Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Theo dấu dòng tiền cá mập 12/11: Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 700 tỷ
Phiên 12/11, tự doanh công ty chứng khoán có phiên mua ròng thứ 5 liên tiếp với giá trị hơn 49 tỷ đồng, còn khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng tới gần 703 tỷ đồng.
Tại chiều mua, tự doanh mua ròng nhiều nhất hai cổ phiếu ngân hàng là MBB và STB, giá trị gần 69 tỷ đồng và 53 tỷ đồng. Theo sau, BMP và HDG được tự doanh "gom" ròng lần lượt hơn 44 tỷ đồng và 31 tỷ đồng.
Ngược lại, VHM là cổ phiếu chịu áp lực bán ròng mạnh nhất với giá trị hơn 62 tỷ đồng, cách biệt lớn so với các mã xếp sau như HPG, VIC, ACB..., chỉ bị bán ròng hơn 15 tỷ đồng mỗi mã.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 703 tỷ đồng trong phiên 12/11, nối dài chuỗi bán ròng suốt từ đầu tháng 11 đến nay. Tại chiều bán, TCB là cổ phiếu bị khối ngoại "xả" ròng mạnh nhất với giá trị gần 110 tỷ đồng. Tiếp sau đó, PVD, VHM và MSN cũng bị bán ròng từ 60-65 tỷ đồng mỗi mã.
Tại chiều mua, khối ngoại mua ròng nhiều nhất cổ phiếu STB với giá trị hơn 36 tỷ đồng. Theo sau, SAB và HPG là hai mã được khối ngoại gom hơn 28 tỷ đồng và 16 tỷ đồng.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 600 tỷ đồng, "xả" mạnh một cổ phiếu ngân hàng
Tại chiều bán, cổ phiếu TCB chịu áp lực bán mạnh nhất của khối ngoại với giá trị 103 tỷ đồng
Trên HSX, khối ngoại bán ròng 606 tỷ đồng
TCB là tâm điểm bán với giá trị đạt 103 tỷ đồng. Những vị trí tiếp theo thuộc về PVD (65 tỷ đồng), VHM (62 tỷ đồng), MSN (62 tỷ đồng), FPT (46 tỷ đồng), BID (36 tỷ đồng)...
Ngược lại, họ mua nhiều các mã như STB (57 tỷ đồng), SAB (26 tỷ đồng), HPG (23 tỷ đồng), BAF (12 tỷ đồng)...
Trên HNX, khối ngoại bán ròng 17 tỷ đồng
Những mã bị bán nhiều gồm có IDC, CEO, DTD, TNG, BVS...
Ngược lại, họ mua nhiều các mã như PVI, IVS, MST...
Trên UPCoM, khối ngoại bán ròng 7 tỷ đồng
Những mã bị bán nhiều gồm có ACV, BSR, QNS, CST...
Ngược lại, họ mua nhiều các mã như ABI, VEA, AIG...
Thị trường chứng khoán trong ngắn hạn sẽ có các nhịp hồi phục chậm rãi
Thị trường trong ngắn hạn sẽ có thể tiếp tục các nhịp hồi phục chậm rãi. Nhà đầu tư cần theo sát diễn biến tỷ giá USD/VND và các động thái của Ngân hàng nhà nước trong thời gian tới để xác định xu hướng của thị trường trong ngắn hạn và nhận biết các dấu hiệu hồi phục chắc chắn hơn...
Chứng khoán ngày 11/11, ngay từ thời điểm mở cửa phiên giao dịch, VN-Index đã nhanh chóng lao dốc trên dưới 10 điểm, đe dọa mốc hỗ trợ cứng 1.240 điểm. Việc cổ phiếu liên tục bị nhà đầu tư đem ra bán tống đã gây sức ép đáng kể lên chỉ số chính.
Dẫu vậy, việc VN-Index tiến vào vùng hỗ trợ mạnh đã phần nào kích hoạt dòng tiền bắt đáy và làm dịu nguồn cung. VN-Index nhờ đó nâng độ cao trở lại và thu hẹp mức độ thiệt hại vào những phút giao dịch cuối cùng.
Kết phiên, VN-Index giảm 2,24 điểm (-0,18%) xuống 1.250,32 điểm; HNX-Index giảm 0,02 điểm (-0,01%) xuống 226,86 điểm; UPCoM-Index ngược dòng tăng 0,25 điểm (+0,27%) lên 92,4 điểm.
Áp lực bán ra khiến thanh khoản thị trường sôi động trở lại. Giá trị giao dịch trên cả 3 sàn tăng lên gần 21.500 tỷ đồng, cao nhất kể từ đầu tháng 10.
Sự hồi phục của nhiều cổ phiếu cũng giúp màu sắc trên bảng điện tử cân bằng hơn. Toàn thị trường ghi nhận 375 mã tăng (gồm 28 mã tăng trần), 901 mã giữ tham chiếu và 333 mã giảm (gồm 11 mã giảm sàn).
Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 đóng góp 10 mã tăng, 19 mã điều chỉnh và duy nhất POW đứng giá. Chỉ số VN30-Index bị kéo lùi gần 7 điểm xuống mốc 1.310 điểm.
Nguyên nhân khiến VN-Index lao dốc trong phiên 11/11 chủ yếu đến từ cổ phiếu ngân hàng. Ngoài MWG (-3,1%), 9 mã chứng khoán ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số đều là những mã thuộc ngành này, tiêu biểu như BID (-1,9%), STB (-4,8%), TCB (-1,7%), VPB (-1,5%), HDB (-2,7%), MBB (-1%), TPB (-2,7%), LPB (-1,4%) và VCB (-0,2%).
Ở chiều ngược lại, trụ đỡ chính cho thị trường rải rác tại nhiều nhóm ngành khác nhau như HPG (+2,6%), FPT (+1,8%), VHM (+1,5%), HVN (+4,2%), GVR (+1,5%), MSN (+1,7%), DGC (+3%), BCM (+1,4%), CMG (tăng trần) và BVH (+1,3%).
Ngoài các cổ phiếu nêu trên, nhóm vận tải biển và cảng biển cũng được giao dịch tích cực bất chấp biến động của thị trường, điển hình như HAH (+2,3%), VSC (+3,2%), GMD (+1,8%), PVT (+0,7%), VIP, VOS và VTP cùng tăng trần.
Diễn biến này cũng xuất hiện tương tự ở nhóm vật liệu với CSV (+5,7%), NKG (+0,7%), DGC (+2,9%), VGC (+1,7%), DCM (+1,7%), VCS (+1,2%), LAS (+3,8%), NTP (+3,6%). Trong khi đó, cổ phiếu năng lượng đồng loạt giảm mạnh, cụ thể có BSR (-1,4%), PVS (-0,8%), PVD (-0,6%), PVC (-1,7%).
Khối ngoại tiếp tục ồ ạt bán ra với quy mô gần 1.000 tỷ đồng, tập trung tại 3 mã là MSN (-245 tỷ đồng), CMG (-206 tỷ đồng) và STB (-112 tỷ đồng). Trái lại, HPG được gom ròng 160 tỷ đồng, DGC gom ròng 67 tỷ đồng.
Mua thăm dò ở một số nhóm tại ngưỡng hỗ trợ 1.248-1.250 điểm
Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)
Thanh khoản tăng cao với khối lượng khớp lệnh trên HSX vượt mức trung bình 20 phiên (+31,5%) cộng với đà giảm thu hẹp đáng kể về cuối phiên cho thấy lực cầu đã có tín hiệu nhập cuộc mạnh mẽ hơn.
Dù đóng cửa trong sắc đỏ, nhưng tín hiệu tích cực đã xuất hiện khi khoảng GAP 1.248-1.250 điểm bị xuyên thủng nhưng cuối phiên vẫn được giữ vững. Trên biểu đồ xuất hiện mẫu hình nến đảo chiều Hammer cho thấy áp lực bán đã suy yếu. Khả năng cao sẽ xuất hiện nhịp hồi phục trong các phiên tới khi nhiều cổ phiếu đã có sự tích lũy và bật tăng trở lại.
Chúng tôi đã khuyến nghị mở vị thế mua thăm dò ở một số nhóm cổ phiếu tại ngưỡng hỗ trợ 1.248-1.250 điểm và chúng ta có thể gia tăng thêm tỷ trọng khi nhóm cổ phiếu mua thăm dò đã có lợi nhuận.
Ưu tiên chiến lược lướt sóng T+
Chứng khoán Vietcombank (VCBS)
Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ưu tiên chiến lược lướt sóng T+, tận dụng những nhịp rung lắc trong các phiên tiếp theo để giải ngân từng phần ở cổ phiếu có tín hiệu thu hút dòng tiền, lực cầu ổn định và đi ngược với diễn biến điều chỉnh của thị trường.
Tuy nhiên, cũng nên hạn chế mua đuổi cổ phiếu ở vùng giá cao hoặc chưa có tín hiệu vượt đỉnh thuyết phục. Một số nhóm ngành đáng chú ý ở thời điểm hiện tại bao gồm: Vận tải-cảng biển, thủy sản, công nghệ-thông tin.
Đã xuất hiện một vài dấu hiệu của việc tạo đáy ngắn hạn
Chứng khoán AIS
Trên khung đồ thị ngày, chỉ số VN-Index hình thành nến Hammer (nến búa) đi kèm khối lượng giao dịch cải thiện, cho thấy sự tích cực tham gia của dòng tiền khi chỉ số kiểm định vùng 1.240 điểm.
Thị trường đã xuất hiện một vài dấu hiệu của việc tạo đáy ngắn hạn như: Thanh khoản cải thiện (xấp xỉ 20 nghìn tỷ/phiên); vùng cân bằng 1.240-1.250 điểm (là đáy gần nhất trong tháng 9/2024 và quanh giá trị của đường MA200 ngày) được bảo toàn. Có thể sẽ có một số rebound, hồi phục nhẹ trong những phiên giao dịch tới đây.
Xu hướng ngắn hạn vẫn đang ở trạng thái trung tính
Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)
Chỉ số VN-Index xuất hiện lực cầu bắt đáy về giai đoạn cuối phiên và hình thành mẫu nến rút chân, đi kèm với thanh khoản giao dịch tăng vọt, cho thấy hoạt động của lực cầu đã có sự sôi nổi hơn.
Vì vậy, nhiều khả năng xu hướng giao dịch dần sẽ dịch chuyển sang trạng thái cân bằng khi có dòng tiền mua chủ động đối ứng. Tuy nhiên, với lượng cung lớn tiềm ẩn ở các vùng kháng cự trên, đà hồi phục sẽ khó có xác suất bật tăng mạnh.
Khi xu hướng ngắn hạn vẫn đang ở trạng thái trung tính, nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì nắm giữ một vị thế an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá.
Thị trường trong ngắn hạn sẽ có các nhịp hồi phục chậm rãi
Chứng khoán Asean
Chúng tôi cho rằng thị trường trong ngắn hạn sẽ có thể tiếp tục các nhịp hồi phục chậm rãi. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần theo sát diễn biến tỷ giá USD/VND và các động thái của Ngân hàng nhà nước trong thời gian tới để xác định xu hướng của thị trường trong ngắn hạn và nhận biết các dấu hiệu hồi phục chắc chắn hơn. Đồng thời, tập trung vào các cổ phiếu có nền tảng tốt và kết quả kinh doanh quý 3 tích cực, chờ đợi giải ngân khi định giá về mức hấp dẫn.
Ngân Hàng Lao Dốc, VN-Index Lội Ngược Dòng: Dự Báo Gì Cho Thị Trường?
Ngành ngân hàng đang giảm mạnh khiến thị trường chứng khoán gặp áp lực lớn. Tuy nhiên, VN-Index lại cho thấy sự phục hồi vào cuối phiên, tạo điểm tựa hy vọng cho nhà đầu tư.
Động thái này có thể là dấu hiệu của dòng tiền hỗ trợ mạnh ở những vùng giá thấp, nhưng cũng đặt ra câu hỏi về tính ổn định của xu hướng hiện tại. Liệu sự phục hồi của VN-Index có phản ánh một xu thế bền vững, hay đây chỉ là một pha “hồi kỹ thuật” trong bối cảnh thị trường nhiều biến động? Nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định để tránh rủi ro và hãy cùng phân tích trong video ngày hôm nay với e nhé.
Chúc mọi người xem video vui vẻ.
link yt: https://youtu.be/dRWbvQsWXu4?si=YbQU-DktyxMN7k_
V
Khối ngoại bán ròng gần 3.500 tỷ đồng trong tuần đầu giao dịch không ký quỹ
Dự báo trong ngắn hạn, nhóm phân tích CSI nhận thấy tín hiệu tích cực từ việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa hạ lãi suất thêm 0,25%.
Bỏ quy định phải ký quỹ 100% trước khi mua cổ phiếu từ tuần này nhưng nhà đầu tư nước ngoài vẫn bán ròng gần 3.500 tỷ đồng.
Thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) cho thấy trong tuần 4-8/11, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào gần 5.712 tỷ đồng và bán ra khoảng 9.182 tỷ đồng. Chênh lệch giữa chiều mua và bán âm khoảng 3.469 tỷ đồng. Suốt tuần qua, khối ngoại bán ròng liên tục và đã là tuần thứ 7 liên tiếp. Họ tập trung xả hàng ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như MSN hay VHM.
Khối ngoại duy trì xu hướng rút vốn dù đây là tuần đầu tiên Thông tư số 68/2024 của Bộ Tài chính có hiệu lực. Thông tư này quy định nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu không cần có đủ tiền (non pre-funding) khi đặt lệnh như trước đây.
Theo Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI), khối ngoại bán ròng trong bối cảnh áp lực tỷ giá tăng cao ở tuần Tổng thống Donald Trump tái đắc cử - nguyên nhân giúp đồng USD lên cao.
Nhìn lại từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư nước ngoài chỉ ưu tiên gom hàng duy nhất trong tháng 1. Còn lại, họ đã bán ròng liên tiếp từ tháng 2 tới nay với giá trị lũy kế gần 80.000 tỷ đồng, tức khoảng 3 tỷ USD. Xu hướng rút vốn hạ nhiệt trong tháng 8-9 nhưng đã tăng trở lại trong tháng 10.
Tại diễn đàn đầu tư mới đây, ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Đầu tư Dragon Capital - nói có ba nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhà đầu tư nước ngoài rút vốn, không chỉ ở năm nay mà đã 3-4 năm qua. Thứ nhất, Việt Nam vẫn là thị trường cận biên. Theo chuyên gia, nếu kéo dài tình trạng này, các quỹ đầu tư bị động sẽ sớm rời đi.
Thứ hai, tỷ lệ chiết khấu về định giá của thị trường cận biên hiện tại so với thị trường Mỹ khoảng 31-35%, so với mức bình quân trong quá khứ khoảng 25%. Điều này có nghĩa nhà đầu tư đang thích thị trường Mỹ hơn, khiến dòng vốn có xu hướng rút ra.
Ông Tuấn cũng đề cập đến việc nhà đầu tư nước ngoài dán nhãn thị trường chứng khoán Việt Nam giống Trung Quốc, mà những thị trường giống Trung Quốc có mức rút vốn rất mạnh trong giai đoạn 3-5 năm vừa qua. Chuyên gia cho rằng cần thêm thời gian để khối ngoại thay đổi quan điểm này.
Trong bối cảnh đà bán ròng của khối ngoại tại hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn đi kèm áp lực cung vẫn khá chủ động, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) khuyến nghị nhà đầu tư tạm thời vẫn cần thận trọng và chờ tín hiệu cung cầu rõ nét hơn của VN-Index trong vùng thăm dò 1.250-1.260 điểm. Tín hiệu cung cầu này sẽ có tác động đến bước đi tiếp theo của thị trường.
"Nhà đầu tư cần chậm lại và quan sát để đánh giá trạng thái của thị trường. Hiện tại, độ ổn định thấp và rủi ro tiềm ẩn nên cần cân nhắc quản trị danh mục hợp lý, tránh rơi vào trạng thái quá mua", VDSC đưa ra lời khuyên.
Dự báo trong ngắn hạn, nhóm phân tích CSI nhận thấy tín hiệu tích cực từ việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa hạ lãi suất thêm 0,25%. Đây là đợt cắt giảm thứ hai liên tiếp của chu kỳ nới lỏng. Do đó, họ dự đoán áp lực tỷ giá phần nào khó tăng mạnh trong các tuần tới và kỳ vọng điều này sẽ giúp khối ngoại giảm tốc độ bán ròng.
Tuy chưa tạo ra bước ngoặt tức thời, việc bỏ quy định bắt buộc ký quỹ với nhà đầu tư nước ngoài được các bên đánh giá tích cực, tạo tiền đề cho chứng khoán Việt Nam được nâng hạng. Trong buổi làm việc mới đây với Ủy ban Chứng khoán (SSC), ông Young Lee - Giám đốc Điều hành hoạt động kinh doanh cổ phiếu khu vực châu Á của Morgan Stanley - cho rằng những quy định mới tại Thông tư số 68/2024 đã giúp thị trường Việt Nam phù hợp hơn với các yêu cầu bắt buộc của FTSE Russell.
Đại diện Morgan Stanley cho rằng chứng khoán Việt Nam khi nâng hạng lên thị trường mới nổi có thể giúp thu hút 800 triệu USD từ các nhà đầu tư thụ động sử dụng bộ chỉ số FTSE và 2 tỷ USD từ các nhà đầu tư thụ động sử dụng bộ chỉ số khác. Đồng thời, khi thị trường nâng hạng, các quỹ chủ động sẽ tham gia tích cực hơn và dự kiến sẽ có khoảng 4-6 tỷ USD vào Việt Nam.
Vì sao VHM giảm mạnh - Bẫy tâm lí mua cổ phiếu vì "thương hiệu"?
Trong khoảng 2 tuần vừa qua, VHM là một trong những cổ phiếu vốn hoá lớn giảm mạnh nhất, và gây nhiều tác động tiêu cực nhất cho thị trường. Dù vẫn đang diễn ra quá trình mua lại 370 triệu cổ phiếu quỹ - câu chuyện khiến nhiều nhà đầu tư cá nhân kỳ vọng, nhưng áp lực bán từ khối ngoại vẫn là rào cản đè nặng lên VHM thời điểm hiện tại.
Vậy, lí do thực sự khiến cho áp lực bán ngày càng gia tăng với VHM là gì? Nhà đầu tư cá nhân liệu có đang mắc phải bẫy tâm lí mua cổ phiếu vì một thương hiệu lớn? Hãy cùng Hoàng phân tích các số liệu và bản chất của VHM thời điểm hiện tại trong video hôm nay.
Bình luận bên dưới về quan điểm cá nhân của nhà đầu tư nhé.
Chứng khoán tháng 11: Có nên bắt đáy hay đứng ngoài chờ sóng?
Có nên bắt đáy chứng khoán tháng 11 hay không là một quyết định cần cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu thị trường đang ở giai đoạn bất ổn hoặc thiếu các tín hiệu rõ ràng, việc bắt đáy có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu cho thấy đáy đã ổn định và các chỉ báo kỹ thuật hỗ trợ, thì đây có thể là cơ hội tốt để đầu tư dài hạn. Quan trọng nhất là nhà đầu tư cần đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố thị trường trước khi quyết định.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.