác Nhật Sojitz - đơn vị từng ký kết đối tác chiến lược với doanh nghiệp này vào 2017 và có thỏa thuận mua 5 triệu cổ phần thông thường, đã phát hành và thanh toán đầy đủ tiền mua cổ phần tại CTCP Nhựa Rạng Đông Long An với giá trị mua hơn 174 tỷ đồng nhưng sau đó kiện đòi bồi thường do “RDP đã vi phạm một số nghĩa vụ về việc đáp ứng các điều kiện sau chuyển nhượng”.
Rạng Đông Holding còn nhiều thách thức
Về hoạt động kinh doanh, tại quý II/2024, lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ RDP âm 60,6 tỷ đồng và LNST chưa phân phối âm 266,4 tỷ đồng. Báo cáo tài chính thường niên năm 2023 của doanh nghiệp này đã được kiểm toán ghi nhận LNST của cổ đông công ty mẹ âm 142,5 tỷ đồng và LNST âm 205,7 tỷ đồng.
Rạng Đông Holding còn nhiều thách thức.
Tại cuối năm 2023, RDP có 3 công ty con, 2 công ty liên kết, định hướng trở thành tập đoàn nhựa quốc tế kinh doanh đa ngành, trọng tâm vẫn là ngành nhựa. Xét về triển vọng, nhựa là ngành mà cơ hội tăng trưởng vẫn còn rất lớn khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm của người dân không chỉ phụ thuộc vào chi tiêu, mà còn phụ thuộc vào cơ hội của chính các ngành công nghiệp, kỹ thuật và tăng trưởng GDP.
266,4 tỷ đồng là tổng số lỗ lũy kế của RDP tính đến cuối quý 2/2024, khiến doanh nghiệp khó phục hồi sớm.
Song thách thức mà ngành nhựa và bao bì nhựa nói chung đang phải đối mặt ngày càng lớn từ phía người tiêu dùng, Chính phủ liên quan đến vấn đề môi trường và ô nhiễm. Sản phẩm nhựa và bao bì nhựa được sử dụng rộng rãi, tạo ra lượng lớn rác thải nhựa chậm phân hủy trong tự nhiên, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, động vật và môi trưởng, bao gồm cả đất đai và đại dương, theo phân tích SWOT của chính RDP.
Ngoài ra, ngành nhựa theo RDP, có tiềm năng cũng đồng nghĩa sức cạnh tranh cao, nhất là từ đối thủ nước ngoài và các doanh nghiệp FDI trên sân nhà.
Với bức tranh tài chính không mấy khả quan, RDP đẩy mạnh khai thác và mở rộng thị trường để tăng doanh thu, đặc biệt là mảng bao bì, giả da, màng mỏng; mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm y tế, giả da; nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm; tiết giảm chi phí hoạt động. Tuy nhiên, việc đầu tư mở rộng từ công nghệ đến làm thị trường sẽ đòi hỏi nguồn vốn lớn. Đây là bài toán khó với RDP.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.