Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Top 2 cổ phiếu mới ngành ngân hàng
1 là BVB có thể đang bước vào chu kỳ TĂNG TRƯỞNG NHANH trở lại
2 là NVB có thể là dạng zombie hồi sinh: thời gian gần đây, nhóm cổ đông SUNGROUP đang đưa người vào để tham gia cơ cấu lại doanh nghiệp này
→ Chi tiết tại
Loạt cổ phiếu ngân hàng giá thấp tăng mạnh
Phiên giao dịch sáng 18/2, cổ phiếu ngân hàng ngập trong sắc xanh.
Tính tới 10h45, nhóm ngân hàng có 22 mã tăng và chỉ có 3 mã giảm.
NVB gây chú ý khi tăng gần kịch trần (10%) lên 12.100 đồng/cp.
Bên cạnh NVB, các cổ phiếu ngân hàng thị giá thấp tiếp tục dẫn đầu mức tăng. Trong đó, VBB của VietBank tăng 7,53% lên 10.000 đồng/cp. Mã ngân hàng này cũng đã tăng 5 phiên liên tiếp trước đó.
Tương tự, nhiều cổ phiếu UPCoM tăng giá như PGB của PGBank (2,65%), VAB của VietABank (1,96%), BVB của BVBank (0,68%),…
Nhóm cổ phiếu thị giá cao cũng đồng loạt tăng, trong đó STB của Sacombank và CTG của VietinBank đang dẫn đầu mức tăng (1-1,5%).
Nếu hôm nay cổ phiếu VBB của VietBank đóng cửa trên 10.000 đồng/cp thì nhóm ngân hàng chỉ còn một mã thấp hơn mệnh giá là ABB của ABBank. Cổ phiếu này hiện được giao dịch ở mức 7.800 đồng/cp.
Những doanh nghiệp lỗ ‘khủng’ mùa BCTC quý IV/2024
Thống kê cho thấy có 4 doanh nghiệp, ngân hàng lỗ trên ngàn tỷ trong cả năm 2024.
Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp trên 3 sàn đã công bố BCTC quý IV/2024. Theo dữ liệu Nhadautu.vn thu thập, Ngân hàng TMCP Quốc dân (mã NVB) đứng đầu với kết quả lỗ gần 5.070 tỷ đồng riêng quý IV/2024. Cụ thể, NVB quý IV/2024 ghi nhận thu nhập lãi thuần âm gần 2.551 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả lỗ sau thuế của NVB.
Việc thua lỗ trong quý IV/2024 đã khiến lỗ ròng ngân hàng cả năm 2024 nâng lên 5.129 tỷ đồng. Đây cũng là con số lỗ năm 2024 lớn nhất trên 3 sàn.
Dù vậy, NVB trong năm 2024 đã hoàn thành vượt mức nhiều mục tiêu đặt ra tại cuộc ĐHĐCĐ thường niên (tổ chức tháng 4/2024). Trong đó, tổng tài sản NVB tại ngày 31/12/2024 đạt 118.562 tỷ đồng, tăng 23,2% so với 2023 và vượt 12% so với kế hoạch. Tổng dư nợ cho vay khách hàng gần 71.175 tỷ đồng, vượt 10,6% so với chỉ tiêu đề ra.
Xếp thứ hai là CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (mã HNG) lỗ quý IV/2024 lên đến 730,7 tỷ đồng, trong khi quý IV/2023 lỗ hơn 652 tỷ đồng. Tổng kết năm 2024, HNG lỗ sau thuế 1.277 tỷ đồng. Qua đó, nâng lỗ lũy kế HNG tại ngày 31/12/2024 lên đến gần 9.400 tỷ đồng. Đáng chú ý, lỗ cả năm 2024 của HNG xếp thứ 4 toàn thị trường.
Cái tên tiếp theo là CTCP Đầu tư LDG (mã LDG) với kết quả lỗ quý IV/2024 lên đến âm 304,64 tỷ đồng khi tiếp tục kinh doanh dưới giá vốn. Trong cả năm 2024, doanh thu thuần LDG đạt mức âm 173,2 tỷ đồng. Trừ giá vốn, các chi phí, LDG lỗ gần 778 tỷ đồng – mức lỗ đứng thứ 5 toàn thị trường.
Bên cạnh đó, còn có SMC lỗ quý IV/2024 293,5 tỷ đồng, lỗ cả năm 2024 lên đến 286,7 tỷ đồng. Đây là năm thứ ba liên tiếp SMC thua lỗ. SMC đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết. Vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) lưu ý về việc cổ phiếu SMC có khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc nếu BCTC kiểm toán năm 2024 có kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ.
Tương tự, CTCP Masan High-Tech Material (mã MSR) ghi nhận doanh thu quý IV/2024 hơn 3.868 tỷ đồng, tăng 21,3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp đạt 380 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gộp gần 385 tỷ đồng do giá bán của vonfram, fluorspar và đồng cao hơn so với năm trước. Trừ các chi phí, MSR lỗ hơn 206 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 830 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Năm 2024, doanh thu thuần MSR đạt 14.336 tỷ đồng, đi ngang so với năm trước. Tuy nhiên, sau khi trừ chi phí, doanh nghiệp lỗ kỷ lục 1.587 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - mã NVL) dù không nằm trong top 10 lỗ quý IV/2024, song xếp thứ 2 các doanh nghiệp lỗ cả năm 2024.
Xét cả năm 2024, doanh thu Novaland đạt hơn 9.073 tỷ đồng, tăng 90,7% so với cùng kỳ. Dù vậy, giá vốn công ty tăng mạnh lên 8.964 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 161% so với năm trước. Do đó, lợi nhuận gộp Novaland còn hơn 109 tỷ đồng, với biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 27,8% xuống dưới 3%.
Cả năm 2024, Novaland lỗ 4.351 tỷ đồng, trong khi năm 2023 vẫn lãi 486 tỷ đồng.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp lỗ như TDH (-284,5 tỷ đồng quý IV; -288,1 tỷ đồng năm 2024), AGM (-139,8 tỷ đồng quý IV; -251,4 tỷ đồng năm 2024), DRH (-117,5 tỷ đồng quý IV/2024); HTP (-112,2 tỷ đồng quý IV/2024); CBI (-99 tỷ đồng quý IV/2024)…
100 doanh nghiệp báo lỗ năm 2024
Thống kê trên Wichart tính đến hết ngày 4/2 cho thấy, trong tổng số 878 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán đã phát hành báo cáo tài chính quý IV và cả năm 2024, có 100 doanh nghiệp thua lỗ, chiếm tỷ trọng 11,4%. Tổng số lỗ ròng ghi nhận lên tới hơn 21.000 tỷ đồng.
Nguồn Wichart
Có 21 doanh nghiệp lỗ trên trăm tỷ, bao gồm 11 công ty đang niêm yết trên HoSE. Đáng chú ý, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - Mã NVL) dẫn đầu danh sách với mức lỗ kỷ lục 6.412 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước vẫn có lãi 606 tỷ. Ông lớn địa ốc này mới thực hiện được 28% kế hoạch doanh thu 32.500 tỷ đồng trong khi vỡ chỉ tiêu lợi nhuận.
Masan High-Tech Materials (Mã MSR) cũng ghi nhận năm thua lỗ nặng với tổng lỗ ròng 1.638 tỷ đồng, tăng 62 tỷ so với năm trước đó, đánh dấu mức lỗ kỷ lục.
Trong khi đó, CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico - Mã HNG) của Chủ tịch Trần Bá Dương có năm thứ tư liên tiếp báo lỗ với mức lỗ ròng 1.277 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên gần 9.400 tỷ đồng. Ngược lại, HAGL của bầu Đức tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với 4 năm lãi liên tiếp, tiệm cận mục tiêu xóa lỗ lũy kế trong nửa đầu năm 2025.
Ngân hàng Quốc Dân (NCB - Mã NVB) cũng góp mặt trong danh sách lỗ nghìn tỷ với mức lỗ 5.129 tỷ đồng (năm 2023 lỗ gần 670 tỷ). Đây là một trong những ngân hàng có kết quả kinh doanh kém nhất trong năm qua.
Ngoài Novaland, nhóm bất động sản góp mặt thêm loạt đại diện như CTCP Đầu tư LDG (Mã LDG) lỗ 778 tỷ đồng, Thuduc House (Mã TDH) lỗ 288 tỷ đồng, DRH Holdings (Mã DRH) lỗ 197 tỷ đồng, và CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Mã FTM) lỗ 127 tỷ đồng.
Ngành thép cũng chịu ảnh hưởng nặng nề khi có ba công ty góp mặt trong Top 16 doanh nghiệp lỗ nhiều nhất. Thép SMC (Mã SMC) lỗ 270 tỷ đồng, Thép Tiến Lên (Mã TLH) lỗ 586 tỷ đồng, và Gang thép Cao Bằng (Mã CBI) lỗ 150 tỷ đồng.
21 DN báo lỗ đậm nhất năm 2024
Năm 2024, có 100 doanh nghiệp có lợi nhuận âm với tổng mức lỗ ròng hơn 21.000 tỷ đồng, riêng khoản lỗ của Novaland chiếm tới hơn 30%.
Nguồn: Wichart.
Loạt lãnh đạo ngân hàng chi hàng trăm tỷ mua cổ phiếu
Nhiều 'sếp' ngân hàng đăng ký hoặc đã mua vào lượng lớn cổ phiếu.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – Mã: VPB) mới đây đã có thông báo về giao dịch cổ phiếu của người nội bộ
Theo đó, bà Phạm Thị Nhung, Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc thường trực ngân hàng đã đăng ký mua 30 triệu cổ phiếu VPB theo phương thức khớp lệnh. Thời gian giao dịch dự kiến là từ ngày 6/2 đến ngày 7/3.
Nếu thành công, bà Nhung sẽ nâng lượng sở hữu tại ngân hàng từ 6,07 triệu cổ phiếu lên 36,07 triệu cổ phiếu, tương đương 0,45% vốn tại VPBank.
Chốt phiên giao dịch ngày 3/2, giá cổ phiếu VPB dừng ở mức 18.500 đồng/cp. Tạm tính theo giá này, lượng cổ phiếu mà bà Nhung đăng ký mua vào có trị giá khoảng 555 tỷ đồng.
Trước đó, nhiều lãnh đạo ngân hàng cũng đăng ký hoặc đã mua vào lượng lớn cổ phiếu.
Theo thông tin được VIB công bố, ông Trần Nhất Minh, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Khối Dịch vụ công nghệ ngân hàng, đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu VIB nhằm gia tăng tỉ lệ sở hữu. Giao dịch được thực hiện trong thời gian từ 17/1/2025 - 14/2/2025 bằng phương thức thoả thuận và khớp lệnh.
Bà Nguyễn Minh Huệ - Người đc ủy quyền công bố thông tin của VIB mới mua thành công 50.000 cổ phiếu trong thời gian từ ngày 9/1 đến ngày 13/1.
Ông Hồ Vân Long – Phó Tổng Giám đốc/Giám đốc Ban Dịch vụ Tài chính VIB, cũng mới mua vào 12 triệu cổ phiếu VIB nhằm phục vụ mục đích đầu tư tài sản giá trị. Giao dịch được thực hiện trong ngày 13/01/2025, theo phương thức thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh.
Trước đó, ông Hồ Vân Long cũng đã mua 3 triệu cổ phiếu của ngân hàng này nhằm mục đích gia tăng đầu tư tài sản giá trị. Giao dịch được thực hiện trong ngày 8/11/2024 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Cùng với ông Long, vợ và con ông Đặng Văn Sơn - Phó Chủ tịch VIB cũng đã mua vào lượng lớn cổ phiếu ngân hàng trong thời gian gần đây.
Cụ thể, bà Đặng Thị Thu Hà, vợ ông Đặng Văn Sơn, đã mua vào 10 triệu cổ phiếu VIB nhằm phục vụ mục đích tài chính cá nhân. Đặng Minh Ngọc - con đẻ của ông Sơn và bà Hà, cũng đã mua xong 4 triệu cổ phiếu VIB. Cả hai giao dịch đều được thực hiện vào ngày 28/11/2024.
Tại NCB, bà Bùi Thị Thanh Hương, Chủ tịch ngân hàng này đã mua hơn 56,3 triệu cổ phiếu NVB trong đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ hồi tháng 12/2024. Cùng với bà Hương, ông Dương Thế Bằng, Thành viên HĐQT NCB cũng đã mua thành công 58,5 triệu cổ phiếu NVB.
Với mức giá chào bán trong đợt phát hành riêng lẻ này là 10.000 đồng/cp, ước tính bà Hương và ông Bằng đã chi ra lần lượt 563 tỷ đồng và 585 tỷ đồng để thực hiện giao dịch.
Cập nhật KQKD ngân hàng: Agribank lãi kỷ lục, ACB tăng trưởng tín dụng vượt trội
Nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2024
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) mới đây đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2024. Theo đó, dư nợ tín dụng của ACB tính đến cuối năm 2024 đạt 581 nghìn tỷ đồng, tăng 19,1% so với đầu năm, vượt xa mức tăng trưởng trung bình ngành từ năm 2016.
Tính đến cuối năm, tỷ lệ nợ xấu (chưa tính CIC) của ACB đạt 1,39%, nằm trong nhóm những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất.
Tổng quy mô huy động, bao gồm phát hành giấy tờ có giá ước tính 639 nghìn tỷ đồng, tăng 19,4% so với đầu năm. Trong đó, huy động tiền gửi từ khách hàng ước đạt hơn 537 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 11,3%, với tỷ lệ CASA đạt 23%, cải thiện so với mức 22,2% của quý 3.
Dự kiến đến cuối năm 2024, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất (CAR) của ACB tiếp tục duy trì trên 12%, cao hơn nhiều so với mức tối thiểu 8% do Ngân hàng Nhà nước quy định. Hệ số rủi ro đối với tài sản có được kiểm soát ổn định ở mức khoảng 70%, nằm trong nhóm thấp nhất ngành.
Tỷ lệ LDR (cho vay trên huy động) của ACB đạt 78%, trong khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn duy trì khoảng 20%. Tỷ lệ ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) duy trì trên 20%.
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) mới đây đã công bố sơ bộ kết quả kinh doanh năm 2024. Ngân hàng cho biết đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước giao.
Cụ thể, đến 31/12/2024, tổng tài sản của Agribank đạt trên 2,2 triệu tỷ đồng, tăng 200.000 tỷ đồng (tăng 10%); Huy động vốn vượt 2 triệu tỷ đồng, tăng trên 140.000 tỷ đồng (tăng 7,5%); Dư nợ tín dụng đạt trên 1,72 triệu tỷ đồng, tăng trên 170.000 tỷ đồng (tăng 11%). Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,56%. Lợi nhuận trước thuế tăng trên 8%. Vốn chủ sở hữu đạt 126.000 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ đạt 51.600 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) cũng vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2024. Trong đó, NCB cho biết việc trích lập dự phòng, thoái lãi dự thu và chi phí vốn của các khoản tồn tại cũ theo lộ trình tại Phương án cơ cấu lại là lý do khiến lợi nhuận năm 2024 ghi nhận mức âm, mặc dù hoạt động kinh doanh phát triển mới của NCB trong 2024 đạt kết quả rất đáng ghi nhận với tổng thu nhập hoạt động thuần (TOI) sau dự phòng rủi ro từ hoạt động kinh doanh mới là 2.968 tỷ đồng. Sau khi trừ đi toàn bộ chi phí hoạt động, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mới đạt 1.339 tỷ đồng.
Tính đến hết 31/12/2024, NCB đã hoàn thành vượt mức mục tiêu đặt ra tại Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức hồi tháng 4/2024. Trong đó, tổng tài sản đạt 118.562 tỷ đồng, tăng 23,2% so với 2023 và vượt 12% so với kế hoạch. Tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 71.175 tỷ đồng, tổng huy động vốn thị trường 1 đạt 100.491 tỷ đồng, vượt lần lượt 10,6% và 16,8% so với kế hoạch.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) mới đây cũng đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ quý 4 và cả năm 2024
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của Sacombank trong quý 4/2024 ước đạt hơn 4.600 tỷ đồng, tăng 68% so với cùng kỳ và cả năm 2024 ước đạt trên 12.700 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay và vượt chỉ tiêu ĐHĐCĐ giao. Các chỉ tiêu sinh lời ROA ước đạt 1,46%, ROE ước đạt 20,23%, đều cao hơn cùng kỳ năm trước.
Chia sẻ tại Hội nghị nhà đầu tư HDBank 2024 mới đây, ông Phạm Văn Đẩu – Giám đốc Tài chính HDBank cho biết, Ngân hàng tin tưởng sẽ vượt các chỉ tiêu lợi nhuận 15.852 tỷ cổ đông giao và dự kiến đạt tới trên 16.000 tỷ đồng.
Về kế hoạch kinh doanh năm tới, Giám đốc Tài chính HDBank cho biết ngân hàng dự kiến lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 20.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2024. Đồng thời ngân hàng sẽ tiếp nối truyền thống trả cổ tức cao và đều đặn như kế hoạch ĐHCĐ đã thông qua.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.