Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Tự doanh không phải 'thần thánh', cũng cắt lỗ, bán 'hớ' cả nghìn tỷ
Thị trường chứng khoán diễn biến sôi động và liên tiếp cán mốc lịch sử trong quý 1/2021 với dòng tiền F0 đổ vào ồ ạt đã góp phần cho các công ty chứng khoán ghi lãi đậm về tự doanh.
Theo thống kê của FiinPro, khối tự doanh công ty chứng khoán trong quý 1/2021 mua vào 678 triệu cổ phiếu trên sàn HoSE, trị giá 27.280 tỷ đồng, trong khi bán ra 851,5 triệu cổ phiếu, trị giá 28.600 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 173,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là hơn 1.342 tỷ đồng, trong quý 4/2020, dòng vốn này mua ròng mạnh với gần 1.200 tỷ đồng.
Khối tự doanh bán ròng mạnh trong tháng 2 và 3 với giá trị lần lượt 547 tỷ đồng và 789,5 tỷ đồng, trong khi chỉ bán ròng vỏn vẹn 5,9 tỷ đồng ở tháng 1.
Việc bán ra hàng loạt cổ phiếu đã giúp cho các công ty chứng khoán lãi đậm. Lợi nhuận tự doanh (EVTPL) của khối doanh nghiệp chứng khoán trong quý 1/2021 hầu hết đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Mặc dù vậy, nếu so với giá trị thị trường hiện tại của nhiều cổ phiếu, khối tự doanh đã bán bị hớ hàng trăm tỷ đồng.
Tại Công ty CP Chứng khoán MB (MBS), lãi bán các tài sản tài chính EVTPL đạt 38,6 tỷ đồng, tăng 34,5% so với quý 1/2020. Trong kỳ, MBS đã bán ra 1,36 triệu cổ phiếu HPG, tổng giá trị bán 60,47 tỷ đồng, tính ra giá bán bình quân 44.200 đồng/cổ phiếu, lãi 3,47 tỷ đồng. Thị giá của HPG thời điểm hiện tại 57.800 đồng/cổ phiếu, nếu để bán theo giá này, MBS có thể thu được 79,08 tỷ đồng từ bán cổ phiếu HPG. Hay nói cách khác, MBS đã bán hớ 18,6 tỷ đồng cổ HPG.
MBS cũng bán ra hàng loạt cổ phiếu như TCB, FPT, DXG, MSN, KDH, VRE, MWG trong quý 1/2021, đây đều là những mã tăng trưởng bứt phá thời gian gần đây. Nếu tính ở thị giá hiện tại, MBS đã bán bị hớ gần 19 tỷ từ các cổ phiếu này. Tổng cộng, MBS đã bán hớ gần 38 tỷ đồng từ danh mục tự doanh. Chưa kể, MBS còn bán lỗ 7 tỷ từ các cổ phiếu STB, HPG, KDH, MSN, FPT, MWG, VRE, VHM.
MBS cắt lỗ nhiều mã trong danh mục
Tương tự, tại Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI, lãi bán các tài sản tài chính EVTPL trong quý 1/2021 là 378 tỷ đồng, tăng 372% so với quý 1/2020. Trong kỳ, SSI đã bán ra 12,67 triệu cổ phiếu HPG, giá bán bình quân 43.935 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị bán 557 tỷ đồng, lãi được 41 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu so với thị giá hiện tại của HPG thì Chứng khoán SSI đã bán bị hớ 176 tỷ đồng.
SSI cũng đã bị bán hớ FPT 63,5 tỷ đồng; bán hớ TCB 63,5 tỷ đồng; bán hớ VPB 94,3 tỷ đồng; bán hớ MBB 38 tỷ đồng. Tổng cộng, SSI đã bán danh mục tự doanh bị thiệt 434 tỷ đồng so với giá bán cổ phiếu ở thời điểm hiện tại.
Lỗ bán của SSI trong kỳ tăng mạnh so với quý 1/2020
SSI còn bán lỗ 288 tỷ đồng từ cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh…với danh mục như DSG, TDM. Giá bán bình quân DSG, TDM lần lượt 5.600 đồng/cổ phiếu và 26.220 đồng/cổ phiếu. Nếu tính thị giá hiện tại của DSG 7.600 đồng và TDM 27.600 đồng/cổ phiếu, SSI có vẻ cắt lỗ hơi sớm.
Tại Công ty CP Chứng khoán Tp.HCM (HSC), trong quý 1/2021, lãi bán danh mục tự doanh của HSC ghi nhận 625 tỷ đồng, tăng 286% so với quý 1/2021.
Trong kỳ, HSC đã bán ra hàng loạt cổ phiếu, giảm giá trị sở hữu như HPG giảm sở hữu từ 119 tỷ đồng xuống còn 32,6 tỷ đồng; VPB giảm từ 74 tỷ đồng xuống còn 17 tỷ đồng; TCB giảm từ 102 tỷ đồng xuống còn 9,5 tỷ đồng; MWG giảm từ 45,5 tỷ đồng xuống còn 7,7 tỷ đồng, và bán sạch loạt blue-chips như MBB, VIC, VCB, VNM với giá gốc 264 tỷ đồng.
Nhìn vào thị giá HPG trong suốt quý 1, HPG giao dịch xung quanh vùng giá 41.000 - 48.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi HSC bán ra HPG ngay lập tức cổ phiếu HPG cất cánh tăng 30% kể từ đầu tháng 4. Điều này diễn ra tương tự với các cổ phiếu khác mà HSC bán ra như VPB, VIC… Như vậy, rất có thể HSC đã bán hớ hàng chục tỷ đồng từ danh mục tự doanh.
Lỗ bán của HSC tăng mạnh so với quý 1//2020
Chưa kể, HSC còn lỗ bán các tài sản tài chính EVTPL lên đến 455 tỷ đồng, trong khi năm ngoái chỉ lỗ 159 tỷ đồng.
Mặc dù không thuyết minh chi tiết các khoản lãi từ bán cổ phiếu niêm yết song trong kỳ, Chứng khoán Tecombank (TCBS) cũng ghi nhận lãi từ bán cổ phiếu 1,4 tỷ đồng. Lãi bán các khoản trái phiếu chưa niêm yết và trái phiếu niêm yết cũng mang lại cho TCBS 292 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 846 tỷ đồng của quý 1/2020. Bên cạnh đó, TCBS cũng lỗ bán các tài sản tài chính 18,3 tỷ đồng. Cùng với tăng trưởng ở các nghiệp vụ khác, kết thúc quý 1/2021 TCBS doanh thu 1.025 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với quý 1/2020; lợi nhuận sau thuế 674 tỷ đồng, tăng 65%.
Chứng khoán Bản Việt lãi 494 tỷ đồng từ việc bán các tài sản tài chính EVTPL đồng thời cũng lỗ 163 tỷ đồng từ chính hoạt động này (tăng mạnh so với con số lỗ 30 tỷ đồng của quý 1/2020). SCBS lãi ròng từ tự doanh 330,6 tỷ đồng. Kết thúc quý 1/2021, Chứng khoán Bản Việt doanh thu 777,8 tỷ đồng; tăng 105%; lợi nhuận sau thuế 291 tỷ đồng, tăng 146% so với quý 1/2020.
Một số công ty chứng khoán khác cũng ghi nhận có những khoản lãi/lỗ bán các tài sản tài chính EVTPL như Chứng khoán KIS. Kết thúc quý 1/2021, doanh thu hoạt động của KIS tăng gấp gần 7 lần, đạt 723 tỷ đồng chủ yếu nhờ chênh lệch đánh giá lại phải trả chứng quyền đang lưu hành, môi giới lãi cho vay và các khoản phải thu. Lợi nhuận sau thuế của KIS đạt 104 tỷ đồng, tăng 205% so với quý 1/2020.
Tại Chứng khoán Everest, tại kỳ đánh giá 31/3, bên cạnh hàng loạt cổ phiếu công ty chứng khoán đang nắm giữ có lãi như NVB, GMA, HPG, VHL…thì cũng có một dãy tự doanh khiến công ty bốc hơi tiền tỷ như VIT, GDM, VCB...
Kính Đáp Cầu (mã DSG): Mờ mịt đường ra
Thua lỗ liên tục, tài chính khó khăn, tương lai của thương hiệu kính nổi danh một thời đang trở nên mờ mịt.
Bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục
Tại báo cáo kiểm toán năm 2020 của Công ty cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu (Kính Đáp Cầu, mã chứng khoán DSG), kiểm toán viên đã nhấn mạnh về “sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục” của Công ty.
Lỗ luỹ kế của Kính Đáp Cầu lên tới 260,82 tỷ đồng, tương ứng 86,9% vốn chủ sở hữu.
Cụ thể, tại ngày 31/12/2020, nợ ngắn hạn đã vượt quá tài sản ngắn hạn là 29,93 tỷ đồng, tổng số nợ quá hạn chưa thanh toán là 70,2 tỷ đồng và lỗ luỹ kế là 260,82 tỷ đồng, tương ứng 86,9% vốn chủ sở hữu.
Thực tế, tình trạng thua lỗ của Kính Đáp Cầu đã diễn ra từ nhiều năm nay khi sức ép cạnh tranh trên thị trường ngày một gay gắt. Trong đó, 2020 là năm Công ty báo lỗ kỷ lục, với 20,5 tỷ đồng.
Cùng với hiệu quả kinh doanh suy giảm, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp liên tục thâm hụt.
Cụ thể, năm 2018, dòng tiền kinh doanh âm 61,2 tỷ đồng, năm 2019 âm 7,7 tỷ đồng và năm 2020 âm 35 tỷ đồng.
Kính Đáp Cầu đã bù đắp sự thâm hụt vốn bằng phát hành riêng lẻ cổ phiếu để huy động 152,9 tỷ đồng trong năm 2018; thu hồi các khoản cho vay, bán lại các công cụ nợ năm 2019 là 49,2 tỷ đồng, năm 2020 là 13,4 tỷ đồng… Mặc dù vậy, tính tới 31/12/2020, Công ty chỉ còn 1,8 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, chiếm 0,98% tổng tài sản.
Khó trông chờ vào công ty mẹ
Bóc tách số nợ quá hạn của Kính Đáp Cầu tại thời điểm cuối năm 2020, có thể thấy, trong số 70 tỷ đồng nợ quá hạn của Công ty, có khoản vay Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội là 2,3 tỷ đồng nợ gốc, lãi vay 1,46 tỷ đồng đến hạn nhưng chưa thanh toán.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có 8,8 tỷ đồng nợ quá hạn chưa thanh toán đối với công ty mẹ, tiền nộp bảo hiểm và các khoản khác; phải trả người bán ngắn hạn đang quá hạn 51,8 tỷ đồng…
Với tình hình tài chính không được đánh giá cao ở thời điểm hiện tại, doanh nghiệp sẽ gặp thách thức không nhỏ khi tiếp xúc với nhà đầu tư, chủ nợ, cổ đông hay nhà cung cấp dịch vụ để có thể kinh doanh bình thường.
Sở dĩ báo cáo tài chính năm 2020 của Kính Đáp Cầu, theo ý kiến của kiểm toán viên, vẫn được trình bày trên cơ sở giả định hoạt động liên tục là vì một số lý do, trong đó có việc Công ty đang làm thủ tục để chuyển nhượng khu đất nhà máy kính rộng hơn 125.000 m2 tại trung tâm thành phố Bắc Ninh sang đất ở nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của khu đất và “công ty là công ty con của Tổng công ty Viglacera nên vẫn nhận được sự hỗ trợ về tài chính của công ty mẹ và các công ty liên quan”.
Tuy vậy, kiểm toán cũng nhấn mạnh, chủ trương di dời nhà máy và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tài sản trên khu đất này đã được sự chấp thuận của Bộ Xây dựng, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh, nhưng tại thời điểm 31/12/2020, dự án nêu trên chưa được phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Được biết, Viglacera đang sở hữu 86,41% vốn điều lệ Kính Đáp Cầu và là đối tác quan trọng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Viglacera cũng đang trong quá trình thoái vốn nhà nước, đồng nghĩa với khả năng tiếp tục rót thêm vốn vào công ty con là rất thấp.
Chưa rõ rồi đây, Kính Đáp Cầu sẽ giải bài toán kinh doanh, bài toán nợ vay ra sao? Chỉ biết, năm 2021, Công ty dự kiến tiếp tục lỗ, với số lỗ là 13 tỷ đồng.
DSG lỗ lũy kế gần 261 tỷ đồng, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục
Theo BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2020, CTCP Kính Viglacera Đáp Cầu (UPCoM: DSG) ghi nhận lỗ ròng hơn 20 tỷ đồng trong khi trước kiểm toán chỉ lỗ gần 12 tỷ đồng.
Nguyên nhân là do chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 6% và 15% so với trước kiểm toán. Bên cạnh đó, DSG còn ghi nhận khoản lỗ khác hơn 7 tỷ đồng trong khi báo cáo tự lập trước đó là 65 triệu đồng.
Tại thời điểm cuối năm 2020, lỗ lũy kế của DSG đã cán mốc 261 tỷ đồng. Tổng tài sản tính đến 31/12/2020 ghi nhận gần 183 tỷ đồng, giảm 19% so với hồi đầu năm.
Kết quả kinh doanh năm 2021 của DSG. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2020 của DSG
Đáng chú ý, kiểm toán đưa ra cơ sở ý kiến ngoại trừ cho BCTC hợp nhất năm 2020 của DSG về vấn đề được nêu tại Báo cáo kiểm toán năm trước (Công ty chưa trích lập đầy đủ dự phòng giảm giá hàng tồn kho). Tại ngày 31/12/2020, DSG đã thực hiện đánh giá giá trị thuần có thể thực hiện được để làm căn cứ trích lập bổ sung dự phòng với số tiền hơn 1 tỷ đồng. Kiểm toán đã thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán cần thiết những vẫn không thể thu thập được bằng chứng kiểm toán thích hợp để có thể xác định được liệu có cần thiết phải điều chỉnh các số liệu này trên BCTC hợp nhất năm 2020 hay không.
Bên cạnh đó, BCTC của CTCP Vinafacade - Công ty liên kết của DSG được sử dụng để lập BCTC hợp nhất này theo phương pháp vốn chủ sở hữu là BCTC chưa được kiểm toán. Kiểm toán không thể thu thập được bằng chứng kiểm toán thích hợp để có thể xác định được liệu có cần thiết điều chỉnh số liệu hay không.
Không chỉ vây, kiểm toán cũng đưa ra vấn đề cần nhấn mạnh đối với BCTC hợp nhất năm 2020 của DSG. Cụ thể, Công ty đang thực hiện chủ trương di dời nhà máy và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, tài sản trên đất tại các khu đất hiện có (diện tích 125,527 m2) để thực hiện dự án đầu tư khu nhà ở.
Tại thời điểm cuối năm 2020, dự án chưa được phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Khi nào dự án được phê duyệt chính thức, Công ty sẽ thực hiện đánh giá lại thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định và điều chỉnh giá trị tài sản đang ghi nhận trên BCTC theo nội dung quyết định phê duyệt (nếu có). Do đó, tại thời điểm 31/12/2020, DSG chưa thực hiện điều chỉnh nào liên quan đến vấn đề này.
Tính đến cuối năm 2020, nợ ngắn hạn đã vượt quá tài sản ngắn hạn của DSG là 30 tỷ đồng, tổng số nợ chưa thanh toán là 70 tỷ đồng và lỗ lũy kế 261 tỷ đồng, tương ứng 87% vốn chủ sở hữu. Qua đó cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.