Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Thực phẩm Sao Ta (FMC) vượt mục tiêu doanh thu cả năm sau 10 tháng
Tiêu thụ tôm thành phẩm của Thực phẩm Sao Ta trong tháng 10/2024 đạt hơn 2.000 tấn.
Lũy kế 10 tháng đầu năm, doanh số tiêu thụ của Thực phẩm Sao Ta ước đạt hơn 210 triệu USD, vượt mục tiêu đề ra cho cả năm.
Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã cổ phiếu FMC - sàn HoSE) vừa công bố kết quả hoạt động tháng 10/2024 với doanh số chung đạt 23,25 triệu USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, lũy kế 10 tháng đầu năm, doanh số tiêu thụ của Thực phẩm Sao Ta ước đạt hơn 210 triệu USD, tương đương 5.090 tỷ đồng. Qua đó, vượt kế hoạch doanh số cả năm đã đặt ra (210 triệu USD).
Cụ thể, trong tháng 10/2024, Thực phẩm Sao Ta ghi nhận sản lượng sản xuất tôm thành phẩm đạt 1.866 tấn, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm lại tăng 23%, đạt 2.043 tấn.
Trong khi đó, sản lượng sản xuất nông sản thành phẩm đạt 75 tấn và sản lượng tiêu thụ nông sản thành phẩm đạt 122 tấn, lần lượt giảm 44% và 11% so với cùng kỳ năm 2023.
Ban lãnh đạo Thực phẩm Sao Ta cũng cho biết các trại nuôi của công ty đã chuẩn bị sẵn sàng, sẽ thả giống từ giữa tháng 11 này khi thời tiết thuận lợi.
Trước đó, Thực phẩm Sao Ta đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2023 với doanh thu thuần tăng tới 59% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2.845 tỷ đồng. Đây cũng là mức doanh thu theo quý cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp này. Đồng thời, biên lợi nhuận gộp của công ty cũng được cải thiện lên mức 10,8%.
Sau khi trừ các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh, Thực phẩm Sao Ta ghi nhận khoảng 95 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức lợi nhuận theo quý cao thứ ba trong lịch sử hoạt động của công ty.
Diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu FMC của Thực phẩm Sao Ta từ đầu năm 2024 đến nay.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm nay, Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh thu 5.549 tỷ đồng và 232 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng 45% và 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Qua đó, hoàn thành 107% mục tiêu doanh thu và 73% mục tiêu lợi nhuận cả năm nay.
Thời gian qua, ngành tôm ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc khi sản lượng xuất khẩu tăng trưởng tích cực. Theo đó, dữ liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho thấy kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng đầu năm nay đạt hơn 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 10 chỉ tiêu này tăng 26% so với cùng kỳ năm 2023.
Bên cạnh đó, kể từ ngày 22/10, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố mức thuế chống trợ cấp sơ bộ (CVD) cho tôm Việt Nam là 2,84%, thấp hơn Ấn Độ và Ecuador. Điều này giúp tôm Việt Nam được củng cố lợi thế cạnh tranh tại thị trường Mỹ. Qua đó, tạo động lực thúc đẩy kết quả kinh doanh cho các doanh nghiệp tôm Việt Nam, trong đó có Thực phẩm Sao Ta.
Thực phẩm Sao Ta (FMC): Doanh thu lập kỷ lục, đã trích trước chi phí thuế chống bán phá giá
Doanh thu quý 3/2024 của Thực phẩm Sao Ta đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm nay, Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã cổ phiếu FMC) đã hoàn thành 107% mục tiêu doanh thu cả năm; trong đó, doanh thu quý 3/2024 ở mức cao nhất lịch sử hoạt động.
Kết thúc quý 3/2024, Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã cổ phiếu FMC - sàn HoSE) ghi nhận doanh thu thuần tăng tới 59% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2.845 tỷ đồng. Đây cũng là mức doanh thu theo quý cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp này. Đồng thời, biên lợi nhuận gộp của công ty cũng được cải thiện lên mức 10,8%.
Tương ứng với sự mở rộng trong hoạt động kinh doanh, Thực phẩm Sao Ta cũng ghi nhận sự tăng vọt của các khoản chi phí. Trong đó, chi phí bán hàng tăng mạnh nhất 150% lên gần 169 tỷ đồng.
Kết quả, Thực phẩm Sao Ta ghi nhận khoảng 95 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức lợi nhuận theo quý cao thứ ba trong lịch sử hoạt động của công ty.
Ban lãnh đạo Thực phẩm Sao Ta cũng chia sẻ, do giá nguyên vật liệu tăng đột biến ở cuối quý 3/2024 làm cho việc trả nợ các đơn hàng không đạt hiệu quả như mong muốn.
Từ giữa tháng 8/2024, giá tôm thương phẩm đã bất ngờ bật tăng mạnh do tình trạng dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp. Thông thường hàng năm, thời gian này là cao điểm thu hoạch tôm nuôi nên mặt bằng giá sẽ ở mức thấp. Diễn biến năm nay đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó trong việc đảm bảo nguồn cung nguyên liệu đầu vào.
Đối với các khoản chi phí, ban lãnh đạo Thực phẩm Sao Ta cho biết, chi phí bán hàng tăng vọt do cước vận chuyển đang giai đoạn tăng cao. Đồng thời công ty trích trước chi phí thuế chống bán phá giá (AD) và thuế chống trợ cấp (CVD) trên doanh thu bán hàng sang Mỹ để tránh rủi ro thị trường này đang giai đoạn xem xét hồ sơ.
Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu FMC của Thực phẩm Sao Ta từ đầu năm 2024 đến nay.
Hiện Thực phẩm Sao Ta đang chờ một số thông báo từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) liên quan đến vụ việc trên. Công ty cho biết do thị trường Mỹ tiềm ẩn nhiều rủi ro nên từ năm 2020 đến nay, công ty đã có sách lược thị trường phù hợp để giảm thiểu rủi ro, bao gồm việc chuyển hướng sang khai thác thị trường Nhật Bản.
Trong năm 2023, Nhật Bản đã trở thành thị trường lớn nhất, chiếm 45% tổng doanh thu xuất khẩu của Thực phẩm Sao Ta. Theo sau là thị trường Mỹ (30%), EU (7%), Australia (chiếm 7%), Hàn Quốc (6%)…
Việc tập trung vào thị trường Nhật Bản cho phép Thực phẩm Sao Ta phát huy tối đa thế mạnh về các dòng sản phẩm cao cấp, chế biến sâu và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh nhờ vị trí địa lý gần và không cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm tôm giá rẻ của Ấn Độ, Ecuador.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm nay, Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh thu 5.549 tỷ đồng và 232 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng 45% và 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Qua đó, hoàn thành 107% mục tiêu doanh thu và 73% mục tiêu lợi nhuận cả năm nay.
Tính đến cuối quý 3/2024, Thực phẩm Sao Ta đã trích trước 49,4 tỷ đồng chi phí thuế chống bán phá giá và 23,2 tỷ đồng chi phí thuế chống trợ cấp.
Chi phí vận tải và thuế bào mòn lợi nhuận Sao Ta, bất chấp doanh thu cao kỷ lục
Quý 3/2024, các chi phí vận tải và chi phí liên quan thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp đã bào mòn lợi nhuận ròng của hãng chế biến xuất khẩu tôm, bất chấp doanh thu tăng trưởng mạnh.
Dây chuyền chế biến tôm tại nhà máy Sao Ta. Ảnh: Tập đoàn PAN (PAN Group)
CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex, HOSE: FMC) báo cáo doanh thu thuần cao kỷ lục trong quý 3/2024, đạt gần 2.85 ngàn tỷ đồng, tăng gần 59% so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp cũng cải thiện từ 10.26% lên 10.82%.
Đây là kết quả không làm bất ngờ thị trường, khi nhà xuất khẩu tôm này liên tiếp công bố doanh số ở mức xấp xỉ 30 triệu USD từ tháng 7-9 vừa qua.
Tuy vậy, bất chấp doanh thu ấn tượng, lợi nhuận ròng mà Sao Ta ghi nhận chỉ ở mức tương đương cùng kỳ, chủ yếu do các chi phí bán hàng tăng vọt 150%. Đáng chú ý, chi phí vận chuyển quý 3/2024 gấp 3 lần cùng kỳ. Con số đột biến nhiều khả năng do Sao Ta tăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, vốn phải chịu chi phí vận tải cao hơn đáng kể so với thị trường chủ lực gần đây của Công ty là Nhật Bản.
Theo một chia sẻ của đại diện doanh nghiệp vào đầu tháng 8 vừa qua, Sao Ta cùng công ty con là Khang An Foods định hướng gia tăng mức xuất hàng vào Mỹ trong năm 2024, nhằm được lựa chọn là bị đơn bắt buộc cho kỳ xem xét hành chính lần thứ 20 (POR 20).
“Với sự chuẩn bị sổ sách chu đáo, FMC tự tin sẽ nhận được mức thuế thấp nhất như từng xảy ra”, đại diện Sao Ta cho biết.
POR 20 là một đợt xem xét hành chính định kỳ (lần thứ 20), được tiến hành bởi Bộ Thương mại Mỹ (DOC), liên quan đến việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với tôm xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Trước đó, trong đợt POR 19, Sao Ta không được chọn làm bị đơn bắt buộc do sản lượng bán hàng vào Mỹ chỉ đứng thứ tư trong nhóm các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam. Trong tình huống này, Sao Ta không có quyền tự quyết mà lệ thuộc mức thuế bình quân gia quyền từ mức thuế của các doanh nghiệp bị đơn bắt buộc.
Bùng nổ
Doanh số của Sao Ta tăng vọt trong quý 3 năm nay
Đvt: Triệu USD
Nguồn: Tổng hợp từ bản tin định kỳ Sao Ta
Trở lại với kết quả kinh doanh quý 3/2024, điểm đáng chú ý là Sao Ta chưa ghi nhận khoản hoàn thuế chống bán phá giá như thông lệ hàng năm. Đồng thời, Công ty báo cáo chi phí thuế chống trợ cấp hơn 23 tỷ đồng, cùng kỳ không có chi phí này.
Về kết quả quý 3/2024, hãng tôm có trụ sở tại Sóc Trăng báo lợi nhuận ròng gần 80 tỷ đồng, giảm 2.4% so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng năm nay, Công ty đạt doanh thu gần 5.55 ngàn tỷ đồng, vượt 7% kế hoạch năm. Lãi trước thuế đạt gần 232 tỷ đồng, mới thực hiện được 72.4% con số cổ đông giao phó, do các chi phí bán hàng tăng cao.
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2024 của Sao Ta
Theo Trung tâm WTO và Hội nhập - một đơn vị thuộc VCCI, khoản thuế chống trợ cấp sẽ được hoàn lại nếu nhà điều tra xác định rằng các nước nhập khẩu không vi phạm cung cấp trợ cấp bất hợp pháp, hoặc nếu hàng nhập khẩu được trợ cấp không gây tổn hại cho ngành tôm Mỹ.
Tuy nhiên, trước khi phán quyết cuối cùng được đưa ra, các nhà nhập khẩu như Sao Ta phải đối mặt mức chi phí đặt cọc thuế cho tôm xuất khẩu, như chứng kiến tại BCTC hợp nhất quý 3 vừa công bố.
CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex, HOSE: FMC) vừa công bố tin vắn hoạt động tháng 9 với doanh số tăng trưởng ấn tượng.
Cụ thể, Công ty báo cáo doanh số chung tháng 9/2024 đạt gần 30.2 triệu USD, tăng 48.5% so với cùng kỳ năm trước.
Với doanh số chung vượt 30 triệu USD trong 3 tháng liên tiếp, Sao Ta có quý kinh doanh tốt nhất trong lịch sử hoạt động, xét trên khía cạnh doanh số.
Bùng nổDoanh số của Sao Ta tăng vọt trong quý 3 năm nayĐvt: Triệu USDNguồn: Tổng hợp từ bản tin định kỳ Sao Ta
Trở lại với tình hình mới nhất, sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm của Doanh nghiệp trong tháng 9 đạt gần 2.64 ngàn tấn, tăng 47%.
Nhà chế biến tôm có trụ sở tại Sóc Trăng cho biết họ đang cải tạo ao tại các trại nuôi nhằm “chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất có thể để phục vụ cho đợt thả giống mới”.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá tôm đông lạnh vẫn chưa hồi phục rõ rệt đặt giữa tình hình cạnh tranh Việt Nam với các cường quốc tôm như Ecuador và Ấn Độ. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn có sự cải thiện trong năm nay.
Trong 9 tháng qua, xuất khẩu thủy sản đạt 7.16 tỷ USD, tăng 8.5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, mặt hàng tôm tiếp tục dẫn đầu về xuất khẩu hàng thủy sản, với kim ngạch gần 2.8 tỷ USD, tăng 10.5%.
Thừa Vân
FILI
Sao Ta đạt doanh số kỷ lục trong quý 3
CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex, HOSE: FMC) vừa công bố tin vắn hoạt động tháng 9 với doanh số tăng trưởng ấn tượng.
Cụ thể, Công ty báo cáo doanh số chung tháng 9/2024 đạt gần 30.2 triệu USD, tăng 48.5% so với cùng kỳ năm trước.
Với doanh số chung vượt 30 triệu USD trong 3 tháng liên tiếp, Sao Ta có quý kinh doanh tốt nhất trong lịch sử hoạt động, xét trên khía cạnh doanh số.
Bùng nổ
Doanh số của Sao Ta tăng vọt trong quý 3 năm nay
Đvt: Triệu USD
Nguồn: Tổng hợp từ bản tin định kỳ Sao Ta
Trở lại với tình hình mới nhất, sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm của Doanh nghiệp trong tháng 9 đạt gần 2.64 ngàn tấn, tăng 47%.
Nhà chế biến tôm có trụ sở tại Sóc Trăng cho biết họ đang cải tạo ao tại các trại nuôi nhằm “chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất có thể để phục vụ cho đợt thả giống mới”.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá tôm đông lạnh vẫn chưa hồi phục rõ rệt đặt giữa tình hình cạnh tranh Việt Nam với các cường quốc tôm như Ecuador và Ấn Độ. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn có sự cải thiện trong năm nay.
Trong 9 tháng qua, xuất khẩu thủy sản đạt 7.16 tỷ USD, tăng 8.5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, mặt hàng tôm tiếp tục dẫn đầu về xuất khẩu hàng thủy sản, với kim ngạch gần 2.8 tỷ USD, tăng 10.5%.
CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú là doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam. Trong nửa cuối năm 2024, doanh nghiệp này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn.
Giá tôm xuất khẩu của Việt Nam khó có thể tăng mạnh
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm tháng 7/2024 ghi nhận giá trị cao nhất kể từ đầu năm, đạt 375 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu tôm 7 tháng đầu năm nay lên hơn 2 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam giai đoạn 2019-7T2024
(Đvt: Triệu USD)
Nguồn: VASEP
Năm thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam bao gồm Mỹ, Trung Quốc & Hồng Kông, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc. Từ quý III trở đi, khi áp lực lạm phát hạ nhiệt và lượng hàng tồn kho giảm, các nhà nhập khẩu bắt đầu tăng cường mua vào để chuẩn bị nguồn hàng cho các dịp lễ và Tết cuối năm. Bên cạnh đó, giá tôm nguyên liệu từ các quốc gia sản xuất trên toàn cầu (bao gồm cả Việt Nam) đang có dấu hiệu tăng trở lại trong những tháng gần đây, mở ra cơ hội cho giá tôm xuất khẩu cải thiện. Tuy nhiên, giá tôm xuất khẩu của Việt Nam khó có thể tăng mạnh do phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ tôm giá rẻ của Ecuador và Ấn Độ.
Giá tôm chân trắng nguyên liệu (cỡ 100 con/kg) ở một số quốc gia giai đoạn 2023-T7/2024
(Đvt: USD/kg)
Nguồn: VASEP
Doanh nghiệp đầu ngành với thị phần xuất khẩu lớn ở các thị trường trọng điểm
Với vị thế là doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam, Minh Phú có mạng lưới khách hàng rộng khắp thị trường nội địa và quốc tế. Theo báo cáo tài chính của MPC thì thị trường Châu Âu đã có những bứt phá đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2024 khi tăng từ 15% lên 19% trong cơ cấu doanh thu.
Cơ cấu doanh thu theo thị trường của MPC
(Đvt: Phần trăm)
Nguồn: Báo cáo tài chính của MPC
Mỹ, Nhật Bản và EU là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của MPC. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của MPC sang các thị trường này lần lượt chiếm 15%, 19% và 11% trên tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu tôm tại các thị trường lớn năm 2023
(Đvt: Triệu USD)
Nguồn: VASEP và MPC
Thích ứng linh hoạt trong “thời giá thấp”
Theo báo cáo thường niên năm 2023 của MPC, dịch bệnh đã khiến chi phí nuôi tôm tại Việt Nam tăng cao trong năm qua. Nhu cầu tiêu dùng ảm đạm do suy thoái kinh tế toàn cầu khiến thị trường xuất khẩu tôm gặp nhiều bất lợi.
Trong khi đó, nguồn cung tôm quốc tế dư thừa do các nước cạnh tranh như Ecuador, Ấn Độ đẩy mạnh sản xuất khiến giá tôm liên tục giảm sâu, chỉ bằng 50% của giá thành nuôi. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khoản lỗ lớn 105 tỷ đồng của MPC trong năm 2023.
Kết quả kinh doanh của MPC giai đoạn 2019-6T/2024
(Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo tài chính MPC
Để ứng phó với những thách thức hiện tại, MPC không chủ trương cạnh tranh trực tiếp với mức giá quá thấp của Ấn Độ và Ecuador, mà sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, với trọng tâm là phát triển các sản phẩm chế biến sâu nhằm tăng giá trị gia tăng và đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào.
Bên cạnh đó, MPC cũng cân nhắc mở rộng thị trường xuất khẩu ở các quốc gia mới, đồng thời tăng tỷ trọng doanh thu của thị trường nội địa lên 5-10% thông qua việc tăng cường hợp tác với Bách Hóa Xanh và các hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn,....
Không chỉ riêng MPC, nhiều doanh nghiệp thủy sản cũng đang có chiến lược mở rộng thị phần tại thị trường nội địa bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu. Điển hình như các doanh nghiệp đầu tàu của ngành cá tra là VHC và ANV, thị trường nội địa đều chiếm hơn 25% tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2024. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngành tôm như MPC và FMC lại đang tập trung nguồn lực chủ yếu cho xuất khẩu, với tỷ trọng doanh thu nội địa dưới 5%. Thị trường nội địa với quy mô dân số 100 triệu dân sẽ trở thành một điểm đến đáng chú ý, đặc biệt trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản vẫn đối diện nhiều thách thức trong thời gian tới.
Rủi ro tài chính đáng báo động
Dựa theo tiêu chuẩn Standard & Poor’s, rủi ro tài chính của MPC hiện tại đang ở mức cao do khoản lỗ lớn trong năm trước. Cụ thể, chỉ số FFO/Debt và Debt/EBITDA đã giảm từ trạng thái rủi ro khá cao (Significant) sang mức độ rủi ro rất cao (Highly Leveraged). Tuy nhiên, chỉ số Debt/Capital vẫn được duy trì ở mức trung bình (Intermediate), cho thấy một phần ổn định trong cấu trúc tài chính của công ty.
Nguồn: VietstockFinance
Định giá
Người viết sử dụng phương pháp Market Multiple Models kết hợp với RIM (Residual Income Model) để tiến hành định giá doanh nghiệp. Với tỷ trọng chia đều cho các phương pháp, người viết tính được mức định giá hợp lý của MPC là 18,066 đồng. Nếu giá cổ phiếu MPC tiếp tục giảm thì việc mua vào cho mục đích đầu tư dài hạn có thể được xem xét ở mức giá dưới 15,000 đồng.
Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
Thực phẩm Sao Ta tiếp tục cải thiện doanh số trong tháng 8/2024
Các trại nuôi của Thực phẩm Sao Ta đã hoàn tất thu hoạch tôm và đang cải tạo ao chuẩn bị cho vụ nuôi mới khi thời tiết thuận lợi trở lại.
Mở rộng doanh số trong nửa đầu năm 2024, CTCP Thực phẩm Sao Ta (mã FMC - sàn HoSE) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng doanh số trong tháng 7 và tháng 8/2024.
Thực phẩm Sao Ta báo cáo tình hình kinh doanh trong tháng 8/2024 với tổng doanh số đạt 30,38 triệu USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm đạt 2.726 tấn, tăng 36% so với cùng kỳ; và sản lượng tiêu thụ nông sản thành phẩm đạt 116 tấn, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước.
Lý giải về kết quả kinh doanh khởi sắc trong tháng 8, Ban lãnh đạo Thực phẩm Sao Ta cho biết do có ký kết nhiều hợp đồng với khách hàng nên Thực phẩm Sao Ta gia tăng chế biến để thực hiện giao hàng đúng tiến độ hợp đồng, sản xuất tôm thành phẩm của tháng 8 tăng nhiều so cùng kỳ năm trước.
Thêm nữa, các trại nuôi của Thực phẩm Sao Ta đã hoàn tất thu hoạch tôm và đang cải tạo ao chuẩn bị cho vụ nuôi mới khi thời tiết thuận lợi trở lại.
Trước đó, trong tháng 7/2024, Thực phẩm Sao Ta cũng ghi nhận doanh số đạt 31,25 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm đạt 2.713 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ; và sản lượng tiêu thụ nông sản thành phẩm đạt 147 tấn, giảm 22% so với cùng kỳ.
Hoàn thành 44,1% kế hoạch lợi nhuận sau nửa đầu năm 2024
Xét về hoạt động kinh doanh, trong Báo cáo tài chính bán niên năm 2024, nửa đầu năm 2024, Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh thu đạt 2.703,5 tỷ đồng, tăng 32,4% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 140,6 tỷ đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 8,3%, lên 8,8%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 40,1% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 67,86 tỷ đồng lên 236,9 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 32%, tương ứng tăng thêm 10,43 tỷ đồng lên 43,06 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 55,1%, tương ứng giảm 12,34 tỷ đồng về 10,05 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 148,8%, tương ứng tăng thêm 76,98 tỷ đồng lên 128,72 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Thực tế, trong nửa đầu năm 2024, mặc dù lợi nhuận gộp cải thiện, đồng thời doanh thu tài chính tăng và Công ty còn tiết giảm chi phí tài chính nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế vẫn thấp hơn tốc độ tăng của lợi nhuận gộp, nguyên nhân chủ yếu do chi phí bán hàng tăng liên quan tới việc phí cước vận chuyển tăng cao nửa đầu năm 2024.
Được biết, trong năm 2024, Thực phẩm Sao Ta đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 5.187 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 320 tỷ đồng.
Như vậy, kết thúc nửa đầu năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 141,1 tỷ đồng, Thực phẩm Sao Ta đã hoàn thành 44,1% so với kế hoạch năm.
Ngoài ra, trái với kết quả kinh doanh cải thiện, trong nửa đầu năm 2024, Thực phẩm Sao Ta tiếp tục ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 347,8 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 395,1 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư ghi nhận dương 87,7 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 118,3 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ để bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh.
Thay thế thành viên HĐQT, người liên quan Chăn nuôi C.P Việt Nam
Một điểm đáng lưu ý về nhân sự, trước đó, ngày 14/6, Thực phẩm Sao Ta thực hiện miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị đối với ông Adisak Tosakul và bầu thay thế ông Boonlap Watcharawanitchakul.
Được biết, ông Boonlap Watcharawanitchakul (sinh năm 1972, quốc tịch Thái Lan) đang là Phó tổng giám đốc phụ trách ngành kinh doanh thuỷ sản của CTCP Chăn nuôi C.P Việt Nam.
Trong khi đó, ông Adisak Tosakul đã được bầu vào thành viên HĐQT độc lập tại Thực phẩm Sao Ta từ ngày 15/4/2022 tới nay. Ông Adisak Tosakul cũng là đại diện của CTCP Chăn nuôi C.P Việt Nam.
Về cơ cấu cổ đông, tại thời điểm 31/12/2023, Thực phẩm Sao Ta có 3 cổ đông lớn gồm CTCP Tập đoàn PAN (mã PAN - sàn HOSE) sở hữu 37,75% vốn điều lệ; CTCP Chăn nuôi C.P Việt Nam sở hữu 24,9% vốn điều lệ; CTCP Xuất nhập Khẩu Thuỷ sản Bến Tre sở hữu 12,37% vốn điều lệ; và còn lại 24,98% vốn điều lệ thuộc về các cổ đông sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.