Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Thông tin mới về siêu dự án 'chết yểu' của FLC tại Quảng Bình
Sau một thời gian dài “án binh bất động” do ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, mới đây Tập đoàn FLC đã có kế hoạch tái khởi động siêu dự án nghỉ dưỡng ven biển gần 2.000ha thuộc 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ của tỉnh Quảng Bình.
Theo đó, Dự án FLC Quang Binh Beach & Golf Resort (FLC Quảng Bình) được khởi công xây dựng năm 2016, với diện tích gần 2.000ha, trải rộng trên địa bàn xã Hải Ninh (Quảng Ninh) và xã Hồng Thuỷ (Lệ Thuỷ).
Phối cảnh tổng thể FLC Quảng Bình.
Quần thể này gồm chuỗi khách sạn 5 sao, tổ hợp nhiều resort, sân golf, vườn thú bán hoang dã, phố đi bộ, bến đỗ du thuyền, nhà hàng, quán bar, hệ thống spa công suất lớn, biệt thự, nhà phố thương mại cao cấp…
Điểm nhấn của FLC Quảng Bình là chuỗi sân golf liên hoàn tiêu chuẩn quốc tế. Tổng mức đầu tư cho quần thể này khoảng 20.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2020.
Tuy nhiên, ngay trong lễ khởi công vào ngày 24/4/2016, nhiều người dân xã Hải Ninh đã gây náo loạn, khiến buỗi lễ phải dừng lại giữa chừng. Việc xây dựng quần thể FLC tại đây cũng bị gián đoạn.
FLC Quảng Bình được kỳ vọng là quần thể nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế.
Năm 2020, công trình duy nhất được hoàn thành tại siêu dự án này là 2 sân golf 36 lỗ, còn hầu hết các hạng mục khác đều dang dở do tỉnh Quảng Bình siết chặt các thủ tục pháp lý.
Năm 2021, FLC một lần nữa quyết tâm đẩy mạnh xây dựng quần thể FLC Quảng Bình bằng việc khởi công FLC Grand Hotel Quang Binh, gồm: 2 tòa khách sạn 12 tầng, sở hữu hơn 500 phòng theo tiêu chuẩn 5 sao; Trung tâm Hội nghị quốc tế FLC Quảng Bình với gần 1.200 chỗ ngồi và các phòng chức năng linh hoạt.
Tuy nhiên, tháng 3/2022, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC - bị bắt vì thao túng thị trường chứng khoán, do đó việc xây dựng quần thể FLC Quảng Bình lần nữa bị gián đoạn. Tại thời điểm ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, FLC Grand Hotel Quang Binh chỉ mới được xây dựng đến tầng 8 và nay tiếp tục xây dựng để đạt đến tầng 12 như trong thiết kế ban đầu. Phấn đấu sẽ cất nóc vào trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Tòa nhà khách sạn 5 sao FLC Quảng Bình ngày ông Trịnh Văn Quyết bị bắt và bị dừng cho đến nay.
Một lãnh đạo Tập đoàn FLC tiết lộ, việc tái khởi động Dự án FLC Quảng Bình lần này sẽ không ồ ạt làm cùng lúc nhiều hạng mục như những lần trước, mà tập trung hoàn thành khách sạn 5 sao.
Theo vị lãnh đạo này, nguồn vốn đầu tư vào FLC Quảng Bình lần này do Tập đoàn FLC tự thu xếp mà không phải vốn vay ngân hàng hay có một nhà tài trợ vốn nào đó.
Ngày 18/11/2024, HĐQT CTCP Đầu tư Khai Khoáng và Quản lý Tài sản FLC (FLC GAB, UPCoM: GAB) ra quyết nghị miễn nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc với ông Lâm Đức Toàn, đồng thời bổ nhiệm ông Trịnh Quốc Thi thay thế.
Ông Trịnh Quốc Thi (sinh năm 1990) sẽ đảm nhận chức Tổng Giám đốc GAB thay ông Toàn từ ngày 18/11/2024.
Đáng chú ý, ông Thi mới được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Giám đốc FLC Faros (ROS) vào ngày 08/11. Trước đó không lâu, ngày 07/10/2024, ông Thi cũng được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc tại FLC Stone (UPCoM: AMD). Như vậy, chỉ sau hơn 1 tháng, ông Thi đã được bổ nhiệm vào ban lãnh đạo của 3 doanh nghiệp họ FLC.
GAB, ROS và AMD là 3 trong số 5 mã chứng khoán liên quan đến vụ án cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết thao túng cổ phiếu năm 2022. Sau khi ông Quyết bị bắt, các công ty trải qua loạt xáo trộn về nhân sự. FLC Faros khuyết vị trí Tổng Giám đốc hơn 2 năm qua do bà Nguyễn Bình Phương - nguyên Tổng Giám đốc ROS rời vị trí để đảm nhận chức vụ Chủ tịch HĐQT thay cho bà Hương Trần Kiều Dung - người cũng bị bắt giữ trong vụ án thao túng chứng khoán.
Tuy nhiên, đến đầu năm 2024, bà Nguyễn Bình Phương cũng bị khởi tố trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” liên quan đến FLC và các công ty liên kết, trong đó có CTCP Chứng khoán BOS và FLC Faros. Vụ án này đã dẫn đến việc bà Phương bị Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội tuyên phạt 5 năm tù vào tháng 8/2024.
Mãi đến ngày 25/09/2024, ROS mới có Tổng Giám đốc mới sau khi bổ nhiệm ông Mai Tiến Dũng (sinh năm 1976).
Châu An
FILI
Một cá nhân sinh năm 1990 làm Tổng và Phó Tổng Giám đốc 3 công ty họ FLC
Ngày 18/11/2024, HĐQT CTCP Đầu tư Khai Khoáng và Quản lý Tài sản FLC (FLC GAB, UPCoM: GAB) ra quyết nghị miễn nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc với ông Lâm Đức Toàn, đồng thời bổ nhiệm ông Trịnh Quốc Thi thay thế.
Ông Trịnh Quốc Thi (sinh năm 1990) sẽ đảm nhận chức Tổng Giám đốc GAB thay ông Toàn từ ngày 18/11/2024.
Đáng chú ý, ông Thi mới được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Giám đốc FLC Faros (ROS) vào ngày 08/11. Trước đó không lâu, ngày 07/10/2024, ông Thi cũng được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc tại FLC Stone (UPCoM: AMD). Như vậy, chỉ sau hơn 1 tháng, ông Thi đã được bổ nhiệm vào ban lãnh đạo của 3 doanh nghiệp họ FLC.
GAB, ROS và AMD là 3 trong số 5 mã chứng khoán liên quan đến vụ án cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết thao túng cổ phiếu năm 2022. Sau khi ông Quyết bị bắt, các công ty trải qua loạt xáo trộn về nhân sự. FLC Faros khuyết vị trí Tổng Giám đốc hơn 2 năm qua do bà Nguyễn Bình Phương - nguyên Tổng Giám đốc ROS rời vị trí để đảm nhận chức vụ Chủ tịch HĐQT thay cho bà Hương Trần Kiều Dung - người cũng bị bắt giữ trong vụ án thao túng chứng khoán.
Tuy nhiên, đến đầu năm 2024, bà Nguyễn Bình Phương cũng bị khởi tố trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” liên quan đến FLC và các công ty liên kết, trong đó có CTCP Chứng khoán BOS và FLC Faros. Vụ án này đã dẫn đến việc bà Phương bị Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội tuyên phạt 5 năm tù vào tháng 8/2024.
Mãi đến ngày 25/09/2024, ROS mới có Tổng Giám đốc mới sau khi bổ nhiệm ông Mai Tiến Dũng (sinh năm 1976).
Chặn tăng vốn ảo khi IPO
Theo các Đại biểu Quốc hội, việc kiểm toán vốn điều lệ sẽ giúp tránh các trường hợp gây hệ lụy cho thị trường chứng khoán như Faros (thuộc Tập đoàn FLC).
Quy định kiểm toán vốn điều lệ góp trong 10 năm (hoặc 5 năm) trước khi chào bán chứng khoán lần đầu sẽ góp phần tránh tình trạng tăng vốn ảo, vốn bị đánh tráo, tài sản không thực.
Tại Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi trong chương trình kỳ họp thứ 8 của Quốc hội đang diễn ra, Chính phủ đề xuất bổ sung trong hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng, doanh nghiệp phải có báo cáo kiểm toán về vốn điều lệ đã góp trong 10 năm tính tới thời điểm đăng ký IPO.
Lý do kiểm toán vốn điều lệ
Theo Đại biểu Quốc hội, việc kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu là nội dung quan trọng để xác định vốn thực góp, tổng số cổ phần phát hành ra công chúng. Điều này sẽ giúp tránh các trường hợp gây hệ lụy cho thị trường chứng khoán như Faros (thuộc Tập đoàn FLC).
Đề xuất này cũng được một số Đại biểu Quốc hội đồng tình với thời gian kiểm toán góp vốn nên rút ngắn lại, có thể 5 năm để đảm bảo tiết kiệm hơn chi phí cho doanh nghiệp. Hoặc cần xem xét cân nhắc không quy định việc phải bổ sung báo cáo đã kiểm toán về góp vốn điều lệ vào hồ sơ chào bán chứng khoán. Bởi lo ngại việc này sẽ phát sinh thời gian, chi phí và tâm lý e ngại cho doanh nghiệp hoặc bỏ sót hàng tốt trên thị trường chứng khoán…
Trước tiên, đối với một doanh nghiệp, chúng ta xác định vốn điều lệ ngay từ khi thành lập. Điều này thể hiện cam kết về tài chính mà các thành viên, cổ đông trong công ty sẽ đóng góp, giúp đảm bảo khả năng tài chính ban đầu để công ty hoạt động. Quan trọng hơn, nó cũng cụ thể hóa quy mô và uy tín của công ty. Vốn điều lệ càng lớn, công ty sẽ có thêm nguồn lực để thực hiện các dự án, mở rộng quy mô và nâng cao uy tín đối với đối tác, khách hàng và các tổ chức tài chính, thu hút nguồn vốn. Đồng thời, đây là cơ sở pháp lý để xác định nghĩa vụ tài chính của công ty đối với các bên liên quan, bao gồm trách nhiệm thanh toán nợ và các khoản nghĩa vụ tài chính khác.
Về mặt lý thuyết, vốn điều lệ có thể thay đổi khi công ty cần tăng vốn để mở rộng hoạt động, hoặc giảm vốn trong trường hợp cần thu hẹp quy mô, song cần tuân thủ quy định của pháp luật và các thủ tục cần thiết. Trên thực tế, các doanh nghiệp ít lựa chọn giảm vốn điều lệ ở quy mô vì nó liên quan đến các yếu tố như nêu trên và có thể tác động đến các giao dịch dựa trên tài sản có của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, dù Luật doanh nghiệp quy định các thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; nếu không, sẽ không là thành viên của công ty. Tuy nhiên, những hiện tượng như Faros hay siêu công ty vốn 500 nghìn tỷ đồng Auto Investment Group… cho thấy việc khai khống vốn góp doanh nghiệp, hay góp vốn và sau đó rút tiền ra, dòng tiền đi vài vòng… vẫn có thể xảy ra.
Kiến nghị kiểm toán vốn điều lệ với thời gian đóng góp 5, hay 10 năm vì vậy hoàn toàn cần thiết để tránh tình trạng vốn ảo, vốn bị đánh tráo, tài sản có không thực có trên bảng cân đối.
Cần lưu ý gì?
Trên thế giới, ở Mỹ hay châu Âu, không quy định các công ty không bắt buộc phải kiểm toán vốn điều lệ, nhưng các công ty cổ phần hoặc công ty đại chúng có trách nhiệm kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm. Vốn điều lệ chỉ có vai trò quan trọng trong việc xác định tỷ lệ cổ phần và quyền sở hữu trong công ty.
Có thể nói việc thực hiện này phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia và hệ thống pháp lý nơi công ty đăng ký hoạt động. Nhiều quốc gia xem kiểm toán vốn điều lệ không phải là một yêu cầu bắt buộc, trừ khi có các yếu tố đặc biệt liên quan đến việc thay đổi vốn điều lệ, hoặc công ty đó thuộc loại hình doanh nghiệp yêu cầu kiểm toán tài chính định kỳ, hoặc đề nghị kiểm toán khoản mục.
Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI cũng đã và đang thực hiện kiểm toán khoản mục vốn điều lệ để đảm bảo bổ sung cơ sở pháp lý cho đối tác khi đánh giá các hoạt động đấu thầu, các giao dịch dự kiến… một cách minh bạch, uy tín, hướng đến đạt hiệu quả.
Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng, việc thực hiện kiểm toán vốn điều lệ (A) khi chào bán chứng khoán (B) có thể là một hành động mà A của quá khứ, sẽ thay đổi khi B được thực thi. Nói cách khác, nó gần như chuỗi hành động liên tiếp, song song, có tính chất bổ sung ở trường hợp doanh nghiệp chào bán cổ phần cho cổ đông nhằm tăng vốn.
Do đó, việc kiểm toán vốn điều lệ (A) và chào bán chứng khoán (B) phải được thực hiện đồng bộ, với sự minh bạch và tuân thủ các quy định pháp lý. Kiểm toán phải đảm bảo rằng vốn điều lệ hiện tại được xác nhận chính xác và sẵn sàng cho việc điều chỉnh khi công ty chào bán cổ phần mới. Mọi thay đổi trong cơ cấu vốn của công ty đều phải được thông báo đầy đủ cho cổ đông và nhà đầu tư, đồng thời phải tuân thủ các quy trình pháp lý và kiểm soát nội bộ để đảm bảo tính hợp pháp và hiệu quả trong việc tăng vốn.
Trong cả quá trình cần có các biện pháp kiểm soát nội bộ chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro pháp lý và tài chính. Các biện pháp này có thể bao gồm các quy trình kiểm tra, xác nhận và báo cáo định kỳ, cũng như thực hiện theo dõi sát sao các khoản đầu tư và việc phân bổ cổ phần. Quá trình này cũng cần được quy định sao cho việc xử lý các bước này nhanh gọn, linh hoạt và minh bạch.
FLC thay loạt thành viên HĐQT và Ban kiểm soát
Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường năm 2024, CTCP Tập đoàn FLC (UPCoM: FLC) đã thống nhất thay 4/5 Thành viên HĐQT, duy nhất ông Lê Bá Nguyên - Chủ tịch HĐQT được giữ lại.
Cụ thể, FLC miễn nhiệm 4 Thành viên HĐQT gồm bà Vũ Đặng Hải Yến, bà Trần Thị Hương, ông Ngô Đặng Hoàng Anh và ông Lê Tiến Dũng; đồng thời, miễn nhiệm 2 Thành viên Ban kiểm soát gồm bà Nguyễn Thị Vân Anh và bà Nguyễn Thu Hiền. Hiệu lực từ ngày 12/11/2024, do các thành viên trên có đơn xin từ nhiệm.
Thay vào đó, FLC bổ nhiệm 4 thành viên HĐQT thay thế gồm 2 Phó Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Thanh Tùng và ông Nguyễn Chí Công. Ông Vũ Anh Tuân - Trưởng phòng Quản lý và Khai thác tài sản cũng được bổ nhiệm vào vị trí này, cuối cùng là ông Đỗ Mạnh Hùng.
Đáng chú ý, ông Tùng vừa được bầu làm Phó Tổng Giám đốc FLC vào đầu tháng 10. Trước đó, FLC chứng kiến sự rời đi của bà Vũ Đặng Hải Yến - Phó Chủ tịch HĐQT, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc thường trực FLC và cả Kế toán trưởng.
Còn 2 vị trí Ban kiểm soát được FLC bổ nhiệm gồm ông Bùi Phạm Minh Điệp - hiện đang là Trưởng ban thanh tra và bà Trần Thị Mỹ Dung - Trợ lý Tổng Giám đốc.
Giữa sự biến động nhân sự gần đây, FLC cho biết việc này không ảnh hưởng đến định hướng cũng như kế hoạch quản trị, kinh doanh của Công ty và khẳng định các thành viên mới là những người có năng lực, chuyên môn. Bên cạnh đó, FLC cho hay đội ngũ nhân sự thuộc ban điều hành của Công ty cơ bản đang ổn định.
Ngoài ra, thời gian qua, FLC có nhiều chính sách thu hút nhân sự có năng lực, chuyên môn để có các phương án, kế hoạch kinh doanh hiệu quả trong thời gian tới.
Về hoạt động kinh doanh, trong 10 tháng năm 2024, FLC tiếp tục chiến lược tái cấu trúc và đầu tư mạnh mẽ vào 3 lĩnh vực cốt lỗi gồm bất động sản, dịch vụ du lịch nghĩ dưỡng và M&A.
Trong quý còn lại năm 2024, FLC tiếp tục hoàn thiện thủ tục pháp lý và bàn giao các dự án đã hoàn thiện thi công như FLC Lavista Sadee, FLC Hiltop Gia Lai, tòa nhà HH1-HH4 thuộc dự án FLC Garden City,… Dòng tiền thu khách hàng sẽ ưu tiên thục hiện các nghĩa vụ thuế với cơ quan Nhà nước và nghĩa vụ tài chính với đối tác, khách hàng, tổ chức tín dụng.
FLC cho rằng năm 2025 là giai đoạn quan trọng trong việc ổn định và phát triển của Công ty, với trọng tâm là củng cố lĩnh vực bất động sản, thúc đẩy doanh thu và tìm kiếm các cơ hội hợp tác chiến lược dài hạn.
FLC 'thay máu' dàn lãnh đạo, chấm dứt 14 dự án, thu hồi 450 tỷ đồng
CTCP Tập đoàn FLC (Mã chứng khoán: FLC, sàn UPCoM) vừa tổ chức thành công ĐHĐCĐ bất thường lần hai vào ngày 12/11 với sự tham dự của 208 cổ đông, chiếm hơn 34,144% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Trước đó, cuộc họp ĐHCĐ bất thường năm 2024 tổ chức vào ngày 15/10/2024 không đủ điều kiện tiến hành theo quy định, do số cổ đông dự họp đại diện không đủ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của Công ty.
Về công tác nhân sự, đại hội tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên Hội đồng Quản trị; miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên Ban Kiểm soát.
Đại hội đã thống nhất bầu 4 thành viên HĐQT mới là ông Vũ Anh Tuân, ông Nguyễn Chí Công, ông Nguyễn Thanh Tùng và ông Đỗ Mạnh Hùng. Như vậy, HĐQT mới của FLC sẽ có 5 thành viên, bao gồm cả ông Lê Bá Nguyên – Chủ tịch HĐQT.
Cùng với đó, đại hội cũng bầu bà Trần Thị Mỹ Dung và ông Bùi Phạm Minh Điệp là thành viên Ban Kiểm soát, thay cho thành viên cũ đã từ nhiệm. Như vậy, Ban Kiểm soát mới của FLC sẽ có 3 thành viên, bao gồm cả ông Nguyễn Xuân Hoà – Trưởng Ban Kiểm soát.
Hiện tại, FLC đang quản lý danh mục 54 dự án tại 14 tỉnh thành trên cả nước. Tập đoàn đang tích cực triển khai các giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án, đồng thời đẩy mạnh tìm kiếm đối tác có tiềm lực để hợp tác đầu tư, nhằm đảm bảo tiến độ và hiệu quả của các dự án.
Một tình trạng khác của các dự án trên đó là đang nợ tiền thuê đất, tiền sử dụng đất rất lớn, tổng nghĩa vụ tài chính phải nộp lên đến hơn 1.000 tỷ đồng. Điều này là rào cản rất lớn trong việc địa phương tháo gỡ vướng mắc các thủ tục pháp lý của dự án.
Đối với các dự án đang xây dựng dở dang, tình trạng tài chính yếu kém dẫn đến tiến độ triển khai bị chậm trễ, gây ảnh hưởng đến khách hàng và uy tín của tập đoàn.
Trong số 54 dự án đang được FLC triển khai, 12 dự án bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hết hạn tiến độ, và 8 dự án đang đối mặt nguy cơ thu hồi. Bên cạnh đó, 14 dự án đã chấm dứt hoạt động, bao gồm cả việc FLC tự nguyện dừng hoặc bị tỉnh thu hồi.
Tổng chi phí mà tập đoàn cần thu hồi từ các dự án đã chấm dứt ước tính khoảng 450 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc thu hồi số tiền này phụ thuộc vào việc các địa phương lựa chọn nhà đầu tư mới để tiếp tục triển khai dự án.
Về tiến độ một số dự án trọng điểm, cụ thể, dự án FLC Tropical City Ha Long sau 18 tháng kể từ khi tái khởi động hiện đã hoàn thành khoảng 80% hạ tầng và đạt tiến độ thi công cao. Dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện 1.150 căn shophouse và nhà liền kề trong giai đoạn 1, đồng thời giai đoạn 2 cũng đã được triển khai với 763 căn hộ đang trong quá trình xây dựng. Dự kiến, các căn hộ giai đoạn 1 sẽ được bàn giao từ tháng 12/2024 và sẵn sàng đưa vào hoạt động từ đầu năm 2025. Dự án có quy mô 88 ha với tổng vốn đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng, bao gồm 2.342 căn liền kề/shophouse, 4 tòa chung cư với 826 căn hộ, cùng hơn 50 tiện ích đô thị đa dạng.
Các dự án trọng điểm khác như FLC Quảng Bình, quy mô hơn 2.000 ha cũng đã tái khởi động từ tháng 4/2024, hướng tới phát triển thành khu đô thị nghỉ dưỡng kết hợp giải trí đẳng cấp quốc tế.
Dự án FLC La Vista Sadec 15 ha tại TP. Sa Đéc, Đồng Tháp đang được đẩy nhanh tiến độ để kịp bàn giao cơ bản cho khách hàng trong năm 2024.
Dự án FLC Premier Parc diện tích 6,4 ha hiện đã hoàn thiện phần cơ sở hạ tầng và phần thô của các sản phẩm thấp tầng, dự kiến cung cấp thêm nhiều sản phẩm cao cấp cho thị trường bất động sản thủ đô.
Homeliday Eo Gió – Khu du lịch sinh thái FLC Quy Nhơn đang trong giai đoạn hoàn thiện và dự kiến sẽ bàn giao trong năm 2024, mang đến một điểm nhấn nghỉ dưỡng mới mẻ và độc đáo tại Quy Nhơn.
Thêm “barie” chặn tăng vốn ảo trước IPO
Trước các lo ngại của DN, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, Chính phủ sẽ tiếp thu ý kiến và cân nhắc điều chỉnh thời hạn kiểm toán xuống còn 5 năm, nhằm giảm bớt áp lực chi phí nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu minh bạch.
Tại Dự thảo sửa đổi Luật Chứng khoán, Chính phủ đề xuất bổ sung trong hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng, DN phải có báo cáo kiểm toán về vốn điều lệ đã góp trong 10 năm tính tới thời điểm đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO).
Theo các chuyên gia, việc kiểm toán quá trình tăng vốn của DN là cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư. Tuy nhiên, thời gian đề xuất 10 năm là quá dài, gây cản trở đến việc các DN chào sàn.
“Màng lọc” doanh nghiệp
Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật (Chứng khoán; Kế toán; Kiểm toán độc lập; Ngân sách Nhà nước; Quản lý, sử dụng tài sản công; Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia).
Tại sửa đổi Luật Chứng khoán, Chính phủ đề xuất bổ sung trong hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng, DN phải có báo cáo kiểm toán về vốn điều lệ đã góp trong 10 năm tính tới thời điểm đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu. Theo các đại biểu và chuyên gia, việc yêu cầu kiểm toán vốn điều lệ nhằm giải quyết các vấn đề gian lận nghiêm trọng đã từng xảy ra, tránh gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư và làm giảm niềm tin vào thị trường tài chính.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Nguyễn Hữu Toàn khẳng định, xác định vốn điều lệ thực tế của DN là một yếu tố quan trọng. Ông nhấn mạnh, việc siết lại hồ sơ chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng là cần thiết, giúp xác minh chính xác số vốn thực góp, bảo đảm rằng tổng số cổ phần phát hành ra công chúng phản ánh đúng thực trạng tài chính của DN.
Dẫn chứng về vụ việc của Công ty Faros thuộc Tập đoàn FLC, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách cho biết, Công ty này đã khởi đầu với vốn điều lệ chỉ 1,5 tỷ đồng nhưng trong vòng 3 năm, từ 2014 - 2016, đã “phù phép” tăng lên đến 4.300 tỷ đồng thông qua 5 lần tăng vốn. Hậu quả là thị trường chứng khoán rơi vào tình trạng bất ổn, nhiều nhà đầu tư đã bị lừa dối về quy mô và năng lực thực sự của công ty này.
Cũng theo cách làm tương tự, ông Nguyễn Cao Trí trong vụ án Sài Gòn - Đại Ninh đã sử dụng chiêu trò bơm rồi rút vốn để thổi phồng vốn điều lệ của DN mình lên đến 2.000 tỷ đồng.
“Nếu trước đây chúng ta có những quy định chặt chẽ, đã không xảy ra trường hợp tăng vốn ảo như Faros. Kiểm toán vốn điều lệ sẽ giúp ngăn chặn tình trạng này, đồng thời bảo đảm thị trường hoạt động minh bạch và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Nguyễn Hữu Toàn nhấn mạnh.
Luật sư Lê Văn Tiến - Công ty Luật TNHH Vietthink cho rằng, việc dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi thắt chặt các điều kiện IPO, trong đó yêu cầu DN phải báo cáo kiểm toán vốn điều lệ khi chào bán chứng khoán lần đầu, sẽ tạo thêm lớp “màng lọc” nhằm loại bỏ các DN nhỏ lẻ, chưa đủ điều kiện tham gia thị trường chứng khoán. Qua đó, tình trạng IPO ồ ạt như trước đây sẽ được hạn chế, góp phần nâng cao chất lượng cổ phiếu, tăng tính an toàn và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của nhà đầu tư. Sự thắt chặt này cũng thúc đẩy tính minh bạch và cải thiện chất lượng của thị trường chứng khoán Việt Nam, đưa thị trường tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế theo lộ trình đã đề ra.
“Đối với các DN, yêu cầu báo cáo kiểm toán vốn điều lệ sẽ khiến việc gia nhập thị trường chứng khoán trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và dài hạn. Tuy nhiên, điều này không làm giảm sức hấp dẫn của sân chơi IPO. Ngược lại, sự kiểm soát chặt chẽ sẽ càng tăng thêm sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán, khuyến khích các DN hoạt động bền vững và có triển vọng dài hạn hướng tới IPO. Nói cách khác, dù các quy định nghiêm ngặt hơn, IPO vẫn là mục tiêu và đích đến hấp dẫn mà nhiều DN muốn chinh phục, nhờ những lợi ích lớn mà nó mang lại”- ông Tiến nhấn mạnh.
Dưới góc độ DN, theo ông Đỗ Bảo Ngọc – Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam, kiểm toán vốn điều lệ trước khi đăng ký chào bán cổ phần ra công chúng sẽ làm tăng tính mình bạch và nâng cao chất lượng hàng hóa cho thị trường chứng khoán. Theo ông Ngọc, những việc này trước đây luật chưa quy định, tuy nhiên, DN lách luật dẫn tới hậu quả nghiêm trọng là những trường hợp như ROS.
“Thực tế, có rất nhiều DN lên sàn trước đây dễ dàng vượt qua khâu kiểm toán vốn rồi lên sàn với mục đích bán cổ phiếu cho cổ đông, huy động vốn là chính, xong sau đó thì hoạt động kinh doanh không hiệu quả, cổ phiếu cứ giảm dần, thanh khoản thấp, không ai giao dịch gì nữa. Tỷ lệ những cổ phiếu dạng zombie (xác chết) trên sàn HNX và UPCOM là rất cao. Điều này cho thấy chất lượng hàng ở những sàn có tỷ lệ cao là thấp, không đáng để nhà đầu tư đầu tư lâu dài” - ông Đỗ Bảo Ngọc nhấn mạnh.
10 năm hay 5 năm?
Đồng tình với việc kiểm toán quá trình tăng vốn để chặn cửa DN “thổi” vốn ảo là cần thiết, tuy nhiên, đề xuất này cũng gặp phải một số ý kiến trái chiều. Một số đại biểu bày tỏ quan ngại rằng, việc yêu cầu kiểm toán vốn điều lệ trong vòng 10 năm có thể gây thêm gánh nặng chi phí và kéo dài thời gian chuẩn bị cho DN. Điều này cũng tạo ra tâm lý e ngại, khiến DN ngần ngại hơn khi quyết định niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Điều này có thể vô tình làm thị trường mất đi những cơ hội đầu tư hấp dẫn từ những DN thực sự có tiềm năng.
Theo CEO Công ty CP Techprofit Phan Linh, đề xuất kiểm toán quá trình tăng vốn của DN IPO là cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư. Tuy nhiên, quá trình kiểm toán không cần thiết phải kéo dài 10 năm như đề xuất tại Dự thảo. Điều này gây cản trở đến việc các DN chào bán cổ phiếu lần đầu. Thời gian kiểm toán 5 năm là phù hợp để vừa giảm áp lực cho DN nhưng vẫn bảo đảm được tính minh bạch và công bằng.
Trước các lo ngại của DN, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, Chính phủ sẽ tiếp thu ý kiến và cân nhắc điều chỉnh thời hạn kiểm toán xuống còn 5 năm, nhằm giảm bớt áp lực chi phí nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu minh bạch.
Trước đó, tại Hội nghị Doanh nghiệp Thường niên 2024 do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) tổ chức, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Bùi Hoàng Hải nhấn mạnh rằng, công bố thông tin đầy đủ và minh bạch là yếu tố then chốt để duy trì niềm tin của nhà đầu tư, góp phần bảo đảm sự vận hành hiệu quả, công bằng và phát triển bền vững của thị trường chứng khoán. Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, cơ quan quản lý đang tích cực đưa ra nhiều đề xuất chính sách nhằm hoàn thiện khung pháp lý, hướng tới việc nâng cao tính công khai và minh bạch trong hoạt động công bố thông tin của DN.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.