Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Dù không tăng nhiều, mảng tự doanh vẫn mang về cho nhóm công ty chứng khoán (CTCK) khoản lợi nhuận hơn 3.53 ngàn tỷ đồng. Đâu là những con át chủ bài trong danh mục của các CTCK?
Theo dữ liệu từ VietstockFinance, quý 3/2024, hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán thu lãi hơn 3.53 ngàn tỷ đồng. Kết quả tự doanh giảm nhẹ 0.6% so với quý trước. Tuy vậy, so với cùng kỳ, kết quả này cải thiện hơn 11%.
Top 10 CTCK lãi tự doanh quý 3/2024
Top 10 CTCK lỗ tự doanh quý 3/2024Nguồn: VietstockFinance
Lợi nhuận tự doanh phản ánh diễn biến của thị trường chứng khoán trong quý 3 với một nhịp giảm mạnh từ 1,285 về 1,190 điểm và sau đó bật lại về vùng 1,285 điểm của VN-Index. Thị trường chưa thoát khỏi vùng kháng cự đã khiến CTCK khó tăng trưởng lợi nhuận tự doanh.
So với cùng kỳ, lãi tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm 10%, ở mức 7.58 ngàn tỷ đồng; lỗ tài sản FVTPL giảm 18%, về 3.8 ngàn tỷ đồng. Nhờ kiểm soát được phần lỗ tài sản FVTPL, tự doanh ghi nhận con số lãi tăng so với cùng kỳ.
Trong quý này, quy mô lợi nhuận tự doanh giữa các CTCK có sự cách biệt lớn. Chứng khoán SSI dẫn đầu về lãi tự doanh, đạt trên 702 tỷ đồng; bỏ xa vị trí thứ hai là Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) với mức lãi đạt 465.8 tỷ đồng.
Tự doanh của SSI lãi tăng 15% so với quý trước và 19% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lãi tự doanh của TCBS giảm khoảng 30% so với cả quý trước và cùng kỳ.
Nhóm CTCK chứng kiến một số trường hợp tăng mạnh lãi tự doanh là Chứng khoán VIX, lãi gần 220 tỷ đồng, gấp 4 lần quý trước và gần gấp đôi cùng kỳ.
Quy mô lãi của ACBS cũng bật tăng lên trên 165 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần cùng kỳ và chuyển lỗ quý 2 thành lãi trong quý này.
Dù vậy, một số công ty phải báo lỗ đậm ở mảng này. Chứng khoán APG lỗ tới 160 tỷ đồng. Chứng khoán HD lỗ tới gần 60 tỷ đồng. SHS lỗ hơn 50 tỷ đồng.
Với APG, mảng tự doanh là nguyên nhân chính khiến Công ty chịu lỗ quý 3 gần 150 tỷ đồng. Về phần Chứng khoán HD, kết quả lỗ lại có phần tích cực khi quy mô lỗ đã giảm so với các quý trước, từ 200-300 tỷ đồng về chỉ còn 60 tỷ đồng.
Danh mục tự doanh của CTCK có gì?
Dẫn đầu lợi nhuận tự doanh, Chứng khoán SSI đang nắm giữ gần 1.9 ngàn tỷ đồng cổ phiếu niêm yết. Danh mục này tạm lãi 3.5%. Trong đó, VPB và HPG là 2 khoản đầu tư nổi bật.
Xét danh mục tài sản FVTPL, SSI đang nắm tới 13 ngàn tỷ đồng trái phiếu chưa niêm yết và gần 21 ngàn tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi.
Với TCBS, các khoản đầu tư trái phiếu chưa niêm yết vẫn đóng vai trò quan trọng. Tài sản tài chính của Công ty chủ yếu nằm ở tài sản sẵn sàng để bán (AFS), 83% là trái phiếu chưa niêm yết, giá trị hơn 11.1 ngàn tỷ đồng.
VNDIRECT cũng nắm hơn 11 ngàn tỷ đồng trái phiếu chưa niêm yết và gần 8 ngàn tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi.
Ở danh mục cổ phiếu, Công ty nắm chủ yếu là VPB và HSG.
Khoản lãi khủng của Vietcap đang nằm ở danh mục tài sản AFS, với các khoản đầu tư vào KDH, IDP, TDM, FPT. Trong đó, khoản đầu tư vào IDP đã gấp 5 lần giá trị.
Chứng khoán VPS tập trung nắm giữ trái phiếu niêm yết và công cụ thị trường tiền tệ.
Đối với VIX, cổ phiếu niêm yết và trái phiếu chưa niêm yết là 2 mũi nhọn chủ lực. Mặt khác, Công ty vẫn đang nắm khoản ủy thác đầu tư 1.9 ngàn tỷ đồng.
Bứt tốc trên đường đua tự doanh, Chứng khoán VPBank (VPBankS) có danh mục khá giống các công ty dẫn đầu, tập trung vào chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu.
ACBS thì tập trung vào cổ phiếu với tỷ trọng cổ phiếu chiếm đến 3/4 giá trị tài sản FVTPL.
Chứng khoán TPHCM (HSC) nắm hơn 5.2 ngàn tỷ đồng trái phiếu niêm yết và giao dịch trên sàn riêng lẻ.
Tự doanh của Chứng khoán Kafi đang theo chiến lược chung - phân bổ vào tài sản an toàn là giấy tờ có giá và tiền gửi có kỳ hạn; đồng thời, phân bổ một phần vào cổ phiếu và trái phiếu.
Ở nhóm lỗ tự doanh, danh mục phần lớn là nắm giữ cổ phiếu.
Chứng khoán APG nắm danh mục tập trung vào cổ phiếu. Tới cuối quý 3, danh mục này tạm lỗ hơn 143 tỷ đồng.
Danh mục của HDS tập trung vào trái phiếu chưa niêm yết với giá trị 931 tỷ đồng, chiếm đến 95% cơ cấu danh mục.
Chứng khoán Asean nắm phần lớn là cổ phiếu niêm yết. Giá mua vào 285.9 tỷ đồng, tạm lãi hơn 60%. Tuy vậy, công ty vẫn phải báo lỗ tự doanh do danh mục cổ phiếu nắm giữ giảm đáng kể so với cuối quý 2. Ở thời điểm cuối quý 2, Công ty nắm cùng danh mục hiện tại với mức lãi tới 76%.
Các cổ phiếu nổi bật trong danh mục của Aseansc gồm HTM, SGP, TSJ. Trong đó, SGP là khoản lãi có hiệu suất cao nhất.
Chứng khoán EVS nắm 374 tỷ đồng cổ phiếu niêm yết (tạm lỗ 13.5%). Danh mục Chứng khoán khác chiếm tỷ trọng cao nhất với giá trị gần 590 tỷ đồng (tạm lãi 4%).
Chứng khoán SHS tập trung vào 2 khoản mục chính là cổ phiếu niêm yết và trái phiếu niêm yết, giá trị lần lượt 3.5 ngàn tỷ đồng và gần 1.7 ngàn tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty cũng nắm giữ 475 tỷ đồng cổ phiếu niêm yết trong danh mục tài sản AFS. Các khoản đầu tư này tạm lãi gần 40%.
Chí Kiên
FILI
FPT ra mắt nhà máy AI tại Nhật Bản sau cú bắt tay với NVIDIA
Ngày 13/11, CTCP FPT (HOSE: FPT) ra mắt nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI Factory) tại Nhật Bản. Nhà máy AI của FPT được xây dựng trên nền tảng điện toán tăng tốc và phần mềm của đại gia công nghệ NVIDIA.
Ông Lê Hồng Việt - Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud, Tập đoàn FPT giới thiệu ra mắt FPT AI Factory tại Nhật Bản
FPT AI Factory tại Nhật Bản cung cấp 3 nhóm sản phẩm chính gồm: FPT AI Infrastructure mang tới các dịch vụ đám mây GPU với năng lực siêu tính toán bậc nhất để tăng tốc xây dựng và triển khai các mô hình AI lớn; Nền tảng FPT AI Studio cung cấp các công cụ thông minh xây dựng, đào tạo và tinh chỉnh chuyên sâu các mô hình AI nhờ ứng dụng NVIDIA NeMo; FPT AI Inference, kết hợp với NVIDIA NIM và NVIDIA AI Blueprints, cho phép triển khai và mở rộng các mô hình này về quy mô và số lượng sử dụng một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, FPT AI Factory cũng cung cấp hơn 20 sản phẩm AI tạo sinh, giúp doanh nghiệp ứng dụng AI nâng cao hiệu suất vận hành, trải nghiệm khách hàng, phát triển nguồn nhân lực và tối ưu hoá chi phí vận hành.
Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT kiêm Nhà sáng lập FPT khẳng định: "Trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi toàn thế giới. Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác chiến lược để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây thiết yếu cho các ứng dụng AI trên toàn thế giới, đặc biệt là tại Nhật Bản, theo sáng kiến toàn cầu của NVIDIA".
Ông Trương Gia Bình - Chủ tích HĐQT kiêm Nhà sáng lập Tập đoàn FPT
Chủ tịch FPT cam kết dành nguồn lực đồng hành cùng Chính phủ, doanh nghiệp và các đối tác Nhật Bản. Thông qua dự án quan trọng này, FPT mở rộng ứng dụng công nghệ AI trên quy mô toàn cầu, đồng thời hiện thực hóa tầm nhìn chung của Nhật Bản và Việt Nam trong việc trở thành các quốc gia AI.
Theo chia sẻ của ông John Fanelli, Phó Chủ tịch Phần mềm AI Doanh nghiệp của NVIDIA, nhà máy AI của FPT được xây dựng trên nền tảng điện toán tăng tốc và phần mềm của NVIDIA đáp ứng các nhu cầu phát triển của Nhật Bản thông qua việc cung cấp hạ tầng AI tiên tiến và nâng cao năng lực phát triển và chuyên môn về AI.
Trước đó, ngày 23/04/2024, FPT công bố hợp tác chiến lược với NVIDIA về thúc đẩy nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, cung cấp dịch vụ, giải pháp cho khách hàng Việt Nam và trên toàn cầu.
Hai bên dự kiến xây dựng nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI Factory), đào tạo nguồn nhân lực và trở thành đối tác phát triển dịch vụ (Service Delivery Partner) trong mạng lưới đối tác của NVIDIA. Theo biên bản ghi nhớ, FPT dự kiến đầu tư 200 triệu USD để xây AI Factory cung cấp nền tảng điện toán đám mây phục vụ nghiên cứu phát triển AI và có chủ quyền tại Việt Nam.
FPT và NVIDIA cũng mở rộng dự án nghiên cứu AI với mô hình AI Labs, hợp tác thúc đẩy phát triển cộng đồng thể thao điện tử và sáng tạo nội dung số trên nền tảng đám mây thông qua nền tảng Cloud Gaming tại Việt Nam.
FPT gặp thách thức gì trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump?
Các quy định về thị thực nghiêm ngặt hơn đối với lao động nước ngoài có thể sẽ đặt ra những thách thức đối với việc tuyển dụng nhân sự cho các công ty dịch vụ CNTT tại Mỹ.
Chứng khoán Vietcap (VCSC) vừa có chia sẻ thông tin sau cuộc gặp gỡ nhà đầu tư với CTCP FPT (FPT) vào ngày 12/11.
Đối với mảng Công nghệ, Ban lãnh đạo FPT kỳ vọng thị trường Mỹ sẽ phục hồi mạnh hơn vào năm 2025, nhờ chi tiêu CNTT tăng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump.
Trong quý 3/2024, FPT đã ký kết hợp đồng chuyển đổi số (DX) mới trị giá 225 triệu USD (thời hạn 3 năm) với một khách hàng hiện hữu tại Mỹ. Hợp đồng này dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh thu theo hợp đồng đã ký của FPT tại thị trường Mỹ trong quý 4/2024.
Ngoài ra, trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, FPT cho rằng chi tiêu CNTT tại Mỹ sẽ tăng. Ban lãnh đạo nhận thấy không có rủi ro đáng kể nào từ việc tăng thuế quan tiềm ẩn đối với xuất khẩu dịch vụ CNTT sang Mỹ.
Mặt khác, các quy định về thị thực nghiêm ngặt hơn đối với lao động nước ngoài có thể sẽ đặt ra những thách thức đối với việc tuyển dụng nhân sự cho các công ty dịch vụ CNTT tại Mỹ, ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn nhân lực. Tuy nhiên, đây sẽ là thách thức không chỉ đối với FPT mà còn đối với các công ty Ấn Độ cùng ngành.
FPT sẽ ra mắt dịch vụ cho thuê GPU (GPUaaS) tại cả Nhật Bản và Việt Nam và dự kiến đạt biên EBITDA khoảng 50% cho mảng này vào năm 2025.
FPT dự báo vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 50 triệu USD tại mỗi thị trường Nhật Bản và Việt Nam cho mảng GPUaaS, với khả năng sẽ đầu tư thêm 50 triệu USD vào mỗi thị trường trong năm 2026 nếu điều kiện thuận lợi.
Ban lãnh đạo dự báo doanh thu GPUaaS sẽ đạt 100 triệu USD, với tỷ lệ hiệu suất sử dụng là 90% và biên EBITDA khoảng 50% vào năm 2025. Tại Nhật Bản, dịch vụ GPUaaS sẽ được kết hợp với các dịch vụ AI, với mức giá dự kiến sẽ phù hợp với các nhà cung cấp tại Nhật Bản.
FPT đã hoàn thành việc mua sắm cho giai đoạn I của GPUaaS, mua phần cứng Nvidia H100/GH200 cho hoạt động tại Việt Nam và Nhật Bản, và sẽ bắt đầu nhận đơn đặt hàng trước vào ngày 13/11/2024.
Đối với mảng Viễn thông, FPT cũng có kế hoạch phát triển mảng truyền hình trả phí và ra mắt trung tâm dữ liệu D9 trong năm 2025. Trong 9T 2024, FPT đã thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí để ứng phó với những khó khăn của nền kinh tế, giúp cải thiện biên LNTT của mảng dịch vụ viễn thông.
Trung tâm dữ liệu D9 của FPT bị trì hoãn do khó khăn trong việc đảm bảo thiết bị trong năm nay, dự kiến sẽ được ra mắt chậm nhất vào năm 2025.
Mảng giáo dục của FPT gặp một số khó khăn trong năm 2024, khiến tăng trưởng tuyển sinh chỉ đạt mức một chữ số, nhưng FPT kỳ vọng tăng trưởng tuyển sinh sẽ phục hồi vào năm 2025.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ 2 yếu tố: (1) chi tiêu cho giáo dục tư thục giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, và (2) chỉ tiêu tuyển sinh các ngành CNTT và kỹ thuật tại các trường đại học công lập tăng.
Tuy nhiên, FPT kỳ vọng tăng trưởng tuyển sinh sẽ phục hồi trong năm 2025 nhờ vào sự cải thiện của nền kinh tế và những nỗ lực của FPT trong việc xây dựng thương hiệu cho mảng giáo dục.
Thanh khoản suy yếu nhanh, thị trường phân hóa
Dòng tiền từ chối mua đuổi giá đã khiến đà tăng sáng nay suy yếu khá nhanh. VN-Index từ chỗ tăng gần 7 điểm đã quay đầu thành giảm 0,16 điểm. Thanh khoản vẫn là mối lo ngại chính khi những hưng phấn hôm qua đã biến mất, giá trị khớp lệnh sàn HoSE sụt giảm tới 38%, một phần vì nhóm cổ phiếu ngân hàng nguội lạnh.
Diễn biến bắt đáy và phục hồi chiều hôm qua là một tín hiệu tốt, nhất là khi thanh khoản đột ngột tăng cao. Tuy vậy đó là sự hào hứng trong chiều giá giảm. Sáng nay cổ phiếu tăng đã không nhận được sự đồng thuận từ dòng tiền, nhà đầu tư không muốn mua cao nữa khiến lực đỡ suy yếu. Một số cổ phiếu lớn từ từ giảm tạo áp lực lên chỉ số VN-Index, hình thành nhịp trượt giảm kéo dài phần lớn thời gian.
Không chỉ vậy, nhịp trượt ở chỉ số cũng ảnh hưởng đến tâm lý chung khi nhiều cổ phiếu khác cũng giảm theo. VN-Index tại đỉnh lúc 9h50 tăng gần 7 điểm với 206 mã tăng/95 mã giảm nhưng đến cuối phiên sáng chỉ còn 140 mã tăng/178 mã giảm. Rổ VN30 từ chỗ có tới 27 mã tăng, giờ chỉ còn 9 mã và số giảm là 14.
Nhiều blue-chips trượt giá khá sâu và 10 cổ phiếu khiến VN-Index mất điểm nhiều nhất sáng nay đều thuộc rổ VN30. Điều này cho thấy các blue-chips vẫn là nỗi lo chính. FPT – cổ phiếu lớn thứ 3 của VN-Index lao dốc 1,58% so với giá đỉnh và chốt phiên đảo chiều thành giảm 1,16% so với tham chiếu. CTG ngay từ đầu đã kém và chốt phiên là một trong những trụ kém nhất khi giảm 1,14%. HPG cũng đã bốc hơi 1,1% trong phiên và giảm 0,36% so với tham chiếu. MWG, MSN, STB, TCB, VPB là những cổ phiếu đảo chiều với biên độ rộng sáng nay và đều tạm kết thúc trong sắc đỏ. VN30-Index chốt phiên giảm 0,29%.
Thanh khoản của rổ VN30 sụt giảm tới 45% so với sáng hôm qua, chỉ đạt gần 2.465 tỷ đồng. Nguyên nhân phần lớn đến từ giao dịch chậm đáng kể của cổ phiếu ngân hàng. Cụ thể, sáng hôm qua 13 mã ngân hàng trong rổ này đạt khoảng 2.100 tỷ đồng, sáng nay chỉ còn 873 tỷ đồng, giảm gần 58%. Mức giảm tuyệt đối khoảng 1.227 tỷ đồng ở nhóm ngân hàng, chiếm 62% mức giảm chung của cả rổ VN30 (giảm 1.985 tỷ đồng). Các mã khác như VHM, HPG, FPT… cũng suy yếu đáng kể về thanh khoản.
Mở rộng ra toàn sàn HoSE, giao dịch cũng sụt giảm ở nhiều nhóm khác. Cụ thể, tổng giá trị khớp lệnh của sàn đạt 5.342 tỷ đồng, giảm 38% so với sáng hôm qua tương đương hụt đi 3.292 tỷ đồng. Chỉ khoảng 41% trong mức giảm này là từ giao dịch của nhóm cổ phiếu ngân hàng ở sàn này, còn lại là các cổ phiếu khác.
Dù vậy thị trường cũng không hẳn là xấu. Các chỉ số chịu sức ép từ nhóm trụ và đỏ, nhưng phần còn lại vẫn duy trì được độ phân hóa. Độ rộng VN-Index không quá chênh lệch dù trải qua một nhịp trượt giảm kéo dài trong buổi sáng. Mặt khác, tuy số lượng cổ phiếu giảm sâu hơn 1% lên tới 59 mã (trong tổng số 178 mã đỏ) nhưng chỉ 12 mã thanh khoản quá 10 tỷ đồng. 3 cổ phiếu giao dịch nhiều nhất là MWG giảm 1,43% khớp 228,5 tỷ; STB giảm 1,04% khớp 185,2 tỷ và FPT giảm 1,16% với 163,4 tỷ. Tổng thanh khoản nhóm giảm trên 1% này chiếm 16,9% giá trị khớp cả sàn.
Phía ngược lại, trong 140 mã xanh có 50 mã tăng hơn 1%, tuy số lượng ít hơn nhóm giảm nhưng lại tập trung thanh khoản cao hơn với 19,4% tổng giá trị khớp của sàn. Duy nhất VCI và KBC đạt giao dịch quá 100 tỷ: VCI tăng 1,3% khớp 236,2 tỷ và KBC tăng 1,21% khớp 154,9 tỷ. Tuy vậy thanh khoản trung bình rải ở khá nhiều cổ phiếu khác với 20 mã giao dịch quá 10 tỷ đồng. DBC, CTD, VTP, BAF, HAG, DPM cũng thu hút dòng tiền khá tốt.
Như vậy thị trường duy trì được độ phân hóa ở cổ phiếu và thanh khoản tập trung rất lớn ở nhóm biến động hẹp. Điều này khiến tổng thanh khoản suy giảm không phải là tín hiệu bất lợi. Rõ ràng giá trượt giảm là do sức ép bán tăng dần, nhưng không đủ mạnh để gây biến động lớn.
Nhà đầu tư nước ngoài sáng nay cũng giảm đáng kể cường độ bán, chỉ xả 691,7 tỷ đồng trên HoSE, giảm 31% so với sáng hôm qua. Mua vào tăng 25% với 371,9 tỷ, tương ứng bán ròng 319,8 tỷ. MSN chỉ còn bị bán ròng 29,1 tỷ, VHM khoảng 43,3 tỷ, giảm nhiều so với phiên trước. Ngược lại có TCB -45,3 tỷ, MWG -36,4 tỷ, FPT -23,4 tỷ. Bên mua chỉ có SAB +25,9 tỷ là đáng kể.
HPG - Vua thép trở lại
Có thể nói HPG là cổ phiếu “quốc dân” , khi mà hầu như nhà đầu tư nào từng nắm giữ hoặc từng sở hữu. Gia đình Chủ tịch Trần Đình Long và nội bộ đang sở hữu nhiều nhất lên tới tổng 44% tiếp sau đó là các cổ đông nước ngoài 22% và còn lại là các nhà đầu tư trong nước 34%.
Hoạt động trong ngành chu kỳ, ảnh hưởng mạnh bởi giá hàng hóa tuy nhiên HPG vẫn có thể được xem là doanh nghiệp tăng trưởng nếu nói về mặt dài hạn. Giai đoạn bùng gần đây nhất chính là 2019 – 2021, sản lượng tăng tiêu thụ hơn gấp 2 lần lên 7.75 triệu tấn. Kết quả sự tích cực này là do HPG đưa vào vận hành nhà máy Dung Quất 1. Giai đoạn 2022 – 2023, suy thoái kinh tế, thị trường bất động sản đóng băng, lãi suất cao, nhu cầu thép giảm mạnh, thậm chí lò cao của HPG phải đóng. Dự báo giai đoạn 2024 – 2027 sẽ bùng nổ trở lại và quan trọng hơn hết chính là bom tấn “Dung Quất 2”.
Trong quý 3, HPG đạt doanh thu gần 34 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 3 nghìn tỷ đồng lượt lượt tăng trưởng 18% và 50% so với cùng kì. Có thể nói Quý 3/2024 là một quý không hề đơn giản khi mà giá thép giảm mạnh, thép Trung Quốc bán phá giá sang khắp các nước trên thế giới. Thậm chí Tập đoàn Đông Lĩnh đa ngành hàng đầu Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất thép có quy mô doanh thu gấp ba Hòa Phát cñng phải nộp đơn xin phá sản.
Gần đây, có nhiều quan điểm về chuyện áp thuế chống bán phá giá thép xây dựng và HRC Trung Quốc, Ấn Độ
=> Việc áp thuế CBPG là cần thiết nhằm ngăn chặn lây lan sự sụp đổ ngành thép Trung Quốc và có một cái nhìn hỗ trợ dài hạn với doanh nghiệp thép Việt Nam
Chi tiết mời anh chị theo dõi video:
VN-Index thu hẹp đà giảm với sự xuất hiện mẫu hình nến Hammer kèm theo khối lượng vượt mức trung bình 20 ngày. Điều này cho thấy rủi ro trên thị trường tạm thời giảm bớt khi dòng tiền bắt đáy xuất hiện với khối lượng giao dịch tăng vọt. Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator tiếp tục cho tín hiệu mua sau khi rời khỏi vùng quá bán (oversold). Nếu trong các phiên tới, tín hiệu này tiếp tục được duy trì thì triển vọng ngắn hạn sẽ không quá bi quan.
I. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ NGÀY 11/11/2024
- Các chỉ số chính giảm điểm trong phiên giao dịch 11/11. VN-Index kết phiên giảm 0.18%, về mức 1,250.32 điểm; HNX-Index dừng sát mốc tham chiếu, đạt 226.86 điểm, giảm 0.01% so với phiên trước.
- Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt hơn 712 triệu đơn vị, tăng 41.5% so với phiên trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX tăng 11.1%, đạt gần 50 triệu đơn vị.
- Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên sàn HOSE với giá trị hơn 960 tỷ đồng và bán ròng hơn 4 tỷ đồng trên sàn HNX.
Giá trị giao dịch NĐTNN của HOSE, HNX và UPCOM theo ngày. Đvt: Tỷ đồng
Giá trị giao dịch ròng theo mã cổ phiếu. Đvt: Tỷ đồng
- Thị trường chứng khoán khởi động đầu tuần khá khó khăn. Áp lực lớn từ nhóm cổ phiếu trụ, đặc biệt là ngân hàng khiến VN-Index mất gần 8 điểm khi kết thúc phiên sáng, mặc cho hơn phân nửa số nhóm ngành vẫn giữ được sắc xanh. Bước sang phiên chiều, những nỗ lực phục hồi được ghi nhận khá đáng kể, lực cầu giá thấp giúp đà giảm của chỉ số chung thu hẹp dần về cuối phiên. VN-Index đóng cửa phiên giao dịch 11/11 tại mốc 1,250.32 điểm, giảm 2.24 điểm so với phiên trước.
- Về mức độ ảnh hưởng, 9/10 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất lên chỉ số hôm nay thuộc nhóm ngân hàng, dẫn đầu là BID và STB lấy đi 2 điểm của VN-Index. Ngược lại, nỗ lực đáng ghi nhận của HPG và FPT giúp chỉ số chung lấy lại hơn 2 điểm. Ngoài ra, VHM và MSN cũng đảo chiều thành công trong phiên chiều, đóng góp thêm hơn 1 điểm cho sự phục hồi của VN-Index.
- VN30-Index kết phiên giảm 0.52%, xuống còn 1,310.46 điểm. Phe bán chiếm ưu thế với 19 mã giảm, 10 mã tăng và 1 mã đứng giá. Trong đó, STB lao dốc mạnh nhất, giảm gần 5%. Theo sau là MWG, TPB, HDB và PLX cũng giảm khoảng 2-3%. Ở chiều ngược lại, trong 10 cổ phiếu tăng điểm có 7/10 cổ phiếu tăng trên 1%. HPG giao dịch tích cực ngay từ đầu phiên, dẫn đầu với mức tăng 2.6%.
Mặc dù chỉ 3/11 nhóm ngành giảm điểm nhưng chỉ số chung vẫn không thể khởi sắc. 3 nhóm này bao gồm năng lượng, tiêu dùng không thiết yếu và tài chính, đều giảm hơn 1%. Đặc biệt, các “cổ phiếu vua” - chiếm khoảng 30% vốn hóa toàn thị trường là tác nhân chính cho phiên giảm điểm hôm nay. Sắc đỏ bao trùm trên diện rộng, tiêu biểu là STB (-4.79%), MSB (-2.92%), TPB (-2.7%), HDB (-2.67%), NVB (-2.27%), BID (-1.9%), TCB (-1.69%), VPB (-1.54%), LPB (-1.4%) và MBB (-1.02%). Ngoài ra, những cổ phiếu lớn giảm điểm đáng kể ở 2 nhóm ngành còn lại là BSR (-1.42%), PVS (-0.78%), PVD (-0.59%); MWG (-3.08%), PLX (-2%), GEE (-1.49%),…
Ngược lại, nhóm công nghệ thông tin dẫn đầu thị trường với mức tăng hơn 2%. Đóng góp chủ yếu bởi 2 ông lớn FPT (+1.84%) và CMG tăng kịch trần. Theo sau là nhóm công nghiệp tăng 1.77%. Các cổ phiếu vận tải trong nhóm này tiếp tục có một phiên tỏa sáng, thu hút lực cầu tích cực như MVN, VOS, VTO, VIP khoác sắc tím rực rỡ, SGP (+8.64%), HVN (+4.23%), VSC (+3.24%), HAH (+2.29%) và ACV (+1.17%).
VN-Index thu hẹp đà giảm với sự xuất hiện mẫu hình nến Hammer kèm theo kèm theo khối lượng vượt mức trung bình 20 ngày. Điều này cho thấy rủi ro trên thị trường tạm thời giảm bớt khi dòng tiền bắt đáy xuất hiện với khối lượng giao dịch tăng vọt. Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator tiếp tục cho tín hiệu mua sau khi rời khỏi vùng quá bán (oversold). Nếu trong các phiên tới, tín hiệu này tiếp tục được duy trì thì triển vọng ngắn hạn sẽ không quá bi quan.
II. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG VÀ DAO ĐỘNG GIÁ
VN-Index - Xuất hiện mẫu hình nến Hammer
VN-Index thu hẹp đà giảm với sự xuất hiện mẫu hình nến Hammer kèm theo kèm theo khối lượng vượt mức trung bình 20 ngày. Điều này cho thấy rủi ro trên thị trường tạm thời giảm bớt khi dòng tiền bắt đáy xuất hiện với khối lượng giao dịch tăng vọt.
Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator tiếp tục cho tín hiệu mua sau khi rời khỏi vùng quá bán (oversold). Nếu trong các phiên tới, tín hiệu này tiếp tục được duy trì thì triển vọng ngắn hạn sẽ không quá bi quan.
HNX-Index - Duy trì trên đường Middle của Bollinger Bands
HNX-Index giảm nhẹ đồng thời nằm trên đường Middle của Bollinger Bands. Nếu trong thời gian tới, chỉ số tiếp tục nằm trên ngưỡng này thì tình hình sẽ không quá bi quan. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch nằm trên mức trung bình 20 ngày cho thấy dòng tiền vẫn chưa rời khỏi thị trường.
Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD đều cho tín hiệu mua trở lại. Nếu tín hiệu này tiếp tục duy trì trong các phiên tới thì nguy cơ giảm điểm tiếp tục sẽ không quá lớn.
Phân tích Dòng tiền
Biến động của dòng tiền thông minh: Chỉ báo Negative Volume Index của VN-Index cắt xuống dưới đường EMA 20 ngày. Nếu trạng thái này tiếp tục trong phiên tới thì rủi ro sụt giảm bất ngờ (thrust down) sẽ tăng cao.
Biến động của dòng tiền từ khối ngoại: Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên giao dịch ngày 11/11/2024. Nếu nhà đầu tư nước ngoài duy trì hành động này trong những phiên tới thì tình hình sẽ bi quan hơn.
III. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG NGÀY 11/11/2024
Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
Thị trường vẫn nằm trong vùng biên cân bằng
1 phiên giao dịch tưởng chừng thất vọng nhưng với diễn biến về cuối phiên và kết thúc phiên đã xóa tan mọi hoài nghi về việc TT suy yếu và bước vào xu hướng giảm giá. Thực tế trên đồ thị VNI có vùng hỗ trợ 1240 khá cứng khi liên tiếp các lần điều chỉnh về lại đây đều có phục hồi, ngoài ra yếu tố quyết định đến việc TT phục hồi lại trong phiên đó là có nhiều CP giữ giá tốt lúc TT giảm và ngay lập tức bật tăng, tức muốn chỉnh cũng không được
=> Kết phiên TT vẫn nằm trong vùng biên cân bằng
- Trong bối cảnh mà TT tài chính toàn cầu đều tăng tốt nhưng CKVN lại không được đồng pha thì sẽ có nhiều NĐT cho rằng không đáng để đầu tư. Tuy nhiên cần phải hiểu tính chu kì tức những TT tài chính kia trước khi tăng mạnh thì đều trải qua giai đoạn như CKVN hiện tại. Vậy thời điểm hiện tại họ cho rằng là rủi ro nhưng chỉ cần 1-2 tháng sau khi TT lên sẽ lại cảm nhận là cơ hội
=> Cần có chính kiến trong việc đầu tư và mua bán có lý do
1, Đánh giá TT không có hiện tượng bán tháo và không mở biên giảm thêm
2, Theo dõi nhiều CP giữ giá tốt khi TT chỉnh (HPG FTS)
3, Nhìn nhận về tính chu kì
=> Giữ nguyên quan điểm về TT chưa đảo chiều xu hướng, tập trung cơ cấu danh mục và tìm kiếm cơ hội
Trong những lúc nguy nan thì em luôn có các cập nhật kịp thời để gửi đến NĐT, giúp trấn tĩnh và vững tin hơn vào quyết định. Thực tế đã cho thấy hiệu quả qua liên tiếp các CP như DXG FTS HPG
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.