Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Theo dấu dòng tiền cá mập 03/01: Tự doanh và khối ngoại bán ròng gần 1.8 ngàn tỷ
Tự doanh các công ty chứng khoán (CTCK) và khối ngoại tiếp tục đồng lòng "bán nhiều hơn mua" những phiên đầu năm 2025, lần này ghi nhận tổng giá trị ròng gần 1.8 ngàn tỷ đồng trong phiên 03/01.
Trong số đó, tự doanh đóng góp hơn 970 tỷ đồng giá trị bán ròng, tăng mạnh hơn phiên hôm trước và duy trì bán ròng 4 phiên liên tiếp với quy mô ngày càng lớn. ACB và FPT bị nhóm này "xả" áp đảo phần còn lại, lần lượt 327 tỷ đồng và 313 tỷ đồng.
Chiều ngược lại, TSJ, CTR và DPM được các CTCK mua ròng nhưng giá trị không đáng kể, lần lượt 17 tỷ đồng, 11 tỷ đồng và 7 tỷ đồng.
Tương tự, khối ngoại cũng nối dài chuỗi bán ra nhiều hơn mua vào với giá trị ròng gần 825 tỷ đồng, đây cũng là mức bán ròng cao nhất trong hơn 1 tháng qua.
Nhóm này cùng quan điểm với tự doanh khi "xả" lớn đối với FPT, ghi nhận hơn 231 tỷ đồng. CTG và TCB đứng vị trí thứ hai và ba với 123 tỷ đồng và 78 tỷ đồng.
Chiều mua ghi nhận những cái tên top đầu theo thứ tự như VGC (32 tỷ đồng), BID (28 tỷ đông) và VCB (22 tỷ đồng).
Phiên 03/01, ngoài FPT, 2 nhóm "cá mập" còn đồng thuận bán ròng đối với MWG, SSI và TCB.
CTCP Chứng khoán Asean (Aseansc) vừa công bố kết quả quý 2/2024 đầy tích cực, đạt 44.2 tỷ đồng lãi ròng, cao hơn 47 lần cùng kỳ năm trước. Công ty đang "ôm" ba mã cổ phiếu tạm tính lãi bằng lần gồm SGP, TCB và ABI.
Quý 2/2024, Aseansc ghi nhận doanh thu hoạt động gần 83 tỷ đồng, hơn gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng chính do lãi từ tài sản tài chính FVTPL đạt gần 60 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ con số này âm 21.5 tỷ đồng, chủ yếu do chênh lệch tăng đánh giá lại các tài sản tài chính FVTPL.
Ngược lại, các nguồn thu mảng kinh doanh khác có diễn biến tiêu cực, gồm lãi từ khoản đầu giữ đến ngày đáo hạn chỉ đạt 5.5 tỷ đồng, lao dốc 79%; doanh thu môi giới giảm 40% về dưới 8 tỷ đồng…
Kỳ này, chi phí hoạt động ghi nhận 25.5 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ, chủ yếu do lỗ từ tài sản tài chính FVTPL cao gấp 44 lần, đạt gần 17 tỷ đồng. Điểm tích cực là chi phí tài chính và chi phí quản lý được tiết giảm tới 56% và 16% so với cùng kỳ.
Tổng kết, mức tăng tổng chi phí ở mức 22%, thấp hơn doanh thu. Điều này giúp Aseansc báo lãi ròng 44.2 tỷ đồng, hơn gấp 47 lần cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, lãi ròng ở mức gần 56 tỷ đồng, cao hơn gấp 3 lần cùng kỳ năm 2023.
Danh mục tự doanh đang tạm lãi tới 71%
Mảng tự doanh quý 2 của Aseansc khởi sắc với lợi nhuận ròng gần 43 tỷ đồng, cải thiện mức lỗ hơn 22 tỷ đồng cùng kỳ. Quy mô danh mục tài sản tài chính FVTPL tương đương hồi đầu năm ở mức 307 tỷ đồng và Công ty đang tạm lãi tới 71%.
Theo dõi danh mục tự doanh, Công ty chủ yếu là cổ phiếu niêm yết với giá gốc gần 286 tỷ đồng. Công ty nắm một số mã nổi bật như SGP, TCB, ABI đang là các khoản sinh lời tốt nhất, lần lượt tạm lãi 413%, 121% và 166%. Ngược lại, HTM dù chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng đang tạm lỗ 9%; TSJ lỗ 12%.
Còn lại trái phiếu chưa niêm yết giữ nguyên mức hơn 21 tỷ đồng.
Nguồn: BCTC quý 2/2024 của Aseansc
Tại cuối quý 2, Aseansc ghi nhận khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn hơn gấp 2.3 lần đầu năm, đạt 350 tỷ đồng; tiền gửi ngân hàng gấp đôi lên gần 187 tỷ đồng. Dư nợ cho vay của Công ty cũng tăng nhẹ lên hơn 275 tỷ đồng, trong đó cho vay margin đạt gần 273 tỷ đồng.
Thế Mạnh
FILI
Bà Nguyễn Thị Nga gửi đơn đề nghị thôi giữ chức Thành viên HĐQT Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP nhiệm kỳ 2022-2027 từ ngày 05/04/2024.
Bà Nguyễn Thị Nga. Nguồn: Forbes Việt Nam
Theo thông báo, bà Nga cho biết không thể tiếp tục đảm nhận chức vụ Thành viên HĐQT vì lý do công việc cá nhân, qua đó chính thức rút khỏi VEA sau 7 năm. Đến cuối năm 2023, bà Nga đang nắm 4.83% cổ phần VEA.
Năm 2023, bà Nga cũng đã thôi chức Phó Chủ tịch CTCP Du lịch Dịch vụ Hà Nội (Toserco, UPCoM: TSJ) vì lý do công tác.
Bà Nguyễn Thị Nga sinh năm 1955 tại Hà Nội, là cử nhân kinh tế. Thời điểm trở thành Thành viên HĐQT VEA năm 2017, bà Nga đã và đang đảm nhận nhiều vị trí chủ chốt tại các doanh nghiệp lớn.
Nổi bật nhất trong sự nghiệp có lẽ ở Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB). Tại đây, bà Nga tham gia và đảm nhận chức danh Phó Chủ tịch HĐQT từ năm 2008 trước khi giữ vai trò Chủ tịch HĐQT Ngân hàng trong 10 năm sau đó. Đến nay, cựu Thành viên HĐQT VEA đang làm Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT SSB.
Trước khi về với SSB, bà Nga từng là Chủ tịch HĐQT và Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) giai đoạn 2002-2007.
Bên cạnh đó, một số vai trò quan trọng khác của bà Nga có thể kể đến như: Chủ tịch HĐQT CTCP Cho thuê máy bay Việt Nam từ năm 2023, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội từ năm 2019, Chủ tịch HĐQT CTCP Thăng Long GTC từ năm 2016, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Quốc tế và Dịch vụ siêu thị Big C Thăng Long từ năm 2016, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn BRG từ năm 2015, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Khách sạn Nhà hát từ năm 2010, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Phát Triển và Đầu Tư Phú Mỹ từ năm 2008.
Tập đoàn BRG của bà Nga hiện đang hợp tác với Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) làm dự án trọng điểm Thành phố thông minh phía Bắc Hà Nội. Dự án nằm tại huyện Đông Anh, có quy mô 272ha, với tổng vốn đầu tư 4.2 tỷ USD và là một trong những dự án nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản.
Ở diễn biến liên quan khác, trên cơ sở xem xét BCTC năm 2023 đã được kiểm toán, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định duy trì diện cảnh báo đối với cổ phiếu VEA do BCTC năm bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ từ 3 năm liên tiếp trở lên. Đồng thời, HNX yêu cầu Công ty phải có văn bản giải trình nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục trong vòng 15 ngày.
Mới đây, HĐQT VEA cũng thống nhất gia hạn thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 chậm nhất đến ngày 30/06/2024 để đảm bảo đủ thời gian chuẩn bị, hoàn thiện tài liệu.
Tử Kính
FILI
CTCP Chứng khoán Nhất Việt gây chú ý khi liên tiếp được chấp thuận chuyển sàn lên HNX và được chấp thuận tăng vốn lên 1,200 tỷ đồng. Đứng sau công ty chứng khoán này là một hệ sinh thái đa ngành của ông Trần Anh Thắng.
Chứng khoán Nhất Việt (VFS) thành lập tháng 10/2008, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực môi giới chứng khoán, dịch vụ chứng khoán với trọng tâm là cho vay ký quỹ khách hàng cá nhân và tổ chức. VFS có vốn điều lệ ban đầu 135 tỷ đồng. Sau 3 lần thay đổi, vốn nâng lên 802.5 tỷ đồng vào tháng 11/2021 và giữ đến hiện tại.
Ông Trần Anh Thắng (sinh năm 1984) là người đại diện pháp luật, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty.
Đổi nhận diện thương hiệu, “rục rịch” tăng vốn gấp 3
Ngày 19/06, VFS quyết định thay đổi bộ nhận diện thương hiệu với logo mới sử dụng 2 màu chủ đạo là cam và xanh dương, thay vì màu cam như trước đây.
Ngày 24/07, hơn 80 triệu cp VFS niêm yết trên HNX với giá tham chiếu 21,200 đồng/cp, tương ứng vốn hóa 1.7 ngàn tỷ đồng. Trước đó, 41 triệu cp VFS giao dịch trên UPCoM từ ngày 01/07/2020 với giá 10,300 đồng/cp, tương đương vốn khi đó là 422 tỷ đồng.
Chuyển sàn là một trong những mục tiêu chính của VFS trong năm 2023, nhằm nâng cao vị thế và cơ hội thu hút vốn đầu tư. Kế hoạch này từng được ĐHĐCĐ thường niên 2022 thông qua nhưng chưa thành công, bởi VFS rút hồ sơ niêm yết HOSE vào cuối năm 2022 do đánh giá thị trường không thuận lợi.
Ngoài chuyển sàn, mục tiêu quan trọng khác trong năm nay của VFS là tăng vốn điều lệ lên 2,400 tỷ đồng, gấp 3 lần hiện tại với phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ và cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1.
Theo kế hoạch, đợt phát hành riêng lẻ dự kiến triển khai trong quý 2 - 3/2023, sau đó Công ty sẽ phát hành cổ phiếu ra công chúng trong quý 3/2023 - quý 1/2024. Với việc tăng vốn này, VFS sẽ lọt vào top 20 công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất trên thị trường chứng khoán.
Trước đó, ĐHĐCĐ thường niên 2022 của VFS thông qua phương án tăng vốn lên 3,006 tỷ đồng với kế hoạch phát hành tỷ lệ tương tự, song chưa được chấp thuận của UBCKNN. Do đó, vốn điều lệ vẫn giữ nguyên 802.5 tỷ đồng
Ngày 31/07/2023, UBCKNN có văn bản chấp thuận cho VFS tăng vốn lên 1,200 tỷ đồng thông qua phương án chào bán 39.75 triệu cp riêng lẻ, giá 10,000 đồng/cp.
VFS - Mảnh ghép hoàn thiện “hệ sinh thái” Amber Holdings?
VFS trước đây là một công ty chứng khoán nhỏ. Cái tên Nhất Việt chỉ mới bắt đầu gây chú ý vào năm 2017 khi được một nhóm nhà đầu tư cá nhân mua lại với tham vọng hoàn thiện hệ sinh thái tài chính - bất động sản - năng lượng.
Giai đoạn 2017 - 2022, doanh thu hoạt động của VFS tăng trưởng trung bình 38%/năm; lãi sau thuế tăng tới 188%/năm vào giai đoạn 2017 - 2021, trước khi quay đầu giảm xuống 29% vào năm 2022 do biến động chung của thị trường chứng khoán.
Lợi nhuận sau thuế theo năm của VFS (Đvt: Tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
6 tháng đầu năm nay, VFS ghi nhận doanh thu hoạt động gần 135 tỷ đồng, lãi sau thuế 44 tỷ đồng, tăng tương ứng 50% và 23% so với cùng kỳ.
Năm 2023, Công ty kỳ vọng tổng doanh thu và lãi sau thuế đạt hơn 230 tỷ đồng và 80 tỷ đồng, tăng 35% và 27% so với năm 2022. Với kết quả trên, VFS đã hoàn thành 55% kế hoạch lợi nhuận năm.
Từ năm 2017 đến nay, tự doanh là mảng đóng góp gần một nửa doanh thu cho VFS, kế đến là cho vay ký quỹ và tiền gửi chiếm gần 1/3 tổng doanh thu, sau đó là môi giới và một phần nhỏ từ dịch vụ tư vấn. Từ 2019 đến nay, tự doanh là mảng có sự tăng trưởng mạnh nhất, tới 173%/năm.
Nửa đầu năm 2023, doanh thu hoạt động tự doanh của VFS đạt 91 tỷ đồng, gấp 2 lần cùng kỳ, chủ yếu do Công ty bán các chứng khoán trong danh mục tự doanh, thu được khoản lãi hơn 70.8 tỷ đồng (gồm 67.7 tỷ đồng từ cổ phiếu và 3.1 tỷ đồng từ trái phiếu) và lãi chưa thực hiện là khoản lãi do danh mục cổ phiếu nắm giữ, được đánh giá lại ngày 30/06/2023, đạt 20.4 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty ghi nhận khoản lãi từ việc bán gần hết cổ phiếu trong danh mục tự doanh như mã TSJ (61.7 tỷ đồng) và EVF (4.9 tỷ đồng).
Cơ cấu doanh thu của VFS giai đoạn 2017 - 6 tháng năm 2023Nguồn: VietstockFinance
Về cơ cấu tài sản, VFS trước đó có sự chuyển dịch từ tài sản dài hạn sang ngắn hạn do trong năm 2022 Công ty nhận định thị trường trái phiếu có nhiều biến động nên vào quý 2/2022 đã tất toán toàn bộ các trái phiếu đầu tư, chuyển sang nắm giữ tiền mặt, bổ sung nguồn vốn cho hoạt động cho vay ký quỹ và đầu tư cổ phiếu.
Tại thời điểm 30/06/2023, tổng giá trị tài sản của VFS đạt hơn 1,055 tỷ đồng, phần lớn là tài sản ngắn hạn (chiếm 98%), tài sản dài hạn chiếm chưa đầy 2%. Trong đó, Công ty nắm giữ 595 tỷ đồng tiền mặt, gấp rưỡi đầu năm. Các khoản cho vay đạt hơn 322 tỷ đồng, tăng 14%; các tài sản chính thông qua lãi lỗ (FVTPL) gần 115 tỷ đồng, giảm 65% so với đầu năm.
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của VFS tại thời điểm cuối năm 2021, cuối năm 2022 và cuối quý 2/2023 lần lượt là 2.6%, 2.8% và 2.3%, do hầu hết Công ty dùng nguồn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho nguồn vốn hoạt động kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu của VFS tại thời điểm 30/06/2023 đạt hơn 1,031 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm, do lợi nhuận chưa phân phối tăng 41 tỷ đồng.
Trên 2 sàn chứng khoán niêm yết - HOSE và HNX, các doanh nghiệp chứng khoán có ngành nghề hoạt động, quy mô vốn điều lệ tương đương VFS có thể kể đến như Chứng khoán Guotai Junan (JVS); Chứng khoán Bảo Việt (BVS); Chứng khoán Smart Invest (AAS) và Chứng khoán DSC.
Trong cơ cấu cổ đông lớn của VFS tại ngày 18/04, ông Trần Anh Thắng nắm giữ hơn 8.6 triệu cp (tỷ lệ 10.733%) và CTCP Amber Capital Holdings (10.966%).
Bên cạnh vai trò Tổng Giám đốc VFS, ông Trần Anh Thắng còn là Chủ tịch HĐQT CTCP Amber Capital Holdings, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Du lịch Hà Nội Non Nước và mới đây là Thành viên HĐQT độc lập Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, từ tháng 02/2023).
Phác thảo hệ sinh thái Amber Holdings
CTCP Amber Capital Holdings (Amber Holdings) là tập đoàn đầu tư tài chính và phát triển bất động sản, năng lượng; sở hữu hệ sinh thái kinh doanh đa dạng cùng nhiều dự án quy mô trên toàn quốc.
Theo thông tin trên website, Amber Holdings thành lập năm 2009 với số vốn điều lệ ban đầu 200 triệu đồng, hiện ông Trần Anh Thắng là người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT.
Phát triển trên ba trụ cột chính là tài chính - bất động sản - năng lượng, Amber Holdings xây dựng hệ sinh thái với hơn 8 đơn vị thành viên và tổng tài sản 15 ngàn tỷ đồng.
Lĩnh vực tài chính có 3 công ty thành viên là CTCP Chứng khoán Nhất Việt; CTCP Quản lý quỹ Amber (Amber Capital) và CTCP Đầu tư Amber Fintech.
Đại diện duy nhất ở lĩnh vực bất động sản là CTCP Amber Asset Management (tiền thân là CTCP Bất động sản Quang Anh), hiện là chủ đầu tư của các dự án trên toàn quốc bao gồm:
Nguồn: Amber Holdings
Dự án sân golf Yên Dũng với tổng mức đầu tư trên 1,625 tỷ đồng là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Bắc Giang với chủ đầu tư cũ là CTCP QNK Bắc Giang. Theo kế hoạch, dự án chia 2 giai đoạn; giai đoạn 1 tại xã Tiền Phong, giai đoạn 2 tại xã Yên Lư và hoàn thành vào tháng 06/2018.
Tuy nhiên, tháng 04/2021, dự án được “sang tay” cho Amber Holdings triển khai giai đoạn 2 với quy mô 100ha và đổi tên thành Amber Hills Golf & Resort - Rock Valley Course, sau khi khởi công vào ngày 10/12/2022.
Quy hoạch dự án Amber Hills Golf & Resort (Rock Valley Course) - Ảnh: Amber Holdings
Sau khi đổi nhận diện thương hiệu, Tập đoàn này tiếp tục xây dựng, hoàn thiện tổ hợp villa và khách sạn. Giai đoạn 2 có quy mô 100ha, trong đó 85.7ha diện tích chưa được chuyển đổi.
Đến tháng 07/2023, dự án đã chậm tiến độ 5 năm do những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Gần đây, UBND tỉnh Bắc Giang và các bộ, ngành liên quan đề xuất chuyển đổi 85.7ha đất lâm nghiệp để thực hiện giai đoạn 2 nhưng chưa được Thủ tướng đồng ý.
Tại lĩnh vực năng lượng, Amber Holdings sở hữu 2 công ty thành viên gồm CTCP Amber Engergy và CTCP Helio Energy (vốn điều lệ 300 tỷ đồng).
Các dự án năng lượngNguồn: Amber Holdings
Ngoài ra, Amber Holdings còn lấn sân sang lĩnh vực truyền thông với 1 công ty thành viên ra đời năm 2017 là CTCP Dịch vụ và Truyền thông Amber (Amber Media) lĩnh vực đào tạo là CTCP Giáo dục Amber Academy.
Người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc Amber Academy là ông Nguyễn Thế Anh. Hiện ông Thế Anh còn giữ vai trò Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Nhất Việt (VFS), Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc CTCP Ô tô Á châu Việt Nam. Tại VFS, ông Thế Anh nắm 480,000 cp, tương ứng 0.598% vốn.
Ông Nguyễn Thế Anh - Chủ tịch HĐQT VFS, cũng là Tổng Giám đốc Amber Academy
Thế Mạnh
FILI
Intimex Việt Nam đăng ký bán toàn bộ cổ phiếu TSJ
Công ty cổ phần Intimex Việt Nam vừa đăng ký bán toàn bộ cổ phần mà đơn vị này đang nắm giữ tại Công ty cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội (UPCoM: TSJ), với 3,5 triệu cổ phiếu.
Mục đích của Intimex Việt Nam khi thực hiện giao dịch này là để cơ cấu khoản đầu tư.
Cụ thể, giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 24/11 đến 23/12/2021, theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thoả thuận.
Nếu giao dịch được hoàn tất đúng kỳ vọng, Intimex Việt Nam sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại Du lịch Dịch vụ Hà Nội (Hanoi Toserco) từ mức 4,68% vốn như hiện nay về 0.
Bà Vũ Thị Quỳnh Trang, thành viên ban kiểm soát Intimex Việt Nam hiện là Ủy viên HĐQT Hanoi Toserco.
Tạm tính theo mức giá trung bình 10 phiên gần nhất, phía Intimex Việt Nam có thể thu về 63,1 tỷ đồng nếu bán 3,5 triệu cổ phiếu TSJ với giá 18.030 đồng/cp,
Nếu tính từ thời điểm ngày 11/6 đến ngày 19/11, thị giá TSJ giảm hơn 59%, chỉ còn 18.800 đồng/cp.
Về kết quả kinh doanh quý III/2021, Hanoi Toserco ghi nhận doanh thuần 15,3 tỷ đồng (giảm gần 29% so với cùng kỳ năm ngoái) và lãi ròng 6,3 tỷ đồng (chỉ bằng 30% cùng kỳ).
Lý giải về kết quả kinh doanh sụt giảm, ban lãnh đạo công ty này cho biết, do cùng kỳ năm ngoái công ty ghi nhận khoản lợi nhuận được chia từ liên doanh (với gần 16,4 tỷ đồng).
Tính đến cuối tháng 9/2021, tổng tài sản của Hanoi Toserco giảm hơn 56 tỷ đồng so với hồi đầu năm, chỉ còn 827 tỷ đồng; nợ phải trả tăng gần 9,6 tỷ đồng lên 27,4 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối kỳ là 22,1 tỷ đồng.
Tổng công ty Du lịch Hà Nội là cổ đông lớn nhất của Hanoi Toserco khi chi phối 45,2% vốn; theo sau đó là Công ty cổ phần Phát triển TN với 26,7%.
Một cổ đông lớn thoái sạch vốn tại TSJ
CTCP Du lịch Dịch vụ Hà Nội (UPCoM: TSJ) vừa thông báo giao dịch của cổ đông lớn Nguyễn Hà Linh.
Cụ thể, cổ đông này đã bán toàn bộ số cổ phần mà mình nắm giữ tại TSJ là gần 5.7 triệu cổ phần, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 7.61% với ngày không còn là cổ đông lớn là ngày 28/07/2020.
Theo thống kê của Vietstock, tại đúng ngày trên, TSJ có xuất hiện giao dịch thỏa thuận với số cổ phần trùng khớp với lượng cp mà cổ đông bán ra. Như vậy, ước tính cổ đông Linh đã thu về gần 67 tỷ đồng sau khi giao dịch trên hoàn tất.
Nguồn: VietstockFinance
Trên thị trường, giá cổ phiếu TSJ diễn biến thất thường, hiện đang giao dịch tại mức giá 11,700 đồng/cp (kết phiên sáng 05/08), khối lượng giao dịch bình quân khá khiêm tốn, chỉ đạt hơn 240 cp/phiên trong 1 năm trở lại đây.
Diễn biến giá cổ phiếu TSJ trong 1 năm trở lại
Nguồn: VietstockFinance
Một cá nhân trở thành cổ đông lớn của TSJ
Bà Nguyễn Hà Linh thông báo đã mua vào thành công 5.69 triệu cp CTCP Du lịch Dịch vụ Hà Nội (UPCoM: TSJ) vào ngày 30/06/2020.
Trước đó, bà Linh không nắm giữ cổ phiếu TSJ nào. Sau giao dịch, bà Linh chính thức trở thành cổ đông lớn của TSJ với tỷ lệ nắm giữ 7.61% vốn.
Với thị giá 22,500 đồng/cp (chốt phiên 10/07/2020), bà Linh dự kiến đã chi hơn 128 tỷ đồng cho thương vụ.
Về kế hoạch kinh doanh 2020, TSJ dự kiến doanh thu thuần đạt 90 tỷ đồng và lãi trước thuế đạt 76 tỷ đồng, giảm 15% so với thực hiện năm trước. Theo TSJ, ngay từ những tháng đầu năm 2020, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã chịu ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề của đại dịch Covid-19. Một số khách hàng thuộc nhóm kinh doanh giáo dục, dịch vụ du lịch liên tục đề nghị giảm tiền thuê nhà, một số khác phải đóng cửa trả lại diện tích thuê do tình hình sản xuất kinh doanh bị tê liệt bới diễn biến của dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, việc tạm dừng hầu hết đường bay, đóng cửa tạm thời các khu tham quan giải trí, nhà hàng, khách sạn, hạn chế tối đa sự tập trung đông người khiến mảng du lịch lữ hành bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt mảng du lịch nước ngoài bị tê liệt.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.