Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Dịch vụ
Theo số liệu báo cáo tài chính đã được soát xét, Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance - HOSE: EVF) công bố kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2024 với lợi nhuận trước thuế lãi hơn 310 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2023. Số liệu này không thay đổi so với số liệu trong báo cáo tài chính tự lập mà EVNFinance đã công bố trước đó.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh soát xét của EVNFinance, thu nhập lãi thuần có sự tăng trưởng đáng kể - tăng 4.4 lần so với cùng kỳ năm 2023, đạt 760.7 tỷ đồng. Chỉ số tỷ lệ thu nhập lãi thuần đã cải thiện, đóng góp tích cực vào tổng lợi nhuận của EVNFinance kỳ bán niên.
Kết thúc 6 tháng đầu năm, tổng tài sản của EVNFinance đạt 50,595 tỷ đồng. Dư nợ cho vay của EVNFinance đạt mức 37,969 tỷ đồng - chiếm 75% tổng tài sản. Về huy động vốn, EVNFinance ghi nhận mức tăng trưởng 3.5%, trong đó huy động từ phát hành giấy tờ có giá tăng hơn 10%, huy động từ tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng gần 4% so với đầu năm. Số dư huy động vốn đạt 40,753 tỷ đồng tại 30/06/2024.
Nhờ khả năng sinh lời và sự tăng trưởng tài sản của bảng cân đối, EVNFinance được dự báo sẽ duy trì kết quả kinh doanh tích cực trong 6 tháng cuối năm 2024. Tại kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, EVNFinance đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 585 tỷ đồng.
FILI
Sau soát xét bán niên 2024, EVNFinance lãi hơn 310 tỷ đồng
Theo số liệu báo cáo tài chính đã được soát xét, Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance - HOSE: EVF) công bố kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2024 với lợi nhuận trước thuế lãi hơn 310 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2023. Số liệu này không thay đổi so với số liệu trong báo cáo tài chính tự lập mà EVNFinance đã công bố trước đó.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh soát xét của EVNFinance, thu nhập lãi thuần có sự tăng trưởng đáng kể - tăng 4.4 lần so với cùng kỳ năm 2023, đạt 760.7 tỷ đồng. Chỉ số tỷ lệ thu nhập lãi thuần đã cải thiện, đóng góp tích cực vào tổng lợi nhuận của EVNFinance kỳ bán niên.
Kết thúc 6 tháng đầu năm, tổng tài sản của EVNFinance đạt 50,595 tỷ đồng. Dư nợ cho vay của EVNFinance đạt mức 37,969 tỷ đồng - chiếm 75% tổng tài sản. Về huy động vốn, EVNFinance ghi nhận mức tăng trưởng 3.5%, trong đó huy động từ phát hành giấy tờ có giá tăng hơn 10%, huy động từ tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng gần 4% so với đầu năm. Số dư huy động vốn đạt 40,753 tỷ đồng tại 30/06/2024.
Nhờ khả năng sinh lời và sự tăng trưởng tài sản của bảng cân đối, EVNFinance được dự báo sẽ duy trì kết quả kinh doanh tích cực trong 6 tháng cuối năm 2024. Tại kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, EVNFinance đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 585 tỷ đồng.
CTCP MHC M công bố BCTC quý 2/2024 với mức lỗ ròng 218 triệu đồng, kém hơn đáng kể so với mức lãi ròng gần 47 tỷ đồng cùng kỳ năm trước - giai đoạn Công ty có lãi nhờ các điểm nhấn từ hoạt động tài chính.
Quý 2/2024, MHC lỗ gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn 281 triệu đồng, chủ yếu do mảng dịch vụ vận tải không hiệu quả. So với cùng kỳ, MHC lỗ gộp ít hơn.
Ngược lại, hoạt động tài chính lãi hơn 3.5 tỷ đồng. Công ty chủ yếu kiếm lãi thông qua hoạt động đầu tư tài chính, chứng khoán.
Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn duy trì ở mức cao, cụ thể hơn 3.7 tỷ đồng, gây áp lực lớn lên lợi nhuận.
Sau khi khấu trừ toàn bộ, MHC lỗ ròng 218 triệu đồng, kém hơn nhiều so với mức lãi gần 47 tỷ đồng của quý 2/2023 - giai đoạn Công ty có lãi nhờ hoạt động tài chính tạo điểm nhấn với doanh thu cao hơn đáng kể, trong khi ghi âm chi phí tài chính hơn 28 tỷ đồng, do được hoàn nhập dự phòng giảm giá, mua bán chứng khoán kinh doanh, đầu tư, khác gần 39 tỷ đồng.
Kết quả quý 2 kéo lùi đôi chút lãi trước thuế lũy kế 6 tháng đầu năm của MHC, còn khoảng 7 tỷ đồng. So với mục tiêu lãi trước thuế 35 tỷ đồng đề ra cho năm 2024, MHC thực hiện chưa đến 20%.
Kết quả kinh doanh quý 2 và lũy kế 6 tháng năm 2024 của MHC Đvt: Triệu đồngNguồn: VietstockFinance
Tại thời điểm 30/06/2024, tổng tài sản của MHC ghi nhận hơn 782 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Phần lớn tài sản của Công ty là các khoản đầu tư tài chính và phải thu ngắn hạn.
Cụ thể, giá trị các khoản đầu tư tài chính gần 427 tỷ đồng, chiếm đến 55% tổng tài sản của MHC, thậm chí còn tăng thêm 15% so với đầu năm.
Các khoản đầu tư chủ yếu của MHC ở kỳ hạn ngắn và hướng vào kênh cổ phiếu, giá trị hơn 366 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm. Chiếm tỷ trong cao nhất trong danh mục là khoản đầu tư hơn 238 tỷ đồng vào cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam , tiếp đến là gần 105 tỷ đồng vào cổ phiếu của Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực E. Với phần đầu tư vào các cổ phiếu khác hơn 30 tỷ đồng, MHC đang phải trích lập dự phòng hơn 7 tỷ đồng.
Cuối quý 1 vừa qua, danh mục đầu tư cổ phiếu của MHC bao gồm 105 tỷ đồng vào cổ phiếu EVF, hơn 55 tỷ đồng vào cổ phiếu của CTCP Đầu tư Khu Công nghiệp Dầu khí Long Sơn P, gần 50 tỷ đồng vào cổ phiếu EIB, còn lại gần 40 tỷ đồng vào các cổ phiếu khác.
So với danh mục hồi đầu năm, Công ty có sự chuyển dịch tỷ trọng đáng kể khi tăng đầu tư vào EIB và các cổ phiếu khác, ngược lại giảm phần đầu tư vào EVF, bên cạnh "lướt sóng" cổ phiếu PXL.
Nguồn: BCTC quý 2/2024 của MHC
Ở danh mục đầu tư dài hạn gần 61 tỷ đồng, phần lớn là giá trị khoản đầu tư 50 tỷ đồng vào Quỹ đầu tư hạ tầng Red One (R1F) và 10 tỷ đồng vào Công ty TNHH Vận tải Container Hải An.
So với đầu năm, MHC không còn ghi nhận khoản đầu tư 20 tỷ đồng vào Quỹ đầu tư cổ phiếu tăng trưởng (R2F). Cả R1F và R2F đều là các quỹ thành viên của CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư Đỏ (Red Capital).
Nguồn: BCTC quý 2/2024 của MHC
Giá trị các khoản phải thu ngắn hạn gần 275 tỷ đồng, cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, tương ứng khoảng 35%. Phần lớn trong đó là hơn 183 tỷ đồng phải thu về cho vay ngắn hạn.
Bên kia bảng cân đối, MHC có hơn 234 tỷ đồng nợ phải trả, tăng 31% so với đầu năm và chiếm 30% tổng nguồn vốn. Nợ tăng mạnh chủ yếu do Công ty phát sinh mới hơn 63 tỷ đồng vay ngắn hạn, trong đó gần 54 tỷ đồng vay từ CTCK Mirae Asset (Việt Nam) và gần 10 tỷ đồng vay từ CTCK VIX.
Đồng thời, MHC có dư nợ 150 tỷ đồng từ trái phiếu phát hành ngày 01/07/2021, chiếm phần lớn trong tổng dư nợ vay dài hạn hơn 153 tỷ đồng.
Nguồn: BCTC quý 2/2024 của MHC
Trái phiếu trên dự kiến đáo hạn ngày 01/07/2026, trình bày rõ trên BCTC kiểm toán 2023 rằng được đảm bảo bằng một phần khoản đầu tư cổ phiếu EIB và hơn 525 ngàn cp của CTCP Viglacera Hạ Long .
Khoản vay trái phiếu thực tế có tổng mệnh giá phát hành 300 tỷ đồng, được niêm yết và giao dịch trên HNX từ ngày 27/10/2023 vỡi mã MIV12101. Trái phiếu có lãi suất 9.4%/năm cố định cho tất cả các kỳ, đã được MHC mua lại trước hạn 150 tỷ đồng.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, đại diện MHC chia sẻ Công ty vẫn đang sử dụng hiệu quả khoản nợ trái phiếu này, đồng thời luôn đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về việc phát hành, sử dụng và thanh toán trái phiếu.
Cũng tại đại hội, việc MHC dành sự tập trung vào hoạt động đầu tư tài chính được các cổ đông đem ra thảo luận. Cụ thể, nhiều cổ đông thắc mắc gần đây, MHC chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tài chính, có mối liên hệ với CTCK VIX, Quỹ Đầu tư Đỏ và các đối tác khác.
Trước nghi vấn của các cổ đông, đại diện MHC khẳng định không có liên quan về mặt sở hữu giữa MHC với các công ty mà cổ đông đề cập, các hoạt động hợp tác với toàn bộ đối tác đều được thực hiện minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật. Đồng thời, đại diện MHC nhấn mạnh các khoản đầu tư tài chính đều có mức lợi nhuận tốt hơn so với gửi ngân hàng.
Huy Khải
FILI
VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm cùng với thanh khoản có sự sụt giảm mạnh trong phiên sáng cho thấy nhà đầu tư đang khá cẩn trọng trọng trong giao dịch.
Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index
Trong phiên giao dịch sáng ngày 25/07/2024, VN-Index giảm điểm cùng với khối lượng giao dịch có sự sụt giảm mạnh trong phiên sáng cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá thận trọng.
Hiện tại, VN-Index tiếp tục bám sát dải dưới (Lower Band) của Bollinger Bands trong bối cảnh chỉ báo Stochastic Oscillator tiếp tục hướng đi xuống sau khi cho tín hiệu bán trước đó cho thấy xu hướng điều chỉnh ngắn hạn có thể tiếp diễn trong các phiên tới.
Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index
Trong phiên giao dịch ngày 25/07/2024, HNX-Index giảm điểm cùng với khối lượng giao dịch có sự sụt giảm mạnh trong phiên sáng cho thấy tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, HNX-Index đang test lại đường SMA 200 ngày trong bối cảnh chỉ báo MACD đang không ngừng mở rộng khoảng cách với đường Signal sau khi cho tín hiệu bán trước đó. Nếu tín hiệu bán được duy trì và chỉ số rơi khỏi vùng hỗ trợ này thì rủi ro điều chỉnh sẽ tăng cao trong các phiên tới.
EVF - Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực
Trong phiên sáng 25/07/2024, EVF giảm giá cùng với khối lượng giao dịch có sự sụt giảm mạnh trong phiên sáng cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá thận trọng.
Bên cạnh đó, giá cổ phiếu test lại đáy cũ tháng 4/2024 (tương đương vùng 12,500-13,500) trong bối cảnh chỉ báo Stochastic Oscillator tiếp tục tiến sâu vào vùng quá bán (oversold). Nếu tín hiệu mua xuất hiện trở lại và giá chững lại đà rơi tại vùng hỗ trợ này thì nhịp hồi kỹ thuật có thể xảy ra trong các phiên tới.
LDG - CTCP Đầu tư LDG
Trong phiên sáng 25/07/2024, LDG giảm kịch sàn đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Black Marubozu cùng với khối lượng giao dịch vượt mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang rất bi quan.
Bên cạnh đó, giá cổ phiếu tiếp tục bám sát dải dưới (Lower Band) của Bollinger Bands trong bối cảnh chỉ báo MACD đang không ngừng mở rộng khoảng cách với đường Signal sau khi cho tín hiệu bán trước đó cho thấy khả năng cao kịch bản tiêu cực có thể tiếp diễn trong các phiên tới.
Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
Khép lại nửa đầu năm 2024, Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance, HOSE: EVF) ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc cùng chất lượng cho vay cải thiện.
Theo báo cáo tài chính quý 2/2024, EVF đạt hơn 385 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, cao gấp 6.5 lần cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, mảng phi tín dụng xám màu với nguồn thu giảm mạnh 99% so cùng kỳ, còn vỏn vẹn hơn 4 tỷ đồng chủ yếu do hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lỗ thuần 36 tỷ đồng, cùng kỳ lãi thuần gần 316 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong quý 2 này, EVF hoàn nhập dự phòng chi phí hoạt động gần 102 tỷ đồng, khi chi phí hoạt động thực tế hơn 52 tỷ đồng nhưng được hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng ở kỳ trước là 154 tỷ đồng.
Mặt khác, Công ty tăng 67% trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ở quý 2 năm nay, lên hơn 354 tỷ đồng.
Nhìn chung, nhờ nguồn thu chính tăng mạnh cộng thêm được hoàn nhập chi phí hoạt động gần 102 tỷ đồng giúp EVF lãi trước thuế hơn 146 tỷ đồng, tăng 57% so cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, EVF có thu nhập lãi thuần gấp 5.4 lần cùng kỳ lên gần 761 tỷ đồng, lãi thuần từ dịch vụ tăng 84% lên 45 tỷ đồng và chi phí hoạt động giảm 96% còn 7 tỷ đồng. Đây là các yếu tố giúp Công ty đạt 311 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 56% so cùng kỳ, dù tăng gấp đôi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Năm 2024, EVF đặt mục tiêu đạt 585 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 43% so với thực hiện 2023. So với kế hoạch, Công ty thực hiện được 53% chỉ tiêu sau nửa năm.
Tính đến cuối quý 2/2024, tổng tài sản của EVF đạt gần 50,595 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 13%, lên gần 37,967 tỷ đồng.
Về nguồn vốn huy động, tiền gửi của khách hàng tăng 39% so với đầu năm, lên hơn 4,175 tỷ đồng. Đồng thời, phát hành giấy tờ có giá tăng 11% lên 19,290 tỷ đồng.
Nguồn: VietstockFinance
Xét về chất lượng nợ vay, nợ xấu của EVF tại cuối quý 2/2024 giảm 38% so với đầu năm, còn gần 271 tỷ đồng. Trong đó, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) lần lượt giảm 84% và 77%.
Với cho vay khách hàng tăng trong khi nợ xấu giảm đáng kể nên tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng giảm từ 1.3% xuống còn 0.71%.
Khang Di
FILI
EVF báo lãi 6 tháng tăng 56%, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống dưới 1%
Khép lại nửa đầu năm 2024, Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance, HOSE: EVF) ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc cùng chất lượng cho vay cải thiện.
Theo báo cáo tài chính quý 2/2024, EVF đạt hơn 385 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, cao gấp 6.5 lần cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, mảng phi tín dụng xám màu với nguồn thu giảm mạnh 99% so cùng kỳ, còn vỏn vẹn hơn 4 tỷ đồng chủ yếu do hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lỗ thuần 36 tỷ đồng, cùng kỳ lãi thuần gần 316 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong quý 2 này, EVF hoàn nhập dự phòng chi phí hoạt động gần 102 tỷ đồng, khi chi phí hoạt động thực tế hơn 52 tỷ đồng nhưng được hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng ở kỳ trước là 154 tỷ đồng.
Mặt khác, Công ty tăng 67% trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ở quý 2 năm nay, lên hơn 354 tỷ đồng.
Nhìn chung, nhờ nguồn thu chính tăng mạnh cộng thêm được hoàn nhập chi phí hoạt động gần 102 tỷ đồng giúp EVF lãi trước thuế hơn 146 tỷ đồng, tăng 57% so cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, EVF có thu nhập lãi thuần gấp 5.4 lần cùng kỳ lên gần 761 tỷ đồng, lãi thuần từ dịch vụ tăng 84% lên 45 tỷ đồng và chi phí hoạt động giảm 96% còn 7 tỷ đồng. Đây là các yếu tố giúp Công ty đạt 311 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 56% so cùng kỳ, dù tăng gấp đôi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Năm 2024, EVF đặt mục tiêu đạt 585 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 43% so với thực hiện 2023. So với kế hoạch, Công ty thực hiện được 53% chỉ tiêu sau nửa năm.
Tính đến cuối quý 2/2024, tổng tài sản của EVF đạt gần 50,595 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 13%, lên gần 37,967 tỷ đồng.
Về nguồn vốn huy động, tiền gửi của khách hàng tăng 39% so với đầu năm, lên hơn 4,175 tỷ đồng. Đồng thời, phát hành giấy tờ có giá tăng 11% lên 19,290 tỷ đồng.
Nguồn: VietstockFinance
Xét về chất lượng nợ vay, nợ xấu của EVF tại cuối quý 2/2024 giảm 38% so với đầu năm, còn gần 271 tỷ đồng. Trong đó, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) lần lượt giảm 84% và 77%.
Với cho vay khách hàng tăng trong khi nợ xấu giảm đáng kể nên tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng giảm từ 1.3% xuống còn 0.71%.
Công ty tài chính tiêu dùng “xoay xở” vốn
Dù thách thức còn tồn tại, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam vẫn hứa hẹn nhiều tiềm năng, với tỷ lệ xâm nhập của tín dụng tiêu dùng thấp và các yếu tố dân số thuận lợi.
Nhu cầu mở rộng nguồn vốn của các công ty tài chính (FinCo) để sẵn sàng đẩy mạnh cho vay khi nhu cầu vay tiêu dùng phục hồi mạnh đang gặp nhiều thách thức.
Ngành tài chính tiêu dùng đối mặt với xu hướng đi xuống do sự suy giảm nhu cầu từ thị trường trong bối cảnh phục hồi chậm của nền kinh tế.
Lợi nhuận của các công ty tài chính liên tục giảm.
“Hẹp cửa” các kênh vốn
Trong nhiều năm trước đây, các FinCo với cốt lõi cho vay tiêu dùng được đánh giá là “gà đẻ trứng vàng” cho những hệ sinh thái và là doanh nghiệp “ăn nên làm ra” trong nền kinh tế. Điều đó đến từ nền tảng tăng trưởng của nền kinh tế, người dân cải thiện thu nhập dẫn đến nhu cầu vay tiêu dùng bùng nổ.
Đây cũng là cơ sở để các FinCo bao gồm các đơn vị ở top dưới, thị phần nhỏ hoặc thậm chí chưa hoạt động phổ biến trên thị trường, cũng trở thành đối tượng đắt giá của các thương vụ sang tay giấy phép, M&A.
Tuy nhiên, huy động nguồn vốn, đặc biệt từ khối ngoại qua M&A với các thương vụ bùng nổ như FECredit hiện đã tạm thời “lặng sóng”. Trong ngắn hạn, với những tác động từ xu hướng đi xuống của ngành do hậu quả hậu COVID-19 để lại, nền kinh tế đang phục hồi chậm, cầu vay tiêu dùng phục hồi trong khi khả năng trả nợ vay cũ còn thấp… đang khiến các FinCo vẫn gặp khó khăn.
Bên cạnh sóng mua bán nhóm ngành chững lại, huy động vốn trên thị trường cổ phiếu có giới hạn với nhiều đơn vị chưa lên sàn. TIN, EVF,… chỉ là một vài FinCo niêm yết sử dụng tối đa các phương án phát hành cổ phiếu trong 2024.
PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân - Giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM, dự báo trong năm nay, tình hình thị trường tài chính tiêu dùng khó có thể khởi sắc ngay, cần thêm thời gian để tạo sự đột phá. Kinh tế có dấu hiệu hồi phục, nhưng năm nay sẽ không có gì quá ấn tượng, dù tăng trưởng có thể cao hơn năm trước. Điều đó cũng đồng nghĩa với các FinCo nói chung, các kênh vốn đa dạng cho nhóm này còn hẹp cửa trong ngắn hạn.
Tập trung vào kênh trái phiếu
Khi các kênh vốn cơ bản ít hữu dụng, thị trường vốn nợ lại đang bật những tín hiệu xanh hơn với nhóm FinCo.
Dữ liệu HNX ghi nhận, từ ngày 31/5 đến ngày 24/6, Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam (Home Credit) đã phát hành và hoàn tất liên tiếp 4 lô trái phiếu liên tiếp với tổng giá trị 2.300 tỷ đồng, nâng giá trị phát hành trong thời gian ngắn lên 2.900 tỷ đồng bao gồm các đợt trước đó.
Home Credit là một trong những công ty tài chính vừa tăng tốc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
HNX cũng ghi nhận trong năm 2022, Home Credit từng phát hành 3 đợt trái phiếu với tổng giá trị 1.100 tỷ đồng, lãi suất 7,2-7,4%/năm. Trong đó, 2 lô trái phiếu 200 tỷ đồng và 300 tỷ đồng có cùng kỳ hạn 18 tháng đã đáo hạn vào tháng 3/2024. Còn 1 lô trái phiếu 600 tỷ đồng, kỳ hạn 24 tháng đang lưu hành và sẽ đáo hạn vào ngày 31/08 tới. Như vậy, Home Credit có thể đang tận dụng kênh trái phiếu để tái cơ cấu nguồn vốn phù hợp. Đây cũng là FinCo gần nhất, sau Công ty tài chính SHB công bố về M&A.
Bảng công bố xếp hạng của FiinRatings vào tháng 5 và 6 cũng xếp hạng tín nhiệm dài hạn nhà phát hành lần lượt cho Công ty cổ phần Kinh doanh F88 (F88) và Công ty tài chính TNHH M Shinshei (M Credit). Trong đó, F88 là cập nhật kết quả xếp hạng, còn M Credit là xếp hạng lần đầu.
Với cập nhật xếp hạng này, F88 đánh dấu sự trở lại huy động trên thị trường nợ, sau giai đoạn phải tập trung mua lại trái phiếu trước hạn theo yêu cầu trái chủ do khủng hoảng trên thị trường cũng như kinh doanh thua lỗ năm 2023.
Tương tự, với xếp hạng triển vọng tín nhiệm dài hạn A-, Mcredit đã hoàn tất phát hành thành công 300 trái phiếu mã MSFCLH2430001, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu. Giá trị phát hành là 300 tỷ đồng, lãi suất phát hành 6,98%/năm, kỳ hạn 6 năm. Theo dữ liệu trên HNX, Mcredit hiện đang lưu hành 3 lô trái phiếu với tổng giá trị là 1.100 tỷ đồng.
Cơ hội “gõ cửa” nguồn vốn mới
Theo đánh giá chung, thị trường hiện có 16 FinCo được cấp phép (không gồm các công ty cho vay dưới chuẩn ngoài kiểm soát của NHNN như F88). Tuy nhiên thực tế đã và đang minh chứng về khả năng huy động vốn và thanh khoản giữa các FinCo đang có sự phân hóa. Bối cảnh cạnh tranh khiến việc đa dạng hóa nguồn huy động vốn nhằm giảm thiểu được rủi ro tái cấp vốn và ổn định thanh khoản, tiết giảm chi phí vẫn khó khăn với nhiều đơn vị.
“Năm 2023, lợi nhuận trước thuế của các FinCo chỉ ở mức -3.621,1 tỷ đồng, tiếp tục xu hướng sụt giảm từ khi đại dịch bắt đầu năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu đến từ thu nhập lãi giảm do cầu tín dụng yếu và áp lực trích lập dự phòng tăng cao do chất lượng người vay ngày càng giảm sút khiến nợ xấu gia tăng. Thách thức của các công ty theo đó, chính là tình hình kinh doanh khó khăn cản trở khả năng huy động vốn và mở rộng kinh doanh”, các chuyên gia của FiinRatings đánh giá.
Tuy vậy, cũng theo hãng xếp hạng tín nhiệm có hợp tác với S&P, dù thách thức còn tồn tại, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam vẫn hứa hẹn nhiều tiềm năng, với tỷ lệ xâm nhập của tín dụng tiêu dùng thấp và các yếu tố dân số thuận lợi. Chính vì triển vọng dài hạn đó, nên các thách thức ngắn hạn sẽ mang đến cơ hội cho các đối tác chiến lược và đầu tư cổ phần.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.