Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Thép Nam Kim (NKG): Xuất khẩu tôn mạ tăng 30%, kỳ vọng duy trì tốc độ những tháng cuối năm
Dữ liệu cho thấy Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (mã cổ phiếu NKG) đang chiếm 17% thị phần tôn mạ cả nước. Hiện triển vọng tiêu thụ trên cả kênh xuất khẩu lẫn nội địa của doanh nghiệp này được dự báo duy trì ổn định, tích cực trong những tháng cuối năm.
Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (mã cổ phiếu NKG - sàn HoSE) cho biết, tính chung 7 tháng đầu năm nay, sản lượng bán hàng đạt 546.800 tấn tôn mạ, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm ngoái, và chiếm 17% thị phần cả nước. Qua đó, giữ vững vị thế là một trong những doanh nghiệp kinh doanh tôn mạ lớn nhất cả nước.
Xét về cơ cấu, tiêu thụ qua kênh xuất khẩu của Thép Nam Kim đạt 402.800 tấn, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2023. Bán hàng nội địa cũng ghi nhận mức tăng trưởng 25%, đạt 143.900 tấn.
Trong quý 2 vừa qua, Thép Nam Kim ghi nhận doanh thu đạt hơn 5.660 tỷ đồng, nhích tăng nhẹ 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lãi ròng tăng tới 75%, đạt 219,6 tỷ đồng, chủ yếu nhờ doanh thu tài chính tăng gấp 2,2 lần (đạt 113,6 tỷ đồng).
Lũy kế nửa đầu năm, doanh nghiệp thép này ghi nhận doanh thu đạt hơn 10.951 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023 và lãi ròng đạt gần 370 tỷ đồng, tăng gấp gần 5 lần so với 6 tháng đầu năm 2023.
Theo đánh giá mới đây của Chứng khoán Agribank (Agriseco), mặc dù có những rủi ro từ các biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng thép, kết quả kinh doanh của Thép Nam Kim sẽ tăng trưởng ổn định trong các tháng cuối năm.
Động lực chủ yếu đến từ việc hoạt động xây dựng và sản xuất ô tô tại châu Âu và Bắc Mỹ đang tiếp tục phục hồi tích cực, hai thị trường này chiếm đến 70% tỷ trọng doanh thu xuất khẩu của Thép Nam Kim.
Đối với thị trường nội địa, hoạt động xây dựng được kỳ vọng sẽ sôi động hơn khi các bộ luật mới về bất động sản có hiệu lực từ tháng 8/2024, giúp các chủ đầu tư tái khởi động loạt dự án, giúp nhu cầu tôn mạ tăng lên.
Ngoài ra sản lượng tiêu thụ nội địa của Thép Nam Kim được kỳ vọng sẽ tăng lên đáng kể nếu như Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Hiện Bộ Công Thương đang tiến hành điều tra vụ việc trên.
Agriseco dự báo biện pháp chống bán phá giá tạm thời có thể sẽ được áp dụng vào khoảng cuối năm 2024 nếu có đầy đủ các bằng chứng về việc bán phá giá.
Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu NKG của Thép Nam Kim kể từ đầu năm 2024 đến nay. (Nguồn: TradingView)
Ngoài ra, theo cập nhật mới đây từ Chứng khoán Maybank, mức chênh lệch giá thép cuộn cán nóng (HRC) giữa thị trường Việt Nam với thị trường Liên minh châu Âu (EU) cũng như giữa thị trường Việt Nam và thị trường Hoa Kỳ đang có xu hướng mở rộng ra.
Trong đó, việc EU áp hạn ngạch 15% đối với HRC nhập khẩu kể từ tháng 7/2024 đối với nhóm “các quốc gia khác”, bao gồm Việt Nam, đang làm hạn chế nguồn cung HRC giá rẻ tại thị trường này. Qua đó, trực tiếp đẩy giá bán HRC - đầu vào của sản xuất tôn mạ tại khu vực EU tăng lên.
Với các diễn biến trên, Chứng khoán Maybank nhận định các doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ của Việt Nam như Thép Nam Kim sẽ hưởng lợi trực tiếp nhờ về giá xuất khẩu và biên lợi nhuận gộp do các khách hàng tại châu Âu ưu tiên nhập khẩu nguồn hàng giá rẻ.
Lợi nhuận của các “ông lớn” ngành thép được dự báo ra sao trong nửa cuối năm 2024?
Diễn biến về giá thép cuộn cán nóng HRC sẽ ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép thời gian tới.
Nửa đầu năm 2024, các doanh nghiệp ngành thép, tôn mạ đã chứng kiến sự khó khăn do sụt giảm mạnh nhu cầu, khiến tiêu thụ của các doanh nghiệp chậm, lượng tồn kho tăng.
Trong bối cảnh thị trường thép đang có những biến động lớn, các doanh nghiệp đầu ngành như Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim đều có những kế hoạch và dự báo về tiềm năng phát triển cuối năm 2024.
Mới đây, Chứng khoán Vietcap vừa đưa ra dự báo về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đầu ngành thép trong năm 2024.
Đơn vị này kỳ vọng Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) sẽ tiếp tục dẫn dắt đà phục hồi sản lượng bán thép trong nước trong cuối năm 2024.
Mặc dù nhu cầu đã cải thiện trong 7 tháng đầu năm 2024 từ mức cơ sở thấp của năm 2023, sự phục hồi không đồng đều giữa các công ty sản xuất thép trong nước vẫn giữ nguyên.
Doanh số thép xây dựng của Hòa Phát đã tăng 34% trong 7 tháng đầu năm 2024, vượt qua mức tăng trưởng của toàn ngành chỉ 13%, nâng thị phần lên mức kỷ lục 37,9%.
Mặc dù doanh số bán thép cuộn cán nóng (HRC) của doanh nghiệp này có phần thấp hơn so với thép xây dựng, nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ 17%.
Đặc biệt, nhờ chi phí đầu vào giảm nhanh hơn giá đầu ra, biên lợi nhuận gộp của Hòa Phát trong cuối năm 2024 dự kiến sẽ cao hơn.
Vietcap dự báo doanh thu cả năm của Hòa Phát có thể đạt 131.959 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước tính 12.315 tỷ đồng, lần lượt tăng 11% và 80% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG), Vietcap dự báo tăng trưởng doanh thu năm tài chính 2024 của doanh nghiệp này ở mức 20% so với năm trước, đạt 38.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế ở mức 789 tỷ đồng, tăng 2686%.
Do quy trình sản xuất và chuỗi giá trị ngắn của các nhà sản xuất tôn mạ, đơn vị này cũng dự báo xu hướng giảm hiện tại của giá thép sẽ khiến biên lợi nhuận gộp của Hoa Sen sẽ giảm từ 11,7% trong quý 3 năm tài chính 2024 còn 11,4% trong quý 4 năm tài chính 2024.
Trong xu hướng giảm của giá HRC, biên lợi nhuận của các nhà sản xuất thép hạ nguồn thường giảm do chênh lệch giá thấp hơn, đến từ ASP đầu ra thấp hơn (do thường được điều chỉnh dựa trên giá giao ngay) và chi phí nguyên vật liệu đầu vào cao hơn (do hàng tồn kho được mua vào với giá cao hơn).
Tỷ lệ chi phí SG&A/doanh thu dự kiến sẽ giảm từ 2,8% trong quý 3 năm tài chính 2024 xuống còn 2,1% trong quý 4 năm tài chính 2024 do giá cước vận tải đang quay về mức bình thường. Tỷ lệ đòn bẩy thấp hỗ trợ trong bối cảnh giá hàng hóa liên quan đến thép đang giảm.
Nhà máy Thép Nam Kim
Trong khi đó, Vietcap hạ dự báo tăng trưởng doanh thu của Thép Nam Kim (Mã: NKG) từ 17% xuống còn 7%, đạt gần 20.000 tỷ đồng cho cả năm 2024. Tuy nhiên, với kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2024 vượt dự kiến, đơn vị này cho rằng biên lợi nhuận gộp sẽ tăng khoảng 9,5% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, Vietcap đánh giá nhà máy Phú Mỹ sẽ chậm tiến độ thêm 6 tháng. Cụ thể, vào tháng 7/2024, HĐQT Nam Kim đã phê duyệt kế hoạch phát hành quyền mua tỷ lệ 2:1 để tài trợ cho phần vốn chủ sở hữu của dự án, dự kiến sẽ diễn ra vào nửa cuối năm 2024.
Trước đó, tháng 4/2022, HĐQT Nam Kim đã thông qua chủ trương thành lập Công ty TNHH Tôn Nam Kim Phú Mỹ và đầu tư dự án nhà máy thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ tại khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Đại Dương (Bà Rịa - Vũng Tàu) với quy mô 1,2 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng.
Nhìn chung, Hòa Phát được đánh giá có tiềm năng lớn nhất trong việc bứt phá vào cuối năm 2024 nhờ việc dẫn đầu về thị phần thép trong nước và biên lợi nhuận gộp khả quan.
Trong khi đó, Hoa Sen và Nam Kim đối mặt với những thách thức lớn hơn từ thị trường thép toàn cầu, tuy nhiên vẫn có cơ hội cải thiện nhờ chiến lược kinh doanh phù hợp.
Trung thu tưng bừng: Nến đảo chiều tăng, thị trường tăng mạnh lấy lại vùng MA50
Thị trường phục hồi mạnh hơn +19 điểm, thanh khoản hơn 13,5k tỷ, nước ngoài mua hơn 500 tỷ trong phiên hôm nay (đó cũng là động lực giúp dòng tiền kéo vào lúc này)
BĐS vẫn là nhóm lead số 1 thị trường hiện tại và tạo hiệu ứng cho cả thị trường, CK nhóm hỗ trợ. Chúng ta nên dành sự quan tâm nhất định đến 2 nhóm này, bởi 2 nhóm này mang tính quyết định xu hướng dòng tiền giai đoạn hiện tại.
Quan trọng hơn hết là xu hướng của index được củng cố lại, trạng thái các CP dẫn dắt tiếp tục chặt chẽ. Và hơn hết là NHNN đã phát đi tín hiệu vào hôm qua khi giảm lãi suất OMO hỗ trợ thanh khoản thị trường, ngoài ra tỷ giá hạ nhiệt mạnh, và ngày mai FED gần như chắc chắn giảm lãi suất.
CHÚNG TA NAY XÚC DPG KHÁ ỔN ÁP (tăng cao nhất phiên hơn 5%), chúng ta đánh rất kỷ luật và kiên nhẫn.
+ Điển hình DBC đi đúng mẫu hình mà ta mong muốn (gồng lãi lên vùng cao hơn)
+ FTS vẫn tỏ ra quá mạnh mẽ
=> Chúng ta sẽ tận dụng nhịp hồi này: triệt để loại bỏ cổ yếu ra khỏi danh mục - tập trung đánh xoay quanh cổ mạnh tiềm năng cho nhịp cuối năm
Việc NHNN giảm lãi suất OMO có thể coi như động thái hỗ trợ thanh khoản, giúp mặt bằng lãi suất liên ngân hàng đi xuống trong thời gian tới. Lãi suất liên ngân hàng thấp hơn sẽ hỗ trợ chi phí vốn cho các ngân hàng. NHNN có dư địa để thực hiện động thái này trong bối cảnh áp lực tỷ giá giảm dần khi thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đến gần.
Thị trường dự đoán hiện đang định giá 48% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản trong tuần này. Theo @Kalshi , khả năng cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản đã tăng từ 2% lên 48% chỉ trong 5 ngày.
Đây sẽ là quyết định chính sách đầu tiên của Fed không đạt được sự đồng thuận trên 90% kể từ năm 2020.
✅ Bác nào muốn nhận điểm mua/bán sớm nhất của các cổ phiếu có câu chuyện hồi phục và tăng trưởng trong thời gian tới thì tham gia nhóm đầu tư bên dưới phần bình luận nhé!
Cổ phiếu Hòa Phát xuống thấp nhất 8 tháng, điều gì đang xảy ra?
Nếu chỉ tính 4 tháng trở lại đây, cổ phiếu đầu ngành thép này còn mất 16% thị giá. Vốn hóa thị trường theo đó "bốc hơi" hơn 30.000 tỷ đồng (~1,2 tỷ USD) còn chưa đầy 159.000 tỷ đồng.
Giữa lúc chỉ số VN-Index giao dịch kém sắc, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát vừa chứng kiến chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp, qua đó lùi về 24.850 đồng/cp, mức thấp nhất trong vòng 8 tháng, kể từ giữa tháng 1/2024.
Nếu chỉ tính 4 tháng trở lại đây, cổ phiếu đầu ngành thép này còn mất 16% thị giá. Vốn hóa thị trường theo đó "bốc hơi" hơn 30.000 tỷ đồng (~1,2 tỷ USD) còn chưa đầy 159.000 tỷ đồng.
Tình trạng giảm giá mạnh gần đây của cổ phiếu HPG xuất hiện sau thông tin bất lợi là 2 công ty con của Hòa Phát bị Canada kết luận bán phá giá dây thép. Cụ thể, ngày 4/9, Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA) đã ban hành kết luận cuối cùng về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng dây thép có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam.
Theo đó, 2 công ty con của Tập đoàn Hòa Phát là CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất và CTCP Thép Hòa Phát Hải Dương có tên trong danh sách với biên độ bán phá giá lần lượt là 17,7% và 13,5%.
Nhờ đó, CTCK này kỳ vọng biên lợi nhuận gộp trong nửa cuối năm 2024 sẽ tăng từ mức 13,4% ghi nhận trong nửa đầu năm lên 15,5%.
Theo Vietcap, việc xuất khẩu thép giá rẻ của Trung Quốc đang khiến giá bán của các sản phẩm định hướng xuất khẩu như HRC và tôn mạ giảm mạnh hơn. Từ đầu năm đến nay, giá HRC của Việt Nam đã giảm 19% (giống với mức giảm 19% của HRC Trung Quốc). Giá bán trung bình thép xây dựng của HPG, được bảo vệ bởi mức thuế 16,3%-21,3% đối với thép nhập khẩu, chỉ ghi nhận mức giảm 4% kể từ đầu năm đến nay, thấp hơn so với mức giảm 16% của thép thanh Trung Quốc.
Vietcap điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích Cổ đông thiểu số của Hòa Phát trong năm 2024 còn 12.315 tỷ đồng, tương ứng tăng 58% so với thực hiện 2023 và giảm 19% so với dự báo cũ (lãi 15.223 tỷ).
Về tiến độ Khu liên hợp gang thép Dung Quất 2, tính đến cuối quý 2/2024, HPG đã giải ngân 42.400 tỷ đồng trong tổng số 70.000 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho KLHDQ 2. Vietcap cho rằng dự án hiện đang đi đúng tiến độ để hoàn tất thi công vào cuối năm 2024 và đưa vào vận hành trong quý 1/2025. Giai đoạn 2 (lò cao thứ 2) dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2025
Cổ phiếu ngành thép: Hoa nở... chóng tàn?
Ngành thép Việt Nam từ lâu đã được xem là một trong những trụ cột của nền kinh tế công nghiệp. Nhưng hiện tại, nhóm ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức và biến động lớn. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư từ cổ phiếu ngành thép đang cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ và tỷ lệ sinh lời kém khả quan.
Những diễn biến trên thị trường thép nội địa và quốc tế, cùng với các yếu tố ảnh hưởng như giá nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ và chính sách thương mại đang tạo ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong ngành. Các chuyên gia chứng khoán nhận định, trong ngắn hạn, cổ phiếu ngành thép sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng về dài hạn vẫn có những tia hy vọng nếu các yếu tố thuận lợi quay trở lại.
Theo báo cáo ngành thép quý II/2024, sản lượng tiêu thụ nội địa đã cho thấy những tín hiệu tích cực khi đạt mức tăng trưởng ấn tượng. Các phân khúc như thép xây dựng, tôn mạ, và ống thép đều ghi nhận sự phục hồi. Đặc biệt, thép xây dựng - một sản phẩm chủ chốt trong ngành - đạt 3,8 triệu tấn tiêu thụ nội địa, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, bất chấp sự hồi phục về sản lượng, giá bán thép lại đang chịu áp lực giảm khi các nhà sản xuất trong nước phải đối mặt với việc thép giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào, khiến việc duy trì biên lợi nhuận trở nên thách thức. Đặc biệt, thị trường bất động sản - vốn chiếm hơn 50% nhu cầu thép, tiếp tục suy yếu không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều quốc gia khác, gây ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu thụ thép toàn cầu.
Các chuyên gia chứng khoán đều đồng thuận rằng, trong ngắn hạn, ngành thép sẽ gặp nhiều khó khăn. Giá thép thế giới vẫn đang duy trì ở mức thấp, trong khi chi phí sản xuất tăng cao do giá nguyên vật liệu không hạ nhiệt. Các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam phải đối mặt với biên lợi nhuận sụt giảm, điều này thể hiện rõ qua kết quả kinh doanh quý II/2024 của một số tên tuổi lớn trong ngành. Cụ thể như biên lợi nhuận gộp của Hòa Phát (HPG), một trong những "đại gia" ngành thép, chỉ đạt 13,11% trong quý II/2024, giảm mạnh so với cùng kỳ.
Dù vậy, các chuyên gia cũng đánh giá rằng triển vọng dài hạn của ngành thép vẫn có những tín hiệu tích cực, khi thị trường bất động sản nội địa đang dần hồi phục nhờ vào các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ và việc đầu tư công được thúc đẩy mạnh mẽ. Đặc biệt, các dự án xây dựng dân dụng và hạ tầng tại miền Nam và miền Bắc đang bắt đầu cho thấy sự phát triển rõ rệt sẽ là động lực lớn cho nhu cầu thép trong nước.
Trên thực tế, diễn biến thị trường đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt trong cổ phiếu ngành thép. Các công ty lớn như Hòa Phát (HPG), Hoa Sen (HSG) và Nam Kim (NKG) vẫn duy trì được vị thế nhất định nhờ vào quy mô và năng lực tài chính mạnh mẽ. Tuy nhiên, các công ty có quy mô nhỏ hơn, đặc biệt là những doanh nghiệp chỉ tập trung vào thị trường nội địa, đang gặp rất nhiều thách thức trong việc duy trì hoạt động kinh doanh.
Theo nhận định của các chuyên gia, cổ phiếu của HPG, HSG và NKG được khuyến nghị ở mức trung lập, với giá mục tiêu lần lượt là 27.000 đồng, 21.000 đồng và 21.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo việc đầu tư vào cổ phiếu ngành thép hiện tại đòi hỏi sự thận trọng bởi nhiều yếu tố như giá nguyên vật liệu và các chính sách bảo hộ thương mại quốc tế có thể tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành này trong thời gian tới.
“Nhìn chung, ngành thép Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn khó khăn, với những tín hiệu tích cực xen lẫn những thách thức lớn. Nhà đầu tư cần theo dõi sát diễn biến thị trường và những chính sách vĩ mô để có thể đưa ra quyết định hợp lý. Trong ngắn hạn, cổ phiếu ngành thép vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng về dài hạn, nếu các điều kiện kinh tế thuận lợi và chính sách hỗ trợ được thực hiện hiệu quả, ngành thép vẫn có thể tìm lại được đà tăng trưởng”, một chuyên gia chứng khoán khuyến nghị.
3 yếu tố được kỳ vọng sẽ giúp thị trường thép tăng trưởng trở lại
Trong dài hạn, tôn, thép là nhóm có triển vọng tăng trưởng tích cực, dù lợi nhuận 2 quý cuối năm 2024 có thể thu hẹp bởi giá bán dự kiến giảm theo xu thế chung trên toàn cầu.
Hiện có 3 yếu tố được kỳ vọng sẽ giúp thị trường thép tăng trưởng trở lại: thứ nhất, sự phục hồi của thị trường bất động sản; thứ hai, Việt Nam sớm áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép cuộn cán nóng (HRC) có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ; thứ ba, nhu cầu thị trường thép toàn cầu tăng trở lại.
Với yếu tố thứ nhất, các doanh nghiệp ngành tôn, thép đang mong chờ thị trường bất động sản sẽ sớm khởi sắc, tạo ra nhu cầu về xây dựng, nhất là khi thị trường bất động sản vốn chiếm 60% nhu cầu thép dần được tháo gỡ khó khăn về pháp lý nhờ những chính sách được sửa đổi, bổ sung. Số dự án đang triển khai cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt tại miền Bắc và có sự phục hồi tại khu vực miền Nam, kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng bao gồm thép sẽ gia tăng trong các quý tới.
Các luật như Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đã có hiệu lực từ 1/8/2024 được kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản đẩy mạnh nguồn cung trong thời gian tới. Theo đó, mảng thép xây dựng có thể dần hồi phục rõ nét từ cuối năm 2024, đầu năm 2025, khi các dự án bất động sản được khơi thông pháp lý và các dự án đường sắt lớn được triển khai.
Với câu chuyện chống bán phá giá, Công ty Chứng khoán Phú Hưng cho biết, trên thế giới, nhu cầu thép nói chung và thép HRC nói riêng trong thời gian qua ở mức thấp, trong khi các nhà sản xuất vẫn tiếp tục sản xuất là nguyên nhân chính dẫn đến việc dư cung ở Trung Quốc, qua đó gián tiếp thúc đẩy các doanh nghiệp thép nước này xuất khẩu ra thế giới với giá thấp, đặc biệt là xuất khẩu sang các nước lân cận (ASEAN) và các nước không có nhiều biện pháp phòng vệ thương mại như Việt Nam.
Tính riêng tháng 6/2024, Việt Nam nhập khẩu 886.000 tấn HRC, bằng 151% lượng sản xuất trong nước, trong đó lượng thép nhập từ Trung Quốc chiếm 77%. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng HRC nhập khẩu lên đến gần 6 triệu tấn, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2023 và bằng 173% lượng sản xuất trong nước.
Ngày 26/7/2024, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 1985/QĐBCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép HRC có xuất xứ từ Trung Quốc và Ấn Độ. Thời hạn ra quyết định áp thuế cuối cùng là 1 năm kể từ ngày có quyết định điều tra (26/7/2025). Trong trường hợp đặc biệt, thời gian này có thể được gia hạn nhưng tổng thời gian điều tra không quá 18 tháng.
Giới phân tích kỳ vọng, Việt Nam sẽ sớm ban hành quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá HRC vào cuối năm 2025, chậm nhất là quý I/2026. Đây cũng là thời điểm Nhà máy Dung Quất giai đoạn 2 của Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) có thể hoạt động với công suất tối đa.
Về giá thép, Công ty Chứng khoán Vietcombank đánh giá, trong ngắn hạn, giá thép tại EU và Mỹ có thể đã tạo đáy sau khi tăng cường các biện pháp bảo hộ cho ngành sản xuất nội địa, từ đó giảm sự ảnh hưởng của nguồn thép giá rẻ từ Trung Quốc. Thời gian tới, nhu cầu nhập khẩu thép tại EU và Mỹ dự kiến sẽ gia tăng, trong bối cảnh các thị trường này hạ lãi suất và kinh tế dần phục hồi.
Hòa Phát được nhận định có triển vọng tích cực trong dài hạn. Với việc hoàn thành đầu tư dự án Dung Quất giai đoạn 2, tập đoàn này sẽ nâng công suất sản xuất HRC lên 8,6 triệu tấn/năm vào cuối năm 2025, tăng thêm 5,6 triệu tấn/năm, nâng tổng công suất sản xuất thép lên 14 - 14,5 triệu tấn/năm.
Tương tự, Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) có sản lượng tiêu thụ gia tăng khi các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU hồi phục, xuất phát từ lạm phát đi xuống, kỳ vọng hạ lãi suất và thị trường bất động sản nội địa đang có những dấu hiệu khả quan hơn sau những biện pháp thúc đẩy tăng trưởng của Chính phủ.
Với Thép Nam Kim (mã NKG), doanh nghiệp này tập trung xuất khẩu vào thị trường châu Âu, thị trường được kỳ vọng có nhu cầu thép tăng trưởng cao nhất trong các thị trường xuất khẩu.
Nhìn chung, trong dài hạn, tôn, thép là nhóm có triển vọng tăng trưởng tích cực, dù trong quý III và quý IV/2024, lợi nhuận có thể thu hẹp bởi giá bán dự kiến giảm theo xu thế chung trên toàn cầu.
Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo, ngành thép có triển vọng tăng trưởng 10% trong năm 2024 và khoảng 8% trong năm 2025. Tín hiệu phục hồi của ngành sẽ trở nên rõ rệt hơn khi thị trường bất động sản trong nước sôi động trở lại.
Kỳ vọng cổ phiếu thép tăng giá nhờ nhu cầu thép tăng sau bão lũ
Nhiều nhà đầu tư đặt kỳ vọng vào cổ phiếu thép cho nhịp tăng mới khi cho rằng, sức cầu tiêu thụ các sản phẩm tôn, thép sẽ tăng cao sau ảnh hưởng của cơn bão số 3 và lũ quét thời gian qua.
Phản ứng nhất thời
Cổ phiếu thép bật tăng do phản ứng nhất thời trước ảnh hưởng của bão, lũ, hay cổ phiếu ngành này đã tích lũy đủ để có đà tăng dài hơn là câu hỏi đang được nhà đầu tư bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn mạng.
Về vấn đề này, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VPBankS cho rằng, cổ phiếu thép tăng trong thời gian vừa qua phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư sau giai đoạn ảnh hưởng của cơn bão Yagi và lũ quét sẽ dẫn tới nhu cầu về mái tôn, sắt thép xây dựng tăng cao. Đây là nhu cầu thực của người dân sau khi bão, lũ qua đi. Tuy nhiên, với cổ phiếu ngành thép, đó là xu hướng ngắn hạn, chưa đánh dấu sự trở lại của ngành thép.
Ông Sơn nhận định, giá thép quốc tế trong xu thế giảm nên thị trường thép Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Ngành thép Việt Nam chỉ có khả năng tăng khi xu hướng giảm giá của thị trường thép toàn cầu tạo đáy và bắt đầu đi lên.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhìn nhận, sau mỗi đợt bão, lũ, nhu cầu xây dựng nhiều hơn, yếu tố này giúp nhóm cổ phiếu ngành thép hưởng lợi, nhưng đây không phải là câu chuyện dài hạn.
Nhìn lại ngành thép sau mỗi đợt mưa bão lớn những năm gần đây, ông Minh cho biết, xu hướng tăng của cổ phiếu thép không kéo dài, ngoại trừ năm 2016.
Thực tế, nhóm ngành tôn, thép đang gặp khó khăn do xuất khẩu tăng trưởng chậm, sức cầu nội địa yếu khi thị trường bất động sản phục hồi không như kỳ vọng. Theo đó, nhóm cổ phiếu tôn, thép có thể sớm quay lại phản ánh các yếu tố cơ bản của ngành.
Nhận diện động lực dài hạn
Trong dài hạn, tôn, thép là nhóm có triển vọng tăng trưởng tích cực, dù lợi nhuận 2 quý cuối năm 2024 có thể thu hẹp bởi giá bán dự kiến giảm theo xu thế chung trên toàn cầu.
Hiện có 3 yếu tố được kỳ vọng sẽ giúp thị trường thép tăng trưởng trở lại: thứ nhất, sự phục hồi của thị trường bất động sản; thứ hai, Việt Nam sớm áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép cuộn cán nóng (HRC) có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ; thứ ba, nhu cầu thị trường thép toàn cầu tăng trở lại.
Với yếu tố thứ nhất, các doanh nghiệp ngành tôn, thép đang mong chờ thị trường bất động sản sẽ sớm khởi sắc, tạo ra nhu cầu về xây dựng, nhất là khi thị trường bất động sản vốn chiếm 60% nhu cầu thép dần được tháo gỡ khó khăn về pháp lý nhờ những chính sách được sửa đổi, bổ sung. Số dự án đang triển khai cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt tại miền Bắc và có sự phục hồi tại khu vực miền Nam, kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng bao gồm thép sẽ gia tăng trong các quý tới.
Các luật như Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đã có hiệu lực từ 1/8/2024 được kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản đẩy mạnh nguồn cung trong thời gian tới. Theo đó, mảng thép xây dựng có thể dần hồi phục rõ nét từ cuối năm 2024, đầu năm 2025, khi các dự án bất động sản được khơi thông pháp lý và các dự án đường sắt lớn được triển khai.
Với câu chuyện chống bán phá giá, Công ty Chứng khoán Phú Hưng cho biết, trên thế giới, nhu cầu thép nói chung và thép HRC nói riêng trong thời gian qua ở mức thấp, trong khi các nhà sản xuất vẫn tiếp tục sản xuất là nguyên nhân chính dẫn đến việc dư cung ở Trung Quốc, qua đó gián tiếp thúc đẩy các doanh nghiệp thép nước này xuất khẩu ra thế giới với giá thấp, đặc biệt là xuất khẩu sang các nước lân cận (ASEAN) và các nước không có nhiều biện pháp phòng vệ thương mại như Việt Nam.
Tính riêng tháng 6/2024, Việt Nam nhập khẩu 886.000 tấn HRC, bằng 151% lượng sản xuất trong nước, trong đó lượng thép nhập từ Trung Quốc chiếm 77%. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng HRC nhập khẩu lên đến gần 6 triệu tấn, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2023 và bằng 173% lượng sản xuất trong nước.
Ngày 26/7/2024, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 1985/QĐBCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép HRC có xuất xứ từ Trung Quốc và Ấn Độ. Thời hạn ra quyết định áp thuế cuối cùng là 1 năm kể từ ngày có quyết định điều tra (26/7/2025). Trong trường hợp đặc biệt, thời gian này có thể được gia hạn nhưng tổng thời gian điều tra không quá 18 tháng.
Giới phân tích kỳ vọng, Việt Nam sẽ sớm ban hành quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá HRC vào cuối năm 2025, chậm nhất là quý I/2026. Đây cũng là thời điểm Nhà máy Dung Quất giai đoạn 2 của Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) có thể hoạt động với công suất tối đa.
Về giá thép, Công ty Chứng khoán Vietcombank đánh giá, trong ngắn hạn, giá thép tại EU và Mỹ có thể đã tạo đáy sau khi tăng cường các biện pháp bảo hộ cho ngành sản xuất nội địa, từ đó giảm sự ảnh hưởng của nguồn thép giá rẻ từ Trung Quốc. Thời gian tới, nhu cầu nhập khẩu thép tại EU và Mỹ dự kiến sẽ gia tăng, trong bối cảnh các thị trường này hạ lãi suất và kinh tế dần phục hồi.
Hòa Phát được nhận định có triển vọng tích cực trong dài hạn. Với việc hoàn thành đầu tư dự án Dung Quất giai đoạn 2, tập đoàn này sẽ nâng công suất sản xuất HRC lên 8,6 triệu tấn/năm vào cuối năm 2025, tăng thêm 5,6 triệu tấn/năm, nâng tổng công suất sản xuất thép lên 14 - 14,5 triệu tấn/năm.
Tương tự, Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) có sản lượng tiêu thụ gia tăng khi các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU hồi phục, xuất phát từ lạm phát đi xuống, kỳ vọng hạ lãi suất và thị trường bất động sản nội địa đang có những dấu hiệu khả quan hơn sau những biện pháp thúc đẩy tăng trưởng của Chính phủ.
Với Thép Nam Kim (mã NKG), doanh nghiệp này tập trung xuất khẩu vào thị trường châu Âu, thị trường được kỳ vọng có nhu cầu thép tăng trưởng cao nhất trong các thị trường xuất khẩu.
Nhìn chung, trong dài hạn, tôn, thép là nhóm có triển vọng tăng trưởng tích cực, dù trong quý III và quý IV/2024, lợi nhuận có thể thu hẹp bởi giá bán dự kiến giảm theo xu thế chung trên toàn cầu.
Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo, ngành thép có triển vọng tăng trưởng 10% trong năm 2024 và khoảng 8% trong năm 2025. Tín hiệu phục hồi của ngành sẽ trở nên rõ rệt hơn khi thị trường bất động sản trong nước sôi động trở lại.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.