Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Thị Trường Xe Điện Việt Nam: Cuộc Đua Mới Đầy Sôi Động
Theo Mordor Intelligence, thị trường xe điện Việt Nam dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 18% trong giai đoạn 2024-2029, với quy mô ước đạt 5,67 tỷ USD vào năm 2029.
Trong bối cảnh Mỹ áp thuế cao đối với xe điện Trung Quốc, các hãng xe điện Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến lược mở rộng sang Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là một điểm đến ưu tiên. Điều này khiến thị trường xe điện trong nước bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt với sự tham gia của nhiều "ông lớn".
XanhSM điều chỉnh chiến lược, ra mắt xe 7 chỗ chạy dịch vụ:
- Bắt đầu từ cuối tháng 2/2025, XanhSM sẽ chính thức loại bỏ hạng mục Vin Luxury. Toàn bộ xe VF8 đã cấp cho tài xế chạy ứng dụng sẽ được thu hồi và chuyển sang mô hình cho thuê, do một công ty mới thuộc quản lý của con trai ông Phạm Nhật Vượng điều hành. Đồng thời, XanhSM sẽ ra mắt dòng xe 7 chỗ thuộc dòng xe Green để phục vụ nhu cầu vận tải hành khách, đánh dấu sự thay đổi chiến lược trong mô hình kinh doanh. Trong năm 2024, doanh số bán hàng của VinFast cũng tăng đột biến cao thể hiện cho nhu cầu trong nước tăng cao.
Tasco Auto và Geely mở rộng thế lực, Zeekr trở thành át chủ bài
- Tasco Auto (HUT) đã ký kết hợp tác với Geely Auto để xây dựng nhà máy lắp ráp xe điện tại Thái Bình. Với thương vụ này, Tasco trở thành nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam cho các thương hiệu: **Volvo, Geely, Lynk & Co và Zeekr**.
- Đáng chú ý, **Zeekr** – dòng xe cao cấp của **Geely** – được xem là quân bài chiến lược của Tasco Auto nhờ vào công nghệ sạc siêu nhanh (chỉ 10-15 phút cho quãng đường ~500 km). Điều này giúp Zeekr trở thành đối thủ đáng gờm trên thị trường xe điện Việt Nam.
- Tasco Auto với danh mục sản phẩm đa dạng từ xe phổ thông đến xe cao cấp đang từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh với các "ông lớn" như Thaco Auto. Tuy nhiên, việc thương vụ hợp tác với BYD – hãng xe điện số 1 Trung Quốc không thành công vẫn là một điểm đáng tiếc trong chiến lược mở rộng của Tasco.
Geleximco hợp tác với Chery, xây dựng nhà máy xe điện tại Thái Bình
- Không đứng ngoài cuộc đua, tập đoàn Geleximco của ông Vũ Văn Tiền đã ký kết hợp tác với **Chery Auto** để xây dựng nhà máy sản xuất xe điện tại Thái Bình. Nhà máy này sẽ tập trung vào các dòng xe mang thương hiệu **Omoda và Jaecoo**. Đặc biệt, sự kiện ký kết có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành xe điện đối với mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2030.
Thách thức của xe lắp ráp trong nước đến từ THUẾ NHẬP KHẨU
Với mục tiêu đạt đủ chỉ tiêu nội địa hoá và xe lắp ráp trong nước đạt 78% nhu cầu nội địa, chính phủ vẫn đang xem ngành công nghiệp ô tô là 1 trong các ngành công nghiệp quan trọng. Các áp lực cạnh tranh từ xe nhập khẩu sẽ là một thách thức không hề nhỏ. Kể từ 01/01/2025, nhờ hiệp định EVFTA, thuế nhập khẩu ô tô từ EU giảm từ 39%-42,5% về còn 31,2%-35,4%. Bên cạnh đó, tác động của hiệp định CPTPPP cũng giúp xe nhập khẩu từ Mỹ, Nhật giảm thuế từ 42% về 35%.
Thị trường xe điện Việt Nam bước vào giai đoạn bùng nổ
- Từ cuối năm 2024, hàng loạt thương hiệu xe điện Trung Quốc bắt đầu gia nhập thị trường Việt Nam và dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ từ quý 1 đến quý 3 năm 2025. Sự xuất hiện của nhiều đối thủ mới, đặc biệt là từ Trung Quốc, hứa hẹn sẽ làm nóng cuộc đua trên thị trường xe điện, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu trong nước.
___
Cổ phiếu liên quan: HUT
Doanh Thu 2024 đạt 30,661 tỷ đồng (+178.9% YoY); LNST đạt 284,1 tỷ đồng (+404.2% YoY) trong đó LN từ hoạt động kinh doanh đạt 355,1 tỷ đồng (+432% YoY). Với con số này, Tasco đã ghi nhận doanh thu kỷ lục, gấp 2.7 lần cùng kỳ, vượt 24% so với kế hoạch cả năm. Tiền và tương đương tiền cuối kỳ đạt 2855,1 tỷ đồng (+67.8%) , trong đó lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động đầu tư -968 tỷ đồng. Gần đây, HUT tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện hệ sinh thái của mình bằng mua lại cổ phần góp vốn vào các công ty xoay quanh như ADD. Ngoài ra, HUT vừa kịp phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu vào cuối năm 2024 trong lúc đang chuẩn bị huy động 1800 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Các hoạt động này đều nằm trong kế hoạch góp vốn vào 3 công ty con là Tasco Auto, Bảo Hiểm Tasco, bảo hiểm nhân thọ VETC. Một thông tin khác, theo VIX ratings, HUT có khả năng sẽ phụ thuộc lớn vào khả năng sinh lời từ phân phối các thương hiệu xe Volvo, Lynk & Co và Geely, đồng thời vận hành nhà máy lắp ráp xe CKD. Dự kiến, HUT cũng sẽ huy động 4500 tỷ đồng để đầu tư vào các mảng đầu tư này. Các dự án khác mang lại nguồn thu cho Tasco là ANA Mandara Việt Trì. Gần đây nhất, một dự án của Tasco đã được Hà Nội phê duyệt: dự án nhà ở sinh thái Xuân Phương (38ha).
Về góc nhìn đầu tư từ báo cáo TC:
- HUT có nhiều lợi thế từ nhiều mảng đầu tư từ bảo hiểm, hạ tầng, ô tô để mang lại lợi nhuận lâu dài. Tuy nhiên, trong ngắn hạn do biên lợi nhuận ròng không quá hấp dẫn và các khoản đầu tư còn đang tiếp tục tiến hành, khiến HUT chưa thể bứt phá.
Góc độ kỹ thuật:
- HUT vẫn tiếp tục duy trì sideway trung hạn với biên độ trên dưới có thể giao động trong range 13.3-20.6 và vùng giao dịch chính trong range 15.5-17.5 . Sau bùng nổ tăng mạnh vào năm 2021, quá trình tích luỹ của HUT vẫn đang kéo dài và chưa có biến chuyển. Một nhịp tăng vượt khỏi vùng 20.6 sẽ là điều kiện cần để mở ra uptrend mới cho HUT với mục tiêu không dưới 24,000/cp.
___
GM Invest - Kết Nối Đầu Tư
Một cổ phiếu bất ngờ "tím lịm" sau thông tin Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đề xuất mở rộng cao tốc trị giá gần 40.000 tỷ đồng
Khấu trừ các khoản chi phí, công ty ghi nhận hơn 284 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cao gấp 5 lần cùng kỳ năm trước. Trong đó, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 135 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ.
Một cổ phiếu bất ngờ "tím lịm" sau thông tin Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đề xuất mở rộng cao tốc trị giá gần 40.000 tỷ đồng
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu HUT của CTCP Tasco là mã hiếm hoi trong phiên 18/2 nhuộm “sắc tím”.
Đà tăng tốc của cổ phiếu HUT đến sau thông tin Bộ Giao thông Vận tải ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường cao tốc Tp.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức đối tác công tư ngày 15/2 mới đây.
Theo đó, dự án có tổng mức đầu tư 39.800 tỷ đồng, tổng chiều dài hơn 96km, điểm đầu tại nút giao Chợ Đệm (huyện Bình Chánh, Tp.HCM) và điểm cuối tại đầu cầu phía Bắc cầu Mỹ Thuận 2 (huyện Cái Bè, Tiền Giang). Thời gian chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án dự kiến từ năm 2024 đến 2028.
Nhà đầu tư đề xuất dự án là liên danh gồm Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả, Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM, Công ty CP Tasco, Tổng công ty Đầu tư xây dựng Hoàng Long, và Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Đầu tư CII.
Tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận giúp kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long với TP HCM, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, sân bay quốc tế Long Thành và các cảng biển trọng yếu của miền Nam.
Về tình hình kinh doanh 2024, Tasco ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt khoảng 30.648 tỷ đồng, gấp 2,8 lần cùng kỳ năm trước và vượt 24% mục tiêu cả năm đề ra. Đồng thời, đây cũng là doanh thu kỷ lục trong lịch sử hoạt động mà HUT đạt được.
Khấu trừ các khoản chi phí, công ty ghi nhận hơn 284 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cao gấp 5 lần cùng kỳ năm trước. Trong đó, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 135 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ.
Được biết, Tasco sở hữu hệ thống Tasco Auto, nhà phân phối ô tô lớn nhất Việt Nam với 13,7% thị phần, 106 showroom trên toàn quốc, phân phối chính hãng 16 hãng xe như Volvo, Lynk & Co, Zeekr, Geely, Toyota, Ford, Mitsubishi, Hyundai và nhiều hãng xe khác.
Tasco cũng tiên phong trong lĩnh vực thu phí điện tử không dừng (ETC) qua đơn vị thành viên VETC, chiếm 75% thị phần, với mạng lưới 126 trạm, 711 làn thu phí, phục vụ 3,6 triệu chủ xe với khoảng 1,8 triệu giao dịch mỗi ngày.
Liên danh CII - Đèo Cả - Tasco đề xuất làm dự án mở rộng cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Theo báo Đấu Thầu, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh vừa ký ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
Đầu tư gần 40.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận
Theo quyết định của Bộ Giao thông vận tải, Dự án có chiều dài hơn 96 km (điểm đầu tại nút giao Chợ Đệm, huyện Bình Chánh, TP.HCM; điểm cuối tại đầu cầu phía Bắc cầu Mỹ Thuận 2, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).
Về quy mô đầu tư, đối với đoạn TP.HCM - Trung Lương được đầu tư xây dựng theo quy chuẩn đường cao tốc với vận tốc thiết kế 120 km/h, quy mô 8 làn xe giai đoạn phân kỳ, 10 làn xe (đoạn Vành đai 4-Trung Lương) giai đoạn hoàn chỉnh, 12 làn xe (đoạn Chợ Đệm - Vành đai 4) giai đoạn hoàn chỉnh.
Đối với đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc với vận tốc thiết kế 100 km/h, quy mô 6 làn xe; xây dựng các công trình trên tuyến, hệ thống giao thông thông minh, hệ thống trạm thu phí, trạm dừng nghỉ… bảo đảm đồng bộ, hiệu quả theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, tuân thủ Luật Đường bộ...
Theo quyết định, thời gian chuẩn bị đầu tư và thực hiện Dự án từ năm 2024 đến năm 2028. Dự án được thực hiện đầu tư theo hình thức PPP, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 39.800 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn gồm 5.970 tỷ đồng vốn chủ sở hữu (chiếm 15% tổng mức đầu tư) và 33.830 tỷ đồng vốn vay, các nguồn vốn huy động hợp pháp khác (chiếm 85% tổng mức đầu tư). Dự án được áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng/giảm doanh thu theo quy định tại Điều 82 Luật PPP và Nghị định 28/2021 của Chính phủ.
Dự kiến khung giá dịch vụ sử dụng đường bộ được xác định theo nguyên tắc xác định cụ thể mức giá khởi điểm và mức giá cho từng thời kỳ bảo đảm lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP và người sử dụng, tạo điều kiện để nhà đầu tư thu hồi vốn và có lợi nhuận phù hợp theo quy định của pháp luật về giá, pháp luật về PPP.
Theo quyết định phê duyệt của Bộ Giao thông vận tải, nhà đầu tư đề xuất dự án là Liên danh Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả - Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM - Công ty CP Tasco - Tổng công ty Đầu tư xây dựng Hoàng Long - Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Đầu tư CII.
Bức tranh ngành đầu tư công 2024: Những “tay đua” tăng tốc, kẻ chậm chạp bị bỏ lại phía sau
Năm 2024, nhiều doanh nghiệp đầu tư công ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhờ hưởng lợi từ dòng vốn ngân sách đổ vào hạ tầng, trong khi một số khác vẫn chật vật với biên lợi nhuận thấp, thậm chí thua lỗ do chi phí đầu vào leo thang và tiến độ dự án chậm trễ...
Sau một năm đầy biến động, ngành đầu tư công tiếp tục chứng kiến sự phân hóa rõ rệt khi nhiều doanh nghiệp lên sàn có màn bứt phá ngoạn mục, ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận đột phá. Trong khi không ít đơn vị vẫn đang loay hoay với bài toán tối ưu chi phí và hiệu quả triển khai dự án rồi bị lỗ.
NHỮNG NGÔI SAO SÁNG CỦA NGÀNH
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của các doanh nghiệp đầu tư công, nhiều doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng, phản ánh sự sôi động trong lĩnh vực xây dựng, hạ tầng và giao thông, đồng thời cho thấy sự chuyển dịch đáng kể trong chiến lược phát triển của ngành.
Dẫn đầu trong danh sách doanh nghiệp ghi nhận lãi "khủng" năm 2024 là Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã chứng khoán: VCG). Doanh nghiệp này ghi nhận lợi nhuận lũy kế lên tới 1.002,47 tỷ đồng, tăng vọt 148,44% so với cùng kỳ năm trước, dù doanh thu chỉ nhích nhẹ 1,33%.
Không kém phần ấn tượng, Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng Hòa Bình (mã chứng khoán: HBC) cũng tạo bất ngờ khi đạt lợi nhuận 849 tỷ đồng, tăng mạnh 176,43%, dù doanh thu lại giảm 15,42%. Một cái tên khác không thể bỏ qua là Công ty Cổ phần Tasco (mã chứng khoán: HUT) với mức tăng lợi nhuận lên tới 186,94%, đạt 135,42 tỷ đồng, trong khi doanh thu cũng tăng mạnh 179,08%.
Bên cạnh những doanh nghiệp có mức tăng trưởng đột phá, một số cái tên khác cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực, dù không bùng nổ như 2 doanh nghiệp trên. Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh (mã chứng khoán: CII) đạt lợi nhuận sau thuế 639 tỷ đồng, tăng 73%, bất chấp doanh thu thuần giảm nhẹ 1,5% xuống còn 3.041 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (mã chứng khoán: HHV) cũng không nằm ngoài xu hướng này khi đạt doanh thu 3.308 tỷ đồng, tăng 23%, trong khi lợi nhuận sau thuế tăng gần 30%, đạt 473 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (mã chứng khoán: CTD) tiếp tục khẳng định vị thế trong ngành xây dựng với doanh thu 22.905,78 tỷ đồng, tăng 38,55%, kéo theo lợi nhuận lũy kế tăng mạnh 98,41%, đạt 372,96 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Cường Thuận (mã chứng khoán: CTI) cũng ghi nhận doanh thu tăng 37,36%, đạt 1.118,67 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận lũy kế tăng 39,43%, đạt 106,68 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Tập đoàn CIENCO4 (mã chứng khoán: C4G) ghi nhận doanh thu 3.171,23 tỷ đồng, tăng 20,65%, với lợi nhuận lũy kế 179,35 tỷ đồng, tăng 37,63%.
Công ty Cổ phần Licogi 16 (mã chứng khoán: LCG) cũng cho thấy sự ổn định khi doanh thu đạt 2.513,47 tỷ đồng, tăng 25,18%, và lợi nhuận lũy kế đạt 132,15 tỷ đồng, tăng 27,54%. Tương tự, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương (mã chứng khoán: DPG) cũng đạt doanh thu thuần 3.577 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 303 tỷ đồng, tăng 7%.
Một trong những trường hợp đáng chú ý là Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel (mã chứng khoán: CTR). Dù sở hữu doanh thu khổng lồ 12.681,24 tỷ đồng, tăng 12,23% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận lũy kế lại chỉ tăng khiêm tốn 5,3%, đạt 543,21 tỷ đồng. Điều này cho thấy, dù doanh thu cao, nhưng khả năng chuyển hóa thành lợi nhuận vẫn là bài toán không dễ giải đối với nhiều doanh nghiệp.
Chưa hết, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp báo lãi lớn thì một số đơn vị ghi nhận lợi nhuận khiêm tốn dưới 100 tỷ đồng. Đầu tiên là Công ty Cổ phần FECON (mã chứng khoán: FCN) ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng nhất, đạt 9,38 tỷ đồng, tăng tới 129,23% so với cùng kỳ, dù doanh thu chỉ ở mức 3.374,7 tỷ đồng.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Everland (mã chứng khoán: EVG) cũng có sự bứt phá khi lợi nhuận lũy kế đạt 40,74 tỷ đồng, tăng 32,47%, nhờ doanh thu đạt 1.192,24 tỷ đồng, tăng 9,4%. Tổng công ty Cổ phần G36 (mã chứng khoán: G36) ghi nhận mức lợi nhuận 26,82 tỷ đồng, tăng 54,68% so với cùng kỳ, dù doanh thu chỉ tăng nhẹ 4,15%, đạt 1.457,09 tỷ đồng.
Cuối cùng là Công ty Cổ phần Xây lắp Thừa Thiên Huế (mã chứng khoán: HUB) dù doanh thu sụt giảm 12,95%, chỉ đạt 309,12 tỷ đồng, nhưng vẫn duy trì được mức tăng lợi nhuận nhẹ 1,93%, lên 63,98 tỷ đồng.
NHỮNG CÁI TÊN "LAO DỐC"
Trái ngược với các doanh nghiệp bứt phá, nhiều ông lớn lại chật vật với đà suy giảm. Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Incons (mã chứng khoán: HTN) là một trong những doanh nghiệp ghi nhận mức giảm mạnh nhất về doanh thu khi chỉ đạt 1.140,49 tỷ đồng, sụt giảm tới 57,47% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận lũy kế cũng lao dốc 69,4%, chỉ còn 18,37 tỷ đồng.
Tình trạng tương tự diễn ra tại Công ty Cổ phần SCI (mã chứng khoán: S99) và Công ty Cổ phần SCI E&C (mã chứng khoán: SCI), khi cả hai doanh nghiệp này đều ghi nhận doanh thu giảm 14,01%, còn 1.395,37 tỷ đồng. Lợi nhuận lũy kế của mỗi công ty giảm 63,56%, xuống còn 33,67 tỷ đồng.
Hay có những doanh nghiệp doanh thu lại không đồng nghĩa với lợi nhuận. Cụ thể, dù doanh thu tăng 5,52%, đạt 1.273,89 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư MST (mã chứng khoán: MST) lại chứng kiến lợi nhuận lao dốc tới 74,9%, chỉ còn 17,14 tỷ đồng.
Nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ cũng không ngoại lệ. Công ty Cổ phần Xây dựng 47 (mã chứng khoán: C47) báo cáo doanh thu đạt 943,79 tỷ đồng, giảm 4,29%, trong khi lợi nhuận lũy kế chỉ còn 3,92 tỷ đồng, tụt dốc tới 73,41% so với năm trước. Một trường hợp khác là Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 (mã chứng khoán: VC9), khi doanh thu giảm 12,95% xuống còn 233,71 tỷ đồng, kéo theo lợi nhuận chỉ còn 0,79 tỷ đồng, giảm 43,47%.
ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2025: ĐÒN BẨY THEN CHỐT CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
Năm 2025 được dự báo là một năm bùng nổ của ngành đầu tư công, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ổn định và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Vinaconex là ngôi sao của các doanh nghiệp ngành đầu tư công năm 2024 khi ghi nhận lợi nhuận lũy kế lên tới 1.002,47 tỷ đồng, tăng vọt 148,44% so với cùng kỳ năm trước
Theo đánh giá của Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC), năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi đây là năm cuối cùng để hoàn thành các mục tiêu trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2021-2025, đồng thời chuẩn bị tiền đề cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV vào đầu năm 2026.
Chính phủ đã đề ra kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 lên tới 790.727 tỷ đồng, tăng 18% so với mức 670.000 tỷ đồng của năm 2024, tập trung chủ yếu vào các dự án trọng điểm như cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành và các khu công nghiệp mới.
Còn theo nhận định của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI, năm 2024 lại là một năm "lặng sóng" đối với nhóm cổ phiếu đầu tư công, khi dòng tiền đổ vào ngành này không còn sôi động như trước. Nguyên nhân được cho là do những khó khăn trong giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư phức tạp và thiếu hụt vật liệu xây dựng tại một số địa phương.
Dù vậy, các chuyên gia kỳ vọng giai đoạn năm 2025 sẽ chứng kiến sự tăng tốc giải ngân để đạt mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Đặc biệt, năm 2025 được kỳ vọng sẽ là một năm bùng nổ của ngành này khi Bộ Tài chính dự kiến trình Quốc hội kế hoạch vốn đầu tư phát triển tăng hơn 16% so với năm 2024.
Các dự án sử dụng vốn đầu tư công được kỳ vọng sẽ được tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ để đáp ứng mục tiêu giải ngân của Chính phủ.
Với những kế hoạch và dự án quy mô lớn, đầu tư công năm 2025 hứa hẹn không chỉ là động lực chính kích thích nền kinh tế mà còn là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư, nhất là với những doanh nghiệp đầu tư công lên sàn chứng khoán.
Những nhóm cổ phiếu được khuyến nghị lưu ý như: HHV, VCG, LCG, C4G, FCN.
Đây sẽ là năm đáng chú ý, đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành đầu tư công, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
Tiềm năng cổ phiếu VCI, PVT, HUT hôm nay ra sao?
Công ty chứng khoán vừa đưa ra khuyến nghị một số mã cổ phiếu cần quan tâm cho phiên giao dịch hôm nay 21/1.
VCI (CTCP Chứng khoán Vietcap): Chờ bán
Quý IV/2024, Vietcap nằm trong top 10 công ty có thị phần môi giới lớn nhất trên sàn HoSE, đạt 6,08%.
TCBS đánh giá kết quả kinh doanh năm 2025 sẽ tăng trưởng khả quan nhờ nguồn vốn mới hơn 4.000 tỷ đồng, huy động thông qua phát hành riêng lẻ, đây sẽ là tiền đề để công ty mở rộng thêm các hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường chung vẫn chưa tích cực, TCBS khuyến nghị nhà đầu tư đang có vị thế có thể nắm giữ và chờ cơ hội thị trường hồi phục để giảm bớt tỉ trọng cổ phiếu.
PVT (Tổng CTCP Vận tải Dầu khí): Chờ bán.
Năm 2025, công ty đặt mục tiêu thận trọng với doanh thu và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt lần lượt 10.300 tỷ đồng và 1.200 tỷ đồng.
Gần đây, Mỹ đã công bố lệnh trừng phạt đối với 143 tàu chở dầu của Nga, điều này có thể tác động làm tăng giá cước vận tải, đặc biệt là các tàu trọng tải lớn chở dầu thô trong ngắn hạn.
Năm 2025, TCBS vẫn duy trì triển vọng khả quan cho doanh nghiệp nhờ đóng góp tích cực từ các tàu mới được đầu tư. Nhà đầu tư đang sở hữu vị thế có thể tiếp tục nắm giữ và chờ cơ hội chốt lời.
HUT (CTCP Tasco): Chờ mua.
Tasco ước tính doanh thu hợp nhất 2024 đạt 30.700 tỷ đồng (gấp 2,7 lần năm 2023), chủ yếu nhờ doanh thu mảng ô tô sau khi hợp nhất Savico từ giữa năm 2023.
TCBS đánh giá tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn khả quan với dự án nhà ở sinh thái Xuân Phương (38 ha) được thành phố Hà Nội phê duyệt trong kế hoạch sử dụng đất 2025 và các dự án đầu tư mở rộng, hợp tác chiến lược về kinh doanh.
Mới đây nhất là với ngân hàng SHB về cung cấp giải pháp tài chính cho công ty cũng như hợp tác kinh doanh, giúp công ty mở rộng hệ sinh thái và nâng cao thương hiệu.
Tuy nhiên, TCBS cho răng các yếu tố trên chưa thể tác động ngay đến lợi nhuận của công ty.
Lợi nhuận lõi năm 2025, theo đánh giá của TCBS vẫn ở mức thấp do biên lợi nhuận mỏng, tỉ trọng chi phí bán hàng và lãi vay cao; nhà đầu tư nên tiếp tục theo dõi đến khi kết quả kinh doanh khởi sắc hơn.
CII không hoàn thành kế hoạch năm, 'ôm lỗ' cổ phiếu HUT
Năm 2024, lợi nhuận của CII tăng trưởng tích cực dù doanh thu gần như đi ngang, nhờ cải thiện mạnh biên lợi nhuận. Tuy nhiên công ty vẫn không thể hoàn thành mục tiêu đề ra.
CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (mã CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 với doanh thu thuần đạt 757 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm 2023. Biên lợi nhuận gộp đạt 51,4%, giảm so với mức 53,8% của cùng kỳ.
Doanh thu tài chính sụt giảm mạnh 67% so với quý 4/2023, đạt 188 tỷ đồng. Cùng chiều, chi phí tài chính giảm 27% về mức 358 tỷ đồng. Trong đó, chi phí lãi vay chiếm 315 tỷ đồng, giảm 20%. Chi phí bán hàng cũng được tiết giảm 33% về mức 23 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 31% về mức 145 tỷ đồng.
Kết quả, doanh nghiệp lãi trước thuế 31 tỷ đồng, giảm 81% so với cùng kỳ. Nhờ được hoàn nhập 84 tỷ đồng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại nên lãi sau thuế đạt gần 100 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lãi ròng (lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ) chỉ đạt gần 6 tỷ đồng, so với quý 4 năm trước đạt 114 tỷ đồng.
Theo giải trình của doanh nghiệp, so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh quý 4/2024 ổn định do CTCP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đã hợp nhất vào hoạt động kinh doanh công ty từ quý 4/2023. Lợi nhuận tài chính giảm do khoản lãi chuyển nhượng đầu tư tài chính lớn được ghi nhận trong cùng kỳ năm trước.
Luỹ kế cả năm 2024, doanh thu thuần của CII đạt 3.041 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,5% so với năm 2023; lợi nhuận sau thuế ghi nhận 639 tỷ đồng, tăng 73%; lãi ròng đạt 277 tỷ đồng, tăng 56%.
Lợi nhuận năm 2024 tăng trưởng mạnh dù doanh thu gần như đi ngang phần lớn là nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện, từ mức 37,3% của cùng kỳ lên 55,3%.
Năm 2024, CII đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 4.194 tỷ đồng và lãi ròng 430 tỷ đồng, lần lượt giảm 11% và tăng 10% so với năm 2023. Như vậy kết thúc năm 2024, CII mới hoàn thành được 73% chỉ tiêu doanh thu và hơn 64% mục tiêu lợi nhuận năm.
Tại thời điểm 31/12/2024, tổng tài sản của CII đạt 36.700 tỷ đồng, tăng hơn 3.500 tỷ đồng so với đầu năm. Tài sản chủ yếu tài sản cố định với hơn 16.000 tỷ đồng; các khoản chiếm tỷ trọng lớn khác là các khoản phải thu ngắn hạn (gần 3.800 tỷ đồng), hàng tồn kho (hơn 2.300 tỷ đồng). Doanh nghiệp nắm giữ gần 2.400 tỷ đồng tiền mặt, tiền gửi và chứng khoán kinh doanh; hơn 1.000 tỷ đồng đầu tư tài chính dài hạn (chủ yếu là góp vốn vào đơn vị khác).
Mục chứng khoán kinh doanh của CII có giá trị 250 tỷ đồng, giảm 75% so với đầu năm. Công ty đã bán bớt cổ phiếu HUT của CTCP Tasco, từ gần 400 tỷ đồng giá trị gốc xuống còn 246 tỷ đồng. Khoản đầu tư này đang tạm lỗ 61 tỷ đồng.
Trong năm 2024, CII cũng đã bán toàn bộ 24 triệu cổ phiếu của Công ty TNHH Sài Gòn RiverFront, có giá trị gốc 615 tỷ đồng.
Bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của CII ở mức 27.550 tỷ đồng, tăng gần 2.900 tỷ đồng so với đầu kỳ. Trong đó, vay nợ tài chính chiếm hơn 23.000 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay dài hạn từ ngân hàng. Trong năm 2024, công ty phải trả hơn 1.300 tỷ đồng tiền lãi vay.
Trong năm 2024, CII tích cực phát hành trái phiếu chuyển đổi với dư nợ khoản này tại thời điểm cuối năm là hơn 2.800 tỷ đồng. Tại cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường diễn ra ngày 15/1 vừa qua, cổ đông CII tiếp tục thông qua kế hoạch phát hành hai gói trái phiếu chuyển đổi ra công chúng. Gói đầu tiên có giá trị tối đa 2.000 tỷ đồng và gói thứ hai tối đa 2.500 tỷ đồng, với kỳ hạn 10 năm. Giá chuyển đổi được ấn định ở mức 12.500 đồng/cổ phần.
Thị trường xe hơi Việt Nam 2 năm qua chứng kiến sự đổ bộ mạnh mẽ của các hãng xe Trung Quốc, từ những bước thăm dò ban đầu đến các kế hoạch sản xuất quy mô lớn.
Khi “giá rẻ và cỡ nhỏ” lên ngôi
Cuối tháng 12/2024, TMT Motors công bố hợp tác với liên doanh SGMW để mang đến thị trường Việt Nam thêm 3 mẫu xe Baojun và 4 mẫu xe Wuling, dưới hình thức nhập khẩu hoặc lắp ráp tại nhà máy Hưng Yên. Xe điện - mảng kinh doanh được kỳ vọng sẽ bùng nổ trong những năm tới đây khi yếu tố thân thiện môi trường ngày càng được người ta nhắc đến nhiều hơn.
Liên doanh SGMW được xem là "gã khổng lồ" của ngành ô tô bởi sự góp mặt của các nhà sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới như General Motors (Mỹ, 44%), SAIC Motor (Trung Quốc, 50.1%) và Wuling Motors (Trung Quốc, 5.9%). Theo thỏa thuận, SGMW sẽ cung cấp linh kiện và ủy quyền cho TMT Motors độc quyền lắp ráp, phân phối xe điện Wuling tại Việt Nam.
Kinh tế khó khăn, cạnh tranh giá cả trở nên gay gắt khiến lợi nhuận mảng xe tải cốt lõi của TMT Motors không còn được đảm bảo và việc đa dạng sản phẩm kinh doanh là điều bắt buộc. Công ty này chọn bán các dòng xe điện cỡ nhỏ, dễ di chuyển ở những nơi đường sá chật hẹp và mật độ phương tiện cao như Việt Nam. Điểm cộng khác là giá rẻ, đặc biệt khi Wuling là mẫu xe điện cỡ nhỏ bán chạy top đầu thế giới.
Các đơn vị buôn xe khác, đặc biệt là xe sang như Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (Haxaco, HOSE: HAX) cũng không ngoại lệ trong thời buổi này. Từng tạo nên danh tiếng nhờ thương hiệu cao cấp của Đức, Mercedes-Benz, Haxaco giờ đây cũng phải thay đổi chiến lược để hướng tới phân khúc giá phổ thông hơn.
Công ty vừa qua đã trở thành một trong những nhà phân phối lớn nhất dòng xe MG tại Việt Nam, và có thể vẫn sẽ duy trì trong những năm tiếp theo sau cái bắt tay với SAIC Motor trong buổi lễ ký kết hợp tác chiến lược hồi tháng 10/2024. Với giá thành hợp lý, MG - một thương hiệu xe có gốc Anh nhưng về tay người Trung Quốc cách đây hơn 20 năm - được kỳ vọng sẽ giúp Haxaco tăng trưởng doanh số giữa lúc những chiếc Mercedes-Benz khó bán.
Tham vọng mở rộng lên “thượng nguồn”
Không chỉ tập trung vào phân khúc giá rẻ, một số doanh nghiệp Việt đang nhắm đến phân khúc cao cấp với sự hỗ trợ của các đối tác Trung Quốc. Điển hình là cái bắt tay giữa Tasco và Tập đoàn Geely, mang lại cơ hội thâm nhập thị trường Việt Nam cho Lynk & Co, Zeekr và Volvo - 3 thương hiệu được định vị cao cấp, khác so với Wuling hay MG.
Nhưng tham vọng của Tasco là mở rộng lên “thượng nguồn” trong chuỗi giá trị ngành xe hơi. Sự hợp tác giữa Tasco và Geely vừa qua đã mở ra một liên doanh xây dựng nhà máy lắp ráp xe CKD (Completely Knocked Down: lắp ráp trong nước với linh kiện được nhập khẩu) tại tỉnh Thái Bình, ước tính cần khoảng 168 triệu USD vốn đầu tư. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ góp 64% vốn trong liên doanh này.
Giai đoạn đầu của nhà máy sẽ sản xuất các dòng xe của Lynk & Co và Geely Auto, dự kiến đi vào vận hành từ cuối năm 2025, giúp Tasco cung cấp 75,000 xe mỗi năm ra thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.
Tương tự, Tập đoàn Geleximco bắt tay với một "gã khổng lồ" khác từ Trung Quốc là Tập đoàn Chery, ban đầu phân phối các thương hiệu như Omoda & Jaecoo tại Việt Nam, song song đó là xây dựng cơ sở lắp ráp. Liên doanh này vừa qua cũng được trao giấy chứng nhận đầu tư nhà máy sản xuất lắp ráp xe ô tô ở Thái Bình, với tổng kinh phí có thể lên đến 800 triệu USD, gấp gần 5 lần dự án của Tasco. Nhà máy có công suất 50,000 xe/năm dự kiến hoàn thành giai đoạn đầu vào năm 2026.
Đòn bẩy hậu mãi để đập tan e ngại
Dù tiềm năng thị trường xe hơi Việt Nam vẫn rất lớn, khi tỷ lệ sở hữu còn thấp nếu so với các quốc gia phát triển, nhưng các thương hiệu mới vẫn phải đối mặt với thách thức không nhỏ. Một trong những rào cản lớn nhất là tâm lý e ngại chất lượng xe Trung Quốc của người tiêu dùng Việt.
“Điều đó chưa thể xóa bỏ một sớm một chiều”, ông Trần Nam Thắng - Phó Tổng giám đốc SAIC Motor Việt Nam từng chia sẻ, nhưng cũng khẳng định Việt Nam vẫn sẽ là thị trường trọng điểm của xe MG.
Các hãng như MG, Wuling hay Omoda & Jaecoo đang tập trung vào chính sách hậu mãi để xóa bỏ những định kiến kiểu này. Chẳng hạn, MG triển khai dịch vụ bảo hành 5 năm không giới hạn số kilomét, kết hợp với trung tâm mua bán xe cũ nhằm tăng giá trị bán lại của xe. Wuling Mini EV bảo hành pin xe 7 năm hoặc 150,000km, xe được bảo hành 3 năm hoặc 150,000 km tùy điều kiện nào đến trước. Trong khi Omoda & Jaecoo tung chính sách bảo hành động cơ 10 năm hoặc 1 triệu km - đều là những con số hiếm thấy ngay cả với các thương hiệu lâu đời.
“Giá cả hợp lý và chế độ bảo hành 5 năm không giới hạn kilomét, dịch vụ cứu hộ 24/7, mua xe cũ. Không có gì phải lo cả”, ông Thắng tự tin.
Năm 2025 đầy hứa hẹn?
Bức tranh ngành xe hơi Việt Nam năm 2025 đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, đặc biệt đối với các doanh nghiệp đang niêm yết. TMT Motors mới đây công bố mục tiêu năm nay dự kiến đạt doanh thu hơn 3,800 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 297 tỷ đồng, đều là những con số kỷ lục nhưng không phải không thực tế.
Cuối năm ngoái, một hãng taxi có tên Let’s Go Taxi, sau khi thí điểm dịch vụ taxi giá rẻ ở tỉnh Phú Yên, đã đặt cọc mua thêm 1,000 xe Wuling từ TMT Motors, với ý định mở rộng sang các tỉnh Bình Định và Gia Lai. Trước đó, Tập đoàn TOGO - một đơn vị cung cấp dịch vụ đưa đón khách đến các quán ăn, nhà hàng… tại TPHCM - đã ký hợp đồng để đặt mua 2,000 xe Wuling Mini EV.
Một trong những lý do khiến hãng taxi chọn xe điện Wuling là vốn đầu tư ban đầu rất thấp, theo lời ông Trần Lưu Văn - Tổng Giám đốc CTCP Let’s Go An Bình. Phát biểu tại lễ ký kết với TMT Motors, ông Văn cho biết, xe này có chi phí bảo hành và bảo dưỡng thấp so với mẫu xe cùng phân khúc. Chi phí vận hành được lãnh đạo này tính ra chỉ hết 250 đồng/km và thậm chí thấp hơn cả xe máy. Giá cước mà Let’s Go Taxi đưa ra chỉ 8,000 đồng/km - khoảng một nửa mức trung bình phổ biến trên thị trường.
Trong khi đó, Haxaco dù tập trung vào xe xăng thay vì điện, vẫn kỳ vọng duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận nhờ doanh số mạnh mẽ từ dòng xe MG, như từng gặt hái trong quý 3/2024. Người đứng đầu Công ty - Chủ tịch Đỗ Tiến Dũng - nhận định năm 2025 sẽ rất đáng chờ đợi đối với thị trường xe hơi.
“Chắc chắn là trong năm 2025, thị trường xe hơi nói chung sẽ khởi sắc hơn”, ông Dũng nói tại sự kiện Vietnam Motor Show 2024 hồi tháng 10, “Bằng chứng là chúng ta có những bước tiến bộ rất tốt cuối năm 2024. Hy vọng là đầu năm sau sẽ còn những chuyển biến tốt hơn nữa, đặc biệt là về giải ngân vốn đầu tư công và tiêu dùng”.
Tử Kính
FILI - 12:00:00 16/01/2025
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.